Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Chúng ta không thể giải quyết các vấn đề bất ổn của mình với cùng những suy nghĩ giống như khi ta đã tạo ra chúng.
(We cannot solve our problems with the same thinking we used when we created them.)Albert Einstein
Cuộc sống ở thế giới này trở thành nguy hiểm không phải vì những kẻ xấu ác, mà bởi những con người vô cảm không làm bất cứ điều gì trước cái ác.
(The world is a dangerous place to live; not because of the people who are evil, but because of the people who don't do anything about it.)Albert Einstein
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Bạn có thể lừa dối mọi người trong một lúc nào đó, hoặc có thể lừa dối một số người mãi mãi, nhưng bạn không thể lừa dối tất cả mọi người mãi mãi. (You can fool all the people some of the time, and some of the people all the time, but you cannot fool all the people all the time.)Abraham Lincoln
Chúng ta nhất thiết phải làm cho thế giới này trở nên trung thực trước khi có thể dạy dỗ con cháu ta rằng trung thực là đức tính tốt nhất.
(We must make the world honest before we can honestly say to our children that honesty is the best policy. )Walter Besant
Niềm vui cao cả nhất là niềm vui của sự học hỏi.
(The noblest pleasure is the joy of understanding.)Leonardo da Vinci
Người khôn ngoan học được nhiều hơn từ một câu hỏi ngốc nghếch so với những gì kẻ ngốc nghếch học được từ một câu trả lời khôn ngoan.
(A wise man can learn more from a foolish question than a fool can learn from a wise answer.)Bruce Lee
Kẻ thất bại chỉ sống trong quá khứ. Người chiến thắng là người học hỏi được từ quá khứ, vui thích với công việc trong hiện tại hướng đến tương lai.
(Losers live in the past. Winners learn from the past and enjoy working in the present toward the future. )Denis Waitley
Cho dù người ta có tin vào tôn giáo hay không, có tin vào sự tái sinh hay không, thì ai ai cũng đều phải trân trọng lòng tốt và tâm từ bi. (Whether one believes in a religion or not, and whether one believes in rebirth or not, there isn't anyone who doesn't appreciate kindness and compassion.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Học kiến thức phổ thông cơ bản chỉ cần đến lớp 9 là đủ. Học để thi, thi để cho ra lò những thế hệ… đối phó với thi. Điểm số cộng bằng cấp thành bệnh thành tích. Người vô đạo đức hại người thì tạt a xít, tấn công người bằng bom nguyên tử… Đó là “Sự trăn trở của một kẻ lười biếng” về những căn bệnh trầm kha giáo dục Việt Nam: Học lệch. Học tủ. Học vẹt. Áp đặt một chiều, thiếu cá tính sáng tạo và tư duy độc lập... Điều bất ngờ, khiến cư dân mạng xôn xao lại là chính kiến của một nam sinh lớp 12 trong một clip. Có phải “Kẻ lười biếng” là thần đồng, nhà hùng biện, hay kẻ đốt đền, chém gió?
Xin nói ngay là không, nam sinh lớp 12 trong clip luận giáo dục Việt Nam dài hơn một tiếng đồng hồ hoàn toàn không phải kẻ chém gió hay đốt đền.
Đánh giá nhận xét nhân cách một con người, không chỉ là tướng mạo trông mặt mà bắt hình dong, mà còn ở suy nghĩ, hành động. Cái gương mặt cương nghị ấy, cái ánh mắt nồng nhiệt ấy không phải là một tay nổi loạn, một kẻ non trẻ chỉ biết “nổ”. Toàn bộ suy nghĩ của “Kẻ lười biếng” đã thể hiện qua lời nói, dù có bức xúc, nhưng không biểu hiện phá phách, đập bỏ, người nghe cảm nhận được một ý thức xây dựng chân thành cần thiết. Hành động của “Kẻ lười biếng” chính là sự quyết liệt chủ động diễn luận và đưa hình ảnh, nhận xét, thông điệp của mình lên mạng để chia sẻ:
“Tôi là một học sinh lớp 12. Ở Việt Nam thì đây là giai đoạn khắc nghiệt nhất trong đời mỗi học sinh. Và chính sự khắc nghiệt này khiến cho những câu hỏi tích tụ qua bao tháng ngày dài sẽ phải bật ra ngoài thành những quan điểm. Và thực là tiếc nếu những quan điểm đó đúng với thực tại mà lại không được nói lên, không được phản ánh bởi vì thực tại mà tôi nói đến ở đây là việc mà tôi và rất nhiều người khác đã, đang và sẽ vẫn thực hiện hàng ngày - Đó là đi học!”
“Con hơn cha là nhà có phúc”, vận hội nước nhà, tương lai dân tộc phải là của người trẻ. Đất nước ta sẽ ra sao nếu lớp trẻ bấy bớt, dặt dẹo, ù lì, chậm chạp, bảo gì nghe nấy? Tôi là vô cùng khâm phục nam sinh này cũng như hi vọng vào thế hệ trẻ hôm nay đang vững vàng tự tin bước ra biển lớn hội nhập toàn cầu.
PGS Văn Như Cương, Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) sau khi xem clip luận giáo dục Việt Nam đã nói rằng: "Tôi bị thuyết phục. Làm giáo dục rất nên khuyến khích và để học trò nói lên chính kiến của mình như em học sinh lớp 12 trong clip. Những so sánh, lập luận của em học sinh cũng rất thuyết phục. Là người quản lí, lãnh đạo giáo dục càng cần lắng nghe”. Còn thầy Nguyễn Tùng Lâm - Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) lại bày tỏ chính kiến trước chính kiến của thế hệ sau: "Việc học trò nói lên quan điểm về đạo đức, yếu kém của nền giáo dục Việt Nam hay trăn trở của “một kẻ lười biếng” là em xuất phát từ ước mơ và khao khát nói lên chính kiến của riêng mình. Tôi không có gì để trách móc hay phê phán em cả”.
Cái mới ra đời bao giờ cũng “bầm dập”, bên cạnh sự ủng hộ luôn có những rào cản chặn lại. Thực sự nam sinh trong clip này đã làm một việc bình thường đối với giáo dục nước nhà, nhưng lại bị một số người cho rẳng bất bình thường. Bởi vì, vấn đề “Kẻ lười biếng” luận bàn lẽ ra phải được luận bàn bình thường từ lâu rồi, đến bây giờ em nói vẫn là… cũ. Nhưng, cái mới ở đây là một học trò lớp 12 dám tự thuyết trình suy nghĩ, đánh giá giáo dục Việt Nam hơn 1 tiếng đồng hồ để gửi thông điệp các nhà quản lý, phụ huynh và học sinh.
Trước hết, “Kẻ lười biếng” là một công dân có bản lĩnh, một học sinh tự tin tự chủ. Chỉ việc làm này cũng đủ nói lên: “Kẻ lười biếng” đang làm cái việc chối từ nền giáo dục Việt Nam hiện đại ảnh hưởng nặng và là hậu quả của tư tưởng phong kiến với lối học thuộc lòng, truyền đạt từ thầy xuống trò, thầy bao giờ cũng đúng cũng là chân lý, trò không được cãi, không dám phản biện thầy. Sẽ có người cho “Kẻ lười biếng” là “người hùng”, là kẻ chém gió, là “nổ”, thậm chí cho rằng “Kẻ lười biếng” hỗn láo. Bởi họ quen nhìn thấy hình ảnh học trò e ngại, lúng túng, đỏ mặt, không dám nói hoặc nói không nên lời khi đứng trước đám đông, đứng trước người thầy. Họ cũng cảm thấy yên tâm khi thầy nói học trò lắng nghe như nuốt từng lời, còn biến những lời ấy thành tri thức, đạo đức với cá tính sáng tạo hay không thì không cần biết; trong con mắt họ, học trò ấy mới là trò ngoan.
Mỗi con người được sinh ra ở các gia đình khác nhau, sống ở các không gian văn hóa khác nhau, tính cách, trí tuệ khác nhau… dĩ nhiên chính kiến cũng sẽ khác nhau. Sẽ là rất sai lầm nếu nhà trường vót tròn tính cách, cá tính học trò giống hệt cái sào trong nhiều cái sào giống nhau như hệt, hay như những người máy được sáng chế ra trong cùng một công nghệ. Học trò có bản lĩnh, tự chủ, tự tin như nam sinh này, đã không chịu làm một cái đũa trong bó đũa.
Tôi cho rằng: Ở tuổi học đường, học lớp 12, nhưng nam sinh này có năng lực quan sát tốt và phân tích sâu, với những phát kiến mới mẻ, táo bạo. Trong khi nhiều em chỉ biết vâng dạ thụ động, dạy cái gì biết cái đó, thì “Kẻ lười biếng” đã biết cái việc mình học mình làm có cần thiết nhiều lắm đến cuộc đời hay không và tự quyết định nói lên chính kiến: “Tôi không tin có một nghề nào cần đến toàn bộ kiến thức THPT”. Và “Kẻ lười biếng” còn khẳng định: Chỉ cần học đến lớp 9 là đủ kiến thức cơ bản của phổ thông, còn 3 năm phổ thông tiếp theo cho học trò chọn môn học hướng nghiệp, dạy kỹ năng mềm.
“Kẻ lười biếng” phê phán rằng: “Con người ta sinh ra là khác nhau, tại sao tất cả lại phát triển theo cùng một hướng giống nhau?.” Đề xuất của “Kẻ lười biếng” chừng “ất ơ”, bất khả thi, hóa ra lại được sự đồng thuận của nhiều người. Người ta đem thành tựu và kinh nghiệm giáo dục tiên tiến ở thế giới ra chứng minh để ủng hộ em. Chẳng hạn: Giáo dục Mỹ không chỉ học hết lớp 9 là thôi, mà vẫn học từ lớp 10 trở lên, nhưng học sinh được quyền chọn môn học phù hợp với định hướng tương lai nghề nghiệp của mình. Có bạn đọc còn dẫn ra: “Môn Toán 3 năm cuối cấp (lớp 10, 11, 12) của Việt Nam chỉ được dạy ở cấp đại học của Mỹ”...
Người trẻ vào đời cần phải có tri thức và đạo đức. Không có tri thức thì vô minh. Không có đạo đức thì vô cảm. Con người vô cảm, dửng dưng trước nỗi vui buồn của đồng loại thì chỉ là… người máy. Người máy không có trái tim mà chỉ có “bộ óc”, làm theo lập trình lập theo con người và người máy không biết phản biện. Thời gian 12 năm học tri thức, nếu cộng cả 4 năm học mẫu giáo, mầm non là 16 năm trong một đời người trẻ ở trường học triền miên đằng đẵng, (nghĩ ra mới thấy khiếp) nếu chỉ nhồi nhét tri thức mà ít truyền đạt đạo đức thì quả là rất mất công để sản xuất một “người máy” đến 16 năm. Kiến thức quá tải nhồi vào đầu những bộ óc non trẻ, mà thiếu những xúc động đạo đức tâm hồn, thì đời sống tinh thần bị què quặt, tật nguyền. Từ những thực tiễn học đường, chính “Kẻ lười biếng” này đã cất lên tiếng nói thế hệ học trò của mình.
Mối quan hệ giữa tri thức và đạo đức được “Kẻ lười biếng” đưa ra mổ xẻ, các giáo viên có thể giật mình bởi có thể chưa khi nào các thầy cô nghĩ đến: “Cách học của đạo đức không giống tri thức. Nếu tri thức chỉ đọc hiểu qua lý trí thì đạo đức biểu lộ qua trái tim. Để hình thành một con người đạo đức, không thể việc chỉ bắt người ta đọc ê a những đạo lý, những phần ghi nhớ cuối bài, không thể hiểu qua lý thuyết suông hay 10 phẩy trung bình môn”. “Vậy trách nhiệm cao cả của giáo viên là tìm ra con đường dẫn đến trái tim của học sinh,… nhưng, học chỉ là miễn cưỡng, học thuộc lòng cả tiểu sử, cả một bài dài. Các giá trị nhân văn rất khó đi vào lòng người khi chỉ nói suông, tự ca như những con vẹt”
Một cái xoa đầu âu yếm, chân thành, trìu mến, khác với cái xoa đầu của người kẻ cả coi thường người yếu đuối, trẻ non. Người lớn - phụ huynh nào thấy buồn khi con cháu mình nói lên tiếng nói khác mình, thì hãy nên vui bởi thế hệ sau đang tự khẳng định mình, không chịu làm con kén trong bọc. Người lớn phong kiến vốn từ ngàn đời nay không nghĩ và làm cho mình, mà là làm theo và làm cho người lớn sinh ra trước mình; bây giờ người lớn vẫn tiếp tục vô tình biến trẻ con giống mình, làm theo mình bằng lối áp đặt mà không hề biết đang phá hủy những tinh hoa, những vụt sáng sáng tạo của người trẻ đi học.
Tuy nhiên, “nhà hùng biện” trong clip luận giáo dục Việt Nam cũng khiến tôi băn khoăn. “Kẻ lười biếng” lên án điểm số, thi cử và bệnh thành tích là đúng, nhưng không thi thì đánh giá chất lượng tri thức, nhận thức, tư duy thế nào? Thi và vẫn cứ phải thi khi học trò đi học. Thi thế nào mới là cái đáng bàn. Mặt khác, giáo dục ngoài tự giác còn phải áp đặt. Bởi con người bao giờ cũng có xu hướng cũng thích chơi hơn thích học thích làm. Cái bệnh lười rất dễ xuất hiện như dịch lây lan.
Bản chất giáo dục là dạy và cảm hóa. Ngoài việc say mê - thích học ra còn phải buộc phải học (áp đặt), học kiến thức, học để hoàn thiện nhân cách, khả năng tổng hợp, tư duy để phát huy cá tính sáng tạo của mỗi con người. Tư duy toán học là tư duy lô gic, phân tích, tư duy văn học là tư duy tổng hợp, trìu tượng. Không thích toán chỉ thích văn và ngược lại; ở bước khởi đầu vào đời, người trẻ cũng phải cần học cả tư duy tổng hợp và tư duy phân tích thì con người mới có tư duy hoàn chỉnh.
Dù sao, “Kẻ lười biếng” cũng đã làm được một việc lớn: Hãy nhìn thẳng vào sự thật. Đánh động những bộ óc ù lì, những người thụ động, chậm chạp, lươn khươn cần phải thay đổi, cần phải năng động và sáng tạo.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.129.73.6 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...
Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.