Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Những ai có được hạnh phúc cũng sẽ làm cho người khác được hạnh phúc. (Whoever is happy will make others happy too.)Anne Frank
Quy luật của cuộc sống là luôn thay đổi. Những ai chỉ mãi nhìn về quá khứ hay bám víu vào hiện tại chắc chắn sẽ bỏ lỡ tương lai. (Change is the law of life. And those who look only to the past or present are certain to miss the future.)John F. Kennedy
Để đạt được thành công, trước hết chúng ta phải tin chắc là mình làm được. (In order to succeed, we must first believe that we can.)Nikos Kazantzakis
Kẻ ngốc nghếch truy tìm hạnh phúc ở xa xôi, người khôn ngoan gieo trồng hạnh phúc ngay dưới chân mình. (The foolish man seeks happiness in the distance, the wise grows it under his feet. )James Oppenheim
Chưa từng có ai trở nên nghèo khó vì cho đi những gì mình có. (No-one has ever become poor by giving.)Anne Frank
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Trời sinh voi sinh cỏ, nhưng cỏ không mọc trước miệng voi. (God gives every bird a worm, but he does not throw it into the nest. )Ngạn ngữ Thụy Điển
Học Phật trước hết phải học làm người. Làm người trước hết phải học làm người tốt. (學佛先要學做人,做人先要學做好人。)Hòa thượng Tinh Không
Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì. (It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH ANH NGỮ HOẶC SONG NGỮ ANH-VIỆT »» Vầng sáng từ phương Đông »» Xem đối chiếu Anh Việt: LUÂN HỒI VÀ TÁI SANH »»

Vầng sáng từ phương Đông
»» Xem đối chiếu Anh Việt: LUÂN HỒI VÀ TÁI SANH

(Lượt xem: 8.332)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Điều chỉnh font chữ:

LUÂN HỒI VÀ TÁI SANH

Cyclic existence and rebirrth

 MIKE AUSTIN: Xin ngài giải thích rõ từ quan điểm của đạo Phật, một cách chính xác những gì xảy ra về mặt sinh lý học trong toàn bộ tiến trình luân hồi sinh tử và tái sanh?
Mike Austin: Could you elucidate from a Buddhist point of view, exactly what happens on a physiologic basis, during the whole course of cyclic existence; life, death and rebirth?
ĐẠT-LAI LẠT-MA: Có bốn trạng thái phải trải qua trong một đời người. Trạng thái sinh ra được cho là hết sức ngắn ngủi, chỉ ngay trong khoảnh khắc của sự thụ thai. Khoảnh khắc kế tiếp mới là sự khởi đầu của trạng thái có thời gian đầu tiên, kéo dài từ khi thân thể thô trọng bắt đầu hình thành cho đến khi chết. Rồi trong suốt trạng thái chết, ngay cả khi diễn ra trong thân xác già nua, mối quan hệ của lực nâng đỡ cho thức và cái mà thức nâng đỡ ở trong thân rất là dữ dội. Vào đúng thời điểm chết, mối quan hệ của thức được nâng đỡ bởi nền tảng vật chất chỉ còn được diễn ra ở mức độ vi tế nhất. Vào thời điểm này, tâm thức cá nhân được nối kết với nguồn nội lực vi tế nhất, hay còn gọi là ‘khí’. Với người sẽ trải qua trạng thái thân trung ấm hay bardo, ngay khi trạng thái chết chấm dứt thì trạng thái thân trung ấm liền bắt đầu.
Dalai Latma: There are four states. The birth state is said to be momentary, just at the point of conception. The next moment is the beginning of the prior time state, ranging from when the coarse body starts to form until death. Then during the death state, even though it is taking place within the old body, the relationship of support and supporter of consciousness abiding in the body has been severed. At the point of death, the relationship of consciousness supported by a physical base, takes place only on the subtlest level. At this point, individual consciousness is conjoined with the subtlest inner energy or “air,” as it says. For one who is going to pass through the intermediate or bardo states, as soon as the death state stops, the intermediate state begins.
Trong trạng thái thân trung ấm, dù chúng sinh không có một thân vật lý thô trọng, nhưng họ cũng có một sắc thể - có được do sự tương tác giữa luồng khí nội lực và thần thức. Nó thô trọng hơn so với thân vi tế nhất, nhưng vi tế hơn so với thân vật chất thông thường mà chúng ta nhìn thấy.
In the intermediate states although one doesn’t have a gross physical body, one does have a form - achieved through the interaction of inner air and consciousness. It is grosser than the most subtle body, but more subtle than the usual physical one we see.
MIKE AUSTIN: Nó có hình dáng không?
Mike Austin: Does this have a shape?
ĐẠT-LAI LẠT-MA: Ồ! Có. Nó sẽ mang hình dáng của loài chúng sinh mà nó sẽ tái sinh. Tuy nhiên, có những giáo lý nói rằng trong nửa đầu của giai đoạn thân trung ấm, thân bardo có hình dáng của thân quá khứ vừa qua, và trong nửa sau đó có thân của đời sống sắp tới. Cứ mỗi 7 ngày lại có một cái chết nhỏ diễn ra trong thân trung ấm. Với 7 lần chết như thế, thân trung ấm có khả năng duy trì cho đến tuần thứ 7, nhưng không thể lâu hơn. Vào lúc đó người chết sẽ quyết định tái sinh. Chúng sinh khi mang thân trung ấm cũng giống như chư thiên hay quỷ thần, không có thân vật chất nặng nề vốn có nhiều giới hạn. Chúng ta không thể nhìn thấy họ bằng mắt thường. Trong số những chúng sinh không có thân vật chất nặng nề - không chỉ là những chúng sinh mang thân bardo - có rất nhiều loài như: chư thiên, a-tu-la, quỷ thần, v.v... Như trong xã hội loài người có những người không tu tập Phật pháp, có những người tu tập chút ít, có người tu tập nhiều hơn, có người tu tập ít hơn.  Các vị tiên tri nói chung cũng là người như chúng ta, vẫn ở trong luân hồi. Những chúng sinh như Chenrezi trong cảnh giới của chư thiên là những người đã giác ngộ. Ở đây có rất nhiều dạng Chenrezi. Tâm từ bi của chư Phật nói chung, hóa thân của các ngài bằng hình tướng được gọi là Chenrezi. Như vậy dạng Chenrezi này không phải là một cá thể chúng sinh. Tuy nhiên, giống như đức Phật Thích-ca Mâu-ni là một con người đặc biệt, cũng có Chenrezi là một con người đặc biệt. Còn có những người thường như chúng ta có thể nhận vị Chenrezi làm hộ thần. Khi những người này được giác ngộ, họ sẽ xuất hiện dưới hình tướng của vị Chenrezi. Bởi vì vị ấy trong giai đoạn gia hạnh vị của Vô thượng Du-già Tan-tra quả thật đã tự phát huy chính mình, nên vị ấy được nhận danh xưng là Chenrezi. Tuy nhiên, vị ấy không nhất thiết chỉ tiếp tục thị hiện như một Chenrezi, mà đồng thời còn có thể thị hiện trong nhiều hình tướng khác.
Dalai Latma: Oh, yes. It will have the shape of the being which one will be reborn as. There are systems, however, which say that for the first half of the period of the intermediate state, the bardo body has the form of the past life, and for the next half, that of the life to come. Every seven days there is a small death which takes place to the bardo body. With seven such deaths occurring every seven days, it is possible to remain in the intermediate state for up to seven weeks, but no more. By that time one will definitely take rebirth. Beings in the intermediate state are like gods or spirits in that they do not have a gross physical body susceptible to many limitations. They can’t be seen by ordinary sight. Among all those who do not have gross bodies - not just bardo dwellers - there are many different types: gods, demigods, spirits, etc. As in human society there are those who have no contact with Buddhist practice, those who have a little contact, some more, some less. The oracles generally speaking, are people like us, within cyclic existence. Such beings as Chenrezi among the society of gods, are persons who have already obtained enlightenment. Now there are many different types of Chenrezis. The compassion of all Buddhas in general, its manifestation in form, is called Chenrezi. Thus, this type of Chenrezi is not an individual being. However, just as Shakyamuni is a specific person, there is also a Chenrezi who is a specific person. Also, there are people like us who might take Chenrezi as a special deity. When that person becomes enlightened, he or she will appear in the form of Chenrezi. Because the person at the time of the stage of generation in Highest Yoga Tantra generated his or her self as such, he is designated with the name Chenrezi. However, they don’t have to continue appearing just as Chenrezi. Simultaneously, they may appear in many different ways.
Từ góc độ của một vị Phật, người ta chỉ có thể nói rằng một Sắc thân nào đó là dạng tối hậu hoặc cao nhất, nhưng  không thể nói rằng về mặt tâm linh có những dạng này hay dạng khác. Sắc thân hiện ra đồng thời trong nhiều dạng khác nhau tương ứng với nhu cầu của người được giáo hóa và tùy thuộc vào hạnh nguyện trong đời trước của vị Phật đó. Do vậy, một vị Phật thường tự nhiên và đồng thời thị hiện trong vẻ ngoài của các vị Chenrezi, Văn-thù-sư-lợi, Di-lặc, v.v... tùy theo sự mong cầu của người được giáo hóa.
From a Buddha’s own point of view one can only say that a Form Body is a final or highest Form Body. One cannot say that inwardly it is one way or another. It appears simultaneously in many different forms in accordance with the needs of the trainees and in dependence upon that Buddha’s former wishes and prayers. Therefore, one Buddha would appear automatically and at the same time in the aspect of Chenrezi, Manjusri, Maitreya and so forth, according to the needs of the trainee.
MIKE AUSTIN: Liên quan đến việc này, ngài đã biết câu chuyện về Jesus Christ, ngài nghĩ như thế nào?
Mike Austin: In connection with this, you know the story of Jesus Christ. What do you think about it?
ĐẠT-LAI LẠT-MA: Mặc dù người ta không thể nói một cách chắc chắn, nhưng có vẻ như đây là trường hợp của một chúng sinh giác ngộ thị hiện theo cách thích hợp để dẫn dắt những chúng sinh khác. Tuy thế, có thể chắc chắn rằng ông ta là một chúng sinh nổi bật.
Dalai Latma: Though one couldn’t say definitely, it would seem that this was a case of an enlightened being manifesting in an appropriate way to lead others on. It is definite, though, that he was a superior being.
MIKE AUSTIN: Những sự thị hiện này có vẻ giống như những hình chiếu có dạng sắc thân của một chúng sinh bậc cao; liệu những hình chiếu này có một ngã thức tương đối không?
Mike Austin: These manifestations that appear like reflections in physical form of a higher being; do they have a sense of a relative sense of self?
ĐẠT-LAI LẠT-MA: Có rất nhiều khả năng. Chẳng hạn, một vị Bồ Tát có năng lực biến hóa có thể hóa thân thành một chúng sinh nào đó. Vậy  thì chúng sinh đó sẽ có ý thức về “cái tôi”. Tuy nhiên, nếu chúng sinh đó lại tiếp tục biến hóa thành một hình tướng khác, thì hình tướng ấy có thể có vẻ như một con người, nhưng thật không phải vậy. Thế nên có nhiều trường hợp. Một số trường hợp có ý thức về “cái tôi”, một số trường hợp lại không có.
Dalai Latma: There are many possibilities. For instance, a Bodhisattva who is able to do emanations could emanate himself as a certain being. Then that being would have a sense of “I.” However, if that being in turn emanated out another form, then that one would appear to be a person, but wouldn’t be. So there are many cases. Some have a sense of “I,” and some do not.
MIKE AUSTIN: Trường hợp biến hóa lần thứ hai hẳn phải là một thân có thực với tâm thức có thực nhưng không có ý thức về “cái tôi”?
Mike Austin: The second emanation would be an actual body with an actual consciousness, but would not have a sense of “I”?
ĐẠT-LAI LẠT-MA: Hóa thân lần thứ hai có thể thực hiện chức năng của một con người, nhưng không phải là một con người riêng biệt. Chẳng hạn, nếu một bậc giác ngộ cùng lúc hóa thân thành 100 hình tướng, đó chẳng phải là có đến 100 người, mà vẫn chỉ là một người ở trung tâm điểm mà thôi.
Dalai Latma: The secondary one could perform the function of a human being, but wouldn’t be a separate person. For instance, if an enlightened being emanated a hundred forms at one time, there would not be a hundred persons, there would still just be the one central being.
MIKE AUSTIN: Liệu người tạo thành các hóa thân ấy có đồng thời nhận biết được mọi việc đang xảy ra đối với 100 hóa thân kia hay không?
Mike Austin: Would the central emanator be simultaneously cognizant of everything occurring to the one hundred manifestations?
ĐẠT-LAI LẠT-MA: Ở đây có nhiều cấp độ. Đối với những vị chứng ngộ ở quả vị thấp hơn thì họ nhất thiết phải điều khiển từng hóa thân riêng biệt. Đối với những vị chứng ngộ ở quả vị cao hơn thì những hóa thân của họ có thể tự hoạt động. Yếu tính ứng tác và hoạt dụng tùy ý có liên quan ở đây. Đó là sự khác nhau ở chỗ sự điều khiển các hóa thân nằm ở đâu. Khi một vị giác ngộ có thể tùy cơ hóa hiện nhiều hóa thân tùy ý, thì mỗi hóa thân đều sẽ tự hoạt động.
Dalai Latma: There are different levels here. For those of lower realization, it would be necessary for the central emanator to control each one separately. For those of higher realization, the emanations can control themselves. The factor of spontaneity and acting without exertion is involved here. It is the difference in where the control is. When one can spontaneously emanate forms without exertion, then each of the emanations is under his or her own control.
MIKE AUSTIN: Liệu mỗi hóa thân ấy có đồng thời nhận biết bản ngã của chính mình cũng như sự hiện hữu của mình như một hóa thân?
Mike Austin: Is such a person simultaneously aware of its own self as well as its existence as an emanation?
 ĐẠT-LAI LẠT-MA: Có. Có những trường hợp mà trong 100 hóa thân, mỗi thân đều biết các thân khác đang làm gì. Đối với một vị Phật hay Bồ Tát thì điều này chắc chắn là đúng. Nhưng điều này rất khó giải thích. Chỉ đến khi mỗi người tự thân chứng mới có thể hiểu được, bằng không thì người ta có thể nghĩ rằng đây chỉ là những lời vô nghĩa. Giống như là chuyện khoa học giả tưởng hay sự tưởng tượng trong tôn giáo. (cười)
Dalai Latma: Yes. There are cases in which among one hundred emanations, each one knows what the other ones are doing. Certainly for a Buddha or a high Bodhisattva, this is true. But this is difficult to explain. Until one experiences it oneself, one might think that this was just talking about something that was senseless. Something like science fiction or religious fiction (laughter).
MIKE AUSTIN: Ngài cảm nhận hệ thống các vị Chu-cô như ở Tây Tạng là xác thực đến mức nào? Có bao nhiêu vị Lạt-ma tái sinh được phát hiện trong quá khứ mà ngài cho là chân xác?
Mike Austin: To what degree do you feel the tulku system as it existed in Tibet was accurate? How many incarnate lamas discovered in the past do you think were genuine?
ĐẠT-LAI LẠT-MA: Ồ! Điều ấy rất khó. Có hai điều rất quan trọng trong việc này. Một là việc khảo sát vị Chu-cô phải được thực hiện rất toàn diện. Việc khảo sát hay tìm hiểu này rất dễ bị thực hiện một cách không thích hợp. Thứ hai, chúng ta phải thấy được cung cách sống của vị Chu-cô đó như thế nào. Chúng ta cũng phải đánh giá sự việc qua điều đó. Mục tiêu đích thật của sự tự nguyện tái sinh là tạo ra được kết quả tốt đẹp nào đó. Nếu không có kết quả tốt đẹp, thì đó là điều đáng ngờ. Vị tái sinh sẽ sinh trở lại cuộc đời với sự chọn lựa có chủ ý, với mục đích kiên định là phụng sự chúng sinh qua phương tiện tôn giáo hoặc các phương tiện khác. Dù sao cũng phải có một kết quả cụ thể nào đó. Với một số trường hợp không có kết quả tốt, tôi nghi ngờ. Vì thế tôi cho rằng khả năng xác thực là năm mươi phần trăm. Có thể là tôi đã có phần chủ quan khi nói ra điều này.
Dalai Latma: Oh, that is difficult. There are two things that are very important in this. One is that examining the tulku should be done very thoroughly. It’s very easy for this examination or investigation not to be done properly. Secondly, we have got to see how the tulku leads his life. We have to judge by that also. The very purpose of voluntarily reincarnating is to produce some good result. Without that good result, then it is doubtful. The reincarnation takes rebirth with choice, intentionally, deliberately, with the definite purpose of serving humanity through religious or other means. Anyway, there must be some concrete result. In some cases where there is not this result, then I am doubtful. So I think fifty - fifty. It might be a little presumptuous on my part to say this.
MIKE AUSTIN: Tôi biết là thật khó khái quát hóa vấn đề. Việc phát hiện các vị tái sinh được tiến hành như thế nào từ khi ngài sống lưu vong?
Mike Austin: I know it’s hard to generalize. How has it worked since you have come into exile in terms of discovering incarnations?
ĐẠT-LAI LẠT-MA: Vẫn còn một số ít vị đang được nhận diện. Một số vị đã hoàn toàn xác thực. Chủ yếu là căn cứ vào cách ứng xử riêng của đứa trẻ: cho thấy những dấu hiệu rất đặc biệt.
Dalai Latma: There are still a few who are being recognized. Some are quite authentic. Mainly it is the child’s own behaviour: showing some significant signs.
MIKE AUSTIN: Tất nhiên là có sự giảm thiểu số lượng, phải vậy không?
Mike Austin: It’s had, of course, to decrease in number, is that right?
 ĐẠT-LAI LẠT-MA: Giảm rất nhiều! Bạn thấy đấy, dân số trước đây là 6 triệu người. Nay chỉ còn có 100.000. Nếu bạn so sánh, tôi nghĩ là đã thấy giảm đi rất nhiều. (cười) Chúng ta cũng có một số vị Lạt-ma người Mỹ. (cười)
Dalai Latma: Quite a lot! In the past you see, there was a population of six million. Now there is only one hundred thousand. If you compare, I think it has decreased quite a lot (laughter). We have some American lamas, also (laughter).
MIKE AUSTIN: Điều ấy có nghĩa là gì?
Mike Austin: What do you mean?
ĐẠT-LAI LẠT-MA: Vâng. Tôi nghĩ ít nhất đã có hai người Mỹ được công nhận là Lạt-ma Tây Tạng
Dalai Latma: Yes. At least two, I think, recognized as Tibetan lamas.
MIKE AUSTIN: Ngài có thể nói đôi điều về họ?
Mike Austin: Can you say a little bit about them?
ĐẠT-LAI LẠT-MA: Tôi chẳng biết gì nhiều.
Dalai Latma: I don’t know much.
MIKE AUSTIN: Tiến trình công nhận được áp dụng cho hai trường hợp này như thế nào? Cùng một phương pháp chăng? 
Mike Austin: How can the certification process be applied to them? In the same way?
ĐẠT-LAI LẠT-MA: Có thể là bọn họ đã tự thẩm định việc ấy. Tôi không biết chi tiết.
Dalai Latma: Maybe they themselves investigate it. I don’t know the details.
MIKE AUSTIN: Ngài không đích thân chuẩn nhận họ sao?
Mike Austin: You, yourself, don’t approve them?
ĐẠT-LAI LẠT-MA: Tôi chẳng liên quan gì đến việc này cả.
Dalai Latma: I have nothing to do with this.
MIKE AUSTIN: Tôi muốn đưa ra một trường hợp tương tự với những điều ngài vừa nói về một vị giác ngộ có vô số hóa thân. Giả sử có 100 tỉ tỉ tế bào trong thân người. Mỗi tế bào thực hiện các chức năng như thể biểu hiện rằng nó có một tâm thức riêng biệt. Dù vậy tất cả đều nằm dưới sự kiểm soát của cùng một cơ thể. Liệu tất cả những sinh thể này có thể được xem là như nhau, như là các phần của một cơ thể? Nói cách khác, như là các phần hoặc là các hóa thân của một cơ thể duy nhất?
Mike Austin: I’d like to draw a parallel to what you were saying about one being emanating numerous forms. There are supposed to be about 100 trillion cells in the human body. Each cell performs functions that seem to indicate it has an individual consciousness. Yet they are all under the control of the same body. Could all sentient beings be related in a like manner, as parts of one organism? In other words, as components or emanations of a single body?
ĐẠT-LAI LẠT-MA: Mọi chúng sinh đều có chung một trải nghiệm - trong ý nghĩa chúng sinh cùng dạng - trong đó bản chất tâm thức của họ chỉ là sự chiếu tri. Ngoài ra, họ không có sự liên kết với nhau. Nếu bạn giả định rằng có nhiều chúng sinh sinh ra từ một nguồn như Thượng đế, thì câu trả lời là không.
Dalai Latma: All sentient beings are of the same taste - in the sense of being the same type - in that the nature of their consciousness is mere illumination and knowing. Otherwise, they are not connected. If you suppose that many sentient beings come out of one source like a God, the answer is no.
MIKE AUSTIN: Ngài thấy rằng họ độc lập với nhau?
Mike Austin: You feel that they are independent of one another?
ĐẠT-LAI LẠT-MA: Đúng vậy. Họ tách biệt với nhau. Ngay cả khi được giác ngộ, họ vẫn là tách biệt, dù sự chứng ngộ của họ là giống nhau.
Dalai Latma: Yes. They are separate. Even when they are enlightened, they remain separate though their realization is the same.
MIKE AUSTIN: Ngài nghĩ gì về bản chất tâm thức của 100 tỉ tỉ tế bào?
Mike Austin: What do you think is the nature of the consciousness of the 100 trillion cells?
ĐẠT-LAI LẠT-MA: Không phải là có một thức thân bao quát hết chúng đó sao? Chẳng hạn, nơi mà nhãn quan hiện hữu, ngay trong phạm vi vật thể, nhãn thức duy trì hoặc bao quát cả phạm vi đó. Cùng lúc đó, thức thân cũng hoạt dụng như vậy. Thức thân biến hành khắp thân thể.
Dalai Latma: Wouldn’t there be a body consciousness pervading them throughout? For instance, where the eye sense is, within that matter, the eye consciousness holds or occupies that area. At the same time so does the body consciousness. The body consciousness pervades throughout the body.
MIKE AUSTIN: Trong mỗi tế bào của con người này, như chúng ta đã thảo luận trước đây, có hàng ngàn gene, là những phần nhỏ mang mã số hóa học quyết định tính chất của toàn bộ cơ thể cũng như những chức năng riêng biệt của tế bào chứa nó. Ngay trong mỗi tế bào đã bao hàm mã số hoàn chỉnh về toàn bộ con người, nhưng chỉ có một gene được kích hoạt để tạo ra dạng thể cần thiết cho vai trò của nó, chẳng hạn như móng chân, con mắt, hay tế bào ngón tay. Ngài cho rằng cái gì đã quyết định thực tế là chính gene cần thiết mới được kích hoạt mà không phải gene nào khác?
Mike Austin: In each of these human cells, as we discussed before, there are thousands of genes, little pieces of chemical code that determine the nature of the whole body as well as the particular function of the cell they inhabit. Now within each cell the complete code for the whole human being is contained, yet only one gene is activated to produce the required form for its position, such as a toenail or eye or finger cell. What determines, do you think, the fact that the exact gene is activated and no other?
ĐẠT-LAI LẠT-MA: Đây là một chức năng vật lí. Chính là cơ thể, không phải tâm thức. Sự việc được kiểm soát bởi tâm thức, nhưng cơ thể thực hiện chức năng đó.
Dalai Latma: This is a physical function. It’s body, not consciousness. It’s held by consciousness, but the body performs the action.
MIKE AUSTIN: Trước đây ngài có nói rằng tâm thức, và vì thế là chúng sinh, là không có điểm khởi đầu (vô thủy). Vậy thì trí nhớ của một chúng sinh có thể đi ngược lại đến mức nào trong quá khứ? Vô tận chăng?
Mike Austin: Before you stated that the mind and hence, beings, are beginningless. How far back then, does the memory of a sentient being go? Endlessly?
ĐẠT-LAI LẠT-MA: Đối với những người không tu tập, khi tâm thức càng trở nên vi tế - như vào lúc chết - họ càng trở nên ít tỉnh thức hơn. Tuy nhiên, đối với người có sự tu tập để vận dụng tâm thức, họ lại càng có sự tỉnh giác lớn hơn và kí ức lớn hơn khi những trạng thái vi tế hơn được thể hiện. Trong số những người tôi biết, có những vị khi tâm thức vi tế hơn hiện hành thì họ rõ ràng là có thể nhớ lại đến bảy, tám trăm hoặc cả ngàn năm trước bằng tâm thức ấy.
Dalai Latma: For people who are untrained, the more one’s consciousness becomes subtle - such as at death - the more one becomes less aware. For one who is trained to utilize these consciousnesses, however, one has much greater awareness and much greater memory as the subtler states manifest. Among some people that I know, when a more subtle consciousness is produced, they are clearly able to remember seven, eight hundred, a thousand years back - with that consciousness.
MIKE AUSTIN: Trí nhớ ấy có thể nhớ lại được bao xa? Vô hạn chăng?
Mike Austin: How far does the memory go back? Infinitely?
ĐẠT-LAI LẠT-MA: Để nhớ ngược về một quãng thời gian rất dài, chỉ tạo ra và vận dụng tâm thức vi tế thôi chưa đủ. Với thời gian lâu xa, rất lâu xa, cần thiết phải loại bỏ mọi chướng ngại dẫn đến sự toàn tri (nhất thiết trí). Tôi muốn nói đến sự cảm nhận rất siêu việt với những đối tượng rất xa trong thời gian và không gian. Chẳng hạn, dù đã có được năng lực đại thần thông nhưng ngài Xá-lợi-phất vẫn không biết rõ được những căn cơ rất vi tế của một đệ tử nào đó, nhưng đức Phật thì biết được.
Dalai Latma: To go back a very long period of time, it is not sufficient merely to generate and utilize a subtle form of consciousness. For times way, way back, it is necessary to remove all the obstructions to omniscience. I am referring to super, super sensory objects far off in time and place. For instance, even though he had great clairvoyance, Shariputra did not know about a very subtle root of virtue that was in a particular trainee, but Buddha did.
Mẹ của ngài Mục-kiền-liên đang ở một nơi rất xa xôi về cả thời gian và không gian và ngài không biết bà ở đâu, nhưng đức Phật biết. Vì đối tượng có thể cảm nhận một cách siêu việt về thời gian và không gian, nên sự thể hiện của tâm thức vi tế là chưa đủ. Hành giả còn phải vượt qua những chướng ngại đối với nhất thiết trí nữa.
Maudgalyayana’s mother was in an extremely distant place in space and time and he didn’t know where she was, but Buddha did. Since objects can be super, super sensory in respect to time or place, it is not enough just to manifest a subtle consciousness. One has to overcome the obstructions to omniscience, too.
MIKE AUSTIN: Có phải ngài muốn nói rằng khi những chướng ngại này được vượt qua, thì cả không gian và thời gian đều được loại trừ - rằng sự hiểu biết về những sự kiện ở khắp nơi trong vũ trụ, trong quá khứ, hiện tại và tương lai đều đồng thời xuất hiện?
Mike Austin: Are you saying that when those obstructions are overcome, both space and time are eliminated - that the knowledge of events everywhere in the universe; past, present, and future is simultaneous with their occurrence?
ĐẠT-LAI LẠT-MA: Thời gian và không gian đều là tương đối. Chúng là tương đối so với từng tâm thức cụ thể. Khoảng thời gian đối với chúng ta là một năm, thì đối với một người có tâm thức vi tế hơn có thể chỉ là một khoảng thời gian ngắn hơn. Cũng vậy, một người khi đạt được năng lực thiền định đẳng trì có thể chuyển hóa hay thay đổi một sát-na thành một kiếp hoặc một kiếp thành một sát-na, nghĩa là, chỉ riêng đối với người ấy thôi.
Dalai Latma: Time and space are relative. They are relative to a particular consciousness. What for us would be a year, for someone who has manifested a subtler consciousness, would be a shorter period of time. Also, it is possible for a person who has obtained great meditative stabilization to transform or change a moment into an aeon or an aeon into a moment - that is, for himself or herself only.
MIKE AUSTIN: Kí ức được lưu giữ ở đâu?
Mike Austin: Where is memory stored?
ĐẠT-LAI LẠT-MA: Không chỉ là trong não bộ. Vào những quãng thời gian như chúng ta đang thảo luận, không cần thiết phải có một bộ não. Chỉ riêng tâm thức có thể hiểu được những sự kiện trong quá khứ. Nhưng phải là với tâm thức vi tế. Chẳng hạn, khi tâm thức vi tế cực quang hiển lộ vào lúc lâm chung, bộ não đã hoàn toàn dừng lại. Xét về sự nhận biết của nó, đây được gọi là thức; và xét về sự kết hợp hay chuyển động hướng đến đối tượng của nó, đây được gọi là luồng nội khí hay năng lực bên trong. Tâm thức và luồng nội khí bên trong rất vi tế này là một thực thể bất khả phân. Chúng là một thực thể được phân chia chỉ trong tư tưởng hoặc bởi những đối tượng ngược lại.
Dalai Latma: It is not just in the brain. At such times as we are discussing, it is not necessary to have a brain. Consciousness alone can apprehend the past events. It must be with the subtle consciousness. For example, when the subtle mind of clear light manifests at death, the brain is already finished. From the point of view of its cognition, it’s called consciousness, and from the point of view of its engaging, or moving to its object, it’s called inner air or energy. The very subtle air and consciousness are one undifferentiable entity. They are one entity differentiated only for thought or by way of their opposites.
MIKE AUSTIN: Trong luồng năng lực - tâm thức này còn có những vết tích hoặc dấu ấn trong đó còn lưu lại mọi kí ức không? Phải chăng chính thời điểm này cũng đang được ghi lại vào đó?
Mike Austin: Within this energy - consciousness are there traces or imprints which contain all the memories? Is this very moment being imprinted onto that?
ĐẠT-LAI LẠT-MA: Đúng vậy. Nếu bạn nhớ lại được kiếp trước của mình, thì bộ não của kiếp trước đã không còn nữa, và bộ não hiện nay chỉ mới hình thành, phải không? Thế nên các hình ảnh chỉ có thể được ghi lại trong tâm thức. Điều này tương tự như những gì mà vị hiệu trưởng của trường Đại học Virginia đã mô tả với tôi về sự thay đổi hoàn toàn các tế bào não trong chu kỳ nhiều năm.
Dalai Latma: Yes. If you remember your last lifetime, the brain of that lifetime is no longer around, and this brain is new, right? So the picture can only be imprinted in the consciousness. This is similar to what the president of the University of Virginia described to me concerning the complete change of brain cells every several years.
MIKE AUSTIN: Năng lượng - tâm thức vi tế nhất này, phải chăng chính là cái tạo ra sự tách biệt của mỗi một chúng sinh? Có phải chăng đây là điểm phân biệt căn bản nhất giữa người này và người khác?
Mike Austin: This most subtle consciousness - energy, is that what defines a sentient being as separate? Is this the ultimate demarcation point between one person and another?
ĐẠT-LAI LẠT-MA: Có một “cái tôi” đơn thuần được biểu hiện tùy thuộc vào sự tương tục của tâm thức. Có hai loại “cái tôi” hay bản ngã: một thô trọng hơn và một vi tế hơn. Có một “cái tôi” được biểu hiện tùy thuộc vào thân và tâm thô trọng, và có một “cái tôi” được biểu hiện tùy thuộc vào tâm thức vi tế và năng lực. Khi cái này hiện hành, thì cái kia không có.
Dalai Latma: There is a mere “I” which is designated in dependence upon the continuum of consciousness. There are two types of “I” or self: coarser and more subtle. There is the “I” which is designated on the gross mind and body and that which is designated on the subtle mind and energy. When the one is active, the other is not.
MIKE AUSTIN: Có phải tâm thức liên quan đến luồng năng lực vi tế nhất vốn không có điểm khởi đầu, hay nó là công năng thứ yếu của luồng tâm thức -năng lực được quy về cho chính nó?
Mike Austin: Is the mind involved with the most subtle energy that which is beginningless, or is it a secondary function of the energy - consciousness imputed back on itself?
ĐẠT-LAI LẠT-MA: Năng lực và tâm thức vi tế và năng lực nội tại chính là nền tảng để thể hiện “cái tôi” vi tế. Khi bạn nói về sự thể hiện “cái tôi” trong năng lực của tâm này, người tạo tác không cần thiết phải thực sự có ở trong đó. Có người đã đặt câu hỏi với một vị Geshe lỗi lạc. Anh ta hỏi rằng nếu có người ở trong nhà, nhìn vào cây cột, thì cây cột ấy được xem là tồn tại qua ý tưởng, và anh ta có thể hiểu được điều đó, nhưng khi không có ai trong nhà, làm sao cây cột ấy hiển thị ra được?
Dalai Latma: The very subtle mind and energy is the base of designation for the subtle “I.” When you speak of designating the “I” to this energy mind, it’s not necessary that the designator actually be among them. Someone once asked a question of a great geshay. He said that if a person was in a house looking at a pillar, that pillar could be designated to exist by thought, and he could understand that, but when no one was in the house, how could the pillar be designated?
Vị Geshe đáp rằng: “Đúng vậy, dường như khó thật.” Rồi ngay khi người ấy rời đi, vị Geshe quay sang người bạn bên cạnh và nói: “Này, người này dường như nghĩ rằng một tâm thức biểu hiện phải được bao quanh và gắn chặt với mọi đối tượng.” Bởi vậy, bạn thấy đó, điều này có nghĩa như vậy. Sự kiện một đối tượng thể hiện không thể xác lập tồn tại tuyệt đối khi tìm kiếm qua phân tích có nghĩa là đối tượng đó nhất thiết chỉ được thể hiện qua ý niệm trong tâm thức. Khi bạn khảo sát xem nó được thể hiện do ý thức của người này hay người kia, rốt cùng bạn không thể tìm thấy ở đâu cả. Điều này được xem như là một kiểu phân tích tột cùng một thực thể nào đó đang biểu hiện qua khái niệm. Bạn không thể tìm được nó. Như vậy, việc những vật thể hiện hữu qua ý niệm cũng là không có sự tồn tại tự hữu. Đó cũng là không.
So the geshay said, “Yes, it does seem difficult.” Now, as soon as the questioner left, the geshay turned to a friend nearby and said, “Well, this person seems to think that a designating consciousness has to be wrapped around and tied up with every object.” So you see, it means this. The fact that a designated object cannot be found to ultimately exist when sought in analysis, means that necessarily the object is just designated by a conceptual consciousness. Now, when you examine whether it is designated by this or that person’s conceptual consciousness, ultimately you won’t find that either. This constitutes a mode of ultimate analysis of something’s being conceptually designated. You won’t be able to find it. Thus, that things are conceptually designated is also without inherent existence. It’s also empty.
MIKE AUSTIN: Tôi không chắc là đã hiểu được. Có phải “cái tôi” chính là tâm thức vi tế?
Mike Austin: I’m not sure I understand. Is the “I” the subtle mind?
ĐẠT-LAI LẠT-MA: Cái “tôi” thô động được thể hiện nhờ vào thân và tâm thô trọng. Nhưng ngay cả khi thân tâm ấy không hoạt động, thì vẫn có “cái tôi” biểu hiện. Có nghĩa là biểu hiện đối với thân và tâm vi tế đang hiện hữu. Chẳng hạn, một hành giả Du-già bậc cao có thể biểu hiện tâm thức vi tế hơn, và cùng một lúc quán sát được các hiện tượng thông thường. Đối với vị ấy có một bản năng tự nhiên về “cái tôi” - không phải trong “cái tôi” thô trọng, mà là một “cái tôi” vi tế hơn được thể hiện qua tâm và thân vi tế. Chẳng có gì khác để mặc nhiên thừa nhận. Nếu tâm thức rất vi tế hoặc là luồng năng lượng được mặc nhiên thừa nhận như là chính “cái tôi”, hẳn phải có sai lầm như đã được nêu ra trong Căn bản trung quán luận tụng của ngài Long Thụ, rằng người thực hiện và đối tượng là một, cái biểu hiện và sự biểu hiện, người chiếm hữu và vật bị chiếm hữu.
Dalai Latma: The coarse “I” is designated in dependence on the coarse mind and body. But even when they are not operating, there has to be an “I” designated. That is then designated to the subtle mind and body which are then present. For instance, a highly developed yogi who is able to manifest a subtler consciousness and at the same time view conventional phenomena, for that person there is an innate sense of “I” - not in the coarser sense, but in a far more subtle sense designated upon the subtle mind and body. There is nothing else to posit. If either the very subtle mind or energy were posited as the “I,” itself, then there would be the fault that is set forth in Nagarjuna’s Treatise On The Middle Way, that agent and object would be one, designator and designates, the appropriator and the appropriated.
Chẳng hạn, khi bạn nói “tâm tôi”, người điều khiển hay chủ nhân là “cái tôi”. Trong trường hợp bạn đang miêu tả, người làm chủ và đối tượng của sự làm chủ sẽ là một - điều ấy không thể được. Nếu bạn mặc nhiên thừa nhận một trong những điều này thực sự là “cái tôi” thì sẽ mắc phải sai lầm này. Do vậy, điều ấy không đúng.
For instance, when you say, “my mind,” the controller or the owner is the “I.” In the case you are describing, the owner and owned would be one - impossible. If you posited one of those as actually being the “I,” this fault would be incurred. Because of this, it’s not the case.
MIKE AUSTIN: Điều gì sẽ xảy ra trong tâm thức - luồng nội lực vi tế nhất khi một người được giác ngộ?
Mike Austin: What happens to the most subtle energy-mind, when a being becomes enlightened?
ĐẠT-LAI LẠT-MA: Cái “tôi” của một vị Phật, bản ngã của một vị Phật, là “cái tôi” vi tế này. Ở quả vị Phật sẽ không còn luồng nội khí và tâm thô trọng. Hoạt dụng của cả năm giác quan đều được tự thực hiện bởi luồng nội lực và tâm vi tế. Bởi vì đó có nghĩa là tất cả đồng thời hiện hữu. Đó là tâm thức toàn tri (nhất thiết trí). Thế nên, vào thời điểm tột cùng của Kim cang dụ định mà hành giả đạt được trong tiến trình hướng đến bốn chuyển thức, và như vậy nên chỉ có cực quang tâm thức là còn lại; hành giả không còn tái hiện trở lại mức độ thô trọng của tâm thức nữa. Như vậy, chỉ có cái “tôi” vi tế được thể hiện trong tâm thức vi tế. Chẳng hạn, đức Phật Thích-ca Mâu-ni thị hiện qua thân tướng thô trọng để chúng ta có thể tiếp xúc được, đối với ngài bạn có thể thừa nhận một “cái tôi” thô trọng, nhưng đó chỉ là hiện tướng của tâm vi tế kia.
Dalai Latma: The “I” of a Buddha, the self of a Buddha, is this subtle “I.” At the level of Buddhahood there is no coarse wind and mind. All of the five sense activities are done by the subtle energy and consciousness itself. Because that is all there is. It has become an omniscient consciousness. So at the time of the final vajra - like meditative stabilization of a learner one passes through in the forward process the four consciousnesses and then just the mind of clear light is left; one doesn’t manifest ever again the coarser levels of consciousness. Thus, there would only be the subtle “I” which is designated on the subtlest mind. For instance, for Shakyamuni Buddha, who appeared with a coarse mind and body that we could meet with, for him you could posit a coarse “I” but just the appearance of such.
MIKE AUSTIN: Tôi xin hỏi ngài vài điều về tiến trình của ký ức. Khi phôi người phát triển, nó trải qua tất cả những giai đoạn tiến hóa từ loài cá đến động vật có vú, v.v... Theo ngài, tại sao phải lập lại mọi tiến trình như vậy?
Mike Austin: Let me just ask you something else about the process of memory. When the human embryo develops, it goes through all the stages of evolution; fish, mammal, etc., that have led to human beings. Why do you think it has to repeat every stage?
 ĐẠT-LAI LẠT-MA: Do năm thành tố căn bản và năm luồng nội khí hoặc nội lực hiện hành đang chi phối thể trạng con người. Phải có điều gì đó tác động đến sự hình thành thực sự của những luồng nội khí này trong thân mới, nhưng tôi không biết rõ điều này.
Dalai Latma: It is due to the five fundamental and five secondary winds or currents of energy which control the human form. It must have something to do with the actual formation of these winds in the new body, but I do not know this well.
MIKE AUSTIN: Và ký ức từ những phần tạo tác trong quá khứ có sẵn trong mỗi dòng nội khí đang luân lưu khi chúng tạo ra hình thể vật chất?
Mike Austin: And the memory of those past creations is inherent in each of these energy currents as they produce the physical forms?
ĐẠT-LAI LẠT-MA: Luồng nội khí rất vi tế này chỉ cho dạng rất vi tế của luồng gió sinh động nâng đỡ thể chất. Luồng khí đi lên -  tức gió chuyển động, có sự liên hệ với giọng nói, nước bọt, và những thứ khác. Luồng gió hiện hữu khắp nơi có tác dụng trên toàn thân thể. Yếu tố lửa - cùng với yếu tố gió, có tác dụng tiêu hóa thực phẩm và làm tăng trưởng các thành tố khác trong cơ thể. Luồng nội khí hướng xuống dưới - luồng gió bài tiết có tác dụng đối với sự tăng trưởng, duy trì và vận hành tinh dịch, máu huyết, phân, nước tiểu, v.v...Tôi nhớ không hết chi tiết điều này.
Dalai Latma: The very subtle wind refers to the very subtle form of the life bearing wind. The upwards - moving wind has a relation with speech, spitting, and so forth. The pervasive wind has a function throughout the body. The fire - accompanying wind has the function of digestion of food and increase of the body’s elements. The downwards - voiding wind has to do with the increase, holding and letting go of seminal fluid, blood, faeces, urine, and so forth. I haven’t remembered this well so take care.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 9 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Chuyện Vãng Sanh - Tập 3


Giai nhân và Hòa thượng


Phóng sinh - Chuyện nhỏ khó làm


Sống và chết theo quan niệm Phật giáo

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.216.114.23 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (100 lượt xem) - Việt Nam (86 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...