Nguyên nhân của mọi khổ đau, phiền não đều do tâm bất giác vô minh tạo ra cái Ta (ngã) và năm uẩn rồi mắc kẹt vào đó. Tâm cho thân là Ta và những cảm thọ, tưởng nhớ, suy nghĩ, phân biệt là Ta. Nhưng Ta chỉ là một ảo tưởng của tâm, trên chân đế không có Ta (vô ngã). Bởi thế muốn giải thoát cần phải tu học vô ngã và chân tâm.
Khi nào tâm tỉnh giác trở về bổn tánh, chứng nhập chân như, thoát khỏi sự chấp ngã thì lúc đó ngã hay vô ngã không còn là vấn đề, vì không còn đối đãi nhị nguyên. Nhưng ngày nào tâm chưa giải thoát, ngày đó vẫn cần phải tu học theo thứ lớp, tức là phải diệt trừ sự chấp ngã. Đạo Phật quý ở chỗ thực hành chứ không bàn luận suông về những lý lẽ cao siêu (như tánh không, bát nhã, bất nhị, pháp thân) trong khi bản ngã, tham, sân, kiêu mạn không trừ.
Lý vô thường, vô ngã tương đối không có gì khó hiểu, nhưng kinh nghiệm và cảm nhận thực sự không phải là dễ. Tùy theo căn cơ, sở thích, bạn có thể tu thiền Tứ Niệm Xứ để kinh nghiệm trực tiếp về vô ngã, hoặc thiền quán về chân tâm và thực tập vô ngã qua con đường Bồ tát hạnh, tức là làm mọi việc lợi ích chúng sinh mà không nghĩ là mình (Ta) làm. Hãy làm một cách vô danh, không khoe khoang, cầu lợi như chim bay không để lại dấu vết.
Khi hiểu vô ngã và tâm rồi thì không cần dùng Ta nữa, hoặc nếu phải dùng nó trên phương diện tục đế (quy ước) thì nhớ lại Ta chỉ là một ảo tưởng, một giả danh của tâm. Lúc này, nếu được thì nên thay chữ Ta bằng tâm. Thí dụ khi suy nghĩ, không nên cho là Ta suy nghĩ mà là tâm suy nghĩ. Khi buồn, không nên cho là Ta buồn mà là tâm có cảm giác buồn.
Trước khi chấm dứt, tôi xin nhắc lại: bạn không phải là thân xác này, đừng nhận lầm thân xác, thọ, tưởng, hành, thức là Ta, là mình. Bản chất và lý lịch thật sự (true identity) của bạn là tâm (chân tâm). Tâm thanh tịnh vắng lặng, vô sinh diệt và vô ngã.
Chú giải danh từ Việt Phạn
Nam Phạn Pali (P.), Bắc Phạn Sanskrit (S.), nếu giống nhau thì không không đề P. hay S.
A-lại-da thức: S. alayavijnana.
A-Nan: Ananda, vị đại đệ tử có trí nhớ bậc nhất, thường trùng tuyên lại tất cả kinh Phật.
A-la-hán: P. arahant, arahat; S. arhat, vô sanh.
A-Hàm: S. Agama, bộ kinh tiếng Sanscrit tương đương với bộ Nikaya Pali.
A-na-hàm: anagamin, bất lai, không cón tái sinh ở Dục giới.
Ái: tanha, lòng ham muốn.
Báo thân: S. Sambhogakaya.
Bắc tông: đồng nghĩa với Đại thừa (Mahayana).
Ca Chiên Diên: P. Kaccayana; S. Katayana, vị đại đệ tử nổi tiếng luận nghị bậc nhất.
Căn bản thức: S. mulavijnana.
Con người: P. puggala; S. pudgala, cá nhân.
Chân đế: P. paramattha-sacca; S. paramartha-satya, sự thật tuyệt đối.
Chỉ: samatha, thiền vắng lặng.
Chủng tử: bija.
Dục giới: kamaloka.
Duy thức: có nhiều tên là Vijnanavada (Duy thức), Vijnaptimatra (Duy Biểu), Cittamatra (Duy tâm), Yogacara (Du già sư).
Đao lợi: P. tavatimsa; S. trayastrimsa, cõi trời thứ hai của Dục giới.
Đâu suất: tushita, cõi trời thứ tư của Dục giới.
Định: samadhi, trạng thái tâm an trụ vững chắc trên một đối tượng.
Độc tử bộ: P. Vajjiputtaka, phái chủ trương có một cái ngã đặc biệt (cá thể ngã).
Giới Hiền: Silabhadra, một luận sư Duy Thức Ấn độ.
Hải ấn tam muội: sagaramudrasamadhi
Hành: P. sankhara; S. samskara
Hoa Nghiêm: Avatamsaka
Hiện lượng: S. pramana, sự nhận thức trực tiếp vô tư, không phân biệt.
Huệ, tuệ: P. panna; S. prajna, trí huệ thấy rõ thực tướng các pháp.
Hữu bộ: gọi đủ là Nhất thiết hữu bộ, Sarvastivada, chủ trương pháp hữu ngã không.
Hữu phần: P. bhavanga
Hữu tình: P. satta; S. sattva, nói chung là chúng sinh, loài có tình cảm, biết vui khổ.
Kiết sinh thức: P. patisandhi vinnana
Kiết sử: samyojana, là những phiền não trói buộc và sai sử con người trong luân hồi.
Kim Cang kinh: Vajracchedika-prajnaparamita-sutra.
Kinh: P. sutta; S. sutra
Kinh lượng bộ: Sautrantika, một bộ phái chủ trương dựa vào kinh điển.
Kinh Tứ niệm Xứ: Satipatthana sutta, kinh thứ 10 của Trung Bộ kinh.
Kỳ viên: Jetavana, tịnh xá do ông Cấp cô Độc và thái tử Kỳ Đà cúng dường Phật.
Lăng Già: Lankavatara
Lăng Nghiêm: Suramgama
Long Thọ: Nagarjuna, đại luận sư Ấn Độ, sáng lập ra Trung Quán tông, thế kỷ thứ 2 tây lịch.
Lộ trình tâm: P. cittavitthi
Luận: P. Abhidhamma; S. Abhidharma.
Luật: Vinaya
Ma Gia hoàng hậu: Maya, mẹ của đức Phật.
Mã Minh: Asvagosa, tác giả Đại thừa khởi tín luận.
Ma đăng già: Matanga, thiếu nữ dòng bà la môn cám dỗ mê hoặc ngài A-Nan.
Mạn: mana, sự kiêu mạn, xem mình tài giỏi hơn kẻ khác.
Mạt na thức: manasvijnana, thức thứ bảy.
Mục Kiền Lliên: P. Moggallana; S. Maudgalyana, đại đệ tử thần thông đệ nhất.
Nam tông: đồng nghĩa với Nguyên thủy (Theravada).
Ngã: P. atta, S. atman, self, cái Ta.
Ngã sở: P. attano; S. atmano, cái của Ta.
Ngũ uẩn: P. panca-khandha; S. panca-skandha, năm nhóm, năm tập hợp.
Như Lai tạng: Tathagatagarbha. Tathagata là Như Lai, có nghĩa là đến như vậy. Garbha là bào thai, là cái nằm ẩn bên trong. Như Lai tạng là hạt giống giác ngộ nằm ẩn bên trong, nói cách khác đó là Phật tánh.
Niệm: P. sati; S. smrti, tỉnh giác ghi nhận.
Niết bàn: P. nibbana; S. nirvana
Pháp Hoa: Sadharmapundarika
Pháp thân: P. dhammakaya; S. dharmakaya
Phật Âm: Buddhagosa, đại luận sư Thượng tọa bộ, tác giả bộ Thanh Tịnh Đạo luận.
Phật tánh: Buddhata, tánh Phật sẵn có tiềm tàng nơi chúng sinh.
Phi lượng: S. apramana, sự nhận thức sai lầm về thực tại.
Phiền não: P. kilesa; S. klesa, là những tánh xấu trong tâm như tham, sân, si, ...
Phú Lâu Na: Purna, đại đệ tử thuyết pháp đệ nhất.
Quán: P. vipassana; S. vipasyana, còn được gọi là Minh Sát.
Sát na: P. khana; S. ksana, một đơn vị thời gian cực nhỏ không thể tính đếm được.
Sắc: rupa, vật chất có hình tướng.
Sắc giới: rupaloka
Sinh: jati, tái sinh.
Tác ý: cetana, một tâm sở trong năm tâm sở biến hành.
Tánh: P. sabhava; S. svabhava, tánh chất.
Tâm: citta.
Tâm dục giới: Kamavacaracitta
Tâm sắc giới: Rupavacaracitta
Tâm Siêu thế: Lokuttaracitta
Tâm sở: P. cetasika; S. caitasika.
Tâm vô sắc giới: Arupavacaracitta
Tánh: P. sabhava; S. svabhava
Tăng Chi Bộ kinh: P. Anguttara Nikaya
Tu Bồ Đề: Subhuti, đại đệ tử hiểu rõ tánh không bậc nhất.
Tu đà hoàn: P. sotapanna; S. srotapanna, nhập lưu, còn tái sinh 7 lần ở Dục giới.
Tục đế: P. sammuti-sacca; S. samvrti-satya, sự thật tương đối của thế tục.
Tư đà hàm: P. sakadagamin; S. sakradagamin
Tương Ưng Bộ kinh: P. Samyutta Nikaya
Thanh Tịnh Đạo: Visuddhimagga, một bộ luận quan trọng của Nam tông.
Thế Thân: Vasubhandu, đại luận sư Ấn Độ, thế kỷ thứ 4 tây lịch, sáng lập ra Duy thức tông.
Thức: P. vinnana; S. vijnana
Trí: P. nana; S. jnana
Trung Bộ kinh: P. Majjhima Nikaya
Trung Quán Luận: Madhyamaka-sastra
Trường Bộ kinh: P. Digha Nikaya
Tỷ lượng: S. anumana, sự nhận thức qua quy luận, phân biệt.
Uẩn: P. khandha; S. skandha, nhóm, tập hợp.
Ứng hóa thân: S. Nirmanakaya
Vi diệu pháp: Abhidhamma, thuộc tạng luận.
Vô sắc giới: arupaloka
Vô ngã: P. anatta; S. anatman, không có ta, không phải là ta.
Vô tự tánh: S. nihsvabhava, không có tự tánh.
Vô Trước: Asanga, anh ruột của Thế Thân, thế kỷ thứ 4 tây lịch.
Xá Lợi Phất: P. Sariputta; S. Sariputra, đại đệ tử có trí tuệ bậc nhất.
Ý: mano
Ý thức: P. manovinnana; S. manovijnana
Yêm ma la thức: S. amalavijnana, còn gọi là Bạch tịnh thức.
Sách tham khảo
Giác Chánh., Vi Diệu Pháp giảng giải. Ban Hoằng pháp Pháp quốc tái bản.
Mahasi Sayadaw., Vi Diệu Pháp nhập môn. NXB Sala, Sài Gòn 1974.
Minh Châu & Đặng Tấn Hău., Pháp Duyên Khởi, Tỳ Khưu Minh Huệ dịch. NXB TPHCM, 2000.
A Tỳ Đàm Vi Diệu Pháp toát yếu. Phật giáo nguyên thủy 1998. Toronto, Canada.
Narada Mahathera., Đức Phật và Phật Pháp, Phạm Kim Khánh dịch.
Vi diệu pháp toát yếu, Phạm Kim Khánh dịch
Nyanatiloka Mahathera, Buddhist Dictionary. Buddhist Publication Society, Sri Lanka 1980.
Phạm Kim Khánh., Ngụ ngôn và tích chuyện trong Phật giáo, Trung tâm Narada 1996.
Con đường cũ xa xưa. Trung tâm Narada.
Piyadassi Mahathera., Con đường xưa. Minh Châu, Đặng Tấn Hậu dịch. Sách ấn tống 2002.
Tâm Minh Lê Đình Thám., Kinh Thủ Lăng Nghiêm. Chùa Khánh Anh.
Thích Minh Châu., Kinh Pháp Cú. Thiền Viện Vạn Hạnh 1996.
Thắng pháp tập yếu luận, 1973.
Trung Bộ Kinh, Viện Nghiên cứu Phật Học Việt Nam 1992
Tương Ưng Bộ Kinh, Viện Nghiên cứu Phật Học Việt Nam 1993.
Thích Nữ Trí Hải., Thanh Tịnh Đạo. NXB Tôn Giáo, Hà Nội 2001.
Thích Nhất Hạnh., Nghi thức tụng niệm toàn bằng quốc văn. Lá Bối 1994.
Hiệu lực cầu nguyện. Lá Bối 2004.
Thích Thiện Hoa., Đại thừa khởi tín luận. Phật Học phổ thông khóa X-XỊ
Kinh Kim Cang. Phật Học phổ thông khóa XII. Phật Học Viện Quốc Tế 1989.
Kinh Lăng Nghiêm. Phật Học phổ thông khóa VI - VII Phật Học Viện Quốc Tế 1987
Thích Thiện Siêu., Đại cương Luận Câu Xá. Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế 1999.
Ngũ uẩn vô ngã. NXB Tôn Giáo, Hà nội 1999.
Vô ngã là Niết bàn. Ban trị sự giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế 1993.
Thích Trí Siêu., Thiền Tứ Niệm Xứ. Phật Học 2001, Kentucky, USA.
Vô ngã. Phật Học 2000, Kentucky, USA.
Ý Tình Thân. Phật Học 2002, Kentucky, USA.
Thích Tâm Thiện., Tâm lý học Phật giáo. NXB TPHCM 1998.
Vấn đề cơ bản của triết học Phật giáo. Nhà xuất bản TPHCM 2000.
Thích Thanh Từ., Kinh Pháp Bảo Đàn giảng giải. Phật tử Hoa Kỳ và Canada ấn tống 1998.
Tuệ Sỹ., Thắng Man giảng luận. Gia đình Phật tử Việt Nam tại Hoa Kỳ ấn tống 2001.
Triết học về Tánh Không. An Tiêm xuất bản, Sài Gòn 1970.
Tịnh Huệ., Duy thức tâm yếu luận. NXB Rạng Đông 1996, Virginia, USẠ
Viên Minh., Thực tại hiện tiền. Bát nhã thiền viện, Montréal ấn tống 2003.