Cơ hội thành công thực sự nằm ở con người chứ không ở công việc.
(The real opportunity for success lies within the person and not in the job. )Zig Ziglar
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Khi bạn dấn thân hoàn thiện các nhu cầu của tha nhân, các nhu cầu của bạn cũng được hoàn thiện như một hệ quả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Thước đo giá trị con người chúng ta là những gì ta làm được bằng vào chính những gì ta sẵn có.
(The measure of who we are is what we do with what we have.)Vince Lombardi
Việc người khác ca ngợi bạn quá hơn sự thật tự nó không gây hại, nhưng thường sẽ khiến cho bạn tự nghĩ về mình quá hơn sự thật, và đó là khi tai họa bắt đầu.Rộng Mở Tâm Hồn
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Để chế ngự bản thân, ta sử dụng khối óc; để chế ngự người khác, hãy sử dụng trái tim.
(To handle yourself, use your head; to handle others, use your heart. )Donald A. Laird
Cơ học lượng tử cho biết rằng không một đối tượng quan sát nào không chịu ảnh hưởng bởi người quan sát. Từ góc độ khoa học, điều này hàm chứa một tri kiến lớn lao và có tác động mạnh mẽ. Nó có nghĩa là mỗi người luôn nhận thức một chân lý khác biệt, bởi mỗi người tự tạo ra những gì họ nhận thức. (Quantum physics tells us that nothing that is observed is unaffected by the observer. That statement, from science, holds an enormous and powerful insight. It means that everyone sees a different truth, because everyone is creating what they see.)Neale Donald Walsch
Để có thể hành động tích cực, chúng ta cần phát triển một quan điểm tích cực. (In order to carry a positive action we must develop here a positive vision.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Những thành công cá nhân làm nên sức mạnh của tập thể, đó chẳng phải là điều mà bất kỳ dân tộc nào cũng hướng tới? Những thành công chân chính chỉ có thể sinh ra từ nghị lực và đam mê chân chính. Thế nhưng nhìn thấy nhiều người không một ước mơ, không có đam mê nào trong cuộc sống, thi đại học thường là chọn khối vừa sức trước khi chọn trường. Không ít chúng ta chỉ cố gắng lay lắt trước các kỳ thi còn nghề nghiệp tương lai là chưa bàn tới, và nếu chọn trường cũng chỉ cố gắng đừng để bị thất nghiệp. Đương nhiên thì ai cũng có công ăn việc làm ổn định nhưng có câu của Khổng Tử mà chúng ta nên nhớ, hãy chọn công việc mà bạn yêu mến và bạn sẽ không phải làm việc một ngày nào cả. Steve Job, ông trùm công nghệ đã thay đổi cả thế giới với quả táo cắn dở cũng đã nói, khi bạn làm một công việc mà bạn yêu thích hoặc thực sự quan tâm tới bạn không cần một ai bên cạnh để thúc ép để thúc đẩy, bởi chính cái viễn cảnh về thứ ấy sẽ kéo bạn đi. Nhưng mà nhiều người không có điều để họ quan tâm. Họ không thể xây dựng được cái viễn cảnh cho bản thân và luôn phải bị thúc ép. Điều quan trọng cần nhìn rõ ở đây là người có lỗi không hoàn toàn là họ. Ta trồng cây nhưng lại nhét nó vào trong một cái lọ rồi đóng nắp lại thì không thể nào lớn nổi.
Đam mê thường bắt nguồn từ những việc nhận thức được những gì trong ta đã có đã biết và phải hứng thú với nó. Ta thấy mình hát hay muốn làm ca sĩ. Thấy mình giỏi lắp ráp thì thích làm kỹ sư. Thích kể chuyện thì muốn làm nhà văn. Chúng ta khi còn bé đều sở hữu những sự tò mò, sự sáng tạo, sức tưởng tượng phong phú của mình với những năng khiếu nhất định. Có thể bạn đã từng thể hiện khả năng về nghệ thuật, năng khiếu quan sát, xã hội, cơ khí, vật lý, thể thao hay thậm chí là cả năng lực tâm linh. Với những ai nghĩ rằng tạo hóa đã ban cho mình số phận của một kẻ bất tài hãy nhìn lại xem liệu có phải thế không? Hay là đã từng có năng lực nhưng đã bị thui chột, không được tạo điều kiện để phát triển. Chúng ta có nhiều hơn những gì đang có. Chúng ta làm được nhiều hơn là ngồi vùi mặt làm bài tập vô bổ ngày này qua ngày khác. Chúng ta là những người có tài!
Nói nhiều về đam mê như vậy là để thấy một cái tội nữa của giáo dục đó là nhét con người ta vào trong cái lọ! Đất nước này không thiếu nhân tài. Thế nhưng những bộ óc độc lập lại đang dần bị nô lệ hóa. Con người ta sinh ra là khác nhau nhưng ai cũng phải phát triển theo cùng một hướng giống nhau, do bố không muốn con trai học nhạc, do mẹ không muốn con gái học nhảy, do không ai tin vào những giấc mơ kỳ bí và khả năng tiên đoán của một đứa trẻ. Và đến khi chúng nó đi học nhà trường cũng không làm được gì hơn là đẩy tất cả vào chung một dòng sông rác.
Lựa chọn ở đâu? Tôi không nhìn thấy lựa chọn ở đâu cả! Bởi những định kiến lớn đến nỗi nhắm mắt cũng thấy. Những định kiến từ đâu mà ra? Từ đâu mà người ta muốn con mình phải vào đại học? Từ đâu mà người ta cứ muốn con mình phải vào THPT? Tại sao nó lại thành một thứ phong trào để a dua nhau một cách mù quáng? Biết là không thích, biết là không phù hợp, biết là không có khả năng vẫn cứ cố mà lao theo. Mấy ai chọn trường nghề? Mấy ai chọn TCCN? Mà cố cho bằng được để vào THPT và vào được đại học.
Từ bao giờ chúng ta cứ nhìn vào cái mác trường để đánh giá năng lực và xét đoán tương lai của người khác? Ta nghĩ rằng điểm chuẩn tỉ lệ thuận với thành công trong tương lai, tỉ lệ thuận với lượng tiền ổn định kiếm được trong tương lai. Đối với những ai tự mình định hướng thì có thể là như vậy. Còn nếu không thì sớm muộn anh sẽ cảm thấy mình bị lạc long bởi bản thân cũng chỉ là kẻ chạy theo trào lưu không hơn không kém, một thứ trào lưu bằng lời hứa hẹn tiền tài viển vông do cái thương hiệu dấy lên mà không biết nhìn vào sở trường và khát vọng của bản thân, nếu như vậy thì không còn bằng một người học nghề từ năm 15 tuổi.
Tại sao hầu như ai cũng nghĩ rằng đại học là con đường duy nhất để tiến thân cũng như THPT là con đường duy nhất để lên đại học? Quan niệm như vậy dẫn đến hệ quả tất yếu đó là thiếu hụt nguồn nhân lực về cả số lượng lẫn chất lượng như hiện nay. Bây giờ chúng ta hãy bắt đầu cố gắng tuyên truyền vận động thay đổi quan niệm phụ huynh học sinh?
Vô ích! Người làm giáo dục không thay đổi suy nghĩ thì làm sao người được giáo dục thay đổi quan điểm? Lúc nào ta cũng nghe những ngôn từ mang đầy tính phân biệt: năng lực học tập khá trở lên, năng lực học tập trung bình trở xuống, trượt cái này thì phải vào cái kia, không đủ điều kiện học cao thì đành học thấp…, rất nhiều, rất nhiều! Những thứ đó chẳng phải do người làm giáo dục viết ra hay sao? Chúng ta phân biệt kín đáo, phân chia cao thấp, tạo nên những thứ đẳng cấp cao thấp khác nhau. Phụ huynh nào chẳng muốn con mình học giỏi, học cao? Đứa con nào chẳng muốn làm cho cha mẹ tự hào? Như vậy vô hình trung tự chúng ta dồn ép nhau để cố bằng được vào những môi trường được gọi là cao cấp hơn, được dành cho những ai thông minh hơn. Trình độ chỉ có thể xét trong một chuyên môn nhất định. Ở trường học, xếp loại học lực là chuyện phù phiếm. Khả năng của con người không hề gói gọn trong khoàng chục cái môn ở trường. Thế nhưng điểm số của chúng, những giá trị hão huyền buộc con người ta phải tốn thời gian chạy theo chỉ để mong một tương lai sán lạn, để tránh khỏi những định kiến, dè bỉu của xã hôi.
Vậy căn nguyên? Chính là sự phán xét thiếu công minh, thiếu thực tế mà một lần nữa điểm số là một công cụ. Muốn xóa bỏ định kiến ta phải xóa bỏ ranh giới phân biệt đó. Muốn không có thành tích, ta phải lọc bỏ thành tích. Chúng ta không nói lên được mục đích của những cuốn sách giáo khoa phổ thông. Thậm chí xét lẻ tẻ từng môn học thôi chúng ta cũng không thể nói được mục đích của môn toán là củng cố tư duy logic hay đào tạo những nhà toán học tương lai hay để sản xuất máy tính? Mục đích của môn văn là để làm giàu tâm hồn hay để đào tạo những nhà văn nhà thơ nhà phê bình hay để sản xuất máy ghi âm? Và cả các môn khác nữa, chúng ta không thể nói lên được mục đích của nó.
Như vậy rõ ràng chúng ta cũng không thể nói lên được mục đích đào tạo của cấp THPT và có lẽ thậm chí là cấp I, cấp II. Và thật vô lý từ trước đến nay chúng ta vẫn cứ đi học mà chẳng biết mục đích của mình. Nếu muốn đào tạo những nhà vật lý học tại sao lại cứ thi tốt nghiệp lịch sử? Cái gì cũng đáng để học nhưng không phải cái gì cũng cần để thi. Tất cả chúng ta sớm muộn rồi ai ai cũng phải có một cái nghề. Nếu như việc đi học không giúp cho được tất cả nên người, không giúp cho được tất cả thành người có văn hóa thì nó ắt phải giúp cho người ta có được một kỹ năng kiếm sống, một cái nghề. Những trường nghề đáp ứng được tiêu chuẩn đó.
Thế còn THPT, ai biết? Có thể anh học nhiều hơn, anh lắm chữ hơn nhưng anh đóng góp được bao nhiêu? Những chữ nghĩa đó có vai trò gì với những nghề sau này anh làm? Ai biết? Nói trắng ra chúng ta không có sự lựa chọn. Vẫn muốn theo đuổi đam mê nhưng không thể mạo hiểm chọn trường nghề. Bởi những định kiến cũng sinh ra từ chính bất cập của các trường nghề. Nếu các trường đó có chất lượng thì đã tạo được chỗ đứng trong mắt mọi người. Cái này tôi không thể nói nhiều, để nhường cho những chiến sĩ dạy và học nghề cảm thấy bức xúc.
Thế còn xét THTP, với những sự lựa chọn nào được bày ra? Trước mắt nó được quanh đi quẩn lại với những ban tự nhiên, ban cơ bản, ban xã hội. Tất cả những sự lựa chọn đó nó chỉ nằm trong phạm vi đưa chúng ta lên vị trí của những nhà lý thuyết học mà lý thuyết chỉ mãi là lý thuyết mà thôi. Thế còn tôi muốn học những thứ khác thì sao? Những kỹ năng như kịch, âm nhạc, nghệ thuật, tranh luận, phát biểu trước công chúng, rồi những hoạt động thể thao cá nhân đồng đội, tất cả những thứ giúp cho học sinh phát triển kỹ năng lãnh đạo và tổ chức cũng như sự tự tin và tính tự lập nó nằm ở đâu trong chương trình học của Việt Nam? Một người nằm lăn ra đường thì có 10 người chạy ra xem trong đó có đến 9 người không biết thao tác sơ cứu.
Chẳng nhẽ buổi sáng tôi đi học những thứ vô bổ trên lớp, buổi chiều tôi đi học thêm để đảm bảo cho những thứ vô bổ, để rồi buổi tối tôi làm bài tập vô bổ, để rồi thời gian dành cho đam mê, dành cho năng khiếu, để cho những kỹ năng cần thiết và có ích trong cuộc sống thì chỉ có thể là những khe trống giữa các buổi vô bổ. Như vậy tuổi xanh của tôi có bị lãng phí không? Học hành như thế thì tôi có tổn thọ hay không? Chẳng lẽ phải đợi đến đại học mới tạm gọi là tự do để có những kỹ năng mình cần? Vậy thì rõ ràng bây giờ đang rất cấp bách để chúng ta phải hình thành một hệ thống giáo dục hoàn toàn mới. Như Lưu Quang Vũ đã nói, có những cái sai không thể sửa được; chắp vá, gượng ép chỉ càng làm sai thêm. Chỉ còn cách là đừng làm sai nữa hoặc bù lại bằng một việc đúng khác.
Khi tôi đọc báo thấy có nhiều người quan tâm đến giáo dục và họ cũng đưa ra những ý kiến đa chiều. Thế nhưng phần lớn tuy nhiệt huyết nhưng không nhìn thấy ủ bệnh ở quả tim, cứ đi tìm đâu đâu ở các cái mao mạch. Vấn đề của bộ não mà cứ nhấc lên đặt xuống với mấy cái đốt ngón tay. Trong khi đó chỉ có một số ít các cao nhân là có đôi mắt tinh tường xoáy sâu vào cái cốt lõi, đó là ai? Đó là GS Hồ Ngọc Đại, hiệu trưởng trường Thực nghiệm, đó là nhà giáo Phạm Toàn với nhóm Cánh Buồm đang thực hiện bộ giáo khoa mới, đó là GS Hoàng Tụy, GS Chu Hảo, nhà văn Nguyên Ngọc, TS Phạm Anh Tuấn và những người khác. Thế nhưng tôi nhìn mãi, nhìn mãi cũng chỉ thấy người giỏi ở trên mặt báo. Rời mắt ra thì khung cảnh vẫn ảm đạm, thạm hại, bế tắc và thê lương như thường. Tất cả những mái đầu bạc trắng vẫn chỉ như đứng cạnh nhau trên một cái đường tròn, đổ dồn mắt vào bên trong, không tài nào với tay nổi vào cái tâm I của đường tròn đó. Tôi tự hỏi vị trí trung tâm đó là của ai? Làm thế nào để nó nhúc nhích đây? Và đến bao giờ thì cái vòng tròn kia mới được lăn bánh?
Nếu như các ngành công nông nghiệp khác đều tạo ra sản phẩm là hàng hóa thì sản phẩm của ngành giáo dục là con người. Sản phẩm được định nghĩa là gì? Là kết quả của một quá trình tập hợp những hoạt động liên quan đến nhau và tương tác lẫn nhau để biết đầu vào thành đầu ra, input – output. Tôi gọi học sinh là một loại sản phẩm đặc biệt và giáo dục là một quy trình đặc biệt. Hãy xem chúng ta nhìn nhận thế nào về cái quá trình đó?
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.168.68 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...
Việt Nam (161 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.