Thành công là khi bạn đứng dậy nhiều hơn số lần vấp ngã. (Success is falling nine times and getting up ten.)Jon Bon Jovi
Những ai có được hạnh phúc cũng sẽ làm cho người khác được hạnh phúc. (Whoever is happy will make others happy too.)Anne Frank
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Điều khác biệt giữa sự ngu ngốc và thiên tài là: thiên tài vẫn luôn có giới hạn còn sự ngu ngốc thì không. (The difference between stupidity and genius is that genius has its limits.)Albert Einstein
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Chúng ta phải thừa nhận rằng khổ đau của một người hoặc một quốc gia cũng là khổ đau chung của nhân loại; hạnh phúc của một người hay một quốc gia cũng là hạnh phúc của nhân loại.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Kẻ ngốc nghếch truy tìm hạnh phúc ở xa xôi, người khôn ngoan gieo trồng hạnh phúc ngay dưới chân mình. (The foolish man seeks happiness in the distance, the wise grows it under his feet. )James Oppenheim
Điều quan trọng không phải vị trí ta đang đứng mà là ở hướng ta đang đi.Sưu tầm

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Kinh nghiệm tu tập trong đời thường »» Phật tử và Kinh điển »»

Kinh nghiệm tu tập trong đời thường
»» Phật tử và Kinh điển

Donate

(Lượt xem: 3.061)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Kinh nghiệm tu tập trong đời thường - Phật tử và Kinh điển

Font chữ:


Diễn đọc: Văn Tuấn

SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Tuần đầu tháng 7 năm 2017

Trong lá thư tuần này, chúng tôi xin đề cập đến một vấn đề rất quan trọng là vai trò của Kinh điển đối với sự tu tập của người Phật tử. Cách đây khoảng 5 năm, chúng tôi đã có một bài viết đề cập đến ý nghĩa của việc đọc Kinh điển, được đăng tải trên các trang mạng Thư viện Hoa sen, Quảng Đức... cũng như trên trang nhà Rộng Mở Tâm Hồn. Tuy nhiên, đây là một vấn đề quan trọng và có phạm trù khá rộng, nên chúng tôi muốn nhân dịp này để nêu ra thêm một vài nhận thức.

Không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của Kinh điển trong việc định hướng và dẫn dắt sự tu tập của Phật tử, không chỉ riêng ngày nay mà là trong suốt thời gian đạo Phật được truyền bá từ hơn 25 thế kỷ qua. Mỗi khi đạo Phật được truyền bá đến bất kỳ đất nước nào, việc phiên dịch Kinh điển sang ngôn ngữ địa phương ở đó luôn được xem là việc quan trọng nhất và được chú tâm thực hiện bởi các bậc thầy uyên bác nhất của mỗi thời đại. Sở dĩ như thế là vì Kinh điển được xem là nguồn tư liệu duy nhất ghi chép lại những lời Phật dạy, và có căn cứ vào đó thì các bậc thầy về sau mới có thể đưa ra các phần luận giải hay giảng rộng. Nói cách khác, mạng mạch Phật pháp được lưu truyền chính là nhờ sự lưu giữ và truyền bá được Kinh điển. Nếu Kinh điển bị mất đi, những lời dạy của Phật không còn được truyền bá một cách chính xác, thì điều chắc chắn là đạo Phật nếu có tồn tại cũng chỉ còn là một kiểu tôn giáo, tín ngưỡng thờ cúng không hơn không kém. Do đó mà biết rằng, tất cả những tinh túy giáo pháp của đạo Phật đều phát xuất từ Kinh điển và được lưu truyền rộng khắp cũng là nhờ Kinh điển.

Tuy nhiên, một thực tế đáng buồn hiện nay là đa số Phật tử không chú trọng nhiều đến việc học hỏi và nghiên cứu Kinh điển, mà hầu hết đều chỉ dựa vào các bài giảng, lời dạy của quý thầy. Việc học hỏi từ các bậc thầy là điều rất tốt, nhưng nếu song song theo đó có sự nghiên cứu, học hỏi từ Kinh điển thì chắc chắn sẽ có thể tránh được rất nhiều nhận thức, quan điểm sai lệch khi tu tập. Bởi một bậc thầy dù uyên bác đến đâu cũng vẫn là một người đang tu tập, chưa giác ngộ hoàn toàn, và do đó khả năng vận dụng những kiến giải chủ quan, những quan điểm riêng của mỗi người trong sự giảng giải là điều có thể xảy ra. Nếu người Phật tử có được chỗ dựa là Kinh điển để đối chiếu thì sẽ giống như người đi đường xa sẵn có la bàn để xác định phương hướng, nếu có nhận được những chỉ dẫn sai lệch cũng sẽ lập tức phát hiện và tìm kiếm chỉ dẫn từ nơi khác, thay vì bị dẫn dắt lệch hướng tu tập.

Đây không phải là những lo ngại chủ quan của người viết, vì thực tế hiện nay, chỉ cần dạo qua một vòng trong thế giới Internet, mà nổi bật nhất là trên Youtube, chúng ta không khó để gặp rất nhiều những bài giảng pháp lệch lạc theo chủ quan của người giảng. Một vị thượng tọa hùng hồn tuyên bố trước thính chúng rằng các món “ngũ vị tân” (năm loại gia vị cay nồng chứa nhiều chất kích thích) - mà trong kinh Lăng Nghiêm nhiều lần nhắc đến phải tránh dùng - thật ra là những thực phẩm “rất bổ dưỡng”, và vì bổ dưỡng nên không có gì phải kiêng cử cả! Một vị giảng sư “nổi tiếng” khác thì tuyên bố “ăn cá được phước”, vì con cá “không biết đọc biết viết và sống không mục đích” nên người ăn nó là giúp nó giải thoát, và nếu người ăn cá làm được việc tốt thì con cá ấy sẽ được phước! (?) Một giảng sư có ghi âm hẳn hòi, giảng giải đoạn kinh về “nắm lá trong tay” của đức Phật, nhưng thay vì kết luận giống như trong Kinh, vị này ngang nhiên phán rằng: “Vì đức Phật chưa thể nói hết những điều ngài biết, nên giờ đây chúng ta cần phải nói thêm những điều Phật chưa nói!” Quả thật, nếu hiểu Kinh điển theo lối này, e rằng thế giới của chúng ta phải có đến vô số vị Phật chứ không phải chỉ có mỗi một đức Phật Thích-ca Mâu-ni đã từng thuyết pháp cách đây hơn 25 thế kỷ.

Những phán xét chủ quan, lệch lạc theo kiểu này quả thật đang gây khó khăn cho rất nhiều Phật tử, khiến họ phải hoang mang không biết phải đặt niềm tin vào đâu. Vì thế, để trả lời thắc mắc của nhiều Phật tử trước những lời giảng sai lệch, chúng tôi luôn khuyến khích các vị ấy hãy tìm đọc Kinh điển.

Tuy nhiên, một lời khuyên tìm đọc “Kinh điển” sẽ là rất mơ hồ, bởi chúng ta có cả một rừng Kinh điển, Nam truyền lẫn Bắc truyền, vậy biết phải bắt đầu từ đâu? Đây chính là điều quan trọng nhất mà mỗi người phải tự quyết định, phải cân nhắc tìm hiểu xem nội dung nào là thích hợp với bản thân mình, rồi từ đó mới dành thời gian đi sâu nghiên cứu và thực hành những gì học được. Người khác chỉ có thể gợi ý hoặc giới thiệu với chúng ta, nhưng quyết định chọn theo con đường nào, nghiên cứu tìm hiểu sâu bộ kinh nào, chính là quyết định quan trọng nhất mà chúng ta phải đưa ra trên con đường tu tập. Có người trì kinh Pháp Hoa trọn một đời, có người đọc Bát Nhã, người khác chọn Lăng Nghiêm... đều là những quyết định riêng của mỗi người.

Chẳng hạn, đối với một số người thì những Kinh điển trong tạng Pali được Hòa thượng Minh Châu Việt dịch là những lời dạy vô cùng thiết thực, có thể áp dụng để phân tích đời sống cũng như phương hướng tu tập, và do đó nếu học hiểu được thì những người ấy không cần phải tìm kiếm ở nguồn thông tin nào khác nữa. Một số người khác cảm thấy thích hợp hơn khi tìm hiểu các kinh Phương đẳng, Đại thừa, vì họ cảm thấy có sự rộng mở, phóng khoáng, cũng như thực sự cảm nhận được sự lợi lạc khi áp dụng những thực hành tu tập như bố thí, nhẫn nhục...

Không có chuyện đúng sai hay hơn kém khi chọn lựa những Kinh điển khác nhau để tu tập. Vấn đề là sự thích hợp với căn cơ và trình độ của mỗi người mà thôi. Đức Phật thuyết dạy Kinh điển vì muốn cứu độ tất cả chúng sinh, mà chúng sinh thì có đủ mọi căn cơ, trình độ, tâm tánh khác nhau. Vì thế, trong mỗi bộ kinh cũng có những điểm nhấn khác nhau, những chỉ dạy khác nhau, cho phù hợp với sự thực hành tu tập của những người khác nhau. Khi một Phật tử chọn tu tập theo Kinh điển Nam truyền mà khởi tâm chê bai, bài bác các Kinh điển Bắc truyền hoặc ngược lại, thì đó chính là dấu hiệu rõ nét nhất cho thấy vị ấy chẳng qua chỉ đọc hiểu Kinh điển qua lớp vỏ ngôn ngữ bên ngoài mà thôi chứ không hề có sự thực hành tu tập. Bởi một khi có sự thực hành tu tập, dù theo bất kỳ truyền thống nào trong Phật giáo, thì người tu tập đều luôn có sự phát triển trí tuệ và phá trừ được sự chấp ngã ở từng mức độ khác nhau. Do đó, chắc chắn họ sẽ thấy rằng việc công kích, bài bác người theo truyền thống khác là một sự sai lầm và hoàn toàn vô ích, như trong kinh Đại Bát Niết-bàn có dạy: “Thường xét lỗi mình, không nói chỗ yếu kém của người.” (Thường tỉnh kỷ quá, bất tụng bỉ đoản.) Và trong kinh Pháp cú cũng có dạy: “Dễ thay thấy lỗi người, Lỗi mình thấy mới khó” và “ Ai thấy lỗi của người, thường sanh lòng chỉ trích, người ấy lậu hoặc tăng, rất xa lậu hoặc diệt.”

Tuy nhiên, ngoài thói quen ỷ lại từ lâu của người Phật tử chỉ biết dựa vào sự giảng giải của người khác mà không tự mình học hỏi Kinh điển, cũng phải nói đến một trở ngại khá lớn là các bản dịch Kinh điển hiện nay thường rất khó đọc hiểu. Các vị dịch kinh cao niên thường là thuộc về thế hệ Hán học đã qua, nên văn phong thường theo lối cổ, nhiều từ Hán Việt và cấu trúc câu phức tạp, khó hiểu. Việc chú giải cũng chưa được xem trọng đúng mức, khiến cho những ai chưa có đủ kiến thức Phật học căn bản thì rất khó lòng đọc hiểu được Kinh văn. Chính vì vậy, từ lâu đã hình thành một nhận thức bất thành văn rằng Kinh điển chỉ để tụng đọc như một nghi thức tỏ lòng tôn kính chứ không phải để học hiểu và làm theo. Thật là một sai lầm oan uổng biết bao!

Nhận thức được sự khó khăn của những Phật tử thuộc thế hệ trẻ trong việc đọc hiểu Kinh văn, nên chúng tôi đã cố gắng chuyển dịch nhiều bộ Kinh điển với văn phong khá rõ ràng, mạch lạc và chú giải công phu, để giúp người đọc được dễ dàng hơn trong việc tiếp nhận ý nghĩa kinh văn. Kể từ bản dịch kinh Bi Hoa được lưu hành từ khoảng năm 2007, Quy Nguyên Trực Chỉ được lưu hành từ năm 2008, kinh Đại Bát Niết-bàn từ năm 2009 và tái bản năm 2016 vừa qua, và nhiều bản dịch Kinh điển khác... chúng tôi đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ độc giả. Nhiều vị tôn túc đã mạnh dạn khuyến khích các Phật tử trẻ tìm đọc những bản kinh này, vì sự lợi ích lớn lao trong việc tiếp nhận một cách trực tiếp những lời Phật dạy.

Đặc biệt đối với kinh Đại Bát Niết-bàn, sau khi chuyển dịch hoàn tất, chúng tôi còn cố gắng biên soạn phần Tổng quan kinh Đại Bát Niết-bàn, như một lược đồ giới thiệu những nét chính yếu nhất trong toàn bộ kinh để giúp người đọc có thể dễ dàng nắm được ý kinh một cách khái quát nhất. Phần Tổng quan này cũng đã được xuất bản riêng thành một tập sách vào năm 2010 và được đông đảo độc giả khắp nơi đón nhận.

Kinh Đại Bát Niết-bàn là một trong các bộ kinh đồ sộ nhưng lại đề cập đến hầu hết mọi vấn đề quan yếu trên đường tu tập, thích hợp với cả những người mới phát tâm cho đến đã tu tập lâu ngày. Những vấn đề được đức Phật giảng giải trong Kinh này bao gồm từ những việc đơn giản và gần gũi nhất như ăn chay, giữ giới, cho đến những phạm trù sâu xa uyên áo như tánh Phật, tánh Như Lai; từ những giáo lý quen thuộc thường biết như nhân quả, Tứ đế, Thập nhị nhân duyên, cho đến những vấn đề ít khi được nhắc đến trong Kinh điển như cận tử nghiệp, tái sinh, thân trung ấm... Vì thế, có thể nói đây là một bộ Kinh điển quý giá và thích hợp với mọi tầng lớp Phật tử khác nhau.

Một cách khái quát, kinh này đề cập đến những nội dung chính như sau:

1. Làm phát khởi đức tin sâu xa theo Đại thừa, giúp người Phật tử xác định rõ con đường tu tập.

2. Nói rõ về sự thường tồn của thể tánh Như Lai, chính là mục đích tối thượng của sự tu tập.

3. Sự cần thiết phải thể nhận năng lực giác ngộ hay tánh Phật của tất cả chúng sanh.

4. Mối tương quan cùng tồn tại trong mỗi chúng sanh phàm phu giữa năng lực giác ngộ tiềm tàng và nguy cơ sa đọa vì thiếu đức tin.

5. Phân biệt rõ giữa những lời dạy chân chánh của đức Như Lai với những tà thuyết sai lầm.

6. Nhận thức rõ ý nghĩa các phương tiện thuyết giáo quyền thừa nhằm mục đích dẫn dắt.

7. Thuyết giảng về cảnh giới giải thoát với các thuộc tính thường tồn, an vui, chân thật và thanh tịnh.

8. Thuyết giảng về bốn tâm vô lượng: từ, bi, hỷ, xả.

9. Thuyết giảng về mối quan hệ giữa nghiệp nhân đã tạo và kết quả phải nhận lãnh.

10. Nhận thức rõ về ý nghĩa thật sự của dòng sinh tử tiếp nối không dừng trong Ba cõi.

Ngoài những nội dung chính này, kinh văn còn đề cập đến rất nhiều vấn đề khác trong sự tu tập. Tất cả đều được trình bày sinh động qua các hình thức vấn đáp và biện luận giữa đức Phật với các vị trong thính chúng, hoặc được minh họa qua những câu chuyện kể với tình tiết và ý nghĩa liên quan.

Hiện nay tại Việt Nam quý Phật tử có thể thỉnh kinh này tại nhà sách Quang Bình số 416 Nguyễn Thị Minh Khai, TP HCM với giá 1.800.000 đồng VN / trọn bộ 8 quyển (có kèm theo quà tặng), hoặc nếu ở các tỉnh thành khác có thể điện thoại về các số 028 3832 2386 / 0909 338 281 để được hỗ trợ thỉnh kinh và vận chuyển đến tận nhà.

Một trong những thành tựu của chúng tôi trong thời gian qua là đã cố gắng xuất bản toàn bộ kinh Đại Bát Niết-bàn này trên Amazon để phục vụ độc giả hải ngoại. Tuy nhiên, bản kinh xuất bản tại Việt Nam gồm đủ 4 phần là nguyên tác Hán văn, chú âm Hán Việt, Việt dịch và chú giải, trong khi bản trên Amazon vì để giảm bớt số trang in cũng như chỉ phục vụ cho những người không biết chữ Hán, nên chúng tôi đã lược bỏ các phần nguyên tác Hán văn và chú âm Hán Việt, còn lại phần Việt dịch và chú giải, trọn bộ 4 quyển, cộng 1 quyển Tổng quan được in riêng. Tổng cộng 5 quyển này có giá chỉ vào khoảng 60 USD và được gửi đến tận nhà trên toàn nước Mỹ.

Việc đọc hiểu và thực hành theo Kinh điển vừa là bước khởi đầu quan trọng nhất của người tu tập, mà cũng là phương hướng cần tuân theo trong suốt cuộc đời. Bởi vì, ngoài những lời Phật dạy ra thì chúng ta tuyệt đối không thể đặt niềm tin vào bất kỳ lời dạy của ai khác khi xét thấy có mâu thuẫn với lời Phật dạy.

Mong rằng tất cả Phật tử Việt Nam sẽ dần dần có sự chuyển hướng nhận thức và biết nỗ lực tìm đọc những lời Phật dạy trong Kinh điển để làm vốn quý tu tập cho chính bản thân mình.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 27 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.227.187 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...