Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Những chướng ngại không thể làm cho bạn dừng lại. Nếu gặp phải một bức tường, đừng quay lại và bỏ cuộc, hãy tìm cách trèo lên, vượt qua hoặc đi vòng qua nó. (Obstacles don’t have to stop you. If you run into a wall, don’t turn around and give up. Figure out how to climb it, go through it, or work around it. )Michael Jordon
Người thành công là người có thể xây dựng một nền tảng vững chắc bằng chính những viên gạch người khác đã ném vào anh ta. (A successful man is one who can lay a firm foundation with the bricks others have thrown at him.)David Brinkley
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Có hai cách để lan truyền ánh sáng. Bạn có thể tự mình là ngọn nến tỏa sáng, hoặc là tấm gương phản chiếu ánh sáng đó. (There are two ways of spreading light: to be the candle or the mirror that reflects it.)Edith Wharton
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Trời không giúp những ai không tự giúp mình. (Heaven never helps the man who will not act. )Sophocles
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Những căng thẳng luôn có trong cuộc sống, nhưng chính bạn là người quyết định có để những điều ấy ảnh hưởng đến bạn hay không. (There's going to be stress in life, but it's your choice whether you let it affect you or not.)Valerie Bertinelli
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Cẩm nang phóng sinh »» Kệ khuyên người từ bỏ rượu thịt »»

Cẩm nang phóng sinh
»» Kệ khuyên người từ bỏ rượu thịt

Donate

(Lượt xem: 6.836)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Cẩm nang phóng sinh - Kệ khuyên người từ bỏ rượu thịt

Font chữ:


Lời tựa

Những bài kệ này được biên soạn từ các Kinh điển Đại thừa, Tiểu thừa như: kinh Lăng-già, kinh Ương-quật, kinh Niết-bàn, kinh Tát-già-ni-kiền, kinh A-hàm, kinh Chánh pháp niệm, kinh Hoa Nghiêm thập trụ...

Nhân khi đọc qua [các kinh ấy], tôi trích soạn thành 100 bài kệ, đặt tên là “Kệ từ bỏ rượu thịt, tu tập trí tuệ từ bi”, để trình bày với những ai còn chưa nghe biết, [làm được theo đúng như kệ này] cũng đủ để tự răn nhắc.

Mong sao những ai đủ lòng tin có thể dành thời gian thư thả đọc kỹ kệ này, suy xét sâu xa về những nghiệp hiện nay đang tạo ra mà hết sức kinh sợ về sự báo ứng trong tương lai, đâu dễ chịu đựng nổi những cực hình ngâm chảo nước đồng sôi, nuốt hòn sắt nóng!

Chính văn

Thành tâm kính lễ Phật, Pháp, Tăng,
Tam bảo lòng từ như biển rộng.
Con nay mong muốn y Chánh pháp,
Rộng khuyên hết thảy mọi chúng sinh:
Không giết hại ăn thịt muôn loài.
Cùng tích tụ nhân lành từ ái,
Được sống thọ dứt trừ bệnh khổ,
Trong tương lai quả Phật trọn thành.
Mười phương chư Phật, Đại Bồ Tát,
Thường vì cứu độ mọi chúng sinh,
Xả bỏ thân mạng cùng đầu, mắt,
Trải qua vô lượng vô số kiếp.
Khi làm vua, cắt thịt cứu chim ưng,
Lúc sinh làm rồng, xả thân cứu kiến.
Trưởng giả Lưu Thủy, cứu cá chết khô,
Bồ Tát bỏ thân, nuôi cọp đói lả.
Bao kiếp thường tu hành đạo từ,
Thành tựu sức từ bi, hiền thiện.
Chư Phật đã trừ mọi vọng tâm,
Chỉ còn duy nhất một tâm từ.
Người thường tu tập hạnh từ bi,
Không giết hại, ăn thịt muôn loài.
Ngưỡng nguyện sức oai thần chư Phật,
Đời đời vẫn thường luôn gia hộ.
Lời Phật dạy: Nếu giết chúng sinh,
Tức giết mẹ cha nhiều đời trước,
Hoặc như tự giết vợ, con mình,
Hoặc giết anh, chị, em trai, gái.
Hết thảy chúng sinh dù nam nữ,
Đều từng là cha, mẹ chúng ta.
Mỗi kiếp sinh ra từ thai bào,
Ta đều nhờ họ được thân thể.
Ta sinh làm mỗi loài súc sinh,
Xương cao như núi, máu như biển.
Lại mang thân mỗi loài như vậy,
Đều qua số kiếp không kể xiết.
Trôi lăn trong sáu đường luân hồi,
Thay đổi làm thân thuộc của nhau.
Cho nên giết vật để ăn thịt,
Nào khác gì ăn thịt cha mẹ?
Lại quán xét, có bao nhiêu thân xác,
Đều cũng đồng một bản thể như ta.
Xương thịt ta so với muôn loài,
Thật ra cũng là một xương thịt.
Cũng như phòng trước với bếp sau,
Vẫn đều gọi chung là nhà ta.
Nên biết những kẻ thường ăn thịt,
Chính là ăn nuốt tự thân mình.
Thế Tôn quán xét tạng Như Lai,
Thấy cảnh giới Phật và chúng sinh,
Chỉ là một cảnh giới, không hai,
Hết thảy xương thịt đồng một loại.
Như diễn viên tạm thay hình dạng,
Nhưng thật ra vốn chỉ một người.
Nếu khởi tâm giết hại chúng sinh,
Nên quán tưởng đó là chư Phật.
Những kẻ săn bắn, người đồ tể,
Hoặc người thường lưới bắt cá, chim,
Chúng sinh từ xa vừa trông thấy,
Đều tự nhiên run rẩy, sợ chết.
Vì những kẻ ấy, tâm ác độc,
Chỉ biết hám lợi, ưa ăn thịt.
Tay cầm dao sắc hoặc cung tên,
Chỉ muốn giết hại sinh mạng chúng.
Nên chúng sinh trốn kỹ, bay cao,
Hốt hoảng kinh hãi mà xa lánh.
Những kẻ ấy thường đối chúng sinh,
Khởi lên tâm niệm đại oán cừu.
Chúng sinh đều yêu tiếc thân mạng,
Dù người hay vật đều không khác.
Nếu muốn ăn nuốt thịt chúng sinh,
Trước tiên hãy thử cắt thịt mình.
Chết là nỗi khổ không gì hơn,
Có chúng sinh nào chẳng khiếp sợ?
Chỉ cần tự quán xét chính mình,
Vì sao lại ăn thịt muôn loài?
Vì lợi mà giết hại vật mạng,
Hoặc tham tiền lưới bắt chúng sinh,
Hai nghiệp ấy đều là giết hại,
Chết đọa vào địa ngục khóc la.
Hãy nghe đây: Những kẻ giết hại,
Bỏ thân này, địa ngục sẵn chờ,
Có thành sắt vây quanh giam hãm,
Vút cao hơn tám vạn do-tuần.
Chiều dài, rộng cũng đều như vậy,
Lại ngập tràn lửa dữ đốt thiêu,
Cả trong ngoài một màu đỏ rực,
Bốn cửa thành, chó dữ đứng canh.
Tiếng ngục tốt quát la như sấm,
Hai mắt như chớp điện chiếu soi,
Rượt đuổi kẻ mang tội giết hại,
Bắt đưa vào chịu khổ trăm bề.
Có lực sĩ tay cầm giáo sắt,
Với cán dài mười thước khiếp thay,
Mũi sắc nhọn bề ngang tám tấc,
Đâm thẳng vào giữa ngực tội nhân.
Vết đâm sâu xuyên ngực thấu lưng,
Khổ sở đớn đau không nói hết,
Kéo dài trong muôn ức ngàn năm,
Chịu khổ đau cùng cực như vậy.
Hãy nghe đây: Những kẻ ăn thịt,
Bỏ thân này, đọa ngục A-tỳ,
Nhà ngục sắt vừa cao vừa rộng,
Mỗi bề hơn tám vạn do-tuần.
Bốn cửa ra lửa dữ thiêu đốt,
Suốt hai bề nam bắc thông nhau,
Tường vây quanh, lưới sắt bủa giăng,
Cổ mang gông, chân thêm xiềng sắt,
Hết thảy đều bị lửa đốt thiêu,
Nóng cháy lên một màu đỏ rực,
Tội ăn thịt chịu khổ như vậy,
Trong trăm ngàn muôn ức năm dài.
Hãy nghe đây: Những người nấu thịt,
Đọa vào ngục có chảo nước sôi.
Chảo lớn ấy hai bề sâu rộng,
Đều tính ra hơn vạn do-tuần.
Ngày đêm luôn có lửa nung nấu,
Nước không ngừng sôi sục bên trong.
Tội nấu thịt, bị vào chảo ấy,
Chịu khổ này mười bảy ngàn năm!
Hãy nghe đây: Những người nướng thịt,
Chết đọa vào ngục có giường sắt.
Ngục ấy rộng hai bề ngang dọc,
Mỗi bề đều tám vạn do-tuần.
Dưới giường sắt có lửa nung nóng,
Tội nhân bị ép nằm lên giường.
Tim, gan, da thịt đều cháy bỏng,
Như vậy suốt mười hai ngàn năm.
Hãy nghe đây: Những người cắt thịt,
Chết đọa vào ngục bị băm vằm.
Trong ngục có năm trăm lực sĩ,
Luôn cầm dao sắc chặt, băm vằm.
Băm nát mãi thành muôn mảnh vụn,
Gió nghiệp thổi vào, sống lại như xưa,
Chết đi sống lại, mãi như vậy,
Kéo dài qua mười hai ngàn năm.
Hãy nghe đây: Những kẻ nuôi gà,
Vì tham cho thịt béo mỡ nhiều,
Nên mỗi ngày gà ăn trùng sống,
Mỗi con đều đến số năm trăm.
Tội lỗi ấy, người, gà cùng chịu,
Sau khi chết địa ngục sẵn chờ.
Trong ngục ấy chứa đầy phẩn nóng,
Mỗi chiều đo tám vạn do-tuần.
Người với gà cùng vào trong ngục,
Chịu giam cầm năm vạn ngàn năm.
Hãy nghe đây: Những người săn bắn,
Bủa lưới giăng, đặt bẫy muôn loài,
Đào hố, căng dây rình bắt vật,
Hoặc phóng lao, giết thú giết chim.
Hoặc bốn bề vây chặt, đuổi xô,
Dồn bức muôn loài vào cửa tử.
Chết phải đọa địa ngục trục sắt,
Mỗi trượng vuông có vạn mũi đinh.
Trục ấy lăn đè lên tội nhân,
Một vòng, mũi nhọn đâm khắp người,
Toàn thân như bị đinh xuyên thấu,
Đau đớn cùng cực không chịu nổi.
Trải qua đến trăm ngàn vạn năm,
Chịu khổ báo không ngừng như thế.
Những kẻ giết hại và ăn thịt,
Chịu khổ đau ở địa ngục xong,
Lại sinh làm ngạ quỷ, la-sát,
Hoặc sư tử, cọp beo, chó sói...
Hoặc cáo, chồn, mèo, cú, diều dâu...
Chỉ uống máu tươi, ăn thịt sống,
Thường bị người lùng bắt phanh thây,
Chẳng được sống tự do yên ổn.
Lửa đói khát suốt đời nung nấu.
Thấy muôn loài, chỉ muốn giết ăn,
Tâm xấu ác ngày càng thêm lớn,
Hạt giống đại từ dứt mất thương thay!
Ví như lại được sinh làm người,
Ắt phải chịu tàn tật, chết yểu.
Hoặc ngu si bài bác nhân quả,
Lại trở vào địa ngục ngay thôi!
Khi Thế Tôn thuyết dạy kinh này,
Vô số quỷ la-sát kinh sợ,
Cùng than khóc, thề không ăn thịt,
Nguyện đi theo bảo vệ người lành.
Những ai đã được nghe kinh này,
Vì cớ sao chẳng sửa lỗi xưa?
Như thế thật uổng sinh kiếp người,
Vì chẳng được như loài la-sát.
Hãy thận trọng, không đốt rừng núi,
Không phá bờ đê ngăn nước sông,
Không đốn cây có chim làm tổ,
Không đốt củi có nhiều mối, mọt...
Nếu thấy chúng sinh bị giết hại,
Phải khéo tìm phương cách cứu nguy.
Cung kính đảnh lễ mười phương Phật,
Bậc Đại Bi Trí Đức Thế Tôn.
Nay con muốn khuyên người thế tục,
Bỏ men say, cầu trí xuất trần.
Như trong kinh đức Phật có dạy,
Uống rượu vào sinh vạn lỗi lầm.
Trong tám vạn trần lao uế trược,
Ba mươi lăm đầu mối sai lầm,
Đều nảy sinh từ việc uống rượu.
Xin mọi người chú tâm xét kỹ,
Rượu say sưa tâm huyễn loạn sinh.
Sáu thức đều ám hôn mê muội.
Nghĩa cha con dứt đường tôn kính,
Đạo vua tôi đảo ngược kỷ cương,
Tình mẹ con, nếp nhà rối loạn.
Chẳng còn theo khuôn phép lễ nghi.
Như thuở xưa nước Xá-bà-đề,
Có người tên Ương-quật-ma-la,
Uống rượu say loạn dâm cùng mẹ,
Nhân đó rồi lại giết cả cha.
Khi bà mẹ thông dâm người khác,
Lại vung đao giết mẹ không tha.
Lại nhớ chuyện ông Sa-già-đà,
Đại A-la-hán chứng thần thông.
Khi vân du ngang nước Chi-đề,
Làng Bạt-đà nhân duyên tìm đến.
Nơi ấy có con rồng độc lớn,
Xưng tên là Am-bà-la-đề.
Rồng hết sức bạo tàn, độc ác,
Hại bao người hiền thiện trong thôn.
Vị La-hán hiện sức thần thông,
Rồng độc kia liền khuất phục ngay.
Dân làng hoan hỷ, muốn báo ơn,
Dâng tiệc chay, cháo sữa thơm ngon.
Có cô gái dâng cháo sữa rồi,
Lòng lo nghĩ sợ ngài rét lạnh,
Liền dùng rượu có màu giống nước,
Tiếp dâng lên La-hán ấm lòng.
Vị La-hán ngỡ là nước sạch,
Liền uống vào, say đến ngả nghiêng.
Lảo đảo đến cổng chùa ngã gục,
Y bát đều vất bỏ ngổn ngang.
Cho hay lúc tỉnh hiện thần thông,
Hàng phục được cả rồng độc lớn,
Rượu say vào nằm như xác chết,
Chịu ễnh ương, cóc nhái khinh thường.
Đức Thế Tôn nhân sự việc này,
Truyền tụ tập chúng tăng đông đủ,
Ngay nơi Sa-già-đà say rượu,
Để khuyên răn, chế định giới điều.
Người Phật tử vâng điều giới ấy,
Quyết không dùng chất có men say.
Kinh Chánh Pháp Niệm có dạy rằng:
Vua Diêm-la quở trách tội nhân,
Trước khi đưa vào ngục trị tội,
Đọc cho nghe bài kệ dưới đây:
Rượu uống vào rối loạn trong tâm,
Khiến con người chẳng khác loài dê...
Mọi việc làm không còn tự biết,
Nên dứt bỏ, không được uống rượu.
Lại rượu vào, thân thể cứng đờ,
Nằm bất động, khác nào xác chết.
Những ai muốn giữ tâm tỉnh táo,
Phải dứt ngay, không được uống rượu.
Rượu là nơi tụ tập lỗi lầm,
Chẳng mang đến điều gì lợi ích.
Chỉ khiến ta đi vào đường ác,
Và những nơi hôn ám tối tăm.
Uống rượu vào, địa ngục sẵn chờ,
Hoặc có thể sinh làm quỷ đói,
Hoặc sinh vào súc sinh cầm thú,
Hết thảy đều do rượu dẫn dắt.
Phật có dạy, người đời nên biết:
Trong các độc, rượu là kịch độc,
Là địa ngục khổ hơn các ngục,
Là bệnh nặng nhất trong muôn bệnh.
Người một khi đã uống rượu vào,
Lúc mừng vui đều không duyên cớ,
Lại vô cớ nổi cơn sân hận,
Hoặc bỗng dưng việc ác làm càn.
Đối trước Phật sinh lòng nghi ngại,
Cả việc đời, việc đạo phá tan,
Lại như lửa đốt thiêu giải thoát,
Đều chỉ là do rượu mà thôi.
Những ai từ bỏ việc uống rượu,
Sẽ luôn theo nẻo chánh đường ngay,
Thẳng đến nơi tốt lành đệ nhất,
Chứng đắc ngay quả vị vô sinh.
Đừng uống vào chất rượu vô minh,
Vì đó là nguyên nhân các khổ.
Hàng Thanh văn trụ bậc Minh thoát,
Do rượu say trở lại phàm phu.
Nếu gặp lúc thân mang bệnh khổ,
Quán xét tìm gốc bệnh khởi sinh.
Từ si mê, chấp hữu, ái luyến,
Tích tạo nhân phải chịu quả bệnh.
Dẫu Kỳ-bà dùng hết y thuật,
Cũng không làm thay đổi nghiệp kia.
Huống chi thuốc rượu của thế gian,
Sao có thể tiêu trừ bệnh khổ?
Rượu là nguồn gốc sự buông thả,
Không uống rượu, là đóng cửa ác.
Thà bỏ đi trăm ngàn thân mạng,
Còn hơn phá giới, uống rượu say.
Dù phải chịu thân này khô héo,
Quyết trọn đời không uống rượu vào.
Ví như kẻ hủy phạm giới này,
Mà được tăng thêm trăm tuổi thọ,
Cũng không bằng thà giữ trọn giới,
Chịu tức thời tan nát toàn thân.
Dù biết chắc uống rượu lành bệnh,
Người khôn ngoan vẫn chẳng uống vào.
Huống chi còn phân vân chưa biết,
Liệu uống vào khỏi bệnh hay không.
Phát khởi tâm quyết định giữ giới,
Liền thấy lòng hoan hỷ vô cùng.
Do sáng suốt chứng đạt lẽ thật,
Bệnh khổ kia tức khắc tiêu trừ.
Hãy nghe đây: Những người nấu rượu,
Chết đọa vào địa ngục bã hèm,
Cùng địa ngục chứa đầy tro nóng,
Chịu đọa đày mười tám ngàn năm.
Hãy nghe đây: Người buôn bán rượu,
Chết đọa vào ngục có ao rượu,
Rượu đầy ao như nước đồng sôi,
Bị ném vào trong ao chịu khổ.
Hãy nghe đây: Những người uống rượu,
Chết đọa vào địa ngục rót nước,
Ngày đêm phải tự tay rót lấy,
Nước đồng sôi đổ vào miệng mình.
Hãy nghe đây: Những người chuốc rượu,
Thường mang rượu ép người phá giới,
Chết đọa vào ngục có ao băng,
Đủ tám ngàn vạn năm chịu khổ,
Da thịt bị xé ra tan nát,
Mỗi ngày đêm sống chết trăm lần.
Ra khỏi ngục, năm trăm đời sau,
Sinh ra đều chẳng có hai tay.
Hãy nghe đây: Nếu dùng sức mạnh,
Hoặc nhân lúc chơi đùa giễu cợt,
Mang rượu đến chỗ hàng tăng ni,
Rồi thúc ép, bắt buộc phải uống,
Chết đọa vào địa ngục chặt chân.
Phải chịu khổ sáu trăm vạn năm,
Thường có năm trăm đại lực sĩ,
Chặt đứt ngang hai gối tội nhân.
Thậm chí kẻ trao tay bình rượu,
Năm trăm đời chịu đọa không tay.
Thường mang thân kiến, rận nhỏ nhoi,
Hoặc sinh làm giòi bọ, ruồi nhặng,
Hoặc côn trùng mê muội ngu si,
Mỗi loại như vậy năm trăm đời.
Hãy nghe chuyện xưa Cát-đà-bà,
Mua rượu, vấp ngã, đổ xuống giếng.
Các vị La-hán uống nước giếng,
Tám vạn vị thánh đều bị say.
Kết thành tội quấy nhiễu bậc thánh,
Chết đọa vào địa ngục cưa giường.
Như thế trong tám vạn đại kiếp,
Thường phải chịu nỗi khổ cưa xẻ.
Ra khỏi ngục được sinh làm người,
Thân hình ngắn chỉ vừa ba thước,
Mặt mũi xấu xí màu xanh đen,
Lỗ tai, lỗ mũi đều bít kín,
Mắt mù, môi sứt dị dạng thay,
Tay chân lại không có các ngón.
Huống chi người cố tình phá giới,
Mang rượu ép buộc người khác uống?
Thường thấy người đời thật ngu muội,
Ép kẻ khác ăn thịt uống rượu,
Tự mình đã không giữ thanh tịnh,
Cũng không chút hổ thẹn trong lòng,
Lại mang những món ăn bất tịnh,
Cưỡng bức, ép buộc người phá giới.
Thà phạm tội giết hại mạng người,
Vẫn còn hơn ép người phá giới.
Người bị giết mất đi mạng sống,
Đã chắc đâu phải đọa ba đường?
Nhưng phá giới không sinh trời, người,
Lại dứt mất con đường giải thoát.
Hãy nghe đây: Người dứt rượu thịt,
Được phước đức lợi lạc lớn lao.
Ví như có người dùng bảy báu,
Bố thí cùng sở hữu, vợ con,
Đem so với người bỏ rượu thịt,
Công đức ấy vạn lần thua kém.
Thậm chí người mang ra bố thí,
Bảy báu đầy thế giới đại thiên,
Đem so với người bỏ rượu thịt,
Cũng vẫn thua kém đến vạn lần.
Ví như có người muốn cầu phước,
Dùng vàng ròng đúc thành hình người,
Số lượng nhiều đến trăm ngàn vạn,
Đều mang ra bố thí khắp nơi.
Đem so với người bỏ rượu thịt,
Công đức ấy vạn lần thua kém.
Ví như có Phật tử tâm thành,
Làm ra nhiều lọng quý, cờ hoa,
Đầy khắp cõi đại thiên thế giới,
Rồi dâng lên cúng dường đức Phật.
Đem so với người bỏ rượu thịt,
Công đức ấy vạn lần thua kém.
Rượu thịt mắc vào, tội rất nặng,
Trừ bỏ đi, phước báo sâu dày.
Thiện ác đôi bên, hình dung rõ,
Khổ vui hai cảnh, tùy việc làm.
Hãy mạnh mẽ, nhanh chóng quay đầu,
Sớm định việc tu tâm sửa lỗi.
Chớ đợi lúc vô thường chợt đến,
Như bình kia đầy nước tự chìm.
Hãy gắng lên, mọi người nỗ lực,
Hẹn ngày mai, vui cảnh Tây phương.


Những bài kệ này được trích soạn từ Kinh điển, người đọc tụng phải thường gìn giữ cẩn thận. Nếu khởi tâm xem thường khinh rẻ kệ này, tức xem thường khinh rẻ các kinh điển Đại thừa, đắc tội không nhỏ.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 10 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Chuyện Vãng Sanh - Tập 1


Kinh Đại Bát Niết-bàn


Phúc trình A/5630


Gọi nắng xuân về

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.149.254.229 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...