Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Cuộc đời là một tiến trình học hỏi từ lúc ta sinh ra cho đến chết đi. (The whole of life, from the moment you are born to the moment you die, is a process of learning. )Jiddu Krishnamurti
Khó khăn thách thức làm cho cuộc sống trở nên thú vị và chính sự vượt qua thách thức mới làm cho cuộc sống có ý nghĩa. (Challenges are what make life interesting and overcoming them is what makes life meaningful. )Joshua J. Marine
Đừng chờ đợi những hoàn cảnh thật tốt đẹp để làm điều tốt đẹp; hãy nỗ lực ngay trong những tình huống thông thường. (Do not wait for extraordinary circumstances to do good action; try to use ordinary situations. )Jean Paul
Lo lắng không xua tan bất ổn của ngày mai nhưng hủy hoại bình an trong hiện tại. (Worrying doesn’t take away tomorrow’s trouble, it takes away today’s peace.)Unknown
Tôi không thể thay đổi hướng gió, nhưng tôi có thể điều chỉnh cánh buồm để luôn đi đến đích. (I can't change the direction of the wind, but I can adjust my sails to always reach my destination.)Jimmy Dean
Đừng chọn sống an nhàn khi bạn vẫn còn đủ sức vượt qua khó nhọc.Sưu tầm
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Để có thể hành động tích cực, chúng ta cần phát triển một quan điểm tích cực. (In order to carry a positive action we must develop here a positive vision.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Văn minh nhà Phật »» PHỤ LỤC »»

Văn minh nhà Phật
»» PHỤ LỤC

Donate

(Lượt xem: 5.311)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn minh nhà Phật - PHỤ LỤC

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Trên đường qua Tây thiên để thỉnh kinh học đạo, chẳng phải chỉ có dấu chân Ngài Huyền Trang mà thôi. Trước Ngài đã có nhiều vị làm sự mạo hiểm ấy rồi. Và sau Ngài cũng còn nhiều vị khác tình nguyện hy sinh vì đạo nghiệp. Trong số ấy, nhiều vị được thành công, đem giáo lý về truyền bá trong nước nhà. Cũng có nhiều vị khác: kẻ thì bỏ xương nơi đồng cát vì thiếu nước và lạc đường; người lại chôn vùi nơi đáy biển vì bão tố giữa biển khơi. Nhiều vị khác nữa lại bị các tai nạn khác, đành gởi xác lại nơi quê người.

Chúng ta ngày nay yên ổn ngồi nhà mà học Phật, thừa hưởng những giá trị tinh thần siêu việt trong kinh điển, há lại quên đi các bậc tiền bối ấy sao?

Vậy thì, tâm hương một nén, đảnh lễ vài lần. Dầu cho các vị ấy được thành công mà trở về hay phải mất tích chốn xa xăm, chúng ta đều phải tỏ lòng sùng kính.

Trong số các vị du tăng Trung Hoa đã trở về được và đứng ra hoằng hóa Phật pháp, có thể ghi nhận lại ở đây năm vị, theo thứ tự thời gian:



1. Pháp Hiển

Ngài Thích Pháp Hiển là một vị cao tăng Trung Hoa hồi cuối đời nhà Tấn và đầu nhà Lưu Tống, nhằm vào cuối thế kỷ thứ tư, đầu thế kỷ thứ năm. Ngài có du hành qua Thiên Trúc trong 16 năm, từ 399 đến 414 theo dương lịch. Ngài quê quán tại miền lưu vực sông Phần, thuộc về tỉnh Sơn Tây, người họ Cung. Thấy sự tu hành trong nước có bề sai lạc, Ngài nhất định qua Thiên Trúc cầu học.

Ra khỏi kinh đô Trường An năm 399, Ngài trải qua cảnh sa mạc Qua Bích là cảnh đồng cát to lớn nhất và nguy hiểm nhất ở Á châu. Đến xứ Cao Xương, Ngài chờ cho có một đoàn người đi buôn để tháp tùng. Kế đó, ròng rã trong 35 ngày, Ngài băng qua những sa mạc mênh mông vắng ngắt của xứ Tarim. Thật là cực nhọc muôn phần. Rồi Ngài đến xứ Cotan. Ở đây, Ngài quan sát sự tu hành nơi các danh lam cổ tự, biên chép giới luật và tầm học trong các tàng thư viện. Sau hết Ngài đi lần theo sông Hằng mà ra đến tận cửa sông. Hành trình từ Trung Hoa sang miền trung Ấn Độ Ngài đi mất sáu năm. Ngài lưu lại tại Ấn Độ để học đạo, chủ yếu là các bộ luật, và cũng để học tinh thông tiếng Phạn. Ngài đến viếng hơn 30 nước khác nhau thuộc xứ Ấn Độ thời đó để tìm hiểu, học hỏi, và cũng sưu tầm được nhiều kinh văn có giá trị mà sau này được Ngài mang theo về Trung Hoa.

Kế đó, Ngài lại theo đường biển mà sang xứ Tích Lan là nơi Phật giáo rất thịnh hành. Nơi đây, Ngài ở lại một thời gian khoảng hai năm, trong một tự viện lớn có đến 5.000 vị tăng. Rồi Ngài cũng theo đường biển mà đến viếng các xứ Su-ma-tra và Ja-va vùng Đông Dương.

Cả thảy gần 16 năm du phương, đến năm 414 thì Ngài theo đường biển mà về lại Trung Hoa.

Về đến nước nhà, Ngài đứng ra cổ vũ, khuyến khích chư tăng tịnh trì giới hạnh. Ngài cũng dịch thuật nhiều kinh điển sang chữ Hán, mà quan trọng nhất là bộ kinh Đại Bát Niết-bàn và Luật tạng của Đại chúng bộ. Ngài tịch vào năm 86 tuổi.

Ngài có soạn cuốn Phật quốc ký, ghi lại một cách gọn gàng dễ hiểu những thuần phong mỹ tục của các xứ mà Ngài đã đi qua, cùng với tình hình phong hóa và đạo đức, những chùa chiền, động cốc mà Ngài đã viếng... Đại thể cũng giống như cuốn Tây du ký mà Ngài Huyền Trang soạn sau này vậy.

Bộ Phật quốc ký có được Abel Rémusat dịch sang tiếng Pháp vào thế kỷ thứ 19, với nhan đề là Foe-Koue-Ki ou Relation des Royaumes Bouddhiques, xuất bản vào năm 1836, được giới học giả của Pháp đánh giá cao.

Theo như sử sách còn ghi nhận được cụ thể cho đến nay để chúng ta được biết, thì Ngài Pháp Hiển là vị tăng sĩ đầu tiên hết đã đến Ấn Độ với mục đích tìm thỉnh kinh điển và học tập đạo pháp và thành công trở về.



2. Tống Vân

Ngài là người sanh trưởng ở xứ Đôn Hoàng, tức là miền biên thùy của Trung Hoa, giáp với Tây Vực. Ngài được một vị hoàng hậu phái qua Thiên Trúc mà thỉnh kinh.

Ngài khởi sự ra đi năm 518, có nhiều vị cao tăng tháp tùng, trong đó có cả ngài Huệ Sanh. Năm 520, Ngài đến xứ Càn-đà-la và đến viếng thăm, lễ bái và cúng dường nhiều nơi Phật tích. Ngài trở về Trung Hoa cũng bằng đường bộ, vào năm 523, sau sáu năm du hành. Ngài thỉnh được cả thảy 170 bộ kinh.

Đáng ghi nhận là đồng thời với ngài Pháp Vân có một vị Tổ sư Ấn Độ sang khai mở Thiền Tông ở Trung Hoa. Đó là Tổ sư thứ 28 của Thiền Tông Ấn Độ, ngài Bồ-đề Đạt-ma. _Ngaøi vieân tòch naêm 713, höôûng thoï 79 tuoåi.



4. Huệ Nhật

Cũng vào đời nhà Đường, khoảng cuối thế kỷ thứ bảy, có một vị cao tăng họ Tân, quê ở Đông Lai, Thanh Châu, hiệu là Thích Huệ Nhật, tu học tại chùa Võng Cực, thành Lạc Dương. Từ nhỏ, Ngài đã hằng ngưỡng mộ việc tham bái Phật tích, sau gặp được ngài Nghĩa Tịnh là người từng sang Ấn Độ trở về, thì ý chí muốn qua Thiên Trúc của Ngài càng thêm nung nấu. Năm 701, Ngài làm lễ phát nguyện trước Phật đài rồi một mình ra đi.

Ngài đi theo đường biển mất ba năm, ghé lại nhiều địa danh vùng Đông Nam hải như Phật Thệ, Côn Lôn, Sư Tử Châu, rồi mới đến Thiên Trúc. Ngài lần lượt đi tham bái hết các nơi có thánh tích của Phật, lại sưu tầm nhiều kinh điển tiếng Phạn và cũng đến tham học với nhiều vị cao tăng đương thời.

Ngài lưu lại Ấn Độ đến 13 năm, học tập kinh điển tiếng Phạn rất nhiều, lại tiếp xúc, học hỏi với nhiều bậc cao tăng, nhưng lòng vẫn chưa dứt sự hoài nghi. Ngài luôn tự hỏi mình rằng: Có quốc độ nào, xứ sở nào chỉ vui mà không khổ? Có pháp tu nào, hạnh nguyện nào giúp người mau chóng được gặp Phật? Ngài mang việc ấy mà hỏi khắp các bậc cao tăng, những hàng trí giả khắp mọi nơi. Ai ai cũng bảo với Ngài rằng: Nên tán thán cõi Tịnh độ của đức Phật A-di-đà ở phương Tây, nên theo pháp môn niệm Phật cầu vãng sanh về đó. Như vậy là phù hợp với lời dạy của Phật Thích-ca, như vậy là con đường nhanh chóng nhất để được gặp Phật.





Bồ-tát Quán Thế Âm (Avalokitevara)



Từ đó, Ngài quyết lòng tin sâu pháp môn niệm Phật. Ngài chống gậy lần theo đường bộ mà về quê, vượt qua núi Tuyết Lãnh, trải qua rất nhiều các làng mạc xứ Ấn Độ. Lên miền Tây bắc, Ngài ghé lại xứ Kiện-đà-ra. Nơi phía Đông bắc kinh thành xứ này có một hòn núi lớn, trên núi có tượng đức Quán Thế Âm. Người ta nói rằng tượng linh thiêng lắm, ai đến đó thành tâm khẩn cầu Bồ-tát đều được Ngài hiện ra cho thấy.

Ngài Huệ Nhật liền đến đó lễ bái. Trong mấy ngày liên tục, Ngài lễ bái chí thành trước tượng đài, nhưng vẫn chưa thấy sự ứng hiện nào. Ngài bèn lập nguyện tuyệt thực, và nếu không được thấy Bồ-tát ứng hiện thì thà bỏ xác tại đây chứ không rời khỏi tượng đài.

Đến ngày thứ bảy, khi trời chưa sáng hẳn, Bồ-tát Quán Thế Âm bỗng hiện ra sắc tướng màu vàng ròng rực rỡ giữa hư không, bề cao hơn một trượng, ngự trên tòa sen báu, đưa bàn tay phải xuống xoa đầu ngài Huệ Nhật mà phán rằng: Nhà ngươi muốn truyền pháp, được lợi mình và độ cho người khác, nên theo pháp môn Tây phương Tịnh độ của đức Phật A-di-đà. Ngươi nên khuyên người ta niệm Phật, tụng kinh, hồi hướng công đức ấy mà cầu được vãng sanh. Khi được vãng sanh về cõi ấy, được thấy Phật và ta ở đó, sẽ được lợi ích lớn. Ngươi nên biết rằng hạnh tu Tịnh độ vượt hơn tất cả mọi hạnh khác.

Ngài nói rồi liền biến mất. Ngài Huệ Nhật qua mấy ngày không ăn uống, sức lực đã cạn kiệt, nhưng sau khi được thấy nghe sự ứng hiện của Bồ-tát thì thân thể bỗng trở nên tráng kiện, khỏe mạnh như thường, bèn lễ bái lần nữa rồi chống gậy mà lần về hướng đông, tiếp tục cuộc hành trình.

Hành trình của Ngài trải qua có hơn 70 nước, cả đi về hết gần 19 năm. Vào năm thứ bảy niên hiệu Khai Nguyên đời vua Đường Huyền Tông, tức là năm 719 theo Dương lịch, Ngài về đến Trường An. Ngài dâng lên cho Hoàng đế nhiều tranh tượng Phật và kinh điển chép bằng lá bối. Vua ban hiệu cho Ngài là Từ Mẫn Tam Tạng Sanh Pháp Sư.

Ngài từ đó chuyên cần tu theo pháp môn Tịnh độ và dẫn dắt nhiều người theo pháp môn này. Ngài có soạn bộ Vãng sanh Tịnh độ tập gồm 3 quyển để lưu hành ở đời. Ngài có công lớn trong việc truyền bá pháp môn Tịnh độ.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 14 chương »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Hát lên lời thương yêu


Truyện cổ Phật giáo


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự tham dục


Lục tổ Đại sư - Con người và huyền thoại

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.222.113.135 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...