Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Khó khăn thách thức làm cho cuộc sống trở nên thú vị và chính sự vượt qua thách thức mới làm cho cuộc sống có ý nghĩa. (Challenges are what make life interesting and overcoming them is what makes life meaningful. )Joshua J. Marine
Cuộc sống không phải là vấn đề bất ổn cần giải quyết, mà là một thực tiễn để trải nghiệm. (Life is not a problem to be solved, but a reality to be experienced.)Soren Kierkegaard
Cuộc sống xem như chấm dứt vào ngày mà chúng ta bắt đầu im lặng trước những điều đáng nói. (Our lives begin to end the day we become silent about things that matter. )Martin Luther King Jr.
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Quy luật của cuộc sống là luôn thay đổi. Những ai chỉ mãi nhìn về quá khứ hay bám víu vào hiện tại chắc chắn sẽ bỏ lỡ tương lai. (Change is the law of life. And those who look only to the past or present are certain to miss the future.)John F. Kennedy
Hãy dang tay ra để thay đổi nhưng nhớ đừng làm vuột mất các giá trị mà bạn có.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng

Trang chủ »» Danh mục »» PHẬT HỌC PHỔ THÔNG »» Luận về Pháp Hoa Kinh An Lạc Hạnh Nghĩa »» Chương Ba: Chỉ giữa Phật với Phật - Cái thấy của Nam Nhạc Tuệ Tư đối với Chánh pháp »»

Luận về Pháp Hoa Kinh An Lạc Hạnh Nghĩa
»» Chương Ba: Chỉ giữa Phật với Phật - Cái thấy của Nam Nhạc Tuệ Tư đối với Chánh pháp

Donate

(Lượt xem: 6.256)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Luận về Pháp Hoa Kinh An Lạc Hạnh Nghĩa  - Chương Ba: Chỉ giữa Phật với Phật - Cái thấy của Nam Nhạc Tuệ Tư đối với Chánh pháp

Font chữ:



SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Người đọc: Trường Tân

Dẫn chứng thuật ngữ vạn hạnh đầy đủ trong một niệm từ Đại Trí Độ Luận, Nam Nhạc Tư Đại Thiền Sư đề tựa Vô Tránh Tam Muội như sau:

Như vạn hạnh trung thuyết
如萬行中說
tòng sơ phát tâm chí thành Phật đạo
從初發心至成佛道
nhất thân nhất tâm nhất trí tuệ
一身一心一智慧
dục vi giáo hóa chúng sanh cố
欲為教化眾生故
vạn hạnh danh tự sai biệt dị
萬行名字差別異
phù dục học nhất thiết Phật pháp
夫欲學一切佛法
tiên trì tịnh giới cần thiền định
先持淨戒勤禪定
đắc nhất thiết Phật pháp chư tam muội môn
得一切佛法諸三昧門

Nếu “vạn hạnh” - là cái Nam Nhạc Tuệ Tư nhìn như “tất cả Phật pháp” - được hiểu là những phương tiện phân biệt khế hợp với căn cơ chúng sinh để chuyễn đạt cái gọi là “nhất tuệ”, phương trình của Nam Nhạc tôn giả về cái “nhất tuệ” này đối với “nhất thân và nhất tâm” xoay một vòng hẳn hòi từ địa-văn-học sang đạo nghiệp phổ độ [chúng sinh]. Nó trở thành một gạch nối giữa những phạm vi riêng biệt mà con người tạm thời sắp xếp những kinh nghiệm tâm vật lý, và [lấy] “một thân, một tâm, một trí tuệ” làm thực tại. Sự hợp lực giữa muôn hạnh, cái đặc thù của một sự có mặt hiện ra thân tướng được đánh dấu, và những hoán chuyển hỗ tương đối với “nhất thân, nhất tâm, nhất tuệ” không chỉ nói lên cái hiểu của Nam Nhạc Tuệ Tư về sự tương quan giữa chúng sinh và Phật giới mà còn đưa ra cái hiểu của sư về một toàn thể vẫn được xem là cái chi phối vô số giáo lý do Đức Phật trao truyền. Điểm chủ yếu đối với sự huyền bí này là hành thiền. Tất cả ba mối liên quan vang vọng trong tác phẩm Chư Pháp Vô Tránh Tam Muội Pháp Môn. Như tựa đề, bản văn tìm cách tạo lập thể tánh bổ sung cho số giáo pháp vĩ đại Đức Phật đã thuyết ra, đồng thời chỉ đạo một tam muội qua đó diệu dụng biểu hiện.
Phác họa dự án này, Nam Nhạc Tuệ Tư làm cái việc tháo mở vai trò trung gian mà pháp thiền thủ giữa cái một và cái nhiều với sự tham chiếu về hai mặt quán (觀) : (1) thân bổn (身本) hoặc thực thân (實身), và (2) thân thân (身身), và / hoặc tâm thân (心身). Nam Nhạc tôn giả nhìn thân bổn chẳng khác Như Lai tạng (如來藏), hoặc tự tánh thanh tịnh tâm (自性清淨心), hoặc chân thực tâm (眞實心) hoặc thực tâm (實心T no. 1923, 46.628a 21-22). Thân thân và tâm thân được sư nhìn như thân-tâm từ vọng mà có (vọng niệm tâm sinh妄念心生), và theo nghiệp mà nhận chịu quả báo trong các cõi người, cõi trời v.v… (T no. 1923, 46.628a 28-29). Đến với câu thứ nhất trong tiến trình hai mặt này, sư nói về Như Lai tạng là “thân bổn”:
“Cũng có tên là tự tánh thanh tịnh tâm, gọi là chân thực tâm, không ở trong, không ở ngoài, không ở giữa, không đoạn không thường, cũng không trung đạo, không họ không tên, không tướng mạo, không ta không người, không sinh không diệt, không đến không đi, không bám víu vào đâu, không ngu không trí, không trói buộc không giải thoát, sinh tử Niết bàn không một cũng không hai, không trước không sau, không ở giữa, xưa nay không có tên gọi.” (T no. 1923. 46.628a 22-26)

diệc danh tự tính thanh tịnh tâm
亦名自性清淨心
thị danh chân thật tâm
是名真實心
bất tại nội
不在內
bất tại ngoại
不在外
bất tại trung gian
不在中間
bất đoạn bất thường
不斷不常
diệc phi trung đạo
亦非中道
vô danh vô tự
無名無字
vô tướng mạo
無相貌
vô tự vô tha
無自無他
vô sanh vô diệt
無生無滅
vô lai vô khứ
無來無去
vô trụ xứ
無住處
vô ngu vô trí
無愚無智
vô phược vô giải
無縛無解
sanh tử Niết bàn
生死涅槃
vô nhất nhị
無一二
vô tiền vô hậu
無前無後
vô trung gian
無中間
tòng tích dĩ lai vô danh tự
從昔已來無名字

Nhận biết được tánh vô sinh của thân và tâm qua pháp quán về “thân bổn”, hành giả hướng thẳng đến pháp quán về thân thân, tâm thân, là pháp thứ hai trong hai pháp quán của Nam Nhạc Tuệ Tư. Phân biệt được tánh của thân tâm khác với vọng niệm và theo dõi sự trôi lăn trong dòng luân hồi hỗn tạp, hành giả thấy rõ rằng “các thân thân và tâm” này “thực không đến không đi” (T no. 1923, 46.628a 28-29). Mối tương quan như một toàn thể giữa cái vô phân biệt và cái tỉ mỉ, vô sinh và hiển hiện, một và nhiều, Nam Nhạc tôn giả nói: “khó mà biết được”. Để giải thích ý nghĩa trên sư đưa ra ba sự so sánh qua minh họa: (1) mặt trăng trên bầu trời như nhất và vô biến dịch (無變易) và sự phản chiếu trên vô số mặt nước; (2) huyễn sư và huyễn thuật; (3) nhớ lại những điều trong mộng và biết là không có thực khi tỉnh thức.
Trong khi cái thân tâm hiển hiện này chuyển giao ngược về tánh Không vô phân biệt của Như Lai tạng thoát hình ra khỏi sự bám víu vào ảo vọng bằng cách mang cái nền tảng vô phân biệt này đặt trên những sản phẩm của từng thân tướng mà theo thứ tự đã tựu thành quả. Viện dẫn sự khác biệt thâm sâu giữa Chỉ (samatha奢摩他) và Quán (vipasyana 毘婆舍那), định (定) và tuệ (慧), Nam Nhạc Tuệ Tư nhấn mạnh sự chứng đạt này là thượng định (上定), nhất thiết chủng trí (一切種智), và như thật trí (如實知) là cõi của chư Phật và Bồ tát. Trong sự phân tích rốt ráo chính là khai phá sự hợp lực nguyên vẹn giữa mộng và thực này - điển hình trong thí dụ bóng trăng trên mặt nước, trò ảo thuật của nhà ảo thuật, năng lực tạo mộng của tâm – mà Nam Nhạc tôn giả đưa vào chỗ cân bằng với năng lực phổ độ của một vị Phật. Với mục đích này, sư kết luận:
“An trụ trong giới và định muôn sự đều thâm diệu, tâm không biến đổi, trong khi đó trí tuệ và thần thông hiển hiện những sự khác biệt như huyễn như hóa. Pháp thân bất động như trăng trên bầu trời hiện bóng sắc để làm Phật sự.”
trì giới thiền định chủng chủng sự thậm thâm định tâm bất biến dịch
持戒禪定種種事甚深定心不變易
trí tuệ thần thông huyễn hóa dị
智慧神通幻化異
pháp thân bất động
法身不動
như không nguyệt phổ hiện sắc thân tác Phật sự
如空月普現色身作佛事
(T no. 1923, 46.628b 20-21).

Vì vậy, trong khi “chỉ một niệm từ cái tâm đầy ắp vọng niệm (一念妄念心) có năng lực sinh sản tất cả những [phiền não] của các cõi người, trời… với quả báo thích đáng cho những hạt giống đã gieo trồng”, thì khi trí tuệ chuyển hóa đi vào “vô sinh” và “như thị” của Như Lai tạng, hai mặt quán chiếu của Nam Nhạc Tuệ Tư xoay cái năng lực xuất sinh này để thành tựu những sản phẩm của vô số thân, tâm, và hình tướng phương tiện từ Trí và Hành để hoàn thành Phật sự một cách tự nhiên, và trong một niệm. Phác họa cái gọi là “thượng định” và “nhất thiết chủng trí” của Phật, Nam Nhạc Tuệ Tư nói:
Đắc đạo nhân duyên
得道因緣
dĩ pháp nhãn quán sát cánh
以法眼觀察竟
dĩ nhất thiết chủng trí
以一切種智
thuyết pháp độ chúng sanh
說法度眾生
nhất thiết chủng trí giả
一切種智者
danh vi Phật nhãn
名為佛眼
diệc danh hiện nhất thiết sắc thân tam muội
亦名現一切色身三昧
diệc danh phổ hiện sắc thân tam muội
亦名普現色身三昧
thượng tác nhất thiết Phật thân
上作一切佛身
chư Bồ tát thân
諸菩薩身
Bích Chi Phật thân
辟支佛身
A la hán thân
阿羅漢身
chư thiên vương thân
諸天王身o
chuyển luân thánh đế chư tiểu vương thân
轉輪聖帝諸小王身
hạ tác tam đồ lục thú chúng sanh chi thân
下作三塗六趣眾生之身
như thị nhất thiết Phật thân
如是一切佛身
nhất thiết chúng sanh thân
一切眾生身
nhất niệm tâm trung nhất thì hành
一念心中一時行
vô tiền vô hậu無前無後
diệc vô trung gian亦無中間
nhất thì thuyết pháp độ chúng sanh
一時說法度眾生
giai thị thiền ba la mật công đức sở thành
皆是禪波羅蜜功德所成
thị cố Phật ngôn是故佛言
(T no. 1923, 46. 627c17-24)
Điều cần thiết để bắt đầu cái nhìn tổng quát phần đề tựa Vô Tránh Tam Muội không phải vì bất cứ sự quan trọng đơn thuần nào dính liền với chính bản văn, nhưng vì có thể có được sự trong sáng đối với hình trạng tự thuật qua nhận thức xuyên suốt và củng cố toàn bộ tác phẩm của Nam Nhạc Tuệ Tư. Hình thể diễn đạt này xuất hiện trong mỗi chương trong sáu chương của Tùy Tự Ý Tam Muội nơi mà pháp quán về sáu tác dụng cảm nhận đồng thời thành tựu lục độ của Bồ tát. [Trở lại] nền tảng của hai pháp quán hữu tướng và vô tướng trong An Lạc Hạnh Nghĩa là những pháp môn đóng vai trò quan trọng trong luận đề của Nam Nhạc tôn giả về Tứ Niệm Xứ (四念處) được trình bày trong Vô Tránh Tam Muội, quyển hạ. Có thể nói đến những góc cạnh khác biệt trong ba tác phẩm, cách thức trùng tuyên thường gây ấn tượng, được biểu thị, qua sự tin tưởng vào những loạt kinh văn và ngụ ngôn được trưng dẫn liên tục, bố cục về nội dung thống nhất theo lối văn tự truyện đơn sơ. Nền tảng tư tưởng dựng lập một nhận thức luận về hai đối mặt của chúng sinh và Bồ đề, phàm (凡) và thánh (聖), vô sinh (無生) và bản như (本如) tức thực tâm (實心), Như Lai tạng (如來藏) và tự tánh thanh tịnh tâm (自性清淨心). Ô nhiễm vì một vọng niệm (一 念妄念) và sự tích lũy của nghiệp báo, chúng sinh đi vào sáu cõi sinh tử. Chuyển hóa qua pháp tu thiền (修禪), quán vô sinh, phổ hiện sắc thân tam muội (普現色身三昧) làm Phật sự (佛事).
Muốn khám phá nguồn tư tưởng này, đặt vào trong tương quan với môi trường lịch sử thời bấy giờ, hiểu được nơi nào, cách nào mà Nam Nhạc Tuệ Tư có thể tạo dựng một quan điểm văn học đặc thù đối với giáo pháp được Phật thuyết ra, ở đây chúng ta cần khảo cứu những yếu tố nổi bật. Tôi [Stevenson] sẽ bắt đầu với cái thấy của Nam Nhạc tôn giả về Bồ đề qua ngụ ý, khái niệm, tư tưởng tụ họp chung quanh cách thức sử dụng những thuật ngữ chính yếu như “phổ hiện sắc thân tam muội”, “bát nhã ba la mật”, “nhất thiết chủng trí”, và những lối diễn đạt liên hệ. Trở lại với nhận thức toàn hảo về chúng sinh và Bồ đề làm căn cứ, tôi [Stevenson] sẽ nghiên cứu tư tưởng của sư về những khái niệm cốt lõi như Phật tánh (佛性), Như Lai tạng (如來藏), tự tánh thanh tịnh tâm (自性清淨心), như (如), như như tánh (如如性), chân như (真如), chư pháp thực tướng (諸法實相), chư pháp chân thực tướng (諸法真實相). Mặc dù Nam Nhạc Tuệ Tư có kiến thức rất gần gũi với kinh điển, tôn giả là người luôn trưng dẫn kinh, thường lập lại những đoạn kinh văn hoặc thành ngữ tâm đắc đã từng được trích dẫn dù đang ở bất cứ nơi nào. Vì vậy sự nhấn mạnh ở đây sẽ đặt trên những tham khảo chính yếu về kinh văn và những bài kệ tự thuyết như nền tảng tư tưởng của Nam Nhạc tôn giả đối với Phật pháp. Khi thích hợp, sẽ đánh dấu sự lưu ý đặc biệt về kinh Pháp Hoa và An Lạc Hạnh Nghĩa, với một tổng kết tạm thời về cái nhìn của sư sẽ được đưa ra trong phần kết luận đối với kinh Pháp Hoa và chánh pháp.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 16 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Đừng đánh mất tình yêu


Báo đáp công ơn cha mẹ


Phật Giáo Yếu Lược


Hương lúa chùa quê - Phần 2: Hồi ký của Hòa thượng Thích Như Điển

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.219.207.11 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...