MIKE AUSTIN: Xin ngài giải thích tại sao đạo Phật tin rằng tâm thức bị
mê lầm; tại sao chúng ta có vô minh từ vô thủy?
Mike Austin: Can you explain why Buddhists believe the mind is obscured; why we have been beginninglessly ignorant?
ĐẠT-LAI LẠT-MA: Có nhiều dạng mê lầm khác nhau. Theo một cách giải thích
thì có hai dạng. Thứ nhất là mê lầm do không biết. Thứ hai là do hiểu
sai. Nếu bạn hỏi từ đâu mà sự mê lầm của tâm thức sinh khởi, thì nó sinh
khởi từ sự tương tục trong một sát-na trước của sự mê lầm. Nếu bạn tìm
kiếm một giải thích khác, thì hẳn là phải có sát-na đầu tiên của sự mê
lầm. Trong trường hợp này, có lẽ sẽ có mâu thuẫn với lý luận. Như được
trình bày trong Tứ bách luận của ngài Thánh Thiên: “Dù không có chỗ khởi
đầu của phiền não, nhưng có chỗ kết thúc.” Vì tâm thức vô minh nhận lầm
mọi sự việc, nên có sự chấm dứt việc mê lầm ấy. Những mê lầm ấy có thể
được dừng lại bằng sự thấy biết chân chính (chánh kiến), nhưng vì chúng
phát huy tương tục từ sát-na trước của dạng tâm thức mê lầm ấy, nên
không có chỗ khởi đầu đối với chúng.
Dalai Latma: There are different types of obscurations. In one way, there are two. The first is an obscuration of not knowing. The second is a case of misconceiving. If you ask from what an obscuration arises, it comes from the continuation of former moments of obscuration. If you seek another explanation, then there would have to be a first moment to obscuration. In this case there would be a contradiction with reasoning. As it says in Aryadeva’s Four Hundred, “Though there is no beginning to afflictive emotions, there is an end.” Because ignorant consciousnesses misconceive objects, there is an end to them. They can be stopped by right understanding, but since they are generated as continuations of former moments of that type of consciousness, there is no beginning to them.
MIKE AUSTIN: Tại sao tâm thức không tự nhiên được giác ngộ?
Mike Austin: Why is the mind not inherently enlightened?
ĐẠT-LAI LẠT-MA: Một khi tâm có những nhiễm ô - nghĩa là hiện hữu cùng
với những nhiễm ô - không thể có được dù chỉ một lần không có nhiễm ô.
Nhưng, vì thực thể của tâm là luôn chân thực và trong sáng, tâm thực sự
hoàn toàn thuần thiện. Do vậy, tâm được gọi là Phổ Hiền. Sẽ có mâu thuẫn
về mặt lý luận nếu cho rằng ban sơ tâm vốn thanh tịnh rồi sau đó trở
nên bị nhiễm ô một cách ngẫu nhiên. Do vậy, có thể nói rằng từ khởi
thủy, tâm thức vốn đã bị nhiễm ô.
Dalai Latma: Once it has defilements - is together with defilements - it can’t be that it was once without them. Still, because the basic entity of the mind is always unfabricated and clear, it is indeed thoroughly good. Therefore, it is called thoroughly good: Samantabhadra. It would contradict reasoning to propound that the mind is first pure and then later became adventitiously defiled. Thus, it can only be said that from the very start the mind is defiled.
MIKE AUSTIN: Tại sao bản chất giác ngộ chỉ là hạt giống? Tại sao nó
không được phát triển hoàn toàn?
Mike Austin: Why is the enlightened nature just a seed? Why is it not thoroughly developed?
ĐẠT-LAI LẠT-MA: Vì nó là hạt giống, quả của nó chưa hình thành. Thực tế
là mọi tâm thức đều được an lập như có sẵn một bản tính chiếu tri, và
yếu tố đó có khả năng chuyển tâm thức thành tâm giác ngộ nên gọi là “hạt
giống”. Chẳng có gì hơn thế nữa. Nếu có, thì bạn sẽ cho rằng có một
Thượng đế đã tạo ra nó. Rồi bạn sẽ phải tìm kiếm bản chất của Thượng đế;
khảo sát xem bản chất của Thượng đế có chỗ khởi đầu và kết thúc hay
không.
Dalai Latma: Because it is a seed its fruition is yet to occur. The fact that any consciousness is established as having a nature of mere illumination and knowing, and that that factor is capable of turning into enlightenment is designated with the name, ‘seed’. There is nothing more than that. If there was, you’d have to say that a God created it. Then you would have to explore the nature of God: investigate whether the nature of God had a beginning or end.
Có rất nhiều sự tìm kiếm như vậy trong chương 9 cuốn Nhập Bồ Tát hạnh
của Tịch Thiên cũng như trong Lượng thích luận, tác phẩm của ngài Pháp
Xứng, chú thích luận giải của ngài Trần-na. Tôi không có ý phê phán
những ai chấp nhận một đấng sáng thế. Tôi chỉ giải thích theo tinh thần
đạo Phật. Nếu có những mâu thuẫn nội tại trong một học thuyết, được bộc
lộ qua lý luận, thì người ta nên từ bỏ học thuyết ấy và chọn một học
thuyết không có sự thiếu nhất quán như vậy. Như đã được trình bày trong
điều thứ tư của Tứ y, không y cứ vào thức mà y cứ vào trí tuệ siêu việt.
Có nhiều hiện tượng vốn không thể nhận hiểu được cho đến khi nào hành
giả có được sự phát triển tâm thức đến cao độ. Có rất nhiều hiện tượng
kỳ dị mà ngay bây giờ chúng ta không thể giải thích với dạng tâm thức
này.
There are many such investigations in the ninth chapter of Shantideva’s Engaging in the Bodhisattva’s Deeds as well as Dharmakirti’s Commentary on Dignaga’s “Compendium on Valid Cognition.” I am not criticizing those who assert a creator God. I am explaining the Buddhist viewpoint. If there are many internal contradictions in a doctrine, revealed by reasoning, then one should drop that doctrine and choose one which doesn’t have such discrepancies. As it says in the fourth reliance, rely not on knowledge but on exalted wisdom. There are many phenomena which are not understood until one advances in mental development. There are many unusual phenomena which we cannot explain now with this type of consciousness.
MIKE AUSTIN: Xin ngài giải thích bằng cách nào mà các tâm sở phiền não
khác phát sinh, hoặc cách chúng lưu xuất từ căn bản vô minh?
Mike Austin: Can you explain how the other mental afflictions stem, or come out of innate ignorance?
ĐẠT-LAI LẠT-MA: Như tôi đã trình bày, có hai loại mê tối. Thứ nhất là mê
lầm về trạng thái của các hiện tượng. Thứ hai là nhận thức lầm về bản
chất các hiện tượng. Dạng vô minh thứ hai là nhận rằng các hiện tượng
tồn tại trên cơ sở tự tính, trong khi vốn không phải như vậy. Trong nhận
thức sai lầm về tồn tại trên cơ sở tự tính, lại có hai dạng: nhận thức
sai lầm về con người tồn tại trên cơ sở tự tính và nhận thức sai lầm về
các hiện tượng tồn tại trên cơ sở tự tính. Sự phân chia này được tạo ra
do cách thức quan tâm của người sử dụng các đối tượng và đối tượng được
sử dụng.
Dalai Latma: As I said, there are two types of ignorance. The first is a mere obscuration with respect to the status of phenomena. The other is ignorance which misconceives the nature of phenomena. The latter one conceives that phenomena inherently exist, which they don’t. Within this misconception of inherent existence, there are again two types: conceptions of persons as inherently existent and conceptions of other phenomena as also such. This division is made by way of a consideration of users of objects and objects used.
Trong ý niệm con người là tồn tại trên cơ sở tự tính, có những trường
hợp nhận thức rằng cả cái ngã của chính mình và cái ngã của người khác
đều thực sự tồn tại. Quan niệm hợp thể giả tạm của thân và tâm là một
“cái tôi” có thực chính là cách nhìn “bản ngã” tồn tại trên cơ sở tự
tính.
Within the conception of persons as inherently existent, there are cases of conceiving both one’s own self and other selves to truly exist. Viewing the transitory collection of body and mind as a real “I” is a case of viewing your own self as inherently existent.
Với quan niệm này, lại có hai dạng khác nữa. Một là quan niệm do quan
sát cái hợp thể giả tạm của thân và tâm mà sinh khởi lên ý tưởng về “cái
tôi” và nhận nó là tồn tại trên cơ sở tự tính. Hai là do quan sát những
“cái của tôi” và nhận nó là tồn tại trên cơ sở tự tính.
With respect to this view, there are two further types. One is a conception that observes the transitory collection which gives rise to the thought of “I” and conceives it to inherently exist. Another observes “mine” and conceives it to exist in the same way.
Bây giờ, trước hết, người ta phát khởi ý niệm về tồn tại trên cơ sở tự
tính của các hiện tượng - tâm và hợp thể các sắc pháp - được xem như là
nền tảng thể hiện “cái tôi” . Sau ý tưởng đó, “cái tôi” được thể hiện
nhờ vào thân và tâm lại được nhận thức là tồn tại theo cách riêng của
nó. Thế thì, với quan niệm về tính giả hợp như là nguyên nhân, người ta
nhận thức rằng “cái của tôi” là tồn tại trên cơ sở tự tính.
Now, first of all, one generates a conception of the inherent existence of those phenomena - the mental and physical aggregates - which serve as the basis of designation of the “I.” After that thought, the “I” which is designated in dependence on mind and body is conceived to exist in its own right. Then, with that view of the transitory as the cause, one conceives “mine” to inherently exist.
Như ngài Nguyệt Xứng nói: “Ban đầu có sự chấp trước vào cái tôi - bản
ngã - và sau đó là bám víu vào cái của tôi.” Một khi đã có sự phân loại
về chính mình, thì sẽ có sự phân loại về kẻ khác. Khi hai sự phân loại
này được phân định, thì người ta trở nên đắm chấp vào dạng thuộc riêng
mình và không thích dạng hướng về kẻ khác. Từ đây, phát sinh toàn bộ các
vấn đề khác. Chẳng hạn, do quan niệm về tính giả hợp như là một “cái
tôi” vốn tồn tại trên cơ sở tự tính, người ta phát sinh tính ngã mạn.
Thế thì, ngay cả tâm sở hoài nghi - vì đó là trường hợp chú trọng vào
“cái tôi” mà không tin vào điều gì khác (nguyên do tối hậu mà “Tôi không
tin vào điều này hay điều kia”) - tùy thuộc vào điểm này. Và tâm sở ganh
ghét, đố kỵ. Cũng vậy, kích động quan niệm về “cái tôi” tồn tại trên cơ
sở tự tính là những quan niệm cực đoan: thường hằng và đoạn diệt. Chẳng
hạn, tin rằng không có kiếp trước và kiếp sau, hoặc cho rằng khi đã tin
có một bản ngã thì cái ngã này sẽ tồn tại vĩnh viễn. Thế nên trước hết,
một hiện tượng trình hiện như tồn tại trên cơ sở tự tính và khi nó như
vậy, thì phẩm chất thiện, ác và tất cả mọi thứ khác cũng trình hiện theo
cách đó. Tâm lúc ấy tán trợ cho trình hiện này. Do đây là một trình hiện
dựa vào tính tăng thượng của thiện ác - vượt quá mức thực có - nên tâm
thức con người rơi vào các khái niệm cực đoan về cái thiện ác chân thực
và phát ra những thái độ không hợp lí, qua đó, trở lại phát sinh các
phiền não.
As Chandrakirti says, “Initially there is attachment to the “I” - a self - and then attachment to mine.” Once there is the class of self, there is the class of other. Once these two classes are distinguished, one becomes desirously attached to the class of self and hateful towards the class of other. From this, are generated all the other problems. For instance, due to the view of the transitory as an “I” which is inherently existent, one generates pride in oneself as superior to others. Then, even afflicted doubt - since it’s a case of emphasizing the “I” which might not believe in something (the final reason being that ‘I don’t believe in such and such’) - depends on this. And jealousy. Also, induced by this view of the “I” as inherently existent, are extreme views: views of permanence and views of annihilation. For example, believing that former and later births don’t exist or believing that once there is a self that this self will exist forever. So first a phenomenon appears to inherently exist and when it does, its qualities of good, bad and whatever also appear to exist in this way. The mind then assents to that appearance. Since this is an appearance based on a superimposition of goodness and of badness - beyond that which is actually there - one’s mind falls into extreme conceptions of genuine goodness and badness and the operation of improper attitudes, which, in turn, generate the afflictive emotions.