Tôi không thể thay đổi hướng gió, nhưng tôi có thể điều chỉnh cánh buồm để luôn đi đến đích. (I can't change the direction of the wind, but I can adjust my sails to always reach my destination.)Jimmy Dean
Nếu muốn tỏa sáng trong tương lai, bạn phải lấp lánh từ hôm nay.Sưu tầm
Cách tốt nhất để tiêu diệt một kẻ thù là làm cho kẻ ấy trở thành một người bạn. (The best way to destroy an enemy is to make him a friend.)Abraham Lincoln
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Hạnh phúc không tạo thành bởi số lượng những gì ta có, mà từ mức độ vui hưởng cuộc sống của chúng ta. (It is not how much we have, but how much we enjoy, that makes happiness.)Charles Spurgeon
Vết thương thân thể sẽ lành nhưng thương tổn trong tâm hồn sẽ còn mãi suốt đời. (Stab the body and it heals, but injure the heart and the wound lasts a lifetime.)Mineko Iwasaki
Khi bạn dấn thân hoàn thiện các nhu cầu của tha nhân, các nhu cầu của bạn cũng được hoàn thiện như một hệ quả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chúng ta không có khả năng giúp đỡ tất cả mọi người, nhưng mỗi người trong chúng ta đều có thể giúp đỡ một ai đó. (We can't help everyone, but everyone can help someone.)Ronald Reagan
Điều bất hạnh nhất đối với một con người không phải là khi không có trong tay tiền bạc, của cải, mà chính là khi cảm thấy mình không có ai để yêu thương.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Các vị đại sư tái sinh Tây Tạng »» Đại sư thứ mười: CHÖYING DORJE (1604 - 1674) »»

Các vị đại sư tái sinh Tây Tạng
»» Đại sư thứ mười: CHÖYING DORJE (1604 - 1674)

Donate

(Lượt xem: 5.014)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Các vị đại sư tái sinh Tây Tạng - Đại sư thứ mười: CHÖYING DORJE (1604 - 1674)

Font chữ:

Đại sư Choying Dorje sinh ngày 8 tháng 3 năm Mộc Thìn (1604) tại vùng Golok, cực bắc Tây Tạng. Trong thời gian mang thai ngài, người mẹ có nhiều giấc mơ xuất hiện như những điềm lành. Tương truyền, ngay sau khi sinh ra ngài đã đứng dậy bước đi bảy bước như khi đức Phật Thích-ca vừa đản sinh.

Sau đó, ngài được vị Shamar Chokyi Wangchuk nhận biết là hóa thân tái sinh của đức Karmapa. Vì đức vua xứ Tsang là người sùng kính giáo pháp của dòng Karma Kagyu nên sau đó ngài liền được đưa vào nuôi dưỡng trong lâu đài của một vị hoàng tử ở Machu là Chang Mowa, và ngay từ khi còn bé đã được đối xử như một vị đạo sư phi thường.

Chỉ vào năm 6 tuổi ngài đã biểu lộ tài năng xuất chúng khi vẽ những bức tranh đẹp hơn tất cả các vị thầy dạy của mình và thể hiện tài năng của một nhà điêu khắc tài hoa. Đồng thời ngài cũng sớm thể hiện tâm từ bi vô hạn ngay từ khi còn là một đứa trẻ. Một hôm, ngài nhìn thấy những người thợ cạo lông cừu. Ngài xúc động rơi nước mắt và khẩn khoản đến xin những người thợ hãy dừng ngay việc ấy. Một ngày khác khi ngài đang dạo chơi, một con nai đang bị săn đuổi đã chạy đến chỗ ngài để tìm sự che chở. Ngài đứng chắn trước con nai để nó không bị chó săn làm hại, rồi dùng tâm từ bi làm chuyển hóa con chó săn, khiến nó trở nên hiền lành, không còn hung hăng như trước nữa. Khi người thợ săn đuổi đến, ngài thuyết phục ông ta hãy bỏ nghề và trao cho ông một số tiền. Người thợ săn cảm động trước tấm lòng từ bi của ngài đến nỗi ông ta thề sẽ không bao giờ làm nghề săn bắn nữa.

Năm ngài được 8 tuổi, Shamar Chokyi Wangchuk tổ chức nghi lễ chính thức công nhận ngài là hóa thân tái sinh của đức Karmapa. Tiếp theo, một buổi lễ đăng quang được tổ chức long trọng tại tu viện Nyingche Ling để tất cả mọi người đều được biết đến sự ra đời của ngài.

Sau đó, ngài lên đường đến Tsurphu để gặp đại sư Pawo Tsuglak Gyaltsho. Vị này đã truyền giới sa-di cho ngài cũng như truyền dạy các phần giáo pháp căn bản. Sau một thời gian nỗ lực học tập tại đây, ngài đã có thể nắm vững hầu hết những phần giáo pháp quan trọng nhất. Tiếp đó, ngài nhận lời thỉnh cầu đến viếng thăm vị hoàng tử xứ Tsang là Karma Phuntsog Namgyal, người hiện đang nắm quyền ở hầu hết các vùng lãnh thổ của Tây Tạng sau khi triều đại Rinpung sụp đổ.

Năm 21 tuổi, ngài chính thức thọ giới cụ túc để trở thành một vị tỳ-kheo. Vào thời điểm này, ngài đã nhận được sự truyền thừa toàn bộ giáo pháp của dòng Karma Kagyu. Từ đó, ngài tập trung mọi nỗ lực tu tập vào việc thực hành thiền định.

Vào thời đức Karmapa đời thứ mười, mối quan hệ giữa phái Gelugpa (Cách-lỗ) và phái Karma Kagyu không được tốt đẹp. Đức vua Desi Karma Tenkyong Wangpo của xứ Tsang là người tin theo phái Karma Kagyu và hiện đang nắm giữ quyền cai trị trên hầu hết các vùng lãnh thổ của Tây Tạng. Đức Karmapa Chưying Dorje đã dự báo trước về những cuộc chiến tranh và xung đột chính trị sắp xảy ra, khi phái Gelugpa (Cách-lỗ) muốn liên kết với người Mông Cổ để chống lại phái Karma Kagyu. Ngài nhận biết rằng sự quan tâm về chính trị sẽ lôi kéo quân đội Mông Cổ vào việc ủng hộ phái Gelugpa, và trong cuộc xung đột này ngài sẽ phải rời khỏi miền trung Tây Tạng trong một thời gian dài. Vì thế, ngài mang tất cả những tài sản sở hữu của mình phân phát cho người nghèo, và đồng thời chỉ định Goshir Gyaltsab làm người đại diện cho ngài.

Quả nhiên, quân đội Mông Cổ do Đại Hãn Gushri chỉ huy đã tấn công Shigatse và sau đó tiếp tục tấn công hầu hết các vùng của Tây Tạng, gây ra những sự tàn phá và hủy hoại phần lớn đất nước, rồi cuối cùng bao vây và khống chế tu viện Tsurphu của đức Karmapa, nơi đặt trụ sở chính của phái Karma Kagyu.

Đức Karmapa Chưying Dorje bị buộc phải rời khỏi vùng này. Vào đêm xảy ra cuộc chiến loạn, nhiều người nhìn thấy ngài nắm tay người tùy tùng của ngài và cả hai cùng bay bổng giữa không trung, vượt qua những đoàn quân lính đang vây chặt bên dưới. Bằng cách đó, ngài đã thoát khỏi sự vây hãm của quân đội và đi thẳng đến những vùng rừng núi hoang vắng của Bhutan và sống tại đây trong 3 năm. Sau đó họ đi đến vùng đất mà ngày nay là miền bắc của tỉnh Yunnan, thuộc Trung Hoa. Các tu viện ở đây vui mừng đón tiếp ngài và được ngài truyền dạy giáo pháp. Trong suốt thời gian sau đó, khi đức Karmapa đi qua bất cứ nơi nào ngài cũng đều truyền dạy giáo pháp và khơi dậy tinh thần tu tập, đồng thời ngài cũng thành lập được một số chùa và tu viện.

Trải qua 20 năm sau đó, đức Karmapa đời thứ mười mới có thể trở về quê hương của mình. Vào lúc này, ngài phát hiện các hậu thân của Shamar Yeshe Nyingpo, Goshir Gyaltsab, và Pawo Rinpoche. Ngài công nhận các hậu thân này và truyền dạy giáo pháp của dòng Karma Kagyu cho họ.

Vào thời điểm này, bối cảnh chính trị tại Tây Tạng đã thay đổi lâu dài. Đức Đạt-lai Lạt-ma đời thứ năm, Ngawang Lobsang Gyatso (1617-1682) đã trở thành người chính thức nắm giữ chính quyền, và vai trò này về sau tiếp tục được chuyển giao cho các hậu thân tái sinh của ngài. Mối quan hệ giữa hai phái Cách-lỗ và Karma Kagyu vì thế cũng không còn căng thẳng nữa.

Đức Karmapa đời thứ mười, Chưying Dorje, viên tịch vào năm 1674, khi ngài được 70 tuổi. Ngài để lại một di thư báo trước về sự tái sinh của mình cùng những chỉ dẫn chi tiết để nhận biết. Goshir Gyaltsab Norbu Sangpo trở thành người thay thế tạm thời của ngài tại Tsurphu. Sau lễ hỏa táng, xá-lợi ngài được thu thập và nhập tháp thờ phụng tại Tsurphu. Shamar Yeshe Nyingpo được chọn làm người kế thừa giáo pháp của ngài.

Shamar Yeshe Nyingpo sinh năm 1631 tại vùng Golok thuộc miền đông Tây Tạng. Ông được đức Karmapa đời thứ mười xác nhận là hậu thân tái sinh đời thứ bảy của Shamar. Ông hết sức thành tín và nỗ lực tu tập theo sự chỉ dẫn của đức Karmapa Chưying Dorje. Ông nhận được sự truyền thừa toàn bộ giáo pháp của dòng Karma Kagyu và có nhiều biểu hiện chứng đắc về các pháp thiền định Đại thủ ấn (Mahamudra) cũng như Đại cứu cánh (Dzogchen). Yeshe Nyingpo viên tịch vào năm Thổ Tuất (1694), khi ông được 63 tuổi. Ông là người đã nhận biết và trở thành thầy dạy chính của đức Karmapa đời thứ 11: Yeshe Dorje.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 18 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Tổng quan về các pháp môn trong Phật giáo Tây Tạng


Phật giáo và Con người


Một trăm truyện tích nhân duyên (Trăm bài kinh Phật)


Chớ quên mình là nước

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.221.157.203 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (130 lượt xem) - Hoa Kỳ (4 lượt xem) - ... ...