Hạnh phúc giống như một nụ hôn. Bạn phải chia sẻ với một ai đó mới có thể tận hưởng được nó. (Happiness is like a kiss. You must share it to enjoy it.)Bernard Meltzer
Cuộc đời là một tiến trình học hỏi từ lúc ta sinh ra cho đến chết đi. (The whole of life, from the moment you are born to the moment you die, is a process of learning. )Jiddu Krishnamurti
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Thiên tài là khả năng hiện thực hóa những điều bạn nghĩ. (Genius is the ability to put into effect what is on your mind. )F. Scott Fitzgerald
Học vấn của một người là những gì còn lại sau khi đã quên đi những gì được học ở trường lớp. (Education is what remains after one has forgotten what one has learned in school.)Albert Einstein
Để sống hạnh phúc bạn cần rất ít, và tất cả đều sẵn có trong chính bạn, trong phương cách suy nghĩ của bạn. (Very little is needed to make a happy life; it is all within yourself, in your way of thinking.)Marcus Aurelius
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Tôn giáo của tôi rất đơn giản, đó chính là lòng tốt.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Chúng ta không làm gì được với quá khứ, và cũng không có khả năng nắm chắc tương lai, nhưng chúng ta có trọn quyền hành động trong hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Vì lợi ích của nhiều người »» Cuộc họp hằng năm tại Dhamma Thali, Ấn Độ, ngày 3 tháng 1 năm 1993 »»

Vì lợi ích của nhiều người
»» Cuộc họp hằng năm tại Dhamma Thali, Ấn Độ, ngày 3 tháng 1 năm 1993

Donate

(Lượt xem: 7.940)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  English || Đối chiếu song ngữ


       

Vì lợi ích của nhiều người - Cuộc họp hằng năm tại Dhamma Thali, Ấn Độ, ngày 3 tháng 1 năm 1993

Font chữ:



SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Câu hỏi: Thưa thầy làm sao để ta có thể phát triển lòng từ bi trong chính mình và làm sao chúng ta có thể khuyến khích điều này trong người khác?

Trả lời: Lòng từ bi và sự thanh tịnh đi đôi với nhau. Nếu không có sự thanh tịnh các con không thể tạo ra lòng từ bi. Bằng cách thực hành Vipassana các con thanh lọc tâm của mình và điều đó giúp phát triển phẩm chất lòng từ bi. Để giúp người khác tạo ra lòng từ bi rất khó. Chúng ta không thể làm gì được trong việc giúp người khác để họ phát triển những phẩm chất tốt lành. Tuy nhiên vẫn có cách để làm được cả hai. Khi các con thực hành một khóa Vipassana các con thanh lọc tâm mình. Rồi vào ngày cuối cùng các con thực hành metta. Sau khi trở về nhà các con thực hành một tiếng đồng hồ và các con thực hành metta trong vài phút. Tuy nhiên, nếu các con đã giành ra mười ngày trong đời mình để phục vụ khóa thiền Vipassana.Trong suốt mười ngày các con có cơ hội tạo ra metta, tạo ra lòng từ bi cho tất cả thiền sinh và đây là cách làm sao người ta phát triển lòng từ bi. Điều này cũng là cách các con có thể giúp người khác tạo ra lòng từ bi. Vì các con đã giúp họ tạo ra lòng từ bi một cách đúng đắn. Khi họ thanh lọc tâm bằng cách thực hành vipassana họ cũng bắt đầu tạo ra lòng từ bi. Theo thầy đây là cách duy nhất.

Câu hỏi: Thưa thầy có một điều gì chỉ là nỗi đau đớn thể xác hay tất cả những đau đớn thể xác là sankhara?

Trả lời: Đau đớn thể xác có rất nhiều nguyên nhân. Sankara là một trong những nguyên nhân này. Ví dụ như bầu không khí, thời tiết không thích hợp với các con, các con bắt đầu cảm thấy khó chịu trên người. Hay là các con tự đánh chính mình, hay là vấp ngã, bị gãy chân và các con có cảm giác khó chịu. Hay khi các con ăn những thức ăn không hợp với mình và cảm thấy khó chịu. Bằng cách này có nhiều lí do, sankhara là một lí do trong số đó. Không phải tất cả những cảm giác mà các con cảm thấy trên người là bởi vì những kamma (nghiệp) trong quá khứ. Nhưng trong một cái nhìn rộng hơn, các con có thể nói rằng tất cả những cảm giác mà các con cảm thấy là karma sankhara (nghiệp) của mình. Ví dụ như khí hậu nóng không phù hợp với các con, các con đi ra ngoài dưới ánh mặt trời gay gắt và bị nhức đầu. Đây là những kamma Sankhara của các con ở giây phút hiện tại. Các con đã hành động bằng cách này và do đó các con chịu đau đớn. Hay là một loại thực phẩm không phù hợp với các con, tuy nhiên các con vẫn ăn và kết quả các con cảm thấy khó chịu. Đây là sankhara hiện tại của các con. Khi chúng ta nói về những sankhara quá khứ trồi lên trên mặt điều đó không có nghĩa rằng tất cả những sự đau nhức mà các con cảm thấy đều xuất phát từ những sankhara trong quá khứ.

Câu hỏi: Thầy luôn luôn nhấn mạnh rằng chúng ta nên có lòng từ bi đối với những người tàn ác. Nhưng khi nhìn thấy những sự bạo hành và giết hại những người vô tội đang xảy ra khắp nơi ở một mức độ rất lớn. Là những thiền sinh Vipassana, những người phục vụ Dhamma, những tín viên hay những thiền sư phụ tá chúng ta có thể làm gì được?

Trả lời: Không còn nghi ngờ gì nữa, đây là những câu hỏi rất quan trọng. Nhưng vào giai đoạn này khi Vipassana chỉ mới bắt đầu thì rất khó khăn. Chúng ta không có nhiều sức mạnh đến như thế để thay đổi xã hội. Có hai trạng thái của Dhamma: Một trạng thái là thanh lọc cá nhân, một trạng thái khác là thanh lọc xã hội. Cả hai đều quan trọng. Nhưng để thanh lọc xã hội, sự thanh lọc của từng người là điều tiên quyết. Trừ khi những cá nhân được thanh tịnh, trừ khi họ có tình thương, lòng từ bi và thiện ý với người khác, chúng ta có thể trông mong là một xã hội Dhamma đích thực.

Do đó, vào giai đoạn này chúng ta cố giới thiệu Vipassana ở Ấn Độ và toàn thể thế giới. Chắc chắn khi Vipassana được giới thiệu rộng rãi, chính những người hành thiền có thể giữ một vai trò quan trọng. Nhưng ngay bây giờ, mỗi cá nhân, nếu họ thấy được họ có thể giúp bằng bất cứ cách nào để dập tắt lửa cháy thì họ cứ làm như thế. Giúp đỡ trên phạm vi lớn trong giai đoạn này rất khó. Chúng ta không nên làm những gì mà chúng ta không có khả năng.

Câu hỏi: Thưa thầy, thầy không ngừng nói rõ về nguyên tắc làm sao để có sự liên hệ giữa những thiền sư phụ tá và những tín viên. Có một số ban điều hành muốn làm việc hoàn toàn độc lập mà không nghe theo sự hướng dẫn của thiền sư phụ tá, tới mức có thể loại trừ, không mời thiền sư phụ tá tham gia những cuộc họp hay những quyết định. Một số người cảm thấy rằng thiền sư phụ tá không có một nhiệm vụ nào trong việc hướng dẫn ban điều hành. Sự tham gia đến một mức độ nào là thích hợp cho những thiền sư phụ tá trong việc điều hành trung tâm?

Trả lời: Dhamma là một con đường chung dung. Có hai vấn đề đã phát sinh từ hai cực đoan. Vài năm trước đây có tín viên phàn nàn “Trong mọi cuộc họp thiền sư phụ tá cố kiểm soát, áp đặt quan điểm của họ. Họ cố để ra lệnh và chúng con không thể làm gì cả”. Đây là một cực đoan.Và bây giờ thầy nghe được một cực đoan khác họ không để tâm gì đến thiền sư phụ tá và muốn làm theo cách riêng của họ.

Thiền sư luôn phải có mặt. Một thiền sư phụ tá trong khu vực của ban điều hành nên luôn luôn phải có mặt. Họ phải được mời bất cứ khi nào có cuộc họp của ban điều hành. Nhưng họ không nên cố xen vào. Hãy để cho những tín viên thảo luận và quyết định. Khi một thiền sư phụ tá thấy điều gì hoàn toàn đi ngược lại với Dhamma, thì họ có thể nói ra một cách nhã nhặn “Không được, điều này không tốt, điều này không phải là Dhamma”. Nhưng trái lại, trong lĩnh vực của thế gian, những gì xảy ra hãy để cho nó xảy ra. Hãy thoát khỏi hai cực đoan này và có đường lối dung hòa, nó sẽ có lợi cho những tín viên và những thiền sư phụ tá.

Câu hỏi: Một số thiền sinh không hiểu sự quan trọng của việc Dana.Khi những khóa thiền được tổ chức mà không tính lệ phí, họ thường nghĩ rằng: “Những việc này không tốn lệ phí tại sao phải dana”. Xin thầy cho chúng con chỉ dẫn về điều này?

Trả lời: Có hai cực đoan. Một cực đoan là các con tính tiền đồ ăn, chỗ ở… Và các con nói với mọi người rằng “Đây là những phí tổn khi chúng tôi phục vụ quý vị. Do đó quý vị phải trả khoản này, nếu không làm sao chúng tôi có thể tổ chức được”. Điều này phải được ngăn cấm. Đây là một cực đoan.

Một cực đoan khác khi các con lấy làm kiêu hãnh rằng: “Chúng tôi không nhận bất cứ gì từ quý vị” thì người ta sẽ nghĩ rằng có lẽ một hiệp hội lớn nào đứng đằng sau cái tổ chức này. Hay là có lẽ một tổ chức bí mật nào của chính phủ đã cung cấp tiền cho mục đích riêng. Do đó tại sao chúng tôi phải hiến tặng dana?

Giữa hai thái cực này phải có một đường lối dung hòa. Không nên tính tiền, và điều này phải hết sức rõ ràng. Nhưng đồng thời tổ chức phải được hoạt động dựa trên dana của thiền sinh, những người đạt được lợi lạc và cảm thấy rằng việc này phải tiếp tục vì lợi ích của người khác, họ sẽ tự động hiến tặng. Chỉ khi nào họ hiến tặng thì việc này mới được tiếp tục. Điều này phải làm rõ với các thiền sinh mà không ép buộc họ phải dana.

Có nhiều trường hợp, đặc biệt là ở quốc gia này, nơi người dân rất nghèo, phải kiếm sống từng bữa. Họ sống chỉ bằng thu nhập ít ỏi hàng ngày của mình. Nếu những người đó tới khóa thiền trong mười ngày, họ bị mất tiền lương mỗi ngày của mình. Điều này là sự hi sinh lớn lao. Trông đợi bất cứ Dana nào từ họ là hoàn tàn vô nhân đạo. Nếu một người như thế, hiến tặng dù chỉ một đồng rupee, điều này rất tốt, bởi đây là một parami rất lớn, lớn hơn cả một triệu phú hiến tặng một ngàn rupee hay trăm ngàn rupee.

Hãy cứ để nó xảy ra như thế. Nhưng phải làm cho điều này hết sức rõ ràng. Tổ chức của chúng ta hoạt động hoàn toàn dựa vào sự hiến tặng của thiền sinh và hoàn toàn không có nguồn tài chính nào khác.

Câu hỏi: Kinh nghiệm cho thấy, thiền sinh không còn tiếp tục sau một hay hai khóa thiền.Thưa thầy làm sao để tránh khỏi điều này?

Trả lời: Điều này xảy ra vì trên thực tế, mỗi một cá nhân có cả hai phẩm chất tốt cũng như phẩm chất xấu. Người ta đến với khóa thiền Vipassana để làm tăng cường những phẩm chất tốt và tẩy trừ những phẩm chất xấu. Họ được Vipassana hỗ trợ trong một hay hai khóa thiền. Nhưng sau cùng, họ có một kho tổn trữ lớn của những phẩm chất xấu. Những phẩm chất này bắt đầu chế ngự họ. Khi những bất tịnh này bắt đầu chế ngự một thiền sinh. Người này hoàn toàn hiểu trên mức độ trí thức rằng mình phải thực hành Vipassana để thoát khỏi khổ đau. Tuy nhiên vì họ bị chế ngự, áp đảo bởi những bất tịnh của chính mình nên điều này trở nên rất khó khăn. Đây là điều hoàn toàn tự nhiên. Chúng ta thấy nó ở khắp nơi.

Điều này diễn ra trong một chừng mực nào đó. Mọi người sẽ tiến bộ từ từ. Họ có thể bước hai bước và ngã xuống, rồi lại đứng lên bước hai bước rồi lại ngã xuống. Sau này sẽ đến một giai đoạn họ mạnh đến nỗi không ngã xuống nữa, điều đó cần có thời gian.

Một giải pháp thực tiễn cho vấn đề này là: Cho dù một thiền sinh không thực hành mỗi sáng và tối, nếu họ vẫn tiếp tục đến những buổi thiền chung hàng tuần. Bình điện của họ sẽ được sạc và họ sẽ bắt đầu tu tập trở lại. Do đó, những buổi thiền hàng tuần rất có lợi trong việc giúp giải quyết vấn đề này. Trong mỗi khu phố, làng mạc, chỗ ở nên có ít nhất một người có thể dành thời gian để nhắc nhở người khác, “Ngày mai sẽ có một buổi thiền chung hàng tuần.” Điều này sẽ giúp mọi người. Rất nhiều người trong số này không tới đơn thuần vì lười biếng, không phải vì quá bận rộn hoặc có điều gì đó ngăn chặn họ. Nếu các con khích lệ họ, họ sẽ tới.

Một điều khác chúng ta sẽ thấy có lợi là những khóa thiền một ngày với Anapana, Vipassana, Metta và một bài pháp thoại ngắn. Những thiền sinh được làm mới lại bằng những khóa thiền như thế, năng lượng của họ sẽ được nạp đầy. Điều này nên được khuyến khích. Nó sẽ rất có ích.

Câu hỏi: Chỗ ở của chúng con ở giữa một phố xá đông đúc khiến cho việc hành thiền hết sức khó khăn. Thưa thầy có cách nào để loại trừ những khuấy động đó khi chúng con hành thiền không?

Trả lời: (Cười lớn) Như thầy đã nói. Hoặc là các con đổi chỗ ở, chạy trốn những ồn ào. Hoặc là các con trở nên mạnh đến nỗi các con có thể chặn đứng tất cả những ồn ào quanh các con. Cả hai đều được. Các con phải sống trong xã hội trong nhiều trường hợp tương tự. Nơi con đang sống, con phải tạo sức mạnh cho chính các con, và học cách làm sao để phớt lờ đi những sự khuấy động này. Giống như sen mọc trong nước không bị ảnh hưởng bởi nước. Các con có thể phớt lờ đi tất cả những khuấy động này. Ví dụ, bây giờ khi chúng ta đang nói chuyện, một con chim đang kêu bên ngoài. Con chim này không làm phiền chúng ta. Chúng ta đang bận rộn với sự thảo luận. Cũng như vậy, chúng ta có thể bận rộn với sự hành thiền của mình. Hãy để những ồn ào ở đó và chúng ta tiếp tục hành thiền. Mỗi người phải tự rèn luyện chính mình, ta phải sống trong một thế giới đầy những xáo động và mặc cho những điều này, hãy duy trì sự bình yên và hài hòa trong tâm.

Câu hỏi: Xin thầy vui lòng giải thích sự quan trọng của việc phục vụ Dhamma trong những khóa thiền. Nhiệm vụ của những người phục vụ Dhamma, sự liên hệ giữa họ với nhau, đối với tín viên và thiền sư phụ tá là gì? Sự giảng dạy và những cơ sở nào họ cần đến?

Trả lời: Phục vụ Dhamma là một phần hết sức quan trọng trong sự thực hành Dhamma. Khi các con đến một khóa thiền mười ngày và thực hành Vipassana, các con đang thanh lọc tâm mình, các con gia tăng sức mạnh cho tâm mình để có thể áp dụng sự thực hành trong cuộc sống hàng ngày. Nếu các con không thể áp dụng Dhamma trong cuộc sống hàng ngày thì tới khóa thiền sẽ trở thành nghi thức, nghi lễ hay lễ hội tôn giáo, chúng đều không hiệu nghiệm.

Sau khi đã được học Vipassana ở một trung tâm, các con ra thế giới bên ngoài, nơi có rất nhiều sự khó chịu, mọi thứ đều đi ngược lại với những mong muốn hay ước mơ của mình. Các con bị sốc và không thể đối diện với những điều này. Nó rất khó khăn. Do đó, ta có một cơ hội tốt để phục vụ dhamma trong một khóa thiền mười ngày - bầu không khí rất là hài hòa. Và bây giờ các con có thể áp dụng Dhamma của chính các con.

Khi các con phục vụ trong mười ngày, các con áp dụng những gì đã học trong khóa thiền mười ngày. Các con đối phó với cùng những thứ các con đối phó ở bên ngoài. Làm sao để cư xử với mọi người – những thiền sinh, thiền sư, những người phục vụ Dhamma khác và các tín viên. Hành vi của các con trong từng trường hợp như thế nào. Các con phạm lỗi lầm và các con học được từ đó. Rồi phạm lỗi lần nữa, rồi sửa đổi trở lại. Đây là cách làm sao các con học được. Đây là khía cạnh thực tiễn của việc áp dụng Dhamma trong cuộc sống. Một điều quan trọng khác là trong khi các con phục vụ Dhamma. Phục vụ Dhamma là một phần của dana – dhamadana sabbadanam dhammadanam jinati - Sự hiến tặng Dhamma vượt trội hơn tất cả những hiến tặng khác. Các con dana về Dhamma. Thiền sư đang hướng dẫn, điều này tốt, có người nào khác hiến tặng điều này cũng tốt, nhưng rồi cũng phải có người phục vụ. Lúc đó, nếu các con tham gia vào việc phục vụ này. Đây là sự hiến tặng của các con.

Hiến tặng sự phục vụ của các con, như thầy nói, nó có giá trị hớn rất nhiều so với việc hiến tặng tiền bạc. Chủ ý là quan trọng nhất. Đức phật nói rằng: Cetana dana aham,bhikkave, kammam vadami. Chủ ý này gọi là Kamma. Khi các con hiến tặng, chủ ý của các con là: “Với số tiền của tôi, nhiều người sẽ được lợi lạc. Tôi có thể hiến tặng tiền để giúp một ai đó hết khát, hay tặng thực phẩm hay thuốc men cho người nào đó. Đây là những việc làm rất tốt. Nhưng nơi đây tôi thấy rằng, khi tôi hiến tặng tiền bạc, nhiều người sẽ thoát khỏi khổ đau, thoát khỏi sự bất tịnh của họ, tiền bạc của chúng tôi đã được dùng theo một cách rất tốt lành.” Do đó đây là một loại chủ ý của tâm đã đi vào công đức về kamma của các con.

Nhưng khi các con ở đây trong mười ngày. Từng giây phút các con phục vụ và các con đang phục vụ với chủ ý “Nguyện cho càng nhiều người có được lợi lạc”. Chủ ý này liên tục trong mười ngày, phần thời gian mà các con dùng để tạo ra chủ ý này lớn hơn rất nhiều khi các con hiến tặng tiền bạc. Thầy không nói rằng không nên hiến tặng tiền bạc nếu không thì làm sao có thể tổ chức được những khóa thiền. Nhưng giữa hai cái, sự hiến tặng công lao là phục vụ Dhamma thì hữu ích hơn rất nhiều.

Thầy thấy một điều nữa từ kinh nghiệm của chính thầy và từ kinh nghiệm của nhiều thiền sinh: Trong một số năm thầy là một người phục vụ thầy của thầy.Thầy chỉ thông dịch lời của ngài. Theo chỉ dẫn của ngài, thầy tới gặp thiền sinh và thảo luận những khó khăn của họ, những công việc như thế. Thầy nhận ra rằng điều này hữu ích cho thầy. Sau khi ngồi một khóa thiền mười ngày và phục vụ thiền sinh trong mười ngày, sự hành thiền của thầy trở nên rất mạnh. Thầy cũng được nghe điều này từ rất nhiều thiền sinh. Họ tiếp tục nói rằng, “Con đã phục vụ mười ngày trong khóa thiền Vipassana. Sự hành thiền của con đã trở nên rất mạnh mẽ. Dhamma của con đã trở nên rất mạnh mẽ.” Điều này là tự nhiên, nó xảy ra như thế.

Phải nói rằng mọi thiền sinh nên dành thời gian để phục vụ người khác trong Dhamma. Tham dự khóa này đến khóa khác mà không làm gì để phục vụ Dhamma là một phương cách không lành mạnh cho sự phát triển Dhamma. Hãy tham gia những khóa thiền nhưng cũng dành thời gian để phục vụ Dhamma, điều này rất quan trọng .

Sự liên hệ giữa những người phục vụ với thiền sư, tín viên, tất cả những điều này phải được học ở đây. Đây là thực hành. Dĩ nhiên có những hướng dẫn thích hợp dành cho những người phục vụ. Việc thường xảy ra là một thiền sinh sau khi chỉ tham dự một khóa thiền muốn phục vụ trong một khoá thiền kế tiếp. Hay người ta không được thấm nhuần trong Dhamma và người đó bắt đầu hành xử không đúng cách, như một người cảnh sát, la mắng thiền sinh. Điều này có hại cho người đó vì người đó đang tạo ra những chủ ý không lành mạnh, có hại cho thiền sinh và có hại cho toàn thể môi trường. Những thiền sinh sẽ không được khích lệ, chán nản. Họ không biết rằng người này chỉ mới học xong một khóa mà thôi. Họ sẽ nghĩ rằng“ Vì người đang phục vụ là một người có trách nhiệm trong ban tổ chức và hãy xem người đó hành xử như thế này, loại thiền này là gì thế. Nếu nó không thể giúp cải thiện chính những người phục vụ của tổ chức thì làm sao có thể giúp tôi cải thiện được.” Những loại hành vi này sẽ không khuyến khích người khác thực hành Vipassana. Do đó, những chỉ dẫn thích hợp phải được đưa ra nếu có thể trước khi người này tham gia một khóa để phục vụ người khác trong Dhamma. Các con có thể có những loại cẩm nang mà thầy nghĩ rằng đã được làm ở trong quá khứ. Tiếp tục đọc chúng. Mọi người phục vụ Dhamma nên bắt buộc phải đọc chúng và các con phải thảo luận với những người này để chắc rằng họ đã hiểu chúng đúng đắn.

Hiện nay, những tiện nghi là một vấn đề quan trọng khác. Thầy đã thấy ở rất nhiều trung tâm vì số lượng thiền sinh gia tăng, cơ sở hạn hẹp và những người phục vụ Dhamma phải chịu đựng tất cả những bất tiện này. Họ thường xuyên phải di chuyển chỗ ngủ và đồ đạc từ phòng này sang phòng khác, từ trong nhà ra ngoài lều. Những người phục vụ đáng thương đó không có một chỗ đúng đắn để ở. Làm sao chúng ta có thể trông đợi mọi người phục vụ đúng đắn khi không có những tiện nghi thích hợp. Thầy nói rằng mọi trung tâm phải nhận ra rằng phải có những cơ sở thích hợp và đều đặn cho người phục vụ, nam cũng như nữ riêng biệt nhau. Điều này rất quan trọng.

Câu hỏi: Những đóng góp nào mà chúng con có thể làm trong việc truyền bá Dhamma thưa thầy?

Trả lời: Sự đóng góp tốt nhất là hãy tự giúp mình. Hãy củng cố trong Dhamma và thấy rằng người khác bắt đầu biết ơn Dhamma bằng cách thấy các con sống. Hãy nhìn xem trước khi tới với Dhamma người này sống một cách khác và bây giờ có một sự thay đổi lớn lao. Một sự thay đổi tốt hơn đã xảy ra. Nếu người ta thấy rằng không có sự thay đổi nào cho người này và người này còn tệ hơn. Và bắt đầu gia tăng bản ngã nghĩ rằng “Tôi là một người hành thiền Vipassana vĩ đại. Tôi là một người rất thanh tịnh.” Và người này rời xa Dhamma trong khi cố gắng để truyền bá Dhamma, nó sẽ không đạt được mục đích nào. Mỗi cá nhân phải là một đại diện của Dhamma, do đó mỗi cá nhân phải hết sức cẩn thận.

Nếu ta là một người hành thiền Vipassana hay là một người trong ban tổ chức của Vipassana. Với nhiều trách nhiệm hơn. Mọi người sẽ nhìn vào các con, hành vi của các con, cách sống của các con, cách các con đối xử như thế nào. Và nếu họ thấy khuyết điểm của các con, điều này sẽ làm cho người ta tránh xa Dhamma. Để khuyến khích người khác cách tốt nhất là tự mình làm cho mình trở thành một người lí tưởng và người ta sẽ được khích lệ.

Hãy thông tin cho người khác rằng có những khóa thiền như thế này đang diễn ra và có một phương pháp giúp chúng ta thoát khỏi khổ đau. Những thông tin này rất quan trọng. Ở phương Tây chúng ta bắt đầu có những buổi nói chuyện với công chúng, chiếu phim, một số người tập hợp và có người trả lời các câu hỏi. Bằng cách này nên mọi người được nghe về Dhamma, một số rất đông người, họ không biết rằng có những điều như thế này đang được tổ chức. Những thông tin này nên được đưa ra theo một đường lối khiêm nhường. Điều này rất hữu dụng.

Câu hỏi: Con muốn thu xếp việc buôn bán của mình ở nhiều chỗ, nhưng con thấy rất khó. Con được người ta nói rằng thời gian chưa hợp và con phải chờ. Những ngôi sao và những hành tinh khác có ảnh hưởng đến con về những điều này không?

Trả lời: (Cười lớn) Những ngôi sao ở rất xa, tại sao phải lo sợ những ngôi sao này. Những ngôi sao này không thể làm hại các con trong bất cứ trường hợp nào. Thật ra các con làm hại chính mình. Nhưng tại sao các con lại nghĩ đến việc chạy trốn trách nhiệm trong việc làm ăn của mình. Điều này không phải là một cách đúng đắn. Thời điểm không tới cho hầu hết những thiền sinh để thoát khỏi cuộc sống của các cư sĩ và kế sinh nhai. Vào giai đoạn này, thầy cho rằng chúng ta muốn những người chủ gia đình lí tưởng sống trong xã hội chu toàn tất cả những nhiệm vụ của mình và sống một cuộc sống tốt đẹp. Khi xã hội bắt đầu cải tiến bằng cách này, và càng ngày càng có nhiều người Vipassana chu toàn nhiệm vụ của mình trong một đường lối đúng đắn. Và từ xã hội tốt đẹp ấy, người ta sẽ tới và ra khỏi cuộc sống của cư sĩ, ra khỏi nhà để được tự mình giải thoát và cũng giúp cho người khác là một điều lí tưởng. Chúng ta không có gì chống đối lại điều này.

Nhưng cùng một lúc một xã hội tốt phải được hình thành, một số lượng lớn những chủ gia đình lí tưởng phải được hình thành, chạy trốn không phải giải pháp. Hãy sống ở trong xã hội và giữ mình không nên để bị dính mắc.

Câu hỏi: Không có gì nghi ngờ rằng bằng Vipassana ta có thể quan sát, chứng nghiệm và cảm thấy những phản ứng bằng việc làm ở mức độ thể xác.Làm sao những phương pháp này giúp để thanh lọc tâm? Và đó có phải là mục đích chính?

Trả lời: Như các con đã học trong khóa thiền Vipassana. Ở một mức độ rất sâu, tâm không ngừng cảm thấy những cảm giác ở trên người ngày và đêm và tâm đã trở thành tù nhân của những khuôn mẫu thói quen này. Và khi tâm cảm thấy những cảm giác này, nó không ngừng phảu ứng đối với chúng. Những cảm giác được cho là dễ chịu, tâm sẽ phản ứng bằng thèm muốn, những cảm giác được cho là khó chịu tâm sẽ phản ứng bằng chán ghét. Những thói quen thèm muốn và chán ghét tiếp tục gia tăng gấp bội ở tại tầng lớp rất sâu. Đây là những gì mà các con không ngừng làm. Ở trên bề mặt các con có thể cố thoát khỏi thói quen phản ứng này và các con có vẻ như là đã thoát khỏi chúng. Nhưng ở tại tầng lớp rất sâu, khuôn mẫu thói quen vẫn còn. Mục đích quan sát ở tầng lớp sâu này là để thay đổi khuôn mẫu thói quen của tâm ở tầng lớp gốc rễ. Khi các con thay đổi những cái ở tầng lớp gốc rễ toàn bộ tâm sẽ tự động được thay đổi. Do đó, đây là cách chúng ta tận dụng phương pháp này để thanh lọc tâm bằng cách quan sát những cảm giác.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 40 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Tích Lan - Đạo Tình Muôn Thuở


Cho là nhận


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự giết hại


Hạnh phúc là điều có thật

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.118.24.176 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...