Cuộc sống không phải là vấn đề bất ổn cần giải quyết, mà là một thực tiễn để trải nghiệm. (Life is not a problem to be solved, but a reality to be experienced.)Soren Kierkegaard
Sự vắng mặt của yêu thương chính là điều kiện cần thiết cho sự hình thành của những tính xấu như giận hờn, ganh tỵ, tham lam, ích kỷ...Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Chúng ta không có quyền tận hưởng hạnh phúc mà không tạo ra nó, cũng giống như không thể tiêu pha mà không làm ra tiền bạc. (We have no more right to consume happiness without producing it than to consume wealth without producing it. )George Bernard Shaw
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Đừng làm một tù nhân của quá khứ, hãy trở thành người kiến tạo tương lai. (Stop being a prisoner of your past. Become the architect of your future. )Robin Sharma
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Kinh nghiệm quá khứ và hy vọng tương lai là những phương tiện giúp ta sống tốt hơn, nhưng bản thân cuộc sống lại chính là hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Chúng ta không làm gì được với quá khứ, và cũng không có khả năng nắm chắc tương lai, nhưng chúng ta có trọn quyền hành động trong hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Nếu quyết tâm đạt đến thành công đủ mạnh, thất bại sẽ không bao giờ đánh gục được tôi. (Failure will never overtake me if my determination to succeed is strong enough.)Og Mandino
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Thiền Quán Tâm »» Chánh niệm (Sati) »»

Thiền Quán Tâm
»» Chánh niệm (Sati)

Donate

(Lượt xem: 6.484)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Thiền Quán Tâm - Chánh niệm (Sati)

Font chữ:


Sati (chánh niệm) có nghĩa là “không quên. ” Nó không có nghĩa là chú tâm.

Quý vị hiểu và định nghĩa sati như thế nào? Nó có nghĩa là ghi nhớ; chú tâm không phải là chánh niệm. Quý vị không quên cái gì? Quý vị không quên cái đúng, cái phải. Nó có nghĩa là không quên “đối tượng đúng” và thái độ đúng. Việc không quên đó chính là chánh niệm, chứ không phải là chú tâm.

Khi chúng ta nói sử dụng chánh niệm, nó không phải là đặt sự hay biết ở một nơi nào đó (hay trên một cái gì đó). Nó có nghĩa là không quên. Bản chất của sự vật chỉ là danh và sắc. Chỉ có thế thôi. Trong ngũ uẩn, luôn có danh và sắc. Nếu quý vị không quên tức là quý vị đang có chánh niệm. Nếu quý vị hay biết điều gì đang xảy ra, quý vị cũng đang có chánh niệm.

Quý vị phải làm gì để không quên? Quý vị làm gì để có chánh niệm? Phần lớn mọi người cho rằng, để có chánh niệm, họ phải đưa sự hay biết vào. Tôi sẽ nói cho quý vị một phương pháp thư giãn hơn: nhắc nhở mình.

Khi quý vị “đưa chánh niệm trở lại,” hoặc “đưa chánh niệm vào,” quý vị phải đặt sự hay biết trên một đối tượng. Điều đó đòi hỏi sự chú tâm. Tâm phải tóm cái tâm đang suy nghĩ linh tinh, rồi đưa chánh niệm về một đối tượng. Điều đó đòi hỏi cố gắng chú tâm.

Nhắc nhở mình tức là tư duy. Tâm tư duy về tâm và thân. Và sự hay biết tự động tới. Nếu quý vị không tin tôi, hãy tự hỏi mình. Nếu quý vị hỏi, “cái gì đang xảy ra trong tâm hiện nay,” gần như chắc chắn quý vị sẽ thấy cái gì đó. Vậy cái gì đang xảy ra trong tâm hiện giờ? Sự bình an? Trạo cử? Bất bình? Cái gì đang xảy ra? Nếu quý vị thấy được cái đó, quý vị có thể nói được điều gì đang xảy ra trong tâm, dù chỉ sơ sài mà thôi. Quý vị có thể thấy rằng, nếu quý vị nghĩ về tâm, sự hay biết sẽ hướng về tâm. Nói một cách rõ ràng, thiền về cơ bản là quay tâm vào bên trong. Đó là ý nghĩa của chánh niệm.

Tâm có thói quen nắm bắt các hiện tượng bên ngoài. Ta luôn chú ý đến bên ngoài, và thường là qua nhãn căn (mắt). Như vậy, tâm thường sử dụng nhãn căn và luôn nhìn ra bên ngoài. Cái mà chúng ta làm chỉ là quay cái tâm luôn hướng ra bên ngoài vào bên trong việc hành thiền. Sẽ dễ dàng hơn nếu quý vị hiểu điều này.

Vậy quý vị quay nó vào bên trong như thế nào? Chỉ cần quý vị nghĩ đến việc quay vào trong, tâm đã quay vào trong rồi. Bản chất của tâm là lấy cái nó nghĩ đến làm đối tượng. Nếu quý vị nghĩ đến cái đang xảy ra trong tay mình, chẳng phải tâm đi thẳng tới tay sao? Nếu quý vị hỏi, “cái gì đang xảy ra trong đầu tôi”, lập tức tâm đã ở đầu. Quý vị có phải tập trung nhiều cho việc đó không? Sẽ mệt mỏi hơn khi quý vị phải “đưa chánh niệm về” mỗi khi nghĩ, “ôi, mình lại mất chánh niệm rồi, mình phải chánh niệm lại mới được. ”

Hãy nghĩ tới mình ngay từ giây phút quý vị thức giấc. Hành thiền bắt đầu kể từ khi quý vị thức giấc, chứ không chỉ khi quý vị tới thiền đường hay khi ngồi lên tọa cụ. Hãy xem quý vị sẽ sống thế nào với chánh niệm. Chính vì vậy quý vị phải đặt những câu hỏi này kể từ lúc thức giấc. Nếu quý vị nghĩ về mình, quý vị sẽ có chánh niệm.

Nghĩ đến mình ở đây có nghĩa là gì? Là nghĩ đến ngũ uẩn (khanda), mà ở đây là tâm. Nói đến mình, tức là nói đến khanda, đến tâm. Tâm đang cảm thấy gì? Tâm đang nghĩ gì? Tâm đang ở đâu? Nó đang làm gì? Không cần thiết phải dùng nhiều năng lượng để chánh niệm. Như vậy chẳng phải quý vị có thể thực hành mọi lúc, mọi nơi hay sao?

Quý vị cũng cần sử dụng cái mình biết về bản chất của tâm. Bản thân tôi cũng khởi đầu như vậy.

Bản chất của tâm là nắm bắt cái nó nghĩ tới làm đối tượng. Nếu quý vị nghĩ đến tâm, tâm sẽ quay về tâm. Nếu quý vị nghĩ đến thân, tâm sẽ quay về thân. Thân thì đơn giản, nó rất dễ nhận ra, dễ thấy. Với sự thực hành, ta cũng dần thấy được tâm. Tôi chú ý hơn đến cái tâm quan sát. Tại sao chúng ta không thể thấy cái tâm quan sát này? Vậy, chớ có chú tâm vào đối tượng. Chỉ cần hỏi, “cái gì đang xảy ra trên tâm?” Quý vị vừa hỏi là lập tức tâm sẽ hay biết một cái gì đó. Nó hay biết về cái gì cũng được.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 7 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Truyện cổ Phật giáo


Các bài tiểu luận về Phật giáo của Trần Trọng Kim


Rộng mở tâm hồn


Các tông phái đạo Phật

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.146.65.134 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (130 lượt xem) - Hoa Kỳ (4 lượt xem) - ... ...