Nếu bạn không thích một sự việc, hãy thay đổi nó; nếu không thể thay đổi sự việc, hãy thay đổi cách nghĩ của bạn về nó. (If you don’t like something change it; if you can’t change it, change the way you think about it. )Mary Engelbreit
Điều quan trọng nhất bạn cần biết trong cuộc đời này là bất cứ điều gì cũng có thể học hỏi được.Rộng Mở Tâm Hồn
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Chấm dứt sự giết hại chúng sinh chính là chấm dứt chuỗi khổ đau trong tương lai cho chính mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Chúng ta không học đi bằng những quy tắc mà bằng cách bước đi và vấp ngã. (You don't learn to walk by following rules. You learn by doing, and by falling over. )Richard Branson
Người tốt không cần đến luật pháp để buộc họ làm điều tốt, nhưng kẻ xấu thì luôn muốn tìm cách né tránh pháp luật. (Good people do not need laws to tell them to act responsibly, while bad people will find a way around the laws.)Plato
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Ta sẽ có được sức mạnh của sự cám dỗ mà ta cưỡng lại được. (We gain the strength of the temptation we resist.)Ralph Waldo Emerson
Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Đạo lý nhà Phật »» II. NIẾT BÀN LÀ GÌ »»

Đạo lý nhà Phật
»» II. NIẾT BÀN LÀ GÌ

(Lượt xem: 6.049)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Đạo lý nhà Phật - II. NIẾT BÀN LÀ GÌ

Font chữ:

Trong quyển “Pháp giáo nhà Phật”, tôi đã có giải về Niết-bàn, gom góp tư liệu trong nhiều kinh sách. Về phần Niết-bàn trong sách này, tôi xin trình bày đôi chỗ cần thiết, chứ không trích dẫn các tư liệu nữa.

Niết-bàn, cảnh hoàn toàn sung sướng, an lạc đời đời, cảnh cao vời, cảnh tuyệt đích của người tu hành đắc đạo. Những nhà tu trì có công hạnh, tham thiền rất sâu về Tứ diệu đế, đủ tự giải thoát ra ngoài Tam giới, bèn chứng quả A-la-hán và đắc ngay Niết-bàn trong khi sanh tiền. Còn những ai đắc quả thứ ba, hoặc là người cố sức tưởng Phật lắm thì khi thác cũng đến cõi Niết-bàn, được gần chư Phật. Đức Thích-ca Mâu-ni từng giảng công đức cảnh Niết-bàn, những sự tốt đẹp, thanh tịnh nơi cõi Niết-bàn. Mấy ông thánh xưa đắc quả, cũng mặc tình thường cảnh Niết-bàn, thường nói ra với đại chúng. Đức Phật và thánh chúng đều nhận có Niết-bàn; các ngài hạnh đức đủ đầy, hoàn toàn trong sạch, thì các ngài đâu có nói sai. Vậy ta chớ có phân vân mà khi nói có lúc nói không, ta hãy tin lời của Phật thánh mà nhận rằng có một cái thế giới rất trong sạch dành riêng cho các bạn lành.

Những ai giữ mình tinh khiết, bỏ sự đời, chẳng màng công danh phú quí ở dương thế này, mà muốn qua cảnh tịnh của chư Phật thì thế nào cũng qua được. Xưa nay, biết bao người thành A-la-hán, đắc đạo, nhập Niết-bàn, số ấy nhiều hơn số cát cả trăm, cả ngàn sông Hằng!

Niết-bàn, ai cũng biết là cảnh tuyệt tốt, tuyệt lành; còn tả rõ ra thì không ai tả được. Chư Phật và chư thánh chỉ có nói sơ là nơi an lạc vô cùng mà thôi. Có chứng từ quả A-la-hán, bậc thứ tư sắp lên, mới thấu nỗi Niết-bàn, vì đó là những hạng đắc nhập Niết-bàn.

Song bậc A-la-hán chưa được Niết-bàn trọn vẹn. Trong những năm đầu mới truyền đạo, vì phương tiện Phật tạm dạy Tiểu thừa, ngài khuyên học trò cố sức giải thoát để chứng tới quả A-la-hán, nhập Niết-bàn. Nhiều vị đệ tử chuyên cần tu tập, tham thiền có tinh tấn, đắc quả A-la-hán. Có nhiều vị, khi thành A-la-hán, không muốn ở lại cõi trần. Các ngài mới tịch vào Niết-bàn.

Về sau, Phật mở rộng các pháp môn, giảng ra Đại thừa, Nhất thừa. Ngài khuyên chư vị A-la-hán chớ tham chấp lấy Niết-bàn của A-la-hán, và hãy mong cầu Niết-bàn của chư Phật. Ngài dạy rằng Niết-bàn của A-la-hán và Duyên giác là Niết-bàn tạm, một chỗ nghỉ ngơi của hạng người đã mỏi mệt sau khi cố sức tu hành. Ngài chỉ rõ cảnh Niết-bàn thật, Niết-bàn trọn vẹn ấy là Niết-bàn của chư Phật. Nghe theo ngài, chư đệ tử đắc A-la-hán không tham chấp Niết-bàn của A-la-hán, bèn hướng đến cảnh cao của Phật Như Lai sẽ hưởng Niết-bàn hoàn toàn của bậc Như Lai. Chư đệ tử ấy rất dõng mãnh, tin sâu lời Phật. Các ngài bèn tu hạnh Bồ-tát, các ngài vào thừa duy nhất tức là Phật thừa. Các ngài tự do, tự tại mà dạo khắp mười phương, ba cõi, tỷ như những gã trai tráng con nhà giàu nương mình trên cỗ xe đạp thắng bằng bò trắng to lớn, mà dạo chơi từ thành thị đến thôn quê, các ngài dùng mọi bề phương tiện hành đạo Bồ-tát, chờ ngày lên bậc Như Lai, Phật Thế Tôn. Vinh hạnh thay! Cao thượng thay! Công đức thay!

Trong bộ kinh “Diệu Pháp Liên Hoa” mà tôi đã dịch và xuất bản, nơi phẩm bảy, nhân phân biệt Niết-bàn, Phật có dạy một ví dụ, tôi xin tóm lược ra dưới đây:

“Thuở xưa, có một đoàn bộ hành đi qua một đám rừng kia để đến cù lao châu báu. Có một tay chủ đoàn dắt đường là người biết rõ nẻo đi. Trong khi băng ngang đám rừng sâu, bọn bộ hành đều mệt chán, uể oải, bèn đồng nhau than van và đòi trở lại. Người chủ đoàn định dùng phương tiện để đối phó với họ. Người hóa phép biến ra một cảnh thị tứ trước mặt đoàn buôn. Người chỉ rằng: ‘Kìa, tới chợ búa, chúng ta hãy vào đó mà nghỉ, rồi sẽ tính.’ Đoàn bộ hành thấy cảnh phồn hoa náo nhiệt, người lại kẻ qua, thiên hạ lăng xăng thì họ bằng lòng lắm. Họ vào đó, tắm rửa, ăn uống nghỉ ngơi, chơi bời. Đến chừng người chủ đoàn thấy cả bọn khỏe khoắn, tươi tỉnh, phấn chấn lại rồi, người bèn biến mất cảnh thị tứ đi. Và người nói rằng: ‘Hôm trước, ta dùng phép thần thông mà hóa ra cảnh đền đài cho các ngươi đỡ mệt. Chớ ở đây toàn là rừng rú mà thôi. Bây giờ các ngươi khỏe rồi, hãy cố sức đi tới nữa. Cù lao châu báu không xa.’ Rồi người dắt đoàn bộ hành ấy đi tới nơi tới chốn.

“Đoàn bộ hành kia, tức là mấy vị đệ tử vì mệt mỏi nên ưa chịu cảnh Niết-bàn của A-la-hán. Niết-bàn của A-la-hán có khác nào cảnh thị tứ ở giữa rừng. Tức là cảnh tạm. Còn hòn châu báu, mục đích của đoàn buôn, mới là cảnh Niết-bàn chân thật của chư Phật, mục đích của những người tu hành tinh tấn.”

Theo Đại thừa, người ta không tham chấp Niết-bàn của A-la-hán mà hướng đến Niết-bàn của chư Phật. Cho nên các ngài thực hành đạo hạnh Bồ-tát trong bao nhiêu đời chẳng kể, thường từ bi bố thí, thí tài vật, thí thân mạng, thí pháp lý. Các ngài chuyên cần giữ tịnh giới, khổ hạnh đúng mức, xả thân vì chúng sanh, nhẫn nhục vô cùng, chịu sỉ ố, thóa mạ, đánh đập, chịu lao tù, chịu oan ức, và cam lãnh các tai ương nạn ách để hóa độ chúng sanh. Các ngài tinh tấn hết sức, chẳng hề giải đãi bỏ nẻo lành. Các ngài hằng suy xét, thiền định, nhập phép Tam-muội bất động, hàng trăm năm ngồi yên một chỗ, cho đến chim chóc làm tổ trên đầu, cây cối bao phủ trên mình. Các ngài tu đắc trí huệ vô cùng vô tận, trí huệ thông suốt, minh mẫn hơn hết. Như vậy đặng cầu quả Phật vì chúng sanh.

Những bậc ấy rất từ tâm. Các ngài cao thượng cho đến không màng nhập cảnh Niết-bàn, không đành vui hưởng nơi ấy. Cho nên thường giáng thế, hóa thân trong các hạng chúng sanh đặng tùy tiện mà độ họ quay về nẻo lành. Các ngài du hành đến các nơi, đi lại các cảnh giới, tiếp dẫn và cứu vớt những người có căn lành cội phúc trong cơn nguy khốn. Các ngài còn đi giải thoát cho những kẻ sám hối, ăn năn, mong nhờ sức từ bi của Phật.

Chúng ta đây, người học Phật, sao chúng ta lại không làm theo các ngài? Không nhiều cũng ít, ta hãy giữ lấy đức hạnh cứu giúp chúng sanh, đỡ khổ cho đời. Ít ra ta cũng tìm dịp mà hộ trợ những kẻ đồng loại, đồng bào. Hay là sẵn lòng giúp đỡ những kẻ quanh ta, tùy theo sức của ta. Không nữa, ta cũng tiếp tay cho những người đồng đạo thọ trì pháp Phật như ta. Những ai ăn ở có hạnh và ra công với đời thì càng gần với cõi lành, Niết-bàn, cảnh Phật. Những hạng tạo ơn tác phước với đời, dẫu không mong cầu, cũng sẽ hưởng được cảnh phước lành, cảnh an lạc nơi thiên thượng.

Ở ngay cõi này, các ngài đã hòa nhã, thanh tịnh, an lạc rồi. Thì đối với các ngài, cõi này cũng là cõi tiên, cõi thánh, cõi Phật. Lại nữa, các ngài vì giúp đời mà sống, vì thương người xót vật mà sống, cố sức mà khuyên lơn, an ủi, khuyến khích, để cho chúng sanh ở cõi này trở nên thuần hậu, thảo thuận, thì đối với các ngài cảnh trần thế có khác gì cảnh Niết-bàn đâu?

Thật ra, nếu biết suy xét kỹ, cảnh trần thế cũng là cảnh Niết-bàn đó. Lắm người tuy sống giữa nhân gian, mà tạo ra được một cái cảnh ngộ thuần lạc, một bầu thế giới thanh bai, một cảnh xã hội giao tế êm đềm, nhã nhặn. Trong lòng tưởng Phật, niệm Phật, họ giao tiếp với những người hiền lương trung hiếu, họ đi lại với những người sống trong vòng hào quang của Phật, ăn ở với bà con phải thế, đối xử với chúng bạn nhu hòa; há không phải họ ở vào cảnh trong sạch đáng yêu sao?

Lắm người tin ở sức lành của mình, hòa cái sức lành ấy với tấm lòng từ bi của Phật, bèn đứng ra mà giúp người độ thế, đưa chúng sanh lên đường phong hóa, đạo đức; như vậy họ không phải thấy ra là một cảnh thuần túy đáng thích sao?

Lắm người tưởng nhớ Phật, chắc ý vào sự tiếp dẫn của đức A-di-đà, bèn vui vẻ, tỉnh táo mà sống đời. Trong sạch trong sự giao tiếp, hằng bố đức cho người mà chính mình không tạo ra nợ nần, không thiếu hụt ai, không để ai phiền trách; trong khi tươi tỉnh mà chờ ngày cuối cùng để về cảnh Phật, họ không phải tạm ở vào cảnh nhàn lạc đáng kính sao?

Lắm người phong lưu nhàn hạ, nhà cửa thì rộng mở rước mời, mà bước chân vào toàn là kẻ xuất gia mến đạo, người cư sĩ thâm nghiêm, hay là kẻ hiền lành tích đức, như vậy há không phải là họ ở vào cảnh sung sướng khoái lạc hay sao?

Những hạng người như vậy tuy ở đời này, mà cũng như ở cảnh Niết-bàn rồi vậy. Quanh mình toàn là người trì kinh, niệm Phật, gần mình toàn là người giữ gìn phong hóa đạo hạnh, mình tạo ra được một cái xã hội lành, quý biết bao!

Những ai ở đời này mà vững lòng, chắc ý, hiểu mình, tin Phật, ắt là không xa cảnh Niết-bàn vậy.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 8 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.88.60.5 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (395 lượt xem) - Việt Nam (119 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - ... ...