Cuộc sống không phải là vấn đề bất ổn cần giải quyết, mà là một thực tiễn để trải nghiệm. (Life is not a problem to be solved, but a reality to be experienced.)Soren Kierkegaard
Tôi không hóa giải các bất ổn mà hóa giải cách suy nghĩ của mình. Sau đó, các bất ổn sẽ tự chúng được hóa giải. (I do not fix problems. I fix my thinking. Then problems fix themselves.)Louise Hay
Nghệ thuật sống chân chính là ý thức được giá trị quý báu của đời sống trong từng khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hãy nhớ rằng, có đôi khi im lặng là câu trả lời tốt nhất.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Thành công không phải điểm cuối cùng, thất bại không phải là kết thúc, chính sự dũng cảm tiếp tục công việc mới là điều quan trọng. (Success is not final, failure is not fatal: it is the courage to continue that counts.)Winston Churchill
Chúng ta không có khả năng giúp đỡ tất cả mọi người, nhưng mỗi người trong chúng ta đều có thể giúp đỡ một ai đó. (We can't help everyone, but everyone can help someone.)Ronald Reagan
Chúng ta không làm gì được với quá khứ, và cũng không có khả năng nắm chắc tương lai, nhưng chúng ta có trọn quyền hành động trong hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Đừng cư xử với người khác tương ứng với sự xấu xa của họ, mà hãy cư xử tương ứng với sự tốt đẹp của bạn. (Don't treat people as bad as they are, treat them as good as you are.)Khuyết danh
Chúng ta không học đi bằng những quy tắc mà bằng cách bước đi và vấp ngã. (You don't learn to walk by following rules. You learn by doing, and by falling over. )Richard Branson

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Về mái chùa xưa »» Chùa xưa, chùa nay... »»

Về mái chùa xưa
»» Chùa xưa, chùa nay...

Donate

(Lượt xem: 11.258)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       


Về mái chùa xưa - Chùa xưa, chùa nay...

Font chữ:


Diễn đọc: Trường Tân
Trải qua hơn 20 thế kỷ tồn tại và phát triển trên đất Việt, đạo Phật đã tạo ra những dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn dân tộc đến nỗi đôi khi ta không còn có thể phân tách được giữa những gì gọi là bản sắc dân tộc với bản sắc Phật giáo. Nói một cách khác, tất cả đã hòa quyện vào nhau thành một khối, và trở thành những giá trị văn hóa chung, những giá trị tinh thần mà bất cứ người dân Việt nào cũng được thừa hưởng, được un đúc từ sâu thẳm trong tiềm thức.

Chính vì thế mà trên khắp đất nước Việt Nam này, đâu đâu cũng có chùa. Tôi đã từng có dịp sống ở nhiều vùng đất mới, và điều chung nhất mà tôi nhận ra là, ngay khi việc ăn ở vừa tạm yên, những người dân tha hương đã ngay lập tức họp bàn với nhau để chung sức dựng một ngôi chùa. Nếu chưa được như thế, khi điều kiện kinh tế còn quá khó khăn, người ta cũng dựng lên một mái nhà tranh nhỏ bé để an trí tượng Phật làm nơi lễ bái, gọi là Niệm Phật Đường. Và điều ta có thể tin chắc là, nơi đây sẽ trở thành một ngôi chùa tôn nghiêm ngay khi nào mà người dân vừa ổn định được cuộc sống.

Tấm lòng của dân ta đối với ngôi chùa là như thế, thủy chung như nhất, bao giờ cũng xem đây là chỗ dựa tinh thần, là nơi quy hướng, là nơi mang lại sự bình an cho cuộc sống, và cũng là nơi dắt dẫn mọi người đi theo con đường tốt đẹp, dẫn đến sự an vui, hạnh phúc.

Thế nhưng, vật đổi sao dời, cuộc sống ngày nay đang phát triển và đổi thay với tốc độ chóng mặt, thì những ngôi chùa ngày nay cũng có phần nào đó thay đổi khác xưa đôi chút.

Ở đây tôi không muốn nói đến những thay đổi về kiến trúc hay hình thể, vì những điều ấy là tất nhiên và rất dễ nhận ra. Tôi muốn đề cập đến một vài nét tinh tế hơn, có tác động đến khuynh hướng tu tập của tín đồ, và không phải là ai cũng dễ dàng nhận thấy.

Trước hết, chùa ngày nay đến gần với dân cư hơn, không như những ngôi chùa xưa thường chọn những nơi núi rừng tịch tĩnh, cách xa phố thị. Đi một vòng thăm qua nhiều ngôi chùa mới xây dựng gần đây, hầu hết đều là ở những khu dân cư tập trung và gần mặt đường. Nếu có khó khăn lắm không tìm được đất mặt tiền, thì cũng phải có đường vào thuận lợi, xe lớn vào được.

Sự thay đổi này có rất nhiều ý nghĩa tích cực. Trước hết, tín đồ ngày nay có ít thời gian hơn – thời đại công nghiệp mà – nên khi muốn đến chùa cũng không thể cất công băng rừng lội suối hay đi theo những con đường ngoằn ngoèo nhỏ hẹp hàng cây số... mà cần có những điểm đến thuận lợi, dễ dàng hơn. Thứ hai, tín đồ ngày nay không chỉ đến chùa để dâng hương lễ bái vào những ngày rằm, mồng một như trước đây, mà còn có thêm cả nhu cầu đến chùa để vãn cảnh, thư giãn trong vòng mười lăm, hai mươi phút... Vì thế, sẽ dễ dàng hơn nhiều khi có một ngôi chùa ở những vị trí thuận lợi, dễ dàng đi đến. Thứ ba, chư tăng ni ngày nay cần phải bắt kịp tri thức của thời đại mới có thể làm tốt công việc hoằng hóa của mình, vì thế họ không thể theo học duy nhất một vị thầy như ở các ngôi chùa xưa, mà cần phải được đào tạo một cách có hệ thống trường lớp, có chương trình và quy mô hẳn hòi. Do đó, việc tu tập ở những ngôi chùa có điều kiện đi lại thuận lợi sẽ giúp cho các vị dễ dàng hơn khi theo học các trường Phật học.

Tuy nhiên, ngoài những yếu tố tích cực như trên (và tất nhiên cũng còn nhiều thuận lợi khác nữa mà ở đây chưa thể nói hết), sự thay đổi này cũng tạo ra một vài khó khăn cho việc tu tập của chư tăng ni, và người tín đồ cần phải hiểu được điều đó. Trước hết là sự tiếp xúc quá nhiều và quá gần với đời sống thế tục. Vì thế, nếu như xưa kia tinh thần “hòa quang đồng trần” chỉ được nghe các vị thạc đức nhắc đến, thì ngày nay đến cả một chú sa-di vừa mới vào chùa cũng đã phải học lấy tinh thần này rồi. Bởi vì chỉ cần bước chân ra khỏi cổng chùa là các vị đã phải tiếp xúc ngay với biết bao phiền toái và cám dỗ của đời sống thế tục. Và do đó mà sự phát tâm tu tập của chư tăng ni ngày nay được đòi hỏi phải hết sức mạnh mẽ và kiên quyết. Kèm theo đó, phải có sự xác định ranh giới rõ ràng giữa đời sống xuất gia và những gì thuộc về thế tục. Người tín đồ cần hiểu được những khó khăn này để không vô tình mang đến chùa những sự phiền toái của đời sống gia đình, làm trở ngại và quấy nhiễu việc tu tập của các vị.

Khi đến chùa, chúng ta nên hết sức giữ thái độ cung kính đối với Tam bảo, nhất là đối với chư vị tăng ni. Chúng ta chỉ nên thưa hỏi những gì thực sự liên quan đến việc tu tập, những gì cần đến sự dẫn dắt, chỉ dạy của các vị trong đời sống tinh thần, và đừng bao giờ trao đổi, trò chuyện về những gì không thực sự cần thiết cho việc tu tập của bản thân mình. Khi làm được như thế là chúng ta đã góp phần tích cực trong việc gìn giữ sự thanh tịnh của chốn thiền môn, giúp cho đạo hạnh của chư vị tăng ni ngày càng tỏa sáng và mãi mãi là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho tất cả tín đồ.

Khó khăn thứ hai cho việc tu tập của chư vị tăng ni ở những ngôi chùa ngày nay là sự mở rộng các phương tiện tiếp xúc. Chùa nằm ở khu đông dân cư thì tất yếu phải có điện thoại. Nhiều vị còn có thêm nhu cầu sử dụng điện thoại di động hoặc thư điện tử... Những phương tiện này trước hết là được sử dụng vào mục đích tu học và hoằng pháp của các vị, nhưng hệ quả tất yếu là nó cũng làm cho đời sống của các vị có phần nào đó trở nên bận rộn hơn, bớt đi phần thanh thản như chư tăng ở các ngôi chùa xưa. Có lần tôi được nghe tiếng chuông điện thoại di động reo lảnh lót giữa buổi thuyết pháp của chư tăng, và tôi biết đó là điều không mấy thuận lợi cho sự tu tập của các vị. Người tín đồ cần hiểu được điều này để không làm tăng thêm sự khó khăn cho các vị. Khi có nhu cầu gọi điện thoại đến chùa hoặc cho một vị tăng ni nào đó, chúng ta cần biết chắc là vào giờ đó các vị đang làm gì, có thuận tiện cho việc nghe và trả lời điện thoại hay không. Một khi không thể biết chắc như thế, tốt nhất là chúng ta đừng sử dụng phương tiện này. Hơn thế nữa, xin hãy cân nhắc thận trọng nội dung cần trao đổi, đừng bao giờ làm phiền các vị bằng những vấn đề thực sự không cần thiết.

Một trong những ngôi chùa mà tôi thường lui tới có quy định (và được thông báo rõ cho tất cả tín đồ) là chỉ nghe điện thoại vào một số giờ nhất định trong ngày. Ngoài những giờ ấy ra, dây điện thoại được các vị tháo rời khỏi máy. Đây cũng là một phương cách rất hữu hiệu mà chư tăng ni có thể áp dụng để bảo vệ thời gian tu tập của mình trong ngày.

Nếu chúng ta có được địa chỉ điện thư của một ngôi chùa hay một vị tăng ni nào đó, cũng phải hết sức cân nhắc thận trọng trước khi gửi đi một bức điện thư. Thời gian tu tập của các vị là cực kỳ quý báu, và ta không nên làm phiền các vị với những vấn đề không thực sự cần thiết. Nếu mỗi tín đồ đều ý thức được điều đó, chắc chắn là sự tu tập của chư vị tăng ni sẽ được bớt phần khó khăn.

Sự thay đổi thứ hai là mối quan hệ giữa chư tăng ni trong một ngôi chùa ngày nay, đặc biệt là vị trú trì, với tín đồ của ngôi chùa ấy. Ngày nay, hầu như khu dân cư nào cũng có chùa, và vì thế mà mỗi ngôi chùa thường có một số tín đồ nhất định sống quanh chùa thường xuyên lui tới. Mối quan hệ thường xuyên này dẫn đến việc người tín đồ mong muốn được thầy trú trì quan tâm giúp đỡ cho hết thảy mọi việc hệ trọng trong gia đình mình. Những việc hệ trọng này thường là bao gồm các lễ cầu an, cầu siêu, ma chay, tang tế... Và vì là dân cư đông đúc nên hệ quả tất yếu là những hoạt động này phải chiếm mất phần lớn thời gian tu tập của các vị tăng ni trong chùa. Nếu vị trú trì có thể nhận ra điều này và có một sự phân bổ thời gian hợp lý, điều đó có thể giúp giảm nhẹ khó khăn cho sự tu tập của tăng ni. Nhưng nếu không có một sự giới hạn cần thiết, thường là những hoạt động này sẽ có thể là lợi bất cập hại. Và kết quả là việc tu tập của chư tăng ni trong chùa có thể sẽ phải trì trệ, khó khăn rất nhiều.

Nếu người tín đồ nhận ra và ý thức đúng được điều này, chúng ta sẽ dễ dàng cảm thông và không tạo ra sự khó xử cho thầy trú trì cũng như các vị tăng ni. Chúng ta nên hiểu rằng, vai trò dẫn dắt đời sống tinh thần của chư tăng đối với chúng ta không chỉ nằm trong việc cúng kính, lễ lạt... mà cần yếu hơn là những bài thuyết pháp, những chỉ dẫn cụ thể cho mọi hành vi ứng xử của chúng ta trong cuộc sống. Vì thế, chúng ta phải tinh tế nhận ra và dành thời gian nhiều hơn để các vị có thể tiếp xúc và chỉ dạy cho chúng ta, mà không phải là dành hầu hết thời gian cho các nghi thức lễ lạt, cúng kính... Một số các chùa có thành lập những Ban hộ niệm gồm các vị cư sĩ lớn tuổi để đảm nhận việc cúng kính thay cho chư tăng ni. Đây cũng là một hướng đi đúng đắn, biểu hiện cụ thể sự ủng hộ của chúng ta đối với việc tu tập của chư vị tăng ni.

Một thay đổi khác nữa là thời gian dành cho việc thuyết pháp hay tổ chức các khóa tu học thường xuyên tại chùa. Ở những ngôi chùa xưa kia, đây là một trong các hoạt động trọng tâm. Ngay cả ở các thiền viện, là những nơi mà việc tu tập được chú trọng chủ yếu vào sự hành trì hơn là phần giáo nghĩa, thì những buổi thăng đường thuyết pháp vẫn được diễn ra khá đều đặn, là cơ sở cho sự tham vấn, học tập giáo pháp cho hàng học tăng cũng như chúng cư sĩ. Còn đối với các chùa thuộc Giáo tông thì những buổi thuyết pháp được xem là hoạt động thường xuyên và tất yếu của chùa. Tất cả các chùa đều có một hoặc nhiều vị Giáo thọ chuyên lo việc dạy dỗ tăng chúng. Ngày nay, chức danh này dù vẫn còn nhưng phần lớn hoạt động giảng dạy của các vị không còn rõ nét nữa. Sự thay đổi này xuất phát từ một thực tế là, việc học của tăng ni ngày nay tập trung chủ yếu về các trường Phật học, từ sơ cấp, trung cấp đến cao cấp. Do đó, những buổi thuyết pháp không còn được mở ra thường xuyên ở các chùa để bất cứ ai muốn học hỏi giáo pháp đều có thể đến tham dự. Như một hệ quả tất yếu, người tín đồ ngày nay muốn học hỏi về giáo pháp phải sử dụng hai cách: hoặc là trực tiếp thưa hỏi để được một vị tăng ni nào đó giảng giải, chỉ bày cho, hoặc là tìm đọc kinh điển và các sách về Phật học. Thường thì cần phải kết hợp cả 2 phương cách này mới có thể giúp cho người tín đồ học hỏi một cách có hiệu quả.

Người tín đồ cần phải hiểu được điều này để không chờ đợi một cách thụ động, mà phải tự mình tích cực học hỏi giáo pháp. Vai trò của chư tăng ni giờ đây chủ yếu là hướng dẫn người cư sĩ tự tìm học giáo pháp trong kinh điển, sách vở, và giúp giải quyết những nghi vấn phát sinh trong quá trình học tập. Nhiều vị tăng ni đã sớm nhận ra thực tế này nên đã dành thời gian viết những tập sách giảng giải giáo lý để người cư sĩ có thể dễ dàng tìm đọc. Việc làm đó của các vị đã góp phần bổ khuyết phần nào vào khoảng trống trong việc tu học mà người tín đồ ngày nay đang gặp phải.

Mặc dù có ít nhiều khác biệt như trên, nhưng chúng ta vẫn thấy rõ một điều là, dù xưa dù nay thì mái chùa vẫn là nơi đi về, quy hướng của đa số người dân Việt, vẫn là chỗ dựa tinh thần không gì có thể thay thế được, và cũng là nơi un đúc, đào luyện những giá trị đạo đức và tinh thần cho bất cứ ai biết quay về nương theo Tam bảo, để giúp họ vững bước trên con đường đời chông chênh nhiều đau khổ mà vẫn có thể sống vui trong an lạc và hạnh phúc vì luôn có một đời sống chân chính và hướng thiện.



    « Xem chương trước «      « Sách này có 11 chương »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Báo đáp công ơn cha mẹ


Kinh Phổ Môn


Hương lúa chùa quê - Phần 2: Hồi ký của Hòa thượng Thích Như Điển


Lục tổ Đại sư - Con người và huyền thoại

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.118.32.6 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...