Đôi khi ta e ngại về cái giá phải trả để hoàn thiện bản thân, nhưng không biết rằng cái giá của sự không hoàn thiện lại còn đắt hơn!Sưu tầm
Bạn có biết là những người thành đạt hơn bạn vẫn đang cố gắng nhiều hơn cả bạn?Sưu tầm
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Đối với người không nỗ lực hoàn thiện thì trải qua một năm chỉ già thêm một tuổi mà chẳng có gì khác hơn.Sưu tầm
Việc đánh giá một con người qua những câu hỏi của người ấy dễ dàng hơn là qua những câu trả lời người ấy đưa ra. (It is easier to judge the mind of a man by his questions rather than his answers.)Pierre-Marc-Gaston de Lévis
Mất tiền không đáng gọi là mất; mất danh dự là mất một phần đời; chỉ có mất niềm tin là mất hết tất cả.Ngạn ngữ Nga
Hãy tin rằng bạn có thể làm được, đó là bạn đã đi được một nửa chặng đường. (Believe you can and you're halfway there.)Theodore Roosevelt
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Đối thoại pháp »» Sát na định và cận định »»

Đối thoại pháp
»» Sát na định và cận định

Donate

(Lượt xem: 13.326)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Đối thoại pháp - Sát na định và cận định

Font chữ:


Giọng đọc: Trường Tân


Thiền sinh: Thưa sư, con muốn hỏi sát na định và cận định thì khác nhau và giống nhau như thế nào? Theo con hiểu cận định là tâm bắt một đối tượng, còn sát-na định thì tâm bắt từng đối tượng một. Hai loại định này giống nhau về mặt trạng thái, tức là cân bằng giống nhau. Con hiểu như vậy có đúng không ạ?

Nhà sư: Trong thực hành thiền, người ta nói rằng để chuyển qua thiền quán thì một trong những cách thức là cần phải đạt cận định. “Cận” là gần sát hay kề cận, “Định” là nói đến tầng thiền (jhāna), cận định (upacāra samādhi) có nghĩa gần đến các tầng thiền, chẳng hạn như sơ thiền, nhị thiền ...
Vậy khi nào được gọi là sơ thiền? Khi năm chi thiền: Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc, Nhất Tâm hội tụ thì tâm đạt trạng thái sơ thiền, và khi đạt trạng thái sơ thiền thì cũng có nghĩa là năm triền cái được chế ngự. Chúng ta cần hiểu rõ: "có những lúc năm triền cái được trấn áp nhưng vẫn không đạt được tầng thiền, còn khi đã đạt được sơ thiền thì tự động năm triền cái được trấn áp". Vậy sơ thiền là khi đạt hay hội tụ được năm chi thiền.
Cận định là gần đạt tới các tầng thiền. Cận định cũng có đầy đủ sức mạnh của các chi thiền nhưng ở mức độ thấp hơn. Năng lực của sátna định cũng tương ứng như trong trường hợp của cận định.
Nói đến định, cận định – upacāra hoặc an chỉ định – appanā, có nghĩa là bám, an trú trên một đối tượng. Còn khi nói đến sátna định (khaṇika samādhi), có nghĩa tâm bám đối tượng, rồi nhả, rồi bám cái khác, rồi nhả, liên tục như vậy, nhưng khi bám thì bám rất chắc.
Nếu định yếu thì tâm không đi sâu được vào đối tượng mà dễ trượt đi. Khi Chánh Niệm tốt thì sẽ thẩm thấu được vào trong đối tượng, giống như viên sỏi ném xuống dưới nước, ăn sâu vào trong lòng nước.
Hai trạng thái này rất khác nhau, nếu không chúng ta sẽ thấy rằng khi quan sát thấy đối tượng mà không thể hiểu rõ đối tượng.
Định cũng có thể bị ô nhiễm. Visuddho là thanh tịnh, avisuddho là không thanh tịnh. Khi có định, sẽ có tướng, sẽ có các cảm giác đi kèm, ngay lập tức tâm bám vào đó, nó sẽ muốn an ở đó. Và khi những cảm giác đó qua rồi, thì tâm muốn lần sau cũng phải đạt được trạng thái như vậy. Hầu hết các thiền sinh đều trải qua trạng thái này.

Thiền sinh: Định bị ô nhiễm khi nào, thưa sư?

Nhà sư: Đầu tiên là tâm ham muốn có trạng thái định đó, thứ hai là sợ bị mất, và thứ ba là muốn trạng thái đó lặp đi lặp lại. Ngay cả sự hiểu biết cũng có thể bị ô nhiễm. Nếu thiền sinh dính mắc vào sự hiểu biết thì không còn sự thanh tịnh nữa, mà điều còn lại là sự dính mắc.
Trí tuệ được hình dung như một tia chớp. Tia chớp đầu tiên rất quan trong, giống như khi ta đang đi trên một con đường trong bóng tối mịt mùng, nhờ một tia chớp lóe lên mới thấy được con đường, thấy được các hàng cây xung quanh, như vậy là đủ để ta có thể xác định được phương hướng mình đang đi. Ngay lập tức tia chớp lại tắt nhưng ít nhất là ta đã thấy được con đường, đã hình dung, mường tượng được rồi. Tia chớp thì không thể sáng mãi, tia chớp xuất hiện rồi mất ngay, nhưng đủ thời gian để cho ta thấy. Rồi khi ta tiếp tục công phu sẽ nhiều ánh chớp xuất hiện hơn, liên tục hơn.

Thiền sinh: Con nghe nói có khi trí tuệ có mặt nhưng người hành giả không biết, và người hành giả phải hiểu biết thêm rất nhiều lần cho đến khi tích lũy đủ…

Nhà sư: Chúng ta cần phải có thời gian làm quen. Ngay cả Chánh Niệm cũng có nhiều mức độ, từ hời hợt đến sâu sắc. Phiền não cũng như vậy, như một vị thiền sư đã nói chúng ta đã làm quen rất nhiều với phiền não rồi, nhưng chưa quen với Chánh Niệm, với trí tuệ hay các phẩm chất tương tự.
Trong ngũ căn – ngũ lực có: Tín – Tấn – Niệm – Định – Tuệ. Khi Tín có mặt hay không, thiền sinh biết; có Tấn hay không, thiền sinh cũng biết, có Niệm, có Định hay không, thiền sinh cũng biết; nhưng có Tuệ hay không thì lại không biết. Các yếu tố kia khi kiểm tra thấy rất ổn nhưng Tuệ dường như vẫn chưa có mặt.
Có thể nói đây là một trong những thiếu sót của các thiền sinh do chúng ta không tạo ra được các mối liên kết giữa các mối quan hệ. Khi các mối liên kết được hình thành thì ta không hiểu được mối quan hệ giữa các mối liên kết đó, các cơ chế làm việc, … mà đó là nền tảng để tiếp tục phân tách tiếp.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 25 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Tự lực và tha lực trong Phật giáo


Hương lúa chùa quê - Phần 2: Hồi ký của Hòa thượng Thích Như Điển


Đức Phật và chúng đệ tử


Phù trợ người lâm chung

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.118.28.135 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...