Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Sự hiểu biết là chưa đủ, chúng ta cần phải biết ứng dụng. Sự nhiệt tình là chưa đủ, chúng ta cần phải bắt tay vào việc. (Knowing is not enough; we must apply. Willing is not enough; we must do.)Johann Wolfgang von Goethe
Một người chưa từng mắc lỗi là chưa từng thử qua bất cứ điều gì mới mẻ. (A person who never made a mistake never tried anything new.)Albert Einstein
Tôi biết ơn những người đã từ chối giúp đỡ tôi, vì nhờ có họ mà tôi đã tự mình làm được. (I am thankful for all of those who said NO to me. Its because of them I’m doing it myself. )Albert Einstein
Hành động thiếu tri thức là nguy hiểm, tri thức mà không hành động là vô ích. (Action without knowledge is dangerous, knowledge without action is useless. )Walter Evert Myer
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Người khôn ngoan học được nhiều hơn từ một câu hỏi ngốc nghếch so với những gì kẻ ngốc nghếch học được từ một câu trả lời khôn ngoan. (A wise man can learn more from a foolish question than a fool can learn from a wise answer.)Bruce Lee
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Sống trong đời cũng giống như việc đi xe đạp. Để giữ được thăng bằng bạn phải luôn đi tới. (Life is like riding a bicycle. To keep your balance you must keep moving. )Albert Einstein

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Chánh niệm - Thực tập thiền quán »» Xem đối chiếu Anh Việt: Chương Tám: Ngồi thiền »»

Chánh niệm - Thực tập thiền quán
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Chương Tám: Ngồi thiền

Donate

(Lượt xem: 28.236)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Điều chỉnh font chữ:

Chương Tám: Ngồi thiền

Chapter 8: Structuring Your Meditation



Từ đầu đến giờ chúng ta chỉ nói về lý thuyết. Bây giờ chúng ta hãy bắt đầu phần thực hành. Và ta bắt đầu thiền tập như thế nào?
Everything up to this point has been theory. Now let's dive into the actual practice. Just how do we go about this thing called meditation.
Trước nhất, bạn cần tự quyết định cho mình một chương trình thực tập rõ ràng, có một thời gian nhất định để ngồi thiền và không làm gì khác. Khi ta còn bé thơ, ta chưa biết đi. Phải có người mất bao công khó để dạy ta. Họ nắm tay ta, khuyến khích ta, hướng dẫn ta đặt bàn chân này trước bàn chân kia, cho đến khi ta có thể tự đi được một mình. Thời gian đó có thể gọi là một tiến trình thực tập cho nghệ thuật đi.
First of all, you need to establish a formal practice schedule, a specific period when you will do Vipassana meditation and nothing else. When you were a baby, you did not know how to walk. Somebody went to a lot of trouble to teach you that skill. They dragged you by the arms. They gave you lots of encouragement. Made you put one foot in front of the other until you could do it by yourself. Those periods of instruction constituted a formal practice in the art of walking.
Trong thiền tập, chúng ta cũng phải theo một tiến trình giống như vậy. Chúng ta dành ra một thời gian nhất định, đặc biệt chỉ dành riêng cho sự thực tập chính niệm. Ta dành hết thời giờ ấy chỉ riêng cho việc ngồi thiền. Sắp xếp môi trường chung quanh sao cho thuận lợi và giảm thiểu tối đa sự quấy rầy. Học cách thực tập chính niệm không phải là một chuyện dễ. Chúng ta đã bỏ cả cuộc đời mình ra để huân tập những thói quen, tập quán suy nghĩ tán loạn. Bây giờ, muốn tháo gỡ chúng ra cũng đòi hỏi nhiều công phu và sự tập luyện.
In meditation, we follow the same basic procedure. We set aside a certain time, specifically devoted to developing this mental skill called mindfulness. We devote these times exclusively to that activity, and we structure our environment so there will be a minimum of distraction. This is not the easiest skill in the world to learn. We have spent our entire life developing mental habits that are really quite contrary to the ideal of uninterrupted mindfulness. Extricating ourselves from those habits requires a bit of strategy.
Như đã trình bày, tâm ta cũng giống như một ly nước đục vì bùn. Mục tiêu của thiền là gạn lọc những cặn bẩn ấy, để ta có thể nhìn thấy được rõ ràng những gì trong đó. Phương cách hay nhất là để cho nó yên lắng. Có đủ thời gian, cặn bẩn sẽ lắng xuống. Ta có được một ly nước trong. Trong thiền tập, ta bỏ ra một thời gian đặc biệt để thực hành công việc gạn lọc này. Nhìn từ bên ngoài, việc chúng ta làm có vẻ như vô ích. Ta ngồi đó vô dụng như những hình tượng bằng đá trên các nóc nhà. Nhưng bên trong ta, có biết bao nhiêu việc đang xảy ra. Những tâm hành vọng động lắng yên xuống, tâm ta trở nên trong sáng hơn, và nó sẽ giúp cho ta đương đầu với những khó khăn sau này trong cuộc sống.
As we said earlier, our minds are like cups of muddy water. The object of meditation is to clarify this sludge so that we can see what is going on in there. The best way to do that is just let it sit. Give it enough time and it will settle down. You wind up with clear water. In meditation, we set aside a specific time for this clarifying process. When viewed from the outside, it looks utterly useless. We sit there apparently as productive as a stone gargoyle. Inside, however, quite a bit is happening. The mental soup settles down, and we are left with a clarity of mind that prepares us to cope with the upcoming events of our lives.
Nhưng điều ấy không có nghĩa là chúng ta cần phải làm gì, tâm mình mới được ổn định. Đây là một tiến trình tự nhiên, nó tự động diễn ra. Chính hành động ngồi yên xuống và giữ chính niệm là lý do mang lại sự an tĩnh này. Thật ra, bất cứ một cố gắng nào khác của ta cũng sẽ có tác dụng ngược lại. Bất cứ sự kiềm chế nào cũng sẽ không thành công. Khi ta cố gắng xua đuổi một điều gì ra khỏi tâm mình, thật ra ta chỉ đem cho chúng thêm nhiều năng lượng mà thôi. Tạm thời ta có thể thành công, nhưng kết quả sau cùng là làm cho chúng mạnh hơn. Chúng ẩn núp sâu trong tiềm thức, đến lúc ta không để ý, chúng sẽ nhảy ra, và ta hoàn toàn bất lực không chống cự được.
That does not mean that we have to do anything to force this settling. It is a natural process that happens by itself. The very act of sitting still being mindful causes this settling. In fact, any effort on our part to force this settling is counterproductive. That is repression, and it does not work. Try to force things out of the mind and you merely add energy to them You may succeed temporarily, but in the long run you will only have made them stronger. They will hide in the unconscious until you are not watching, then they will leap out and leave you helpless to fight them off.
Phương cách hay nhất để thanh lọc ly nước tâm của mình là để cho nó tự ổn định lấy. Đừng đem vào tình trạng đó thêm bất cứ một năng lượng nào nữa hết. Chỉ nhìn những bùn cặn cuộn xoáy dưới ánh sáng chính niệm, không để bị lôi cuốn hoặc dính mắc. Và khi nó đã ổn định xuống rồi, nó sẽ được ổn định mãi. Trong thiền tập, chúng ta sử dụng năng lượng nhưng không dùng sức lực. Sự cố gắng duy nhất của ta chỉ là từ tốn và kiên trì chính niệm.
The best way to clarify the mental fluid is to just let it settle all by itself. Don't add any energy to the situation. Just mindfully watch the mud swirl, without any involvement in the process. Then, when it settles at last, it will stay settled. We exert energy in meditation, but not force. Our only effort is gently, patient mindfulness.
Giờ thiền tập cũng là tiêu biểu cho trọn một ngày của ta. Tất cả những gì xảy đến cho ta trong ngày đều được gìn giữ lại đâu đó trong tâm thức, qua những hình thái của tinh thần hoặc cảm xúc. Trong sinh hoạt hằng ngày, bạn phải chịu áp lực của nhiều sự kiện mà rất hiếm khi có thể giải quyết được trọn vẹn những vấn đề căn bản trong đó. Những vấn đề này sẽ bị vùi lấp trong tiềm thức, nằm ở đó cứ sôi sục, ray rứt, không yên. Và rồi ta cứ thắc mắc không biết những căng thẳng của mình do đâu mà có!
The meditation period is like a cross-section of your whole day. Everything that happens to you is stored away in the mind in some form, mental or emotional. During normal activity, you get so caught up in the press of events that the basic issues with which you are dealing are seldom thoroughly handled. They become buried in the unconscious, where they seethe and foam and fester. Then you wonder where all that tension came from.
Tất cả những thứ ấy, dưới hình thức này hoặc hình thức khác, sẽ lại khởi lên trong lúc ta ngồi thiền. Bạn sẽ có cơ hội nhìn lại chúng, thấy được chân tướng của chúng, rồi buông bỏ đi. Chúng ta sắp đặt một thời gian ngồi thiền nhất định là để tạo một môi trường thuận lợi cho sự hóa giải này. Ta đều đặn mỗi ngày thiết lập lại chính niệm. Ta sẽ tập tránh bớt đi những hoàn cảnh nào luôn kích động tâm mình. Ta bớt tham gia vào những sinh hoạt nào hay đam chọc vào cảm xúc của mình. Ta tìm một nơi vắng vẻ và ngồi xuống thật yên, và chúng sẽ tự nhiên sôi sục lên. Và rồi chúng cũng sẽ đi qua hết. Kết quả cũng giống như là ta nạp lại bình điện của mình vậy. Thiền tập nạp lại năng lượng chính niệm trong ta!
All of this material comes forth in one form or another during your meditation. You get a chance to look at it, see it for what it is, and let it go. We set up a formal meditation period in order to create a conducive environment for this release. We re- establish our mindfulness at regular intervals. We withdraw from those events which constantly stimulate the mind. We back out of all the activity that prods the emotions. We go off to a quiet place and we sit still, and it all comes bubbling out. Then it goes away. The net effect is like recharging a battery. Meditation recharges your mindfulness.
Ngồi thiền ở đâu?
Where To Sit
Hãy tìm một nơi im lặng và vắng vẻ, nơi ta có thể ở một mình được. Bạn không cần phải tìm một nơi thật lý tưởng như ở giữa rừng. Nhưng phải là một nơi bạn cảm thấy thật thoải mái, không bị quấy rầy. Và cũng đừng để cho mình cảm thấy bị phô bày quá. Bạn muốn được hoàn toàn chú tâm đến việc hành thiền, không phải bận tâm lo lắng về lời khen chê của người chung quanh. Hãy chọn một nơi nào càng yên lặng càng tốt. Không cần phải là một căn phòng cách âm hoàn toàn, nhưng có một số âm thanh ta cần để ý nên tránh. Âm nhạc và tiếng trò chuyện là những thứ tệ hại nhất. Tâm ta có khuynh hướng bị cuốn hút vào những âm thanh này không cưỡng lại được, và định lực ta sẽ tiêu tán hết.
Find yourself a quiet place, a secluded place, a place where you will be alone. It doesn't have to be some ideal spot in the middle of a forest. That's nearly impossible for most of us, but it should be a pace where you feel comfortable, and where you won't be disturbed. It should also be a place where you won't feel on display. You want all of your attention free for meditation, not wasted on worries about how you look to others. Try to pick a spot that is as quiet as possible. It doesn't have to be a soundproof room, but there are certain noises that are highly distracting, and they should be avoided. Music and talking are about the worst. The mind tends to be sucked in by these sounds in an uncontrollable manner, and there goes your concentration.
Trong truyền thống cũng có một số điều có thể hỗ trợ, giúp cho ta có được một môi trường thuận lợi trong khi ngồi thiền. Một căn phòng tối với một ngọn nến cũng tốt. Một nén hương thơm cũng tốt. Một chiếc chuông nhỏ để bắt đầu và chấm dứt giờ ngồi thiền cũng tốt. Nhưng ta nhớ đây chỉ là những thứ phụ mà thôi. Chúng có thể hỗ trợ, khuyến khích thêm đối với một số người, nhưng hoàn toàn không phải là thiết yếu cho sự thực tập.
There are certain traditional aids that you can employ to set the proper mood. A darkened room with a candle is nice. Incense is nice. A little bell to start and end your sessions is nice. These are paraphernalia, though. They provide encouragement to some people, but they are by no means essential to the practice.
Nếu ta có thể mỗi ngày ngồi cùng một chỗ thì rất tốt. Một chỗ chỉ dành riêng cho ngồi thiền, và không làm một việc gì khác. Dần dà bạn sẽ liên kết chỗ ngồi ấy với sự tĩnh lặng của thiền định, và sự kết hợp đó sẽ giúp cho bạn đi vào trạng thái định nhanh chóng hơn. Điểm chính yếu là ngồi ở một nơi nào bạn cảm thấy thích hợp cho sự thiền tập của mình. Việc ấy có thể đòi hỏi một chút thử nghiệm. Hãy thử vài chỗ khác nhau, cho đến khi nào bạn tìm được một nơi thoải mái. Bạn chỉ cần tìm một nơi nào không tạo cảm giác e ngại, lúng túng và bạn có thể ngồi thiền mà không gặp phải những quấy nhiễu không đáng có.
You will probably find it helpful to sit in the same place each time. A special spot reserved for meditation and nothing else is an aid for most people. You soon come to associate that spot with the tranquility of deep concentration, and that association helps you to reach deep states more quickly. The main thing is to sit in a place that you feel is conductive to your own practice. That requires a bit of experimentation. Try several spots until you find one where you feel comfortable. You only need to find a place where you don't feel self-conscious, and where you can meditate without undue distraction.
Nhiều người thấy rằng việc ngồi thiền chung với những người khác rất có lợi. Sự thực hành đều đặn là một điều thiết yếu, và hầu hết mọi người đều cảm thấy dễ duy trì sự đều đặn hơn khi có một sự thúc bách phải giữ đúng theo thời biểu của cả nhóm thực tập. Bạn đã hứa tham gia và có những người khác đang chờ đợi bạn. Vì thế, việc bỏ qua một buổi tập vì “độ rày tôi bận quá” sẽ bị loại trừ một cách khéo léo. Bạn có thể tìm một nhóm tập thiền nào đó ở gần nơi mình ở. Nếu họ thực hành theo một phương pháp thiền nào khác, điều đó cũng không quan trọng, miễn sao đó là những kiểu thiền giữ im lặng. Mặt khác, bạn cũng nên cố gắng tự lực trong sự thực tập. Đừng phụ thuộc vào sự có mặt của các bạn tu như động lực duy nhất của việc ngồi thiền. Nếu thực hành cho đúng cách, ngồi thiền là một niềm vui lớn. Hãy xem các bạn tu như là một sự hỗ trợ chứ không phải là chỗ để bạn nương tựa.
Many people find it helpful and supportive to sit with a group of other meditators. The discipline of regular practice is essential, and most people find it easier to sit regularly if they are bolstered by a commitment to a group sitting schedule. You've given your word, and you know you are expected. Thus the 'I'm too busy' syndrome is cleverly skirted. You may be able to locate a group of practicing meditators in your area. It doesn't matter if they practice a different form of meditation, so long as it's one of the silent forms. On the other hand, you also should try to be self-sufficient in your practice. Don't rely on the presence of a group as your sole motivation to sit. Properly done, sitting is a pleasure. Use the group as an aid, not as a crutch.
Ngồi thiền khi nào?
When To Sit
Quy tắc quan trọng nhất ở đây là: Phải vận dụng nguyên lý trung đạo trong việc ngồi thiền. Đừng thái quá, cũng đừng chểnh mảng. Điều đó không có nghĩa là bạn chỉ ngồi thiền khi cảm thấy thích, mà là hãy đặt cho mình một thời biểu thực tập rõ ràng và kiên trì nhưng thoải mái tuân thủ theo đó. Việc đặt ra một thời biểu là để tự khuyến khích. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy thời biểu ấy không còn giá trị khuyến khích mà trở thành một gánh nặng, có nghĩa là bạn đã đi sai đường. Ngồi thiền không phải là một bổn phận, cũng không phải là trách nhiệm!
The most important rule here is this: When it comes to sitting, the description of Buddhism as the Middle Way applies. Don't overdo it. Don't underdo it. This doesn't mean you just sit whenever the whim strikes you. It means you set up a practice schedule and keep to it with a gently, patient tenacity. Setting up a schedule acts as an encouragement. If, however, you find that your schedule has ceased to be an encouragement and become a burden, then something is wrong. Meditation is not a duty, nor an obligation.
Ngồi thiền là một hoạt động tâm lý. Bạn sẽ đối phó với những “chất liệu” thô là cội nguồn của mọi cảm thụ và cảm xúc. Vì vậy, thái độ của bạn trước mỗi giờ ngồi thiền sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả. Khi bạn có một kỳ vọng nào, thường thường bạn sẽ đạt được cái đó. Vì vậy, sự thực tập của ta sẽ trôi chảy tốt đẹp nếu ta có một thái độ mong đợi tới giờ ngồi thiền. Và nếu khi ta ngồi xuống và nghĩ rằng nó sẽ gay go, cực nhọc, thì có lẽ nó sẽ thật sự là như vậy. Thế cho nên, bạn hãy sắp đặt một chương trình nào mà mình có thể theo được mỗi ngày. Nó phải thực tế. Nó phải thích hợp với cuộc sống của ta. Và khi nào bạn bắt đầu cảm thấy chương trình ấy trở thành một gánh nặng trên con đường giải thoát, bạn cần phải thay đổi một điều gì đó.
Meditation is psychological activity. You will be dealing with the raw stuff of feelings and emotions. Consequently, it is an activity which is very sensitive to the attitude with which you approach each session. What you expect is what you are most likely to get. Your practice will therefore go best when you are looking forward to sitting. If you sit down expecting grinding drudgery, that is probably what will occur. So set up a daily pattern that you can live with. Make it reasonable. Make it fit with the rest of your life. And if it starts to feel like you're on an uphill treadmill toward liberation, then change something.
Buổi sáng sớm khi vừa mới thức dậy là thời gian tốt nhất cho việc ngồi thiền. Tâm ý ta còn tươi mới, chưa bị những vấn đề và trách nhiệm trong ngày làm mệt mỏi. Một thời ngồi thiền buổi sáng là cách rất tốt để bắt đầu một ngày mới. Nó giúp ta điều chỉnh lại, và giúp cho ta có thể đương đầu với những vấn đề trong ngày hữu hiệu hơn. Một ngày của ta nhờ vậy mà cũng được nhẹ nhàng hơn. Nhưng bạn nhớ là mình cần phải thật tỉnh táo. Còn nếu ta dậy sớm, nhưng ngồi ngủ gà, ngủ gật thì cũng chẳng có ích lợi gì. Bạn nên rửa mặt, hoặc tắm cho tỉnh, trước khi bắt đầu. Bạn cũng có thể làm vài động tác thể dục cho máu được lưu thông điều hòa. Làm những gì bạn cần làm để giúp cho mình thật tỉnh giấc, rồi bắt đầu ngồi thiền. Nhưng cũng đừng để bị vướng víu quá vào những thủ tục mỗi sáng của mình. Chuyện ngồi thiền rất dễ bị quên hoặc bị gác bỏ sang một bên. Hãy sắp việc ngồi thiền lên trên hết, và đặt nó thành một việc quan trọng nhất mỗi buổi sáng.
First thing in the morning is a great time to meditate. Your mind is fresh then, before you've gotten yourself buried in responsibilities. Morning meditation is a fine way to start the day. It tunes you up and gets you ready to deal with things efficiently. You cruise through the rest of the day just a bit more lightly. Be sure you are thoroughly awake, though. You won't make much progress if you are sitting there nodding off, so get enough sleep. Wash your face, or shower before you begin. You may want to do a bit of exercise beforehand to get the circulation flowing. Do whatever you need to do in order to wake up fully, then sit down to meditate. Do not, however, let yourself get hung up in the day's activities. It's just too easy to forget to sit. Make meditation the first major thing you do in the morning.
Buổi tối trước khi đi ngủ cũng là một thời điểm rất tốt để ngồi thiền. Tâm ta đầy những rác rưởi đã thu nhận trong suốt một ngày. Ta cũng muốn buông bỏ những gánh nặng trong tâm trước khi đi ngủ. Ngồi thiền sẽ giúp ta thanh lọc và làm tươi trẻ lại tâm mình. Thiết lập lại chính niệm, và giấc ngủ của bạn sẽ thật sự là một giấc ngủ yên.
The evening is another good time for practice. Your mind is full of all the mental rubbish that you have accumulated during the day, and it is great to get rid of the burden before you sleep. Your meditation will cleanse and rejuvenate your mind. Re- establish your mindfulness and your sleep will be real sleep.
Khi mới bắt đầu, mỗi ngày bạn chỉ cần ngồi thiền một lần là đủ. Nếu bạn cảm thấy muốn ngồi nhiều hơn cũng được, nhưng nhớ đừng thái quá. Thường thường, các thiền sinh mới thường gặp hiện tượng đuối sức. Họ nhảy vào và ngồi thiền mười lăm tiếng mỗi ngày suốt mấy tuần liên tiếp. Và rồi họ phải đối mặt với cuộc sống thực tế. Khi ấy, họ thấy rằng việc thiền tập đòi hỏi quá nhiều thời giờ. Họ phải hy sinh quá nhiều! Họ không có đủ thời gian dành cho việc ngồi thiền! Đừng để sa vào cái bẫy đó. Đừng vắt kiệt sức mình ngay trong tuần lễ đầu tiên. Tinh tiến nhưng phải từ tốn. Sự cố gắng phải đều đặn và bền bỉ. Hãy dành đủ thời gian để sự thực tập thiền quán hòa nhập vào đời sống hằng ngày và phát triển một cách dần dần, đều đặn.
When you first start meditation, once a day is enough. If you feel like meditating more, that's fine, but don't overdo it. There's a burn-out phenomenon we often see in new meditators. They dive right into the practice fifteen hours a day for a couple of weeks, and then the real world catches up with them. They decide that this meditation business just takes too much time. Too many sacrifices are required. They haven't got time for all of this. Don't fall into that trap. Don't burn yourself out the first week. Make haste slowly. Make your effort consistent and steady. Give yourself time to incorporate the meditation practice into your life, and let your practice grow gradually and gently.
Khi sự ưa thích của bạn về thiền tập tăng trưởng, bạn sẽ tự tìm cho mình nhiều thời giờ hơn để thực tập. Đó là một điều rất tự nhiên, tự nó xảy ra không cần một sự ép buộc nào hết.
As your interest in meditation grows, you'll find yourself making more room in your schedule for practice. It's a spontaneous phenomenon, and it happens pretty much by itself--no force necessary.
Những thiền sinh lâu năm có thể bỏ ra ba hoặc bốn giờ mỗi ngày để ngồi thiền. Họ cũng sống một cuộc sống bình thường, đi làm như tất cả chúng ta, nhưng họ vẫn có thể sắp đặt được thời giờ. Và họ rất vui thích. Điều đó đến rất tự nhiên!
Seasoned meditators manage three or four hours of practice a day. They live ordinary lives in the day-to-day world, and they still squeeze it all in. And they enjoy it. It comes naturally.
Ngồi thiền bao lâu?
How Long To Sit
Vẫn là sự vận dụng nguyên lý trung đạo: Ngồi lâu tùy theo sức của mình, nhưng nhớ đừng thái quá. Những thiền sinh mới chỉ nên ngồi từ hai mươi đến ba mươi phút. Lúc mới bắt đầu, ngồi lâu hơn thời gian đó cũng khó mang lại cho ta một lợi ích nào. Tư thế ngồi chưa được tự nhiên và vững vàng, cũng cần mất một thời gian để điều chỉnh. Tâm ta cũng chưa thuần thục, việc theo dõi hơi thở chưa quen, cũng cần có một thời gian để thích nghi.
A similar rule applies here: Sit as long as you can, but don't overdo. Most beginners start with twenty or thirty minutes. Initially, it's difficult to sit longer than that with profit. The posture is unfamiliar to Westerners, and it takes a bit of time for the body to adjust. The mental skills are equally unfamiliar, and that adjustment takes time, too.
Và khi nào đã quen với cách thức thực tập rồi, bạn có thể tăng thời gian ngồi thiền lên, mỗi lần một chút. Tôi tin rằng, sau khoảng một năm thực tập đều đặn bạn sẽ có thể ngồi thoải mái được suốt một giờ đồng hồ.
As you grow accustomed to procedure, you can extend your meditation little by little. We recommend that after a year or so of steady practice you should be sitting comfortable for an hour at a time.
Đây là một điểm quan trọng bạn cần nhớ: thiền quán vipassana không phải là một hình thức khổ hạnh. Mục đích không phải là để hành xác. Chúng ta cố gắng làm tăng trưởng chính niệm, chứ không phải sự đau đớn. Có những cái đau không tránh được, ví dụ như ở chân. Chúng ta sẽ bàn sâu hơn về vấn đề đối trị những cơn đau trong chương 10. Tôi sẽ chia sẻ với bạn một số những phương pháp và thái độ đặc biệt để đối diện với những sự khó chịu này. Điều tôi muốn nói: đây không phải là một cuộc thi đua chịu đựng hành xác. Bạn không cần phải chứng minh một điều gì cho bất cứ ai. Vì vậy, bạn không cần phải ngồi yên với một cơn đau giày xé để rồi có thể nói rằng mình đã ngồi suốt một giờ đồng hồ! Đó là một việc làm vô ích của một cái ngã. Và ở giai đoạn đầu, bạn nhớ đừng bao giờ làm gì quá độ. Biết được giới hạn của mình, và đừng bao giờ tự trách sao ta không thể ngồi yên được mãi mãi, như một tảng đá.
Here is an important point, though: Vipassana meditation is not a form of asceticism. Self-mortification is not the goal. We are trying to cultivate mindfulness, not pain. Some pain is inevitable, especially in the legs. We will thoroughly cover pain, and how to handle it, in Chapter 10. There are special techniques and attitudes which you will learn for dealing with discomfort. The point to be made here is this: This is not a grim endurance contest. You don't need to prove anything to anybody. So don't force yourself to sit with excruciating pain just to be able to say that you sat for an hour. That is a useless exercise in ego. And don't overdo it in the beginning. Know your limitations, and don't condemn yourself for not being able to sit forever, like a rock.
Và khi thiền tập bắt đầu thâm nhập, trở thành một phần trong đời sống của mình, ta có thể tăng giờ ngồi thiền lên lâu hơn một tiếng. Luật chung ở đây là, quyết định cho mình khoảng thời gian mà ta có thể ngồi thoải mái được trong giai đoạn này. Và rồi ngồi lâu hơn thời gian đó chừng năm phút.
As meditation becomes more and more a part of your life, you can extend your sessions beyond an hour. As a general rule, just determine what is a comfortable length of time for you at this point in your life. Then sit five minutes longer than that.
Không có một quy luật cứng nhắc, cố định nào về vấn đề thời gian ngồi thiền phải là bao lâu. Cho dù bạn đã định trước cho mình một thời gian tối thiểu nào rồi, cũng sẽ có những ngày cơ thể bạn không thể nào ngồi lâu được như thế. Nhưng cũng không phải là ngày hôm ấy ta sẽ dẹp bỏ chuyện ngồi thiền sang một bên. Điều tối quan trọng là ngồi cho đều đặn. Cho dù chỉ ngồi mười phút thôi, cũng có thể rất ích lợi.
There is no hard and fast rule about length of time for sitting. Even if you have established a firm minimum, there may be days when it is physically impossible for you to sit that long. That doesn't mean that you should just cancel the whole idea for that day. It's crucial to sit regularly. Even ten minutes of meditation can be very beneficial.
Lẽ dĩ nhiên là ta xác định thời gian ngồi thiền trước khi bắt đầu. Đừng bao giờ quyết định trong khi đang ngồi thiền. Ta sẽ bị chi phối bởi những bất an của mình, và tâm bất an là một trong những điều ta muốn quán chiếu trong chính niệm. Vì vậy, hãy chọn một khoảng thời gian cho thực tế, và giữ đúng như vậy.
Incidentally, you decide on the length of your session before you meditate. Don't do it while you are meditating. It's too easy to give in to restlessness that way, and restlessness is one of the main items that we want to learn to mindfully observe. So choose a realistic length of time, and then stick to it.
Bạn có thể dùng đồng hồ để theo dõi thời gian ngồi thiền, nhưng đừng cứ mỗi hai phút lại hé mắt ra nhìn. Định lực của bạn sẽ tiêu tán hết, và sự bực bội lại phát sinh. Bạn sẽ thấy mình xả thiền đứng dậy trước khi giờ ngồi thiền chấm dứt. Đó không phải là ngồi thiền, đó là ngồi xem đồng hồ. Đừng nhìn đồng hồ cho đến khi nào bạn nghĩ giờ ngồi thiền đã chấm dứt. Thật ra, bạn cũng không cần đến đồng hồ nữa, không phải lúc nào ngồi thiền cũng cần đến nó. Nói chung, bạn chỉ cần ngồi hết thời gian bạn muốn ngồi. Không có một thời gian nào là cố định hết. Cách hay nhất là định trước cho mình một thời gian tối thiểu. Vì nếu không, ta sẽ có khuynh hướng chấm dứt sớm hơn. Bạn sẽ tự động xả thiền mỗi khi có điều gì khó chịu khởi lên, hoặc lúc nào cảm thấy bất an. Điều đó không tốt. Vì chính những kinh nghiệm ấy sẽ mang đến cho ta rất nhiều ích lợi, nhưng chỉ khi nào ta chịu ngồi và đối diện với chúng mà thôi. Ta cần phải học cách quán sát chúng với một sự tĩnh lặng và sáng suốt. Nhìn chúng dưới ánh sáng của chính niệm. Khi bạn thực hành đầy đủ, chúng sẽ không còn khả năng quấy rầy bạn nữa. Bạn đã nhìn thấy chân tướng của chúng: chỉ là những cảm xúc, sinh lên rồi diệt đi, tất cả đều qua đi. Và đời sống của ta sẽ trôi chảy thật suôn sẻ.
You can use a watch to time you sessions, but don't peek at it every two minutes to see how you are doing. Your concentration will be completely lost, and agitation will set in. You'll find your self hoping to get up before the session is over. That's not meditation--that's clock watching. Don;t look at the clock until you think the whole meditation period has passed. Actually, you don't need to consult the clock at all, at least not every time you meditate. In general, you should be sitting for as long as you want to sit. There is no magic length of time. It is best, though, to set yourself a minimum length of time. If you haven't predetermined a minimum, you'll find yourself prone to short sessions. You'll bolt every time something unpleasant comes up or whenever you feel restless. That's not good. These experiences are some of the most profitable a meditator can face, but only if you sit through them. You've got to learn to observe them calmly and clearly. Look at them mindfully. When you've done that enough time, they lose their hold on you. You see them for what they are: just impulses, arising and passing away, just part of the passing show. Your life smoothes out beautifully as a consequence.
“Kỷ luật” là một chữ rất khó đối với phần lớn chúng ta. Nó gợi lên hình ảnh của một ông thầy già với cây roi dài đứng kế bên và bảo rằng ta đã làm sai hết. Nhưng kỷ luật tự giác lại là một chuyện khác. Đó là một nghệ thuật nhìn thấu được cái tính chất rỗng tuếch của những cảm xúc trong ta, và thấy xuyên qua được những bí mật của chúng. Chúng không còn có khả năng kiềm chế ta được nữa. Tất cả chỉ là một vở tuồng, một sự dối lừa. Những cảm xúc ấy, chúng thôi thúc ta, hung hăng với ta, chúng phỉnh phờ ta, dụ dỗ ta, đe dọa ta, nhưng thật ra chúng lại hoàn toàn rỗng tuếch. Ta tuân phục chúng chỉ vì thói quen mà thôi. Ta chịu thua vì ta không bao giờ chịu khó nhìn xuyên qua chúng. Phía sau chúng không có một cái gì hết. Nhưng chỉ có một cách duy nhất để khám phá ra điều ấy, mà những chữ in trên trang giấy này không thể làm được. Bạn cần ngồi xuống và nhìn vào bên trong, quán sát những gì sinh khởi: bất an, lo lắng, vọng động, đau đớn... Chỉ cần nhìn và theo dõi, và đừng tham dự vào. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy rằng chúng tự động biến đi mất. Nó sinh lên, nó diệt đi. Rất đơn giản. Thật ra có một chữ khác để dùng thay cho kỷ luật tự giác, đó là sự kiên nhẫn!
'Discipline' is a difficult word for most of us. It conjures up images of somebody standing over you with a stick, telling you that you're wrong. But self-discipline is different. It's the skill of seeing through the hollow shouting of your own impulses and piercing their secret. They have no power over you. It's all a show, a deception. Your urges scream and bluster at you; they cajole; they coax; they threaten; but they really carry no stick at all. You give in out of habit. You give in because you never really bother to look beyond the threat. It is all empty back there. There is only one way to learn this lesson, though. The words on this page won't do it. But look within and watch the stuff coming up--restlessness, anxiety, impatience, pain-- just watch it come up and don't get involved. Much to your surprise, it will simply go away. It rises, it passes away. As simple as that. There is another word for 'self-discipline'. It is 'Patience'.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 18 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.237.15.145 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành ... ...

Việt Nam (260 lượt xem) - Hoa Kỳ (24 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...