Sự kiên trì là bí quyết của mọi chiến thắng. (Perseverance, secret of all triumphs.)Victor Hugo
Chúng ta thay đổi cuộc đời này từ việc thay đổi trái tim mình. (You change your life by changing your heart.)Max Lucado
Việc đánh giá một con người qua những câu hỏi của người ấy dễ dàng hơn là qua những câu trả lời người ấy đưa ra. (It is easier to judge the mind of a man by his questions rather than his answers.)Pierre-Marc-Gaston de Lévis
Kẻ bi quan than phiền về hướng gió, người lạc quan chờ đợi gió đổi chiều, còn người thực tế thì điều chỉnh cánh buồm. (The pessimist complains about the wind; the optimist expects it to change; the realist adjusts the sails.)William Arthur Ward
Điều kiện duy nhất để cái ác ngự trị chính là khi những người tốt không làm gì cả. (The only thing necessary for the triumph of evil is for good men to do nothing.)Edmund Burke
Mất tiền không đáng gọi là mất; mất danh dự là mất một phần đời; chỉ có mất niềm tin là mất hết tất cả.Ngạn ngữ Nga
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Ngay cả khi ta không tin có thế giới nào khác, không có sự tưởng thưởng hay trừng phạt trong tương lai đối với những hành động tốt hoặc xấu, ta vẫn có thể sống hạnh phúc bằng cách không để mình rơi vào sự thù hận, ác ý và lo lắng. (Even if (one believes) there is no other world, no future reward for good actions or punishment for evil ones, still in this very life one can live happily, by keeping oneself free from hatred, ill will, and anxiety.)Lời Phật dạy (Kinh Kesamutti)
Mục đích cuộc đời ta là sống hạnh phúc. (The purpose of our lives is to be happy.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Đừng cư xử với người khác tương ứng với sự xấu xa của họ, mà hãy cư xử tương ứng với sự tốt đẹp của bạn. (Don't treat people as bad as they are, treat them as good as you are.)Khuyết danh

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Đạo lý nhà Phật »» III. PHONG HÓA NHÀ PHẬT »»

Đạo lý nhà Phật
»» III. PHONG HÓA NHÀ PHẬT

Donate

(Lượt xem: 4.641)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Đạo lý nhà Phật - III. PHONG HÓA NHÀ PHẬT

Font chữ:

1. Ảnh hưởng của phong hóa.



Trong đạo Phật, phong hóa là một nền đạo có thể giải thoát con người rồi. Từ xưa tới nay, biết bao người nhờ giữ theo phong hóa mà trở nên nghiêm trang, có lợi cho thân mạng mình trong đời hiện tại và trong các đời sau! Phong hóa có ích vô cùng cho những người học Phật, dầu xuất gia hay là tại gia.

Hạng xuất gia nhờ theo phong hóa, đạo hạnh, mà được danh thơm lành, được người trọng mộ, được bá tánh cúng dường, được yên ổn ở đời này, và được nhiều phước đức tùy thân. Hạng người ấy lắm khi cũng đắc đạo ở đời này và được phép thần thông. Còn không đi nữa, về sau thế nào cũng sanh lên cõi trời, hoặc vãng sanh về cảnh Phật. Hạng người ấy, đáo lại cõi trần, thì hóa thân vào nhà quyền quí vọng tộc, sanh ra làm danh nhân, tướng lãnh, quốc trưởng, vì đã có căn lành, từng giữ theo đức hạnh.

Hạng tại gia, cư sĩ nam và nữ cũng nhờ phong hóa nhà Phật mà được mọi người kính mến, cha mẹ yêu thương, anh em hòa thuận, bà con khen ngợi, bạn hữu yêu vì, vợ chồng yên ổn, người đời kính trọng. Những người ấy không hay gặp sự trở ngại, đến đâu đều được thiên hạ tiếp đãi niềm nở. Nhờ phong hóa nhà Phật, họ trở nên hiền hòa, thuận thảo, hành xử ở đời phải phép, đáng yêu. Nếu họ vì chúng sanh mà chen vai sát cánh trong đường công danh, phú quí thì họ mau có địa vị cao sang, rỡ ràng. Và đạt mục đích rồi, họ bảo tồn phẩm vị được lâu, nêu gương lành với chúng nhân trong trường doanh nghiệp hoặc trong chốn quan trường. Những kẻ ấy, nếu họ ngoảnh mặt đi với thế sự mà hướng lên các cõi trời, họ sẽ thanh tịnh mà lướt dần trên đường tiến tới. Ở đời này, họ sống như người tiên kẻ thánh; và khi mạng chung, họ sẽ lên những cõi trời, cõi Phật.

Đệ tử Phật, xuất gia và tại gia đều nhờ phong hóa hết. Phong hóa là cái gương để soi mặt mày cho rõ, là cỗ xe để đưa lên cõi trời, cõi Phật, là chiếc thuyền để đưa người đến bến yên lành. Người học Phật mà không theo phong hóa thì không được. Ấy cũng như người thiếu gương soi, nên chẳng thể biết mặt mình dơ hay sạch, đẹp hay xấu. Ấy cũng như người thiếu xe, thiếu thuyền, vì chẳng nương đạo hạnh làm sao lên được cõi trời, cõi Phật, và đến bờ bến an lành là nơi giải thoát?

Trong đạo Phật, có thể phân ra làm hai nền phong hóa. Phong hóa của hạng xuất gia và phong hóa của hạng tại gia.


2. Phong hóa của hạng xuất gia.



Xuất gia, là hạng người bỏ thế tục, vào qui y nơi giáo hội Tăng già. Ấy là những vị ở chùa chiền và đi ẩn cư nơi non xa, cảnh lặng. Xuất gia có hai hạng: sa-di và tỳ-kheo.

a) Sa-di với sa-di ni là những người nam và nữ mới xuất gia, chưa chính thức được nhận vào hàng tăng sĩ, là những vị chưa đúng hai mươi tuổi. Sa-di và sa-di ni theo một nền phong hóa, tuy không đầy đủ như của các vị tỳ-kheo, nhưng đối với tại gia cư sĩ thì đã là thanh cao lắm rồi. Trong khi tu tập để lên bậc tỳ-kheo, sa-di phải giữ mười giới hạnh này không hề hủy phạm:

1. Không sát sanh

2. Không trộm cắp

3. Không làm việc dâm dục

4. Không nói dối

5. Không uống rượu

6. Không dùng các loại hương hoa, phấn sáp để trang điểm

7. Không xem các loại ca, vũ, nhạc, kịch

8. Không ngồi, nằm trên giường ghế cao rộng

9. Không ăn trái giờ

10. Không giữ tiền, vàng, các loại châu báu quý giá

Có giữ mười giới hạnh cơ bản ấy, về sau mới được giáo hội nhận cho chính thức làm tăng sĩ. Ngoài ra, sa-di phải biết phận sự đối với anh em, đối với thầy, đối với chư tăng, đối với nhà chùa và đối với thiện nam, tín nữ. Với anh em thì dung hòa, hỷ xả, đồng tâm đồng ý mà kính mến bề trên. Với thầy thì hầu hạ, cung kính, lo từ miếng ăn, miếng uống, manh quần tấm áo, vì thầy là người dạy bảo, giảng lý và truyền đạo cho mình. Với chư tăng thì luôn luôn kính trọng, chào hỏi. Với nhà chùa thì lo hương đèn nhang khói, cúng nước công phu, và làm các việc cần nơi giáo hội. Với thiện nam, tín nữ thì cho dè dặt, nghiêm chỉnh, chú nguyện cầu phước lành cho họ. Một sa-di phấn chấn, tinh tấn sẽ trở nên một vị tỳ-kheo đúng đắn và có thể đắc đạo trong đời này.

b) Tỳ-kheo với tỳ-kheo ni là các vị tăng, ni đã chính thức thọ đủ giới luật. Những ai đã giữ trọn mười giới, có thể lên bậc tỳ-kheo. Ngoài ra, lại còn những điều kiện này nữa: không tin theo tà phái, ngoại đạo; không nhập đạo vì ý niệm bất chánh; không phải là người khiếm khuyết các giác quan; không phạm vào bốn trọng tội; không phải là loài thần, quỷ, thú vật hóa ra người; không phải là bán nam bán nữ; phải được cha mẹ, vợ (hoặc chồng) thuận cho phép xuất gia; không có thiếu nợ; không có bệnh truyền nhiễm. Muốn vào địa vị của hạng người xuất gia, muốn tự giải thoát, hầu lên cõi Phật, không phải dễ dàng gì. Các sư chân chánh không có thâu nhận càn, các ngài dò đi xét lại kỹ lưỡng, rồi mới nhận trao giới cụ túc cho.

Trong khi truyền giới, các ngài lại dặn kỹ chớ có phạm Bốn trọng tội, Bốn trọng cấm. Ai phạm một điều trong bốn điều ấy thì sẽ bị trục xuất ra khỏi giáo hội Tăng già.

Các ngài nhắc cho kẻ thọ giới nhớ vào trí bốn điều nữa mà chư tăng ngày trước không hề quên:

1. Tỳ-kheo phải gom lượm vải vụn đã thải bỏ, khâu thành áo mà mặc. Song nếu có ai cho thì được nhận.

2. Tỳ-kheo chỉ ăn đồ khất thực mà thôi. Song có ai đem cúng nơi chùa thì được nhận.

3. Tỳ-kheo phải ngủ dưới cội cây. Song có ai cúng chỗ phòng, thất thì được nhận.

4. Tỳ-kheo phải dùng phân uế mà làm thuốc. Song có ai thí thuốc thì nhận.

Làm sư phải nhớ những điều ấy đặng để mà tự giải thoát khỏi vòng Tam giới. Mỗi tháng hai lần: mồng một và ngày rằm phải xem lại giới luật. Hoặc là phải tập trung về một ngôi chùa đặng nghe một vị đọc giới luật. Vì phận sự, đạo hạnh của nhà sư đều ghi trong giới luật hết. Trong đó có hai trăm năm mươi giới của tỳ-kheo và ba trăm bốn mươi tám giới của tỳ-kheo ni.

Giữ giới thì dễ sanh định và phát huệ. Tức là có giữ giới thì mới thành thánh, thành Phật được. Những người thanh tịnh, các bậc hiền nhân, thánh chúng đều trọng giới hạnh, tuân theo giới hạnh, và không hề chê bai, bài bác. Còn những kẻ mang áo thầy tu mà xưng mình sống ngoài vòng giới luật, không cần giới cấm rộn ràng, ấy là những kẻ ngu dốt, giả dối vậy thôi.

Hạng xuất gia, tỳ-kheo, nhà sư thường được xem như là thầy của bậc cư sĩ tại gia, là vì các ngài giữ gìn đạo hạnh thanh cao, tự giải thoát ra ngoài cảnh đời. Trầm tỉnh, khoan hòa, minh mẫn, sáng suốt, các ngài là tấm gương bia cho thiện nam tín nữ. Trong sạch nhờ theo giới luật, yên ổn nhờ giữ giới luật, khoái lạc nhờ nương theo giới luật, các vị được thanh nhàn, tự tại, dứt các sự phiền não ở đời. Trong thiền môn mà có một số đông người trì trai, giữ giới cho đúng đắn, giữ gìn phong hóa cho hoàn toàn thì lo gì chẳng bảo tồn được pháp Phật đặng giúp ích cho đại chúng tăng đồ và cư sĩ tại gia!


3. Phong hóa của hạng tại gia.



Phong hóa của tại gia cư sĩ, gom vào mấy chữ này: Tam qui, Ngũ giới.

Người tu Phật tại gia phần đông đều có chịu lễ thế độ nơi một ngôi chùa. Một hay là vài vị sư thay mặt cho giáo hội tăng già, nhận cho họ xưng: Qui y Phật! Qui y Pháp! Qui y Tăng! Vị thầy truyền giới tùy theo nhận xét mà trao giới cho, hoặc một, hai, ba, bốn giới, hay năm giới, nhưng thường là năm giới. Năm giới là: 1. Không sát sanh, 2. Không trộm cắp 3. Không tà dâm 4. Không nói dối 5. Không uống rượu. Vị thầy truyền giới cũng sẽ đặt cho đệ tử một cái tên đạo, gọi là pháp danh. Từ hôm ấy, người thọ giới phải trọn đời gởi mình vào đức cả từ bi của Phật; nương mình nơi đạo pháp quảng đại, từ bi, hỷ xả của Phật; và trao mình vào giáo hội Tăng già cao thượng mà Phật đã lập ra.

Lại có nhiều người, tuy không làm lễ thế độ với một nhà sư, mà cũng cầm bằng có qui y thọ giới. Ấy là những người lập tâm phát nguyện với đức A-di-đà. Đến ngày lành, họ lập bàn thờ Phật A-di-đà, thành tâm mà khấn nguyện với đức A-di-đà, cầu ngài chứng minh cho họ phát nguyện qui y. Kể từ ngày ấy, họ được nhập vào hàng đệ tử Phật, họ trì trai giữ giới và niệm đức A-di-đà. Nếu họ tinh tấn mà tu hành, đến ngày lâm chung họ cũng sẽ được về Phật quốc theo chí hướng của họ. Dưới đây là mười ngày trong năm có thể làm lễ phát nguyện tu trì theo tông Tịnh độ.

Tháng giêng, ngày mồng một, lúc tảng sáng.

Tháng hai, ngày mồng chín, lúc năm giờ sáng.

Tháng ba, ngày mồng bảy, lúc mười giờ tối.

Tháng tư, ngày mồng tám, lúc chín giờ rưỡi tối.

Tháng năm, ngày mồng ba, lúc mặt trời lặn.

Tháng sáu, ngày mồng bảy, lúc mười giờ rưỡi tối.

Tháng bảy, ngày mồng tám, lúc giữa trưa.

Tháng chín, ngày mồng chín, lúc giữa trưa.

Tháng mười, ngày mồng một, lúc giữa trưa.

Tháng mười một, ngày mười bảy, vía A-di-đà, suốt ngày.

Tháng chạp, ngày mồng ba, lúc mặt trời lặn.

Những ngày giờ ấy, kẻ chưa phát nguyện thì phát nguyện rất phải lúc, vì thế nào cũng được chư Phật chứng minh.

Làm lễ đức Phật A-di-đà, đứng về hướng Đông mà lạy về hướng Tây, tượng ngài để về hướng Tây. Sau khi ấy, mình trở nên người tu tại gia, cư sĩ.

Cả đời, bao giờ người cư sĩ cũng nhớ công đức Phật, kính trọng, ngưỡng mộ Phật, tự phó thác mình vào sự cứu vớt của Phật, nghĩ rằng lúc nào sức Phật cũng bao bọc, gia hộ cho mình. Ấy là qui y Phật.

Trọn cả đời, siêng năng học pháp Phật, đọc, tụng kinh điển, suy nghĩ cho thấu đáo và ăn ở theo giáo pháp của Phật. Ấy là qui y Pháp.

Trọn cả đời, ghi nhớ công đức của các vị cao tăng, thường thăm viếng những vị xuất gia có đức hạnh, tưởng đến chư thánh, chư đại đệ tử của Phật, tu tập theo các vị đức độ trong giáo hội thanh tịnh, cao cả của Phật. Ấy là qui y Tăng.

Niệm tưởng đức Phật A-di-đà, nhớ ơn đức Phật Thích-ca, không quên ngôi Tam bảo tức là thọ trì Tam quy y vậy.

Kẻ tại gia thường thường giữ năm giới, có sự châm chế cho phù hợp với đa số mọi người. Chẳng hạn như giới thứ ba cấm tà dâm, chứ không cấm sự chung chạ của vợ chồng. Cư gia có người nguyện giữ tám giới trọn đời. Tám giới là năm giới, cọng thêm vào ba giới nữa: 1. Không dùng các loại hương hoa, phấn sáp mà trang điểm 2. Không xem các loại ca, vũ, nhạc, kịch 3. Không ngồi, nằm trên giường ghế cao, rộng và phải ăn chay đúng ngọ. Lại có người tinh tấn mà giữ luôn mười giới theo hạng xuất gia sa-di và trì tuyệt dục.

Kẻ qui y giữ giới thường trì trai, như vậy cho tiện bề niệm Phật. Tùy theo sức, trong tháng họ ăn chay một ngày, hai ngày, bốn ngày, sáu ngày, mười ngày, hay ăn thường xuyên luôn. Những người ăn luôn, trường trai càng tốt. Muốn vừa với sức khỏe, nên nguyện dùng chay lần hồi, từ một ngày, hai ngày, bốn ngày, sáu ngày mà tăng dần lên. Song dầu cho ăn trường hay ăn kỳ, về những ngày ăn chay, nên niệm nhớ công đức của Phật, giữ giới lành cho trọn vẹn và lấy lòng từ bi hỷ xả mà đối đãi với chúng sanh. Chẳng chờ đến ngày chay, mà ngày thường, mình cũng nên niệm Phật và cư xử hiền lành với mọi người và mọi vật. Kẻ thiện nam tín nữ bao giờ cũng ăn ở cho hiền hòa, thuận thảo. Cái thân cho trong sạch, lời nói cho chính đính, cái ý cho thanh bai, cố giữ như vậy thì tạo ra được mười nghiệp lành về thân, miệng, ý:

1. Không sát sanh hại mạng; cần phải phóng sanh, cứu người.

2. Không trộm cắp; cần phải bố thí.

3. Không tà dâm; cần phải cung kính.

(Ba nghiệp trên đây là về thân)

4. Không nói dối; cần phải nói thật.

5. Không nói sai lệch, dua nịnh, tục tĩu, nhơ nhớp; cần phải nói lời có nghĩa lý, hữu ích.

6. Không nói lời ác độc, thóa mạ, chửi mắng người khác; cần phải nói lời êm ái, dịu dàng.

7. Không nói hai lưỡi, nói đâm thọc hai đầu để gây chia rẽ, thêm bớt không chừng; cần phải nói sự hòa hiệp.

(Bốn nghiệp trên đây là về miệng)

8. Không tham muốn trái lẽ; phải tưởng sự bất tịnh, sáu trần đều chẳng sạch.

9. Không sân hận; phải tưởng sự từ bi, ở cho nhẫn nhục.

10. Không si mê, tin bậy; phải có lòng chánh tín, qui y chánh pháp.

(Ba nghiệp trên đây là về ý)

Những người cư gia thọ Tam qui, Ngũ giới và giữ gìn thân, miệng, ý theo Mười điều lành thì tạo ra căn lành cũng là vô tận rồi. Tuy ban đầu còn sai lệch, chớ về sau dần dần cũng quen, và họ sẽ trở nên người thiện phước.


4. Phong hóa nhà Phật của hạng tại gia với phong hóa nhà Nho.



Phong hóa nhà Phật cho hạng tại gia, Tam qui Ngũ giới, thật là cao thượng và lợi ích lắm. Nền phong hóa ấy có thể dung hòa, phù hợp với phong hóa nhà Nho nữa. Và nó có thể thay thế cho phong hóa nhà Nho, thay thế một cách thích đáng, quý hóa, mạnh mẽ và hiệu nghiệm.

Bên Phật có Tam qui: Qui y Phật, Qui y Pháp, Qui y tăng, thì bên Nho có Tam cang là: Minh minh đức, Tân dân, Chỉ ư chí thiện. Minh minh đức, là được thiên lý, cái tánh quý báu, sáng suốt, hiểu rõ muôn vật, tức là phù hợp với quy y Phật. Tân dân, là bỏ các sự tà vạy xưa nay mình đã quen, rèn lòng cho trong sạch, nương đạo đức mà sửa mình và sửa người, tức là phù hợp với quy y Pháp. Chỉ ư chí thiện, là ngưng tụ vào nơi trọn lành, không cho một mảy gian tà xen vào lòng nhân, tức là phù hợp với quy y Tăng.

Bên Phật có Ngũ giới, bên Nho có Ngũ thường. Không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không uống rượu, không nói dối; là phù hợp với nhân, nghĩa, lễ, trí, tín của nhà Nho. Nhân, tức là không sát sanh. Nghĩa tức là không gian tham, trộm cắp. Lễ tức là điều độ, giữ phẩm cách trong sạch, không tà dâm, tham sắc dục. Trí tức là không sa ngã vào nơi rượu thịt mà phạm các điều tội lỗi. Tín tức là không nói dối, nói sai ngoa.

Phong hóa nhà Phật cũng dạy người ứng xử cho phải đạo. Ngũ luân nhà Nho khuyên người ta rằng: 1. Làm tôi phải trung với bậc quốc trưởng minh chánh. 2. Làm con phải có hiếu với cha mẹ. 3. Làm vợ phải tùy theo chồng. 4. Làm em phải kính yêu anh chị. 5. Làm bằng hữu phải giữ sự tín với nhau. Luật tu tịnh độ đã từng đào tạo cho con người biết giữ trọn các phận sự đối với nhà cầm quyền, đối với cha mẹ, đối với vợ chồng, đối với anh em, đối với bầu bạn. Trong kinh Thi-ca-la-việt, đức Phật nhân thấy ông Thi-ca-la-việt sáng thức dậy lạy tứ phương với phương trên và phương dưới, ngài bèn dạy cho bài phong hóa hoàn toàn. Lạy phương Đông là kính cái phận sự của kẻ làm con, kẻ làm cha mẹ. Lạy phương Tây là kính cái phận sự của kẻ làm chồng, làm vợ. Lạy phương Nam là kính cái phận sự của kẻ làm học trò, làm thầy. Lạy phương Bắc là kính cái phận sự của kẻ làm bạn hữu, làm người đối với đồng loại. Lạy phương trên là kính cái phận sự của kẻ làm tôi tớ, quan, dân, làm thầy, làm chủ, quốc trưởng. Lạy phương dưới là kính cái phận sự của người học đạo, làm thầy dạy đạo.

Lại trong nhiều kinh nữa, Phật từng khuyên con người nên ứng xử cho trọn vẹn những phận sự lớn lao. Như trong kinh Báo Ân, đức Phật dạy tín đồ bao giờ cũng phải nhớ đến bốn cái ơn lớn này để báo đáp luôn: 1. Ơn cha mẹ, 2. Ơn tổ quốc, 3. Ơn chúng sanh, 4. Ơn Tam bảo.

Trong kinh Báo hiếu phụ mẫu ân trọng, Phật giảng với A-nan công lao cực khổ, nhọc nhằn về tâm trí và về thể xác của cha mẹ vì con. Cái công ấy thật là vô ngần, vô lượng, vô tận. Làm con phải nhớ luôn luôn và lo mà đền bồi trong phần muôn một. Người nhà Phật rất chú ý đến phận sự làm con đối với cha mẹ. Trước đã là người có hiếu thảo mới mong bước chân vào cõi tịnh của chư Phật. Các sư có lệ hỏi người muốn xuất gia nhập đạo hai câu này: Có được cha mẹ cho phép đi tu chăng? Có sát hại cha mẹ chăng? Thật vậy, người hiếu nghĩa dễ mà tu thân và lần lên cõi huệ.

Trong đạo Phật, có đủ Tam cang, Ngũ thường và Ngũ luân của đạo Nho, Phật giáo bao hàm Nho giáo. Tức là phong hóa nhà Nho có đủ ở trong phong hóa nhà Phật vậy.

Lại nữa, phong hóa nhà Phật thay thế cho phong hóa nhà Nho rất dễ dàng, hiệu nghiệm. Vì trong Phật giáo, còn có luật nghiệp báo, luân hồi, nên dễ làm cho chúng sanh hồi tâm hướng thiện, dễ làm cho chúng sanh có lòng mong mỏi thanh bai, có những mối cao vọng thâm trầm.

Cao hơn phong hóa nhà Phật cho người tại gia, Tam qui Ngũ giới, còn có Lục độ. Tức là nền phong hóa cao siêu hơn, là sáu đại hạnh của hàng Bồ-tát. Nền phong hóa này chẳng để riêng cho hạng xuất gia hay hạng tại gia, mà để chung cho mọi người trong đạo Phật, tinh tấn và dõng mãnh. Vậy trong đại chúng ai muốn có đại căn, đại lực, muốn mau lên bậc chánh giác, thì hãy thực hành ngay Lục độ.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 8 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.118.31.0 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...