Những công cụ của chánh niệm được bàn luận trong quyển sách này, nếu bạn chịu ứng dụng chúng, chắc chắn sẽ chuyển hóa mọi sự trải nghiệm của bạn. Trong phần 'Lời Bat này , tôi muốn nhấn mạnh thêm về một khía cạnh quan trọng khác của đạo Phật luôn luôn đi bên cạnh chánh niệm, đó là: Tâm Từ (metta). Tâm Từ có nghĩa là tâm từ ái, lòng từ, lòng từ ái, lòng nhân từ, lòng yêu thương, tình thân mến dành cho người khác và những chúng sinh khác.
Nếu không có tâm từ, sự thực hành chánh niệm của chúng ta sẽ không bao giờ phá bỏ được dục vọng và ý tưởng cố chấp về cái 'ta'. Phần mình, chánh niệm là cơ sở cần thiết cho việc phát triển tâm từ. Cả hai luôn cùng phát triển với nhau.
THE TOOLS of mindfulness discussed in this book, if you choose to take advantage of them, can surely transform your every experience. In the afterword to the this new edition, I’d like to take some time to emphasize the importance of another aspect of the Buddha’s path that goes hand in hand with mindfulness: metta, or loving friendliness. Without loving friendliness, our practice of mindfulness will never successfully break through our craving and rigid sense of self. Mindfulness, in turn, is a necessary basis for developing loving friendliness. The two are always developed together.
Khi quyển sách này ra đời, nhiều xung đột vẫn đã và đang xảy ra trên thế giới này, làm tăng thêm những cảm giác bất an ninh và sợ hãi của nhiều người. Trong bối cảnh không yên ấm này, việc tu dưỡng tâm từ ái là thực sự quan trọng cho sự an lạc của chúng ta, và đó là niềm hy vọng tốt nhất cho tương lai của thế giới. Sự quan tâm đến người khác được thể hiện bằng tâm từ chính là tâm điểm của sự kỳ vọng của Phật - bạn có thể thấy điều đó ở khắp nơi trong giáo lý và trong cách sống của Đức Phật lịch sử.
In the decade since this volume first appeared, much has happened in the world to increase people’s feelings of insecurity and fear. In this troubled climate, the importance of cultivating a deep sense of loving friendliness is especially crucial for our wellbeing, and it is the best hope for the future of the world. The concern for others embodied in loving friendliness is at the heart of the promise of the Buddha—you can see it everywhere in his teachings and in the way he lived his life.
Mỗi chúng ta đều được sinh ra với tâm từ tiềm tàng bên trong. Chỉ khi nào tâm được tĩnh lặng, không còn sân, tham, và ganh ghét thì hạt giống tâm từ mới phát triển; chỉ khi nào có mảnh đất phì nhiêu của một cái tâm an bình thì tâm từ mới khai hoa tươi tốt. Chúng ta phải nuôi dưỡng hạt giống tâm từ trong mỗi chúng ta và trong những người khác, giúp họ gieo trồng hạt giống đó trưởng thành.
Each of us is born with the capacity for loving friendliness. Yet only in a calm mind, a mind free from anger, greed, and jealousy, can the seeds of loving friendliness develop; only from the fertile ground of a peaceful mind can loving friendliness flower. We must nurture the seeds of loving friendliness in ourselves and in others, help them take root and mature.
Tôi có nhiều dịp đi khắp thế giới để giảng dạy Giáo Pháp, và vì vậy tôi trải qua rất nhiều thời gian ở các phi trường. Một lần nọ tôi ở trong phi trường Gatwich gần London để chờ chuyến bay. Tôi còn dư nhiều thời gian, nhưng đối với tôi thời gian dư không là vấn đề. Tôi lại có thêm thời gian để thiền. Tôi ngồi tréo chân trên ghế đợi, nhắm mắt lại và bắt đầu thiền, trong khi xung quanh rất nhiều người qua lại, hay đang hối hả đi ra máy bay của họ. Khi thiền trong những hoàn cảnh này, tâm tôi đầy ắp những ý nghĩ về lòng từ tâm và bi mẫn dành cho mọi người ở bất cứ nơi đâu. Cùng với mỗi hơi thở, mỗi xung động, mỗi nhịp tim, tôi cố gắng giúp mình thấm nhuần ánh sáng tâm từ.
I travel all over the world teaching the Dhamma, and consequently I spend a lot of time in airports. One day I was in Gatwick airport near London waiting for a flight. I had quite a bit of time, but for me having time on my hands is not a problem. In fact, it is a pleasure, since it means more opportunity for meditation! So there I was, sitting crosslegged on one of the airport benches with my eyes closed, while all around me people were coming and going, rushing to and from their flights. When meditating in situations like this, I fill my mind with thoughts of loving friendliness and compassion for everyone everywhere. With every breath, with every pulse, with every heartbeat, I try to allow my entire being to become permeated with the glow of loving friendliness.
Lần đó, khi tôi đang ngồi thiền và chìm trong những cảm nhận về tâm từ, tôi không còn để ý gì với những bận rộn xung quanh tôi. Nhưng bỗng nhiên tôi cảm giác được có ai đó đến ngồi sát bên tôi. Đó là một cháu bé gái khoảng hai tuổi. Tôi vẫn nhắm mắt và khi đó cháu bé choàng hai tay ôm lấy cổ của tôi. Rõ ràng là cháu bé đã rời khỏi mẹ và đến bên tôi.
In that busy airport, absorbed in feelings of metta, I was paying no attention to the hustle and bustle around me, but soon I had the sensation that someone was sitting quite close to me on the bench. I didn’t open my eyes but merely kept on with my meditation, radiating loving friendliness. Then I felt two tiny, tender hands reaching around my neck, and I slowly opened my eyes and discovered a very beautiful child, a little girl perhaps two years old. This little one, with bright blue eyes and a head covered in downy blond curls, had put her arms around me and was hugging me. I had seen this sweet child as I was people watching; she had had her hand grasped around her mother’s little finger. Apparently, the little girl had loosened herself from her mother’s hand and run over to me.
Người mẹ vội vã đến nói với tôi: "Xin thầy chúc phúc cho cháu và để cháu đi” Tôi liền nói với cháu bé: "Này con, hãy đi theo mẹ, mẹ cháu sẽ hôn con nhiều, ôm con nhiều, có nhiều đồ chơi, và nhiều bánh kẹo cho con. Ta không có gì cho con cả". Đứa bé vẫn không chịu buông tay khỏi cổ để theo mẹ. Mọi người ở phi trường bắt đầu chú ý, họ dường thấy như cháu bé có mối liên hệ gần gũi nào đó với tôi.
I looked over and saw that her mother had chased after her. Seeing her little girl with her arms around my neck, the mother asked me, “Please bless my little girl and let her go.” I did not know what language the child spoke, but I said to her in English, “Please go. Your mother has lots of kisses for you, lots of hugs, lots of toys, and lots of sweets. I have none of those things. Please go.” The child hung on to my neck and would not let go. Again, the mother folded her palms together and pleaded with me in a very kindly tone, “Please, sir, give her your blessing and let her go.”
By this time, other people in the airport were beginning to notice. They must have thought that I knew this child, that perhaps she was related to me somehow. Surely they thought there was some strong bond between us. But I had never before that day seen this lovely little child. I did not even know what language she spoke.
Tôi tiếp tục khuyên cháu bé, y như lúc nãy, hãy đi theo mẹ để kịp chuyến bay. Nhưng cháu bé khóc lên và không chịu đi. Đến khi mẹ cháu khéo léo gỡ tay ra khỏi cổ tôi và bồng cháu đi. Cháu vẫn khóc và muốn chạy lại tôi. Đó là hình ảnh cuối cùng tôi thấy cháu khuất xa.
Again, I urged her, “Please go. You and your mother have a plane to catch. You are late. Your mother has all your toys and candy. I have nothing. Please go.” But the little girl would not budge. She clung to me harder and harder. The mother then very gently took the little girl’s hands off my neck and asked me to bless her. “You are a very good little girl,” I said. “Your mother loves you very much. Hurry. You might miss your plane. Please go.” But still the little girl would not go. She was crying and crying. Finally the mother carefully snatched her up. The toddler was kicking and screaming. She was trying to get loose and come back to me. But this time the mother managed to carry her off to the plane. The last I saw of her she was still struggling to get loose and run back to me.
Có thể vì y phục của tôi, cháu bé tưởng tôi là ông già Noel. Nhưng cũng có thể cháu bé cảm nhận được sự lan tỏa của tâm từ. Trẻ con thì cực kỳ nhạy cảm với những cảm nhận như vậy. Tâm lý trẻ con hấp thu rất nhanh những cảm nhận xung quanh. Khi chúng giận lên, chúng cảm thấy sự rung động; khi chúng đầy lòng từ bi, chúng cũng cảm giác những rung động. Cháu bé có thể muốn ở gần tôi vì cảm giác tâm từ. Có một mối liên hệ thực sự giữa chúng tôi - đó là sợi dây tâm từ.
Maybe because of my robes, this little girl thought I was a Santa Claus or some kind of fairytale figure. But there is another possibility: At the time I was sitting on that bench, I was practicing metta, sending out thoughts of loving friendliness with every breath. Perhaps this little child felt this; children are extremely sensitive in these ways, their psyches absorb whatever feelings are around them. When you are angry, they feel those vibrations; and when you are full of love and compassion, they feel that too. This little girl may have been drawn to me by the feelings of loving friendliness she felt. There was a bond between us—the bond of loving friendliness.
Trạng thái siêu phàm của tâm là trạng thái vượt trên những trạng thái tâm của người phàm tục. (Siêu phàm là vượt trên phàm trần). Tâm từ tạo ra nhiều điều kỳ diệu.
Chúng ta thậm chí không biết được mình có phẩm chất này, nhưng sức mạnh của tâm từ là có sẵn bên trong mỗi chúng ta. Tâm từ là một trong bốn phẩm chất siêu phàm được chính Đức Phật định nghĩa. Bốn đó là Từ, Bi, Hỷ, Xả. Bốn tâm này tương quan mật thiết với nhau; ta không thể tu dưỡng một loại tâm mà không tu dưỡng ba loại kia.
Loving friendliness works miracles. We have the capacity to act with loving friendliness. We may not even know we have this quality in ourselves, but the power of loving friendliness is inside us all. Loving friendliness is one of the four sublime states defined by the Buddha, along with compassion, appreciative joy, and equanimity. All four states are interrelated; we cannot develop one without the other.
Bốn trạng thái tâm này còn được gọi là “Tứ Vô Lượng Tâm” (HV) mà chúng ta hay nghe đến. Để dễ hiểu bốn trạng thái tâm này, chúng ta lấy ví dụ về bốn giai đoạn chăm lo cho con của những bậc cha mẹ. Khi một phụ nữ mang bầu, chị ấy liền cảm thấy mình đang mang một cái gì vô cùng đáng yêu và thiêng liêng. Chị dồn hết tình cảm và tâm trí để lo bảo vệ đứa bé trong bụng, ước ao cho bé khỏe mạnh và có tương lai tốt đẹp sau khi ra đời. Đầy những ý nghĩ và tình thương dành cho đứa bé. Giống như lỏng từ, tình thương đó là vô cùng, là bao trùm, không cần phải được ai truyền cho cái tâm từ yêu thương đó. Đó là tâm từ.
One way to understand them is to think of different stages of parenthood. When a young woman finds out she is going to have a child, she feels a tremendous outpouring of love for the baby she will bear. She will do everything she can to protect the infant growing inside her. She will make every effort to make sure the baby is well and healthy. She is full of loving, hopeful thoughts for the child. Like metta, the feeling a new mother has for her infant is limitless and allembracing; and, like metta, it does not depend on actions or behavior of the one receiving our thoughts of loving friendliness.
Khi đứa trẻ ra đời, khám phá thế giới, bắt đầu chạy nhảy, vấp té, trầy chân, sưng đầu, gảy tay..., hay bệnh tật, ốm yếu..., thì lúc đó cha mẹ luôn cảm thấy lo lắng và cảm nhận từng cái đau hay bệnh của trẻ còn hơn chính mình bị đau, bị bệnh. Họ luôn thấy lo lắng, thương xót cho đứa bé. Đó là tâm bi mẫn. Lòng bi mẫn giúp ta có những hành động đúng đắn để giúp cho người mà mình lo lắng, thương xót; và đồng cảm với nỗi khổ của họ. Chúng ta cũng có thể có tâm bi mẫn và thương xót dành cho những đồng loại và chúng sinh gặp hoạn nạn, tai ương hay đang sống một đời vất vả và khổ sở.
As the infant grows older and starts to explore his world, the parents develop compassion. Every time the child scrapes his knee, falls down, or bumps his head, the parent feels the child’s pain. Some parents even say that when their child feels pain, it is as if they themselves were being hurt. There is no pity in this feeling; pity puts distance between others and ourselves. Compassion leads us to appropriate action; and the appropriate, compassionate action is just the pure, heartfelt hope that the pain stop and the child not suffer.
Thời gian trôi qua, con lớn lên, bắt đầu đi học. Cha mẹ quan sát con mình lớn lên, chơi thể thao, có bạn bè, học hành, làm được nhiều điều tốt. Cha mẹ luôn vui mừng cho con, từ kết quả bài kiểm tra đánh vần, đến trận chơi bóng trong trường học..., ngay cả khi con được chọn ra ứng cử tổng thống. Đây là tâm hoan hỷ, lòng vui mừng cho con cái. Chúng ta cũng có thể có tâm hoan hỷ này dành cho mọi người xung quanh, mừng vui, tùy hỷ với những may mắn, hạnh phúc và thành công của họ.
As time passes, the child heads off to school. Parents watch as the youngster makes friends, does well in school, sports, and other activities. Maybe the child does well on a spelling test, makes the baseball team, or gets elected class president. The parents are not jealous or resentful of their child’s success but are full of happiness for the child. This is appreciative joy. Thinking of how we would feel for our own child, we can feel this for others. Even when we think of others whose success exceeds our own, we can appreciate their achievement and rejoice in their happiness.
Rồi khi con trưởng thành hoàn toàn, ra trường, đi làm, có vợ chồng, con cái. Chúng hầu như không dành thời gian nhiều để sống gần, hay chăm sóc, hay báo đáp công ơn cha mẹ. Nghe thật buồn. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn yêu thương con, thông cảm cho con, buông bỏ tất cả, chỉ mong sao con hạnh phúc. Đó là tâm buông xả. Chúng ta cũng có thể phát huy tâm này cho mọi người xung quanh. Hãy buông xả những lỗi lầm, những khuyết điểm của họ. Buông xả những gì họ nói hay làm xấu đối với mình.
To continue in our example: Eventually, after many years, the child grows up. He finishes school and goes out on his own; perhaps he marries and starts a family. Now it is time for the parents to practice equanimity. Clearly, what the parents feel for the child is not indifference. It is an appreciation that they have done all that they could do for the child. They recognize their limitations. Of course the parents continue caring for and respecting their child, but they do so with awareness that they no longer steer the outcome of their child’s life. This is the practice of equanimity.
The ultimate goal of our practice of meditation is the cultivation of these four sublime states of loving friendliness, compassion, appreciative joy, and equanimity.
Chữ metta xuất phát từ chữ mittra, có nghĩa là "bạn" trong tiếng Pali. Vì vậy, tôi (tác giả) luôn muốn dịch chữ này đầy đủ nghĩa là "lòng ái hữu" (tình yêu thương bạn hữu, ai cũng là bạn hữu), hơn là cái nghĩa "lòng tử tế, yêu thương". (Tiếng Việt đã có sẵn các từ là tâm từ, lòng từ, lòng nhân ái, lòng nhân từ). Trong tiếng Phạn, chữ mittra cũng mang nghĩa là mặt trời, trung tâm hệ nhật quang cung cấp nguồn ánh sáng cho mọi sự sống trên thế gian. Cũng giống như những tia sáng mặt trời cung cấp nguồn năng lượng cho sự sống, thì sự ấm áp và lan tỏa của tâm từ cũng thấm vào trái tim của tất cả chúng sinh.
The word metta comes from another Pali word, mitra, which means “friend.” That is why I prefer to use the phrase “loving friendliness” as a translation of metta, rather than “loving kindness.” The Sanskrit word mitra also refers to the sun at the center of our solar system that makes all life possible. Just as the sun’s rays provide energy for all living things, the warmth and radiance of metta flows in the heart of all living beings.
Hạt Giống Trong Tất Cả Chúng Ta
Những vật thể khác nhau phản xạ lại tia sáng mặt trời một cách khác nhau. Cũng như vậy, những người khác nhau có những khả năng thể hiện tâm từ một cách khác nhau. Có người dường như luôn luôn từ ái và tốt bụng, trong khi những người khác thì luôn phòng thủ và do dự, không muốn thể hiện. Một số người phải cố lắm mới tỏ ra từ ái hay tốt bụng được, trong khi người khác luôn thể hiện lòng tốt một cách dễ dàng. Nhưng không có ai hoàn toàn không có chút tâm từ. Chúng ta sinh ra đều có bản năng này. Chúng ta có thể thấy trong những đứa bé, chúng luôn tươi cười ngay cả với những người lạ mặt. Điều đáng buồn là nhiều người không hề biết mình có bao nhiêu tâm từ. Cái bản năng thiên phú của tâm từ có thể đã bị chôn vùi bên dưới cái đống tâm sân, giận và hận thù vốn được tạo ra bởi những hành động và suy nghĩ [nghiệp] bất thiện đã được tích lũy cả đời, hay thậm chí trong nhiều kiếp trước. Nhưng, tất cả chúng ta đều có thể tu dưỡng trái tim mình, cho dù bất cứ điều gì. Chúng ta có thể nuôi dưỡng hạt giống tâm từ cho đến khi sức mạnh của tâm từ được nở hoa, lan tỏa hương sắc.
Different objects reflect the sun’s energy differently. Similarly, people differ in their ability to express loving friendliness. Some people seem naturally warmhearted, while others are more reserved and reluctant to open their hearts. Some people struggle to cultivate metta; others cultivate it without difficulty. But there is no one who is totally devoid of loving friendliness. We are all born with the instinct for metta. We can see it even in young babies who smile readily at the sight of another human face, any human face at all. Sadly, many people have no idea how much loving friendliness they have. Their innate capacity for loving friendliness may be buried under a heap of hatred, anger, and resentment accumulated through a lifetime—perhaps many lifetimes—of unwholesome thoughts and actions. But all of us can cultivate our heart, no matter what. We can nourish the seeds of loving friendliness until the force of loving friendliness blossoms in all our endeavors.
Vào thời Phật còn tại thế, có một người tên là Angulimala; người này có thể gọi theo danh từ ngày nay là một “kẻ giết người hàng loạt”. ‘Hắn’ đeo trên cổ một vòng bao gồm 999 ngón tay, mỗi ngón tay là của một nạn nhân đã bị hắn giết; và hắn đang gặp Phật để giết và lấy thêm một ngón nữa cho đủ bộ sưu tập 1.000 ngón tay. Mặc dù đã biết hung danh và sự dã man của tay sát nhân, Phật vẫn nhìn thấy được năng lực từ bi bên trong ‘hắn’. Vì lòng từ bi, Phật đã giảng dạy Giáo Pháp cho tên cướp. Sau khi nghe Phật khuyên dạy, tên cướp đã quăng bỏ đao kiếm và quy phục dưới chân Đức Phật. Tên cướp quy y theo Phật và được thọ giới vào Tăng đoàn thành một Tỳ kheo xuất gia.
In the Buddha’s time, there was a man named Angulimala; this man was, to use the language of today, a serial killer, a mass murderer. He was so wretched that he wore around his neck a garland of fingers taken from the people he had slaughtered, and he planned to make the Buddha his thousandth victim. In spite of Angulimala’s reputation and his gruesome appearance, the Buddha nonetheless could see his capacity for loving friendliness. Thus, out of love and compassion—his own loving friendliness—the Buddha taught the Dhamma to this villainous murderer. As a result of the Buddha’s teaching, Angulimala threw away his sword and surrendered to the Buddha, joining the followers of the Buddha and becoming ordained.
Thật ra Angulimala bắt đầu nghiệp giết người nhiều năm là do sự chỉ dạy và xúi giục của một người là thầy của ông trước đây. Bản chất bẩm sinh của ông không phải tàn ác, ông từng là một đứa trẻ tốt bụng. Trong tim ông đầy tâm từ, rộng lượng và bi mẫn. Khi ông trở thành tu sĩ, những phẩm chất tốt đẹp này đã được bộc lộ; và với những phẩm chất đó được tu dưỡng và phát huy, ông đã vượt qua mọi trở ngại và chứng đắc thành bậc thánh A-la-hán.
(Bạn có thể tìm đọc thêm về quãng đời tu hành đầy cảm động của ngài. Ngày ấy, sau khi ngài Niết-bàn, người ta đã đắp lên một bảo tháp cao bằng núi để tưởng nhớ đến ngài. Thánh tích đó vẫn còn đến ngày nay và là một trong những bảo tháp Phật giáo lớn nhất ở Ân Độ).
As it turned out, Angulimala started his vicious killing spree many years earlier because a man whom Angulimala regarded as his teacher had (for unwholesome reasons of his own) directed him to do so. Angulimala was not by nature a cruel person, nor was he an evil person. In fact, he had been a kind boy. In his heart, there was loving friendliness, gentleness, and compassion. As soon as he became a monk, his true nature was revealed, and not long after his ordination, he became enlightened.
Câu chuyện về Angulimala cho chúng ta thấy: đôi khi người ta bề ngoài rất hung dữ và tàn bạo, nhưng chúng ta cần nhận ra rằng đó không phải là bản chất của họ. Những hoàn cảnh của cuộc sống đưa đẩy họ làm những việc bất thiện. Chúng ta cũng vậy, không phải chỉ riêng những tội phạm dã man, cũng bị nhiều nguyên nhân và điều kiện tác động - có cả thiện và bất thiện - đưa đẩy chúng ta hành động.
The story of Angulimala shows us that sometimes people can appear very cruel and wicked, yet we must realize they are not that way by nature. Circumstances in their lives make them act in unwholesome ways. In Angulimala’s case, he became a murderer because of his devotion to his teacher. For every one of us, not just violent criminals, there are countless causes and conditions—both wholesome and unwholesome—that make us act as we do.
Ngoài những kỹ thuật thiền đã được giảng giải trong các chương trước của quyển sách, tôi muốn đưa ra thêm một cách khác để thực hành tâm từ. Xin nhắc lại, bạn sẽ bắt đầu thiền bằng cách dẹp bỏ hết các ý nghĩ tự ghét mình hay tự ti với mình. Trước khi ngồi vào thiền, niệm những câu sau đây với chính mình. Và nên nhớ là phải hết sức thành tâm khi niệm:
In addition to the meditation offered earlier in this book, I’d like to offer another way to practice loving friendliness. Again, you start out in this meditation by banishing thoughts of selfhatred and condemnation. At the beginning of a meditation session, say the following sentences to yourself. And again, really feel the intention:
Nguyện cho tâm mình đầy những ý nghĩ từ, bi, hỷ, xả. Nguyện cho mình rộng lượng. Nguyện cho mình tốt bụng. Nguyện cho mình hạnh phúc và an lạc. Nguyện cho mình được khỏe mạnh. Nguyện cho trái tim mình được mềm mại. Nguyện cho lời nói của mình làm vui lòng người khác. Nguyện cho hành động của mình được tử tế.
May my mind be filled with the thoughts of loving friendliness, compassion, appreciative joy, and equanimity. May I be generous. May I be gentle. May I be relaxed. May I be happy and peaceful. May I be healthy. May my heart become soft. May my words be pleasing to others. May my actions be kind.
Nguyện cho tất cả những gì mình thấy, nghĩ, ngửi, và nếm sẽ giúp tu dưỡng tâm từ, bi, hỷ, xả. Nguyện cho tất cả trải nghiệm của mình giúp tu dưỡng lòng rộng lượng và tốt bụng. Nguyện tất cả trải nghiệm giúp mình buông xả. Nguyện tất cả trải nghiệm tạo hành vi thân thiện. Nguyện tất cả trải nghiệm là nguồn an lạc và hạnh phúc. Nguyện cho tất cả giúp mình không còn sợ hãi, căng thẳng, lo lắng và bất an.
May all that I see, hear, smell, taste, touch, and think help me to cultivate loving friendliness, compassion, appreciative joy, and equanimity. May all these experiences help me to cultivate thoughts of generosity and gentleness. May they all help me to relax. May they inspire friendly behavior. May these experiences be a source of peace and happiness. May they help me be free from fear, tension, anxiety, worry, and restlessness.
Dù bất cứ nơi nào hay phương nào mình đến, nguyện xin chào mọi người một cách hạnh phúc, an lạc, và thân thiện. Nguyện cho mình được phòng hộ khắp nơi khỏi tham, sân, ác cảm, hận thù, ganh tỵ, và sợ hãi.
No matter where I go in the world, in any direction, may I greet people with happiness, peace, and friendliness. May I be protected in all directions from greed, anger, aversion, hatred, jealousy, and fear.
Khi bạn tu dưỡng tâm từ trong chúng ta, chúng ta cũng học và thấy được rằng những người khác cũng có cùng bản chất tốt đẹp này - tuy nhiên, nó bị chôn kín. Đôi khi, chúng ta phải đào sâu để tìm thấy nó, nhưng có lúc nó nằm ngay gần trên bề mặt.
When we cultivate loving friendliness in ourselves, we learn to see that others have this kind, gentle nature—however well hidden it might be. Sometimes we have to dig very deep to find it, other times it might be nearer to the surface.
Nhìn Xuyên Qua Lớp Bụi Mờ
Đức Phật có lần kể về câu chuyện một Tỳ kheo tìm thấy một mảnh vải dơ dáy bên đường. Miếng vải rất dơ đến nỗi vị Tỳ kheo không muốn đụng vào. Ông lấy chân đạp đạp để cho bụi đất bay ra bớt. Ông dùng hai ngón tay cầm nó lên, để xa người. Ngay cả khi Tỳ kheo ấy làm vậy, ông cũng thấy được giá trị tiềm ẩn của một miếng vải; nếu mang về giặt - nhiều lần - cho đến khi nó sạch, và nó trở thành một miếng vải hữu dụng. Nhiều miếng như vậy có thể may kết lại thành một áo cà-sa.
The Buddha told the story of a monk who finds a filthy piece of cloth on the road. The rag is so nasty, at first the monk does not even want to touch it. He kicks it with his foot to knock off some of the dirt. Disgusted, he gingerly picks it up with two fingers, holding it away from himself with contempt. Yet even as the monk does this, he sees potential in that scrap of dirty cloth, and takes it home and washes it—over and over and over. Eventually, the wash water runs clean, and from underneath the filth and grime, a useful piece of material is revealed. The monk sees that if he collects enough pieces, he could, perhaps, make this rag into part of a robe.
Cũng như vậy, bởi vì những lời nói thô thiển và bất nhã, nên một người dường như trở thành kẻ không đáng; có khi ta không thể nào nhìn thấy được tiềm năng về tâm từ của kẻ đó. Nhưng, chính lúc này là lúc cần thực tập nỗ lực khéo léo. Bên dưới vẻ bề ngoài thô thiển của một người, ta có thể tìm thấy viên ngọc sáng ấm áp, đó chính là một phẩm chất đích thực của người đó.
Likewise, because of a person’s nasty words, that person may seem totally worthless; it may be impossible to see that person’s potential for loving friendliness. But this is where the practice of Skillful Effort comes in. Underneath such a person’s rough exterior, you may find the warm, radiant jewel that is the person’s true nature.
Một người hay dùng lời lẽ gắt gao với người khác, nhưng nhiều khi người đó cũng hành động một cách đầy bi mẫn và tử tế. Mặc dù nói năng rổn rảng, chửi bới, nhưng hành động của cô ta có thể tốt lành. Đức Phật đã ví dụ loại người này như một “ao nước phủ đầy bèo rong”. Khi bạn muốn dùng nước này, bạn phải giạt bèo rong qua một bên. Cũng vậy, đôi khi chúng ta cần bỏ qua vẻ bề ngoài của một người mới thấy được tấm lòng tốt đẹp bên trong của người ấy.
A person may use very harsh words for others, yet sometimes still act with compassion and kindness. In spite of her words, her deeds may be good. The Buddha compared this kind of person to a pond covered by moss. In order to use that water, you must brush the moss aside. Similarly, we sometimes need to ignore a person’s superficial weaknesses to find her good heart.
Nhưng nếu lời lẽ của một người là quá tàn nhẫn và hành động của cô ta là quá xấu xa, thì ta phải làm gì?. Cô ta đã là dạng 'hết thuốc chữa'?. Ngay cả một người như vậy cũng có một trái tim trong sạch. Hãy tưởng tượng bạn đang băng qua một sa mạc. Không có nước uống và không nhìn thấy ở đâu có nước. Bạn nóng bức và mệt lã. Mỗi bước đi càng thêm khát. Bạn tuyệt vọng vì không có nước. Rồi bạn thấy một lỗ chân bò có nước, chỉ có một tí nước cạn. Nếu bạn dùng hai tay múc lên, thì nước và bùn sẽ lẫn lộn đục ngầu. Bạn chỉ còn cách là quỳ xuống, từ từ dùng miệng xuống mặt nước và hút nhè nhẹ từng chút, để cho bùn khỏi bị quậy lên. Cho dù trong một chút nước đục đầy bụi đất, ta vẫn có thể tìm thấy một chút nước trong nếu biết khéo léo và kiên nhẫn. Và bạn có thể giải cơn khát chết người đó. Tương tự vậy, nếu bạn kiên nhẫn và cố gắng từng chút, bạn có thể tìm thấy lòng tốt bên trong một người cho dù hành động và thái độ bên ngoài người ấy không còn một chút lương tri.
But what if a person’s words are cruel and her actions too are unkind? Is she rotten through and through? Even a person like this may have a pure heart. Imagine you have been walking through a desert. You have no water with you, and there is no water anywhere around. You are hot and tired. With every step, you become thirstier and thirstier. You are desperate for water. Then you come across a cow’s footprint. There is water in the footprint, but not much because the footprint is not very deep. If you try to scoop up the water with your hand, it will become very muddy. You are so thirsty, you kneel down and bend over. Very slowly, you bring your mouth to the water and sip it, very carefully so as not to disturb the mud. Even though there is dirt all around, the little bit of water is still clear. You can quench your thirst. With similar effort, we can find a good heart even in a person who seems totally without redemption.
Trung Tâm Thiền tôi thường đến dạy nằm trên những ngọn đồi cao ở vùng quê thuộc West Virginia nước Mỹ. Khi chúng tôi mới mở trung tâm, có một người sống bên dưới chân đồi, ông ta rất là không thân thiện. Lúc mới lập thiền viện, tôi thường đi bách bộ rất lâu mỗi ngày. Mỗi khi tôi gặp người đàn ông đó, tôi vẫy tay chào, nhưng ông ấy chỉ nhăn mặt nhìn tôi và chẳng hề chào lại. Dù vậy, tôi vẫn luôn luôn đưa tay chào và nghĩ tốt về ông ta, và mong gửi tâm từ đến ông. Tôi không bỏ cuộc. Một năm sau ông ta thay đổi, ông ta hết nhăn mặt nhìn tôi. Tôi cảm thấy tuyệt vời. Việc thực hành tâm từ luôn mang lại kết quả.
The meditation center where I most often teach is in the hills of the West Virginia countryside. When we first opened our center, there was a man down the road who was very unfriendly. I take a long walk every day, and, whenever I saw this man, I would wave to him. He would just frown at me and look away. Even so, I would always wave and think kindly of him, sending him metta. I was not phased by his attitude; I never gave up on him. Whenever I saw him, I waved. After about a year, his behavior changed. He stopped frowning. I felt wonderful. The practice of loving friendliness was beginning to bear fruit.
Một năm nữa sau đó, điều kỳ diệu lại xảy ra. Khi tôi đi bộ và chào ông ta lái xe qua, tôi thấy ông ta đưa một ngón tay từ trên vô-lăng lái xe để chào lại tôi. Tôi lại thấy thực tập tâm từ lại có kết quả. Một năm nữa sau đó, tôi thấy ông ta đưa cả hai ngón tay từ vô-lăng để chào tôi. Một năm sau nữa, tôi lại thấy ông ta đưa cả bốn ngón tay khỏi vô-lăng để chào tôi cùng lúc tôi chào ông. Thời gian sau, mỗi khi gặp tôi, ông ta đưa cả bàn tay ra khỏi vô-lăng và vẫy chào tôi.
After another year, when I passed him on my walk, something miraculous happened. He drove past me and lifted one finger off the steering wheel. Again, I thought, “Oh, this is wonderful! Loving friendliness is working.” And yet another year passed as, day after day, I would wave to him and wish him well. The third year, he lifted two fingers in my direction. Then the next year, he lifted all four fingers off the wheel. More time passed. I was walking down the road as he turned into his driveway. He took his hand completely off the steering wheel, stuck it out the window, and waved back to me.
Các bạn biết không, một ngày nọ, tôi thấy người đàn ông đó đang đậu xe bên con đường rừng. Tôi đến gần chào và hỏi thăm về chuyện thời tiết. Cuộc nói chuyện qua lại, tôi mới biết rằng nhiều năm trước ông ta bị một tai nạn khủng khiếp, một cây to ngã đè xuống xe của ông. Hầu hết xương của ông đều bị gãy và ông bị hôn mê bất tỉnh một thời gian. Lần đầu tiên tôi gặp ông lái xe qua, lúc đó ông mới vừa hồi phục chút ít. Ông ta không đưa tay chào lại tôi không phải vì ông xấu xa hẹp hòi, mà vì ông ta không thể cử động ngón tay của mình được!. Nếu tôi bỏ cuộc, thì có lẽ cả đời tôi chẳng biết được ông là một người tốt bụng. Một ngày nọ khi tôi đang đi giảng đạo ở xứ khác, ông ta đã đích thân đến thiền viện để hỏi thăm tôi. Ông ta đã lo lắng cho tôi vì lâu ông không gặp tôi. Bây giờ, chúng tôi trở thành những người bạn.
One day, not long after that, I saw this man parked on the side of one of the forest roads. He was sitting in the driver’s seat smoking a cigarette. I went over to him and we started talking. First we chatted just about the weather and then, little by little, his story unfolded: It turns out that, several years ago, he had been in a terrible accident—a tree had fallen on his truck. Almost every bone in his body had been broken, and he was left in a coma for some time. When I first started seeing him on the road, he was only beginning to recover. It was not because he was a mean person that he did not wave back to me; he did not wave back because he could not move all his fingers! Had I given up on him, I would never have known how good this man is. One day, when I had been away on a trip, he actually came by our center looking for me. He was worried because he hadn’t seen me walking in a while. Now we are friends.
Thực Tập Tâm Từ
PRACTICING LOVING FRIENDLINESS
Phật đã nói rằng: "Sau khi dùng tâm quan sát toàn bộ thế gian, ta không thấy có ai thương yêu người khác hơn chính mình. Vì vậy, những người yêu thương bản thân mình thì có thể tu tập tâm từ nàyHãy tu tập tâm từ với chính bản thân mình trước, với tâm nguyện sau này chia sẻ tâm từ đó với người khác. Hãy yêu quý bản thân mình. Phát triển cảm giác này. Hết mực tử tế tốt và tốt bụng với chính mình. Hãy tự hài lòng với bản thân mình. Hãy an lạc với những thiếu sót của mình. Nâng niu cả những khuyết điểm yếu kém của mình. Hãy nhẹ nhàng và bỏ qua mọi thứ, chấp nhận mình như mình đang là. Nếu có ý nghĩ nào như kiểu 'tại sao mình như vậy', thì hãy buông bỏ và để nó tự biến đi. Luôn tạo cảm giác tốt bụng và tử tế một cách sâu sắc. Hãy yêu thương bản thân mình. Hãy để sức mạnh của tâm từ thấm vào thân-tâm của bạn. Hãy thả mình vào sự ấm áp và lan tỏa của nó. Mở rộng tâm từ này đến những người thân yêu của mình, đến mọi người bạn chưa quen hay không yêu không ghét - thậm chí đối với những người thù ghét bạn!
The Buddha said, “By surveying the entire world with my mind, I have not come across anyone who loves others more than himself. Therefore one who loves himself should cultivate this loving friendliness.” Cultivate loving friendliness toward yourself first, with the intention of sharing your kind thoughts with others. Develop this feeling. Be full of kindness toward yourself. Accept yourself just as you are. Make peace with your shortcomings. Embrace even your weaknesses. Be gentle and forgiving with yourself as you are at this very moment. If thoughts arise as to how you should be such and such a way, let them go. Establish fully the depth of these feelings of goodwill and kindness. Let the power of loving friendliness saturate your entire body and mind. Relax in its warmth and radiance. Expend this feeling to your loved ones, to people you don’t know or feel neutrally about—and even to your adversaries!
Hãy nguyện cho tất cả mỗi người chúng ta sẽ thấy được tâm mình không còn bị tham, sân, ác cảm, ganh ghét và sợ hãi. Nguyện cho ý nghĩ từ ái bao trùm hết chúng ta. Nguyện cho mỗi tế bào, mỗi giọt máu, mỗi phân tử, mỗi nguyên tử trong thân tâm chúng ta được tràn đầy ý nghĩ từ ái. Nguyện thân chúng ta thư thái. Nguyện tâm chúng ta được thư thái. Nguyện cho thân và tâm chúng ta tràn đầy ý nghĩ từ tâm. Nguyện cho sự bình an và tĩnh lặng của tâm từ thấm nhuần toàn thể con người chúng ta.
Let each and every one of us imagine that our minds are free from greed, anger, aversion, jealousy, and fear. Let the thought of loving friendliness embrace us and envelop us. Let every cell, every drop of blood, every atom, every molecule of our entire bodies and minds be charged with the thought of friendliness. Let us relax our bodies. Let us relax our minds. Let our minds and bodies be filled with the thought of loving friendliness. Let the peace and tranquillity of loving friendliness pervade our entire being.
Nguyện cho tất cả chúng sinh thập phương trên thế gian sẽ có được lòng tốt. Nguyện cho họ sẽ được hạnh phúc, may mắn, tử tế và có được bạn bè tốt biết chăm sóc lẫn nhau. Nguyện cho tất cả chúng sinh khắp nơi được tràn đầy cảm giác từ tâm — nhiều, cao quý và vô lượng. Cầu mong họ sẽ hết thù hận, hết đau đớn và không còn sợ hãi. Cầu mong cho tất cả sống hạnh phúc.
May all beings in all directions, all around the universe, have good hearts. Let them be happy, let them have good fortune, let them be kind, let them have good and caring friends. May all beings everywhere be filled with the feeling of loving friendliness—abundant, exalted, and measureless. May they be free from enmity, free from affliction and anxiety. May they live happily.
Cũng như khi chúng ta tập đi bộ, chạy bộ hay bơi lội để làm săn chắc cơ thể, việc thực tập tâm từ giúp trái tim ta khỏe mạnh. Ngay lúc đầu, nó có thể như là cái máy. Nhưng nếu bạn kết hợp với những ý nghĩ tâm từ nhiều lần, nó sẽ trở thành thói quen, thói quen tốt. Đến một lúc, trái tim bạn sẽ mạnh mẽ hơn và sự đáp ứng bằng tâm từ sẽ trở nên tự động. Khi trái tim ta càng mạnh mẽ, chúng ta càng có thể nghĩ tốt và nhân ái đối với những người khó chịu nhất.
Just as we walk or run or swim to strengthen our bodies, the practice of loving friendliness on a regular basis strengthens our hearts. At first it may seem as if you are only going through the motions. But by associating with thoughts of
metta over and over, it becomes a habit, a good habit. In time, your heart grows stronger, and the response of loving friendliness becomes automatic. As our hearts become stronger, even toward difficult people we can think kind and loving thoughts.
Cầu mong cho những người thù ghét mình được khỏe mạnh, hạnh phúc, và an lạc. Cầu mong cho hiểm nguy, khó khăn hay đau khổ đừng đến với họ. Cầu mong cho họ sẽ luôn thành công.
May my adversaries be well, happy, and peaceful. May no harm come to them, may no difficulty come to them, may no pain come to them. May they always meet with success.
“Thành công ư?”, một số người hỏi rằng làm sao chúng ta có thể cầu mong điều lành cho kẻ thù của mình; nếu họ vẫn đang rắp tâm hãm hại mình?. Khi chúng ta nguyện cho kẻ thù thành công, không có nghĩa là mong họ có những thành công phàm tục hay thành công trong những việc làm trái đạo đức và luân lý; chúng ta chỉ có nghĩa là họ thành công về mặt tâm linh. Vì kẻ thù của ta chưa hề có gì về mặt tâm linh. Nếu họ thành công về mặt tâm linh đạo đức, họ đã không tiếp tục hãm hại chúng ta.
“Success?” some people ask. “How can we wish our adversaries success? What if they’re trying to kill me?” When we wish success for our adversaries, we don’t mean worldly success or success in doing something immoral or unethical; we mean success in the spiritual realm. Our adversaries are clearly not successful spiritually; if they were successful spiritually, they would not be acting in a way that causes us harm.
Khi chúng ta nguyện như vậy, có nghĩa chúng ta "Cầu mong cho kẻ thù không còn sân hận, tham lam và ganh ghét. Cầu mong cho họ bình tâm, sung sướng và hạnh phúc". Tại sao người ta phải tàn bạo hay xấu bụng?. Chắc có lẽ họ đã bị lớn lên trong những hoàn cảnh thiếu may phúc. Có khi hoàn cảnh sống của họ đưa đẩy họ đến những việc ác đó. Phật dạy chúng ta nghĩ đến những kẻ thù hung ác như cách chúng ta nghĩ về những người đang bệnh nặng. Họ rất đáng thương. Chẳng ai đi ghét giận hay bực tức với những người đang bệnh nặng. Hay chúng ta nên thông cảm và xót thương họ. Có lẽ thậm chí còn hơn những người mình yêu quý, những kẻ thù đáng để cho ta đối xử tử tế, bởi vì sự đau khổ của họ thậm chí lớn nặng hơn nhiều so với đau khổ của người khác. Vì vậy, chúng ta hãy tập tu dưỡng những ý nghĩ tốt về kẻ thù. Cho họ một chỗ trong trái tim mình, như những người thân yêu nhất.
Whenever we say of our adversaries, “May they be successful,” we mean: ”May my enemies be free from anger, greed, and jealousy. May they have peace, comfort, and happiness.” Why is somebody cruel or unkind? Perhaps that person was brought up under unfortunate circumstances. Perhaps there are situations in that person’s life we don’t know about that cause him or her to act cruelly. The Buddha asked us to think of such people the same way we would if someone were suffering from a terrible illness. Do we get angry or upset with people who are ill? Or do we have sympathy and compassion for them? Perhaps even more than our loved ones, our adversaries deserve our kindness, for their suffering is so much greater. For these reasons, without any reservation, we should cultivate kind thoughts about them. We include them in our hearts just as we would those dearest to us.
Cầu mong cho những người đã hãm hại mình sẽ không cỏn tham lam, sân hận, ác cảm, hận thù, ghen tỵ và sợ hãi. Mong cho những ý nghĩ từ ái sẽ bao trùm lấy họ. Nguyện cho ý nghĩ từ ái bao trùm hết chúng ta. Nguyện cho mỗi tế bào, mỗi giọt máu, mỗi phân tử, mỗi nguyên tử trong thân tâm của họ được tràn đầy ý nghĩ từ tâm. Nguyện cho thân họ thư thái. Nguyện cho tâm họ thư thái. Nguyện cho sự bình an và tĩnh lặng của tâm từ thấm nhuần toàn thể con người của họ.
May all those who have harmed us be free from greed, anger, aversion, hatred, jealousy, and fear. Let these thoughts of loving friendliness embrace them, envelop them. Let every cell, every drop of blood, every atom, every molecule of their entire bodies and minds be charged with thoughts of friendliness. Let them relax their bodies. Let them relax their minds. Let the peace and tranquillity pervade their entire being.
Thực tập tâm từ có thể thay đổi những thói quen nghĩ tiêu cực của chúng ta trở thành những thói quen nghĩ tích cực. (Chúng ta không còn thói quen nghĩ xấu người khác, mà luôn có thói quen nghĩ tốt về mọi người). Khi thực tập tâm từ, tâm chúng ta cũng tràn đầy niệm an lạc và hạnh phúc. Chúng ta được thư thái. Chúng ta trở nên nhẹ nhàng và dễ tập trung tâm [dễ đạt định]. Khi tâm chúng ta trở nên tĩnh lặng và an lạc, thì sự thù ghét, sân hận, tức giận cũng phai biến mất. Nhưng tâm từ không phải chỉ giới hạn trong những ý nghĩ. Chúng ta phải thể hiện ra lời nói và hành động. Chúng ta không thể nào tu dưỡng tâm từ khi sống một mình, tách khỏi xã hội và thế giới.
Practicing loving friendliness can change our habitual negative thought patterns and reinforce positive ones. When we practice metta meditation, our minds will become filled with peace and happiness. We will be relaxed. We gain concentration. When our mind becomes calm and peaceful, our hatred, anger, and resentment fade away. But loving friendliness is not limited to our thoughts. We must manifest it in our words and our actions. We cannot cultivate loving friendliness in isolation from the world.
Bạn có thể bắt đầu nghĩ những ý nghĩ tử tế về mọi người bạn tiếp xúc hàng ngày. Nếu bạn có chánh niệm, bạn có thể tỉnh giác làm việc này trong từng giây phút khi tiếp xúc. Mỗi khi bạn gặp một người nào, hãy nghĩ rằng, cũng giống như bạn, người đó cũng muốn có hạnh phúc và muốn tránh khỏi khổ đau. Tất cả chúng ta đều giống nhau như vậy. Tất cả mọi chúng sinh đều như vậy. Ngay cả một con côn trùng nhỏ bé nhất cũng biết co mình lại để né tránh nguy hiểm.
You can start by thinking kind thoughts about everyone you have contact with every day. If you have mindfulness, you can do this every waking minute with everyone you deal with. Whenever you see someone, consider that, like yourself, that person wants happiness and wants to avoid suffering. We all feel that way. All beings feel that way. Even the tiniest insect recoils from harm.
Chúng ta ai cũng biết được điều đó, và khi chúng ta nhân ra cái "điểm chung”, chúng ta mới hiểu mình được nối kết một cách gần gũi với mọi người và mọi loài chúng sinh như thế nào!. Người phụ nữ đứng sau quầy tính tiền, người đàn ông lái xe qua mặt trên xa lộ, đôi bạn trẻ đang dắt nhau qua đường, người đàn ông già đang rải thức ăn những con chim. Mỗi khi bạn gặp hay thấy bất cứ ai, hay chúng sinh nào, hãy tâm niệm "điểm chung" đó trong tâm mình. Hãy cầu chúc cho họ được hạnh phúc, bình an và khỏe mạnh. Đây là việc thực hành giúp thay đổi cuộc sống của bạn và cuộc sống của những người xung quanh bạn.
(Nghe như chuyện đâu đâu dành cho những người đa cảm hay quá rảnh rang. Nhưng không phải vậy: (i) bạn đang tập luyện tâm từ. (ii) Tâm từ mang lại nhiều lợi lạc cho đời sống thân tâm của bạn, như đã nói trên. (iii) Và quan trọng, tâm từ giúp cho việc tu thiền của bạn được thành công. Nó cũng là những viên đá lót trên con đường hàng ngày để đi đến mục tiêu của việc tu hành. (iv) Nó là một trong bốn tâm cao quý vô lượng mà Đức Phật đã định nghĩa và khuyên dạy).
When we recognize that common ground, we see how closely we are all connected. The woman behind the checkout counter, the man who passes you on the expressway, the young couple walking across the street, the old man in the park feeding the birds. Whenever you see another being, any being, keep this in mind. Wish for them happiness, peace, and wellbeing. It is a practice that can change your life and the lives of those around you.
Đầu tiên, bạn có thể sẽ gặp nhiều sự ngượng ngùng hay kháng cự đối với việc thực tập này. Cứ như là việc làm bị ép buộc, miễn cưỡng. Dường như ta cảm thấy mình không thể làm cho mình nghĩ theo những cách nghĩ như vậy. Điều đó chỉ do bởi vì chúng ta thường cảm thấy rằng ta chỉ dễ dàng nhân từ với một số người và khó nhân từ với những người khác. Ví dụ, trẻ thơ thường làm cho chúng ta yêu mến ngay một cách tự nhiên, trong khi những người lớn khác, đủ mọi thành phần, thì khó làm cho ta mở lòng từ ái hay quý mến ngay được. Hãy quan sát thói quen này của tâm. (Đây cũng là một thói tâm). Học cách nhận biết những cảm xúc hay tình cảm không tốt và tiêu cực; và bắt đầu dẹp bỏ chúng. Bằng sự chánh niệm quan sát, chúng ta có thể dần dần thay đổi thói tâm phản ứng và suy nghĩ của mình đối với người khác.
At first, you may experience resistance to this practice. Perhaps the practice seems forced. Perhaps you feel unable to bring yourself to feel these kinds of thoughts. Because of experiences in your own life, it may be easier to feel loving friendliness for some people and more difficult for others. Children, for example, often bring out our feelings of loving friendliness quite naturally; while with others, it may be more difficult. Watch the habits in your mind. Learn to recognize your negative emotions and start to break them down. With mindfulness, little by little you can change your responses.
Việc chuyển gửi ý nghĩ tâm từ cho người khác có thực sự thay đổi họ không?. Việc thực hành tâm từ có thay đổi được thế giới không?. Việc truyền gửi tâm từ cho người khác ở xa hay những người không quen biết có tác động hay không thì ta không thể biết ngay, nhưng ta có thể biết được tác động của tâm từ đến sự bình an của chính mình. Điều quan trọng là sự chân thành trong tâm niệm bạn mong cầu hạnh phúc cho những người khác. Thật sự vậy, tác động sẽ có ngay lập tức. Cách duy nhất để bạn biết được điều này là hãy thực tập và tự mình biết được.
Does sending someone thoughts of loving friendliness actually change the other person? Can practicing loving friendliness change the world? When you are sending loving friendliness to people who are far away or people you may not even know, of course, it is not possible to know the effect. But you can notice the effect that practicing loving friendliness has on your own peace of mind. What is important is the sincerity of your own wish for the happiness of others. Truly, the effect is immediate. The only way to find this out for yourself is to try it.
Thực hành tâm từ không có nghĩa là chúng ta bỏ qua những hành động bất thiện của người khác. Nó có nghĩa là chúng ta phải đáp lại những hành động đó một cách đúng đắn. Thời Phật còn sống có một hoàng tử tên là Abharaja Kumara. Một lần nọ, Hoàng tử đến gặp Phật và hỏi Phật rằng Phật có bao giờ nói lời gắt gỏng hay nặng nhẹ với người khác hay không. Lúc này, Hoàng tử cũng đang ngồi bồng một đứa con trên đùi của mình. Phật hỏi rằng: "Này hoàng tử, nếu đứa bé này lỡ bỏ một miếng gỗ vào trong miệng của nó, Hoàng tử sẽ làm gì?". Hoàng tử trả lời rằng, nếu xảy ra chuyện đó, ông sẽ giữ chặt đứa bé bằng hai chân và dùng ngón tay để mốc lấy miếng gỗ ra, cho dù có làm chảy máu miệng của con mình.
Practicing metta does not mean that we ignore the unwholesome actions of others. It simply means that we respond to such actions in an appropriate way. There was a prince named Abharaja Kumara. One day he went to the Buddha and asked whether the Buddha was ever harsh to others. At this time the prince had his little child on his lap. “Suppose, Prince, this little child of yours were to put a piece of wood in his mouth, what would you do?” asked the Buddha. “If he put a piece of wood in his mouth, I would hold the child very tightly between my legs and put my crooked index finger in his mouth. Though he might be crying and struggling in discomfort, I would pull the piece of wood out even if he bleeds,” said the prince.
"Tại sao Hoàng tử làm vậy?"
"Bởi vì tôi yêu thương con tôi. Tôi muốn cứu giữ mạng sống của nó".
“Because I love my child. I want to save his life,” was his reply.
"Cũng vậy, này Hoàng tử, đôi khi ta phải dùng một số lời nặng nhẹ với các đệ tử của tôi, không phải vì sự hung dữ, mà vì tình yêu thương của ta dành cho họ", Phật trả lời.
Nhiều lúc Phật có trách rầy những đệ tử của mình chẳng qua đó là lòng từ bi của Phật mong muốn những đệ tử nỗ lực tu tập để mong có ngày chứng ngộ sự giải thoát.
“Similarly, Prince, sometimes I have to be harsh on my disciples not out of cruelty, but out of love for them,” said the Buddha. Loving friendliness, not anger, motivated his actions.
Đức Phật lịch sử đã dạy cho chúng ta năm công cụ rất căn bản để chúng ta đối xử với mọi người một cách tốt bụng và tử tế. Đó là Năm Giới Hạnh về đạo đức. Nhiều người cho rằng những luân lý đạo đức sẽ giới hạn sự tự do của mọi người, nhưng thật ra thì những giới hạnh đó giúp chúng ta tự do. Những giới hạnh đạo đức, nếu thực hành, sẽ giúp chúng ta được tự do khỏi những khổ đau mà chúng ta có thể gây ra cho mình và mọi người, bởi vì nhiều lúc chúng ta có thể hành động một cách không tốt lành. Những hướng dẫn của Năm Giới Hạnh tập cho chúng ta bảo vệ mọi người khỏi nguy hại và những điều không muốn (ít nhất là nguy hại từ chúng ta có thể gây ra cho họ); và bằng cách bảo vệ mọi người, chúng ta bảo vệ được chính bản thân mình. Năm Giới giúp chúng ta kiêng cữ và từ bỏ những việc bất thiện như sát sinh, ăn cắp, tà dâm, nói láo hay nói lời không tốt đẹp, và dùng những chất độc hại (như rượu, bia, ma túy...) dẫn đến những hành động mất lý trí.
The Buddha provided us with five very basic tools for dealing with others in a kindhearted way. These tools are the five precepts. Some people think of morality as restrictions on freedom, but in fact, these precepts liberate us. They free us from the suffering we cause ourselves and others when we act unkindly. These guidelines train us to protect others from harm; and, by protecting others, we protect ourselves. The precepts caution us to abstain from taking life, from stealing, from sexual misconduct, from speaking falsely or harshly, and from using intoxicants that cause us to act in an unmindful way.
Việc phát triển chánh niệm bằng cách thiền tập cũng giúp chúng ta liên hệ với người khác bằng tâm từ. Khi ngồi thiền, quan sát tâm chúng ta khi có sự thích hay sự ghét khởi sinh. Chúng ta tự dạy chính mình cách thư giãn và buông thả khi những tâm đó khởi sinh. Chúng ta học và nhìn thấy được rằng sự dính mắc (thích) và sự ác cảm (ghét) chỉ là những trạng thái nhất thời của tâm, và chúng ta cứ để cho chúng biến đi. Thiền giúp chúng ta nhìn vào thế giới trong ánh sáng mới và giúp cho ta lối thoát khỏi nó. Chúng ta càng thực tập sâu hơn, thì những kỹ năng càng được phát triển mạnh mẽ và thiện xảo hơn.
Developing mindfulness through the practice of meditation also helps us relate to others with loving friendliness. On the cushion, we watch our minds as liking and disliking arise. We teach ourselves to relax our mind when such thoughts arise. We learn to see attachment and aversion as momentary states, and we learn to let them go. Meditation helps us look at the world in a new light and gives us a way out. The deeper we go in our practice, the more skills we develop.
Khi chúng ta giận ai, chúng ta thường bám vào khía cạnh nào đó của người đó. Thông thường, chỉ cần một hay hai giây phút cũng đủ buông ra những lời cáu gắt, một cái liếc nhìn, một hành động thiếu suy nghĩ. Trong tâm chúng ta, người đó là thứ bỏ đi. Chúng ta chỉ chú tâm đến phần rất nhỏ của người đó, mà không còn để ý những phần thân tâm khác tạo nên cả con người đó. Phần rất nhỏ làm chúng ta tức giận. (Chẳng hạn, trong một người có nhiều tính cách, nhưng tính cách hay nói thật và hay vạch ra những yếu kém của ta thì thường làm ta tức giận với người đó, cho dù người đó có hàng trăm tính cách tốt đẹp khác.)
When we are angry with someone, we often latch on to one particular aspect of that person. Usually it’s only a moment or two, enough for a few harsh words, a certain look, a thoughtless action. In our minds, the rest of that person drops away. All that is left is the part that pushed our buttons. When we do this, we are isolating one miniscule fraction of the whole person as something real and solid. We are not seeing all the factors and forces that shaped that person. We focus on only one aspect of that person—the part that made us angry.
Trong nhiều năm, tôi đã nhận được nhiều thư từ từ những người tù, họ đang tìm học Giáo lý của Đức Phật. Một số họ đã phạm trọng tội, như giết người. Và bây giờ họ nhìn mọi sự một cách khác đi và muốn thay đổi cuộc đời mình. Trong đó có một lá thư viết một cách đầy trí tuệ hiểu biết, và nó đã thực sự làm xúc động lòng tôi. Trong đó, anh ta kể lại chuyện những tù nhân khác luôn luôn la ó và chế nhạo người cai tù mỗi khi ông ta xuất hiện. Một người bạn tù của anh ta đã cố gắng giải thích với những người tù kia rằng bản thân người cai tù cũng là một con người, nhưng họ không chịu nghe vì họ đang bị mù quáng bởi lòng sân giận và thù hận (đối với những người đang giam giữ mình). Tất cả những gì họ nhìn thấy là bộ đồng phục cai tù, chứ không nhìn được con người bên trong y phục đó.
Over the years, I have received many letters from prisoners who are seeking to learn the Dhamma. Some have done terrible things, even murder. And yet they see things differently now and want to change their lives. There was one letter that was particularly insightful and deeply touched my heart. In it, the writer described how the other inmates shouted and jeered whenever the guard appeared. The inmate tried to explain to the others that this guard was also a human being, but the others were blinded by hatred. All they could see, he said, was the uniform, not the man inside it.
Khi chúng ta đang giận một người, chúng ta có thể tự hỏi mình: Ta đang giận với tóc của người đó? Hay làn da của người đó? Hay răng người đó? Não hay tim của người đó? Hay tính hài hước, vui tươi của người đó? Hay sự nhẹ nhàng, lịch sự của người đó? Hay sự hào hiệp của người đó? Hay nụ cười của người đó?. Khi chúng ta dành chút thời gian để xem xét những yếu tố và tiến trình tạo nên con người ấy, thì ngay khi đó cơn giận của chúng ta đã mềm đi một chút. Bằng phương pháp chánh niệm, ta nhìn thấy rõ chúng ta và những người khác một cách rõ ràng. Sự hiểu biết sẽ giúp chúng ta quan hệ với những người khác bằng tâm từ ái. Bên trong chúng ta là cốt lõi của lòng tốt. (Nhân tri sơ tính bổn thiện, mọi người sinh ra đều có bản tính thiện lành và nhân từ). Ví dụ như trường hợp của sát thủ Angulimala trước khi gặp Phật, người ta không thể nào thấy được bản tính này bên trong ‘hắn ta’. Sự thấu hiểu tính chất "vô ngã" của con người sẽ làm dịu lỏng ta ít nhiều và giúp ta vị tha hơn đối với những hành động xấu ác của người khác!. Chúng ta học cách liên hệ mình với mọi người bằng tâm từ.
When we are angry with someone, we can ask ourselves, “Am I angry at the hair on that person’s head? Am I angry at his skin? His teeth? His brain? His heart? His sense of humor? His tenderness? His generosity? His smile?” When we take the time to consider all the many elements and processes that make up a person, our anger naturally softens. Through the practice of mindfulness, we learn to see both ourselves and others more clearly. Understanding helps us to relate to others with loving friendliness. Within each of us is a core of goodness. In some, as in the case of Angulimala, we cannot see this true nature. Understanding the concept of “noself” softens our heart and helps us forgive the unkind actions of others. We learn to relate to ourselves and others with loving friendliness.
Nhưng, ta phải làm gì nếu ai đó đánh ta, làm hại ta, hay làm tổn thương ta?. Làm gì nếu người khác sỉ nhục ta?. Thường thì người đời đều muốn trả đũa hoặc trả thù - thói thường và phản ứng của con người là vậy. Nhưng, rồi nó sẽ dẫn đến đâu?. "Hận thù không thể nào được xóa bỏ bằng hận thù", như lời của Phật được chép lại trong Kinh Pháp Cú (Dhammapada). Một phản ứng giận dữ sẽ dẫn đến sự giận dữ. (Mình hung dữ và thù ghét với người khác thì người khác càn hung dữ và thù ghét mình nhiều hơn. Mình càng muốn trả thù họ, họ càng tiếp tục thù hận mình nhiều hơn). Nếu ta phản ứng lại cơn tức giận của người khác bằng tâm từ ái, thì sự tức giận của người đó sẽ được nguôi ngoai phần nào, hay ít nhất là không tăng lên. Từ từ cơn giận sẽ phai biến.
But, what if someone hurts you? What if someone insults you? You may want to retaliate—which is a very human response. But, where does that lead? “Hatred is never appeased by more hatred,” it says in the Dhammapada. An angry response only leads to more anger. If you respond to anger with loving friendliness, the other person’s anger will not increase. Slowly it may fade away.
"Chỉ có tình thương mến mới xóa được hận thù", đó là câu tiếp theo của Kinh Pháp Cú.
“By love alone is anger appeased,” continues the verse in the Dhammapada.
Thời của Đức Phật lịch sử, có một người muốn làm kẻ thù của Phật và âm mưu giết Phật, đó là Devadatta (Đề-bà- đạt-đa); ông ta cũng chính là anh vợ của Phật khi Người còn là Thái tử Siddhatta, tức là anh của công chúa Yasodhara (Gia-du Đà-la). Người này xuất gia đi tu theo Phật, nhưng vì bất đồng quan điểm với Phật và vì lòng tham muốn lãnh đạo và thay đổi Tăng đoàn, nên ông sinh lòng thù hận Phật và muốn giết Phật. Ông cho voi dữ uống rượu và canh đúng lúc và đúng nơi Phật đang đi qua, ông thả voi điên ra để giết Phật. Mọi người đều bỏ chạy, và ai cũng kêu Phật hãy bỏ chạy khỏi voi dữ. Ngài Ananda cũng bước lên đứng ngăn voi dữ tấn công Phật, nhưng Phật bảo ngài tránh ra, vì sức người như ngài cũng không ngăn được voi dữ.
An enemy of the Buddha named Devadatta concocted a scheme to kill the Buddha. Having enraged an elephant with alcohol, Devadatta let him loose at a time and a place Devadatta knew the Buddha would be. Everyone on the road ran away. Everyone who saw the Buddha warned him to run away. But the Buddha kept on walking. His devoted companion, the Venerable Ananda, thought he could stop the elephant. When Ananda stepped in front of the Buddha to try to protect him, the Buddha asked him to step aside; Ananda’s physical strength alone surely could not stop this elephant.
Khi voi dữ đến gần Phật, nó chồm lên, hai tai dựng đứng trong cơn say điên. Đức Phật chỉ đứng im và phóng những ý nghĩ từ bi về phía con voi. Con voi ngừng lại, Phật đưa hai bàn tay ngửa về phía con voi và truyền tâm từ bi sang nó. Con voi phủ phục quỳ xuống dưới chân Phật, ngoan ngoãn như một con cừu. Lòng từ bi đã chinh phục được sự hung dữ dã man của một con vật đang trong cơn điên tiếc.
When the elephant reached the Buddha, his head was raised, his ears were upright and his trunk was lifted in a mad fury. The Buddha simply stood in front of him and radiated loving, compassionate thoughts toward the animal—and the elephant stopped in his tracks. The Buddha gently raised his hand up with his palm toward the beast, sending him waves of loving friendliness. The elephant knelt down before him, gentle as a lamb. With the power of loving friendliness alone, the Buddha had subdued the raging animal.
Sự phản ứng tức giận đối với những tức giận, thù hận đối với thù hận, là kiểu phản ứng có điều kiện; do điều kiện tác động mà có; thứ đó là do học hỏi, do bắt chước hay do bị nhiễm thói phàm trần chứ không phải đơn thuần là bản năng. Nếu chúng ta được nuôi dạy từ nhỏ và có được tính nhẫn nhục, tốt bụng, và nhẹ nhàng, thì tâm từ đã trở thành một phần trong cuộc sống của ta. Nó đã trở thành một thói quen. Nếu không, nếu chúng ta (bị) lớn lên trong môi trường xấu, hoặc luôn nhìn thấy những thói đời xấu xa, tranh đấu và bạo lực, thì chúng ta chỉ toàn có thói quen luôn tức giận. Nhưng, nhưng mà ngay khi chúng ta đã là người lớn, chúng ta vẫn luôn cỏn cơ hội thay đổi thói quen phản ứng của chúng ta. Chúng ta có thể tu tập để phản ứng và đối xử theo một cách khác.
The response of anger to anger is a conditioned response; it is learned rather than innate. If we have been trained from childhood to be patient, kind, and gentle, then loving friendliness becomes part of our life. It becomes a habit. Otherwise anger becomes our habit. But even as adults, we can change our habitual responses. We can train ourselves to react in a different way.
Một câu chuyện khác trong đời Đức Phật, nó có thể dạy cho chúng ta cách ứng xử lại những lời sỉ nhục hay chửi bới từ những người xấu. Những kẻ đối đầu với Đức Phật đã cho tiền một kỹ nữ tên là Cinca đến chửi bới và làm nhục Phật. Cinca cột một bó đũa, (một cách nào đó), bên dưới lớp áo dày và giả như mình đang mang bầu. Khi Phật đang thuyết giảng cho hàng trăm người, cô ta đến đến trước mặt và chửi Phật là người giả dạng thánh nhân và vu oan cho Phật đã làm cho cô ta có bầu. Đức Phật không tức giận hay ghét cô ta, mà bình tĩnh nói với cô ta rằng: "Này chị kia, chỉ có chị và tôi là biết rõ chuyện gì là có thực hay không". Cinca ngạc nhiên thái độ ôn hòa của Phật và thấy mình chùn xuống. Cô ta ngạc nhiên định quay đi và bị vấp ngã. Những sợi dây buộc bó đũa bị bung ra và làm rơi đũa ra. Mọi người đều thấy âm mưu của cô. Một số người đòi đánh phạt cô ta. Nhưng Phật nói rằng: "Không, đó không phải là cách các người đối xử với cô ta. Chúng ta phải giúp cô ta hiểu biết được Giáo pháp. Đó là 'hình phạt’ hữu ích nhất". Sau khi Phật giảng dạy Giáo pháp cho cô ta, toàn bộ cá tính của cô ta đã thực sự thay đổi. Cô ta trở nên nhẹ nhàng, tử tế và đầy tình thương.
There is another story from the Buddha’s life that teaches us how to respond to insults and harsh words. The Buddha’s rivals had bribed a prostitute named Cinca to insult and humiliate the Buddha. Cinca tied a bunch of sticks to her belly underneath her rough clothes in order to look like she was pregnant. While the Buddha was delivering a sermon to hundreds of people, she came right out in front of him and said, “You rogue. You pretend to be a saint preaching to all these people. But look what you have done to me! I am pregnant because of you.” Calmly, the Buddha spoke to her, without anger, without hatred. With his voice full of loving friendliness and compassion, he said to her, “Sister, you and I are the only ones who know what has happened.” Cinca was taken aback by the Buddha’s response. She was so shocked that on the way back she stumbled. The strings that were holding the bundle of sticks to her belly came loose. All the sticks fell to the ground, and everyone realized her ruse. Several people in the audience wanted to beat her, but the Buddha stopped them. “No, no. That is not the way you should treat her. We should help her understand the Dhamma. That is a much more effective punishment.” After the Buddha taught her the Dhamma, her entire personality changed. She too became gentle, kind, and compassionate.
Khi ai đó cố làm chúng ta tức giận hay làm chuyện gì tổn thương chúng ta, chúng ta hãy cố nghĩ những ý nghĩ tâm từ về người đó. Đức Phật nói rằng: "Một người mà lúc nào cũng tràn đầy những ý nghĩ từ tâm thì người ấy vững vàng như trái đất." Ai muốn làm trái đất biến mất, muốn đào bới bằng cuốc xẻng để hết đất thì chỉ là những hành động vô ích và vô vọng. Dù có đào một kiếp, thậm chí hàng ngàn tỷ kiếp, thì cũng chẳng hề làm trái đất mất đi. Trái đất vẫn còn đó, không bị ảnh hưởng gì, không bị yếu giảm đi chút nào. (Như vậy, tâm từ đích thực là vô cùng mạnh mẽ!). Cũng giống như trái đất, một người đầy lòng từ tâm thì không bao giờ bị lung lạc hay bị sốc nổi bởi sự sân giận. (Thật vậy, người hiền lành và nhân ái thì họ ít khi nào nổi giận, bực tức hay thù ghét. Đây là mức độ tương đối: đáng khen và đáng quý. Một người đích thực từ tâm thì không bao giờ nổi giận, bực tức hay thù ghét. Đây là mức độ tuyệt vời: xuất chúng, đáng mơ ước).
When someone tries to make you angry or does something to hurt you, stay with your thoughts of loving friendliness toward that person. A person filled with thoughts of loving friendliness, the Buddha said, is like the earth. Someone may try to make the earth disappear by digging at it with a hoe or an ax, but that is a futile act. No amount of digging—not in one lifetime or many lifetimes— makes the earth vanish. The earth remains, unaffected, undiminished. Like the earth, a person full of loving friendliness is untouched by anger.
Một câu chuyện khác về Đức Phật lịch sử (theo Kinh "Akkosina Sutta"): có một người Bà-la-môn tên là Akkosina; cái tên có nghĩa là "không tức giận". Nhưng thực tế thì ngược lại: ông này luôn luôn tức giận. Khi ông ta nghe người ta nói là Phật không bao giờ tức giận với ai, ông ta bèn đến gặp Phật để thử. (Ông tức giận ngay cả chỉ vì cái chuyện ông nghe được là có người không tức giận!). Ông đến chửi rủa Phật, gọi Phật bằng những từ ngữ thô tục và xấu xa nhất. Sau một tràng chửi rủa của ông này, Phật mới hỏi rằng ông ta có họ hàng, người thân và bạn bè và ông ta có đến chơi thăm nhà ông không. Ông ta trả lời "Có". Và Phật hỏi tiếp rằng ông ta có hay gói quà biếu như bánh trái hay đồ ăn để cho họ mang về hay không?. Ông trả lời "Có". Phật hỏi ông ta:
"Này Bà-la-môn, nếu họ không nhận quà biếu đó, thì ai sẽ nhận?"
"Nếu họ không nhận, thì tôi sẽ nhận lại chứ còn ai nữa, này ông Cồ-đàm".
In another story from the Buddha’s life, there was a man named Akkosina, whose name means “not getting angry.” But in fact, this man was exactly the opposite: he was always getting angry. When he heard that the Buddha never got angry with anyone, he decided to visit him. He went up to the Buddha and scolded him for all sorts of things, insulting him and calling him awful names. At the end of his tirade, the Buddha asked this man if he had any friends and relatives. “Yes,” he replied. “When you visit them, do you take them gifts?” “Of course,” said the man. “I always bring them gifts.” “What happens if they don’t accept your gifts,” the Buddha asked. “Well, I just take them home and enjoy them with my own family.”
"Cũng vậy, này Bà-la-môn, ông nhục mạ chúng tôi, những người không nhục mạ (ông), ông tức giận với chúng tôi, những người không tức giận (ông), ông cải vã với chúng tôi, những người không cãi vã gì (với ông). Tất cả những gì ông đã nói thì chúng tôi không nhận lấy. Tất cả là của ông, này Bà-la-môn, ông nhận lại; tất là thuộc về ông."
Bằng sự nhẫn nhục, trí tuệ, và lòng từ tâm, Đức Phật đã khuyên dạy chúng ta thay đổi cách nghĩ về những 'món quà' bất nhã và sự chọc tức đó đến với chúng ta, thay vì chúng ta chỉ lập tức phản ứng lại bằng sự tức giận và thù ghét theo cái thói quen đầy tính ‘chiến đấu’ của chúng ta.
“And likewise,” said the Buddha, “You have brought me a gift today that I don’t accept. You may take that gift home to your family.” With patience, wit, and loving friendliness, the Buddha invites us to change how we think about the “gift” of angry words.
Nếu chúng ta chịu đối đáp lại những lời nói xấu, lời chửi bới, sự sỉ nhục hay lời gây tức giận của người khác bằng sự chánh niệm và tâm từ, thì ta có thể hiểu được hoàn cảnh. Có thể người đó không có ý thức, hay không biết cách, hay không khéo léo về những lời nói và cách nói của mình. Có lẽ những lời lẽ khó nghe đó không phải là cố ý chọc tức hay hãm hại mình. Có lẽ những lời đó là ngây thơ và vô ý mà thôi. Có thể là cách nghĩ của chúng ta vào lúc đó là quá nhậy cảm với những lời nói đó. Có lẽ chúng ta nghe nhầm hay không hiểu rõ ý người ta muốn nói. Chúng ta nên lắng nghe và hiểu rõ những gì ai nói với mình. Nếu ta luôn luôn nỗi giận, thì ta sẽ khó mà hiểu hết được cái thông điệp hay ý nghĩa đằng sau lời nói của người khác. Cũng có thể người ta đang nói ra một điều gì đó mà bạn cần nên biết, cần nên lắng nghe. (Ví dụ như về mối nguy hại hay nhược điểm của mình).
If we respond to insults or angry words with mindfulness and loving friendliness, we are able to look closely at the whole situation. Perhaps that person did not know what he or she was saying. Perhaps the words were not meant to harm you. It may have been totally innocent or inadvertent. Perhaps it was your frame of mind at the time the words were spoken. Perhaps you did not hear the words clearly or misunderstood the context. It is also important to consider carefully what that person is saying. If you respond with anger, you will not hear the message behind the words. Perhaps that person is pointing out something you need to hear.
Ở đời, tất cả chúng ta thường xuyên gặp những người hay đụng chạm hoặc hay làm chúng ta tức giận. Ở đâu cũng có sự bon chen và tranh đấu.
(Ví dụ ở nơi công cộng, trên xe buýt, chỗ xếp hàng trả tiền hay mua vé; trong công sở, đồng nghiệp cạnh tranh nhau, nịnh chủ hại bạn; những người có tư tưởng khác với chúng ta, làm trái ý ta; những người ỷ giàu, cao ngạo; những kẻ cơ hội, bất công; những người láng giềng phòng thủ, xa lạ, không văn minh, thái độ phân biệt, thù ghét; công chức hách dịch, lộng quyền, thiên vị, tham lam, không lịch sự; và rất nhiều người có thể vu oan, hãm hại chúng ta hàng ngày vì cuộc sống tranh giành, hay chỉ vì những thói đời truyền kiếp... Rất nhiều thứ và con người trong một xã hội thiếu văn minh hay bất công có thể làm cho hàng triệu người thường bị khổ sở, tuyệt vọng, rồi buồn bực, tức giận đến thù oán. Ngay cả trong những xã hội được cho là văn minh và nề nếp cũng có nhiều thứ và nhiều người gây tức giận và phẫn nộ cho nhiều người khác. Chẳng hạn như những thói và những người mang nặng tư tưởng phân biệt giàu nghèo, giai cấp, phân biệt màu da, phân biệt tôn giáo, duy vật chất, duy lý, duy luật...)
Nếu không có sự chánh niệm và lòng từ tâm, chúng ta sẽ luôn luôn phản ứng lại bằng sự tức giận và hận thù. Bằng sự thực hành chánh niệm, chúng ta luôn có phản xạ là luôn quan sát sự phản ứng của chúng ta đối với tất cả mọi hành động và lời nói của người khác. Cũng giống như cách thức và thủ thuật khi chúng ta ngồi thiền, chúng ta có thể quan sát sự khởi sinh của sự nắm giữ tham chấp [tham, thích, muốn, khoái...] và sự ác cảm [không thích, ghét, bực, từ đẩy, chê...]. Chánh niệm cũng giống như một màn lưới an toàn giúp phòng hộ chúng ta khỏi những hành động bất thiện. Chánh niệm cho chúng ta thời gian; thời gian cho chúng ta những sự chọn lựa!. Chúng ta không nên bị cuốn theo những cảm giác hay tình cảm. Thay vì vậy, chúng ta nên phản ứng hay đối đáp lại bằng lý trí khôn ngoan hơn là sự ngu dốt si mê, hay chấp lầm.
We all encounter people who push our buttons. Without mindfulness and loving friendliness, we respond automatically with anger or resentment. With mindfulness, we can watch how our mind responds to certain words and actions. Just as we do on the cushion, we can watch the arising of attachment and aversion. Mindfulness is like a safety net that cushions us against unwholesome actions. Mindfulness gives us time; time gives us choices. We don’t have to be swept away by our feelings. We can respond with wisdom rather than delusion.
"Tâm Từ Bao Trùm"
UNIVERSAL LOVING FRIENDLINESS
Tâm từ không phải là thứ mà chúng ta cứ ngồi yên một chỗ, suy nghĩ, suy nghĩ, và suy tư về nó. Chúng ta cần phải để sức mạnh của tâm từ được chiếu sáng mỗi khi gặp gỡ hay tiếp xúc với mọi người. Tâm từ đích-thực chính là nguồn gốc căn bản đằng sau ba nghiệp thiện lành—ý nghĩ, lời nói và hành động. Với tâm từ, chúng ta nhận thức được rõ ràng những nhu cầu của người khác và giúp đỡ họ [bố thí] cách này hay cách khác trong khả năng của ta. Với những ý nghĩ từ tâm, chúng ta hoan hỷ với những thành đạt của người khác một cách ấm áp. Chúng ta cần có lòng từ tâm để có thể cùng sống và làm việc với mọi người một cách hòa đồng. Tâm từ phòng hộ cho chúng ta khỏi những khổ đau do sân giận và ganh ghét gây ra. Khi chúng ta tu dưỡng được tâm nhân-từ, tâm bi-mẫn, tâm hoan-hỷ dành cho người khác, và tâm buông xả, thì chúng ta không chỉ làm cho cuộc sống dễ chịu hơn cho những người xung quanh, mà cuộc sống của chúng ta cũng trở nên bình an và hạnh phúc. Sức mạnh của tâm từ, cũng như những hào quang mặt trời, là bao trùm khắp nơi và không thể đo lường hết được [vô lượng].
Loving friendliness is not something we do sitting on a cushion in one place, thinking and thinking and thinking. We must let the power of loving friendliness shine through every encounter with others. Loving friendliness is the underlying principle behind all wholesome thoughts, words, and deeds. With loving friendliness, we recognize more clearly the needs of others and help them readily. With thoughts of loving friendliness we appreciate the success of others with warm feeling. We need loving friendliness in order to live and work with others in harmony. Loving friendliness protects us from the suffering caused by anger and jealousy. When we cultivate our loving friendliness, our compassion, our appreciative joy for others, and our equanimity, we not only make life more pleasant for those around us, our own lives become peaceful and happy. The power of loving friendliness, like the radiance of the sun, is beyond measure.
• Ví dụ chúng ta thường ghê sợ hay khinh ghét những người phạm tội và tù nhân. Chúng ta có thể tâm niệm về họ như sau:
Cầu cho tất cả những người tù đúng tội hay bị oan, hay những người đang bị giam giữ, sẽ được bình an và hạnh phúc. Cầu mong cho họ không còn tham, sân, hận thù, ganh ghét và sợ hãi. Mong cho tâm họ tràn đầy những ý nghĩ tâm từ. Cầu mong cho sự bình an và tĩnh lặng của tâm từ sẽ thấm nhuần toàn thể thân tâm của họ.
May all those who are imprisoned legally or illegally, all who are in police custody anywhere in the world meet with peace and happiness. May they be free from greed, anger, aversion, hatred, jealousy, and fear. Let their bodies and minds be filled with thoughts of loving friendliness. Let the peace and tranquillity of loving friendliness pervade their entire bodies and minds.
• Khi gặp hay nghĩ đến cảnh những người đang bị bệnh đang nằm trong những nhà thương, chúng ta có thể tâm niệm về họ như sau:
Cầu cho tất cả những người bệnh đang chịu nhiều bệnh tật sẽ được bình an và hạnh phúc. Cầu mong cho họ mau hết khỏi những đau đớn, đau khổ, sầu não, thất vọng, bất an, và sợ hãi. Cầu mong cho những ý nghĩ tâm từ này bao trùm lấy họ, che chở họ. Cầu mong cho thân tâm họ được tràn đầy ý nghĩ tâm từ.
May all who are in hospitals suffering from numerous sicknesses meet with peace and happiness. May they be free from pain, afflictions, depression, disappointment, anxiety, and fear. Let these thoughts of loving friendliness embrace all of them, envelop them. Let their minds and bodies be filled with the thought of loving friendliness.
• Khi gặp hay nghĩ về cảnh những người mẹ đang đau đớn quằn quại và cố gắng hạ sinh một đứa con, chúng ta có thể tâm niệm về họ như sau:
Cầu cho tất cả những người mẹ đang mang nặng đẻ đau sẽ được bình an và hạnh phúc. Nguyện cho mỗi tế bào, mỗi giọt máu, mỗi phân tử, mỗi nguyên tử trong thân tâm của họ được tràn đầy ý nghĩ tâm từ.
May all mothers who are in pain delivering babies meet with peace and happiness. Let every drop of blood, every cell, every atom, every molecule of their entire bodies and minds be charged with these thoughts of friendliness.
• Khi gặp hay nghĩ về cảnh những người bị mất vợ hay chồng, phải tự mình xoay sở nuôi con một cách khổ sở thân tâm, chúng ta có thể tâm niệm về họ như sau:
Cầu cho tất cả những người bị mất vợ hay chồng sẽ được bình an và hạnh phúc. Cầu cho họ có được lòng kiên nhẫn can đảm, hiểu biết, và quyết tâm để đối diện và vượt qua những khó khăn trước mắt, những gian nan và thất bại trong đời. Nguyện cho họ được khỏe mạnh, hạnh phúc, và bình an.
May all single parents taking care of their children meet with peace and happiness. May they have the patience, courage, understanding, and determination to meet and overcome the inevitable difficulties, problems, and failures in life. May they be well, happy, and peaceful.
• Khi gặp hay nghĩ về cảnh những trẻ thơ bị người lớn hiếp đáp, đánh đập, xâm phạm hay lợi dụng, chúng ta có thể tâm niệm về các em như sau:
Cầu cho tất cả những trẻ em tội nghiệp đã bị hiếp đáp và bị xâm phạm bằng nhiều cách khác nhau trên đời sẽ gặp được sự bình an và hạnh phúc. Nguyện cho tâm của các em được tràn đầy những ý nghĩ tâm từ, bi, hỷ, xả. Cầu cho các em sẽ được thư thái. Nguyện cho trái tim của các em sẽ được mềm mại. Cầu mong cho lời nói của các em làm vui lòng mọi người. Cầu mong các em không còn sợ hãi, căng thẳng, lo lắng, và bất an.
May all children abused by adults in numerous ways meet with peace and happiness. May they be filled with thoughts of loving friendliness, compassion, appreciative joy, and equanimity. May they be gentle. May they be relaxed. May their hearts become soft. May their words be pleasing to others. May they be free from fear, tension, anxiety, worry, and restlessness.
• Khi gặp hay nghĩ về những người nắm quyền đang gây nhiều cảnh đau khổ, nghèo nàn, bất công, không dân chủ và khó khăn cho dân chúng, chúng ta có thể tâm niệm về họ như sau:
Cầu cho tất cả những người nắm quyền hành ở các nơi sẽ trở nên nhẹ nhàng, tử tế, độ lượng, và biết thương người. Cầu mong họ hiểu biết được những người bị ngược đãi, bị hiếp đáp, những người thấp cổ bé họng, những người không có đặc quyền đặc lợi, những người bị phân biệt, và những người nghèo khổ. Cầu cho trái tim họ đồng cảm với nỗi khổ cực của những công dân bất hạnh.
Cầu mong cho những ý nghĩ tâm từ sẽ bao trùm lấy họ, che chở họ. Nguyện cho mỗi tế bào, mỗi giọt máu, mỗi phân tử, mỗi nguyên tử trong thân tâm của họ được tràn đầy ý nghĩ từ tâm. Nguyện cho sự bình an và tĩnh lặng của tâm từ sẽ thấm nhuần toàn thể con người của họ.
May all rulers be gentle, kind, generous, and compassionate. May they have understanding of the oppressed, the underprivileged, the discriminated against, and the povertystricken. May their hearts melt at the suffering of their unfortunate citizens. Let these thoughts of loving friendliness embrace them, envelop them. Let every cell, every drop of blood, every atom, every molecule of their entire bodies and minds be charged with thoughts of friendliness. Let the peace and tranquillity of loving friendliness pervade their entire being.
Và khi gặp hay nghĩ về những người bị ngược đãi, bị hiếp đáp, những người thấp cổ bé họng, những người không có đặc quyền đặc lợi, những người bị phân biệt, và những người cùng đinh nghèo khổ, thì chúng ta có thể tâm niệm về họ như sau:
Cầu cho tất cả những người bị ngược đãi, bị hiếp đáp, những người thấp cổ bé họng, những người không có đặc quyền đặc lợi, những người bị phân biệt, và những người nghèo khổ sẽ gặp được sự bình an và hạnh phúc. Cầu mong cho họ mau hết khỏi những đau đớn, đau khổ, sầu não, thất vọng, bất an, và sợ hãi. Nguyện cho tất cả họ từ khắp thập phương trên thế giới này sẽ được khỏe mạnh, hạnh phúc, và được an lạc. Cầu cho họ có được lòng kiên nhẫn can đảm, hiểu biết, và quyết tâm để đối diện và vượt qua những khó khăn trước mắt, những gian nan và thất bại trong đời. Cầu mong cho những ý nghĩ tâm từ sẽ bao trùm lấy họ, che chở họ. Cầu cho thân tâm của họ được tràn đầy ý nghĩ từ tâm.
May the oppressed and underprivileged, the povertystricken and those discriminated against, meet with peace and happiness. May they be free from pain, afflictions, depression, disappointment, anxiety, and fear. May all of them in all directions, all around the universe, be well, happy, and at peace. May they have the patience, courage, understanding, and determination to meet and overcome the inevitable difficulties, problems, and failures in life. May these thoughts of loving friendliness embrace all of them, envelop them. May their minds and bodies be filled with thoughts of loving friendliness.
• Cuối cùng, khi chúng ta tâm niệm, chia sẻ và phóng rải tâm từ khắp nơi, cho tất cả đồng loại và cho tất cả mọi chúng sinh trên đời, truyền thống tu tập thường khuyên dạy chúng ta đọc tụng "Kinh Tâm Từ" (hay Kinh Lỏng Từ) do chính Đức Phật nói ra để mọi người hiểu biết, tu dưỡng, tâm niệm và chia sẻ tâm từ đến tất cả mọi chúng sinh. Vì vậy, ở các xứ Phật giáo Nguyên thủy, "Kinh Lỏng Từ" thường được đọc tụng bởi tất cả Phật tử trước những nghi thức tu tập, đặc biệt là trước khi ngồi vào thiền. Mục đích là để làm an lòng những chúng sinh khuất mặt xung quanh và giúp cho tâm họ và tâm của thiền sinh được bình an; và nhờ vậy, tạo một không khí an lành trước khi thiền tập. Chúng ta nên tụng đọc đoạn trích tuyệt vời sau đây trong "Kinh Lỏng Từ" (Metta Sutta) của Phật để chúng ta thực tập, thể hiện và chia sẻ lòng từ tâm bao trùm của chúng ta, như sau:
Nguyện tất cả chúng sinh, được hạnh phúc an bình, Nguyện cho tâm chúng sinh, được vui lòng như ý.
Chúng sinh dù yếu mạnh, dài cao hoặc trung bình, thấp, nhỏ hay to lớn, có mặt hay khuất mặt, dù ở xa, ở gần, chưa sinh và đã sinh,
Không trừ chúng sinh nào,
Nguyện cho tâm tất cả, được tràn đầy hạnh phúc!
Không lừa đảo lẫn nhau, Thường bất khinh khắp chốn Khi tâm đang oán giận, không mong hay nguyền rủa, cho ai khác bị hại,
Như là một người mẹ, luôn che chở cho con, bằng cả mạng sống mình.
Hãy phát tâm vô lượng, cho lòng Từ vô biên, bao trùm cả thế giới trên, dưới và khắp nơi, không cách trở hẹp hòi, hết giận hờn thù ghét.
Khi đang đứng hay đi, khi ngồi hay khi nằm, bao giờ còn thức tỉnh, giữ niệm “Tâm Từ” này, đây chính là tâm trạng:
Cao Đẹp nhất trong đời....
Ai làm được như vậy: không còn chui bào thai quay lại thế gian này.
('Kinh Tập" (Suttanipàta), I. 8, Tiểu Bộ Kinh)
May all beings everywhere of every shape and form, with two legs, four legs, many legs, or no legs, born or coming to birth, in this realm or the next, have happy minds. May no one deceive another nor despise anyone anywhere. May no one wish harm to another. Toward all living beings, may I cultivate a boundless heart, above, below, and all around, unobstructed without hatred or resentment. May all beings be released from suffering and attain perfect peace.
Tâm từ vượt qua tất cả mọi cách ngăn về tôn giáo, văn hóa, địa lý, ngôn ngữ, và chủng tộc. Đó là một quy luật phổ quát tự cổ xưa, nối kết tất cả chúng ta và chúng sinh lại với nhau - bất kể hình thái chúng sinh nào. Tâm từ nên được thực hành một cách vô điều kiện. Nỗi đau đớn của kẻ thù cũng giống như nỗi đau đớn của chúng ta, (ai cũng biết đau đớn và sợ đau đớn). Nỗi tức giận của kẻ thù cũng là nỗi tức giận của ta, (không ai muốn bị tức giận). Tâm từ hay tình ái hữu của họ cũng giống lòng từ của ta. Nếu họ hạnh phúc, thì ta hạnh phúc. Nếu họ bình an, thì ta bình an. Nếu họ khỏe mạnh, thì ta cũng lành mạnh. Mỗi khi chúng ta biết chia sẻ nỗi đau đớn và đau buồn một cách không phân biệt, thì chúng ta cũng nên chia sẻ tâm từ với mọi người, ở mọi nơi. Không có quốc gia xứ sở nào có thể tồn tại mà không sự giúp đỡ và tương trợ lẫn nhau của những quốc gia xứ sở khác. Cũng vậy, không một ai có thể sống một mình trong cô lập mà không cần đến những người khác. Đơn giản đó là cách mà mọi thứ tồn tại. (Sự sống của chúng ta là sự phân công, sự chia sẻ và cộng sinh). Nhưng vì chúng ta và mọi chúng sinh tùy theo nghiệp duyên mà mỗi người mỗi khác, cho nên việc thực hành tâm từ là tuyệt đối cần thiết cho chúng ta. Chính tâm từ và tình thương yêu đã nối kết tất cả chúng ta lại với nhau trong nhiều kiếp sống.
Và việc thực hành Tâm Từ và sống trong Tâm Từ đơn giản là căn bản cần phải có để trợ giúp cho việc thiền tập của chúng ta được thành công.
Loving friendliness goes beyond all boundaries of religion, culture,geography, language, and nationality. It is a universal and ancient law that binds all of us together—no matter what form we may take. Loving friendliness should be practiced unconditionally. My enemy’s pain is my pain. His anger is my anger. His loving friendliness is my loving friendliness. If he is happy, I am happy. If he is peaceful, I am peaceful. If he is healthy, I am healthy. Just as we all share suffering regardless of our differences, we should all share our loving friendliness with every person everywhere. No one nation can stand alone without the help and support of other nations, nor can any one person exist in isolation. To survive, we need other living beings, beings who are bound to be different from us. That is simply the way things are. Because of the differences we have, the practice of loving friendliness is absolutely necessary. It is what ties all of us together.