Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Trời không giúp những ai không tự giúp mình. (Heaven never helps the man who will not act. )Sophocles
Như cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó tiếp xúc, người ngu cũng không thể hiểu được trí tuệ của người khôn ngoan, dù có được thân cận với bậc thánh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nếu quyết tâm đạt đến thành công đủ mạnh, thất bại sẽ không bao giờ đánh gục được tôi. (Failure will never overtake me if my determination to succeed is strong enough.)Og Mandino
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Chớ khinh thường việc ác nhỏ mà làm; đốm lửa nhỏ có thể thiêu cháy cả núi rừng làng mạc. Chớ chê bỏ việc thiện nhỏ mà không làm, như giọt nước nhỏ lâu ngày cũng làm đầy chum vại lớn.Lời Phật dạy
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó. Kinh Pháp cú
Đừng cư xử với người khác tương ứng với sự xấu xa của họ, mà hãy cư xử tương ứng với sự tốt đẹp của bạn. (Don't treat people as bad as they are, treat them as good as you are.)Khuyết danh
Chúng ta không thể giải quyết các vấn đề bất ổn của mình với cùng những suy nghĩ giống như khi ta đã tạo ra chúng. (We cannot solve our problems with the same thinking we used when we created them.)Albert Einstein

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Thiền Quán Tâm »» Thái Độ Chân Chánh Khi Hành Thiền »»

Thiền Quán Tâm
»» Thái Độ Chân Chánh Khi Hành Thiền

Donate

(Lượt xem: 21.580)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Thiền Quán Tâm - Thái Độ Chân Chánh Khi Hành Thiền

Font chữ:



SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

1. Hành thiền là hiểu biết và quan sát một cách thư giãn thoải mái, bất cứ gì đang diễn ra - dầu tốt hay xấu.

2. Hành thiền là quan sát và nhẫn nại chờ đợi với chú niệm và hiểu biết. Thiền không phải là cố gắng chứng nghiệm những điều mà ta đã nghe giảng dạy hay đọc trong sách.

3. Chỉ quan tâm đến giây phút hiện tại. Không nên để tâm lạc mất trong quá khứ. Chớ vọng móng để tâm bay nhảy hoang dại trong tương lai.

4. Khi hành thiền, cả thân lẫn tâm đều phải thư giãn (relax), thoải mái.

5. Nếu cả thân và tâm đều mệt mỏi tức là ta đang có vấn đề trong pháp hành. Hãy xem xét lại pháp hành của ta.

6. Sao ta lại cố gắng tập trung tâm quá sức khi hành thiền? Ta có đang mong muốn điều gì không? Ta có đang trông đợi điều gì xảy ra không? Ta có đang muốn điều gì chấm dứt không? Hãy tự hỏi, xem ta có những thái độ như vậy hay không?

7. Hành thiền nên giữ tâm thư giãn và an lạc. Không thể thực hành với tâm căng thẳng.

8. Khi hành thiền không nên cố ép mình tập trung tâm quá độ, cũng không nên tự bó buộc kềm chế quá.

9. Không nên tưởng tượng tạo nên điều gì, cũng chớ nên loại bỏ những gì đang diễn ra. Chỉ quan sát và hay biết.

10. Cố tạo nên điều gì là Tham. Loại bỏ những gì đang xảy ra là Sân. Không hiểu biết nếu điều gì đang diễn ra hay ngưng lại là Si.

11. Chỉ đến mức mà tâm quan sát của ta không còn tham, sân hay lo âu, ta mới thật sự hành thiền.

12. Không nên trông mong, chờ đợi điều gì, không vọng móng, mong cầu điều gì, chớ nên lo âu, bởi vì khi có những thái độ này trong tâm, rất khó mà hành thiền tốt đẹp.

13. Không nên cố gắng làm cho sự vật trở thành như ý mình muốn. Nên cố gắng hay biết những gì diễn ra đúng như nó là vậy.

14. Hãy tự hỏi: Tâm đang làm gì? Đang suy tư? Hay đang chú niệm?

15. Tâm ta hiện giờ ở đâu? Bên trong thân hay ở ngoài?

16. Tâm quan sát của ta có đang hay biết đúng, thâm sâu không? Hay chỉ hay biết thoáng qua trên bề mặt?

17. Không nên hành thiền với tâm mong cầu hay vọng móng điều gì. Kết quả sẽ chỉ làm cho ta kiệt sức vô ích.

18. Ta phải chấp nhận và quan sát cả hai - những kinh nghiệm tốt và những kinh nghiệm xấu. Phải chăng ta chỉ muốn những kinh nghiệm thích thú, dễ chịu? Phải chăng những kinh nghiệm khó chịu, dầu nhỏ nhoi đến đâu ta cũng không muốn? Điều ấy có hợp lý chăng? Phải chăng đó là đường lối của Giáo Pháp (Dhamma)?

19. Ta nên xem xét tỉ mỉ coi mình đang có thái độ nào trong khi hành thiền. Một cái tâm thanh thản nhẹ nhàng và tự do sẽ giúp ta hành thiền tốt. Ta có đang hành thiền với thái độ chân chánh không?

20. Không nên cảm nghe bận rộn phiền toái với tâm suy tư. Ta hành thiền không phải để ngăn ngừa suy nghĩ, mà trái lại để nhận thức và hay biết tâm suy tư mỗi khi nó phát sanh.

21. Không nên loại bỏ đối tượng nào ta nghĩ đến. Hãy hay biết những ô nhiễm phát sanh cùng với nó và quan sát các ô nhiễm ấy.

22. Ta để ý đến điều gì, đối tượng ấy của tâm không quan trọng, cái tâm quan sát đang hoạt động phía sau đó mới thật sự quan trọng. Nếu ta quan sát với thái độ chân chánh, đối tượng nào của tâm ấy cũng là đối tượng đúng.

23. Chỉ khi nào ta có đức tin (saddhā, tín) mới có sự cố gắng, tinh tấn (viriya, tấn), tâm chú niệm (sati, niệm) sẽ liên tục, tâm sẽ an định vững chắc (samādhi, định) và ta bắt đầu hiểu biết tận tường sự vật. Khi ta hiểu biết sự vật đúng như sự vật là vậy (paññā, tuệ), đức tin tăng trưởng càng mạnh mẽ.

« Sách này có 7 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2


Bức Thành Biên Giới


Kinh Dược sư


Nguồn chân lẽ thật

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.15.228.171 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (228 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...