Thành công có nghĩa là đóng góp nhiều hơn cho cuộc đời so với những gì cuộc đời mang đến cho bạn. (To do more for the world than the world does for you, that is success. )Henry Ford
Thành công không được quyết định bởi sự thông minh tài giỏi, mà chính là ở khả năng vượt qua chướng ngại.Sưu tầm
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Một số người mang lại niềm vui cho bất cứ nơi nào họ đến, một số người khác tạo ra niềm vui khi họ rời đi. (Some cause happiness wherever they go; others whenever they go.)Oscar Wilde
Hãy đặt hết tâm ý vào ngay cả những việc làm nhỏ nhặt nhất của bạn. Đó là bí quyết để thành công. (Put your heart, mind, and soul into even your smallest acts. This is the secret of success.)Swami Sivananda
Những ai có được hạnh phúc cũng sẽ làm cho người khác được hạnh phúc. (Whoever is happy will make others happy too.)Anne Frank
Gặp quyển sách hay nên mua ngay, dù đọc được hay không, vì sớm muộn gì ta cũng sẽ cần đến nó.Winston Churchill
Vết thương thân thể sẽ lành nhưng thương tổn trong tâm hồn sẽ còn mãi suốt đời. (Stab the body and it heals, but injure the heart and the wound lasts a lifetime.)Mineko Iwasaki
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Nếu bạn không thích một sự việc, hãy thay đổi nó; nếu không thể thay đổi sự việc, hãy thay đổi cách nghĩ của bạn về nó. (If you don’t like something change it; if you can’t change it, change the way you think about it. )Mary Engelbreit

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Lẽ sinh diệt, lý tu hành »» Phần 4. Vô ngã »»

Lẽ sinh diệt, lý tu hành
»» Phần 4. Vô ngã

Donate

(Lượt xem: 4.081)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Lẽ sinh diệt, lý tu hành - Phần 4. Vô ngã

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc
23. Tu Tập Như Bốn Yếu Tố Tứ Đại

Người thành thị cũng thường thích ăn nấm. Họ thường hỏi nấm có từ đâu. Và người khác có thể nói họ nấm mọc từ đất. Rồi họ mang rổ và đi ra ngoại thành, nghĩ rằng có thể lấy nấm mọc ở hai bên đường. Nhưng họ cứ đi, đi nữa, lên đồi xuống ruộng, nhưng không thấy nấm đâu. Người dân làng đã đi lấy nấm trước đó. Họ biết nấm mọc ở đâu, ở khu rừng nào. Còn người thành thị thì đủ có kinh nghiệm nhìn thấy nấm ở trên bàn ăn. Họ chỉ nghe nói nấm mọc trên đất và đi tìm, nhưng không tìm thấy nấm.

Tu tập sự định tâm (samadhi) cũng giống như vậy. Chúng ta nghĩ rằng nó dễ làm. Nhưng khi ngồi thiền, chân bị đau, lưng nhức mỏi, ta cảm thấy mệt, nóng nực và ngứa ngáy. Rồi ta thấy nản chí, nghĩ rằng thiền định là điều xa vòi, như chuyện trên trời trên mây vậy. Ta chẳng biết làm gì nữa và trong đầu toàn thấy những khó khăn. Nhưng nếu ta được chỉ dẫn thì có thể sẽ dễ dàng hon.

Khi mới bắt đầu, tu tập thiền định là việc khó. Bất cứ việc gì cũng đều khó nếu ta không biết cách làm. Nhưng nếu chịu tập luyện thì sẽ có thay đổi. Việc gì hữu ích thì cũng đáng làm hơn những thứ vô ích. Chúng ta thường sợ phấn đấu—đó là thói thường, và chúng ta cần phải vượt qua nó. Do vậy, sự học tu và tập luyện một thời gian là điều cần thiết. Cũng giống như mở một con đường băng qua rừng rậm. Lúc đầu thật khó khăn, gặp nhiều chướng ngại, vật cản. Nhưng cứ quay lại làm tiếp, phát hoang, chặt bỏ cây cối, di dời đá núi, đắp đường, làm cầu... dần dần người ta sẽ mở ra được con đường. Đó cũng giống như cách tu tập cái tâm. Cứ tu tập kiên trì, tâm sẽ được phát quang, phát sáng. Đức Phật và các vị đại đệ tử ngày xưa cũng là những người bình thường, nhưng họ đã tu tập bản thân để tiến triển đến những tầng giác ngộ. Họ làm được nhờ tu tập, luyện tập.

Lời khuyên của Đức Phật về tu thiền là gì? Phật dạy chúng ta hãy tu tập như đất, tu tập như nước, tu tập như gió, tu tập như lửa. Tu tập như những "thứ xưa", những thứ cấu tạo nên chúng ta: Yếu tố cứng của đất, yếu tố lỏng của nước, yếu tố động của gió, yếu tố nhiệt của lửa.

Nếu có ai đào xới đất, đất chẳng thấy phiền hà. Nó có thể chịu bị cày, bị xới, bị làm ngập nước. Những thứ thúi rửa có thể được chôn trong đất. Nhưng đất vẫn bàng quan, chẳng than phiền gì. Nước thì có thể bị đông lạnh ngắt, hay bị nấu sôi sục, hoặc bị dùng để rửa những thứ dơ bẩn, nhưng nó chẳng hề gì. Lửa có thể dùng để đốt cháy những thứ đẹp, thứ xấu, thứ thơm tho, thứ bẩn thỉu. Nó cũng chẳng phiền hà gì. Khi gió thổi, nó thổi bay tất cả mọi thứ, thứ tươi đẹp và thứ xấu xí, thứ hữu ích và thứ vô ích. Nó chẳng để ý gì đến những thứ đó.

Đức Phật đã dùng ví dụ này. Cái đống thân của ta chỉ đơn giản là sự kết hợp của bốn yếu tố tứ đại đất, nước, khí nhiệt. Nếu ta muốn tìm thấy có 'ai' trong đó, ta chẳng tìm thấy gì. Đó chỉ là tập hợp của bốn yếu tố tứ đại. Nhưng cả đời chúng ta chẳng bao giờ hiểu được đống thân này chỉ là những yếu tố đó, chẳng bao giờ phân tách ra như vậy. Chúng ta chỉ nghĩ rằng "Đây là ta. Đây là thân của ta". Chúng ta luôn nhìn mọi thứ với một cái 'ta', cái 'ngã', một 'con người', mà chẳng hề nhìn ra thân này chỉ là đất, nước gió, lửa. (Ngay cả khi nhìn một xác chết đang tan rã và thối nát, chúng ta vẫn không nghĩ ra đó chỉ thực sự là một đống đất, nước, gió, lửa). Đức Phật đã dạy về điều này. Phật dạy về bốn yếu tố tứ đại và mong chúng ta nhìn ra rằng thân chỉ là vậy, chẳng có 'ai' ở bên trong cái đống thân đó cả. Hãy quán niệm (suy xét) về những yếu tố này của thân để thấy được không có một 'ai' hay một 'người' nào bên trong nó, đó chỉ là đất, nước, gió, lửa.

Điều này thật sâu sắc, phải không? Đó là điều sâu sắc đang bị che giấu—người ta nhìn nhưng chẳng mấy ai thấy được điều đó. Chúng ta chỉ quen nghĩ về cái 'ta', về 'con người ta', về 'thân tướng của ta' hoặc 'của ai đó'. (Chúng ta cứ coi thân này là một 'con người', mỗi người mỗi thân tướng, mỗi thân là mỗi 'người'). Nếu còn nghĩ về một cái 'ta' và 'thân của ta' như vậy thì sẽ rất khó mà tu thiền cho được thâm sâu. Nó không nhìn ra lẽ thật và không đạt đến chân lý, và do vậy chúng ta không thể vượt qua vẻ về ngoài (giả danh) của mọi thứ. Chúng ta còn bị dính kẹt vào những quy ước của thế gian; và khi còn dính kẹt vào những quy ước thế gian có nghĩa là vẫn còn dính trong vòng luân chuyển luân hồi: Có rồi mất, sinh rồi tử, tử rồi sinh, vẫn còn chịu khổ trong cảnh giới ngu mờ vô mình. Những gì chúng ta muốn và ước không bao giờ xảy ra theo ý ta, bởi vì chúng ta nhìn mọi thứ một cách sai lầm.

Với loại gông cùm chấp thủ (ngã chấp, thân kiến) như vậy, chúng ta vẫn còn ở rất xa với con đường chứng ngộ giáo pháp.

Hãy bắt tay vào việc từ bây giờ. Chỉ có tu hành theo Giáo Pháp thì mới giúp chúng ta vượt qua khổ đau. Nếu chúng ta không thể vượt qua hết mọi khổ đau, chúng ta vẫn có khả năng vượt qua một ít khổ đau ngay bây giờ, trong hiện tại. Ví dụ, nếu chúng ta có tu tập, khi có ai chửi mắng ta, ta không khởi tâm tức giận, thì ta đã vượt qua một thứ khổ đau (sân). Nếu chúng ta luôn tức giận, chúng ta chưa chuyển hóa được khổ đau đó.

Khi có ai chửi mắng ta, nếu ta biết soi chiếu vào giáo pháp, chúng ta sẽ thấy rằng chỉ có cái đống thân này bị chửi, ừ, ai chửi thì cứ chửi—thực sự họ chỉ đang chửi một đống đất. Một đống đất này đang chửi một đống đất khác. Nước đang chửi nước. Gió đang chửi gió. Lửa đang chửi lửa. Chẳng có 'ai' đang chửi 'ai' cả.

Nếu chúng ta hiểu được như vậy, ta không hề thấy bị xúc phạm hoặc phản ứng lại khi bị chửi mắng: có lẽ họ sẽ cho rằng ta là đồ điên. "Thằng đó bị chửi mắng mà chẳng nói gì. Nó chắc không có cảm giác!" Đến khi có ai đó chết, ta cũng không cảm giác tuyệt vọng, đau đớn và khóc than: có lẽ họ cũng cho rằng ta là đồ điên dại và trơ tráo.

Hãy tu tập để nhìn nhận, nhìn thấy cái 'bản thân' của chúng ta đích thực là gì. Hãy tu hành để vượt qua khổ đau của kiếp người, việc đó không phụ thuộc vào ý kiến ngưòi khác nghĩ về ta ra sao. Vượt qua được khổ đau hay không là tùy thuộc vào trạng thái tâm của ta, tùy thuộc vào việc ta có tu tập các trạng thái tâm của ta được hay không. Đừng chấp nê những gì người đời nói về mình—nếu ta có thể chứng ngộ được sự thật cho chính mình, thì chúng ta có thể sống bình an và thư thái.

Lúc nào gặp khó khăn, hãy quán chiếu (soi xét, suy xét, quán niệm, tưởng nhớ) về Giáo Pháp. Suy xét về những điều các bậc sư thầy đã chỉ dạy chúng ta. Họ dạy ta buông bỏ, kiềm chế và tự chủ, đặt mọi thứ xuống; họ đã dạy chúng ta như vậy để giải quyết những khó khăn chúng ta gặp trong tiến trình tu tập. Giáo pháp chúng ta đã nghe học là được dùng để xử lý và đối trị những khó khăn trong tu tập.

Những khó khăn nào? Gia đình? Ta đang có những thứ khó khăn nào? Về con cái, vợ hoặc chồng, bạn bè, hay về công việc? Những thứ này đôi lúc cũng gây nhức đầu, đúng không? Đó cũng là những khó khăn trong đòi tu tập. Lời dạy của các sư thầy chỉ cho chúng ta cách áp dụng giáo pháp để giải quyết những khó khăn hàng ngày.

Chúng ta được sinh ra làm người. Chúng ta có trách nhiệm làm sao để sống với cái tâm hạnh phúc. Chúng ta làm mọi việc theo hướng có trách nhiệm đó. Khi gặp thứ gì khó khăn, chúng ta tập tính chịu đựng. Làm những công việc nghề nghiệp chân chính (chánh mạng) là một cách thực hành Giáo Pháp, thực hành lối sống đạo đức. Sống một cách hạnh phúc và hòa hợp như vậy đã là điều khá tốt.

Tuy nhiên chúng ta thường để mất. Đừng để mất! Nếu ta đến chùa hay thiền viện để tu tập, rồi sau đó về nhà đánh lộn, cãi nhau thì đó là sự để-mất. Quý vị có nghe rõ điều tôi nói không? Tu tập mà làm vậy thì tu chỉ để mất chứ chẳng được gì. Nếu cứ làm vậy có nghĩa là quý vị chẳng nhìn thấy một chút nào của Giáo Pháp—chẳng được chút lợi lạc nào. Mong quý vị hiểu rõ chỗ này.

24. Vô Minh

Một ni sư kể câu chuyện về lần đầu gặp sư Ajahn Chah. Sau khi nghe nhiều về sư Ajahn Chah, cô đi đến gặp sư ở Tu viện Hamstead Vihara ở Anh Quốc lúc thầy đang đến đó năm 1979. Ajahn Chah hỏi cô có thiền tập hay không, cô đáp rằng cô đã tham dự nhiều khóa thiền. Thầy hỏi cô có hiểu về vấn đề "vô ngã" hay không. Cô trả lời rằng:

"Con đã suy nghiệm nhiều về vấn đề này. Cori đã nói đi nói lại nhiều về vấn đề vô ngã này, và khi con nói, con cảm thấy về cái ngã phồng to như một bong bóng".

Sau khi cô thưa như vậy, sư Ajahn Chah nói mấy chữ bằng tiếng Thái.

"Sư nói gì vậy?", cô ấy hỏi.

"Sư nói cô rất ngu", người phiên dịch trả lời.

Thay vì bị tự ái, vị ni cô trẻ lại thấy kính phục sư Ajahn Chah vì lòng từ bi chân thực và thẳng thắn khi sư đã nói những lời đó. Về sau, ni cô đã đến Thái Lan để xin được thọ giới và tu học theo sự hướng dẫn của thầy Ajahn Chah.

25. Không Phải Ta, Không Phải Của Ta

Theo truyền thống, những ngày Rằm hay mồng Một hàng tháng được coi là ngày giữ giới, hoặc gọi là "ngày đi chùa", các Phật tử đến chùa để nghe giảng và tu tập. Đó là phong tục nhà Phật từ cổ xưa. Những tiền bối của chúng ta đã chia một tháng thành 26 ngày sống tại gia và 4 ngày đến chùa để tu học. Đời sống tại gia chiếm nhiều thời gian hơn thời gian đến chùa.

Có cơ hội học tập Phật Pháp là điều đáng quý. Phật đã từng nói: "Ngày và đêm cứ hờ hững trôi qua, chúng ta sử dụng thời gian ra sao?" Phật sợ mọi người lãng quên điều đó, nên Phật mới nhắc chúng ta về ngày tháng đang trôi qua. Và không phải chỉ ngày tháng trôi qua—cuộc đời của chúng ta cũng đang trôi qua. Chúng ta đang chắc chắn già đi, chúng ta đang chắc chắn hết dần thời gian, và đến một ngày chúng ta chấm dứt. Do vậy, Phật đã đặt ra câu hỏi: "Ngày và đêm cứ hững hờ trôi qua, chúng ta làm gì để sử dụng thời gian?"

Phật đã liên tục và liên tục nhắc nhở chúng ta suy xét trong giây phút hiện tại: Chúng ta đến từ đâu? Tại sao chúng ta có mặt ở đây? Ai đã mang chúng ta đến đời này và dẫn dắt chúng ta? Chúng ta có biết được mình sẽ sống bao nhiêu năm tháng? Khi rời bỏ đời này, chúng ta sẽ đi về đâu?

Khi chúng ta suy niệm về sự trôi qua của ngày và đêm, chúng ta sẽ luôn suy niệm về những câu hỏi đó. Khi chúng ta càng suy niệm về những câu hỏi đó, chúng ta càng thấu nhận ra sự sống của đời người chẳng là bao lâu. Từ trẻ chúng ta thành người lớn, và rồi bỗng một ngày thấy mình đã già. Sự chuyển hóa xảy ra hằng ngày. Nếu chúng ta nhìn vào điều này, chúng ta sẽ chú tâm một cách nghiêm túc về sự sống và những hành động của mình.

Vì lẽ đó, tổ tiên của chúng ta đã tạo ra phong tục dành bốn ngày trong một tháng làm "ngày đi chùa". 26 ngày tại gia để sống đời sống với gia đình, lo việc mưu sinh, và 4 ngày đến chùa tu học. (Các thầy tổ đã dựa vào các ngày Rằm và mồng Một theo Phật lịch để tạo dịp cho các Phật tử giữ giới hạnh và tu học Phật Pháp. Nhưng điều đó không có nghĩa là bắt buộc, ai có hướng tâm về Phật Pháp thì làm.) Những ngày đó các Phật tử có thể đến chùa để lắng nghe giảng pháp và nghe những điều khác nhau. Khi chúng ta ở nhà, tất cả những gì chúng ta nghe được là: 'Đây là ta. Đó là của ta'. Mọi điều chúng ta quan tâm là cái 'ta' và 'của ta'. Chúng ta chẳng hề nghe ai nói "Không có cái gì là của ta." Nhưng khi chúng ta đến chùa chiền, chúng ta sẽ nghe các sư thầy nói rằng "Đây không phải là ta. Chẳng có gì là của ta."

Mới nghe ta có thể ngạc nhiên: "Này, chuyện gì vậy? Tại sao các thầy nói như vậy. Rõ ràng những thứ ta có là của ta mà. Ta đã làm lụng cực khổ bao năm mới tích cóp được bao nhiêu tiền của như vậy. Các thầy nói sai hay nói dối? Tại sao “Ta không phải là ta. Mọi thứ không phải là của ta?" Ban đầu mọi người chẳng biết tin vào đâu. Trong tâm trí mọi người thì rõ ràng "Ta rõ ràng là 'mình' đây mà. Nhà cửa, con cái, tiền bạc...của ta là của ta mà."

Nhưng cứ mỗi lần đến chùa chiền, chúng ta lại nghe các sư thầy nói y như trước: "Đây không phải là ta. Đó không phải là của ta. Chẳng có gì là của ta cả." Mâu thuẫn. Thế gian và Phật Pháp mâu thuẫn. Thế gian không từ bỏ quan điểm của nó. Thế gian chấp thủ chắc chắn là có cái 'ta', mọi thứ của ta là 'của ta'. Nhưng các sư thầy cứ bảo thủ trong tâm rằng "Đây không phải là ta. Chẳng có gì là của ta."

Nhưng sự thật lâu ngày rồi cũng được biết. Mưa lâu thấm đất. Sau khi nghe lời nhắc nhở của các sư thầy nhiều lần và nhìn vào sự trải nghiệm của mình, chúng ta có thể bắt đầu có sự hiểu biết (trí tuệ) để nhìn vào cách mọi thứ đang hiện hữu, và chúng ta có thể đổi mới cách suy nghĩ. Rồi sau đó chúng ta có thể thấy rằng các sư thầy đã nói đúng. Nhiều người chỉ lâu lâu mới đến chùa cúng bái gì đó, hoặc chỉ nghe qua những lời của sư thầy một vài lần, nên khi về nhà họ vẫn nghĩ theo cách cố hữu mà họ vẫn nghĩ trong bao nhiêu kiếp, vẫn chấp thủ về cái 'ta' và 'của ta', coi cái 'ta' và mọi thứ 'của ta' là lẽ sống, là lý do tranh đấu của mình trong cuộc đời. Cần phải có thời gian để chúng ta học hỏi, lắng nghe và trải nghiệm để hiểu ra sự thật. Những người chịu suy nghĩ xuyên suốt và chịu tập thiền thì họ có thể bắt đầu nhìn thấy lẽ thật đó một cách rõ rệt.

Lắng nghe Giáo Pháp có giá trị như vậy. Mỗi lần nghe giáo lý, chúng ta bắt đầu điều tra, suy xét một cách chân thành và kiên nhẫn để coi giáo lý đó hư thực, đúng sai ra sao. Học hiểu những điều bất toàn và bất toại nguyện của thế gian, trở nên ý thức rõ về sự già đi của mình, và chúng ta bắt đầu ghi nhận điều đó vào trong tim. Ban đầu thì đa số người ta chẳng muốn nghe, nhưng sau vài lần họ nghe và nhìn vào sự sống đời mình, họ bắt đầu quan tâm. Sau đó thì họ mới hiểu thấu được những giáo lý của Phật là đúng. Những gì được gọi là cái 'ta', 'chúng ta' chỉ là quy ước. Cái được gọi là 'mình', cái 'ta đây', 'ông A'... chỉ là quy ước.

Hãy nhìn coi những thứ ở trong nhà. Có thứ nào bị bể hay mất không? Mọi thứ trong nhà có thay đổi hay không? Ví dụ đó là cách giúp ta nhìn thấy. Nếu mọi vật dụng trong nhà là 'của ta', sao ta nói chúng phải luôn mới chúng có nghe theo không, hay chúng cứ dần dà cũ đi? Bỏ qua những thứ của cải, giờ lấy ngay thân ta mà coi. Sao thân ta bị bệnh, có ai thoát khỏi bệnh không? Nếu thân là của ta, sao ta muốn nó không bệnh mà nó vẫn bệnh? Thân là của ta và ta là chủ của nó, vậy sao ta nói nó chẳng nghe, nó vẫn cứ bệnh, cứ già? Giờ ta mới biết, thân không phải là của ta, thân thực ra chỉ là đất, nước, khí, nhiệt. Nhưng khi được sinh vào thân này, ta cứ nghĩ thân là của ta, nên ta cứ khổ sở vì thân này, khổ sở vì những đổi thay vô thường của nó. Nhưng dù ta cố chấp đến đâu thì đó cũng là sự chấp lầm, chỉ là ảo tưởng và không đúng với thực tại. Dù ta có cố gắng tạo điều kiện, ăn uống, chăm sóc, gìn giữ nó đến đâu, thân vẫn cứ già đi, rồi bệnh, rồi chết. Cuối cùng rồi thân cũng lìa khỏi ta. Chúng ta không thể thương lượng hay quyết định khi nào mới chết. Chúng ta không thể nói: "Ê này thân ta, chờ cho con cháu ta lớn khôn, làm ăn đầy đủ tiền bạc rồi thân ta mới được chết." Chúng ta không thể. Khi đến lúc chết là phải chết. Khi không còn đủ các yếu tố duy trì sự sống của thân, nó sẽ ngừng sống, và chết đi. Dù ta có buồn lòng hay trách oán cũng chẳng làm được gì. Cái chết không bao giờ hỏi ý ta. Khi nó chết là nó chết.

Nếu nhìn ra được điều này, chúng ta sẽ tiến vào Giáo Pháp một cách thực sự. Giống như nhìn thấy con rắn độc, và biết được nó có nọc độc nguy hiểm, chúng ta tránh nó. Nếu chúng ta không nhìn ra nó, ta cứ vô tư hoặc cố chấp theo lối nghĩ của ta, ta có thể đạp trúng nó và sẽ bị nó cắn.

Nếu ta nhìn ra rắn độc. Biết được nọc độc của nó. Khi nó đến gần, ta nhận ra và tránh xa nó. Nếu biết làm vậy thì dù rắn là độc, ta cũng không bị ảnh hưởng. Chúng ta bỏ xa nó và nhờ đó bảo vệ được mình. Nọc độc vẫn còn trong rắn, nhưng chẳng đụng được đến ta.

Tương tự vậy, khi nhận ra thứ gì là nguy hại, ta tránh xa nó. Thân và tâm đều giống như rắn độc. Quý vị có bao giờ để ý điều này? Khi thân ta khỏe mạnh và khoan khoái, ta ca lên: "Mạng ta gặp sao tốt." Khi thân bị bệnh tật, đau yếu, ta than khóc: "Người ơi, tôi gặp sao 'quả tạ', hay tôi gặp phải nghiệp chướng nào vậy?" Đó là con rắn độc.

Tâm cũng vậy. Nếu mọi sự tốt đẹp, ta cảm thấy vui lòng và cuộc đời tốt đẹp. Khi có chuyện gì không hay, ta mất ăn mất ngủ vì nó, nằm dài trên giường với hai hàng nước mắt, cảm thấy khó khổ. Đó là con rắn độc. Con rắn đang cắn ta, nhưng ta chẳng ý thức được điều đó.

Phật muốn chúng ta học hiểu giáo pháp để hiểu biết về thân và tâm của chúng ta. Sáng nào trong chùa cũng có một giờ tụng kinh. Chúng ta tụng: "sắc thân vô thường. Cảm giác vô thường. Nhận thức vô thường. Ý nghĩ vô thường. Tâm thức vô thường.'' (Sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều là vô thường). Rồi tụng tiếp: "Sắc thân không phải của ta. Thọ, tưởng, hành, thức cũng là như vậy." Xuyên suốt thân và tâm, chẳng có thứ gì ngoài sự vô thường. Chẳng có thứ gì là một cái 'ta' hay là 'của ta' cả. Mọi thứ chỉ có rồi mất, sinh rồi diệt, khởi sinh và biến mất. Đó là đường lối của tất cả mọi sự, trong tất cả mọi lúc và trong tất cả mọi nơi.

Một số người nghe được: "Chẳng có gì là của ta", rồi họ có ý nghĩ quăng bỏ hết mọi thứ của cải, vật sở hữu. Thực ra đâu nhất thiết phải là vậy. Khi người ta chưa hiểu tới, họ thường tranh cãi về ý nghĩa của điều đó và cách áp dụng nó. Cần phải suy nghĩ suy xét một cách chín chắn. "Đây không phải là ta" không có nghĩa là người ta phải tự tử hoặc quăng bỏ hết mọi thứ. Câu đó chỉ có nghĩa là ta phải từ bỏ sự dính chấp (chấp thủ) vào cái 'ta', phải buông bỏ sự dính mắc vào cái 'ta'. (Đừng chấp vào thân. Đừng chấp vào tâm. Đừng chấp vào cái 'ta' và cái 'của ta' vốn không có thực).

Có hai sự thật, sự thật do quy ước và sự thật tuyệt đối—đó là sự giả định và sự giải thoát. Về quy ước, có ông A, ông B, bà C, cô N... Chúng ta dùng những quy ước này như những giả định (danh từ, tính từ, tên gọi...) để giao tiếp với nhau. (Ví dụ thậm chí mỗi dân tộc có một thứ ngôn ngữ quy ước để họ giao tiếp với nhau từ bao đời nay.) Phật không khuyên chúng ta không dùng những ngôn ngữ và quy ước như vậy. Phật chỉ khuyên ta nên nhớ những thứ đó chỉ là quy ước và chúng ta không nên dính chấp hay ràng buộc vào những quy ước đó, không nên coi những sự thật do quy ước là sự thật tuyệt đối. Những thứ do quy ước (là do tạo tác, là hữu vi) chỉ là trống không. Khi quy ước thì có thứ đó, nhưng thực ra không có thứ đó.

Nếu chúng ta nhìn bề ngoài, mọi thứ trông có vẻ là thực. Nhưng nếu chúng ta điều tra suy xét thấu đáo vào tận bên trong bản chất của chúng, thì chúng chẳng là gì. Cùng lắm chỉ là thân, chỉ là tâm, chỉ là sướng, chỉ là khổ. Tất cả chỉ là vậy. Cuối cùng, nếu chúng ta không hiểu biết về chúng thì chúng là độc hại, giống như con rắn độc có thể cắn chúng ta, nếu chúng ta không hiểu biết về nó và ta bước đạp lên nó và... chắc chắn nó cắn ta.

Nếu tâm không ý thức được (tỉnh giác) về những tham dục và ô nhiễm của nó, chúng ta bị khổ. Tham dục và ô nhiễm có thể dẫn ta vào nhiều chỗ ngu mờ và khó khổ. Khi thân thay đổi theo đường lối tự nhiên của nó, ta buồn lòng, đau khổ và khóc than vì nó. Đó là con rắn độc. Tâm và thân là rắn độc. (Chúng cứ cắn ta mọi lúc mọi nơi cho đến khi nào chúng ta hiểu được bản chất của chúng là gì.)

Tất cả mọi sự khó khổ và khổ đau mà ta nếm trải chỉ là sản phẩm của cái tâm của ta mà thôi. Nhiều người rất nhát sợ. Chỉ bởi vì họ để tâm mình chạy nhảy hoang dại, suy nghĩ đủ thứ này nọ thái quá. Đến khi họ ở trong bóng tối, họ hoảng sợ, 'nhìn thấy' ma hoặc thứ gì đó, rồi họ chạy hoảng loạn, la lối để thoát chết. Đó chỉ là do suy nghĩ của họ. Ý nghĩ làm họ hoảng sợ. Ma quỷ cũng là do suy nghĩ phóng túng của họ mà có. Những cái tâm ngu mờ thường tạo ra những ý nghĩ theo kiểu như vậy. Tâm không phải là 'ta', không phải là 'của ta', không phải là 'một cái gì' chắc chắn, không hề chắc chắn—nhưng tâm có thể được huấn luyện, có thể được tu tập. Nếu một người mạnh mẽ, có tâm mạnh mẽ thì người ấy sẽ nghĩ khác, sẽ làm tăng sự mạnh mẽ và xua đuổi những ý nghĩ sợ hãi như vậy.

Như vậy mỗi tháng chúng ta có 26 ngày sống tại gia, và 4 "ngày đi chùa" để học hiểu Giáo Pháp và tu tập. Nếu chúng ta không thể đi đến chùa chiền trong 4 ngày đó vì những lý do nào đó, chúng ta chỉ cần hiểu được "ý nghĩa" của việc "đi chùa" và tu tập ở nhà. (Đó được gọi là sự "đi chùa trong tâm"). Ở nhà chúng ta cũng không quên việc giữ giới hạnh trong những ngày "đi chùa" đó. Chúng ta đã có quá nhiều (26) ngày để lo toan những việc gia đình và mưu sinh, vậy hãy nên dành một số (4) "ngày đi chùa" để sống hướng thiện, giữ giới, học hiểu Phật Pháp và tu dưỡng tâm.

(Nhưng thường thì các Phật tử cứ lẩn quẩn trong cái vòng như vầy): Sau khi đã học hiểu thêm ít nhiều giáo lý và tu tập được thêm nhiều tâm tính tốt, họ quay lại với đời sống gia đình và công việc. Rồi thì cái tâm và trái tim của họ lại bị quấy nhiễu, lại bị dính vào muôn sự của đời trần... Rồi sau đó đến những "ngày đi chùa" tháng sau, họ lại đến chùa chiền để giữ giới và tu tập lại cái tâm... Rồi sau đó lại tiếp tục quay về với đời sống tại gia...

Nhưng có còn hơn không... sau nhiều lần đi đi về về như vậy, họ có thể học được cách tu sửa về cách sống (chánh nghiệp), cách nghĩ (chánh kiến), về công việc mưu sinh (chánh mạng) một cách thiện lành hơn... để tránh xa những khổ đau và nghiệp xấu thường có. Rồi dần dần họ sẽ hiểu thấu lẽ vô thường trong mọi sự sống. Họ nhìn ra rằng nếu ta cứ nắm chấp hay dính mắc vào những thứ vô thường và không chắc chắn thì ta chỉ mang lại khó khổ và bất toại nguyện cho ta mà thôi. (Chẳng có gì thực sự là của ta. Tất cả đều vô thường và vô ngã.)

Vậy đó, phần thời gian đã được những bậc hiền trí ngày xưa phân ra và truyền dạy như vậy, dành riêng 4 ngày trong một tháng để tu tập tâm linh. Đó là thời gian để chúng ta tâm niệm, nghe học những giáo lý của Phật, và suy nghĩ và thiền tập về những điều đó. Nếu ba mươi ngày đều dành hết cho việc gia đình và mưu sinh trần tục, thì chắc chắn sẽ tạo ra nhiều khó khăn hơn cho đời sống của mỗi chúng ta. Đời sống phàm trần với bao khổ đau và bất toại nguyện. 26 ngày là quá đủ rồi.

26. Đừng Làm Một Vị Phật

Dù chúng ta có học bao nhiêu giáo pháp, chúng ta cũng chẳng đạt đến sự hài lòng nào nếu chúng ta không tự thân chứng ngộ sự thật tuyệt đối trong tâm và trái tim của mình.

Một trái táo là thứ ta nhìn thấy bằng mắt thường. Nhưng ta không thể nếm được vị của nó bằng mắt. Mắt chỉ nhìn thấy bề ngoài trái táo. Ta không thể nhìn thấy vị của nó, vị của nó có ở bên trong nó. Chỉ có cách là ta cầm lấy nó và ăn nó thì mới tự mình nếm được mùi vị của nó.

Giáo Pháp cũng vậy. Chỉ nghe nó, người ta không thể biết vị của nó. Nhưng nếu thực hành, ta có thể biết vị của Giáo Pháp. Vị của trái táo không thể biết được bằng mắt và vị của Giáo Pháp không thể biết được bằng tai. Ta nghe ta biết về vị của nó, đúng vậy, nhưng đó không phải là sự nếm trải sự thật. Chúng ta phải thực hành. Rồi trí tuệ sẽ khởi sinh và ta sẽ tự mình nếm trải sự thật tuyệt đối. Đó là đã nhìn thấy Phật, chứ không phải chỉ mới nghe giáo lý của Phật.

Để giúp các học trò tự mình trải nghiệm (chứng ngộ) Giáo Pháp, Phật đã giảng dạy một con đường duy nhất, nhưng với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Phật không dùng một cách duy nhất để dạy cho tất cả những loại người khác nhau. Nhưng tất cả các cách đều nhắm đến một mục đích duy nhất là chứng ngộ sự thật tuyệt đối (nhìn thấy thực tại) và vượt qua khổ đau. Tất cả mọi sự thiền tập mà Phật đã dạy cũng vì mục đích duy nhất này.

Vài câu hỏi và trả lời

Học trò: Một số người cho rằng đạo Phật giống chủ nghĩa tự diệt và muốn tiêu diệt thế gian sống của họ.

Ajahn Chah: Sự hiểu biết của họ là chưa đủ bao hàm và chín chắn. Họ lo sợ mọi thứ đều bị chấm dứt, thế giới sẽ đến ngày tận thế. Họ nghĩ chân lý Giáo Pháp là sự trống không và mang nghĩa tự diệt, vì vậy họ cảm thấy đau lòng khi nghe nó. Nhưng cách nghĩ như vậy chỉ làm họ khóc thêm mà thôi.

Quý vị có bao giờ thấy ai lo sợ về sự "trống không" hay chưa? Những người sống tại gia cố gắng tích lũy mọi thứ của cải và canh chừng chúng. Liệu họ có bảo vệ những thứ đó khỏi bản tính trống không của mọi sự hiện hữu hay không? (Liệu họ có bảo vệ được những thứ của cải đó muôn đời hay không?) Cuối cùng họ cũng chết, thành mớ tro tàn, và mọi thứ của cải đều mất hết. Nhưng khi còn sống, họ khư khư ôm giữ mọi thứ, mỗi ngày đều lo giữ, sợ nó mất đi, cố tránh sự trống không. Vậy có khổ không? Dĩ nhiên, họ thực sự khổ. Đó là do họ không hiểu được bản tính "không chắc chắn" và "trống không" của mọi sự vật. Vì không hiểu được lẽ thật đó, họ không được hạnh phúc.

Bởi vì người đời thường chẳng bao giờ nhìn xem chính mình. Họ chẳng bao giờ biết chuyện gì đang xảy ra với sự sống của họ. Làm sao để hết sự ngu mờ này? Người đời tin rằng 'Đây là ta. Đây là của ta". Nếu ta nói họ rằng thực sự không có gì là "ta" hay "của ta", họ lập tức cãi lại ngay.

Ngay cả Đức Phật sau khi giác ngộ cũng đã thấy ngán ngẫm khi nghĩ về điều này. Phật đã từng nghĩ sẽ vô cùng khó để giải thích cho người phàm về lẽ thật đó. Nhưng Phật đã nghĩ lại và bắt đầu giảng dạy.

Nếu các sư thầy ngày nay không giảng dạy cho mọi người, vậy ai sẽ giảng dạy cho họ? (Các tăng ni tiếp đón họ đến chùa để làm gì?) Đây cũng là câu hỏi của tôi ngày trước, khi đó tôi cũng thấy chán ngán và chẳng còn muốn chỉ dạy gì nữa. Chúng ta không chỉ dạy cho nhau, vậy ai sẽ chỉ dạy cho những người còn ngu mờ vô minh đây? Không còn cách nào khác. Nếu người tu hành như chúng tôi chán nản và không chỉ dạy cho người khác, thì chúng tôi mới là kẻ ngu mờ thứ thiệt. (Đã được gọi là sư thầy mà chẳng chỉ dạy cho Phật tử điều gì, vậy sao được gọi là sư là thầy? Người không chỉ dạy cho ai điều gì, sao lại được gọi là thầy là sư?)

Học trò: Có những người có tâm nguyện trở thành những vị Phật Duyên Giác (pacceka buddha), người tự mình giác ngộ mà không cần có sư thầy chỉ dạy cho mình. Như vậy có được không?

Ajahn Chah: Những danh từ đó chỉ là nghĩa ẩn dụ của những trạng thái tâm mà thôi. Trở thành một cái gì là một gánh nặng. Đừng là cái gì! Đừng là cái gì cả! Làm một vị Phật là một gánh nặng. Làm một vị Phật Duyên Giác là một gánh nặng. Đừng cầu được thành cái gì. Tôi là ngài A. Tôi là sư thượng tọa. Đó là khổ, cầu muốn là khổ, tin rằng ta thành một ai đó là khổ. "Ngài A", "thượng tọa"... chỉ là quy ước. Ngay cả "tu sĩ" cũng chỉ là một danh từ quy ước.

Nếu ta cứ tin ta là cái gì đó, hoặc là ai đó, thì điều đó chỉ mang lại khổ. Nếu thực sự có một "ngài A", thì khi có ai chỉ trích "ngài A" sẽ tức giận, khởi tâm sân. Đó là cách sự khổ sẽ xảy ra khi chúng ta cứ chấp lầm cái 'ta' hay thứ gì đó là thực, là cố hữu. "Ngài A" bị dính danh (dính tâm) và bắt đầu phản đối này nọ với lời chỉ trích. Nếu không có cái "ngài A", chẳng có ai bị xúc phạm và phản đối. Không có "ngài A", chuông điện thoại reo, chẳng ai trả lời điện thoại. Chẳng có ai thì chẳng có ai để trở thành bất cứ cái gì. Không có cái "ta" thì ta chẳng trở thành cái gì. Ta chẳng là ai, chẳng có ai cả, thì chẳng ai chịu khổ vì bất cứ điều gì.

Trước kia có một tu sĩ đến trình với tôi (theo thủ tục giới luật) rằng thầy ấy đã chứng đắc thánh quả Nhập Lưu (Tu-đà-hoàn). Tôi chỉ có thể nói rằng "À, vậy là tốt hơn con chó một chút." [Ở Thái Lan cũng như nhiều nơi khác, việc gọi ai bằng chó là vô lễ và coi thường người ấy.] Thầy ấy không ưa câu nói đó và ngoảnh mặt bỏ đi. Vị thánh Nhập Lưu đã tức giận!

Khi ta nghĩ mình là cái gì đó hay là ai đó, chúng ta luôn phản ứng lại bất cứ chuyện gì; khi nghe chuông điện thoại, ta liền bắt máy và dính líu vào đó. Làm sao chúng ta tránh khỏi điều đó? Chúng ta phải nhìn rõ vào điều đó và phát triển trí tuệ hiểu biết về nó thì mới không còn cái "ông A" bắt nghe điện thoại. Nếu ta bắt điện thoại vì nghĩ mình là "ông A", ta sẽ dính vào đó và bị khổ. Vì vậy hãy đừng làm "ông A". Chỉ luôn biết rằng cái tên đó và danh xưng đó chỉ là quy ước.

Nói rõ hơn, khi có ai nói ta tốt, đừng nhận. Đừng nghĩ ta tốt. Khi có ai nói ta xấu, đừng phản ứng. Đừng nghĩ ta xấu. Đừng cố là gì cả. Biết rõ điều gì đang xảy ra. Nhưng cũng đừng dính mắc vào sự hiểu biết đó, chỉ cần nghĩ rằng: "Ta là một người nào đó biết tỉnh giác."

Người ta không làm được điều này. Họ chẳng hiểu biết chuyện gì đang xảy ra. Tôi thường ví dụ về trên lầu và dưới lầu. Khi bạn bước xuống, bạn thấy lầu dưới. Khi bạn đi lên, bạn thấy lầu trên. Khoảng không ở giữa bạn không thấy. Điều đó có nghĩa là không nhìn thấy niết-bàn.

Chúng ta nhìn thấy hình thể của mọi thứ, nhưng không nhìn thấy sự dính chấp: sự dính chấp vào lầu trên và lầu dưới. Đó chính là sự trở thành và sự sinh. Chúng ta sống liên tục trở thành thứ gì đó, trong từng giây phút. Chỗ trống không có sự trở thành là chỗ trống không. Khi chúng ta cố nói cho người khác về chỗ trống không đó thì họ chỉ biết đại khái đó là chỗ "không có gì ở đó". Nhưng phải tu tập thực sự thì họ sẽ biết được chỗ trống không đó thực sự nghĩa là gì!

Chúng ta phụ thuộc vào sự trở thành, vào sự dính chấp, từ khi mới sinh ra. (Coi lại vòng mười hai nhân duyên). Khi ai đó nói về sự vô ngã (không có cái ta), điều đó nghe quá lạ lùng đối với ta; ta không dễ gì thay đổi cái nhận thức (cố hữu, truyền kiếp) của mình. Do vậy chỉ còn cách là làm cho tâm nhìn thấy điều đó thông qua việc tu tập. Sau đó chúng ta mới có thể tin được điều đó là sự thật, và thừa nhận: "À, vô ngã là điều đúng thực!"

Khi người đời nghĩ 'Đây là ta! Đây là của ta!', họ cảm thấy hạnh phúc. Nhưng khi cái gì 'của ta' bị mất, họ khóc than vì nó. Đây chính là cách khổ xảy ra. Đường lối sinh ra khổ là vậy. Chúng ta có thể quan sát điều này. Nếu không có cái 'ta' và 'của ta', thì chúng ta sử dụng mọi thứ phương tiện khi đang sống mà không dính mắc vào ý nghĩ chúng là 'của ta'. Nếu có thứ gì hư hoại hay bị mất, thì đó chỉ là lẽ tự nhiên của vạn vật. Chúng ta không coi đó là thứ 'của ta' hay 'của ai' bị mất, và không tiếc nuối, đau khổ vì điều đó. Chúng ta không còn chấp vào cái 'ta' hay cái 'ai' nào nữa.

Thói tâm người đời là sợ sự thay đổi và sự chết. Từ khi mới sinh ra chúng ta đã sợ chết. (Nhưng có thứ gì không thay đổi và có thứ gì không chết. Thế gian được tạo nên bởi những thứ thay đổi và sinh diệt liên tục, làm sao ta đi trông đợi có thứ gì không thay đổi và không sinh diệt?) Sự trông đợi đó có hợp lý không? Giống như cứ đổ nước vào ly mà muốn nó không đầy ly. Nếu bạn cứ đổ, làm sao nó không đầy ly. Tại sao chỉ muốn sinh ra mà không bao giờ bị chết? Không có tử thì sao có sinh. Hãy nghĩ về điều đó. Nếu sinh mà không bao giờ chết, liệu điều đó có mang lại hạnh phúc hay không? Nếu hàng triệu triệu năm ai cũng sinh ra và không bao giờ chết, có lẽ trái đất này đã tồi tệ lắm rồi. Có lẽ đến giờ họ phải ăn đồ thải của nhau và nằm ngủ chồng lên nhau, vì đông quá lấy đâu ra đồ ăn và chỗ để nằm ngủ! Nếu cứ đổ nước vào ly mà muốn nó không đầy tràn, điều đó trái với lẽ tự nhiên. Do vậy, chúng ta phải bắt đầu suy nghĩ một cách thấu đáo về tất cả mọi sự, mọi sự sống, mọi sự vật. Nếu chúng ta không muốn chết, chúng ta phải chứng ngộ (đạt đến, nhìn thấy, giác ngộ) được sự bất tử, giống như Phật đã chỉ dạy. Bạn có biết ý nghĩa của sự bất tử trong Phật giáo là gì không?

Cho dù phải chết, nếu ta có trí tuệ chứng ngộ được sự thật vô ngã (anatta), thì coi như ta không chết. Không còn chết, không còn sinh—đó là nơi mọi sự (khổ) có thể được chấm dứt. Còn sinh và còn muốn được thụ hưởng khoái lạc và còn muốn không bao giờ bị chết thì đó là điều sai lầm và ảo tưởng. Nhưng buồn thay đó lại là cách người đời muốn, do vậy chẳng bao giờ họ hết khố. Người tu hành thực thụ thì không bị khổ. Người tu hành tàm tạm thì vẫn còn bị khổ, bởi vì họ chưa đi hết được con đường tu tập cần phải đi. Họ chưa chứng ngộ sự bất tử, do vậy họ vẫn còn khổ. Họ vẫn còn bị chết. Họ chưa tránh được vòng sinh tử.

Được sinh ra từ bào thai, làm sao chúng ta tránh được cái chết. Ngoài việc giác ngộ được sự thật vô ngã, không còn cách nào để tránh được cái chết. (Còn cái 'ta' là 'cái ta' còn chết. Không có cái 'ta', không còn 'ai' chết nữa.) Thực ra ta không chết, nhưng những hiện tượng tùy duyên (các pháp hữu vi, sankhara) luôn bị chuyển hóa theo đường lối tự nhiên của chúng. (Hội đủ duyên thì còn, hết đủ duyên thì tan rã. Bản chất của thân năm uẩn là vậy.)

Nhiều người nhìn thấy ai khác mình, họ liền cho rằng người đó khùng. Nhưng người đó không khùng, mà đó là một người tu hành siêng năng. Người đó biết được điều gì là lợi lạc và tránh được khổ đau, theo nhiều cách khác nhau.

Khi một người giác ngộ nhìn người phàm thế gian, bậc giác ngộ sẽ thấy họ là người ngu mờ, đáng thưong, như con nít không hiểu biết vậy. Khi những kẻ phàm phu nhìn một bậc giác ngộ, họ có thể coi vị ấy là kẻ lạc loài. Do vị ấy chẳng còn quan tâm vào thứ gì (như khoái lạc, sung sướng, danh phận...) ở trên đời. Nói cách khác, bậc thánh A-la-hán và kẻ khùng nói trên là giống nhau. Khi ngưòi đời nhìn vào một A-la-hán, họ nghĩ rằng đó là ông khùng. Là do, nếu có mắng chửi, ông ấy cũng chẳng quan tâm, ông ta chẳng khác nào một kẻ khùng—nhưng đó là một người 'điên khùng' đầy tỉnh giác. Kẻ bị chửi mà không phản ứng gì thì thiệt là kẻ điên khùng, vì kẻ đó chẳng biết gì. Người ta nhìn mấy vị A- la-hán cũng thấy giống vậy. Nhưng kẻ khùng thì do trí não điên khùng, còn bậc A-la-hán đơn giản là người đã không còn cái 'ta', không còn ngã chấp, không còn thân kiến, không còn quan tâm gì đến cái 'ta' và cái 'của ta' nào nữa. (Họ không còn chấp cái 'ta', nên khi ai chửi họ thì cũng như chửi mây trời mà thôi. Đâu còn cái 'ta' nào bị chửi nữa, đâu còn 'ai' bị chửi nữa, nên đâu có 'ai' mà phản ứng lại với lời chửi mắng). Bề ngoài về hành vi thì kẻ khùng (mất trí) trông giống với bậc A-la-hán (trí tuệ). Nhưng sự tỉnh giác bên trong và sự nhận thức về mọi thứ là rất khác nhau giữa hai loại 'người khùng' đó.

Hãy nghĩ về điều này. Khi người ta nói điều gì làm bạn tức giận nhưng bạn buông bỏ, chẳng để ý gì đến nó, thì họ có thể sẽ cho rằng bạn là đồ khùng. Họ chẳng hiểu gì về điều đó. Họ chẳng hiểu được sự thật là chẳng có cái 'ta' nào cả. Và đã có những người hiểu thấu được điều đó. Có người đã giác ngộ được điều đó. Họ cần thời gian để hướng vào bên trong mình và tự thân trải nghiệm tính vô thường của mọi sự sống, thì họ mới thực sự trải nghiệm được lẽ thật vô ngã.

27. Răng Của Tui, Gối Của Tui, Xơ Dừa Của Tui

Chúng ta nghe lời dạy trong Giáo Pháp như "Chẳng có gì là ta hay của ta", rồi chúng ta thường cảm thấy mình đã hiểu được phần nhiều về điều đó. Khi tôi bắt đầu tập thiền, tôi thiền về những bộ phận của thân và đã cảm thấy mình đã có đủ trí tuệ về vấn đề vô ngã và đã trở nên không còn chấp vào thứ gì trên đời. Nhưng rồi đến một ngày tôi bị rụng cái răng...

"Ồ, cái răng đã rớt ra. Chắc tôi đã già rồi." Bỗng nhiên tôi thấy trong bụng buồn buồn, lo lo đến nao lòng.

Rồi, sau đó tôi quyết định đi tu du hành (tiếng Thái: tudong) (7) như những du sĩ vào thời xưa. Đó được cho là cách tu với một sự thanh đạm, giản dị, đơn sơ nhất. Chỉ cần một bình bát, vài bộ y, vài vật dụng cần thiết như dao cạo râu, kim chỉ để vá y, bình đựng nước. Tôi nghĩ rằng chắc mình chẳng còn ràng buộc vào những thứ sở hữu và đã có thể sống hài lòng với vài thứ đơn giản như vậy. Nhưng khi tôi đóng gói để ra đi, tôi đã không chịu nổi việc bỏ lại những thứ khác! Vậy là tôi đóng một bao lớn gồm nhiều thứ hơn, nhiều hơn sức tôi có thể mang vác nó. Rồi tôi lại nghĩ đến cái gối của mình, và lại quyết định mang nó theo luôn. Mọi thứ dường như đều vẫn là 'của tui', và mọi thứ dường như đều rất cần thiết đối với 'tui'—ngay cả cái vỏ xơ dừa tôi dùng để chà sàn nhà.

Chuyện của tôi ngày đó là vậy.

---------------

(7) Tudong (tiếng Thái) là lối tu du hành của các nhà sư Phật giáo nguyên thủy. Họ không ở lâu trong một tu viện, họ đi du hành và ở lại trong các khu rừng hoặc ở các nhà mồ (nhà chất xác, xương, đầu lâu của người chết). Họ đi bộ bằng chân trần để khất thực, ghé thăm các thiền sư và các thiền viện trên đường du hành.






    « Xem chương trước «      « Sách này có 31 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Di giáo


Phù trợ người lâm chung


Kinh Kim Cang


Pháp bảo Đàn kinh

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.15.12.133 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (130 lượt xem) - Hoa Kỳ (4 lượt xem) - ... ...