Hãy sống như thế nào để thời gian trở thành một dòng suối mát cuộn tràn niềm vui và hạnh phúc đến với ta trong dòng chảy không ngừng của nó.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Cuộc sống không phải là vấn đề bất ổn cần giải quyết, mà là một thực tiễn để trải nghiệm. (Life is not a problem to be solved, but a reality to be experienced.)Soren Kierkegaard
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Không thể dùng vũ lực để duy trì hòa bình, chỉ có thể đạt đến hòa bình bằng vào sự hiểu biết. (Peace cannot be kept by force; it can only be achieved by understanding.)Albert Einstein
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Hãy lặng lẽ quan sát những tư tưởng và hành xử của bạn. Bạn sâu lắng hơn cái tâm thức đang suy nghĩ, bạn là sự tĩnh lặng sâu lắng hơn những ồn náo của tâm thức ấy. Bạn là tình thương và niềm vui còn chìm khuất dưới những nỗi đau. (Be the silent watcher of your thoughts and behavior. You are beneath the thinkers. You are the stillness beneath the mental noise. You are the love and joy beneath the pain.)Eckhart Tolle
Các sinh vật đang sống trên địa cầu này, dù là người hay vật, là để cống hiến theo cách riêng của mình, cho cái đẹp và sự thịnh vượng của thế giới.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Giảng giải Kinh Hoa Nghiêm »» Giảng giải Kinh Hoa Nghiêm - Tập 55 »»

Giảng giải Kinh Hoa Nghiêm
»» Giảng giải Kinh Hoa Nghiêm - Tập 55

Donate

(Lượt xem: 7.948)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Giảng giải Kinh Hoa Nghiêm - Giảng giải Kinh Hoa Nghiêm - Tập 55

Font chữ:



SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Xin mời quý vị mở bản kinh ra, trang 30, hàng thứ ba từ dưới lên.

[Lại có vô lượng các vị Chủ phương thần, như là Biến Trụ Nhất Thiết Chủ phương thần, Phổ Hiện Quang Minh Chủ phương thần, Quang Hành Trang Nghiêm Chủ phương thần, Chu Hành Bất Ngại Chủ phương thần, Vĩnh Đoạn Mê Hoặc Chủ phương thần, Phổ Du Tịnh Không Chủ phương thần, Đại Vân Tràng Âm Chủ phương thần, Kế Mục Vô Loạn Chủ phương thần, Phổ Quan Thế Nghiệp Chủ phương thần, Chu Biến Du Lãm Chủ phương thần... các vị như thế đều làm bậc đứng đầu, số lượng không thể tính lường, có thể dùng phương tiện phóng tỏa hào quang chói sáng nơi nơi, chiếu khắp mười phương, tiếp nối không dứt.]

Trong một đoạn kinh này, tên gọi “chủ phương” nếu nói theo ngôn ngữ hiện đại thì là người đứng đầu, dẫn dắt một vùng, hoặc dẫn dắt một thời đại. Phạm vi bao quát của ý nghĩa này rất rộng, chẳng hạn như học thuật, khoa học, kỹ thuật, cho đến các ngành công thương nghiệp, thậm chí còn bao quát cả các phạm trù chính trị, quân sự, quan hệ quốc tế... Cho nên, các nội dung bao hàm của danh xưng Chủ phương thần là rất nhiều, hầu như tất cả hành vi, nghề nghiệp của mỗi cá nhân đều không thể lìa khỏi, ra ngoài các nội dung đó. Chỉ cần một người nào đó, trong hành vi sự nghiệp của mình có sự thành tựu lớn lao, có sức ảnh hưởng lớn lao đến người khác, thì đều có thể gọi là Chủ phương thần. Đó chính là chư Phật Như Lai thị hiện trong thân phận ấy để hóa độ một nhóm chúng sinh nào đó.

Câu đầu tiên nói về số lượng các vị ấy: [Lại có vô lượng các vị Chủ phương thần.] Vô lượng là vô số, ý nói hiển thị trong khắp cả hư không, tận cùng pháp giới, cho chúng ta biết rằng Pháp hội Hoa Nghiêm này nhất định không chỉ giới hạn nơi đức Phật Thích-ca Mâu-ni nhập định dưới gốc Bồ-đề, nhận hiểu như vậy là quá hạn hẹp. Vì đó là xứng tánh, đã xứng tánh thì không có lớn nhỏ, không có xa gần, không có trong ngoài. Vì thế, số người trong mỗi một đoàn thể đều là hướng đến sự tràn đầy khắp cả hư không pháp giới.

Chúng ta thấy tiếp theo dưới đó kể ra mười vị làm bậc đứng đầu với danh hiệu biểu trưng cho giáo pháp, nên từ trong đức hiệu của mười vị này, chúng ta cần thể hội một cách tinh tế các ý nghĩa, cần phải học hỏi theo.

Vị thứ nhất là Biến Trụ Nhất Thiết Chủ phương thần. Hai chữ “nhất thiết” nghĩa là hết thảy, đương nhiên bao hàm rất nhiều ý tứ, nhưng rốt lại thì nhiều là những gì? Như nói về học thuật chẳng hạn, chúng ta ngày nay gọi là các khoa mục, trong một trường học thì chia ra nhiều khoa mục. Nếu nói hết thảy các khoa mục, chẳng phải đã đề cập đến trọn vẹn cả trường học đó rồi sao? Tương tự, một viện đại học có thể phân ra rất nhiều học viện, trong mỗi học viện lại phân ra rất nhiều ngành học, mỗi ngành học lại phân ra thành nhiều khoa mục, quá trình học tập của mỗi cá nhân chỉ hoàn chỉnh một khoa mục thôi. Sau khi học xong, đương nhiên phải có sự vận dụng tri thức đã học đó. Nói đến sự vận dụng tri thức thì đó là các nghề nghiệp khác nhau trong xã hội chúng ta. Nói “nhất thiết” tức là gồm hết, bao hàm hết tất cả các nghề nghiệp đó, kể cả sự nghiệp của người xuất gia cũng không ngoại lệ, cũng đều nằm trong đó. Như vậy là ý nghĩa của hai chữ “nhất thiết”.

Theo như trên đã giảng thì khi nói nhất thiết lý, nhất thiết sự, nhất thiết vật, có thể hiểu là không một pháp nào có thể ra ngoài được.

Nói “biến trụ” thì chữ “trụ” ở đây có ý nghĩa gì? Trong kinh Bát-nhã, đức Phật dạy chúng ta phải “không có chỗ trụ”, ở đây lại dạy chúng ta “biến trụ” nghĩa là trụ khắp mọi nơi, so với lời dạy trong kinh Kim Cang chẳng phải là mâu thuẫn hay sao? Quả thật cũng có một số người mang kinh Hoa Nghiêm này đối chiếu với kinh Kim Cang rồi cho rằng: “Đức Phật Thích-ca Mâu-ni thuyết pháp rối loạn, chỗ thì dạy chúng ta trụ, chỗ khác lại dạy không thể trụ, rốt lại thì trụ là tốt hay không trụ là tốt?”

Thật ra, đức Phật thuyết pháp không hề sai lầm, chỉ vì người đọc kinh chúng ta tự mình hiểu sai ý Phật, sao lại có thể trách Phật? “Biến trụ” cũng chính là “vô trụ”, ý nghĩa như vậy chẳng phải rõ ràng lắm sao?

Trước đây trong lúc giảng pháp tôi có đưa ra một thí dụ, nói về việc làm lợi riêng cho bản thân mình, rằng việc tự lợi như thế mà phát triển đến cùng cực thì cũng chính là thương yêu khắp cả mọi người. Hôm nay tại hội giảng kinh Hoa Nghiêm, ý nghĩa như thế lẽ ra cũng không khó nhận hiểu. Vì sao vậy? Kinh Hoa Nghiêm dạy chúng ta vào pháp môn chẳng phân hai. Trụ với vô trụ là hai pháp, hai pháp thì không phải Phật pháp. Cùng một ý nghĩa đó, lợi mình với rộng vì người khác là hai pháp, hai pháp thì không phải Phật pháp. Phải mang cả hai pháp ấy dung hợp thành một pháp, đó mới là Phật pháp. Phật dạy chúng ta không có chỗ trụ, không thể trụ ngay cả nơi một pháp, dù trụ một pháp nào cũng đều là sai lầm. Quý vị cần phải trụ vào khắp tất cả các pháp thì mới không sai lầm. Trụ khắp tất cả pháp tức là không trụ, không trụ vào một pháp nào cả.

Chúng ta nghe pháp cần phải nghe rồi nhận hiểu, chỉ vì quý vị thiên lệch trụ vào trong một pháp, nên đó là riêng tư, đó là phiền não. Quý vị có lòng thương yêu sai lệch, có tâm nghiêng lệch, nếu quả thật có thể nghĩ đến tất cả, chẳng phải rộng lòng thương yêu tất cả đó sao? Cho nên, vô trụ tức là không trụ vào bất kỳ một pháp nào. Nếu đức Thế Tôn không thể trụ khắp tất cả pháp, thì ngài không thể nào rộng độ chúng sinh, việc gì phải lấy điều đó làm trở ngại? Chấp vào đó thì cũng không có từ bi. Đại từ đại bi chính là bình đẳng nghĩ nhớ đến tất cả chúng sinh, quan tâm lo lắng một cách bình đẳng cho tất cả chúng sinh, thương yêu bảo vệ cho tất cả chúng sinh, giúp đỡ hỗ trợ cho tất cả chúng sinh. Đó chính là ý nghĩa của việc trụ khắp tất cả. Ý nghĩa như thế quý vị nhất định phải hiểu cho thấu đáo rõ ràng, nhất định không được nhận hiểu sai lầm.

Do đó có thể biết rằng, câu kinh ở đây so với câu “nên không trụ vào đâu” của kinh Kim Cang không chỉ là không chống trái, mà còn có thể hỗ trợ bổ sung cho nhau để làm rõ ý nghĩa, để giải thích cho nhau. Thế nào gọi là trụ khắp thảy mọi nơi? Từ nơi không chỗ trụ sinh tâm chính là trụ khắp thảy mọi nơi. Thế nào gọi là sinh tâm không chỗ trụ? Trụ khắp thảy mọi nơi chính là sinh tâm không chỗ trụ. Đó là một ý nghĩa nhất quán, không hề mâu thuẫn, không hề chống trái, đó là điều mà chúng ta cần phải học tập.

Có người viết thư cho tôi hỏi, khi tôi giảng kinh từng nói với mọi người rằng: “Thêm một việc chẳng bằng bớt một việc, bớt một việc chẳng bằng không có việc”, nên lấy việc tu tâm thanh tịnh là quan trọng nhất. Người ấy nêu điều đó rồi nói, hiện tại Trung Hoa đại lục đang gặp nhiều thiên tai, lụt lội, chúng ta lại chỉ ngồi nhìn chẳng làm gì, không thèm quan tâm đến, chính vì cho rằng “Thêm một việc chẳng bằng bớt một việc, bớt một việc chẳng bằng không có việc”.

Người như vậy nghe kinh càng thêm trở ngại. Chúng ta đối với những thiên tai nơi đại lục đều có tích cực quyên góp hỗ trợ, cứu tế, sao có thể nói là ngồi nhìn chẳng làm gì? Đối với sự nghi vấn mà người ấy nêu ra, lời tôi nói là vướng mắc theo duyên hay không vướng mắc theo duyên? Tôi thường nói rằng, nên tùy duyên nhưng đừng vướng mắc theo duyên. Lời nói trên là vướng hay không vướng? Không vướng, vẫn là tùy duyên thôi. Người ấy đối với hai việc “tùy duyên” và “vướng mắc theo duyên” thực sự chưa hiểu rõ ràng, vì thế nên mới nhận hiểu sai ý nghĩa. Ý nghĩa của điều tôi nói ra, người ấy còn hiểu sai lầm, vậy làm sao có thể hiểu rõ được ý nghĩa lời Phật dạy? Vì thế, khi giảng giải nhất định phải giảng giải đến mức hết sức rõ ràng, mà người nghe cũng nhất định phải lắng nghe nhận hiểu cho trọn vẹn, không thể cắt xén nhận hiểu lệch lạc từng phần, cắt xén từng phần thì sẽ sinh ra sự nhận hiểu hết sức sai lầm.

Phật dạy chúng ta tùy duyên mà không vướng theo duyên, đó là đối với tự thân, tự làm cho mình. Phật pháp lại giảng về mặt tác dụng, từ tánh thể khởi lên công dụng, công dụng đó có hai phương diện, tự mình thọ dụng và người khác thọ dụng. Trong giáo lý về tâm Bồ-đề chẳng phải đã giảng rất rõ điều đó rồi sao? Trong Quán kinh giảng về tâm chí thành, tức là tâm chân thành hết mức, chính là thể của tâm Bồ-đề, là bản thể. Từ thể ấy khởi sinh tác dụng, lại chia thành hai phần, tâm sâu vững là tự mình thọ dụng, tâm hồi hướng phát nguyện là người khác thọ dụng. Những ý nghĩa đó không thể nhận hiểu lẫn lộn. Bồ Tát Mã Minh trong luận Khởi Tín có giảng về trực tâm, cũng chính là ý nghĩa mà trong kinh gọi là tâm chí thành, gọi là thâm tâm. Kinh và luận đều giảng tương đồng như nhau. Phương diện thọ dụng thứ ba là tâm đại bi, cũng là người khác thọ dụng. Do đó biết rằng, tâm phát nguyện hồi hướng cũng là tâm đại bi.

Kết hợp xem cả trong kinh và luận thì thấy hết sức rõ ràng, hết sức minh bạch. Chúng ta đối với tự thân mình thì thêm một việc chẳng bằng bớt một việc, bớt một việc chẳng bằng không có việc; nhưng đối với đại chúng thì sao có thể không làm, đối với đại chúng thì mọi mặt đều phải thay họ mà làm. Nếu như ngày nay cư sĩ Lỹ Mộc Nguyên học Phật rồi cũng “thêm một việc chẳng bằng bớt một việc, bớt một việc chẳng bằng không có việc” thì chúng ta làm sao xây dựng được giảng đường này? Làm sao xây dựng được thôn Di-đà? Không thể được, vì thêm một việc chẳng bằng bớt một việc. Cho nên đó là vì chúng sinh, vì chúng sinh thì phải hết lòng hết sức, không vướng mắc theo duyên, phải tùy duyên. Ngày nay đạo trường này của chúng ta được xây dựng, có Niệm Phật Đường, giảng đường, thôn Di-đà, các duyên khác đều thành thục. Duyên thành thục thì dần dần sẽ có khả năng thành tựu, không có chướng ngại gì lớn lao, chỉ cần đem hết lòng hết sức mà làm thôi. Vậy so với câu “thêm một việc chẳng bằng bớt một việc” có chống trái nhau hay không? Không hề, vì tự thân mình là không có việc, chỉ lo gánh vác chuyện vì người khác, gánh vác chuyện của mọi người, còn đối với tự thân mình thì chẳng vướng bận gì. Thôn Di-đà xây dựng tốt đẹp rồi, đó là phước báu của mọi người, là phước báu của chúng sinh, là phước báu của đại chúng trong thời đại này, chúng ta hiểu ra điều đó rồi thì việc xong là xong, tự mình không lấy đó làm công lao, chúng ta chỉ hết lòng hết sức mà làm thôi.

Vì sao phải hết lòng hết sức mà làm? Vì từ trong quá khứ chúng ta đã phát nguyện rằng: “Chúng sinh vô biên thề nguyện độ hết.” Đó chính là hóa độ chúng sinh, là hỗ trợ giúp đỡ chúng sinh, là thành tựu chúng sinh, cho nên phải hết lòng hết sức mà làm. Trong đó chỗ tự thọ dụng với người khác thọ dụng cần phải nhận hiểu phân biệt rõ ràng, thì sau đó mới thấy là không có gì mâu thuẫn cả.

Hết thảy chư Phật cùng với các vị Bồ Tát ở đây, các ngài đều vô niệm. Các bậc cổ đức giải thích cho chúng ta rằng, vô niệm không phải là hoàn toàn không có niệm gì cả. Nếu hết thảy niệm đều không có thì hóa ra là vô tưởng định, là ngoại đạo, tà đạo, không phải Chánh pháp. Vô niệm nghĩa là không một niệm riêng tư nào nghĩ cho bản thân mình, không một niệm nào lo cho tự thân, không hề có. Vì nghĩ đến tự thân, tự kỷ thì đó gọi là tà niệm, cho nên vô niệm nghĩa là không có tà niệm, không phải là không có chánh niệm. Nếu chánh niệm cũng không có thì đó không phải là Phật pháp. Chư Phật Bồ Tát đều có chánh niệm, không có tà niệm, điều đó cần phải hiểu thật rõ ràng.

Những gì là chánh niệm? Trụ khắp hết thảy, mỗi niệm đều là tận cùng hư không, biến khắp pháp giới, tất cả chúng sinh khổ nạn thảy đều cứu độ. Cho nên tâm của chư Phật Bồ Tát quả thật là thanh tịnh, quả thật là bình đẳng, thường luôn chất chứa bi nguyện như thế, luôn nhớ nghĩ cứu độ chúng sinh, nên tâm các ngài là thanh tịnh, là bình đẳng. Vì sao có những tâm niệm như trên mà tâm vẫn là thanh tịnh, bình đẳng? Đó chính là chỗ giảng rõ việc tùy duyên với vướng mắc theo duyên. Phật phát nguyện cứu độ hết thảy chúng sinh, không phải là tích cực phải độ cho hết tất cả chúng sinh, độ như thế cũng không xuể. Nhân duyên thành thục thì lập tức hiện đến giúp đỡ, hỗ trợ cho chúng sinh; duyên chưa thành thục thì chỉ đứng ngoài, thanh thản mà nhìn, không vướng mắc hối hả, cho nên tâm các ngài thanh tịnh, chẳng phải như kẻ phàm phu, trong tâm luôn vướng mắc, gấp rút muốn nhanh chóng độ hết người khác, kết quả tự bản thân mình cũng không được độ.

Vì thế, tâm Phật Bồ Tát vĩnh viễn thanh tịnh, cũng không trái lời thệ nguyện, đó mới là trí tuệ chân thật. Điều đó chúng ta cần phải học theo. Niệm niệm đều vì sự thường trụ dài lâu của Phật pháp nơi thế gian, đó là chúng ta trên báo đền bốn ơn nặng, kiến lập đạo trường, dựng cờ pháp, diễn giảng Kinh điển, khuyên người niệm Phật, đó đều là báo đền ơn Phật, khiến cho Chánh pháp lâu bền. Mặt khác thì niệm niệm luôn nhớ nghĩ không bỏ hết thảy chúng sinh, trong cửa Phật không bỏ sót một người nào, hết thảy đều bình đẳng hộ niệm. Quý vị phải hiểu rõ ràng ý nghĩa đó, có chúng sinh nào lại không được chư Phật Như Lai hộ niệm? Bình đẳng là đạt đến như thế.

Vì sao có những lúc, có những chúng sinh dường như được Phật đặc biệt yêu thương bảo bọc, đặc biệt gia trì? Lại có những chúng sinh ở những nơi khác dường như không hề được Phật gia trì, được Phật hộ niệm, chúng sinh nơi ấy phải gánh chịu tai nạn. Tại đạo trường của chúng ta, các vị đồng tu đều cảm nhận rất rõ ràng, chúng ta ở nơi giảng đường này, Niệm Phật Đường này, dường như được chư Phật Bồ Tát đặc biệt quan tâm ưu ái, mọi người đến nơi đây đều có sự cảm nhận không giống những nơi khác. Thật ra, chư Phật đối với hết thảy chúng sinh trong tận cùng hư không pháp giới đều bình đẳng, chỉ vì mọi người chúng ta ở nơi đây có thể cảm nhận, tiếp thụ sự quan tâm ưu ái của Phật, có thể cảm nhận tiếp thụ được sự gia trì của Phật. Đó là chúng ta mở lòng đón nhận, Phật mới đem sự quan tâm ưu ái đó hướng đến chúng ta, chúng ta liền đón nhận, cho nên điều đó hết sức rõ ràng. Ở nơi khác, Phật cũng hướng đến như thế, chúng sinh nơi ấy lại cự tuyệt không đón nhận, nên sự quan tâm ưu ái đó, chúng sinh nơi ấy dường như hoàn toàn không cảm nhận được, ý nghĩa là như thế.

Chúng ta sẵn lòng niệm Phật, sẵn lòng nghiên cứu giáo lý, sẵn lòng y theo lời Phật dạy mà làm, có thể tin nhận, có thể hiểu rõ, có thể thực hành, nên mới có được sự gia trì hết sức rõ ràng. Nếu như chúng ta đối với Phật pháp lại bài xích, không tin nhận, lại không sẵn lòng học hỏi nghiên cứu, cho đến không thể vâng làm theo, thì cho dù Phật cũng vẫn quan tâm ưu ái như vậy không khác, nhưng quý vị sẽ không có chút cảm nhận nào, ý nghĩa là ở nơi đó.

Do đó mà biết rằng, vấn đề xuất phát từ nơi chúng ta, chẳng phải do nơi Phật. Chúng ta là đệ tử Phật thì phải học Phật, tâm ta phải thanh tịnh, phải bình đẳng, phải rộng lòng quan tâm chú ý đến hết thảy chúng sinh, trên từ các vị Bồ Tát, dưới đến tận những chúng sinh trong địa ngục. Trong Phật pháp thường giảng mười pháp giới y chính trang nghiêm, chúng ta phải thường ghi nhớ trong lòng.

Bây giờ nói đến vị thứ hai, Phổ Hiện Quang Minh Chủ phương thần. Chủ phương là đã trụ yên, đứng đầu dẫn dắt một vùng, dẫn dắt một thời đại, những nhân vật nào được như thế đều có thể tôn xưng là Chủ phương thần. Phổ Hiện Quang Minh, đó là trí tuệ, nếu không có trí tuệ cao siêu, thì quý vị không thể đứng đầu dẫn dắt một vùng, đó là ý nghĩa nhất định phải thế. Như trong học thuật mà nói, bất kể là phân khoa nào, dù là văn học, triết học, khoa học, y học, dù ngành học thuật nào, nếu quý vị có sự thành tựu đặc biệt, xã hội hiện đại thường đối với những người có sự thành tựu đặc biệt, trên phương diện quốc tế liền được trao tặng giải thưởng Nobel. Giải thưởng đó là tiêu biểu cho một sự thành tựu. Các vị được tặng thưởng như vậy đều tỏ rõ một trí tuệ rất cao siêu. Trong đời sống giữa các tầng lớp xã hội, bất kể là phương thức sinh hoạt nào, ví như quý vị theo đuổi một nghề nghiệp nào đó, quý vị có trí tuệ chân thật, quý vị trong công việc được giao của mình, trong nghề nghiệp của mình, trở thành khuôn mẫu tốt đẹp, trở thành tấm gương điển hình trong nghề nghiệp đó, thành điển hình cho mọi người noi theo, mọi người đều nhìn vào để học hỏi làm theo, đó là quý vị trở thành người đứng đầu dẫn dắt trong một nghề nghiệp, đứng đầu dẫn dắt trong một phương thức sinh hoạt, không thể không biểu lộ trí tuệ chân thật, trí tuệ cao siêu. Đó chính là “phổ hiện quang minh”. Như trước đã nói, quý vị cần phải suy xét thật tinh tế. Chúng ta uống một chén nước, trong mỗi giọt nước kia đều trọn vẹn đầy đủ sáu ba-la-mật. Nghiêng đầu, nhấc tay, nháy mắt... trong mỗi một cử chỉ đều trọn đủ mười đại nguyện vương của Bồ Tát Phổ Hiền, quý vị có thể nhận hiểu được điều đó chăng?

Trí tuệ cao siêu như thế, giải thưởng Nobel không phát hiện được. Trong giáo pháp Đại thừa, giải thưởng Nobel không được trao tặng cho quý vị cũng không quan trọng, chư Phật Bồ Tát ban tặng cho quý vị sự quan tâm ưu ái, ban tặng cho quý vị sự hộ niệm, thành tựu cho quý vị đạo Vô thượng Bồ-đề, giúp cho chúng ta được siêu phàm nhập thánh. Chúng ta vốn chỉ là phàm phu, đích thật trăm phần trăm là phàm phu, hiện tại lại có được sự chuyển biến lớn lao như thế này, từ đời sống phàm phu chuyển biến thành đời sống của Phật Bồ Tát, đó gọi là đạt được đại tự tại. Trong Phật pháp thường nói là được sự tốt lành thuận lợi lớn lao, trong chốn thế gian hay xuất thế gian, dù điều lành nào cũng không thể so sánh với điều tốt lành này, dù sự lợi ích nào cũng không so sánh được với lợi ích lớn lao này, chỉ có thể trong Phật pháp mới có thể đạt được, thị hiện phổ biến trí tuệ chân thật. Trong kinh Vô Lượng Thọ giảng cho chúng ta ba điều chân thật: địa vị chân thật, lợi ích chân thật và ở trong trí tuệ chân thật. Đó đều là ý nghĩa “phổ hiện quang minh”.

Chúng ta mong muốn vào cảnh giới ấy, nhưng chỉ là mong muốn mà hoàn toàn không được. Tôi vẫn thường nói, chúng ta mong cầu nguyện ước không được, nhất định là vì có chướng ngại. Quý vị cần phải tìm cho ra những chướng ngại ấy, trừ sạch những chướng ngại ấy đi, thế chẳng phải là không có chướng ngại rồi sao? Không có chướng ngại thì chỗ mong cầu nhất định được đáp ứng, tâm nguyện của quý vị nhất định được trọn thành.

Chướng ngại từ đâu mà ra? Truy cứu cho đến tận gốc rễ thì chướng ngại xuất hiện từ nơi vọng tưởng phân biệt chấp trước. Hay nói cách khác là do tâm quý vị không thanh tịnh, tâm quý vị không bình an, không bình đẳng, tâm không thanh tịnh đó là chướng ngại rất lớn. Cho nên chư Phật Bồ Tát dạy chúng ta rằng, phải tùy duyên nhưng không vướng mắc theo duyên, dứt trừ hết chướng ngại thì đức năng, trí tuệ trong tự tính của chúng ta liền có thể hiển bày hiện tiền. Ở đây tuy không nói đến đức năng, nhưng cũng bao hàm trong ý nghĩa “quang minh”, vì có lý nào có trí tuệ mà lại không có đức năng? Ngay trong câu dưới đây thì đức năng sẽ được hiển thị.

Bây giờ mời xem đến vị tiếp theo: Quang Hành Trang Nghiêm Chủ phương thần. Trong đức hiệu của vị này, ý nghĩa then chốt nằm ở chữ “hành”. “Hành” có nghĩa là phải làm, có nghĩa là không chỉ nói suông mà phải làm được. Không chỉ là thân làm được, miệng nói được, mà tâm cũng phải nhập vào cảnh giới, là điều quan trọng nhất. Tâm nhập vào cảnh giới thì thân và miệng cũng tự nhiên vào được. Đại sư Thanh Lương lấy tựa kinh trong bộ Hoa Nghiêm bản 40 quyển mà giảng cho chúng ta hết sức rõ ràng. Ngài giảng phần tiêu đề “Nhập bất tư nghị giải thoát cảnh giới” rằng, chữ “nhập” là vào, trong đó có năng nhập, có sở nhập. Sở nhập là pháp giới nhất chân; năng nhập lại phân ra thành thân nhập và tâm nhập, sau đó đặc biệt nhấn mạnh ở tâm nhập. Tâm nhập thì thân đương nhiên cũng nhập. Tâm không nhập, dù thân muốn nhập cũng không thể nhập được. Do đó mà tâm là quan trọng nhất. Trong ba nghiệp thì ý nghiệp là quan trọng nhất, ý nghiệp mới là chỗ then chốt. Do đó mà biết, trong chỗ “hành” thì quan trọng nhất là hành vi trong tâm, mà hành vi trong tâm chính là chỗ khởi tâm động niệm.

Nói “quang hành” thì quang là trí tuệ, ở đây nói rõ phải từ nơi trí tuệ Bát-nhã trong tự tính mà khởi làm, mà hình tướng của việc làm đó chính là chư Phật Bồ Tát đại từ đại bi rộng độ chúng sinh, trong khắp hư không pháp giới tùy loại hóa thân, tùy căn cơ mà diễn dạy giáo pháp. Diễn tức là làm thành hình dạng cho người xem, là biểu diễn. Dạy tức là đem tâm từ bi thương xót mà hết lời nhọc nhằn chỉ bảo, khuyên dạy khuyến khích mọi người. Đó là hình tướng của “quang hành”. Bất luận là thể, là tướng, là lý hay là sự, hết thảy đều là trang nghiêm đến mức cùng cực. Hai chữ trang nghiêm, nếu dùng ngôn ngữ hiện đại mà nói thì là “tốt đẹp”, không một mảy may khiếm khuyết, nghĩa là tốt đẹp đến mức cùng cực.

Ý nghĩa thuyết pháp như vậy, mọi người tuy nghe qua rồi nhưng chưa hẳn đã thực hành được. Chúng ta cần phải làm rõ thêm một điểm, làm rõ một điểm là có thể vận dụng như thế nào vào đời sống hằng ngày? Như bốn chữ “quang hành trang nghiêm” đó, chúng ta khởi tâm động niệm, nói năng tạo tác đều không ra ngoài, bao quát hết thảy mọi hành vi, ba nghiệp thân khẩu ý của chúng ta. Ba nghiệp đó đều có thể cùng tương ưng với trí tuệ Bát-nhã. Ba nghiệp của chúng ta là quang hành, biểu hiện ra hình tướng tự nhiên đều là trang nghiêm.

Ba nghiệp thân ngữ ý của chúng ta tương ưng với trí tuệ Bát-nhã như thế nào? Trước đây trong phần nói về Chủ Không thần tôi đã giảng rất nhiều, chỉ một đoạn về Chủ Không thần tôi đã giảng qua đến bốn giờ liền, mục đích mong sao mọi người đều có thể thấu triệt rõ ràng việc tương ưng với thể tánh rỗng không vắng lặng của tự tính như thế nào. Thấu rõ ý nghĩa đó rồi thì hiểu được phương pháp tu hành, đối với đời sống thường ngày sự tu hành hỗ trợ hết sức lớn lao, không chỉ là có thể nâng cao cảnh giới của chúng ta, mà còn rất hữu hiệu, rất nhanh chóng trong việc giúp chúng ta tiến bộ. Điều đó về sau trong kinh này còn lặp lại nhiều lần không dứt. Người Ấn Độ thời cổ so với người Trung quốc không giống nhau. Người Trung quốc không thích lặp lại, không thích sự phiền toái ấy. Người Ấn Độ thích lặp lại, không ngại phiền toái. Chúng ta khách quan mà xem xét thì thấy người Ấn Độ thật dễ thương, người Trung quốc không được vậy. Ngôn ngữ văn tự của người Trung quốc, dù có hết sức giảng giải, chi tiết tường tận rõ ràng, thì nói thật ra cũng chỉ có một số ít người được lợi ích thôi, còn đại đa số không được lợi ích. Có được bao nhiêu người vừa nghe qua một lần đã được khai ngộ? Rốt cùng chỉ có một thiểu số mà thôi. Chỗ dễ thương của người Ấn Độ là họ không ngại phiền toái, họ vui vẻ lặp lại, nghe qua một lần chưa hiểu rõ thì còn có lần thứ hai, lần thứ hai chưa hiểu rõ, còn có lần thứ ba... Đức Phật Thích-ca Mâu-ni thật có tâm nhẫn nại hết sức, có thể lặp lại đến trăm lần, lặp lại đến ngàn lần, lặp lại đến vạn lần, mãi cho đến khi tất cả người nghe đều thông suốt hết, hiểu rõ hết mới thôi. Đó chính là chỗ dạy dỗ của Phật so với chỗ dạy dỗ của Khổng tử thật từ bi hơn nhiều. Chúng ta đọc sách Luận ngữ thấy Khổng tử dạy người, đối với học trò có yêu cầu rằng “nêu cho một góc mà không hiểu được ba góc kia” thì Khổng tử không dạy nữa. Ví như căn phòng có bốn góc, nói cho quý vị biết một góc ở chỗ này là góc vuông chín mươi độ, Khổng tử dạy ho quý vị biết một góc như vậy, thì quý vị phải liên tưởng, suy luận hiểu được ba góc kia cũng là như vậy, Khổng tử sẽ dạy cho quý vị. Bằng như dạy cho quý vị biết một góc vuông chín mươi độ rồi, quý vị còn hỏi lại: “Thưa thầy, còn góc kia thì sao?” Khổng tử sẽ nói: “Ông ngu ngốc lắm, không dạy ông nữa.” Có thể nói, đức Phật Thích-ca Mâu-ni dạy dỗ không ngại phiền toái. Điều này cho thấy rõ đức Phật Thích-ca từ bi hơn Khổng tử rất nhiều, không ngại phiền toái. Cho nên tôi nói đó là chỗ đáng yêu của người Ấn Độ thời cổ.

Ở đây nói về trí tuệ có sâu cạn, có lớn nhỏ khác biệt. Thật ra trí tuệ làm gì có sự cạn sâu, lớn nhỏ? Chính là do phiền não tập khí, vọng tưởng chấp trước của mỗi người chúng ta có sự nặng nhẹ, khác biệt nhau. Người phiền não nặng nề thì trí tuệ hiển lộ chỉ một phần nhỏ, người phiền não ít, nhẹ, thì trí tuệ hiển lộ được lớn lao, ý nghĩa là như vậy. Do đó mà đức Phật dạy chúng ta nhất định phải dứt trừ phiền não, dứt trừ tập khí.

Nhưng dứt trừ phiền não, tập khí có rất nhiều phương pháp, đó là tám vạn bốn ngàn pháp môn, là vô lượng pháp môn. Trong hết thảy các pháp môn đó, chư Phật Như Lai lại dạy ta rằng, phương pháp niệm Phật là thù thắng nhất, là mầu nhiệm nhất. Chúng ta hôm nay đã học được phương pháp này. Cho nên, vào lúc niệm Phật thì muôn duyên đều buông xả, dù chuyện gì cũng không nghĩ tưởng đến, chỉ nghĩ đến một câu Phật hiệu, giữ lấy một câu Phật hiệu mà niệm cho đến lúc thật rõ ràng, thật minh bạch, cứ như vậy lâu ngày chày tháng, quý vị tự nhiên được khai ngộ, tự nhiên được thấu hiểu rõ ràng. Mục đích của tham thiền là để khai ngộ, mục đích của niệm Phật cũng là để khai ngộ. Chỉ có điều, tham thiền nếu chưa được khai ngộ thì hành giả không có công đức gì, còn người niệm Phật dù chưa được khai ngộ cũng có thể được vãng sinh. Chính vì sự thật này mà hết thảy chư Phật Như Lai mười phương ba đời đều khuyên chúng ta niệm Phật. Dù chưa được khai ngộ cũng có thể được vãng sinh. Các bậc cổ đức thường nói: “Chỉ cần được gặp Phật Di-đà, lo gì không được khai ngộ?” Ở đây dù không được khai ngộ cũng không sao, được vãng sinh về thế giới Cực Lạc, được gặp đức Phật A-di-đà thì tự nhiên được khai ngộ. Đây chính là một pháp môn đặc biệt, các pháp môn khác không thể so sánh được. Khi ấy chỗ biểu hiện của quý vị tự nhiên được trang nghiêm, chỗ hành vi tự nhiên được khả quan, đó là ý nghĩa biểu trưng của danh hiệu Quang Hành Trang Nghiêm Chủ phương thần, chúng ta cần thấu rõ phải học tập theo như thế nào.

Bây giờ xem đến vị thứ tư: Chu Hành Bất Ngại Chủ phương thần. Trong chữ “chu hành” có rất nhiều ý nghĩa. Ý nghĩa thứ nhất là phổ biến đến khắp thảy pháp giới. Đúng thật có ý nghĩa như thế. Trong cùng tận hư không biến khắp pháp giới, bất kỳ nơi nào chúng sinh có sự chiêu cảm, vị này đều ứng hiện, sự cảm ứng giao hòa trong đạo thể không có chướng ngại. Giống như chúng ta xưng tán Bồ Tát Quán Thế Âm rằng: “Ngàn nơi thỉnh cầu ngàn nơi ứng hiện.” Nói “ngàn” đó không phải là số đếm, chỉ nêu ra làm tỷ dụ thôi, nghĩa là bất cứ khi nào, bất cứ nơi nào chúng sinh có sự chiêu cảm, Bồ Tát liền có sự ứng hiện. Sự cảm ứng giao hòa trong đạo thể quyết không lỡ thời, đó chính là ý nghĩa “chu hành vô ngại”.

Ngoài ra còn có một ý nghĩa khác. Đó là ý nghĩa chu đáo trọn vẹn. Phật Bồ Tát hóa độ hết thảy chúng sinh, chu đáo trọn vẹn không phải là dụng tâm suy nghĩ tính toán kế hoạch, chỉ hoàn toàn tự nhiên như vậy thôi. Chúng ta hôm nay nói đến tư tưởng chu đáo trọn vẹn, cực kỳ tinh tế, các vị đều biết hết, phương pháp trọn vẹn, cảnh giới trọn vẹn, quả báo trọn vẹn, không có chướng ngại mới có thể đạt đến, đều có thể xem là chu hành. Vận dụng vào trong kinh này, Đại sư Thanh Lương có giảng cho chúng ta về bốn loại vô ngại, những điều ấy các vị đều đã thuần thục cả, như lý vô ngại, sự vô ngại, lý sự vô ngại, sự sự vô ngại. Quý vị có thể sẽ hỏi, bốn điều ấy vì sao đều được vô ngại? Là vì hết thảy đều tương ưng với thể tịch tĩnh của tự tính, cho nên chỗ vô ngại đó, xưa nay vốn đã là vô ngại. Vận dụng vào nơi sự tướng, nhỏ bé như một lỗ chân lông, một hạt bụi. Lỗ chân lông là chính báo nhỏ nhất, hạt bụi là y báo nhỏ nhất, lớn đến như hư không pháp giới, hết thảy đều không có chướng ngại, không chỉ là lý vô ngại, sự vô ngại, sự sự vô ngại, đó là nói thật với quý vị. Cảnh giới mà chư Phật Như Lai chứng đắc là pháp giới không chướng ngại. Pháp giới không chướng ngại cũng gọi là pháp giới nhất chân. Vừa khởi sinh chướng ngại thì không còn thấy được nhất chân nữa, liền hóa thành mười pháp giới. “Mười” cũng không phải là số đếm, chúng ta đọc kinh Hoa Nghiêm thấy nói mười, cho đó là số đếm thì sai lầm. Mười là biểu trưng cho ý nghĩa tròn đầy trọn đủ. Số đếm từ một lên đến mười là trọn đủ một vòng, cho nên dùng số mười biểu trưng cho ý nghĩa cực kỳ trọn đủ, tròn đầy, không phải là biểu thị số đếm.

Chúng ta mới học đạo, phải từ nơi đâu vận dụng công phu? Điểm này là cực kỳ trọng yếu. Chúng ta thấy chư Phật Bồ Tát hoàn toàn vô ngại, chúng ta thật ham muốn ngưỡng mộ, vì sao tự thân chúng ta đâu đâu cũng toàn là chướng ngại? Đời sống của chúng ta hết sức khổ sở, chúng ta sống không được tự tại. Xem trong kinh Phật dạy, xem qua nhiều lần, nhiều lần đều ngu mê không hiểu. Chư Phật Bồ Tát đều có, chúng ta không có, vì sao học mà học không đến, làm theo mà làm theo không được? Kỳ thật sai lầm là ở nơi tự thân chúng ta, chúng ta không rõ biết phải bắt đầu tu học từ đâu.

Đại sư Thiên Thai dạy chúng ta về trình tự học tập, ngài dạy có sáu thứ lớp, sáu giai đoạn. Sáu giai đoạn này gọi là “lục tức”. Giai đoạn thứ nhất dạy chúng ta về lý, rằng “lý tức Phật”, rằng cùng tận hư không, khắp thảy pháp giới, hết thảy y chính trang nghiêm đều là chư Phật Như Lai. Bốn chữ “chư Phật Như Lai” đó, theo một cách giảng giải khác là chân như tự tính, chân như tự tính gọi là chư Phật Như Lai. Chư nghĩa là nhiều, số lượng rất nhiều, nói số lượng nhiều là theo sự tướng mà nói. Giảng với quý vị về tự tính chân như, thì đó là theo tánh thể mà nói. Chư Phật Như Lai là theo sự tướng mà nói. Thể với tướng vốn là một, chẳng phải hai, tánh tướng nhất như, lý sự chẳng hai. Cho nên Đại sư Thiên Thai ngay từ đầu đã nêu ra nguyên lý này, lý tức Phật. Kinh Hoa Nghiêm có dạy: “Tình dữ vô tình đồng viên chủng trí” chính là ý nghĩa này. Chúng sinh hữu tình là từ chân như tự tính biến hiện ra, chúng sinh vô tình cũng là chân như tự tính biến hiện ra. Cho nên nói “tình với vô tình đều trọn thành chủng trí”.

Nếu như mọi người nghe đến đây vẫn còn chưa hiểu được, tôi xin đưa ra một thí dụ. Chúng ta dùng vàng ròng tạo thành một tượng Bồ Tát Địa Tạng, đó là chúng sinh hữu tình; lại dùng vàng ròng làm ra một chén uống trà, chén trà ấy là chúng sinh vô tình. Cả hai đều làm ra từ vàng ròng, như nhau, không khác biệt, trọng lượng cũng bằng nhau, nghệ thuật, giá thành đều như nhau, không khác biệt. Tình với vô tình ấy đều làm bằng vàng ròng cả, đều có cùng một tính thể, vì sao lại không cùng trọn thành chủng trí? Cùng trọn thành chủng trí là cùng thành Phật đạo, Phật đạo là trí tuệ viên mãn. Đó là lý. Về lý thì ở trên đã nói “hết thảy chúng sinh đều là Phật”. Kinh Hoa Nghiêm cũng dạy rằng: “Hết thảy chúng sinh xưa nay vốn đã là Phật.” Kinh Viên Giác cũng có nói như vậy, cho nên tất cả chúng sinh đều là Phật chân thật, chẳng phải Phật giả tạo. Không nói rằng chúng ta rồi đây sẽ thành Phật, như vậy là quý vị vẫn còn có sự phân biệt, vẫn còn chấp trước, quý vị không vào được cảnh giới. Phật kia đều là thật, chẳng phải Phật giả tạo, vậy vì sao hiện ra hình tướng chẳng giống nhau? Đó là chư Phật Như Lai tùy loại mà hóa thân. Kinh Lăng Nghiêm có nói: “Tùy chúng sinh tâm, ứng sở tri lượng.” Nói “trăm ngàn ức hóa thân”, thì trăm ngàn ức đó không nhất định chỉ đến số lượng, mà chỉ chủng loại, nói hóa thân thành trăm ngàn ức chủng loại khác nhau. Giống như chúng ta trong Hội Hoa Nghiêm này thấy có từng loại từng loại chúng sinh khác nhau, tổng cộng đến hơn hai trăm loại. Số lượng trong mỗi một loại như vậy đều là vô lượng vô biên. Tất cả như thế đều xưng là chư Phật Như Lai. Lý cũng là như vậy.

Chúng ta ngày nay mê hoặc điên đảo. Mỗi ngày của chúng ta đều khổ sở không nói hết. Nhất là sinh ra trong thời đại hiện nay, nhiều tai biến khác thường. Vì thế, mỗi khi gặp các vị đồng tu, tôi thường luôn khuyên bảo mọi người rằng, việc sống chết ngày nay chỉ là chuyện nhỏ, từ sinh ra cho đến chết đi, trong suốt một đời chẳng có gì ghê gớm lắm, nên là chuyện nhỏ. Chết rồi tái sinh là chuyện lớn, sau khi chết sẽ tái sinh về đâu, chuyện như vậy thật rất lớn. Vì thế, hiện nay tôi không hề sợ chết, chỉ nghĩ đến việc sau khi chết sẽ sinh về đâu? Quý vị có thể suy nghĩ đến việc ấy, có thể chú ý đến việc ấy, đó là quý vị có trí tuệ, quý vị đã giác ngộ.

Theo trong Phật pháp mà nói, trước mắt bày ra mười con đường, mười pháp giới, quý vị sau khi chết sẽ đi đến pháp giới nào trong đó? Chỗ này cần phải có trí tuệ, cần phải có sự chọn lọc. Trong mỗi một pháp giới lại vô cùng phức tạp, phân chia trong đó vô lượng cảnh giới. Quý vị có thể nói, tôi chọn pháp giới Phật. Tốt thôi, như vậy không sai. Nhưng trong pháp giới Phật có vô lượng Phật, vô lượng vô biên các cõi Phật, quý vị đến cõi Phật nào trong số đó? Chúng ta hôm nay có bậc thầy đã thay ta chọn lựa rồi, chúng ta chỉ cần vâng theo lời dạy của ngài mà làm thôi. Đức Phật Thích-ca Mâu-ni khuyên chúng ta chọn cõi Tịnh độ của đức Phật A-di-đà.

Chúng ta thường khiếp sợ điều gì? Ví như có tai nạn xảy ra trước mắt, như có người nói thế giới sẽ bộc phát chiến tranh hạt nhân. Chiến tranh hạt nhân nổ ra giữa không trung, chúng ta nhìn thấy cũng giống như khói lửa thôi, thấy rồi càng thêm khoái thích, chúng ta đến được thế giới Tây phương Cực Lạc rồi, một chút khiếp sợ cũng không có. Trong kinh thường nhắc nhở chúng ta: “Lìa xa vọng tưởng kinh sợ”, cho nên dù tai nạn xảy ra trước mắt cũng không hề khiếp sợ, tự thân mình mới có thể làm chủ lấy mình. Nếu như tai nạn xảy ra trước mắt, tự thân ta nhất thời kinh hoảng, nhất thời khiếp sợ, xem như đi vào ba đường ác rồi. Chúng ta hôm nay cần phải rèn luyện công phu như thế, cho dù có bất kỳ hình thức tai nạn nào xảy ra trước mắt cũng đều không kinh hoảng, không sợ hãi. Đó là tâm an định, tự làm chủ được, quyết định sẽ có nơi tốt đẹp để sinh về. Khẩn thiết lắm, khẩn thiết lắm! Điều đó cũng nằm trong ý nghĩa “đi khắp nơi không chướng ngại”. Đặc biệt là trong thời đại này, chúng ta cùng nhau ở tại đạo trường này, nhất là nơi Niệm Phật Đường này, buông xả muôn duyên, nhất tâm chuyên niệm Phật A-di-đà, đó chính là “chu hành bất ngại”.

Đại sư Thiên Thai giảng về lý rồi, lại giảng với chúng ta rằng “danh tự tức Phật”. Danh tự đó hoàn toàn không có công phu gì, chính là chỗ ban đầu chỉ vừa mới tu học. Chúng ta ngày nay tất cả đều bị vướng chặt nơi danh tự, vì thế mà công phu tự thân không được đắc lực, chính vì vướng chặt trong danh tự. Chúng ta ở trong Niệm Phật Đường niệm Phật cũng bị vướng chặt trong danh tự. Vướng như thế nào? Miệng niệm Phật A-di-đà nhưng tâm không tương ưng. Ở trong Niệm Phật Đường mỗi ngày 12 giờ niệm Phật, nếu như tâm chẳng tương ưng theo câu niệm, chính là như lời chế nhạo của Hàn Sơn, Thập Đắc “Khô miệng rát cổ chỉ phí công.” Như vậy nghĩa là gì? Quý vị niệm danh hiệu như thế, tâm không tương ưng, vậy phải thế nào mới là tương ưng? Lại nói đến giai đoạn tiếp theo: “Quán hành tức Phật”, tức là khởi sự quán chiếu tu hành. Chỉ cần có công phu tu hành quán chiếu, xin nói để quý vị biết là nhất định sẽ được vãng sinh. Quý vị cần phải hiểu rằng, dựa vào nơi danh tự không thể được vãng sinh, dụng công tu hành quán chiếu sẽ được vãng sinh. Về công phu tu hành quán chiếu, đối với các pháp môn khác như vậy vẫn là chưa được, không thể vượt thoát ra ngoài ba cõi, nhưng trong pháp môn Tịnh độ của chúng ta gọi là “đới nghiệp vãng sinh”. Công phu tu hành quán chiếu, trong pháp môn của chúng ta gọi là “công phu thành khối”. Thế nào gọi là tu hành quán chiếu? Nay tôi nói một cách giản đơn, rõ ràng minh bạch. Ví như trong tâm tưởng Phật A-di-đà, miệng niệm danh hiệu Phật A-di-đà, lại nghĩ đến lời dạy của đức Phật A-di-đà, lại nghĩ đến những điều nói trong kinh Vô Lượng Thọ. Kinh Vô Lượng Thọ giảng rất nhiều điều, một lúc nghĩ đến không thể nghĩ được, nếu như cố nghĩ lại thành ra vọng tưởng, thành ra tán tâm, đó là niệm Phật bị xen tạp. Chỉ cần không nghĩ tưởng, tự nhiên được tương ưng. Tương ưng với những gì? Thanh tịnh, bình đẳng, giác ngộ. Tương ưng với những điều này là tu hành được, là dần dần vào được cảnh giới, tâm quý vị liền được thanh tịnh. Trong tâm thanh tịnh không có thị phi, nhân ngã, không có tham, sân, si, mạn, đó gọi là thanh tịnh.

Ở trong Niệm Phật Đường này không có thị phi nhân ngã, không có tham sân si mạn, lìa khỏi Niệm Phật Đường cũng không có thị phi nhân ngã, không có tham sân si mạn, đó gọi là “quán hành tức”, quán chiếu tu hành thành tựu. Ở trong Niệm Phật Đường không có, rời khỏi Niệm Phật Đường lại có, đó là chưa được, công phu của quý vị chưa thành khối. Nói là thành khối, đó là dù trong Niệm Phật Đường, rời khỏi Niệm Phật Đường, bất cứ khi nào, bất cứ ở đâu, cũng đều giống nhau cả, đó mới gọi là công phu thành khối. Nếu lìa khỏi Niệm Phật Đường, không niệm Phật hiệu nữa, thì thị phi nhân ngã, tham sân si mạn lại khởi lên, vậy là chưa được, chưa chắc chắn. Dù bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, trong mọi cảnh duyên. Cảnh, là hoàn cảnh vật chất, bất kể là hoàn cảnh thuận lợi, hoàn cảnh trái nghịch; duyên, là người trong hoàn cảnh đó, bất kể là gặp người tốt hay người xấu, tự thân vẫn luôn có thể vững vàng an trụ, không khởi sinh thị phi nhân ngã, không khởi sinh tham sân si mạn, tâm của quý vị quả thật luôn trụ yên trong thanh tịnh, bình đẳng, giác ngộ. Như thế là câu Phật hiệu đã có sức mạnh, công phu tu tập đã đắc lực, đó gọi là quán chiếu tu hành thành tựu.

Hoàn toàn không nói với quý vị rằng mỗi ngày niệm Phật phải niệm nhiều, ít, bao nhiêu giờ, niệm nhiều hay ít Phật hiệu. Nếu như niệm mà không tương ưng, công phu không đắc lực, thì không thể nắm chắc việc vãng sinh. Nhất định công phu tu tập phải đắc lực, nhất định công phu tu tập phải thành khối. Công phu được như thế, trong kinh dạy là sẽ được sinh về cõi phàm thánh đồng cư. Tùy nơi công phu của quý vị sâu cạn thế nào, trong cõi phàm thánh đồng cư kia lại có ba hạng, chín phẩm, nhưng điều đó chúng ta không cần phải lưu tâm. Ví như có vãng sinh ở hàng hạ hạ phẩm là thấp nhất, thì đến được thế giới Tây phương Cực Lạc rồi, vẫn sẽ thành Phật, bình đẳng như nhau. Kinh Vô Lượng Thọ giảng điều này rất rõ ràng, rất minh bạch. Chúng ta phải tin chắc, trong kinh không có lời nào là hư dối, phải tin sâu không nghi ngại.

Từ việc quán chiếu tu hành lại nâng thêm lên một bậc, đó là “tương tự”. Tương tự tức là nhất tâm bất loạn về sự tướng, chúng ta chưa hẳn đã có thể đạt đến. Chỉ trong chỗ quán chiếu tu hành thì bất cứ người nào cũng có thể làm được cả, vậy quý vị có sẵn lòng làm theo chăng. Cho nên pháp môn Tịnh độ này mới được gọi là “rộng độ khắp ba căn, cứu hết người khôn, dại.” Ý nghĩa nằm ở chỗ này. Đối với các pháp môn khác, tiến đến chỗ quán chiếu tu hành nhất định vẫn chưa thể thành tựu, đối với pháp Tịnh độ của chúng ta thì đạt đến chỗ đó đã thành tựu rồi. Cho nên, đạt đến bậc “tương tự” là nhất tâm về sự, đạt đến bậc “phần chứng” tiếp theo là nhất tâm về lý. Phần chứng là đã ra khỏi được mười pháp giới, còn vãng sinh là sinh về cõi trang nghiêm thật báo. Cho nên chúng ta đối với các vấn đề lý và sự, phương pháp, cảnh giới, đều cần phải thấu triệt rõ ràng minh bạch, thì việc niệm Phật của ta mới hoan hỷ, rõ biết tự thân mình niệm Phật có công hạnh, có công phu, công phu được đắc lực. Tu tập được một phần thì được một phần lợi ích, tự thân mình đạt đến viên mãn thì mọi điều khác đều có thể tương ưng. Cho nên ý nghĩa của chu biến, chu viên là rất nhiều, chúng ta ở đây bất quá chỉ lược nêu đôi ba điều, nếu nói đến chỗ tinh tế thì thật không nói hết.

Bây giờ xem đến vị thứ năm: Vĩnh Đoạn Mê Hoặc Chủ phương thần. Không chỉ cần phải dứt trừ, mà còn phải là dứt trừ vĩnh viễn. Mê hoặc là phiền não. Trong các phiền não thì đặc biệt nhấn mạnh trước hết là si, si mê. Si mê hết sức khó dứt trừ. Hai loại phiền não tham lam và sân hận, các vị cổ đức thường nói, tuy rất mạnh mẽ, sắc bén, nhưng lại dễ dứt trừ. Chỉ riêng phiền não si mê là rất khó dứt trừ. Người xưa có đưa ra một ví dụ như ngắt rời cọng ngó sen, tuy ngó sen đã đứt rời mà những sợi tơ vẫn dính liền nhau, để chỉ rõ phiền não si mê thật hết sức khó dứt trừ. Ngu si, đó là vô minh. Nhân nơi tham, sân, dùng giới và định có thể trừ được. Quý vị trì giới có thể điều phục phiền não. Phiền não tuy là chưa dứt trừ, nhưng chúng không còn khởi sinh tác dụng.

Ý nghĩa của việc trì giới rất rộng lớn, hôm nay tôi nói về trì giới chỉ đặc biệt là ở hội Hoa Nghiêm. Mọi người nhất định không được cho rằng đó là chỉ nói đến các giới điều, như vậy là quý vị đã hiểu sai. Các giới điều đương nhiên cũng được bao quát trong đó, chỉ có điều phạm vi trì giới so với các giới điều thì rộng lớn hơn nhiều. Hết thảy những lời Phật dạy đều gọi chung là giới, chúng ta đều phải vâng làm theo, đều phải tuân thủ, như thế mới gọi là trì giới. Cho nên trì giới có thể điều phục phiền não. Nhân nơi giới mà được định. Định có thể dứt trừ phiền não. Công năng của định là dứt trừ phiền não, dứt trừ vĩnh viễn. Thế nào là dứt trừ vĩnh viễn? Là khiến cho phiền não vĩnh viễn không còn sinh khởi hiện hành. Phải đạt đến trình độ nào? Phải đạt đến thánh quả thứ tư, A-la-hán.

Phật tu định, người tu hành cũng tu định, trong đó công phu tu hành phân ra chín bậc. Từ sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền, đều là các đẳng cấp. Tám đẳng cấp đầu đều không có khả năng vượt thoát sáu đường luân hồi. Đạt tứ thiền định thì sinh về cõi trời Tứ thiền, đạt Tứ không định thì sinh về cõi trời Tứ không. Gộp chung lại, chúng ta gọi các đẳng cấp đó là Tứ thiền bát định, đó là tám giai đoạn trong việc tu định, đều ở trong ba cõi, chưa thoát ra được. Đến tầng định thứ tám, lại gia công tu tập thêm nữa, siêu việt qua được, thành công đạt đến tầng định thứ chín là vượt thoát ba cõi. Tầng định thứ chín này là chỗ chứng đắc của Tứ quả A-la-hán. Cho nên vị A-la-hán có thể ra ngoài ba cõi, vượt thoát sáu đường luân hồi.

Phiền não kiến tư của vị A-la-hán đã vĩnh viễn dứt trừ. Phiền não kiến tư tuy vĩnh viễn dứt trừ, nhưng mê hoặc chưa đoạn. Mê hoặc là vô minh, cho nên vị ấy có thể dứt trừ phiền não kiến tư, nhưng không có khả năng dứt trừ vô minh. Vô minh cần phải có công phu tu định sâu hơn nữa, đến mức định khai mở trí tuệ, chứng ngộ thấu triệt hoàn toàn, minh tâm kiến tánh, như thế mới trừ được mê hoặc. Do đó có thể biết rằng, vĩnh viễn dứt trừ mê hoặc, như vừa nói đó là đạt đến cảnh giới nào? Đó là Bồ Tát sơ trụ thuộc Viên giáo, siêu việt mười pháp giới, quý vị mới vĩnh viễn dứt trừ. Nếu như phải nói đến chỗ rốt ráo, xin thưa cùng quý vị, phải chứng quả vị Như Lai mới vĩnh viễn trừ được mê hoặc.

Kinh Hoa Nghiêm dạy rằng, vô minh có 41 phẩm, Bồ Tát có 41 bậc. Sự phân chia 41 bậc đó từ đâu mà có? Là từ nơi việc dứt trừ vô minh mà nói. Trừ dứt một phẩm vô minh, trừ dứt một phẩm vô minh thì chứng được một phần pháp thân, đó là Bồ Tát sơ trụ thuộc Viên giáo. Lại trừ dứt được một phẩm vô minh nữa, gọi là Bồ Tát nhị trụ, lại trừ dứt được một phẩm nữa, gọi là Bồ Tát tam trụ. Dứt trừ được mười phẩm vô minh, quý vị đạt đến Thập trụ. Lại dứt trừ thêm một phẩm vô minh nữa, là trừ được mười một phẩm, đó là đạt đến địa vị Bồ Tát Sơ hạnh. Trừ dứt được hết trong 41 phẩm vô minh chỉ còn một phẩm, đó là Bồ Tát Đẳng giác. Bốn mươi địa vị đã qua đó là Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng và Thập địa. Trừ dứt được 40 phẩm vô minh, vị ấy là Bồ Tát Đẳng giác.

Bồ Tát Đẳng giác lại dứt trừ phẩm vô minh cuối cùng, phá sạch dứt sạch, đó là chứng đắc viên mãn quả vị Phật, là vĩnh viễn dứt trừ mê hoặc. Điều đó quả thật không dễ dàng. Cho nên quý vị từ nơi đó mà quán sát, chúng ta có thể nhận hiểu sâu xa được rằng, vị này thật chẳng phải hàng pháp thân đại sĩ, vì thế nói thật với quý vị rằng, các vị đều là chư Phật thị hiện. Nếu cần dùng thân pháp thân Bồ Tát để độ được chúng sinh, các vị liền hóa hiện làm pháp thân Bồ Tát. Bốn mươi mốt địa vị pháp thân đại sĩ là pháp thân Bồ Tát, đều là chư Phật Như Lai thị hiện. Như thế quý vị mới biết rằng Pháp hội Hoa Nghiêm thù thắng như thế nào, thật thù thắng không gì sánh được.

Chúng ta ngày nay phải dứt trừ mê hoặc như thế nào? Nếu như từ nơi việc nghiên cứu giáo điển rồi hạ thủ công phu, chỉ e chẳng những không phá trừ được mê hoặc, mà còn có khả năng làm tăng trưởng thêm nữa. Vì sao vậy? Vì chúng ta nghiên cứu giáo điển, thường là đem ý nghĩa trong Kinh diễn giải lệch lạc sai lầm, không đúng ý của Như Lai. Trong kệ khai kinh nói: “Nguyện hiểu nghĩa chân thật của Như Lai.” Chúng ta thì hiểu sai nghĩa chân thật của Như Lai, hiểu lệch lạc nghĩa chân thật của Như Lai, như vậy chẳng phải là làm tăng thêm mê hoặc?

Ngày trước tôi có một học trò, những năm đầu theo tôi nghe giảng kinh, rất gần gũi. Về sau nghe nói người ấy theo học Mật, chúng tôi rất ít gặp nhau. Những năm người ấy theo tôi học kinh, khi đó ông là một thầy giáo, thầy giáo dạy ở bậc trung học. Ở Đài Loan, các trường trung học đều có hội học Phật, phong trào học Phật trong học sinh rất thịnh, thầy giáo cũng học Phật. Người ấy đến nói với tôi, ông ta ở hội học Phật của nhà trường đã mở ra một khóa học, giảng Bách pháp minh môn luận. Ông ta đã được nghe tôi giảng Bách pháp minh môn luận, nay đến trường học giảng lại. Tôi nghe nói vậy rồi thì đặc biệt cảnh giác ông. Tôi nói, ông phải hết sức chú ý, “minh môn” đừng giảng thành “ám môn”. Ông ấy nghe không hiểu được lời tôi nói, liền hỏi lại: “Thế nào gọi là minh môn? Thế nào gọi là ám môn? Ám là hắc ám, là tối tăm; minh là quang minh, là sáng suốt; không thể nào lại đem quang minh giảng thành hắc ám. Thầy nói như vậy là có ý gì?”

Tôi nói: “Người giảng, người nghe, từ trong một trăm pháp ấy mà được khai ngộ thì gọi là minh môn. Nếu như giảng giải một trăm pháp ấy, lại đem mỗi một pháp giảng ra từng điều từng điều thật rõ ràng, như thế là biến thành ám môn. Chúng sinh phiền não vọng tưởng vốn đã quá nhiều rồi, nay ông lại đưa thêm vào một trăm điều vọng tưởng nữa, khiến cho họ phải lắng nghe, phải suy tưởng, như vậy chẳng gọi là hắc ám sao?”

Thật không dễ dàng. Đó là chỗ khó khăn của việc học Kinh giáo. Nếu quý vị không thể hiểu đúng tin đúng, hiểu đúng làm đúng, thì quý vị liền bị sai lầm. Người học Phật ngày nay, có lòng nhiệt thành tôn giáo, chỉ có điều nếu như không có niềm tin chân chánh, hiểu biết chân chánh, thực hành chân chánh, thì những công đức lợi ích thù thắng trong Phật pháp không thể nào đạt được.

Nếu chúng ta nói theo phương pháp của khoa học hiện đại, quý vị có thể thấy một điểm so sánh dễ dàng hơn. Hiện nay mọi người đều biết rằng, chúng ta mỗi khi khởi tâm động niệm đều làm phát sinh những xung động tư tưởng, đều phát sinh những làn sóng dao động. Chúng ta từ nơi các biểu đồ tâm điện ở bệnh viện có thể thấy được. Nếu tâm quý vị tương ưng với đạo, tức cũng tương ưng với tự tính, lúc quý vị thực hiện đo tâm điện, biểu đồ sóng điện đưa ra nhất định là rất tốt, đó là những đường bằng phẳng, đến chỗ nào đó có chút chấn động, thì chấn động cũng rất yếu, biên độ chung rất bằng phẳng, cho thấy tư tưởng của quý vị thường chân chánh, tâm địa quý vị thanh tịnh. Nếu trong tâm quý vị có thị phi nhân ngã, tham sân si mạn, thì biểu đồ tâm điện sẽ chấn động không bình thường, biên độ dao động rất lớn. Ý nghĩa đó người đời nay đều hiểu được.

Chúng ta tu học Phật pháp nếu không có đức tin chân chánh, hiểu biết chân chánh, thực hành chân chánh, thì xung động tư tưởng của quý vị nhất định không bình thường, đem so với khi quý vị chưa học Phật cũng không khác biệt bao nhiêu, không có sự cải thiện gì cả. Bằng như sự tu hành, công phu đắc lực, có thể đem nhân ngã thị phi trước đây, cùng với tham sân si mạn đều buông xả hết, hoặc giảm bớt đi, tương ưng với đức tin chân chánh, hiểu biết chân chánh, thực hành chân chánh, thì xung động tư tưởng của quý vị sẽ có sự chuyển biến rất lớn. Tâm địa của quý vị hết sức bình thản an hòa, thanh tịnh, từ bi, trí tuệ sung mãn, đời sống của quý vị tự nhiên tốt lành, công việc của quý vị tự nhiên được như ý, hạnh phúc sung mãn, tiền đồ xán lạn rỡ ràng. Đó là điều tất nhiên phải vậy. Đó là biểu hiện của công phu tu tập đắc lực.

Nếu công phu tu tập không đắc lực, trong tâm quý vị vẫn khởi sinh nhiều ý niệm, vẫn phức tạp như trước, vẫn không được bình lặng, đó là công phu không đắc lực. Cho dù ngày ngày không hề lìa bỏ chuyện tu học, không hề bỏ sót thời khóa công phu, công phu sớm tối trong nhà không hề khiếm khuyết, thậm chí như ở tại Niệm Phật Đường này của chúng ta, mỗi ngày thời khóa 12 giờ niệm Phật không hề khuyết thiếu, nhưng công phu vẫn là không đắc lực, đó là không tương ưng. Chúng ta từ nơi ý nghĩa đó mà phải biết run sợ cảnh tỉnh, từ đó phải tự nhắc nhở sách tấn bản thân, tự mình tỉnh giác. Cho nên, đức tin chân chánh, hiểu biết chân chánh, thực hành chân chánh là vô cùng trọng yếu.

Hoàn cảnh xã hội thời xưa rất đơn thuần, không có những sự mê hoặc dụ dỗ quá mức, lòng người còn chơn chất, nghe kinh ít đã thực hành, cũng không quan trọng, vì sau khi nghe rồi có thể tin nhận, có thể lý giải. Lý giải không được nhiều, cũng không quan trọng, người ta vẫn có thể chân thành niệm Phật. Hai chữ “chân thành” rất trọng yếu. Người xưa giảng về tiêu chuẩn của hai chữ này là “không hoài nghi, không xen tạp, không gián đoạn”. Như thế gọi là chân thành. Nếu như có sự nghi hoặc, có sự xen tạp thì không phải chân thành. Cho nên, chân thành niệm Phật thì không có ai không được thành tựu.

Xã hội hiện đại so với trước đây không giống nhau, lòng người cũng không được chơn chất như trước đây, có thể nói rất nhiều người dụng tâm tu tập đều là hư vọng, đều không có sự chân thành, khinh chê lừa dối người khác đã thành thói tật, trong chỗ bất tri bất giác mà tự nhiên những điều ấy khởi sinh hiện hành, tạo thành tội nghiệp. Tuy tạo tội nhưng cũng không tự biết đó là tạo thành tội nghiệp, lại cho rằng đó là rất chân chánh bình thường. Thế mà những sức cám dỗ mê hoặc trong xã hội so với quá khứ lại còn nhiều hơn cả ngàn lần chưa thôi. Cho nên chúng ta ngày nay trong thời đại này, nếu không từ nơi giáo lý trong Kinh điển mà hạ thủ công phu thì biết tu hành thế nào? Đức tin chân chánh, hiểu biết chân chánh của quý vị nhất định phải được xây dựng dựa trên kinh luận, cho nên ngày nay cần phải nghe nhiều học rộng.

Nghe nhiều học rộng, mọi người cần phải hiểu cho thật rõ ràng ý này, đó không phải là bảo quý vị tất cả kinh luận đều phải học, không phải ý đó, như vậy là khiến cho chúng ta thêm rối loạn, thêm xen tạp. Chúng ta nghe nhiều học rộng là trong một môn đã thâm nhập vào, chỉ một bộ kinh bám chặt không buông, học qua một lần, học lại một lần, học đến trăm lần, học đến ngàn lần, phải công phu như thế mới là thực hành. Cho nên hôm nay tôi nói nghe nhiều đó là nghe thật nhiều lần, không phải một bộ kinh giảng qua một lần, nghe qua một lần thì xong, như vậy không có được lợi ích. Phải không ngừng nhiều lần đọc tụng, diễn thuyết, đó là nghe nhiều.

Nói rộng, là từ nơi nghĩa lý mà hiểu rộng. Có lần tôi ở nơi kia giảng kinh Vô Lượng Thọ vào ngày thứ Bảy cuối tuần, quý vị nghe xong sẽ hiểu. Có vị đồng học nói với tôi, riêng phẩm thứ hai dường như tôi đã giảng đến hơn hai mươi lần, có phải vậy không? Nói chung, hơn hai mươi lượt giảng thì giảng xong toàn bộ kinh. Nhưng chỉ một phẩm kinh ấy mà giảng đến hơn hai mươi lượt, đó là giảng rộng. Hôm nay tôi nói với mọi người việc nghe nhiều học rộng là phải hiểu theo nghĩa như vậy, chỉ một bộ kinh mà học cho rộng, nghe cho nhiều.

Hôm nay tại đây, tôi vì quý vị giảng kinh Hoa Nghiêm, giảng như vậy là rộng. Mở đầu nên giảng như vậy, khiến cho mọi người sinh tâm hoan hỷ, khiến cho mọi người sinh tâm hy hữu, hiểu được rằng trong bộ kinh này mỗi câu mỗi chữ đều hàm chứa vô lượng nghĩa, mỗi câu mỗi chữ đối với chúng ta đều mang lại lợi ích chân thật, học qua rồi có thể vận dụng. Đối với kinh này là một kinh rất dài, không phải ngắn, rất là dài, có đến hơn mười một quyển, dài như thế, nếu như kinh văn dài như thế mà chỉ toàn căn cứ theo các chú giải rồi mang ra giảng sơ sài khái quát, mọi người nghe giảng kinh Hoa Nghiêm như thế rồi không có chút hứng thú nào, thấy khô khan nhạt nhẽo, chỉ biết ngày ngày niệm các danh hiệu chư thần như thế, quý vị liền thối tâm.

Cho nên kinh Hoa Nghiêm khó, là khó tại một cửa ải đó, đột phá được cửa ải đó rồi thì phần sau rất dễ. Một cửa ải đó thật rất khó giảng, thật không dễ dàng lý giải. Nếu như trong một cửa ải đó mà quý vị có thể thấy ra được hương vị đạo pháp, thì toàn kinh này sẽ thú vị vô cùng, quý vị có thể chân chánh đạt được pháp vị, chân chánh sinh khởi pháp hỷ. Pháp hỷ đó sung mãn, pháp vị đó vô tận. Vì thế, sâu với rộng là từ nơi ý nghĩa đó mà nói. Cho nên chúng ta xem chú giải của người xưa, đọc kinh Phật, nghe giảng, nhất định phải nắm hiểu được ý nghĩa rõ ràng, thật sáng tỏ minh bạch, không được nhận hiểu sai lầm. Chỉ một chút sai lệch là mãi mãi hiểu sai ý đạo, khiến chúng ta không đạt được lợi ích. Lợi ích chính là trong đời sống của chúng ta. Phật pháp không hề xa rời với đời sống thực tế. Nói cách khác, đó là dạy cho chúng ta cách sống như thế nào, dạy cho chúng ta mỗi ngày phải làm gì, đó là Phật pháp.

Bây giờ xem tiếp đến vị bên dưới nữa: Phổ Du Tịnh Không Chủ phương thần. Phổ là phổ biến, rộng khắp. Du là du lịch, trải qua. Danh hiệu của vị Bồ Tát thứ sáu này so với vị thứ tư ở trước là “Chu Hành Vô Ngại” có ý nghĩa rất gần nhau. Phổ du cũng có nghĩa là chu hành. Ở đây phải giảng ra hai chữ, một là “tịnh”, nghĩa là thanh tịnh, hai là “không”, nghĩa là không tịch, rỗng không vắng lặng. Tịnh là theo nơi sự mà nói, không là theo nơi lý mà giảng. Tâm cần phải rỗng không, tâm không được có, nếu có tức là hỏng rồi. Sự, sự là có, sự phải thanh tịnh. Sự làm sao có thể được thanh tịnh? Sự với lý tương ưng thì thanh tịnh, không tương ưng thì không thanh tịnh. Tương ưng như thế nào? Là tương ưng với không. Kinh Bát-nhã dạy rằng “tam luân thể không”. Đức Phật đề ra một việc để làm thí dụ, đem một việc bố thí mà nói rõ ý nghĩa “tam luân thể không”.

Như trong sự bố thí thì có người có khả năng bố thí, có vật mang ra bố thí, lại có người nhận sự bố thí. Đủ ba phương diện đó thì sự bố thí mới xem là trọn thành. Vậy sao gọi là thể không? Thể không là không có sự chấp trước, lìa khỏi sự phân biệt chấp trước, đó gọi là không. Vậy có thể thấy rằng, đó chẳng phải là sự việc không, mà là quan niệm không. Không chấp trước vào khả năng bố thí, vào cái “ngã” bố thí, không chấp trước ngã, nên năng thí là không. Cũng không chấp trước nơi vật mang ra bố thí, đúng thật là có vật mang ra bố thí, nhưng không chấp trước vào vật ấy, cũng không phân biệt vật ấy, nên vật bố thí là không. Lại cũng không thể lấy sự phân biệt chấp trước đối với người nhận bố thí. Vậy sự bố thí có nên làm không? Có nên làm, ngày ngày đều tu tập bố thí. Đó gọi là bố thí tức không bố thí. Ngày ngày đều có làm, sự tướng thật có, nhưng trong tâm không một chút vướng mắc chấp trước, đó gọi là “tam luân thể không”. Quý vị bố thí được như vậy, gọi là bố thí thanh tịnh, tam luân đều tương ưng với lẽ không, cũng gọi là hết thảy đều lìa khỏi phân biệt chấp trước, tâm của quý vị vĩnh viễn thanh tịnh, trong tâm không một chút tì vết, đó là bố thí tam luân thể không.

Trì giới cũng như vậy. Giới có cần phải trì hay không? Phải trì, phải nghiêm trì giới luật. Nghiêm trì giới luật, nhưng không chấp trước có người trì giới, cũng không chấp trước nơi giới được trì, đó là trì giới tam luân thể không. Sau đó thì nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, bát-nhã, không một pháp nào lại không là tam luân thể không. Ý nghĩa rõ ràng như vậy. Chúng ta trong cuộc sống thường ngày, trong công việc thường ngày, mỗi mỗi sự việc đều phải nhận hiểu rõ chân thật, phải đạt được sự xác thật, không phải bảo quý vị đừng làm gì cả, như vậy là quý vị hoàn toàn sai lầm. Sự việc thì phải làm, nhận biết đúng thật, nỗ lực mà làm, lợi ích cho chúng sinh, lợi ích cho tự thân, cho nên phải làm. Tuy làm nhưng không vướng mắc nơi sự tướng, không khởi vọng tưởng, không có phân biệt, không có chấp trước, cho nên gọi là tam luân thể không, như vậy có làm ra điều gì cũng đều gọi là nghiệp thanh tịnh. Chúng ta thường nghe nói có nghiệp ác, có nghiệp thiện, có nghiệp thanh tịnh. Thế nào là nghiệp thanh tịnh? Không vướng mắc nơi sự tướng thì nghiệp thiện, nghiệp ác đều là nghiệp thanh tịnh. Một khi có phân biệt chấp trước thì nghiệp đó liền có thiện, có ác. Nếu quý vị thật không chấp trước thì nghiệp thiện, nghiệp ác đều là nghiệp thanh tịnh.

Nói như thế dường như rất khó hiểu. Nghiệp thiện là nghiệp thanh tịnh, nhưng nghiệp ác làm sao cũng nói là nghiệp thanh tịnh được? Kinh Hoa Nghiêm đến phần cuối có ba vị Bồ Tát chuyên làm những việc hư hỏng, những việc tham sân si. Trong 53 lần tham bái, quý vị đã thấy được, vua Cam Lộ Hỏa sân khuể, bà-la-môn Thắng Nhiệt ngu si, các vị này đều là biểu lộ tham sân si. Tham sân si của các vị là nghiệp thanh tịnh, không phải nghiệp ác. Chúng ta rơi vào tham sân si ắt phải đọa ba đường ác, các vị ấy tham sân si lại thành Phật, làm Bồ Tát. Vì sao vậy? Vì đạt tam luân thể không. Vì sao phải hiện các tướng tham sân si như vậy? Vì muốn độ những loại chúng sinh nào đó. Có loại chúng sinh nếu không dùng phương pháp ấy thì không thể hóa độ. Các vị phải dùng đến thủ đoạn như thế là để hóa độ chúng sinh, nhưng trong tâm các vị một chút bụi trần cũng không nhiễm ô, vì thế gọi đó là nghiệp thanh tịnh.

Do đó có thể biết rằng, bất luận là nghiệp thiện hay nghiệp ác, chỉ cần đạt đến tam luân thể không thì đều gọi là nghiệp thanh tịnh. Tương ưng với không, nhưng không đó chẳng phải là ngoan không, hư vô chẳng có gì, mà đó là tánh không chân thật. Tánh không chân thật là sự tịch tĩnh của tự tính. Trong năm pháp nhẫn của Bồ Tát thì đó là Tịch diệt nhẫn, là thanh tịnh tịch diệt. Ý nghĩa của không là như thế. Tương ưng với tánh không như thế thì quý vị khởi tâm động niệm, nói năng tạo tác, hết thảy đều gọi là nghiệp thanh tịnh.

Nghiệp là tạo tác. Quý vị chẳng phải là không tạo tác, mà sự tạo tác của quý vị khi ấy là thanh tịnh, cho nên làm mà không làm, không làm mà làm. Rõ ràng là có làm, vì sao gọi là không làm? Trong tâm hoàn toàn không có sự phân biệt chấp trước, đó là không làm. Cho nên, làm với không làm đồng thời hiện hữu, đó không phải là hai việc, đó chỉ là cùng một việc. Ý nghĩa đó vận dụng vào đời sống hằng ngày của chúng ta, vận dụng vào công việc, vận dụng vào sự ứng xử, đối nhân tiếp vật, thì quý vị toàn là tu tập nghiệp thanh tịnh. Quý vị tu nghiệp thanh tịnh thì là Bồ Tát tịnh nghiệp, không phải là người phàm. Bồ Tát tịnh nghiệp là pháp thân đại sĩ, đã vượt thoát mười pháp giới. Điều đó chúng ta cần phải học tập, đó cũng là chu biến pháp giới, trong đó nếu nói đến chỗ tinh tế thì không thể nói hết. Chúng ta cần phải lấy tâm tinh tế mà thể hội cho được, phải vận dụng điều ấy vào đời sống thường ngày, như vậy thì quý vị mới chân chánh đạt được sự thọ dụng. Như vậy rất tốt. Hôm nay thời gian đã hết, chúng ta giảng đến đây thôi.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 6 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.147.45.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...