Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Chúng ta nhất thiết phải làm cho thế giới này trở nên trung thực trước khi có thể dạy dỗ con cháu ta rằng trung thực là đức tính tốt nhất. (We must make the world honest before we can honestly say to our children that honesty is the best policy. )Walter Besant
Mỗi ngày khi thức dậy, hãy nghĩ rằng hôm nay ta may mắn còn được sống. Ta có cuộc sống con người quý giá nên sẽ không phí phạm cuộc sống này.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Muôn việc thiện chưa đủ, một việc ác đã quá thừa.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Để chế ngự bản thân, ta sử dụng khối óc; để chế ngự người khác, hãy sử dụng trái tim. (To handle yourself, use your head; to handle others, use your heart. )Donald A. Laird
Sống trong đời cũng giống như việc đi xe đạp. Để giữ được thăng bằng bạn phải luôn đi tới. (Life is like riding a bicycle. To keep your balance you must keep moving. )Albert Einstein
Một số người mang lại niềm vui cho bất cứ nơi nào họ đến, một số người khác tạo ra niềm vui khi họ rời đi. (Some cause happiness wherever they go; others whenever they go.)Oscar Wilde
Sự ngu ngốc có nghĩa là luôn lặp lại những việc làm như cũ nhưng lại chờ đợi những kết quả khác hơn. (Insanity: doing the same thing over and over again and expecting different results.)Albert Einstein
Cuộc sống không phải là vấn đề bất ổn cần giải quyết, mà là một thực tiễn để trải nghiệm. (Life is not a problem to be solved, but a reality to be experienced.)Soren Kierkegaard
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)

Trang chủ »» Danh mục »» PHẬT HỌC PHỔ THÔNG »» Thiên Thai Tứ giáo nghi »» Thay lời tựa »»

Thiên Thai Tứ giáo nghi
»» Thay lời tựa

Donate

(Lượt xem: 13.603)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Thiên Thai Tứ giáo nghi - Thay lời tựa

Font chữ:



SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Tôi có quen một số bạn thích Phật học. Chúng tôi thường gọi điện thoại trao đổi những kiến thức mình học được, hay hỏi nhau khi có những điều bế tắc. Nhóm bạn này thuộc nhiều tông phái khác nhau, người theo Phật giáo nguyên thủy, người theo Thiền Tông, người theo Tịnh Độ Tông v.v… Đó cũng là lý do đôi khi đưa đến những cuộc bàn cãi sôi nổi. Người học theo Phật giáo nguyên thủy cho rằng chỉ có giáo phái mình theo mới là khuôn đúc, là chính phái, mới là tông truyền của Phật giáo, các giáo phái khác là giả, là du nhập những quan niệm bất chánh ngoại đạo, Phật thật tức Phật Thích Ca thì không thờ mà lại thờ Phật giả tưởng như A Di Đà, Quán Âm... Số người đưa ra quan niệm này chỉ mới thấy được một trong tam thân Phật là Ứng thân, chưa thấy được Báo thân và Pháp thân. Một số người theo Thiền Tông thì cho rằng chỉ phương pháp tu tập của mình là đúng vì nó theo đúng giới, định, tuệ và tự lực, lại cho Tịnh Độ Tông là pháp tu của ông già bà cả, ngày xưa Đức Thích Ca đâu có niệm Phật bao giờ. Những người này chưa hiểu được thực tướng niệm Phật là gì, cũng chưa thấy được Thiền và Tịnh là một, chẳng phải hai. Bậc cổ đức dù nói “Thiền Tịnh song tu” cũng chỉ vì tâm chấp trước của người đời mà phân làm hai pháp đó thôi. Thật đáng tiếc thay. Lại có người lại chê Mật tông là mê tín. Một số người theo Đại Thừa lại cho mình là siêu xuất …

Một hôm tôi có dịp bàn chuyện dịch kinh với cư sĩ Từ Hoa, chúng tôi đem câu chuyện này ra thảo luận, và đồng ý rằng Phật pháp có tám vạn bốn ngàn pháp môn, có tứ thánh đế, tùy theo căn cơ của chúng sinh mà đức Phật đã giảng dạy khác nhau. Cư sĩ bèn đề nghị dịch bộ sách Tứ Giáo Nghĩa, do Thiên Thai Trí Giả đời Tùy thuyết, ra Việt văn để nói lên điểm quan trọng này. Chúng tôi bỏ hơn một tháng dịch xong Tứ Giáo Nghĩa, cuốn I. Dịch xong cuốn này chúng tôi phát giác cuốn Tứ Giáo Nghĩa không phải là dễ hiểu, và không thích hợp dùng để giới thiệu quan niệm Tứ Giáo cho đại đa số độc giả sơ cơ, vì Thiên Thai Trí Giả đưa ra những lý luận phán giáo sâu rộng, người đọc dễ lạc trong một cánh rừng khi chưa sẳn sàng. Quyển này thích hợp cho những người thâm cứu về Tứ Giáo. Chúng tôi đành ngừng dịch, hẹn trở lại trong tương lai. Chúng tôi chuyển qua quyển tóm tắt cuốn Tứ Giáo Nghĩa là quyển Tứ Giáo Nghi của sa môn Đế Quán. Cuốn này ngắn gọn, dễ hiểu hơn nên đã từng được dùng làm cuốn vỡ lòng của Thiên Thai Tông. Tứ Giáo Nghi có hơn 20 cuốn chú giải ở Trung quốc và Nhật Bản, cuốn này đã được dịch ra Anh văn. Chúng tôi bỏ ra một hai giờ mỗi ngày trong 15 tháng để dịch và chú giải cuốn sách này. Khi dịch cuốn sách này chúng tôi cố gắng trung thành với nguyên tác. Chúng tôi đã đính kèm bản Hán Việt đối chiếu để quý độc giả tham khảo.

Sau khi hoàn tất, lúc cư sĩ thiết kế bìa sách, có bàn với tôi nên lấy cái hình nào để làm bìa sách cho thích hợp. Chúng tôi đồng ý lấy cái hình nối vòng tay lớn. Tôi bèn vẽ một vòng tay quanh đóa hoa sen trắng để làm bìa của cuốn sách này. Bức hình nhỏ này tóm tắt cái ý chỉ của cuốn sách, cái động cơ và ước nguyện của chúng tôi khi dịch cuốn sách này: Không có Tiểu thừa, không có Đại thừa, không có tam hay tứ thừa gì cả mà chỉ có một Phật thừa thôi. Hơn nữa lời nào cũng là lời Phật, không một pháp nào ra ngoài pháp Phật, không một tâm nào ra ngoài tâm Phật. Hy vọng chúng ta hãy bỏ xuống cái pháp chấp của chúng ta, hãy nắm tay nhau hoằng dương Phật pháp qua nhiều phương tiện khác nhau, từ nhiều nẻo đường khác nhau hầu mong có ngày đến được bến giác.

Tôi viết đôi lời đơn sơ này thay lời tựa vậy.

Ngày 20 tháng 8 năm 2014

B. S. Trần Văn Nghĩa



2) LỜI TỰA TỨ GIÁO NGHI CỦA H.T. TRÍ GIÁC

Đời nhà Tống, tăng sử soạn giả, tăng thống (5) Tán Ninh (6), hiệu là Thông Huê viết rằng: Ở cuối đời nhà Đường, Ngô Việt Vương (7) Tiền Trung Ý (8) sau khi lo việc nước, có thì giờ nhàn rỗi thích nghiên cứu Phật học. Vương gia đọc Vĩnh Gia Tập (9) đến câu "Đồng trừ tứ trụ thử xứ vi tề, nhược phục vô minh Tam Tạng tức liệt". Ngài không hiểu bèn thỉnh vấn quốc sư (10) Tuyết Cư (11) Đức Thiều (12). Ngài Đức Thiều thưa rằng: Nghĩa Tịch (13) pháp sư tại Thiên Thai Quốc Thanh Tự giỏi về diễn giảng giáo pháp này, ngài nhất định hiểu câu này. Vương gia bèn sai người đi mời Nghĩa Tịch pháp sư đên. Nghĩa Tịch pháp sứ thưa rằng: Câu này là lấy từ cuốn Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Huyền Nghĩa của Trí Khải đại sư. Cuốn này sau cuộc binh biến của An Lộc Sơn và Sử Tư Minh (14) và gần đây cuộc hủy diệt Phật giáo của năm Hội Xương (15) cuối đời nhà Đường đã mất hết rồi. Nay ở phía Đông Hải nước Cao Ly còn có bộ sách này vì nước này đang thịnh hành Thiên Thai Tông. Vương gia nghe xong thở dài. Vương gia bèn viết một quốc thư, sắm lễ vật và sai sứ gia qua nước Cao Ly để thỉnh xin một bản sao của các kinh sách. Vua Cao Ly bèn sai nhà sư Đế Quán (16) mang bản sao của các kinh sách của Thiên Thai Tông đem trở lại Trung Quốc. Ngài Đế Qnán cũng ở lại Trung Quốc theo Nhất Tịch đại sư tu học tại Loa Khê. Nhờ vậy mà giáo phái Thiên Thai Tông lại được chấn hưng.

Ngài Đế Quán tận học các bộ sách lớn của Trí Khải đại sư và soạn ra cuốn Tứ Giáo Nghi, cuốn này gồm hai cuốn: Quyển thượng và quyển hạ. Cuốn thượng nói về định nghĩa phán giáo của các môn phái. Cuốn hạ nói về những đường hướng khác biệt của các đại sư trong thời Nam Bắc Triều (năm 386 - 589).

Sau đến đời nhà Tống, tại Cô Sơn có ngài Trí Viên (17), ngài cho tái bản quyển thượng vì ngài thấy cuốn này lời văn giản dị dễ hiểu, nó giúp cho học giả hiểu được những đại cương về tứ giáo, thật là một lợi ích lớn. Quyển hạ thì bàn về sự khác biệt về các môn phái của các đại sư ở đời Nam Bắc Triều. Sự bàn cãi dài dòng tạm khoan cho khắc chư, tái bản và ấn hành. Từ đoạn văn cuối này chúng ta có thể thấy được đại khái cuổn hạ là nói về các môn phái diên giải về giáo lý của mình ở thời Nam Bắc Triều.

Vương gia xây một tu viên cạnh Loa Khê cho ngài Nghĩa Tịch, gọi tu viện là Tịnh Tuê Viện, phong ngài là Tịnh Quang đại sư, truy phong chin vị tổ trước đây của Thiên Thai Tông và trao cho ngài tất cả những kinh điển thỉnh từ nước Cao Ly về. Thiên Thai Tông từ đó lại được trung hưng.

Ngài Đức Thiều và ngài Trí Khải cùng họ, như vậy có họ hàng xa với nhau, hai thầy đều là người ở vùng Phật Long (18), người ta nghi rằng ngài Đức Thiều là ngài Trí Khải tái sinh chăng?.

Đời nhà Minh, Thảo Am (19), Đạo Nhân pháp sư trong cuốn Giáo Uyển Di Sự viết rằng: Ngày xưa ngài Trí Khải làm hồ phóng sinh ở gần biển, khi ngài phóng sinh các loại cá, ngài đều làm phép tam quy và thuyết pháp cho các cá trước khi thả ra biển. Ngài Trí Khải nhập diệt, đến cuối đời nhà Đường thì giáo phái Thiên Thai Tông đi vào thời sa sút. Trong khi đó ở phía Đông Hải các nước như Cao Ly, Tân La, (20) ... thì giáo phái này đang thịnh hành. Đại sư Phù Tông, Kế Trung (21) nói rằng: Ngài Trí Khài có duyên ở vùng Đông Hải vì vậy giáo phái của ngài phát triển mạnh ở vùng này. Phải chăng đó là những cá ngài phóng sinh, được nghe ngài thuyết pháp nay đầu thai làm người thuyêt giảng lại giáo lý của ngài. Có nhiều người cho rằng chuyện này là hoang đường. Nhưng kinh có kể chuyên Lưu Thủy trưởng giả (22) được mười ngàn thiên tử đến tạ ơn vì ngài đã cứu các cá trong ao khô. Nếu đem so sánh hai câu chuyện này thì có khác gì đâu.

Nhà Minh, đời Vạn Lịch năm thứ chin (năm 1581) mùa đồng, sa môn Trí Giác (23) khảm định khắc in tại Tịnh Nghiệp Đường.

3) LỜI TỰA KHẮC IN THIÊN THAI TỨ GIÁO NGHI

CƯ SĨ PHÙNG MỘNG TRINH


Năm ngoái Tịnh Nghiệp Đường và vườn vừa xây xòng, tôi ở đó dưỡng bệnh. Cùng ba bốn vị tu sĩ bế quan (24) kết hạ (25). Ngày ba lần đọc kinh lễ Phật để cầu sau này được vãng sinh Tây phương, Ăn xong đốt hương đọc các kinh điển, trong tiếng chuông tiếng mõ, dưới bầu trời đầy mây trắng lơ lửng, chim bay đến thật thân thiện, cỏ non mọc che cả lối đi, ta bỗng quên cả những tham vong trong lòng, tâm hồn thanh thản của thánh hiền bèn xuất hiện. Đang lúc đó thầy Chân Giác vừa từ Võ Lâm (26) đến. Thầy bàn với ta về Phật học của Thiên Thai Tông. Thầy ở lại nhiều ngày phân tích những điểm chính về các quan niêm của giáo phái này. Ta như đã ngộ được Phật pháp của tông phái này, bèn chắp tay trước Phật nguyện đời đời kiếp kiếp hoành dương Thiên Thai Tông và Tịnh Thổ Phật Quốc. Các tăng lữ cùng dự buổi học cũng phát nguyện sẽ mãi làm bạn giúp ta trên đường tìm đạo.

Nguồn gốc của Thiên Thai tông có ghi trong quyển Phật Tổ Thống Ky của thầy Tứ Minh Trí Bàn (27) công soạn viết. Còn cuốn Tứ Giáo Nghi thì do người Cao Ly, sa môn Đế Quán soạn lục từ cuốn Pháp Hoa Huyền Nghĩa. Cuốn sách này gồm hai cuốn, cuốn thượng giảng về các định nghĩa về phân chia các giáo phái trong đạo Phật. Cuốn hạ nói về các đường hướng khác nhau của các tông sư của đời Nam Bắc Triều. Nay chỉ còn lại cuốn thượng mà thôi. Trong sách này nói rõ về các định nghia then chốt về sự phân chia các giáo phái, giáo môn. Nếu học giả hiểu được những đại cương này thì đã học được qua nừa hoc thuyết này rồi. Người Nam Thiên Trúc, sa môn Mông Nhuận (28) có viết cuốn Tạp Chú gồm ba cuổn [về cuốn Tứ Giáo Nghi ] cũng khảo cứu về học thuyết này rất hay, sách này gần đây được tái bản tại Ngô Trung.

Nhập quan hai tháng nay vừa xuất quan đã trở lại những thói xấu cũ, không thể giữ những tịnh giới, uống rượu, ăn thịt, gần với thê thiếp như ngày xưa.

Có một người từ nhỏ lưu lạc tha hương, một hôm có người cho ông biết rằng quê ông ở nơi nọ, cha ông dòng họ, mồ mả tổ tông, nhà cửa ruộng vườn ở quê ông... như thế nào. Nhưng người này nghe xong ở lại không lên đường về thăm quê quán mình, phải chăng người này muốn làm người tha hương đất khách mãi chăng? Mùa xuân này ta cũng bỏ chuyến đi về quê Thanh Sơn thăm nhà đã nhiều ngày rồi. Vì muốn lây tiền chuyến đi Thanh Sơn để khắc in cuốn Tứ Giáo Nghi và những bài liên quan để ấn hành, để chia sẻ với quý vị có cùng chi hướng, để mãn nguyện người cất giữ cuốn sách quý này, để những giáo lý của tông phái này lại sáng chói như mặt trời giữa trưa, mãi lưu lại cùng núi song. Làm như vậy dù ta không về quê, ở lại tha hương cùng có thể sám hối chuộc tôi một phần nào chăng? Thôi hay làm như vậy! Thôi hay làm như vậy!

Xuân Nhâm Ngọ (năm 1582), ngày Phật hoan hỷ (29), người cư sĩ bệnh Phùng Mộng Trinh (30) soạn viết.

« Sách này có 5 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.225.195.4 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...