Trong sự tu tập nhẫn nhục, kẻ oán thù là người thầy tốt nhất của ta. (In the practice of tolerance, one's enemy is the best teacher.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Kinh nghiệm quá khứ và hy vọng tương lai là những phương tiện giúp ta sống tốt hơn, nhưng bản thân cuộc sống lại chính là hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Để sống hạnh phúc bạn cần rất ít, và tất cả đều sẵn có trong chính bạn, trong phương cách suy nghĩ của bạn. (Very little is needed to make a happy life; it is all within yourself, in your way of thinking.)Marcus Aurelius
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Tôi tìm thấy hy vọng trong những ngày đen tối nhất và hướng về những gì tươi sáng nhất mà không phê phán hiện thực. (I find hope in the darkest of days, and focus in the brightest. I do not judge the universe.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Vết thương thân thể sẽ lành nhưng thương tổn trong tâm hồn sẽ còn mãi suốt đời. (Stab the body and it heals, but injure the heart and the wound lasts a lifetime.)Mineko Iwasaki
Thành công không được quyết định bởi sự thông minh tài giỏi, mà chính là ở khả năng vượt qua chướng ngại.Sưu tầm
Nếu bạn không thích một sự việc, hãy thay đổi nó; nếu không thể thay đổi sự việc, hãy thay đổi cách nghĩ của bạn về nó. (If you don’t like something change it; if you can’t change it, change the way you think about it. )Mary Engelbreit

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Nghệ thuật chết »» Bình tâm đối mặt bệnh nan y »»

Nghệ thuật chết
»» Bình tâm đối mặt bệnh nan y

Donate

(Lượt xem: 5.712)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  English || Đối chiếu song ngữ


       

Nghệ thuật chết - Bình tâm đối mặt bệnh nan y

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc
Bài viết sau đây được đăng tải lần đầu tiên trên Bản tin Vipassana (Vipassana Newsletter) số tháng 9 năm 1990.

Khoảng 10 năm trước, vợ tôi, Parvathamma, được chẩn đoán mắc bệnh tế bào thần kinh vận động (motor neuron disease), một căn bệnh hiếm gặp, cho đến nay vẫn không có cách chữa trị. Cô ấy phải trải qua tình trạng các cơ bắp tay chân và cổ dần dần suy thoái, cần được trợ giúp ngay cả trong những hoạt động bình thường. Các phương thức trị liệu do các bác sĩ chuyên ngành khác nhau như điều trị đối chứng, điều trị vi lượng đồng căn, điều hòa theo tự nhiên (Ayurveda) và liệu pháp tự nhiên đều không mang lại kết quả gì. Cô ấy trở nên u sầu và thường xuyên than khóc.

Thật đau lòng, tuy nhiên mọi người trong gia đình cố chăm sóc không để cho cô ấy rơi vào tình huống khó chịu, hay có bất kỳ cảm giác bị bỏ rơi nào. Tất cả những cố gắng của chúng tôi nhằm động viên tinh thần vợ tôi mạnh mẽ hơn, nhưng mặc dù vậy, cô ấy thường suy sụp mỗi khi có bạn bè hay họ hàng đến thăm viếng.

Chính trong giai đoạn này, sau khoảng bốn năm sống trong bệnh tật, vợ tôi tham dự một khóa thiền Vipassana ở Jaipur dưới sự hướng dẫn của thầy Goenkaji. Chỉ mới ngày đầu khóa học, cô đã cảm thấy phải cố gắng ngoài sức mình, nhưng với những thiền sinh đầy yêu thương chung quanh, cô ấy đã mỉm cười chịu đựng được khó khăn.

Vào ngày thứ tư, ngày Vipassana, cô đã thay đổi thành một con người khác. Cô thể nghiệm được một luồng cảm giác vi tế xuyên suốt cơ thể. Cô rạng rỡ đầy niềm vui, và thậm chí cảm nhận được thân thể mình đang phục hồi sức lực. Khóa tu dưỡng của cô đã tỏ ra là một nơi tạm trú 10 ngày lợi lạc nhất.

Trong suốt những tháng sau đó, cô thực hành thiền thường xuyên cho dù tình trạng cơ thể suy kém đi. Tiếc là do việc làm yêu cầu, tôi phải đi Ajmer, nhưng bất cứ khi nào quay trở về Jaipur, tôi đều ngồi thiền chung với vợ mình. Những băng giảng của Goenkaji và những cuộc thăm viếng của các thiền sinh địa phương đã thôi thúc và hỗ trợ cô.

Chỉ sau một khóa thiền Vipassana, tư chất cô bắt đầu thay đổi đáng kể. Niềm vui đã lan tỏa từ cô. Những người đến an ủi cô ra về trong bình an. Cô chẳng bao giờ than thở về bệnh, cũng chẳng than tiếc về cảnh ngộ khốn khổ của mình. Cô thường xuyên có những lời thăm hỏi đầy yêu thương nhân ái về sức khỏe của những vị khách đến thăm cùng gia đình của họ, cầu chúc họ hạnh phúc, an lạc.

Căn bệnh tiến triển thật nhanh. Cô cảm nhận được những cơ bắp suy nhược rất nhanh, góp phần làm giảm lượng đường và oxygen trong người cô. Mặc dù phải chịu đựng những đau đớn tột độ, cô vẫn cố kềm nén, giữ được hoàn toàn tâm trí tỉnh táo. Từ cổ trở xuống, thân người cô là những đống cơ, xương thảm thương teo tóp lại, nhưng gương mặt Parvathamma lại rạng rỡ với nụ cười tỏa sáng. Và cô cứ tiếp tục thiền.

Hai ngày trước khi ra đi, cô nồng nhiệt thỉnh cầu mọi người trong gia đình hãy tha lỗi cho cô về bất kỳ những lời lẽ khó nghe nào trong suốt thời gian họ chăm sóc cô, đồng thời bày tỏ những cảm xúc khi cảm thấy may mắn có được một gia đình nhân hậu và bao dung như vậy.

Căn bệnh giờ đây đã lan ra đến cơ tim và phổi, và cô không thể ngủ được nữa vì những cơn ho rũ rượi mỗi khi di chuyển thay đổi tư thế ngồi. Đêm tiếp đó, cô đã ngủ tương đối an lành trong xe lăn của mình. Cứ mỗi lần thức giấc, cô lại bảo những người ngồi bên cạnh cô hãy đi nghỉ ngơi, và hỏi thăm xem những người khác trong gia đình có ngủ được không.

Lúc 7:15 sáng, cô uống chút sữa, theo sau là một cơn ho, điều mà cô luôn khiếp sợ. Cảm thấy ngạt thở, cô nhờ tôi gọi bác sĩ. Ông ta đến trong vòng 15 phút, nhưng khi bác sĩ vừa đến ngưỡng cửa nhà, cô đã trút hơi thở cuối cùng sau một cơn ho nhẹ. Buổi sáng ngày 15 tháng 1 năm 1985, cô đã ra đi bình yên với tinh thần minh mẫn, với ánh mắt nhìn yêu thương dành cho mọi người chung quanh.

Chúng ta học từ Goenkaji rằng việc hành thiền của ta cũng là sự chuẩn bị cho cái chết. Trải nghiệm của gia đình chúng tôi là một minh chứng cho sự thật này. Giữ được sự bình tâm giữa những đau đớn tột cùng, vợ tôi đã luôn kiểm soát được năng lực tâm trí của mình từ đầu đến lúc ra đi. Cô ấy là một nguồn cảm hứng tuyệt vời cho tất cả mọi người, những thiền sinh chúng ta vì thế càng chuyên tâm thực hành Dhamma nghiêm túc hơn. Nỗ lực quyết tâm và thường xuyên thực hành đã giúp chúng tôi giảm nhẹ được cú sốc đau buồn vì mất mát một người thương yêu như cô ấy. Chúng tôi vẫn thường xuyên gởi đến cô ấy tâm từ (mettā) với những lời nguyện cầu cho cô được thoát khỏi mọi đau khổ.

- Ông S. Adaviappa

Pralayaṅkārī bādha meṅ,
tū hī terā dvīpa.
andhakāramaya rāta meṅ,
tū hī terā dīpa.
—Hindi doha, S.N. Goenka

Giữa cơn hồng thủy kinh hoàng,
Tự mình là đảo an toàn trú thân.
Giữa màn đêm tối vô song,
Tự mình là ngọn đèn chong soi đường.
—Thi kệ (doha) Hindi, S. N. Goenka

Dòng nước mắt

“Này các tỳ-kheo, khởi điểm của sự sống này là từ vô thủy. Chúng ta không thể biết được thời điểm bắt đầu của dòng luân hồi này, của sự sống này, khi chúng sinh chìm đắm trong vô minh, trói chặt với tham ái.

Và như vậy, các ông nghĩ sao? Những dòng nước mắt mà các ông đã than khóc giữa cuộc luân hồi bất tận này khi phải sống chung với người mình không ưa thích, phải ly biệt với người mình yêu thương... có nhiều hơn chăng khi đem so với nước trong bốn biển lớn?”

“Bạch Thế Tôn! Như chúng con đã được Thế Tôn dạy bảo, dòng nước mắt mà chúng con đã than khóc giữa cuộc luân hồi bất tận này khi phải sống chung với người mình không ưa thích, phải ly biệt với người mình yêu thương... là nhiều hơn nước trong bốn biển lớn.”

“Nói đúng lắm, đúng lắm, hỡi các tỳ-kheo! Các ông đã hiểu đúng giáo pháp do ta giảng dạy. Quả thật là nước mắt nhiều hơn...

“Này các tỳ-kheo, trong rất nhiều ngày tháng dài đã qua, các ông từng trải qua những lần mẹ chết, con trai chết, con gái chết..., các ông từng trải qua sự mất mát bà con quyến thuộc, tiêu tán tài sản, bệnh tật khổ sở... Dòng nước mắt của các ông khi than khóc trong từng trường hợp cũng như trong tất cả những trường hợp kể trên, khi các ông trải qua các kiếp sống, khi luân hồi qua thời gian đằng đẵng, phải sống chung với người mình không ưa thích, phải ly biệt với người mình yêu thương... nước mắt ấy nhiều hơn nước trong bốn biển lớn.

“Vì sao vậy? Vì khởi điểm của sự sống này là từ vô thủy, hỡi các tỳ kheo. Chúng ta không thể biết được thời điểm bắt đầu của dòng luân hồi này, của sự sống này, khi chúng sinh chìm đắm trong vô minh, trói chặt với tham ái.

“Này các tỳ-kheo, như vậy là quá đủ để các ông thấy nhàm chán mọi thứ trong thế giới này, quá đủ để buông xả mọi sự tham muốn, quá đủ để vượt thoát tất cả.”

Kinh Nước mắt - Tương Ưng Bộ Kinh, 2. 126
Dịch sang Anh ngữ: C.A.F. Rhys Davids

    « Xem chương trước «      « Sách này có 26 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 13.59.198.150 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...