Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Tôi phản đối bạo lực vì ngay cả khi nó có vẻ như điều tốt đẹp thì đó cũng chỉ là tạm thời, nhưng tội ác nó tạo ra thì tồn tại mãi mãi. (I object to violence because when it appears to do good, the good is only temporary; the evil it does is permanent.)Mahatma Gandhi
Hãy học cách vui thích với những gì bạn có trong khi theo đuổi tất cả những gì bạn muốn. (Learn how to be happy with what you have while you pursue all that you want. )Jim Rohn
Kẻ ngốc nghếch truy tìm hạnh phúc ở xa xôi, người khôn ngoan gieo trồng hạnh phúc ngay dưới chân mình. (The foolish man seeks happiness in the distance, the wise grows it under his feet. )James Oppenheim
Khi tự tin vào chính mình, chúng ta có được bí quyết đầu tiên của sự thành công. (When we believe in ourselves we have the first secret of success. )Norman Vincent Peale
Khi mọi con đường đều bế tắc, đừng từ bỏ. Hãy tự vạch ra con đường của chính mình. (When all the ways stop, do not give up. Draw a way on your own.)Sưu tầm
Bạn có thể trì hoãn, nhưng thời gian thì không. (You may delay, but time will not.)Benjamin Franklin
Học Phật trước hết phải học làm người. Làm người trước hết phải học làm người tốt. (學佛先要學做人,做人先要學做好人。)Hòa thượng Tinh Không
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Một người chưa từng mắc lỗi là chưa từng thử qua bất cứ điều gì mới mẻ. (A person who never made a mistake never tried anything new.)Albert Einstein

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Kinh nghiệm tu tập trong đời thường »» Con đường tu tập »»

Kinh nghiệm tu tập trong đời thường
»» Con đường tu tập

(Lượt xem: 2.784)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Kinh nghiệm tu tập trong đời thường - Con đường tu tập

Font chữ:


Diễn đọc: Văn Tuấn

SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Tuần đầu tháng 4 năm 2017

Có một khuynh hướng mà hầu hết mọi người thường rơi vào là khi theo đuổi một việc gì, ta luôn mong muốn sao cho chỉ phải bỏ ra ít công sức nhất nhưng phải đạt được hiệu quả sâu rộng nhất, tốt đẹp nhất.

Đi vào siêu thị, ta luôn muốn chọn mua những thứ rẻ nhất mà tốt nhất. Thuê mướn nhân công, ta muốn họ phải làm cho ta thật nhiều việc khó nhọc nhưng với đồng lương rẻ nhất. Chọn mua các vật dụng cho gia đình, ta luôn muốn có những thứ nào tốt nhất, bền nhất nhưng với giá thấp nhất! Ngẫm kỹ lại, cái khuynh hướng mong muốn như thế chẳng phải là hết sức vô lý hay sao? Tuy nhiên, chỉ vì mọi người ai ai cũng nghĩ như thế, ai ai cũng muốn như thế, nên cái khuynh hướng vô lý này lại dường như đã trở thành một lối suy nghĩ hết sức bình thường đối với hết thảy mọi người.

Và chính từ lối suy nghĩ “hết sức bình thường” (nhưng vô lý) này, nên chúng ta mỗi ngày đều tiếp xúc với những mẩu quảng cáo cũng hết sức vô lý nhưng lại thấy là hoàn toàn bình thường, như “mua một tặng một”, “giảm 50% giá bán” v.v... Hãy thử nghĩ mà xem, nếu một nhà sản xuất chỉ có thể thu lại được 50% số tiền họ dự kiến khi bắt đầu sản xuất một món hàng, liệu họ có thể tiếp tục làm ăn khấm khá và phát triển được chăng? Vì thế, sự thật ở đây là chỉ vì để đáp ứng cái mong muốn vô lý của mọi người, nên trong hầu hết trường hợp thì các nhà sản xuất, cung cấp dịch vụ... đã làm một việc rất đơn giản là nâng giá bán lên gấp đôi rồi sau đó tuyên bố giảm một nửa hoặc “mua một tặng một”. Và khi đó, người mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ sẽ có được cái ảo giác mừng vui và thỏa mãn vì đã mua được với “giá rẻ nhất” đúng như mong muốn.

Điều đáng buồn là không chỉ trong việc mua sắm mỗi ngày, mà chúng ta còn mang cả cái khuynh hướng vô lý đó vào con đường tu tập! Chúng ta hoang phí vài ba chục năm dài sống buông thả theo dục vọng, rồi chỉ qua vài ba tháng ngắn ngủi đến với một đạo trường nào đó hoặc tự mình nỗ lực tu tập tại gia, chúng ta lại phiền lòng vì sao chưa thấy những thành quả chuyển hóa tốt đẹp như mong muốn! Chúng ta dành hơn nửa đời người để bon chen, trôi dạt trong cuộc sống với đầy những mánh khóe, lừa lọc phải đối phó mỗi ngày, rồi chỉ ghé lại cửa chùa trong một vài năm ngắn ngủi, ta lại băn khoăn tự hỏi sao vẫn chưa thấy lòng nhẹ nhàng thanh thoát! Chúng ta chôn vùi nhiều năm trong vô số những niềm tin mông muội vô căn cứ của thế gian, rồi chỉ sau khi đọc qua một vài quyển kinh Phật, ta lại thất vọng vì sao mình chưa thấu suốt được con đường giác ngộ!

Nhiều người trong quý vị khi đọc qua những dòng trên đây có thể sẽ nghĩ ngay rằng người viết đã quá cường điệu hóa vấn đề chứ không mấy ai lại có những suy nghĩ và khuynh hướng vô lý đến thế. Tuy nhiên, chúng tôi không nói ra những điều này nhằm mục đích phân biện đúng sai hay bảo vệ cho một luận điểm của riêng mình. Chúng tôi chỉ muốn nói lên một sự thật mà chính bản thân chúng tôi trên con đường đến với đạo Phật cũng đã từng vấp phải. Trong từng mức độ khác nhau, hoặc lộ liễu đến mức dễ thấy hoặc tinh tế đến độ khó nhận biết, nhưng cái khuynh hướng mong cầu vô lý kia nó hầu như hiện diện ở tất cả chúng ta, bởi một lý do vô cùng đơn giản: nó chính là biểu hiện của lòng tham. Và khi chúng ta bước vào con đường tu tập không có nghĩa là chúng ta đã ngay lập tức trở thành một vị thánh, cho nên việc ta mang nguyên vẹn cái lòng tham ấy vào con đường tu tập cũng là chuyện hoàn toàn dễ hiểu.

Nhưng chúng ta không chỉ ra những điều như trên để tự trách hay phê phán chính mình. Chúng ta cần nhận rõ sự thật ấy chỉ vì nó có thể cản trở con đường tu tập của chúng ta. Nó có thể khiến ta nản lòng thối chí sau vài ba năm tu tập, bởi cái cảm giác không được đáp ứng những điều mình mong đợi, mà không nhận ra được sự thật là những công sức tu tập ta vừa bỏ ra đó hãy còn quá nhỏ bé so với những bụi trần phiền não mà ta đã tự nguyện mang vào người trong biết bao nhiêu năm qua. Cũng vậy, với bao nhiêu thành kiến, định kiến mê lầm trong suốt một đời lăn lộn giữa trần tục, liệu ta có thể hy vọng thông suốt được giáo lý Phật-đà chỉ qua việc đọc vài ba quyển sách hoặc đi nghe năm bảy lần thuyết giảng? Vấn đề của hầu như tất cả chúng ta là phải chấp nhận sự thật đó, phải thấy rằng con đường tu tập chuyển hóa tự tâm hay hoàn thiện bản thân là một con đường dài, đòi hỏi thời gian và sự kiên trì, nhẫn nại. Tất nhiên là chúng ta sẽ từng bước giảm nhẹ được khổ đau và phiền não trên con đường tu tập, nhưng nếu ta luôn muốn có được những thành quả “tốt nhất mà rẻ nhất” thì chắc chắn đó chỉ là điều không tưởng mà thôi.

Trở lại với những vấn đề sống chết của đời người, hay những gì sẽ đến với ta sau khi chết, đó hoàn toàn không phải những vấn đề đơn giản. Nhiều ngàn năm triết học và tôn giáo của Ấn Độ cổ xưa đã từng nghiền ngẫm và vẫn hoàn toàn bế tắc cho đến khi Đức Phật ra đời. Sự giác ngộ hoàn toàn của Ngài đã mang lại nhiều nhận thức mới, cách hiểu mới về nhân sinh cũng như về vạn hữu. Vì thế, việc đạo Phật bác bỏ nhiều luận thuyết của các tôn giáo, triết thuyết khác cũng là điều dễ hiểu, bởi nếu như những luận thuyết ấy đã giải quyết được các vấn đề bất ổn của đời người, thì Đức Phật đâu cần phải ra đời và thuyết giảng giáo pháp? Các tôn giáo khác đều thừa nhận một đấng sáng thế, một vị chúa tể, Phạm thiên... tạo ra thế giới và con người. Đạo Phật bác bỏ điều đó. Các tôn giáo khác đều mặc nhiên thừa nhận có một linh hồn trường tồn vĩnh cửu để lên thiên đàng hoặc xuống địa ngục. Đạo Phật bác bỏ điều đó.

Tuy nhiên, Đức Phật đã bác bỏ các luận thuyết của ngoại đạo như thế nào, đã thuyết giảng như thế nào về linh hồn, về tâm thức con người cũng như về vòng xoay của sinh tử luân hồi, chắc chắn không thể là chuyện mỗi người có thể nắm hiểu thông suốt qua việc đọc vài ba tập sách hay thậm chí qua vài ba năm tu tập. Đó là những vấn đề lớn của cả đời người, của cả nhân loại, và chúng ta nhất thiết phải có những nỗ lực tương xứng mới có thể nhận hiểu được. Cho nên, vấn đề quan trọng và thiết thực nhất đối với mỗi chúng ta không phải là theo đuổi sự am tường hay uyên bác về giáo lý đạo Phật, mà là phải nhận hiểu đúng thật về những gì trong phạm vi đang tu tập của chính bản thân mình, để từng ngày từng ngày luôn có thể nỗ lực tu tập đúng hướng. Khi chúng ta đã tu tập đúng hướng thì những thành quả tốt đẹp của tương lai chắc chắn dù không mong cầu cũng sẽ dần dần có được.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 27 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Giai nhân và Hòa thượng


An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Hạ


Tự lực và tha lực trong Phật giáo


Phật giáo và Con người

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 54.234.233.157 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (395 lượt xem) - Việt Nam (123 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...