Sự kiên trì là bí quyết của mọi chiến thắng. (Perseverance, secret of all triumphs.)Victor Hugo
Cơ hội thành công thực sự nằm ở con người chứ không ở công việc. (The real opportunity for success lies within the person and not in the job. )Zig Ziglar
Người thành công là người có thể xây dựng một nền tảng vững chắc bằng chính những viên gạch người khác đã ném vào anh ta. (A successful man is one who can lay a firm foundation with the bricks others have thrown at him.)David Brinkley
Muôn việc thiện chưa đủ, một việc ác đã quá thừa.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Những khách hàng khó tính nhất là người dạy cho bạn nhiều điều nhất. (Your most unhappy customers are your greatest source of learning.)Bill Gates
Từ bi và độ lượng không phải là dấu hiệu của yếu đuối, mà thực sự là biểu hiện của sức mạnh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy cống hiến cho cuộc đời những gì tốt nhất bạn có và điều tốt nhất sẽ đến với bạn. (Give the world the best you have, and the best will come to you. )Madeline Bridge
Nhiệm vụ của con người chúng ta là phải tự giải thoát chính mình bằng cách mở rộng tình thương đến với muôn loài cũng như toàn bộ thiên nhiên tươi đẹp. (Our task must be to free ourselves by widening our circle of compassion to embrace all living creatures and the whole of nature and its beauty.)Albert Einstein
Một người trở nên ích kỷ không phải vì chạy theo lợi ích riêng, mà chỉ vì không quan tâm đến những người quanh mình. (A man is called selfish not for pursuing his own good, but for neglecting his neighbor's.)Richard Whately
Người duy nhất mà bạn nên cố gắng vượt qua chính là bản thân bạn của ngày hôm qua. (The only person you should try to be better than is the person you were yesterday.)Khuyết danh

Trang chủ »» Danh mục »» PHẬT HỌC PHỔ THÔNG »» Luận về Pháp Hoa Kinh An Lạc Hạnh Nghĩa »» Phần II: Cái thấy chân thực đối với kinh Pháp Hoa của Nam Nhạc Tư Đại Thiền Sư qua Pháp Hoa Kinh An Lạc Hạnh Nghĩa (Hiroshi Kanno) »»

Luận về Pháp Hoa Kinh An Lạc Hạnh Nghĩa
»» Phần II: Cái thấy chân thực đối với kinh Pháp Hoa của Nam Nhạc Tư Đại Thiền Sư qua Pháp Hoa Kinh An Lạc Hạnh Nghĩa (Hiroshi Kanno)

Donate

(Lượt xem: 6.609)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Luận về Pháp Hoa Kinh An Lạc Hạnh Nghĩa  - Phần II: Cái thấy chân thực đối với kinh Pháp Hoa của Nam Nhạc Tư Đại Thiền Sư qua Pháp Hoa Kinh An Lạc Hạnh Nghĩa (Hiroshi Kanno)

Font chữ:



SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Người đọc: Trường Tân

Vấn đề đưa ra

Từ “Lập Thệ Nguyện Văn” (立誓願文), Nam Nhạc Tuệ Tư Đại Thiền Sư (南嶽慧思大禪師 515-577) rõ ràng đặt lòng tin sâu đậm vào Đại Phẩm Bát Nhã Kinh (般若波羅蜜多經) và Dìệu Pháp Liên Hoa Kinh (妙法蓮華經) . Thực hy hữu cho chúng ta ngày nay có thể biết được cái thấy của Nam Nhạc Tuệ Tư qua bản văn Pháp Hoa Kinh An Lạc Hạnh Nghĩa (法華經安樂行義) [còn lưu truyền] . Pháp Hoa Kinh An Lạc Hạnh Nghĩa không phải là bản văn chú giải nội dung kinh Pháp Hoa, mà là một tác phẩm đặt trọng tâm vào phẩm An Lạc Hạnh như một chủ đề đặc biệt. Theo tài liệu trong chư tổ liệt truyện được người đời sau lưu truyền thì phẩm An Lạc Hạnh là phẩm kinh đầu tiên Nam Nhạc Tuệ Tư giảng cho sư Trí Giả trong lần hội ngộ thứ nhất tại đỉnh núi Đại Tô (大蘇) . Mặc dù bản văn tương đối ngắn, tôi [Hiroshi Kanno] sẽ thâm cứu về cái thấy của Nam Nhạc Tuệ Tư đối với kinh Pháp Hoa qua tác phẩm Pháp Hoa Kinh An Lạc Hạnh Nghĩa.
Qua một bố cục tổng quát, Nam Nhạc Tuệ Tư khởi đầu Pháp Hoa Kinh An Lạc Hạnh Nghĩa với một đề mục đúc kết cái thấy của riêng sư đối với bản kinh Pháp Hoa. Trong phần đại ý, sư viết xuống 15 bài kệ giải thích hai mặt an lạc, tức hữu tướng hạnh (有相行),và vô tướng hạnh (無相行), với nghĩa Nhất Thừa. Theo sau bài kệ là mười câu vấn đáp giải thích ý nghĩa của bài kệ. Trong những trang tiếp theo, tôi [Kanno] sẽ đưa ra những điểm khác nhau, và khảo cứu cái thấy của Nam Nhạc Tôn Giả đối với bản kinh Diệu Pháp Liên Hoa, với hình thức bố cục căn bản.

[1] Cái thấy đối với kinh Pháp Hoa trong mở đầu Pháp Hoa Kinh An Lạc Hạnh Nghĩa
Có thể nói rằng cái thấy của Nam Nhạc Tôn Giả về kinh Pháp Hoa được chuyển đạt trọn vẹn trong những dòng chữ mở đầu Pháp Hoa Kinh An Lạc Hạnh Nghĩa. Dẫn chứng:
“Kinh Pháp Hoa là pháp môn đốn giác (頓覺) của riêng Đại thừa, là nơi một hành giả giác ngộ một cách tự nhiên, không từ một bậc thầy, và nhanh chóng chứng được Niết Bàn. Đây là một pháp môn mà bất cứ những ai, bất cứ hoàn cảnh nào, đều khó tin nhận. Các Bồ tát sơ phát tâm hướng về Đại thừa, mong muốn chứng đắc Bồ đề nhanh hơn tất cả những Bồ tát khác, thì phải trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, phát huy thiền định, và nhất tâm tu tập Pháp Hoa tam muội. Nhìn vào mỗi mỗi chúng sinh như một vị Phật, họ nên chắp tay cung kính như cung kính chính Đức Thế Tôn. Họ cũng nên nhìn mỗi chúng sinh là một đại Bồ tát, và là một thiện tri thức”. (T no. 1926, 46.697c17-22)
Toàn bộ nội dung Pháp Hoa Kinh An Lạc Hạnh Nghĩa đã hiện hình trong đoạn văn mở đầu nầy. Khi Nam Nhạc Tuệ Tư đưa ra câu trả lời trong đoạn văn trên về loại pháp môn nào kinh Pháp Hoa biểu thị, sư đã giải thích trên bốn điểm căn bản: [a] là pháp môn đốn giác của riêng Đại thừa, [b] là pháp môn hành giả giác ngộ một cách tự nhiên, không từ một bậc thầy, [c] là pháp môn hành giả nhanh chóng chứng được Niết Bàn, và [d] là pháp môn mà bất cứ những ai trong bất cứ hoàn cảnh nào, đều khó tin nhận.
Trước hết, bản kinh Pháp Hoa được nhìn thuộc đốn giác như được thuyết trong tương quan với pháp Đại thừa. Đốn giác có ý muốn nói đến một sự giác ngộ bất ngờ hoặc nhanh chóng. “Tiệm giác” (漸覺) không thực sự được đề cập trong Pháp Hoa Kinh An Lạc Hạnh Nghĩa. Tuy nhiên, với tất cả những lập luận trong Pháp Hoa Kinh An Lạc Hạnh Nghĩa, đốn giác được đặt trong một vị thế đối nghịch với pháp môn tu tập thuộc Phật giáo Đại thừa được biết như “thứ đệ hành” (次第行). Nói cách khác, muốn hiểu được pháp môn đốn giác, chúng ta cần hiểu sự khác biệt giữa hai pháp môn đốn và tiệm. Sau đó chúng ta sẽ nói chi tiết về khái niệm đối nghịch nầy.
Hơn nữa, trong tác phẩm “Chư Pháp Vô Tránh Tam Muội Pháp Môn” (諸法無爭三 昧法門) cũng gọi tắt là Vô Tránh Tam Muội, Nam Nhạc Tôn Giả cũng nối liền đốn giác với kinh Pháp Hoa, khi nói rằng: “Trong pháp hội Pháp Hoa, [Đức Phật] chỉ thuyết đốn pháp viên diệu trong Phật tuệ nhất thừa, và thọ ký cho chư đại Bồ tát” (T no. 1926, 46.635b8-9).
Sato Tetsuei đã trích đoạn văn sau trong phẩm “Phật Mẫu” kinh “Bồ Tát Anh Lạc Bản Nghiệp” (菩薩瓔珞本業經), cũng gọi là kinh Anh Lạc, để dẫn chứng cho pháp môn đốn giác:
“Trong pháp hội của Ta xưa kia có một trăm lẻ tám ngàn đại Bồ tát vô nhiễm. Thuở đó, họ vào được suối nguồn pháp tánh, chứng đốn giác với tướng đồng nhất bất nhị của vạn pháp. Rời pháp hội, họ đến ngự trên pháp tòa khắp mười phương cõi nước, thuyết diệu pháp tạng là tràng hoa của chư Bồ tát. Vào lúc đó, vô số thánh chúng trong pháp hội nhìn thấy một trăm lẻ tám ngàn vị cùng mang tên là Đốn Giác, mỗi vị ngự trên tòa sư tử trang nghiêm với trăm nghìn châu báu. Lúc đó cũng có vô số thính chúng đồng có mặt trong pháp hội, lắng nghe diệu pháp thuyết ra từ các đấng đại giác nầy. Như vậy, không có đấng đại giác từ tiệm giác, chỉ có đốn giác mà thôi. Không có sự khác biệt trong những lời Phật thuyết ra trong ba thời. Pháp của Ta [nói ra] cũng như vậy.” (T no 1945, 24. 1018c14-21)
Từ những dẫn chứng như trên, Sato nghĩ rằng: “Nam Nhạc Tuệ Tư trước hết tìm được một tiền đề từ kinh Anh Lạc để dùng từ ngữ “đốn giác” như nét đặc thù trong tư tưởng tôn giả. Trên căn bản có thể tôn giả không đồng hóa đoạn kinh nói về đốn giác nầy với [tiến trình] không theo thứ lớp hoặc lối vào [giác ngộ] không theo thứ tự, như một tư tưởng biệt thù của kinh Pháp Hoa, phải chăng từ đó, cái nhìn về kinh Pháp Hoa như một pháp môn đốn giác đến với tôn giả?.”
Câu “vô sư tự ngộ” (無師自悟) có nghĩa rằng hành giả đạt giác ngộ một cách tự nhiên, không phải từ sự hướng dẫn của vị thầy. Trong Tục Cao Tăng Truyện (續高僧 傳) của sư Đạo Tuyên (道宣), Nam Nhạc Tuệ Tư được ghi là đã chứng được Pháp Hoa tam muội một cách tự nhiên, không dựa vào [sự chỉ dẫn của] người khác, đưa ra sự liên quan với ý niệm “vô sư tự ngộ” . Nhưng đầu tiên và trên hết, đó không phải là Nam Nhạc Tuệ Tư – người [hiện thân] trong Pháp Hoa Kinh An Lạc Hạnh Nghĩa. Đó là ý niệm mà tướng siêu việt của kinh Pháp Hoa tiềm ẩn năng lực – như một thánh thư, thành tựu đốn giác. Một số khái niệm tương tự có thể tìm thấy nơi 15 bài kệ trong Pháp Hoa Kinh An Lạc Hạnh Nghĩa.
Thí dụ, bài kệ thứ năm, nói: “Chúng sinh bản tánh vốn không ô nhiễm, không có điểm khởi đầu, và cũng không thuần tịnh. [Bồ tát tin theo] không tu hạnh đối trị (bất tu đối trị hạnh不修 對治行), [vì vậy] tự nhiên vượt trên bậc thánh (tự nhiên siêu chúng thánh 自然超眾聖 )” (T no. 1026, 46.698a 24-25).
Bài kệ thứ sáu nói: “Tự nhiên giác ngộ, không từ một vị thầy (vô sư tự nhiên giác 無師自然覺), và không tu tập theo con đường tiệm thứ (bất do thứ đệ hành 不由次第行). Huyền nghĩa của những dòng kệ trên không khác với sự huyền nhiệm từ lời Phật: diệu giác 妙覺 (T no. 1026, 46.698a26).
Bài kệ thứ mười, nói: “Diệu Pháp Liên Hoa Kinh là bản kinh thuộc Đại Maha diễn [Da moheyan]. Nếu chúng sinh tu tập theo đúng giáo pháp, họ sẽ chứng đắc Bồ đề một cách tự nhiên” (T no. 1026, 46.698b5-6). Ý niệm về một sự chứng đắc tự nhiên và không cần dụng công đã rõ ràng với dòng kệ “vô sư tự nhiên giác” trong bài thứ sáu, chữ “tự” (自) ở đây có thể hơi thay đổi một chút sánh với chữ “tự” trong dòng kệ “vô sư tự ngộ”, với ý nghĩa tự mình giác ngộ một cách tự nhiên. Chữ “tự” có thể đọc hai cách: hoặc là tự chính mình [phát sinh], hoặc là một cách tự nhiên. Chữ tự trong bài kệ thứ sáu mang nghĩa “một cách tự nhiên”. Hơn nữa, khi văn tự có nội dung cụ thể thuộc ý nghĩa học, thì hẳn nhiên câu “bất tu thứ đệ hạnh” trong bài kệ thứ năm và câu “bất do thứ đệ hạnh” trong bài kệ thứ sáu có ý hàm chứa nghĩa “một cách tự nhiên”.
“Mau chóng chứng đắc Bồ đề” có nghĩa rằng hành giả chẳng mấy chốc chứng được giải thoát như một vị Phật. Lối diễn đạt nầy xuất hiện nhiều lần trong phẩm “Thường Bất Khinh Bồ Tát”, kinh Pháp Hoa. Thí dụ, chúng ta thấy kinh nói như sau: “Khi Thường Bất Khinh Bồ Tát mệnh chung liền gặp được vô số chư Phật; và cũng vì tuyên nói kinh Diệu Pháp Liên Hoa mà được vô lượng phước báu. Dần dần đầy đủ công đức, mau tựu thành Phật đạo”; hoặc trong một đoạn khác: “Nên phải giữ một lòng vì người mà rộng nói kinh nầy, đời đời gặp được Phật, mau chứng thành Phật đạo” . Trong Pháp Hoa Kinh An Lạc Hạnh Nghĩa, có thể giải thích câu “mau chứng thành Phật đạo” có cùng một ý nghĩa như “đốn giác” đã nói trên.
“Đây là một pháp môn mà bất cứ những ai, bất cứ hoàn cảnh nào, đều khó tin nhận”, có thể muốn nhắc đến một đoạn kinh Pháp Hoa, phẩm Tựa, nói: “[Phật] vì muốn tất cả chúng sinh được nghe và hiểu pháp mà thế gian khó tin nhận nầy; cho nên hiện ra điềm lành.” (T no. 262. 9.3c17; cf. Watson [1993], p.14).
Đến đây, “mau chóng chứng đắc Bồ đề” - đồng nghĩa với “đốn giác” - là phần quan trọng nhất trong bốn giải thích của Nam Nhạc Tôn Giả về pháp môn mà kinh Pháp Hoa tuyên thuyết. Lý do đưa ra có thể trích dẫn từ sự kiện Nam Nhạc Tuệ Tư lập tức khẳng định rằng các Bồ tát sơ phát tâm hướng về Đại thừa, mong muốn chứng đắc Bồ đề nhanh hơn tất cả những Bồ tát khác, thì phải trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, phát huy thiền định, và thêm vào đó, phải nhất tâm tu tập Pháp Hoa tam muội.
Phần thực hành mà Nam Nhạc Tuệ Tư nói riêng cho các Bồ tát sơ phát tâm đòi hỏi bốn hạnh trong lục độ ba la mật. Tuy nhiên, khi có sự nối liền giữa thiền định và Pháp Hoa tam muội (法華三昧) , Pháp Hoa tam muội lấy những yếu chỉ trong An Lạc Hạnh Nghĩa một cách chính xác bởi vì được chọn lọc và phân biệt với những loại thiền định khác. Hơn nữa, trong phần giải thích về nội dung của Pháp Hoa tam muội đến với câu hỏi về một cái nhìn thích ứng với tất cả chúng sinh, xác định rằng hành giả nên nhìn mỗi chúng sinh là một vị Phật, chắp tay cung kính chúng sinh như cung kính chính Đức Phật, nhìn chúng sinh như những đại Bồ tát và thiện tri thức. Các đường lối tu hành khác được lần lượt giải thích.
Thứ nhất, về tinh tiến, Nam Nhạc Tuệ Tư nói đến hành trạng của Dược Vương Bồ tát và Trang Nghiêm Vương trong kinh Pháp Hoa . Đối với hạnh “nhìn mỗi chúng sinh là một vị Phật”, sư nhắc đến Thường Bất Khinh Bồ tát , với “phát huy thiền định”, sư hướng về phẩm An Lạc Hạnh . Giải thích về mối tương quan giữa “sự kiên trì tu tập thiền định” và “nhìn mỗi chúng sinh là một vị Phật” như đã nói trên, sư thuyết rằng tất cả chúng sinh vốn có đầy đủ pháp thân tạng, vì vậy nên là một và không khác chư Phật. Cũng chỉ vì phiền não mà pháp thân không lộ diện. Tuy nhiên, nếu hành giả thanh tịnh được những chướng ngại từ phiền não gây ra qua năng lực thực hành pháp thiền định thì pháp thân sẽ xuất hiện. Phần giảng giải được đưa ra một cách cụ thể như sau: Nam Nhạc Tuệ Tư trước hết lập đề rằng chúng sinh đồng với chư Phật bằng cách đưa ra những khái niệm tổng quát về “pháp thân tạng” (法身藏) . Sư nói: “Tất cả chúng sinh vốn có pháp thân thể tính, chúng sinh và chư Phật là một, và chúng sinh không khác với chư Phật” (T no. 1926, 46.698a8). Tuy nhiên, với quan điểm pháp thân không hiển lộ vì chúng sinh mê muội, sư nói rằng pháp thân có thể lộ diện qua sự tinh cần tu tập thiền định. Dẫn chứng:
“Ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẽ đẹp thuần tịnh. Chỉ vì những ngăn ngại từ cái tâm mông muội và sự ô nhiễm của sáu căn mà pháp thân không hiển lộ, ví như hình tướng không hiện được trên mặt gương khi bụi bặm che phủ. Nếu một hành giả tinh cần tu tập thiền định và thanh tịnh được gốc rẽ phiền não, pháp thân sẽ hiển hiện tròn đầy” (T no. 1926, 46.698a9-12).
Trong phần nói về sự hiển lộ của pháp thân, Nam Nhạc Tuệ Tư dẫn chứng đoạn kinh từ phẩm Công Đức Pháp Sư, kinh Pháp Hoa – hoặc đôi khi từ Quán Phổ Hiền Bồ Tát Hành Pháp Kinh (觀普賢菩薩行法經) thuyết về sự thanh tịnh của sáu căn : “Kinh nói đến con mắt thường tịnh do cha mẹ sinh, nhớ rằng tai, mũi, lưỡi, thân, và tâm cũng giống như vậy.” (T no. 1926, 46.698a 12-13)
Kinh Pháp Hoa, theo bản Phạn văn, chữ thường (常) có nghĩa là bình thường, không khác lạ . Nhưng khi chúng ta nhìn vào câu văn của Nam Nhạc Tôn Giả: “Vì mắt thường hằng nên không khi trồi khi sụt. Thường có nghĩa gì?. Thường vì là không có chỗ khởi đầu” (T no. 1926, 46.699b11-12); rõ ràng sư luận về cái thấy thường hằng hoặc thường trụ.

[2] Cái thấy đối với kinh Pháp Hoa hiển lộ qua những bài kệ
Dưới hình thức kệ tụng, sau khi đưa ra những luận cứ nói trên, Nam Nhạc Tuệ Tư liền bắt đầu nói về cái thấy của sư đối với kinh Pháp Hoa và ý nghĩa của hạnh an lạc là cái trở thành chủ đề trong Pháp Hoa Kinh An Lạc Hạnh Nghĩa. Nếu chúng ta tính một bài kệ có 4 dòng, mỗi dòng có 5 chữ, thì có tất cả 15 bài kệ trong luận đề nầy. Chúng ta sẽ khảo sát theo thứ tự của từng bài kệ. Bắt đầu từ bài thứ nhất và thứ hai, liên quan đến sự tu tập theo Pháp Hoa, và sự lợi ích. Chúng ta thấy ghi rằng:
{1} Nếu có người mong cầu giải thoát vô thượng, người ấy nên tu tập theo kinh Pháp Hoa. Khi tu tập như vậy, người ấy sẽ nhận ra, với chính thân và tâm nầy, pháp môn tịnh diệu ví như thần dược đưa người qua bờ sinh tử.
{2} Nếu người ấy trì giới, tu hạnh nhẫn nhục, tu tập thiền định, người ấy sẽ từ đó đắc được tam muội của chư Phật và nhận ra lục căn tánh thanh tịnh (六根性清淨 T no. 1926, 46.968a 16-19).
Như đã ghi chú ở phần trên, kinh Pháp Hoa là một bản kinh giúp người mau chóng chứng đắc Bồ đề. Ở đây, nhắc lại thêm một lần nữa, rằng việc thực hành giáo lý Pháp Hoa được nhìn như điều thiết yếu để có thể chứng được pháp tối thượng, tức thành Phật. Trong phần mở đầu Pháp Hoa Kinh An Lạc Hạnh Nghĩa, trì giữ những cấm giới đạo đức, tu tập hạnh an nhẫn, thực hành pháp thiền định là những điều được liệt kê trong số những kho tàng đức hạnh mà con người phải vun tưới. Ở đây, Nam Nhạc Tuệ Tư nhấn mạnh rằng hành giả có thể đắc tam muội của chư Phật, và thanh tịnh được sáu căn qua sự thực hành của người ấy. Đối với tam muội của chư Phật, dường như không có vấn đề gì nếu so sánh với Pháp Hoa tam muội. Việc thanh tịnh sáu căn đã được nói đến trong đoạn kinh bắt đầu với câu “như kinh nói...”. Tuy nhiên, trong Pháp Hoa Kinh An Lạc Hạnh Nghĩa, khái niệm đóng một vai trò đặc biệt quan trọng, chi tiết về điểm nầy sẽ được bàn đến.
Với an lạc hạnh làm chủ đề trong Pháp Hoa Kinh An Lạc Hạnh Nghĩa, bài kệ thứ ba nói rằng nên phân biệt giữa hai pháp môn tu tập tương ưng với hữu tướng và vô tướng. Từ bài kệ thứ tư trở đi, Pháp Hoa Kinh An Lạc Hạnh Nghĩa luận chi tiết về vô tướng hạnh. Những bài kệ tiếp tục như sau:
{3} Chư Bồ tát tu tập Pháp Hoa đầy đủ hai hạnh là vô tướng hạnh (無相行) và hữu tướng hạnh (有相行).
{4} Tứ an lạc hạnh đi sâu vào những trạng thái vi diệu của thiền định, hành giả quán sáu căn và tất cả các pháp vốn thanh tịnh.
{5} Chúng sinh bản tánh vốn không ô nhiễm, không có điểm khởi đầu, và cũng không thuần tịnh. [Bồ tát tin theo] không tu hạnh đối trị (bất tu đối trị hạnh不修對治行), [vì vậy] tự nhiên vượt trên bậc thánh (tự nhiên siêu chúng thánh 自然超眾聖 )”.
{6} Tự nhiên giác ngộ, không từ một vị thầy (vô sư tự nhiên giác 無師自然覺), và không tu tập theo con đường tiệm thứ (bất do thứ đệ hành 不由次第行). Huyền nghĩa của những dòng kệ trên không khác với sự huyền nhiệm từ lời Phật: là tánh giác viên diệu (妙覺).
{7} Vào được lục thông và an lạc hạnh, [Bồ tát tu tập Pháp Hoa] không lạc vào Nhị thừa, nhưng du hành trong bát thánh đạo Đại thừa.
{8} Những Bồ tát nầy, có được đại từ bi, trang nghiêm [thân, tâm] với pháp Nhất thừa. Biết rõ Như Lai Tạng (如來藏) không tăng, không giảm.
{9} Đây là Đại thừa bát thánh đạo. Chúng sinh vốn lìa ngũ dục, và không cần diệt phiền não.
{10} Kinh Diệu Pháp Liên Hoa là kinh Đại đại thừa. Nếu chúng sinh theo giáo pháp tu hành, sẽ tự nhiên chứng đắc Bồ đề.
{11} “Nhất Thừa” đưa ra nghĩa gì?. Nói rằng mỗi chúng sinh, qua Như Lai Tạng, tuyệt đối thường tri an lạc. (T no 1926, 46.698a20b8)
Trong bài kệ thứ tư, Nam Nhạc Tuệ Tư nói rằng vô tướng hạnh liên hệ với những trạng thái thiền định vi diệu nhất, cùng lúc giải thích nội dung thực sự liên quan đến pháp quán sáu căn của chúng sinh vốn tịnh. Mặc dù bài kệ thứ năm hoàn toàn bác bỏ sự tương phản giữa nhiễm và tịnh – lối diễn tả “vốn tịnh”, từ một lối nhìn, trở nên khó chấp nhận - nhưng từ một quan niệm thực tiển về chúng sinh chìm đắm trong mê vọng, thì rất ý nghĩa khi nói rằng chúng sinh vốn tịnh. Pháp Hoa Kinh An Lạc Hạnh Nghĩa đưa vị thế hùng biện cho sự thanh tịnh vốn có của chúng sinh.
Chúng ta cần lưu ý trong đề mục trước, Nam Nhạc Tuệ Tư nhấn mạnh rằng kinh Pháp Hoa thuộc “đốn giác” (頓覺), và “vô sư tự ngộ” (無師自悟). Lần lượt qua các bài kệ thứ năm, thứ sáu, và thứ mười, sư hùng biện một trạng thái chứng đắc được mô tả là “tự nhiên” (自然), hoặc “vô sư tự nhiên giác” (無師自然覺).
Trong bài kệ thứ năm, đưa ra sự kiện hành giả không tu pháp đối trị (bất tu đối trị hạnh不修對治行) nhấn mạnh rằng thực hành pháp tu đối trị trở thành không cần thiết bởi vì chúng sinh vốn tịnh. Khái niệm nầy được nói rõ trong bài kệ thứ chín: “Chúng sinh vốn [tự bên trong] lìa ngũ dục, và không cần [phải làm cái việc] diệt phiền não.” Rõ hơn, trong bài kệ thứ sáu, Nam Nhạc Tôn Giả bác bỏ tiến trình tu tập qua “thứ đệ hạnh”; sự tu tập theo thứ lớp được định nghĩa ở một vị trí đối nghịch với đốn giác hoặc mau chóng chứng đắc Bồ đề. “Thứ đệ hạnh” là con đường tu tập có thứ tự quả vị trước sau.
Bài kệ thứ tám và chín gồm có hai dòng kệ lấy từ phẩm thứ ba kinh Ương Quật Ma La (Arigulimaliya Sutra), nguyên văn như sau: “Biết rõ Như Lai Tạng (如來藏) không tăng, không giảm. Đây là Đại thừa bát thánh đạo” (T no. 120, 2.532a29-b1). Bài kệ thứ mười một đưa ra một đoạn kinh khác trong phẩm thứ ba kinh Ương Quật Ma La: “Tên gọi Một muốn nói lên điều gì?. Điều muốn nói có nghĩa rằng tất cả chúng sinh, không trừ một ai, thường trú trong an lạc vì [vốn có] Phật tánh Như Lai Tạng” (T no. 120, 2.531b25-26).
Khi chúng ta sắp đặt những tư tưởng trong những dòng kệ từ bài thứ tám, là bài kệ thuyết rằng Bồ tát viên mãn tu tập pháp Nhất Thừa. Pháp “Nhất thừa” nầy, không cần phải nhắc lại, là yếu chỉ của kinh Pháp Hoa. Trong các bài kệ thứ tám và thứ chín Như Lai Tạng (如來藏) là cái không tăng, không giảm. Đây là bát thánh đạo thuộc Đại thừa, như được nói trong kinh Ương Quật Ma La. Bài kệ thứ mười, nhấn mạnh rằng Kinh Diệu Pháp Liên Hoa là bản kinh Đại đại thừa. Có một sự nối liền giữa kinh Pháp Hoa và Như Lai tạng. Theo đó, bài kệ thứ mười một (cũng trích dẫn kinh Ương Quật Ma La), Nam Nhạc Tôn Giả kết luận về ý nghĩa của Nhất thừa chính nơi đó mỗi chúng sinh, qua Như Lai Tạng, tuyệt đối thường tri an lạc. Vì những bài kệ của Nam Nhạc Tuệ Tư không dựng lập trên căn bản lý thuyết, nói rõ hơn, khó giải nghĩa những bài kệ nầy theo một hệ thống. Tuy nhiên có thể hiểu trên mục đích chính là tạo nên một sự nối kết kiên cố giữa Nhất thừa, Như Lai tạng, và Kinh Pháp Hoa.
Sau cùng, ý nghĩa các bài kệ thứ mười hai đến thứ mười lăm đặt căn bản trên phẩm thứ hai mươi lăm “Bồ Tát Sư Tử Hống” kinh Đại Bát Niết Bàn: “Thế nào là Một?. Vì tất cả chúng sinh đều là một thừa. Thế nào là không phải Một?. Vì nói ba thừa vậy. Thế nào là không phải một, chẳng phải không phải một?. Vì vô số pháp vậy”. (T no. 375, 12.770b29-c2). Nam Nhạc Tuệ Tư thuyết lại như sau:
{12} Như Bồ tát Sư Tử Hống vấn Phật trong kinh Đại Bát Niết Bàn: “Bạch Thế Tôn! Gì là nghĩa thực tính hoặc nghĩa của Một?”.
{13} Phật đáp Bồ tát Sư Tử Hống: “Là Một và không là Một; là không phải một, chẳng phải không phải một. Tại sao gọi là Một?”.
{14} Vì để nói rằng tất cả chúng sinh đều là một thừa. Tại sao gọi là không phải Một?. Vì để nói vô số pháp vậy.
{15}Thế nào là chẳng phải không phải một?. Bởi vì số lượng và vô số lượng chính nó bất khả thuyết. Đây là cái gọi là chúng sinh nghĩa (眾生義 T no. 1926, 46.696b9-16)
Có một ít khác biệt giữa đoạn kinh Đại Bát Niết Bàn và những bài kệ của Nam Nhạc Tuệ Tư. [Có thể sự cô đọng của những dòng kệ khiến] khó nắm được ý nghĩa chính xác của Nam Nhạc Tôn Giả. Tuy nhiên, những tên gọi tổng quát, những chủ đề đều liên quan đến ý nghĩa hoặc thể tánh của chúng sinh. Ở đây có ba phối cảnh được đưa ra:
[a] chính chúng sinh là nhất thừa (họ có thể được gọi là Một).
[b] chúng sinh không phải là cái có thể đếm hoặc đánh số.
[c] số lượng và vô số lượng không thể được hiểu là nhất định.
Đến đây, chúng ta đã đọc lại mười lăm bài kệ của Nam Nhạc Tuệ Tư. Sau đó sư tiếp tục phát huy mười câu hỏi và trả lời, mỗi câu tương ứng với ý nghĩa đưa ra trong từng bài kệ. Vì chú tâm vào việc giải thích ý nghĩa của tác phẩm Pháp Hoa Kinh An Lạc Hạnh Nghĩa, chúng tôi sẽ không luận chi tiết về nội dung của mười câu vấn đáp nầy mà chỉ giới hạn trên những nét chính.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 16 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Gió Bấc


Gọi nắng xuân về


Chuyển họa thành phúc


Hương lúa chùa quê - Phần 1: Hồi ký của Hòa thượng Thích Bảo Lạc

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.223.108.134 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...