Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn,
ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần,
ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Kinh nghiệm quá khứ và hy vọng tương lai là những phương tiện giúp ta sống tốt hơn, nhưng bản thân cuộc sống lại chính là hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Kẻ thất bại chỉ sống trong quá khứ. Người chiến thắng là người học hỏi được từ quá khứ, vui thích với công việc trong hiện tại hướng đến tương lai.
(Losers live in the past. Winners learn from the past and enjoy working in the present toward the future. )Denis Waitley
Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì.
(It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau
Nếu bạn không thích một sự việc, hãy thay đổi nó; nếu không thể thay đổi sự việc, hãy thay đổi cách nghĩ của bạn về nó.
(If you don’t like something change it; if you can’t change it, change the way you think about it. )Mary Engelbreit
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Hãy làm một người biết chăm sóc tốt hạt giống yêu thương trong tâm hồn mình, và những hoa trái của lòng yêu thương sẽ mang lại cho bạn vô vàn niềm vui và hạnh phúc.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hoàn cảnh không quyết định nơi bạn đi đến mà chỉ xác định nơi bạn khởi đầu.
(Your present circumstances don't determine where you can go; they merely determine where you start.)Nido Qubein
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác.
Kinh Đại Bát Niết-bàn
1.2 Nam Nhạc Tuệ Tư trong thánh tích học Phật giáo Trung Quốc:
“Nam Nhạc Tuệ Tư Lập Thệ Nguyện Văn” được thuyết ra bởi [Tuệ] Tư Đại Thiền Sư là một tác phẩm thường đuợc hiểu là do tôn giả sáng tác trong thời gian tạo bản in chữ mạ vàng kinh Đại Bát Nhã và Pháp Hoa vào năm 559, đưa ra sự đúc kết đầu tiên về các sự kiện quan trọng trong cuộc đời của tôn giả.
Trong khi “Lập Thệ Nguyện Văn” được ca ngợi là một trong những tác phẩm sớm nhất và đáng tin cậy nhất về các hoạt động của tôn giả thì tính cách xác thực của một phần lớn bản văn từ lâu đã là điểm tranh cãi. Một khí chất nào đó trong tự truyện nầy đánh dấu tác phẩm trở nên một trong nhiều chương mục có vấn đề [cần làm sáng tỏ] (sẽ được giải thích ở phần sau). Tuy nhiên, chi tiết về địa lý dường như nổi bật điểm thời gian chính xác, trong khi các sự kiện chính thực phù hợp với các dữ kiện được ghi lại trước đó trong hồ sơ của tôn giả, điều này cho thấy tác giả đã có một sự gần gủi với cuộc sống của sư Tuệ Tư, dù rằng [những câu chuyện] không phải chính từ tôn giả [đưa ra]. Ngoài “Lập Thệ Nguyện Văn” và các khoản được ghi lại trong những tư liệu của Thiên Thai Tông như “Tùy Thiên Thai Trí Giả Đại Sư Biệt Truyện” của sư Quán Đảnh, và lời tựa trong “Maha Chỉ Quán”, qua những xuất xứ quan trọng khác, thực sự, tư liệu quan trọng đối với tiểu sử của Nam Nhạc Tuệ Tư chính là tập sách “Tục Cao Tăng Truyện” của sư Đạo Tuyên (năm 645), ghi lại những dấu vết của các bậc thánh nhân. Thứ hai là phần nói vắn tắt về công cuộc hoằng pháp của Nam Nhạc tôn giả được sư Đạo Tuyên ghi chép trong “Đại Đường Nội Điển Lục” (năm 664).
Tiết mục cốt lõi từ những xuất xứ sớm có từ nhiều tài liệu ghi chép dấu tích thánh nhân chẳng bao lâu sau đời Đường, bao gồm một bảng tóm tắt về cuộc sống của Nam Nhạc tôn giả từ bài bình luận của sư Trạm Nhiên (711-782) đến tác phẩm Maha Chỉ Quán, cùng những đề mục ngắn trong “Hoằng Tán Pháp Hoa Truyện” và “Pháp Hoa Truyện Ký”, hai bản văn giản lược kinh Pháp Hoa sưu tập được từ Trường An cùng thời gian.
Ngoài ra, chỉ vào đời Tống chúng ta lại có thể thấy được những tập thánh nhân liệt truyện đầy đủ chi tiết về Tuệ Tư tôn giả. Phần lớn trong số này từ lịch sử giáo phái Thiên Thai và Thiền theo thời kỳ, Phật Tổ Thống Kỷ của sư Chí Bàn, và “Cảnh Đức Truyền Đăng Lục” của sư Đạo Tuyên là hai ví dụ điển hình. Ngoại trừ những biến cố thấy rõ về sau – như trường hợp các pháp thoại giữa Nam Nhạc tôn giả và các đạo sĩ Lão giáo về sự quản thủ núi Nam Nhạc được sư Chí Bàn và sư Thông Giám ghi lại trong hai bộ sưu tập của Thiên Thai Tông về kinh Pháp Hoa – tất cả các thánh điển, bắt đầu với sư Trạm Nhiên và hai bộ Pháp Hoa, phần lớn tư liệu ghi lại từ các sư Đạo Tuyên và Quán Đảnh, hoặc từ những văn bản đời Tống, hoặc từ “Lập Thệ Nguyên Văn” của tôn giả Tuệ Tư.
Những màu sắc và cách dùng chữ [trong bản văn cũ] được thay đổi theo hoàn cảnh và môi trường mô phạm chung quanh.
Trong “Nội Điển Lục”, sư Đạo Tuyên ghi rằng Thiên Thai Trí Khải là tác giả tập “Nam Nhạc Thiền Sư Biệt Truyện”, giống như sư Quán Đảnh về sau cũng đã đưa về cho Trí Giả, và viết về sự ra đời của tác phẩm nầy trong một bài tựa. Trong lá thư cuối cùng nổi tiếng mà Thiên Thai Trí Khải viết cho Dương Quảng chẳng bao lâu trước khi sư qua đời vào năm 597, than rằng chính mình vẫn chưa dựng được một tấm bia tưởng niệm bậc tôn sư là Nam Nhạc Tuệ Tư. Dường như địa điểm [dựng bia] mà Trí Giả nghĩ đến chính là đỉnh Nam Nhạc. Để đáp ứng, Dương Quảng cam kết sẽ hoàn thành dự án. Một viên chức nhà Tùy tên là Liu (cũng là một giáo dân và là đệ tử thân cận của sư Trí Giả) được chỉ định viết lời tựa, trong khi tự Dương Quảng đồng ý kết luận phần tán thán; người đọc cho rằng phần thân bài dựa trên “Nam Nhạc Thiền Sư Biệt Truyện” (T no. 1934, 46.811a22-24) của Thiên Thai Trí Khải.
Một tác phẩm mang tựa đề nầy nhưng không rõ do ai biên soạn có trong danh sách các văn bản do vị Tổ Thiên Thai Tông tại Nhật Bản là sư Tối Trừng (767-822) tìm được tại Taizhou vào năm 805 ; và Enchin, qua một chuyến hành hương tương tự về Trung quốc sau nhiều thập niên, đã tìm được bản khắc chữ về Nam Nhạc Đại Sư được ghi là do Vương Tức Thân biên soạn tại Hàng Châu vào đời nhà Tùy . Như vậy, một (hoặc nhiều tác phẩm) chứa đựng những mô tả về Tuệ Tư tôn giả như trong tập “Nam Nhạc Tuệ Tư Biệt Truyện” hẳn đã được lưu hành vào đời nhà Tùy và đầu nhà Đường. Điều đáng tiếc là cả tập Nam Nhạc Tuệ Tư Biệt Truyện, và bản khắc chữ cũng đã thất truyền, không còn tồn tại đến ngày nay. Hoặc sư Đạo Tuyên, hoặc sư Quán Đảnh sau đó tìm được xuất xứ – hoặc là có những chọn lựa khác – chúng ta chưa thể khẳng định được. Tuy nhiên, sự khác biệt rõ ràng giữa lối trình bày của sư Đạo Tuyên và những điều thấy được qua “Lập Thệ Nguyên Văn” của Nam Nhạc tôn giả, và qua những bài viết của sư Quán Đảnh cảnh giác chúng ta một điểm đơn giản nhưng quan trọng đã nêu ra ở trên. Lối trình bày đã thay đổi, và những thay đổi đó có tác động đặc biệt, nhắm thẳng vào các nhà biên soạn và phạm vi diễn đạt trực tiếp của họ.
Chi tiết về đạo nghiệp của Nam Nhạc Tuệ Tư có sẵn từ nhiều ấn phẩm hiện nay, nên không cần phải lập lại chi tiết ở đây . Tuy nhiên, vì muốn cung cấp những sự lợi ích có tính cách lịch sử và phân tích cho các cuộc thảo luận về “An Lạc Hạnh Nghĩa” và các tác phẩm có liên quan khác của tôn giả, một vài nhận xét đưa ra, đặc biệt khi có liên hệ đến các chủ đề thuộc thánh tích đã hình thành để giữ vững những sự chú giải về con người và tác phẩm của Nam Nhạc Tuệ Tư.
Nam Nhạc Tuệ Tư sinh năm 515 ở Vũ Tân (ngày nay là Shangcai County, tỉnh Hà Nam, nằm trên một nhánh phía Bắc của sông Hoài), năm đầu tiên triều đại vua Vũ, nhà Nam Lương. Tôn giả qua đời trong núi Nam Nhạc (tỉnh Hồ Nam) vào năm 577, thọ 62 tưổi. Đạo nghiệp của tôn giả về mặt địa lý trải dài từ Tung sơn và bờ Nam của sông Hoàng Hà xuống tỉnh Hồ Nam, mở rộng qua cả hai miền Bắc và Nam Trung Quốc. Theo lịch sử kéo dài sự phân chia của nước Ngụy thành hai vùng Đông (534-550) và Tây Ngụy (534-556), và tiếp những đời sau, Bắc Tề (550-577) và Bắc Chu (557-581), cùng với sự sụp đổ của Nam Lương (502-549) do sự nổi dậy của Hầu Cảnh và sự hưng khởi nhanh chóng của nhà Trần (557-589) . Những năm cuối đời của sư Tuệ Tư trên đỉnh Nam Nhạc, phía Nam tỉnh Hồ Nam, song song với các cuộc bách hại tàn phá Phật giáo của vua Vũ triều đại Bắc Chu, và những sự phát triển báo trước sự thống nhất Bắc và Nam của triều đại nhà Tùy một thập niên sau đó.
Ngoài ngày qua đời của Nam Nhạc Tuệ Tư, sư Đạo Tuyên chỉ ghi lại hai ngày: thứ nhất (đã được Chen Yinke và những người khác sửa lại) là ý của riêng tôn giả, khoảng năm 552, rời phương Bắc về ẩn cư ở phương Nam; thứ hai, rời núi Đại Tô đi về Nam Nhạc ở Quảng Châu năm 568. Tất cả những thời điểm khác đều dựa vào “Lập Thệ Nguyện Văn” của tôn giả. Đạo nghiệp của tôn giả thường được chia thành ba giai đoạn chính. Mặc dù những sự phân chia giai đoạn giữa các học giả có khác nhau, khoảng thời gian từ năm 515-548 từ khi tôn giả rời bỏ quê nhà vào lứa tuối 14 (theo phép tính của Tây phương) chính thức thọ giới (khoảng năm 534, 19 tuổi), thọ pháp với nhiều thiền sư vùng đất phương Bắc Hà Nam, đến khi chứng đạo dưới tòa của tôn giả Tuệ Văn. Đúc kết với sự thực chứng những dòng thiền rực rỡ tại phương Bắc, quay lại khai mở [con đường] giáo hóa đúng nghĩa của một bậc tôn sư theo ý sư Tuệ Tư.
Giai đoạn thứ hai, vào khoảng năm 548-552, bắt đầu với kinh nghiệm đầu tiên của bạo lực (mạng sống của tôn giả bị mưu hại) với bàn tay của nhóm tăng ni Phật giáo bị khích động vì những lời giảng thuyết công khai của tôn giả, một lần xảy ra ở Duyện Châu vào năm 548 (33 tuổi), dọc theo biên giới giữa các tỉnh Hà Nam và Sơn Đông ngày nay. Tiếp theo thời gian ba năm tạm trú tại Tín Châu (Xinzhou) miền trung Hà Nam (và giai đoạn ngắn sống tại Lương châu, phía Bắc Hà Nam, đến khi tôn giả quyết định rời miền Bắc Trung Hoa đi về núi Nam Nhạc vào năm 552 (38 tuổi); cuối cùng trong mười lăm năm (553-568) khi cuộc chiến giữa Bắc Tề và những người trung thành với Nam Lương, và sự nổi dậy của nhà Trần, khiến tôn giả phải tạm thời dừng bước tại vùng đất Quảng Châu. Trong thời gian tại Quảng Châu này, Nam Nhạc Tuệ Tư không những chỉ phải đối diện với những cuộc tấn công từ các tăng sĩ Phật giáo đối nghịch, như được ghi lại trong “Lập Thệ Nguyện Văn”, nhưng cũng thu hút nhiều người theo học xuất sắc, gồm có các sư Trí Khải, Tín Chiếu, và Huệ Siêu. Giai đoạn thứ ba và cuối cùng, kéo dài từ năm 568 đến năm 577, là năm cuối đời, ghi dấu thời gian tôn giả cư trú trên núi Nam Nhạc, với một chuyến viếng thăm Kim Lăng, kinh đô nhà Trần vào khoảng năm 569.
Những âm mưu trong cung điện, những cuộc ám sát, và những thay đổi thể chế của hai miền Bắc và Nam có thể nhiều hơn tin đồn về sư Tuệ Tư. Tuy nhiên, hoàn cảnh địa thế của những năm còn là một nhà sư trẻ, và tấm lòng hoằng hóa thường xuyên đưa tôn giả đến chỗ đối mặt với những thay đổi sức mạnh chính trị trong vùng, đặc biệt với cuộc đấu tranh đang diễn ra giữa Đông Ngụy, Nam Lương, và người kế nhiệm (gồm có kẻ phản bội là tướng Hầu Cảnh) trong việc kiểm soát Hà Nam, và tiến về phương Nam.
Một cuộc đụng độ của các lãnh vực, đủ các loại, cũng là một điệp khúc phổ biến trong đời sống tôn giáo của Nam Nhạc Tuệ Tư, một tình hình có thể đưa đến những lượn sóng mới trong phong trào chú giải và quán chiếu dưới những hình thức của Bồ Đề Lưu Chi (Bodhiruci), Lặc na ma đề (Ratnamarti), và Phật Đà Phiến Đa, nhiều người trong số này thu hút sự chú ý của tầng lớp quý tộc vùng Đông Ngụy và Bắc Tề. Khi Nam Nhạc Tuệ Tư đến Quảng Châu năm 552, có thể rằng tôn giả ngoài việc phải đối mặt với nhóm tăng sĩ từ phương Bắc lánh nạn như chính tôn giả, còn có hàng giáo sĩ địa phương cũng như những nhà chú giải cổ văn di tản từ Nam Lương, tất cả những người này đều cảm thấy phải tìm được chỗ đứng của chính họ trong một thế giới đang quay cuồng trong hiểm họa. Trong tình thế này, không khó để tưởng tượng rằng đó là một môi trường in đậm nét đối với tôn giả, nuôi dưỡng các loại “khủng hoảng tâm lý” và “năng lượng thực dụng”, theo các học giả hiện đại, đã báo trước sự có mặt của một “Tân Phật Giáo” vào đời Tùy và Đường.
Giai đoạn thâm cứu và đạt đạo của Nam Nhạc Tuệ Tư:
Theo sư Đạo Tuyên, những năm đầu tiên, sau khi rời bỏ đời sống thế tục vào lứa tuối 14, Nam Nhạc tôn giả không dừng cung kính đọc tụng kinh điển Đại thừa khi còn ẩn cư trong một nơi hoang vắng – tổng cộng ba mươi quyển, với sự quan tâm đặc biệt về kinh Pháp Hoa. Lòng sùng kính kinh điển, đặt nặng trên bản kinh Pháp Hoa, được nói đến trong tất cả những các tập ghi chú tiểu sử thánh nhân có sớm nhất về tôn giả, và cả trong “Lập Thệ Nguyện Văn”. Tuy nhiên, ngoài ảnh hưởng sâu đậm của kinh Đại Bát Nhã được thấy trong “Lập Thệ Nguyện Văn”, ảnh hưởng nầy cũng thấy trong Biệt Truyện của sư Quán Đảnh, và nhiều tác phẩm quan trọng khác của Nam Nhạc tôn giả. Kết quả từ đạo hạnh sùng kính, được kể lại là tôn giả đã chứng nghiệm vô số điềm lành, cả những giấc mộng được các vị thánh tăng truyền giới, được thấy Đức Phật A Di Đà, Đức Phật Di Lặc, (có chỗ ghi) được Đức Thích Ca Mâu Ni thuyết pháp, và biết được ba kiếp đã qua.
Điều hy hữu là sư Đạo Tuyên có ghi lại một giấc mộng của Nam Nhạc Tuệ Tư, trong đó tôn giả thấy chính mình có mặt trong pháp hội Long Hoa do Đức Phật Di Lặc chủ trương. Rơi nước mắt với những huyền khải này, tôn giả vui mừng biết rằng đã “tiếp nhận được kinh Pháp Hoa”, và thấy được Đức Phật Di Lặc trong thời mạt pháp (末法) . Những đoạn văn mang theo nỗi ưu tư thời thế gia tăng, xưa nay vẫn vậy, với cái nhìn về thời mạt pháp và thời đại của bóng tối “giữa hai vị Phật”. Một cách ý nghĩa, danh từ “mạt pháp” - đặc biệt với nghĩa phân nhánh được giả định ở đây – tự nó trở nên xa lạ với các tác phẩm lớn của Nam Nhạc Tuệ Tư, ngoại trừ lời tựa còn hồ nghi được ghi lại trong “Lập Thệ Nguyện Văn”. Trong thánh nhân liệt truyện của các sư Quán Đảnh, Trạm Nhiên, “Hoằng Tán Pháp Hoa Truyện”, và “Pháp Hoa Truyện Ký” không thấy ghi thời điểm, hoặc ghi việc tôn giả thấy được pháp hội tương lai của Phật Di Lặc. Ngoài sư Đạo Tuyên, chúng tôi cũng không thấy có đề cập đến Phật A Di Đà.
Thay cho những chủ đề này, sư Trạm Nhiên trong “Pháp Hoa Truyện Ký” nhấn mạnh về sự ứng hiện của Bồ tát Phổ Hiền: sự ứng hiện của Ngài từ lòng sùng kính của Nam Nhạc tôn giả đối với kinh Pháp Hoa, Bồ tát Phổ Hiền xuất hiện trước sư Tuệ Tư, xoa đỉnh đầu sư, và giúp sư thâm nhập những đoạn kinh mà trước đó sư chưa thể hiểu rốt ráo được . Các đoạn văn ghi lại sự tôn kính đối với Bồ tát Phổ Hiền, như trong phẩm Phổ Hiền Khuyến Pháp, kinh Pháp Hoa, và như chúng ta sẽ thường thấy trong các tập sách ghi về dấu tích thánh nhân của Thiên Thai Tông về sau, đặc biệt liên quan với Pháp Hoa sám pháp / thiền định. Đây là vấn đề thứ nhất trong số các vấn đề tương phản mà chúng ta tìm thấy trong các tài liệu khác về Nam Nhạc Tuệ Tư.
Nếu phần tự truyện trong “Lập Thệ Nguyện Văn” đáng tin cậy thì ở tuổi 19 (năm 534) tôn giả đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong đời, khi "chứng kiến sự vô thường của thế giới và thấy người và vật bị diệt vong ", những kinh nghiệm này đã kết tủa thành “đại nguyện cứu độ vô biên chúng sinh của một vị Phật” . Nam Nhạc Tuệ Tư nói rằng từ đó tôn giả “đi qua nhiều nơi thuộc Bắc Tề, nghiên cứu pháp Đại thừa với nhiều bậc thiền sư khả kính, liên tục tham dự các buổi thiền hành trong rừng vắng. Từ 20 đến 38 tuổi, tôi luôn ở Hà Nam, nơi mà tôi theo đuổi nghiên cứu và thực hành pháp Đại thừa. Tôi tham bái các đại thiền sư, tham vấn đó đây, không định cư bất cứ nơi nào.” (T no. 1963, 46.787b1-3)
Chính sư Đạo Tuyên không ghi rõ về các chuỗi sự kiện, ngoại trừ việc Nam Nhạc Tuệ Tư chú tâm đến việc thực hành thiền. Làm nổi bật sự tách biệt đối với việc sư Tuệ Tư chuyên chú tụng đọc kinh điển thuở trước, sư Đạo Tuyên cho rằng tôn giả quay sang pháp thiền như một quyết định khi gặp được bản “Diệu Thắng Định Kinh”, là một bản kinh ngụy tác mà người sau cho rằng đã được viết ra tại Trung Hoa vào khoảng đầu thế kỷ thứ sáu. Mặc dù qua sự tham chiếu Tứ Niệm Trụ (smrtupasthana), tứ thiền, tánh Không, trên toàn bộ kinh điển không thuyết giảng nhiều về mặt thực hành. Điểm chính là giới thiệu pháp tĩnh lự và pháp tu khổ hạnh như nền tảng – một nền tảng dị thường, như nó là, của Bồ đề và bốn quả thánh như những dấu hiệu của “diệu pháp”. Thông điệp này lần lượt phát triển chống lại bối cảnh suy thoái của xã hội và tín ngưỡng, được nhắc đến qua lược đồ về ba tiến trình của Phật pháp .
Được trình bày trong phần kết thúc của “Diệu Thắng Định Kinh”, tầm nhìn này có dạng của một lực hấp dẫn đảo ngược đối với "ác pháp" (惡法), "ác hạnh", và "ác niệm" theo với sự tỉnh thức về di bảo của Phật. Qua khoảng một ngàn ba trăm năm sau, phác họa qua năm giai đoạn , câu chuyện chính nó được sắp xếp bao quanh những tương phản giữa sự uyên bác của học thuật và tập quán thiền định. Khi người Phật tử bỏ nếp tu khổ hạnh thay vào đó cái học kinh viện, xây dựng đền thờ, và mưu cầu lợi dưỡng từ những nghi thức tế tự giữa công chúng, số người chứng thánh đạo trên thế gian cũng sẽ theo đó mà giảm thiểu. Tăng đoàn sẽ trở nên phân tán bởi ghen tị, cãi vã về những khác biệt nhỏ nhặt của học thuyết, cạnh tranh quyền lực và uy tín. Các nhà sư sẽ kết thân với nhà cầm quyền và la cà đến những khách hàng giàu có, đổ xô đến với cái xảo thuật của thế gian với những cách thức thô tháo. Tu viện sẽ nuôi giữ động vật, mua nô lệ, tích lũy ruộng đồng và tài sản, trong khi dân chúng thì thường xuyên vi phạm các giới luật và đam mê trong rượu, thịt, và phụ nữ. Chán ghét đạo đức giả hiệu của tầng lớp tu sĩ, giáo dân sẽ khinh thường và không nhìn nhận những giá trị mà họ rao giảng. Các cơ cấu của xã hội sẽ tan vỡ, chiến tranh sẽ bùng nổ, gia đình và bạn bè sẽ chống trái lẫn nhau, các nhà cầm quyền sẽ không còn quan tâm đến trách nhiệm của họ, bạo động bừa bãi cùng với đói khổ sẽ thay thế các trật tự lâu đời của xã hội. Trong bối cảnh suy đồi, “Diệu Thắng Định Kinh” khen ngợi các thiền giả như những người gìn giữ trật tự của đời và đạo, vui với lối sống ẩn dật, tham thiền và sám hối trong núi vắng, đức hạnh vượt xa những giá trị từ các hình thức tôn giáo khác.
Cơ duyên gặp gỡ giữa Nam Nhạc Tuệ Tư và Diệu Thắng Định Kinh không hề được đề cập đến trong các tập thánh tích học khác, ngoài sư Đạo Tuyên. Tuy nhiên, sự quen thuộc của sư đối với bản kinh được xác định bằng các trích dẫn những chi tiết trong “Vô Tránh Tam Muội” của sư Tuệ Tư, nội dung bản văn này (mang theo những đoạn văn tương tự từ kinh Đại Tập [Mahasamnipata], Đại Trí Độ Luận, và những nguồn mạch khác) cung cấp các điểm xuất phát mở rộng sự phê phán chống lại các ảnh hưởng phá hoại của các “luận sư” chết cứng trong văn tự, cũng như các “thiền sư” và “thiền sinh” dạy và học các loại “thiền” vớ vẩn . Điều này sẽ cho thấy rằng Nam Nhạc Tuệ Tư thấy được mối tương quan sâu sắc trong cái nhìn của mạt thế luận trong Diệu Thắng Định Kinh, có thể đánh dấu từ sự hội ngộ trong những năm hình thành các đề loại như sư Đạo Tuyên mô tả.
Sư Đạo Tuyên nói, với lòng khao khát được hướng dẩn về pháp thiền, Nam Nhạc tôn giả không quản ngại khó khăn tìm đến đạo tràng của Tuệ Văn tôn giả. Ở đó, sư Tuệ Tư hết lòng phục vụ như một thị giả của tu viện, ngày đêm tập trung tâm trí của mình theo phương cách của sư Tuệ Văn. Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực này, không có sự cải tiến nào đáng chú ý trong sự tu tập của tôn giả trong năm đầu tiên. Lòng thất vọng với chính mình càng gia tăng, tôn giả quyết định nhập thất trong suốt 90 ngày (九旬) vào mùa hạ thứ hai. Ba tuần lễ tu tập, tôn giả chứng nghiệm một hương vị tĩnh lặng, từ đó tiết lộ những dấu vết của thiện hạnh và ác hạnh trong các kiếp đã qua . Báo động bởi những tiết lộ nầy, tôn giả lập tức gia tăng nỗ lực, và nhập vào sơ thiền. Tuy nhiên, sự chứng nghiệm này đưa đến những trở ngại sâu hơn, đột nhiên tôn giả bị tê liệt, cơ thể không thể tuân theo ý muốn của tâm trí. Tôn giả tự nghĩ: “Trạng thái hiện tại của tôi hoàn toàn sinh ra từ những việc làm trong quá khứ, những hành động nầy chính từ tâm sinh.” Tôn giả quay trở lại và chiêm nghiệm nguồn mạch của tâm mình (phản quán tâm nguyên反觀心源). Thấy rằng cơ thể, tâm trí, và hành động đều bất khả đắc (不可得), “chẳng khác một đám mây hoặc một cái bóng"; căn bệnh tự biến mất và tôn giả hiển lộ sự lắng đọng của tánh Không. Sư Đạo Tuyên nói: "Tâm tôn giả trở nên rộng lớn, vô biên" .
Mặc dù có những đột phá như vậy, Tuệ Tư vẫn thất vọng với thành tích sâu sắc của mình. Khi ngày cuối cùng của khóa tu sắp kết thúc, tôn giả vô cùng thất vọng. Buông xả, tôn giả dựa lưng vào tường. Khi lưng vừa chạm vào tường thì đột nhiên khai ngộ (開悟).
“Trong nhất niệm (一念) chứng được Pháp Hoa tam muội (法華三昧). Như vậy mà qua mười sáu pháp đặc thắng (十六特勝), diệt phiền não, và chứng được bát bối xả (背捨) , từ đó bộc phát một cách tự nhiên, tiện tự dũng triệt (便自涌徹), tự giác ngộ mà không còn cậy vào sự hướng dẫn của người khác tức bất do tha ngộ (不由他悟)” .
Theo sư Đạo Tuyên, sau khi đại ngộ, Nam Nhạc Tuệ Tư tìm đến tham vấn các thiền sư Giám (鑒) và Nhiếp (聶) cầu sở chứng (所證) ; cả hai vị đều tùy hỉ (隨喜) kết quả tôn giả đạt được. Không thấy [sư Đạo Tuyên] nói gì đến sự ấn chứng từ tôn giả Tuệ Văn. Tình huống nầy được sư Đạo Tuyên lập lại trong tập tiểu sử của Thiên Thai Trí Giả, ở đây nói rằng Nam Nhạc tôn giả được một vị tên Giám, là người thọ pháp từ một vị họ Nhiếp, ấn chứng. Sư Đạo Tuyên kết luận: “Sư Tuệ Tư càng tự hoàn thiện, năng lực quán chiếu càng tăng trưởng.”
Hình ảnh trên tự phơi bày và phù hợp một cách tinh tế với “Lập Thệ Nguyên Văn”, nói rằng tôn giả vẫn tiếp tục tìm đến các thiền sư cho đến khi tự mình chính thức hoằng hóa chánh pháp – hoặc ít nhất cho đến khi phản ứng thù địch từ giới giáo sĩ đồng sự càng khiến tôn giả chua chát với loại giá trị chưng bày nơi công cộng này. Cùng lúc, chủ trương chiết trung như vậy càng làm nổi bật sự sai lạc của sư Đạo Tuyên khi đưa về cho tôn giả Tuệ Văn bất cứ vai trò có thể đo lường được trong việc ấn chứng sự giác ngộ của Nam Nhạc Tuệ Tư. Điều này cũng tương phản rõ rệt với chỗ đứng quan trọng của sư Tuệ Văn trong Maha Chỉ Quán, chưa kể đến trong Tự Truyện của sư Quán Đảnh thì không hề ghi lại bất cứ sự kiện nào về việc sư Tuệ Tư tham kiến các thiền sư khác [để cầu ấn chứng]. Tất cả những điều này đưa ra sự mơ hồ đối với việc gắn liền sư Tuệ Văn với "sự giác ngộ bất ngờ" của Nam Nhạc Tuệ Tư hoặc ít nhất qua các khoản được ghi lại trong thánh tích truyện.
Ghi chú về năng lực tự độ được nói đến trong các lối diễn đạt “giác ngộ trong nhất niệm”, “tự nhiên hội nhập”, “vô sư tự chứng”, sự bất như ý của sư Tuệ Tư đối với Không tam muội, nhận định rõ rệt về sự giác ngộ đến từ kinh Pháp Hoa hơn là từ Đại Trí Độ Luận, cùng với sự im lặng của sư Tuệ Văn – những yếu tố như trên thường được nhìn là tín hiệu về sự chia cắt với sư Tuệ Văn, và một sự chuyển dịch trong mô hình tôn giáo với một cường độ đáng kể. Ocho Enichi đặc biệt nói về sự giác ngộ của Nam Nhạc tôn giả như là một "bước nhảy vọt của giải thoát" diễn ra mà không cần sự hỗ trợ trực tiếp của sư Tuệ Văn, và đẩy tôn giả “một bước ra ngoài” khuôn thước của Đại Trí Độ Luận, một định hướng điển hình cho sự chứng ngộ trước đó của tôn giả về Không định (空定). Kawakatsu Yoshio, tương tự như trên, đã thừa nhận lòng tin cậy tuyệt đối (一依櫝論) của sư Tuệ Văn đối với Đại Trí Độ Luận khiến sư không thể đánh giá, chưa nói đến thẩm định, sự giác ngộ của sư Tuệ Tư, một sự chứng nghiệm, theo Kawakatsu, là một điều kỳ đặc của riêng Nam Nhạc tôn giả. Sự im lặng của sư Tuệ Văn và quyền lực của kinh Pháp Hoa ảnh hưởng đến sự thâm nhập “tự nhiên” qua những chuyển hóa (thí dụ như bát giải thoát) đặc biệt với Đại Trí Độ Luận, mặt khác, sẽ đưa đến một “khuôn đúc” trang nghiêm và thậm chí gay gắt về sự tín nhiệm của sư Tuệ Văn đối với những đề án đặc thù thực hành theo đặc tính “Ấn Độ” nói trong Đại Trí Độ Luận.
Dự đoán sự phân biệt chính thức giữa con đường dẫn đến Bồ đề “theo thứ lớp" và "không theo thứ lớp" mà Nam Nhạc Tuệ Tư về sau đã phát huy trong “Pháp Hoa Kinh An Lạc Hạnh Nghĩa”, Ocho và Kawakatsu, trong số những người khác, đã nói về sự giác ngộ của sư Tuệ Tư như một động lực khuôn mẫu đối với “Viên giáo” (圓教) và sự tương tức giữa tam đế Không, Giả, Trung – là tinh hoa trong tư tưởng của sư Trí Khải và cũng là dấu ấn của truyền thống Thiên Thai. Nhìn trong ánh sáng này, việc sư Tuệ Tư "tách rời” sư Tuệ Văn được hiểu như đánh dấu một "bước nhảy vọt” vượt ra ngoài cấu trúc của khái niệm nhị nguyên về nhị đế và một "khuôn đúc" của các mô hình Phật giáo Ấn Độ, thiên về sắc thái tự lực độc đáo của Phật giáo.
Sự kiện đốn ngộ của Nam Nhạc Tuệ Tư, không nghi ngờ, là then chốt của mỗi dữ kiện có rất sớm trong con người và đạo nghiệp của tôn giả, thường tạo thành điểm tập trung chính (như trường hợp của Maha Chỉ Quán, và Biệt Truyện của sư Quán Đảnh). Nhưng bất cứ điều gì chúng ta có thể nghĩ đến để thu thập về đời sống nội tâm của Nam Nhạc tôn giả từ những miêu tả như vậy, cũng hiển nhiên rằng những trình bày này đã được xây dựng một cách ý nghĩa theo sau những sự kiện có thực. Như trình bày, thành phần thuật ngữ và các thành ngữ biểu hiện có xu hướng thay đổi từ xuất xứ này sang xuất xứ khác, vào các thời điểm rõ rệt. Chỉ riêng điều này cũng đã nhấn mạnh sự bất ngờ của lịch sử, sự tán tụng như phản ảnh những đề tài và sự liên hệ về biện giải, chẳng có cái nào cần phải trung thực với Nam Nhạc Tuệ Tư ngoài đường nét căn bản nhất của chúng.
Sư Quán Đảnh nói về sự giác ngộ của Nam Nhạc tôn giả trong lời mở đầu Maha Chỉ Quán “Trong suốt 90 ngày tôn giả liên tục tọa thiền (常坐) và trong nhất thời chứng ngộ viên mãn (一 時圓證). Cả hai pháp môn Đại thừa và Tiểu thừa cùng mở ra trước mắt tôn giả.” Hình thức và nội dung trong lời tựa này rất gần với những phần sư nói về sự giác ngộ của Nam Nhạc Tuệ Tư trong Biệt Truyện . Khởi thảo bài bình luận của mình trên đoạn văn này về Maha Chỉ Quán, sư Trạm Nhiên (711-782) đưa thêm vào những yếu tố lấy từ sư Đạo Tuyên, sư nói:
“Trước khi lưng kịp chạm vào tường, tôn giả đắc được Pháp Hoa tam muội, và liễu đạt pháp Đại thừa. [Với những pháp] thông (通) và minh (明), hoặc [bát] bối xả (背捨), tôn giả đều hoàn mãn. Từ đó, tài hùng biện và sự giác ngộ của tôn giả rộng mở đến đổi khi đọc đến những kinh điển chưa từng nghe biết trước kia, tôn giả có thể thông suốt rõ ràng nội dung mà không cần đến sự giải thích của người khác. Vì vậy nên đoạn văn ở đây nói: “Cả hai pháp môn Đại thừa và Tiểu thừa cùng mở ra trước mắt tôn giả. ”
Trong khuôn mẫu liên tục rộng mở của Maha Chỉ Quán, cả sư Quán Đảnh và sư Trạm Nhiên đều khẳng định về việc Nam Nhạc Tuệ Tư đã thừa pháp từ sư Tuệ Văn, đặc biệt về sự tín nhiệm của sư Tuệ Tư đối với Đại Trí Độ Luận, là bản văn đã liên kết Nam Nhạc Tuệ Tư với sư Trí Khải, qua sư Tuệ Văn và Long Thọ Bồ tát. Trong khi đưa ra câu hỏi về việc Nam Nhạc tôn giả tham bái của các vị thiền sư khác như các vị Giám (鑒), Nhiếp (最), Tựu (就), sư Trạm Nhiên đã cẩn thận tách rời họ ra khỏi mối thâm giao giữa Nam Nhạc Tuệ Tư và sư Tuệ Văn: “Mặc dù chúng ta có nói đến một sự “truyền thông” [qua những tôn giả trên], giáo pháp cũng trải qua những thay đổi. [Nam Nhạc Tuệ Tư và Thiên Thai Trí Khải] vẫn tín nhiệm Đại Trí Độ Luận như từ thời sư Tuệ Văn, chúng ta biết rằng [giáo pháp của chư vị] không phải là một cái gì đó được trao truyền [từ một vị sư phụ nào đó] trước sư Tuệ Văn” . Thậm chí không thấy sư Quán Đảnh mô tả việc Nam Nhạc Tuệ Tư chứng đắc Pháp Hoa tam muội. Trong khi được đề cập đến trong những tác phẩm của sư Trạm Nhiên, sư cũng đã bổ sung những lối mô tả khá cô đọng từ Maha Chỉ Quán bằng cách rút ra một cách tinh túy từ “Đại Đường Nội Điển Lục” do sư Đạo Tuyên biên soạn.
Sư Đạo Tuyên mô tả về sự giác ngộ Nam Nhạc Tuệ Tư qua các điểm khác nhau mang một sự tương đồng kỳ lạ với các đoạn mở đầu trong An Lạc Hạnh Nghĩa, đặc biệt là khi sư Tuệ Tư nhìn kinh Pháp Hoa và Pháp Hoa tam muội như pháp môn đốn giác (頓覺) của Đại thừa, đưa đến “tự nhiên giác, vô sư tự chứng.” Tuy nhiên, sư Đạo Tuyên đưa những ngụ ý nầy vào khóa an cư 90 ngày, nhấn mạnh [vào phương pháp] "ngồi liên tục trong thiền định" – cũng là những đề mục căn bản đối với sư Quán Đảnh – đưa ra những nghi vấn về sự nhất quán của nghi lễ. Cách thức thứ hai nầy gợi lại trực tiếp hơn về khóa an cư 90 ngày với “nhất hạnh tam muội” (一 行 三 昧) hoặc “thường tọa tam muội” (常坐三 昧), một trong nửa tá các hình thức sùng bái nghi lễ an cư kết thành nền tảng trong các nghi thức lễ bái của sư Trí Giả qua “bốn hình thức tu tập tam muội”. Nếu so sánh thì sẽ thấy rằng vòng nghi lễ của Pháp Hoa tam muội (hoặc Pháp Hoa sám pháp), như Nam Nhạc Tuệ Tư và Thiên Thai Trí Giả diễn giải, rất khác với lối mô tả nầy. Như một nghi thức sám hối và trì tụng kéo dài một thời gian cố định ba tuần lễ, và theo truyền thống phân thành “bán hành bán tọa” (pháp định thứ ba trong bốn pháp định theo sư Trí Giả), thực khó để có thể giản lược phương pháp thực hành thực sự của Pháp Hoa tam muội với các tài liệu tham khảo được các sư Đạo Tuyên và sư Quán Đảnh mô tả qua pháp thường tọa trong một thời gian cố định là 90 ngày trong khóa an cư hàng năm .
Sự khác biệt đã không thoát khỏi sự chú ý [của người khác], khiến Ocho Enichi là một trong những người đưa ra vô số ý nghĩa đối với danh từ “Pháp Hoa tam muội”. Hiểu một cách hạn hẹp thì là một hình thức nghi lễ tập trung trên vòng rào nghi thức rút ra từ bản kinh Pháp Hoa; mặt khác, Pháp Hoa tam muội có thể chỉ cho 21 ngày sám hối và tụng đọc kinh điển được Nam Nhạc Tuệ Tư nói trong An Lạc Hạnh Nghĩa, và trong những đoạn văn liên hệ do sư Trí Giả biên soạn. Tuy nhiên, nếu được thực hiện như một tam muội nơi mà hành giả có thể chứng ngộ được diệu pháp tối thượng từ bản kinh Pháp Hoa, thì tên gọi “Pháp Hoa Tam Muội” có khả năng vượt qua giới hạn lập phương để trở thành một biểu thị chung cho sự chứng ngộ cái thấy nhất quán mà Phật pháp, như một toàn khối, quy hướng, gồm thu, như nó là, trong “dấu ấn” được cấu trúc hoặc trong “thần khí” Pháp Hoa. Sự rộng lớn mang ý nghĩa biểu trưng của “Pháp Hoa tam muội” giả định đã được hiện hành trong lúc Nam Nhạc Tuệ Tư giác ngộ, và sau đó đã dựng lập thành giáo pháp Thiên Thai Tông – cái mà Ocho Enichi gọi là “một sự hòa điệu vẹn toàn và viên đốn chân lý thượng diệu” từ bản kinh Pháp Hoa, hoặc Ando Toshio gọi là “đóa sen tuyệt diệu” .
Chú giải Maha Chỉ Quán của sư Trạm Nhiên hỗ trợ như một sự phân biệt giữa các ứng dụng cụ thể theo nghi thức tôn giáo và theo lối kiến trúc thuật ngữ “Pháp Hoa tam muội”. Như sư nói trong Chỉ Quán Đại Ý (止觀大薏T no. 1914): “Viên Đốn Chỉ Quán hoàn toàn căn cứ vào kinh Pháp Hoa, Viên Đốn Chỉ Quán chính là một tên gọi khác của Pháp Hoa tam muội” . Nhưng từ đó, chiều hướng này bao gồm toàn bộ quang phổ tư tưởng và thực hành của sư Trí Giả trong khuôn khổ của Pháp Hoa tam muội qua kinh Pháp Hoa, giống như một sự khai phóng những bản văn do chính tay Nam Nhạc Tuệ Tư, Thiên Thai Trí Giả, và sư Quán Đảnh viết ra, được ghi xuống với ngày mới, tháng mới. Thực sự, những tham khảo về Pháp Hoa tam muội rất thưa thớt trong các tác phẩm của sư Trí Khải và sư Quán Đảnh (phần lớn không thấy trong các bản văn có liên hệ trực tiếp đến kinh Pháp Hoa). Nếu có, bản văn dường như luôn luôn từ một tam muội và nghi thức sám hối nào đó – đó là để nói rằng, nghĩa cấu thành “chật hẹp” là một trong những sự đa dạng của nghi lễ tụ họp lại dưới bốn tam muội của Thiên Thai Tông.
Những vấn nạn tương tự về sự xâm nhập trở về trước phát sinh với lối diễn đạt “nhất thời viên chứng (一時圓證) ” khi sư Quán Đảnh trình bày sự chứng ngộ của Nam Nhạc Tuệ Tư. Mặc dù Nam Nhạc tôn giả nói rất hy hữu về "nhất thời chứng" (一時證) và "đốn giác" (頓覺) trong tác phẩm An Lạc Hạnh Nghĩa, nhưng chính tôn giả không hề dùng chữ “viên” ngay cả trong An Lạc Hạnh Nghĩa, hoặc trong bất cứ tác phẩm nào khác của tôn giả. Ngoài những chú giải được chấp nhận đương thời tại miền Bắc Trung Hoa, không phải cho đến khi chúng ta đi vào “Lục Diệu Pháp Môn” (六妙法門) của sư Trí Giả, khoảng năm 575, mà chữ “viên” bắt đầu được đưa vào tư tưởng Thiên Thai Tông buổi sơ thời một cách có hệ thống. Cũng không phải sau nhiều năm, với sự xuất hiện của các tác phẩm như Maha Chỉ Quán và Pháp Hoa Huyền Nghĩa mà thuật ngữ này vào tự vựng dưới hình thức những hệ thống phát triển của “viên đốn chỉ quán” (圓頓止觀) và “viên giáo” (圓教). Như vậy, một khái niệm phù hợp hơn với các giai đoạn sau cùng trên con đường hoằng hóa của sư Trí Khải, và qua mỗi sự so lường, một khái niệm cực kỳ phân nhánh tác động .
Khi chúng ta nhìn vào sự trình bày của sư Quán Đảnh về Nam Nhạc Tuệ Tư xuất hiện trong những bản văn được viết không sớm hơn năm 601 (trong đó có một câu chuyện thuật lại từ Maha Chỉ Quán), chúng ta có lý do để đặt nghi vấn về những lối diễn tả như “trong nhất thời chứng ngộ viên mãn” mang theo những ý nghĩa có sắc thái như sư Quán Đảnh diễn tả, rằng “các pháp môn Đại thừa và Tiểu thừa đều sáng tỏ”, hoặc như sư Trạm Nhiên nói: “Từ đó, tài hùng biện và sự giác ngộ của tôn giả rộng mở đến đổi khi đọc đến những kinh điển chưa từng nghe biết trước kia, tôn giả có thể thông suốt rõ ràng nội dung mà không cần đến sự giải thích của người khác”.
Lục Tức (六即) – thực sự, là sự đúc kết một cách giản lược những chính vị của viên đạo – pháp thứ ba Quán Hạnh Tức (觀行即) là trạng thái “tâm và khẩu tương ưng”. Thấy rằng sự hòa tan nầy được tựu hình bởi “thiền tuệ [vào thực tế] vượt qua tất cả các danh từ và khái niệm được nhắc đi nhắc lại từ những người đi trước để lại trong các lối giải thích của riêng họ. Thứ tư là Tương Tự Tức (相似即), “tất cả suy luận và thẩm định của hành giả [đối với pháp Phật] trở nên phù hợp hoàn hảo với lời kinh”. Đường lối trình bày của sư Quán Đảnh, đặc biệt của sư Trạm Nhiên mang theo sự tương tự đặc biệt đối với những thuộc tính gắn liền tứ tức. Những tiếng vang phổ độ càng được xác định sâu hơn qua những câu chuyện được sư Trạm Nhiên và sư Đạo Tuyên ghi lại trong các tập thánh tích học còn vọng lại trong Maha Chỉ Quán: Khi được hỏi về quả vị chứng đắc, Nam Nhạc Tuệ Tư bị gán cho là đã nói rằng tôn giả thực sự đạt được quả vị “Thập Tín” và “cổ xe đồng”, là quả vị tương đương với Tương Tự Tức Phật trong Thiên Thai Viên Giáo .
Trong các trường hợp, dường như thích hợp để đến gần việc xác định sự chứng ngộ Pháp Hoa tam muội của Nam Nhạc Tuệ Tư và sự hiện diện vững vàng của truyền thống “Viên Giáo” hoặc “Viên Đốn Chỉ Quán” của Thiên Thai Tông với một mức độ cẩn trọng, có thể rằng đây là những sự bôi xóa thánh tích của người đời sau. Chúng ta sẽ trở lại vấn đề này trong phần nói về sự thụ pháp của sư Trí Giả với Nam Nhạc tôn giả.
Giảng dạy tại Hà Nam, quyết định di chuyển về phương Nam, và thời gian hoằng hóa tại Quảng Châu:
Sư Đạo Tuyên nói rất ít về khoảng thời gian kể từ khi Nam Nhạc Tuệ Tư đại ngộ và tạm trú tại Quảng Châu trong “Tục Cao Tăng Truyện”. Nhấn mạnh vào việc sư Tuệ Tư quyết định rời miền Bắc đi về núi Nam Nhạc như một sự kiện do sự mưu sát của các tăng nhân đối nghịch và do nhận thấy rằng “pháp Phật chẳng lâu nữa sẽ hoại diệt”; sư Đạo Tuyên viết:
“Người theo [sư Tuệ Tư] học càng ngày càng đông. Vì căn tánh của môn đồ sai khác nên tôn giả ứng dụng cả pháp Tiểu thừa và Đại thừa cho định và tuệ. Qua những phương tiện mở bày thiết thực, tôn giả vẽ con đường nối kết giữa ngã và nhân. Nhưng sự tụ hội thì đa dạng, cả thô lẫn tế, đưa đến những bất đồng rõ rệt giữa đúng và sai. Kẻ ganh ghét cố công đầu độc Nam Nhạc Tuệ Tư nhưng chất độc không gây tác dụng. Người ưa thích theo các lối giảng dạy không chính thống tạo nhiều mưu kế nhưng không thành công. Quay sang môn đồ của mình, Nam Nhạc tôn giả nói: “Ngay cả khi Đức Thế Tôn còn tại thế, ngài cũng không tránh mưu đồ hãm hại hoặc lời đồn đãi thị phi. Càng ít người rời bỏ đức hạnh như tôi để tránh các loại trả oán này. Oán nghiệp là những hạt giống tự đời trước, khi quả báo đến thì nhìn nhận. Đây là chuyện riêng của tôi. Tuy vậy, chẳng còn bao lâu pháp Phật sẽ tan hoại. Làm sao chúng ta có thể tránh khỏi vấn đề này?". Lúc ấy, tiếng nói từ hư không vang lên: “Nếu người vì pháp mà không tiếc thân mạng, thì hãy đi về núi Nam Nhạc, đất Vũ Đang. Đây là một ngọn núi [hợp với] đạo” (T no. 2060, 50.563a15-22).”
Sư Đạo Tuyên đưa ra rất ít chi tiết về thời điểm những khổ nạn xảy ra, cũng không ghi lại điều gì trong khoảng thời gian mười bốn năm Nam Nhạc tôn giả cư trú tại núi Đại Tô, Quảng Châu. Ngược lại, “Lập Thệ Nguyên Văn” đưa ra những màu sắc đáng kể trong giai đoạn này, tất cả được sắp xếp như bối cảnh tôn giả thực hiện hạnh nguyện chép kinh Đại Bát Nhã và Pháp Hoa bằng chữ mạ vàng, hoàn thành “Lập Thệ Nguyên Văn” năm 559. Những lời hùng tráng trong “Lập Thệ Nguyên Văn” càng tạo nên sự thù địch trong hàng tăng nhân Phật giáo, là những kẻ hoặc ganh tị với pháp khí, hoặc bất mãn với sự giáo truyền của tôn giả, và trong khi phải đối diện với những khó khăn, cũng là lúc tôn giả lập nên những đại nguyện thù thắng.
Nam Nhạc Tuệ Tư trải qua bốn lần bị mưu hại khác nhau. Lần thứ nhất, tại Duyện Châu, biên giới giữa Hà Nam và tỉnh Sơn Đông ngày nay, diễn ra vào năm 548 (33 tuổi) đánh dấu giai đoạn hoằng pháp đầu tiên. Sự kiện này cũng khiến tôn giả quyết định rời miền Bắc đi về miền Nam. Các tu sĩ địa phương bùng lên sự giận dữ sau những lần tranh luận về tôn giáo nên âm mưu đầu độc tôn giả. “Lập Thệ Nguyện Văn” viết:
“Trước tiên, tôi có ý định vượt sông Hoàng để tham vấn các thiền sư ở đó. Nhưng vì trên đường đi, tôi bị các loại thuốc độc và thuốc gây suy nhược, tôi phải hủy bỏ các loại ngôn thuyết (言說) này, và nhận ra rằng chúng thực sự trở ngại cho đường đạo. Do đó tôi quyết định bỏ qua ý định vượt sông Hoàng, và trở lại Tín Châu (ở miền trung Hà Nam). Sau cùng tôi nhất tâm đi vào núi sâu” (T no. 1933, 46.787a 23-25).
Trong ba năm giảng dạy tại Tín Châu, tôn giả được chính quyền triệt để ủng hộ. Theo “Lập Thệ Nguyện Văn”, các chỉ thị có khi từ Đông Ngụy, có lúc tại Bắc Tề ra lệnh đưa các thiền sư danh tiếng trong vùng về kinh đô. Dù rằng đây là cơ hội để trở nên tiếng tăm và lợi dưỡng, nhưng tôn giả từ chối lệnh triệu hồi. Khi người đồng đạo cuối cùng của tôn giả rời Tín Châu đi về kinh đô, sư Tuệ Tư vượt sông Hoài đi về phương Nam, định cư tại núi Nam Nhạc vào năm 552.
Ba cuộc mưu sát còn lại xảy ra khi tôn giả tạm cư tại các vùng đất Nam Kinh Châu, Quảng Châu, và Nam Thắng Châu giữa sông Hoài và sông Dương Tử vào những năm từ 553 đến 568. Khởi đầu là cuộc hãm hại bằng độc dược sau thời pháp tôn giả thuyết giảng theo lời yêu cầu của Lưu Hoài Bảo, thống đốc của Nam Thắng Châu vào năm 553; và kết thúc với âm mưu cắt giảm lượng thực phẩm cung ứng cho tôn giả và những người đồng hành trong suốt năm mươi ngày do các luận sư xấu ác chủ trương sau những thời pháp tôn giả thuyết giảng theo lời yêu cầu của thống đốc Nam Kinh Châu năm 557.
Tất cả ba sự cố đều gắn liền với việc hoằng pháp nơi công cộng của tôn giả, đều liên quan đến các quan chức địa phương; và điểm cốt yếu tạo nên sự mưu hại đều được hiểu vì Nam Nhạc tôn giả am hiểu “ý nghĩa pháp Đại thừa”, đưa “Lập Thệ Nguyện Văn” vào trọng tâm của kinh Đại Bát Nhã. Tuy vậy, hai cuộc mưu hại sau cùng nầy càng thúc đẩy tôn giả phổ biến khắp nơi rất nhiều bản sao “Lập Thệ Nguyện Văn” xuất thần, cũng như nhiều “kinh điển Đại thừa khác" – là những bản kinh đưa đến [sự ra đời của] “Lập Thệ Nguyện Văn” năm 559.
Tính chất xác thực của bản văn “Lập Thệ Nguyện Văn” tất nhiên đã trở thành điểm tranh cãi từ lâu, phần lớn do sự nghi ngờ về những đoạn văn biến cách trong nhiều đề mục của tác phẩm. Một trong những đề mục nổi bật liên quan đến phần tựa, trong đó tôn giả kể lại các sự kiện xảy ra trong cuộc sống của chính mình đưa đến việc lập thành thệ nguyện. Suy cứu từ thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Nam Nhạc tôn giả tính ra ba thời kỳ của pháp Phật, ngày chào đời và các sự kiện quan trọng trong đời tôn giả nằm trong thời kỳ mạt pháp . Như đã nói ở các phần trên về thuật ngữ “mạt pháp” mà sư Đạo Tuyên dùng trong bản văn ghi lại tiểu sử của Nam Nhạc Tuệ Tư, những sự kiện quá rời rạc trong bản văn không tương ưng với các tác phẩm của Nam Nhạc tôn giả, có thể đây là phần do người đời sau thêm thắt vào.
Cũng có những dấu hiệu mâu thuẩn đối với nghi vấn hoặc là tôn giả chỉ sao chép một bản kinh Đại Bát Nhã, thực sự, đã tạo nên trái tim của “Lập Thệ Nguyện Văn” - hoặc là tôn giả đã sao chép hai bản kinh, Đại Bát Nhã và Pháp Hoa. Nhìn lại thì những sự khác biệt trong Pháp Hoa và thời kỳ mạt pháp có ý nghĩa chính xác, vì thêm một lần nữa đưa ra nhiều tiếng nói qua các công trình xây dựng vết tích thánh nhân xung quanh Nam Nhạc tôn giả. Những vấn đề này sẽ được trở lại sâu hơn khi chúng ta xem lại nội dung các tác phẩm của riêng tôn giả. Tuy nhiên, những khó khăn đi cùng với sự sùng bái kinh Pháp Hoa và ý niệm về thời mạt pháp của tôn giả thì không chống trái nhau, ý nghĩa căn bản từ các bản tự truyện gắn liền với “Lập Thệ Nguyện Văn” thì phù hợp một cách tổng quát, với tình cảm được thể hiện trong các tác phẩm như “Vô Tránh Tam Muội” và “An Lạc Hạnh Nghĩa”. Đây là trường hợp đặc biệt khi nói đến ý nghĩa của cuộc khủng hoảng lịch sử được đưa ra trong các phê bình về những luận sư và thiền sinh vớ vẩn, như tiếng gọi khẩn cấp trong việc “hộ chánh pháp” (護正法), và vai trò quan trọng mà năng lực tĩnh lự chế ngự trong tình huống này.
Trong nội dung lời bạt viết cho “Lập Thệ Nguyện Văn” mà Thiên Thai Trí Khải và sư Trạm Nhiên rất ngưỡng mộ, Nam Nhạc tôn giả lên tiếng cảnh giác môn đồ chống lại sự nguy hiểm của lợi dưỡng, những cầu cạnh khéo léo của các khách hàng quen gót, cũng như những [hí luận] của nhà chú giải kinh viện sẽ lôi kéo người [học pháp Phật] vào thế giới “rao giảng kinh điển” [nơi chốn đình quán] công cộng. Gọi hạng người trên là “bè lũ của kẻ xấu ác” và “sứ giả của ma vương”, tôn giả dạy môn đồ tránh những liên hệ [không cần thiết] với người thế tục, và phải luôn luôn tâm niệm đắc được trí tuệ và thần lực của một vị Phật, “từ đó có thể phổ độ vô số chúng sinh” (T no. 1933, 46.972a 24-b5). Lời nhắc nhở của Nam Nhạc Tuệ Tư có thể được nhìn như một thái độ phù hợp thành tựu sau nhiều năm tháng là một bậc tôn sư tại Quảng Châu.
Mỗi sự kiện trong thời gian mười lăm năm đáng kể mà Nam Nhạc Tuệ Tư đã trải qua trong các vùng lân cận của núi Đại Tô tại Quảng Châu là một trong các giai đoạn thành tựu kết quả đạo nghiệp của tôn giả. Mặt khác, trong thời gian ngắn, đào tạo được những thiền sư nổi tiếng như sư Huệ Bố (慧布 518-587) và sư Huệ Mệnh (慧命 531-568). Một môn đồ của sư Tăng Quan thuộc Tam Luận Tông, và quen biết với các vị thiền sư nổi tiếng là sư Huệ Khả (485-578) và sư Huệ Mạc (慧邈 khoảng năm 560), sư Huệ Bố sau này trợ giúp thành lập đạo tràng Tam Luận Tông gần Kim Lăng như là một trong những trung tâm thực hành pháp thiền vào hàng đầu ở miền nam Trung Quốc. Được đào tạo cùng thời với Nam Nhạc Tuệ Tư, và đạt được pháp thiền sâu xa với thiền sư Huệ Diệu – là người đập phá thánh tượng – sư Huệ Mệnh hoằng pháp rộng rãi ở các vùng phương Bắc Trung Quốc, ngay cả việc trải qua một thời gian dài trên núi ở Thái Nguyên. Như sư Quán Đảnh ghi lại, có lần Nam Nhạc tôn giả đã tham dự một cuộc tranh luận về Phật pháp và chinh phục được sư Huệ Mạc, khiến sư Huệ Mạc nhận ra cái thấy nông cạn, mâu thuẩn nhưng đầy cao ngạo của chính mình. Ở đây, chúng ta tưởng như còn vang vọng những lời chỉ trích “các hạng thiền sư mê muội và xấu ác” trong “Vô Tránh Tam Muội” và “An Lạc Hạnh Nghĩa”.
Cùng lúc, Nam Nhạc Tuệ Tư cũng thu thập và đào tạo một số đệ tử lừng lẫy nhất của sư trong thời gian này, trong đó có sư Huệ Kiểu, sư Tín Chiếu, và tất nhiên, Thiên Thai Trí Khải. Những tư liệu ghi chép về các môn sinh của tôn giả thì rất ít thấy, rãi rác trong các luận đề của sư Đạo Tuyên và trong các bản văn của sư Trí Giả. Tuy nhiên, riêng trong thánh tích học nói về Nam Nhạc Tuệ Tư thì mối thâm tình giữa Nam Nhạc Tuệ Tư và Thiên Thai Trí Khải rất được người đời sau chú ý.
Trong Biệt Truyện, sau một đoạn văn ngắn về đạo hạnh của sư Tuệ Tư, tương tự như trong “Đại Thừa Chỉ Quán” (“suốt mười năm đọc tụng kinh điển, bảy năm thực hành phương đẳng sám pháp, 90 ngày liên tục tọa thiền, và nhất thời chứng đắc viên mãn”), sư Quán Đảnh quay sang nói chi tiết về sự thọ pháp của Thiên Thai Trí Khải với Nam Nhạc Tuệ Tư, bắt đầu với năm 560, khi sư Trí Khải đến núi Đại Tô tham bái Nam Nhạc tôn giả: “Khi nhận sư Trí Khải đảnh lễ lần đầu tiên, tôn giả nói với sư Trí Khải: [Trước kia tôi và ông cùng được nghe Đức Thế Tôn thuyết kinh Pháp Hoa trên non Linh Thứu. Vì duyên xưa mà gặp lại hôm nay]”. Liền sau đó tôn giả đưa Trí Khải vào nơi cất giữ kinh “Bồ Tát Phổ Hiền” và dạy sư Trí Khải thực tập hạnh an lạc được nói trong kinh Pháp Hoa (tương đương với 21 ngày sám pháp của Thiên Thai Tông). Trong thời gian 14 ngày an cư, khi sư Trí Khải đang tụng phẩm Dược Vương, kinh Pháp Hoa, thì liền nhập định, trí tuệ khai mở, đắc được “ trì (持) đà la ni”, như sau:
“Cái thấy trong sáng của sư Trí Khải đối với kinh Pháp Hoa ví như ánh sáng của ngọn hải đăng trên cao chiếu soi vào thung lũng tối, sự hội nhập vào chân pháp ví như cơn gió lộng xuyên suốt không gian không ngăn ngại. Sư Trí Khải trình bày cái thấy của mình với sư Tuệ Tư, tôn giả vì sư Trí Khải mở rộng lưới pháp, nhờ vậy sư Trí Khải được tròn đầy pháp nhãn... Với sự giác ngộ mà sư Trí Khải chứng được, cùng với [sự khai mở] nhận được từ Nam Nhạc tôn sư, chỉ trong thời gian bốn đêm mà sự thành tựu của sư Trí Khải vượt bậc như hằng trăm năm. Làm thế nào để có thể so sánh [với bất cứ điều gì chúng ta biết]?. Năng lực trí tuệ của sư Trí Khải đưa đến sự quán chiếu và thâm nhập thiền định không ngăn ngại. Những năng lực tiềm ẩn từ bao kiếp nở bừng như đơm hoa. Nam Nhạc tôn giả khen ngợi, nói: “Nếu không với ông, hẳn không chứng được. Nếu không với tôi, hẳn không biết được [sự chứng ngộ của ông]. Pháp định mà ông vào được chính là tiền phương tiện của Pháp Hoa tam muội; năng lực bảo trì mà ông vào được chính là đà la ni thứ nhất. Nếu có hằng ngàn vị kinh sư được gởi đến để tranh biện với ông, họ cũng không thể đánh ngã biện tài của ông được. Trong số người giảng pháp Phật, ông là bậc nhất.”
Theo sư Quán Đảnh, ngay sau đó Nam Nhạc Tuệ Tư bổ nhiệm sư Trí Khải giảng dạy các bản sao kinh Đại Bát Nhã mạ vàng thế cho người. Được kể lại rằng tôn giả chỉ giảng dạy thính chúng về “tam quán trí” (三觀智). Thời gian còn lại tôn giả chỉ ngồi lặng lẽ gần đó, với tích trượng trong tay, thỉnh thoảng lại nói với đại chúng: “Khi pháp đã được trao phó cho pháp thần thì pháp vương trở thành vô sự” (T no. 2050, 50.192a 22-27).
Trong thánh nhân liệt truyện, phần sư Đạo Tuyên viết về Thiên Thai Trí Giả thì rất gần với Biệt Truyện, chỉ thêm rằng “chính vào giây phút chứng ngộ, sư Trí Khải “thấy chính mình, ngồi cạnh sư Tuệ Tư, lắng nghe Đức Phật thuyết pháp trên đất tịnh bảy báu Kỳ Xà Quật” (T no. 2060, 50.564b19-20). Tuy nhiên, khi sư Đạo Tuyên ghi lại cùng một chuỗi các sự kiện trong tiểu sử của sư Tuệ Tư thì có sự khác biệt đáng kể so với các bản khác. Trong mâu thuẫn trực tiếp với văn bản của sư Quán Đảnh và tiểu sử của riêng sư Trí Giả [từ bản văn của sư Đạo Tuyên] chỉ một vài trang sau đó, sư Đạo Tuyên nói về việc sư Trí Giả thay tôn sư giảng kinh mạ vàng Đại Bát Nhã vào thời gian trước khi sư Trí Giả nhập thất thực hành Pháp Hoa sám pháp. Do đó, sư Đạo Tuyên dùng việc Nam Nhạc tôn giả giảng Pháp Hoa An Lạc Hạnh cho sư Trí Giả như một cái cớ để đưa đến việc sư Trí Giả chứng ngộ được kinh Pháp Hoa. Nói về “nhất thời hoặc nhất tâm đầy đủ muôn hạnh” (一心具萬行) thực ra, tư tưởng nầy là một sản phẩm từ “Đại Trí Độ Luận” hơn là từ kinh. Được kể rằng sư Trí Giả hầu như sa vào sự hoài nghi nên Tuệ Tư tôn giả bảo sư rằng:
“Nguyên do đưa đến sự phức tạp trong ông chỉ vì ý nghĩa về [tiến trình theo] thứ đệ (次第義), [đặc biệt] trong bản kinh Đại Bát Nhã. [Ý niệm] nầy chưa phải là ý chỉ viên đốn của kinh Pháp Hoa (法華圓頓旨). Vào một mùa hè lâu xa trước, chính bản thân ta cũng đã vất vả, cay đắng với [vấn đề thực hành thứ đệ trong kinh Đại Bát Nhã]. Nhưng rồi một đêm kia, trong nhất niệm, ta bất ngờ thể hiện được tất cả diệu pháp [của chư Phật]. Tự chứng ngộ (身證), ta không còn khởi nghi nữa.” (Tục Cao Tăng Truyện, T no. 2060, 50.563b5-8)
Được Nam Nhạc Tuệ Tư khuyến khích, sư Trí Giả tìm đường vào Pháp Hoa sám pháp, chứng được Pháp Hoa tam muội.
Các khác biệt về thứ tự câu chuyện trong tự truyện của sư Quán Đảnh và hai đề mục được sư Đạo Tuyên cung cấp thì rõ ràng khó giải quyết. Tuy nhiên, ngay với mục đích của chúng ta, thêm một lần nữa, sự nối kết mà sư Đạo Tuyên tạo ra giữa sự chứng ngộ của Nam Nhạc Tuệ Tư và bản kinh Pháp Hoa, và sự tương phản rõ rệt mà sư đưa ra đối với kinh Đại Bát Nhã như một giáo pháp theo “tiến trình thứ đệ”, và kinh Pháp Hoa như một giáo pháp có “ý nghĩa viên đốn”. Đoạn văn trong câu hỏi quan trọng vì một lý do đơn giản về thời gian và mức độ chứng đắc của Nam Nhạc tôn giả, thường để hỗ trợ cho ý tưởng về một mô hình rạn nứt giữa sự chứng ngộ của sư Tuệ Tư và "sự tín cẩn đơn phương” của sư Tuệ Văn đối với Đại Trí Độ Luận – một lực cấu thành, như nó là, đối với “chánh thể Pháp Hoa” với một truyền thống Thiên Thai hoàn toàn mang sắc thái Trung Hoa.
Trên thực tế, những phần song song trong các bản văn của sư Quán Đảnh và sư Đạo Tuyên viết về tiểu sử của sư Trí Giả thì không cần đưa ra thêm trong tình huống khó khăn này, để riêng chỗ đối lập cao vời giữa các bản kinh Pháp Hoa và Đại Bát Nhã, và khái niệm trừu tượng về kinh Pháp Hoa với “ý nghĩa viên đốn”, đứng tách rời kinh điển và giáo pháp khác. Cũng giống như sự diễn đạt về một sự “viên chứng” (圓證) ghi nhận trước đây, cặp chữ “viên đốn” (圓頓) không chỉ khác thường với các bản văn của Nam Nhạc Tuệ Tư; mà nó lại là sự thành tựu với kỹ thuật cao của Thiên Thai Tông tuy rằng không bắt đầu thấy thường xuyên trước thập niên cuối cùng trong đạo nghiệp của sư Trí Giả (Đoạn văn trưng dẫn, tất nhiên, là một loạt các bài pháp mà sư Trí Giả đã thuyết giảng về “Viên Đốn Chỉ Quán” (圓頓止觀) vào năm 594, về sau trở thành Maha Chỉ Quán. Những sự mâu thuẩn này cũng đưa ra câu hỏi đối với những ẩn dụ khác trong đoạn văn, gồm có sự giảm giá trị kinh Đại Bát Nhã, và “nhất niệm đầy đủ muôn hạnh” như một pháp môn phụ thuộc và nặng nề của những người theo con đường “thứ đệ”.
Thời kỳ tại Nam Nhạc:
Theo sư Đạo Tuyên, các cuộc đụng độ giữa quân đội Bắc Tề với sự nổi dậy của nhà Trần, biến động khắp vùng gây nên sự bất ổn, Tuệ Tư tôn giả quyết định rời Quảng Châu năm 568. Sau khi phái sư Trí Khải về thủ đô Kim Lăng nhà Trần hoằng hóa, tôn giả cùng khoảng 40 môn đồ rời Đại Tô đi về phương Nam để đến Nam Nhạc. Ngoài các tài liệu tham khảo riêng biệt trong các thánh tích học từ các môn đồ của Nam Nhạc Tuệ Tư, sư Đạo Tuyên không có nhiều tư liệu đặc biệt gì về giai đoạn này. Một lần nữa, được kể rằng tôn giả lại trở thành nạn nhân của các đối thủ đố kỵ về tôn giáo. Bị bắt buộc đến thủ đô nhà Trần tại Kim Lăng, sau cùng đã được minh oan, và trong một thời gian ngắn, tinh thần hộ pháp của các vị vua Trần và các viên chức trong chính quyền (ví dụ như Ngô Minh Xa (511-578), tư lệnh trưởng các lực lượng tại thủ đô Kim Lăng), đóng góp đáng kể vào sự phát triển đạo tràng của tôn giả ở Nam Nhạc.
Nhắc lại những việc đã nói trước kia về năng lực nhớ lại tiền kiếp của Nam Nhạc Tuệ Tư, sư Đạo Tuyên cũng tô đậm việc hy hữu rằng sư Tuệ Tư đã từng cư trú tại Nam Nhạc trong những đời trước. Khi tôn giả và các đệ tử đi thông qua các núi, sư Tuệ Tư xác định các vùng núi nơi tôn giả đã sống và đã chết - như một hành giả - từng dấu tích khai quật từ lòng đất đều được tôn giả xác định. Bộ xương được khai quật tại chân một vách núi hùng vĩ, nơi mà tôn giả (sống đời ẩn sĩ) đã bị bọn cướp chặt đầu, tôn giả ghi nhận một bảo tháp mà người sau gọi tên là chùa Nhị Thế. Việc mưu hại về lý do tôn giáo và việc nhớ lại tiền kiếp đều là những ghi chú quan trọng trong hồ sơ đời Tống, một sự khai triển đưa ra ảnh hưởng sâu sắc về mặt thần thoại và chính trị nhiều thế kỷ sau khi tôn giả qua đời.
Sư Tuệ Tư ở lại Nam Nhạc suốt mười năm cuối đời – lời tuyên bố mà sư Đạo Tuyên đã ghi xuống dưới hình thức tiên tri rằng cái chết của Nam Nhạc tôn giả xảy ra đúng mười năm kể từ ngày tôn giả đặt chân đến núi Nam Nhạc và nói rằng sẽ tạm trú tại đất này trong mười năm. Được triều đình nhà Trần tôn kính, “cúng dường chất đống, số người theo học gia tăng nhanh chóng, đến chỗ rạng rỡ ít thấy. Nam Nhạc Tuệ Tư thuyết giảng thường xuyên hơn trước; những khó khăn [đã qua] thực khó mà hình dung được” (T no. 2060, 50.563c14-15). Rất ít chi tiết, nhưng chúng ta có thể biết từ các tài liệu tham khảo trong Biệt Truyện và từ các bộ sưu tập về thánh tích học [về các người sùng tín] kinh Pháp Hoa mà đoàn môn đồ của Nam Nhạc Tuệ Tư như các sư Tuệ Siêu, Tín Chiếu, Đại Thiện, Tuệ Thành (惠成), Tuệ Diệu (惠耀), và Tuệ Thôi (惠璀), là những người đã thụ pháp với tôn giả tại núi Đại Tô, đã ở lại với tôn giả nhiều năm trên núi Nam Nhạc, và có những người (như các sư Tín Chiếu, Đại Thiện) vẫn tiếp tục gìn giữ mối đạo sau khi tôn sư qua đời. Khi những ngày cuối đời sắp đến, Nam Nhạc tôn giả tập họp môn đồ, và liên tục giảng pháp Phật trong nhiều ngày không dừng nghỉ. Bất động trước những lời than phiền của môn đồ, tôn giả nói:
“Nếu có mười người [trong số các ông] chẳng biết tiếc thân mạng, [tình nguyện] không dừng nghỉ theo học Pháp Hoa tam muội, Bát Chu tam muội, niệm Phật tam muội, và phương đẳng sám pháp, tự dâng hiến đời mình trong việc tọa thiền và thực hành pháp khổ hạnh (苦行), thì chính cá nhân tôi sẽ cung cấp bất cứ điều gì các người ấy cần. Chắc hẳn sẽ là lợi ích chung. Nếu như không có ai thì tôi sẽ đi xa.”
“Khổ hạnh là pháp rất khó thực hành”, sư Đạo Tuyên nói tiếp: “Không một ai lên tiếng”. Nam Nhạc tôn giả giải tán thính chúng, nhập định và qua đời.
Các tiết mục đặc biệt về tam muội và những nghi thức sám hối được liệt kê trong đoạn văn này khá giống với những lời Nam Nhạc tôn giả nói trong lời mở đầu tác phẩm “Tùy Tự Ý Tam Muội”. Ở đây chúng ta thấy có “Niệm Phật tam muội” (念佛三昧), “Bát Chu tam muội” (般舟三昧), “Pháp Hoa tam muội” (法華三昧), cùng với “Tùy Tự Ý Tam Muội” (隨自意三昧) thường được xưng tán như những phương pháp có thể “nhanh chóng vào được Bồ tát vị (入菩薩位), và đắc được Phật trí tuệ ( 佛智慧)”.
Theo sư Đạo Tuyên, thiền sư Tuệ Mạng tu tập phương đẳng và Pháp Hoa sám pháp trước khi ông đến thọ pháp với Nam Nhạc tôn giả tại núi Đại Tô. Được kể rằng Nam Nhạc Tuệ Tư đích thân dạy sư Tuệ Thành phương đẳng, thỉnh Phật Quán Âm, Pháp Hoa, và Bát Chu tam muội trong suốt ba năm tại núi Nam Nhạc, sau đó “mở bày chân pháp cho sư” . Ngoài ra, sư Trí Giả cũng từng ghi nhận rằng sư Tín Chiếu thực hành phương đẳng sám pháp trên núi Đại Tô, trong khi các sư Pháp Thành, và Pháp Hỉ, một trong số hai mươi bảy vị tăng đi theo sư Trí Giả từ Đại Tô đến Kim Lăng đặc biệt nổi tiếng về cách tu tập phương đẳng sám pháp.
Từng tu tập phương đẳng sám pháp từ thuở còn là một tu sĩ trẻ tuổi, về sau lại được Nam Nhạc Tuệ Tư dạy tu tập Pháp Hoa tam muội, sư Trí Giả cũng tự biên soạn những cẩm nang về phương đẳng, Pháp Hoa, và Bát Chu tam muội, thỉnh Phật Quán Âm, và một số bài giảng khác trong những năm đầu sư ở Kim Lăng, và thời gian về ẩn cư tại núi Thiên Thai. Sư Trí Giả đã trực tiếp giảng dạy cho môn đồ trong suốt cuộc đời đạo nghiệp của mình, thành lập một nơi để họ có thể thường xuyên tu tập trong tu viện, và sau cùng chính thức thành lập một nơi riêng biệt cho môn đồ ngay giữa lòng tác phẩm “Viên Đốn Chỉ Quán” (圓頓止觀) do sư biên soạn qua tinh hoa của “tứ chủng tam muội” (四種三昧) mà sư hội nhập được. Vì vậy, ngoài việc đưa ra một giá trị tối hậu cho các pháp khổ hạnh và thiền định, các đề mục sám pháp và tam muội chọn lọc này hẳn được sư Tuệ Tư và cộng đồng của sư Tuệ Tư chứng nhận là kỳ đặc trong những năm dài trên đỉnh Đại Tô và Nam Nhạc. Như đã thấy, Pháp Hoa tam muội thành tựu như một [nghi thức thù thắng] trong nhiều nghi thức tôn giáo, tất cả đều dường như mang theo những hiệu quả cân xứng, chúng ta một lần nữa sẽ rất cẩn trọng trong việc cân lường sự chuyển đạt của Pháp Hoa về cả hai mặt giáo lý và thực hành qua những phần trình bày về thánh tích, và qua các loạt tác phẩm tương tự của Nam Nhạc tôn giả.
Tổng kết
Nhận xét về sự khác biệt giữa các bản văn của sư Đạo Tuyên và sư Quán Đảnh về đạo nghiệp của Nam Nhạc Tuệ Tư, sư Trạm Nhiên đưa ra hai điểm trong tác phẩm phần luận về Maha Chỉ Quán của tôn giả: “Đây phải là trường hợp mà những tác giả nói trên nghe [về đạo nghiệp của sư Tuệ Tư] không giống nhau”. (T no. 1912, T46. 149a17, 385c20-386a1) Nhận định của sư cho chúng ta hai điểm đơn giản nhưng khẳng định: thứ nhất là sự kiện thuộc thánh tích học – là cái chúng ta gọi là “người sáng lập một truyền thống tôn giáo” - không có nghĩa là một dự án trong suốt hoặc tự nhiên, mà là một nỗ lực gõ nhịp đều đặn vào những liên quan cụ thể của lịch sử, và theo từng trường hợp, những chiến lược đặc thù và lề lối thuật chuyện. Thứ hai, được thấy qua các cách thức phân chia trở thành nội dung, sự nhấn mạnh, và ngôn ngữ đã bàn cãi ở trên, cho thấy rằng đây cũng là cách nói về các thánh tích trong sự chuyển động liên tục – chọn lựa, luận đàm phức tạp, không ngừng nâng lên, kéo xuống để đáp ứng với những thay đổi theo nhu cầu và môi trường diễn giải, mặc dù sau khi các nguồn gốc thánh tích đã được giả định là tạm ổn định về mặt văn học.
Trong trí nhớ của các sư Quán Đảnh, Trạm Nhiên, và những người viết về lịch sử Thiên Thai Tông sau này nhìn Nam Nhạc Tuệ Tư xuất hiện như một sự hướng thượng với cái thấy của bậc tổ sư, qua môn đồ là sư Trí Khải, đến chỗ thừa nhận sự phát triển của cái gọi là “Nam Nhạc – Thiên Thai Giáo” (南嶽天台教) hoặc “truyền thống Thiên Thai”. Như những sưu tập về các khuôn mẫu đạo đức và những câu chuyện kể về những cảm ứng kỳ diệu liên quan đến bản kinh Pháp Hoa, tập “Hoằng Tán Pháp Hoa Truyện” và “Pháp Hoa Truyện Ký” quay sang một loạt quan hệ khác biệt, đó là, sự hữu hiệu của bản kinh Pháp Hoa và các tiêu chuẩn đạo đức phù hợp với bất cứ người nào sẽ tiếp nhận bản kinh như một đối tượng sùng kính. Sư Đạo Tuyên, là một học giả chuyên về Phật giáo Luật tạng, vào hàng đồ đệ của thiền sư Tăng Trù (480-560), chúng ta biết rằng sư hẳn có cái nhìn mô phạm sắc bén về tính cách chính xác của các quy luật tu viện và tập quán thiền định. Dường như chính sư cũng trích dẫn kinh Pháp Hoa. Ít nhất là những quan hệ quy cũ mặt ngoài có thể thấy được trong sự tán dương mà sư Đạo Tuyên đưa vào chương cuối tập thánh tích học nói về Nam Nhạc tôn giả, về việc sư Tuệ Tư nghiêm cấm môn đồ dùng quần áo làm từ động vật, và nhấn mạnh trên “chuyên tâm thiền quán và học tập giáo lý” . Mặc dù với những bản thánh tích học hiện có thì sư Đạo Tuyên thu hút rộng rãi và được biết qua tác phẩm điển hình của sư là “Tục Cao Tăng Truyện” như một sưu tập mới về những nhân vật như sư Huệ Giáo, là người đối diện với thế giới mới lạ và mong manh sau sự thống nhất lãnh thổ của nhà Tùy, hẳn rằng những nỗ lực đáng kể của sư càng nhắm thẳng vào vận mệnh hiện tại và tương lai của truyền thống Phật giáo như từ trước.
Tất cả điều này nói lên sự có mặt của những ý nghĩa khác biệt một cách đáng ghi nhận từ những cái nhìn và giả thiết về mặt tài liệu mà chúng ta có thể mang ra cho những bản ghi chép về thánh tích của Nam Nhạc Tuệ Tư như các nhà viết sử đương thời. Đó là lời cảnh giác khi lấy từ những nguồn gốc này để dựng nên hình ảnh thời đại của Nam Nhạc tôn giả – và kêu gọi sự thận trọng khi đối diện với sự quyến rũ về mặt lịch sử của riêng chúng ta đối với tôn giả – đó còn là sự tồn tại lâu dài đã được quy về cho sư (ngay sau khi sư qua đời), buộc chúng ta tiếp nhận các cuộc đối thoại quan trọng giữa chứng nhân lịch sử và những gì chúng ta có thể thu thập được từ những sự cố căn bản trong cuộc sống của sư, và trên tất cả, những tương tác phức tạp giữa những tác phẩm của sư đối với môi trường chung quanh.
Ba điểm quan trọng về sự cách biệt xuất hiện trong những bản văn có sớm nhất về thánh tích của Nam Nhạc Tuệ Tư, tất cả trong đó, như chúng ta đã thấy, đóng vai trò phương tiện trong đạo nghiệp của tôn giả. Điểm thứ nhất liên quan đến ngôn ngữ chia chẻ về thời mạt pháp được nói đến trong các bản văn thuộc thánh tích học về tôn giả qua sư Đạo Tuyên, và qua các kế hoạch phát triển cao độ của ba giai đoạn có tính cách lịch sử về giáo pháp được bố cục từ các tự truyện trong “Lập Thệ Nguyện Văn” - những hư tưởng rõ ràng vắng mặt trong các bộ sưu tập về các sư Trí Giả, Quán Đảnh, và Trạm Nhiên. Điểm thứ hai liên quan đến việc xác định rõ rệt giữa sự giác ngộ của tôn giả và giáo pháp “viên đốn” trong kinh Pháp Hoa, những bóng dáng đặc biệt rõ ràng trong văn bản của các sư Đạo Tuyên và Trạm Nhiên, qua hai bộ sưu tập đời Đường, nhưng rồi chúng ta hẳn thấy những điều trên không được nhấn mạnh qua các bản văn của sư Quán Đảnh. Điểm thứ ba là sự quy hướng rõ rệt của tôn giả đối với Pháp Hoa tam muội / Pháp Hoa sám pháp, tất cả đều dường như có mặt để cung cấp một đường lối không kém hiểu quả và nhanh chóng để chứng được những đạo vị cao nhất, và giữ một chỗ đứng đặc thù trong pháp tu khổ hạnh của tôn giả. Phương pháp tuyển chọn này dường như, một lần nữa, chứng minh – hoặc ít nhất đưa ra một sự lượng giá mang nhiều sắc thái của một vị thế độc đáo mà Pháp Hoa tam muội được cho là đến được “thực tại tối hậu”.
Dựa vào bối cảnh này, tôi [Stevenson] sẽ trình bày, và cùng lúc chúng ta có thể cảm nhận được sự lập lại liên tục rõ rệt, rất nhiều trong số đó, lời vang vọng sâu xa nghe thấy rõ ràng trong các văn bản của chính Nam Nhạc Tuệ Tư. Không nghi ngờ rằng tôn giả đã sống trong những thời điểm hỗn loạn, trên mỗi bước chân đi đều bao quanh bởi những biến cố khiến tôn giả luôn phản ảnh và hành động sâu sắc như một tăng sĩ Phật giáo, khiến sư đưa ra câu hỏi cấp bách về đạo đức và tánh thực tiễn của những gì có nghĩa một cách thực sự, hoặc chứng minh một cách chân chính, chân pháp của Phật, gạn lọc, như nó là, thông qua một nhận thức rõ rệt rằng sư sống trong khoảng cách “giữa hai Đức Phật”. Sư rất kiên trì trong việc tuân thủ giới luật, và giữ nếp sống của một thiền tăng khổ hạnh, kết quả từ một chứng nghiệm sống động, qua từng dấu vết, tác động trên con người và giáo pháp của sư. Tuy nhiên, rất xa từ một sự xây thành đắp lũy vô hiệu lực đến con đường giải thoát duy nhất có thể thực hiện được trong một thời kỳ phá sản tôn giáo, hoặc cố tình loại bỏ sự lưu giữ những hình thức Ấn Độ cho một thành ngữ tương ứng với sự nhạy cảm của người Trung Quốc, cái nhìn của sư về chân pháp dường như lớn rộng cùng khắp, nếu muốn nói rằng cùng khắp có nghĩa là một con đường vô tận, phơi bày trong cấu trúc của các giáo lý và kinh điển nhận được từ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, được chư Phật và chư Bồ tát khắp mười phương pháp giới gìn giữ. Hơn nữa, trong sự sâu xa này chúng ta có thể tìm thấy những gì đã được lịch sử sáng tạo và đi vào trong con người của tôn giả, những thông điệp dưới con mắt của những người viết thánh tích học như sư Đạo Tuyên và chư tổ truyền thống Thiên Thai buổi sơ thời. Để sắp xếp rõ ràng những tư tưởng này, hẳn nhiên, chúng ta phải trở lại với các tác phẩm của Nam Nhạc Tuệ Tư.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.147.58.159 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...
Việt Nam (261 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.