Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Nếu bạn nghĩ mình làm được, bạn sẽ làm được. Nhưng nếu bạn nghĩ mình không làm được thì điều đó cũng sẽ trở thành sự thật. (If you think you can, you can. And if you think you can't, you're right.)Mary Kay Ash
Tôi chưa bao giờ học hỏi được gì từ một người luôn đồng ý với tôi. (I never learned from a man who agreed with me. )Dudley Field Malone
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Hạnh phúc là khi những gì bạn suy nghĩ, nói ra và thực hiện đều hòa hợp với nhau. (Happiness is when what you think, what you say, and what you do are in harmony.)Mahatma Gandhi
Con người sinh ra trần trụi và chết đi cũng không mang theo được gì. Tất cả những giá trị chân thật mà chúng ta có thể có được luôn nằm ngay trong cách mà chúng ta sử dụng thời gian của đời mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Chưa từng có ai trở nên nghèo khó vì cho đi những gì mình có. (No-one has ever become poor by giving.)Anne Frank

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Lời Phật dạy về sự hòa hợp trong cộng đồng và xã hội »» V. Tình bạn tốt đẹp »»

Lời Phật dạy về sự hòa hợp trong cộng đồng và xã hội
»» V. Tình bạn tốt đẹp

Donate

(Lượt xem: 4.655)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  English || Đối chiếu song ngữ


       

Lời Phật dạy về sự hòa hợp trong cộng đồng và xã hội - V. Tình bạn tốt đẹp

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc

SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

GIỚI THIỆU

Cộng đồng vững mạnh tùy thuộc vào mối quan hệ cá nhân giữa các thành viên, và tình bạn là mối quan hệ cơ bản nhất giữa con người, ngoài quan hệ gia đình. Trong chương V, khi chúng ta chuyển từ việc rèn luyện cá nhân, vốn là trọng tâm của các chương trước, đến việc thiết lập mối quan hệ giữa người và người, đương nhiên là chúng ta bắt đầu bằng tình bạn. Đức Phật nhấn mạnh đặc biệt đến việc chọn bạn, mà Ngài thấy là có ảnh hưởng sâu đậm đến việc phát triển cá nhân, cũng như việc xây dựng một cộng đồng hòa hợp và có đạo đức vững vàng. Tình bạn tốt đẹp là cần thiết không những chỉ vì nó có lợi cho chúng ta trong lúc gặp khó khăn, làm thỏa mãn bản năng xã hội của chúng ta, mà lại còn mở rộng lãnh vực quan tâm của chúng ta đến người khác ngoài bản thân mình.

Tình bạn quan trọng vì tình bạn tốt đẹp gieo trong lòng chúng ta ‘một ý thức thận trọng,’ đó là khả năng phân biệt tốt xấu, đúng sai, và lựa chọn những gì đáng kính trọng hơn là những tiện ích nhất thời. Vì vậy, Đức Phật dạy rằng tất cả những đức tính tốt khác được phát triển từ tình bạn tốt đẹp, và bài kinh Mangala Sutta (Kinh Điềm Lành Tối Thượng - Kinh Tập Nipāta), trong đó kể ra ba mươi hai điềm lành, bắt đầu bằng ‘tránh xa kẻ xấu ác và kết bạn với người trí.’(1)

Tôi bắt đầu Chương V bằng hai bài kinh ngắn - Kinh Văn V, 1 (1)-(2) - trong đó liệt kê những phẩm chất của tình bạn tốt đẹp. Bài kinh đầu có tính cách tổng quát, bài thứ hai đặc biệt hơn dành cho đời sống xuất gia. Kinh Văn V, 2 tiếp tục theo cùng một con đường, nhưng phân tích phẩm chất của một người bạn đích thực với nhiều chi tiết hơn, phân biệt bốn kiểu ‘bạn tử tế’ và liệt kê những đức tính của mỗi kiểu bạn ấy. Kinh Văn V, 3 được trích từ một bài kinh Đức Phật dạy cho một cư sĩ tên là Byagghapajja, người đã hỏi Đức Phật về các pháp ‘đưa đến an vui hạnh phúc trong đời này và đời sau.’ Đức Phật trả lời bằng cách giải thích bốn nguồn lợi lạc cho một cư sĩ tại gia trong đời sống hiện tại: nỗ lực cá nhân, bảo vệ tài sản của mình, tình bạn tốt đẹp và một nếp sống quân bình. Rồi Ngài dạy tiếp với bốn nguồn lợi lạc trong các kiếp sống tương lai: tín tâm, đức hạnh, bố thí và trí tuệ. Người cư sĩ được khuyên nên kết bạn với những người thúc đẩy họ sống đúng với bốn đức tánh ấy. Như vậy, trong lúc nguồn lợi lạc thứ nhất, thứ hai và thứ tư được đưa vào mục đích đem lại an vui trong hiện tại, bảo đảm điều kiện kinh tế cho người cư sĩ, thì tình bạn tốt đẹp có mục đích thiết lập sự cam kết dấn thân vào những giá trị đưa đến an vui hạnh phúc về tâm linh. Từ đó, chúng ta có thể thấy rằng trong lúc tình bạn tốt đẹp được liệt kê vào những yếu tố thuộc về an vui trong hiện tại, khi quan sát kỹ nó thật sự phục vụ như một động cơ cho việc phát triển tâm linh, và như vậy trở thành chiếc cầu nối liền các lợi lạc trong hiện tại với an vui hạnh phúc lâu dài trong các đời sau.

Đời sống xuất gia trong giai đoạn Phật giáo Nguyên thủy đôi lúc tưởng chừng như là một cuộc phiêu lưu đơn độc trong đó hành giả vĩnh viễn “độc cư, xa lánh cuộc đời, tinh cần, nhiệt tâm và cương quyết.” (2) Quả thật là đã có những bài kinh truyền đạt ấn tượng đó. Ví dụ, trong Kinh Tập Nipāta, hàng loạt các câu kệ của bài kinh Khaggavisāna đã ra mệnh lệnh cho hành giả nhiệt tâm hãy từ bỏ đám đông và “lang thang du hành đơn độc như sừng con tê giác” (eko care khaggavisānakappo). Nếu tách riêng ra, các bài kệ ấy có thể xem như là chấp nhận một kiểu sống xuất gia hoàn toàn biệt lập, trong đó, tất cả mọi bạn đồng hành cần phải tránh xa. Tuy nhiên, trong thực tế, kiểu sống ngược lại mới là khuôn mẫu nổi bật. Đức Phật đã thành lập một cộng đồng nam nữ tu sĩ phát nguyện tu tập trọn vẹn theo lời dạy của Ngài, cũng như Ngài đã khuyên các cư sĩ nên kết giao với bạn tốt, Ngài cũng hướng dẫn các tu sĩ tìm bạn đồng hành và người hướng dẫn tốt trong đời sống tâm linh. Ngài dạy rằng cũng giống như bình minh là cảnh tượng dẫn đường cho mặt trời mọc, tình bạn tốt đẹp là người dẫn đường để hành giả phát tâm theo Bát Thánh đạo, ‘là một pháp rất hữu ích cho việc phát tâm theo Bát Thánh đạo;’ và Ngài nói thêm rằng, không có yếu tố nào khác có thể dễ dàng đưa đến Bát Thánh đạo bằng tình bạn tốt đẹp. (3)

Trong phần này, tôi đã đưa vào hai bài kinh nhấn mạnh đến vai trò của tình bạn tốt đẹp trong đời sống xuất gia. Kinh Văn V, 4 (1), khi Tôn giả Ānanda đến gặp Đức Phật và tuyên bố rằng tình bạn tốt đẹp là “một nửa của đời sống xuất gia”, Đức Phật trước tiên ngăn cản ý tưởng đó của Tôn giả, rồi sửa chữa lại lời tuyên bố ấy bằng cách nói rằng tình bạn tốt đẹp là “toàn bộ đời sống xuất gia”. Và trong Kinh Văn V, 4 (2), Ngài giải thích cho Tỷ-kheo Meghiya bốn cách, trong đó, việc kết giao với bạn tốt có thể đem lại kết quả giúp làm chín muồi các yếu tố đưa đến giải thoát. Luận Tạng cũng chỉ rõ bằng cách nào tình bạn tốt đẹp phát triển trong mối quan hệ giữa một vị giới sư với các học trò, và giữa một đạo sư với đệ tử của mình. Kinh Mahāvagga mô tả với những chi tiết sống động bằng cách nào vị đạo sư và các đệ tử hỗ trợ lẫn nhau trong đời sống phạm hạnh; tuy nhiên, trong tuyển tập này, tôi chỉ giới hạn việc tuyển chọn trong một số kinh mà thôi. (4)

I. TÌNH BẠN TỐT ĐẸP

1. ĐỨC TÁNH CỦA MỘT NGƯỜI BẠN ĐÍCH THỰC

(1) Bảy đức tánh

“Này các Tỷ-kheo, hành giả nên kết bạn với người sở hữu bảy đức tánh này. Thế nào là bảy? (1) Người ấy cho những gì khó cho; (2) làm những gì khó làm; (3) nhẫn nhục chịu đựng những gì khó chịu đựng; (4) tiết lộ những bí mật của mình cho bạn biết; (5) che giấu những bí mật của bạn; (6) không bỏ bạn khi bạn gặp khó khăn; (7) không khinh rẻ khi bạn bị khánh tận. Hành giả nên kết bạn với người sở hữu bảy đức tánh này.”

Người cho những gì khó cho,
Và làm những gì khó làm.
Tha thứ khi bạn nói lời thô bạo,
Và chịu đựng những gì khó chịu đựng.

Người tiết lộ bí mật của mình,
Nhưng biết giữ bí mật của bạn.
Người không bỏ bạn khi bạn gặp khó khăn,
Không khinh rẻ bạn khi bạn bị khánh tận.

Người có những đức tánh ấy,
Chính là người bạn tốt.
Người nào muốn kết bạn,
Nên thân cận hạng người này.

(Tăng Chi BK III, Ch. VII, (IV):35, tr. 322-323)

(2) Bảy đức tánh khác

“Này các Tỷ-kheo, hành giả nên kết bạn với một Tỷ-kheo đồng tu có được bảy đức tánh này; hành giả nên thân cận và giao thiệp với vị ấy, dù cho bị xua đuổi. Thế nào là bảy? (1) Vị ấy vui tính và dễ chịu; (2) vị ấy được kính trọng; (3) vị ấy được ngưỡng mộ; (4) vị ấy là một nhà thuyết pháp; (5) vị ấy nhẫn nhục chịu đựng lời chỉ trích của người khác ; (6) vị ấy thuyết giảng sâu sắc; (7) vị ấy không thúc đẩy bạn làm những gì sai trái.”

Vị ấy thân thiện, được kính trọng, được ngưỡng mộ,
Là người thuyết Pháp, và nhẫn nhục,
Chịu đựng lời chỉ trích của người khác;
Vị ấy thuyết Pháp sâu sắc,
Không thúc đẩy bạn làm điều sai trái.

Vị Tỷ-kheo có những đức tánh này,
Chính là người bạn tốt,
Bao dung và từ ái.
Người nào muốn kết bạn,
Nên thân cận vị này,
Dù có bị xua đuổi.”

(Tăng Chi BK III, Ch. VII, (IV):36, tr. 323-324)

2. BỐN LOẠI BẠN TỐT

[Đức Phật nói với một thanh niên tên là Sīgalaka (Thi-ca-la- việt):] “Này thanh niên, có bốn loại bạn tốt như thế này: người bạn thường giúp đỡ mình; người bạn biết chia sẻ niềm vui nỗi buồn với mình; người bạn chỉ cho mình biết những điều thiện lành và người bạn biết đồng cảm với mình.

“Có bốn trường hợp có thể biết một người bạn tốt thường giúp đỡ mình. Người ấy bảo vệ bạn khi bạn vô ý bất cẩn; người ấy bảo vệ tài sản bạn khi bạn vô ý bất cẩn; người ấy là nơi nương tựa của bạn khi bạn sợ hãi; và khi bạn có nhu cầu cần thiết, người ấy giúp bạn gấp hai lần những gì bạn yêu cầu.

“Có bốn trường hợp có thể biết một người bạn tốt thường chia sẻ niềm vui nỗi buồn với bạn. Người ấy tiết lộ bí mật của mình cho bạn biết; người ấy giữ kín bí mật của bạn; người ấy không bỏ rơi bạn khi bạn gặp khó khăn; và thậm chí người ấy có thể hy sinh mạng sống vì bạn.

“Có bốn trường hợp có thể biết một người bạn chỉ cho mình biết những điều thiện lành. Người ấy ngăn cản bạn làm điều ác; thúc đẩy bạn làm điều thiện; cho bạn biết những điều bạn chưa nghe; chỉ cho bạn con đường tái sanh lên cõi Thiên.

“Có bốn trường hợp có thể biết một người bạn đồng cảm với mình. Người ấy không vui trước nỗi bất hạnh của bạn; người ấy hoan hỷ khi bạn được may mắn; người ấy ngăn chặn những ai nói xấu bạn và khuyến khích những ai ca ngợi bạn.”

(Trường BK II, Kinh số 31, tr. 538-540)

3. TÌNH BẠN TỐT ĐẸP TRONG ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH

“Thế nào là tình bạn tốt đẹp? Ở đây, trong bất cứ thôn làng hay thị trấn nào mà gia chủ cư ngụ, ông ấy kết bạn với các gia chủ khác hay con cái của họ, dù trẻ hay già, những người có đạo đức chân chính, có đức tin đúng đắn, có giới hạnh, biết bố thí, và có trí tuệ; người gia chủ nói chuyện và tham gia những cuộc thảo luận với họ. Người ấy bắt chước làm theo những gì họ đã thành tựu về đức tin; người ấy bắt chước làm theo những gì họ đã thành tựu về giới hạnh; người ấy bắt chước làm theo những gì họ đã thành tựu về bố thí; và người ấy bắt chước làm theo những gì họ đã thành tựu về trí tuệ. Như vậy gọi là tình bạn tốt đẹp.”

(Tăng Chi BK III, Ch. VI, (IV):54, tr. 663)

4. TÌNH BẠN TỐT ĐẸP TRONG ĐỜI SỐNG XUẤT GIA

(1) Thế Tôn nói với Tôn giả Ānanda

Rồi Tôn giả Ānanda đi đến Thế Tôn, đảnh lễ Ngài, ngồi xuống một bên và bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, đây là một nửa của đời sống phạm hạnh, đó là, tình bạn tốt đẹp, tình bạn đồng hành tốt đẹp, tình bạn đồng chí hướng tốt đẹp.

– Không phải như vậy, Ānanda! Không phải như vậy, Ānanda!
Đây là toàn bộ đời sống phạm hạnh, đó là, tình bạn tốt đẹp, tình bạn đồng hành tốt đẹp, tình bạn đồng chí hướng tốt đẹp. Khi một Tỷ-kheo có một người bạn tốt, một người đồng hành tốt, một người đồng chí hướng tốt, thì điều được mong đợi là vị ấy sẽ phát triển và tu tập Bát Thánh đạo.

– Và này Ānanda, một Tỷ-kheo có một người bạn tốt, một người đồng hành tốt, một người đồng chí hướng tốt, làm thế nào vị ấy phát triển và tu tập Bát Thánh đạo? Ở đây, này Ānanda, vị Tỷ-kheo tu tập Chánh tri kiến, đặt trên nền tảng viễn ly, ly tham và đoạn diệt, đạt kết quả giải thoát rốt ráo. Vị ấy tu tập Chánh tư duy… Chánh ngữ… Chánh nghiệp… Chánh mạng… Chánh tinh tấn… Chánh niệm… Chánh định, đặt trên nền tảng viễn ly, ly tham và đoạn diệt, đạt kết quả giải thoát rốt ráo. Này Ānanda, bằng cách này, một Tỷ-kheo có một người bạn tốt, một người đồng hành tốt, một người đồng chí hướng tốt, vị ấy phát triển và tu tập Bát Thánh đạo.

– Này Ānanda, cũng bằng pháp môn sau đây, có thể hiểu được làm thế nào toàn bộ đời sống phạm hạnh là tình bạn tốt đẹp, tình bạn đồng hành tốt đẹp, tình bạn đồng chí hướng tốt đẹp: Này Ānanda, bằng cách nương tựa vào Ta như một người bạn tốt đẹp, chúng sinh phải chịu sự chi phối của sanh sẽ được giải thoát khỏi sanh; chúng sinh phải chịu sự chi phối của già sẽ được giải thoát khỏi già; chúng sinh phải chịu sự chi phối của chết sẽ được giải thoát khỏi chết; chúng sinh phải chịu sự chi phối của sầu bi, than van, đau đớn, thất vọng và tuyệt vọng sẽ được giải thoát khỏi sầu bi, than van, đau đớn, thất vọng và tuyệt vọng. Bằng pháp môn này, này Ānanda, có thể hiểu toàn bộ đời sống phạm hạnh là tình bạn tốt đẹp, tình bạn đồng hành tốt đẹp, tình bạn đồng chí hướng tốt đẹp.”

(Tương Ưng BK V, Phẩm Vô Minh:(2.II), tr. 10-12)

(2) Khi một Tỷ-kheo có những bạn tốt

“Này Meghiya, khi tâm giải thoát chưa được thuần thục, có năm pháp đưa đến thuần thục. Thế nào là năm? (1) Ở đây, này Meghiya, Tỷ-kheo có những người bạn tốt, bạn đồng hành tốt, bạn đồng chí hướng tốt. Khi tâm giải thoát chưa được thuần thục, đây là pháp thứ nhất đưa đến thuần thục. (2) Lại nữa, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo có giới hạnh, sống chế ngự trong Giới luật Pātimokkha (Ba-la-đề-mộc-xoa) (5), đầy đủ chánh hạnh uy nghi, thấy được sự nguy hại trong những lỗi lầm nhỏ nhặt; đã chấp nhận rèn luyện theo đúng luật, vị ấy tu học theo đúng các học pháp. Khi tâm giải thoát chưa được thuần thục, đây là pháp thứ hai đưa đến thuần thục. (3) Lại nữa, một Tỷ-kheo vui lòng lắng nghe, không thấy trở ngại hay khó khăn, các pháp thoại về nếp sống khổ hạnh đưa đến mở rộng tâm thức. Khi tâm giải thoát chưa được thuần thục, đây là pháp thứ ba đưa đến thuần thục. (4) Lại nữa, một Tỷ-kheo đã khởi tâm tinh tấn từ bỏ các pháp bất thiện và thành tựu các thiện pháp; vị ấy mạnh mẽ, cương quyết trong thực hành, không từ bỏ nhiệm vụ tu tập các thiện pháp. Khi tâm giải thoát chưa được thuần thục, đây là pháp thứ tư đưa đến thuần thục. (5) Lại nữa, một Tỷ-kheo có trí tuệ, thành tựu trí tuệ để thấy được sự sanh diệt của các pháp cao thượng và thâm sâu đưa đến đoạn tận hoàn toàn mọi khổ đau. Khi tâm giải thoát chưa được thuần thục, đây là pháp thứ năm đưa đến thuần thục.

“Này Meghiya, khi một Tỷ-kheo có những người bạn tốt, bạn đồng hành tốt, bạn đồng chí hướng tốt, thì điều được mong đợi là vị ấy sẽ trở thành một Tỷ-kheo có giới hạnh, sống chế ngự trong Giới luật Pātimokkha; vị ấy vui lòng lắng nghe, không thấy trở ngại hay khó khăn, các pháp thoại về nếp sống khổ hạnh đưa đến mở rộng tâm thức; vị ấy khởi tâm tinh tấn từ bỏ các pháp bất thiện và thành tựu các thiện pháp; vị ấy có trí tuệ, thành tựu trí tuệ để thấy được sự sanh diệt của các pháp cao thượng và thâm sâu đưa đến đoạn tận hoàn toàn mọi khổ đau.”

(Tăng Chi BK IV, Ch. IX (III):3, tr. 72-74)


    « Xem chương trước «      « Sách này có 15 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Phổ Môn


Bhutan có gì lạ


Chuyện Phật đời xưa


Chớ quên mình là nước

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.15.148.203 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (241 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...