Điều quan trọng nhất bạn cần biết trong cuộc đời này là bất cứ điều gì cũng có thể học hỏi được.Rộng Mở Tâm Hồn
Khi tự tin vào chính mình, chúng ta có được bí quyết đầu tiên của sự thành công. (When we believe in ourselves we have the first secret of success. )Norman Vincent Peale
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Điểm yếu nhất của chúng ta nằm ở sự bỏ cuộc. Phương cách chắc chắn nhất để đạt đến thành công là luôn cố gắng thêm một lần nữa [trước khi bỏ cuộc]. (Our greatest weakness lies in giving up. The most certain way to succeed is always to try just one more time. )Thomas A. Edison
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Hạnh phúc không tạo thành bởi số lượng những gì ta có, mà từ mức độ vui hưởng cuộc sống của chúng ta. (It is not how much we have, but how much we enjoy, that makes happiness.)Charles Spurgeon
Hãy học cách vui thích với những gì bạn có trong khi theo đuổi tất cả những gì bạn muốn. (Learn how to be happy with what you have while you pursue all that you want. )Jim Rohn
Mục đích của cuộc sống là sống có mục đích.Sưu tầm
Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì đó chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều phục tâm. Khi tâm được điều phục, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chúng ta không thể giải quyết các vấn đề bất ổn của mình với cùng những suy nghĩ giống như khi ta đã tạo ra chúng. (We cannot solve our problems with the same thinking we used when we created them.)Albert Einstein

Trang chủ »» Danh mục »» PHẬT HỌC PHỔ THÔNG »» Lời Vàng - Ấn Quang Đại Sư Gia Ngôn Lục »» Chương VII: Thư gởi người học Phật »»

Lời Vàng - Ấn Quang Đại Sư Gia Ngôn Lục
»» Chương VII: Thư gởi người học Phật

Donate

(Lượt xem: 5.696)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Lời Vàng - Ấn Quang Đại Sư Gia Ngôn Lục - Chương VII: Thư gởi người học Phật

Font chữ:



SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Diễn đọc: Trường Tân

Chứng tánh Phật mới là điều khẩn yếu
Dù Tiệm, dù Đốn, đó là việc đương nhiên
Dù tu muôn pháp môn Tịnh, Luật, Giáo, Thiền
Cũng không ngoài mục đích ngộ và nhập Bản Tánh
Điểm thù thắng trong Tịnh môn là Tín-Nguyện-Hạnh
Nương uy thần Phật lực ứng sinh thân
Trên đài sen là đồng tử cõi Liên bang
Chứng bất thoái, lấy Phật tâm làm đuốc tuệ.
Nếu sống buông xuôi, tuôn theo trần thế
Lúc lâm chung thần thức sẽ lao đao
Bệnh tật rã rời, thân xác đớn đau
Muốn quy niệm chẳng phải là dễ được.
Ngày ngày nên tập rèn cho tâm thức
Nhớ điều lành, tưởng đến Phật không lơi
Khi trên hai bờ sinh tử, thuyền mộc thuận dòng xuôi
Thế mới chẳng uổng phí bao công hạnh.
Thuận Bản Tánh thì gọi là Phật, Thánh
Nghịch Bản Tâm thì gọi đó phàm phu
Chỉ hai đường thuận nghịch, nhưng vẽ ra vạn pháp môn tu
Bởi tùy căn tánh chúng sinh mà lập ra nhiều thứ bậc.
Người thượng trí vượt quyền pháp chứng liền tánh Phật
Lại có kẻ công phu suốt kiếp cũng không xong
Điểm then chốt là phải khéo biết dụng tâm
Chớ leo lẻo tranh hơn, theo thế trí.
Lắm kẻ dám dẫn kinh để thuyết điều tà vạy
Bảo người rằng: “Phật vốn chẳng dục tâm
Kinh A Di Đà nói tòa bảy báu, đất vàng ròng
3720. Chẳng bằng kinh Kim Cang dạy lìa muôn sắc tướng
Cho nên cầu Tịnh độ tức là theo dục tưởng”.
Hạng người trên nào hiểu được lời kinh
Phải nên biết rằng,
Cảnh giới Tây phương là thực tướng trang nghiêm
Là quả-địa kết thành từ nhân-địa.
Nhân-địa càng sâu, quả-địa càng tối thượng
Ví như người lòng chính đại quang minh
Mở miệng như hoa khai, thanh thoát, dịu hiền
Kẻ lòng xấu ác thì nói toàn lời thô tục.
Cũng như vậy,
Vô biên, vô lượng quang nơi đất Phật
Thất bảo, hoàng kim từ công đức tạo thành
Đọc Kim Cang thì nên hiểu lời kinh
Kinh luận về Lý-tánh hơn là về Phật-quả.
Kinh dạy không trụ tướng để đưa đường Bát-nhã
Dạy là Không rồi liền dạy Bất-không
Kẻ hí đàm kia không thấy được Phật ân
Vì chúng sinh hạ liệt mà trăm ngàn lần giảng kỹ.
Lại có kẻ phá bỏ luân thường, đạo lý
Chủ trương sống tự nhiên theo với bản năng
Thử hỏi,
Nếu mùa Hạ lõa lồ, cớ sao Đông đến lại che thân?
Sao chẳng để tự nhiên trong buốt giá?
Cớ sao lại phải trồng cây, gieo mạ?
Quả thật là người không hiểu lý vô tâm
Lấy Vô đối Hữu, lấy Có đối Không
Hóa thành kẻ không biết điều liêm sĩ.
Lại có kẻ cho rằng phóng sinh là uổng phí
Sông biển muôn trùng, cá nuốt cá, chỉ uổng công
Thả xuống sông rồi lại vướng lưới ngư ông
Dù đã được cứu lại chẳng dễ gì sống sót.
Lý luận nói ra, tưởng chừng thông suốt
Hóa ra chỉ là lời chót lưỡi, đầu môi
Bởi phước xưa, nay được thọ thân người
Nếu lại làm thân cá, hẳn mong đừng vướng lưới.
Đến lúc ấy, làm sao dùng miệng lưỡi
Bảo người rằng: “Chớ có thả tôi ra
Nhỡ mốt mai gặp cá lớn chẳng tha
Lại uổng phí việc phóng sinh tạo phước”.
Kẻ ngu si thích nói điều vô thưởng phạt
Có biết đâu lời xằng bậy thốt ra
Ngăn cản thiện tâm thì quả báo chẳng còn xa
Nếu chẳng vậy thì đất trời đều nghiêng lật.
Việc ác dù nhỏ, quân tử không tạo tác
Việc thiện dù nhỏ, quân tử chẳng làm ngơ
Như kẻ kia, lúc gặp tai họa bất ngờ
3767. Do ác báo nên không ai cứu giúp.

Tùy Tự Ý Tam Muội
(隨自意三昧)
[Vạn Tân Toản Tục Tạng Kinh (卍新纂續藏經) Volum 55, kinh số 903]

Ghi chú của người dịch: Trong Văn Sao, có bức thư gởi cho một cư sĩ ở Vĩnh Gia hỏi về Tùy Tự Ý Tam Muội do Nam Nhạc Tuệ Tư Đại Thiền Sư (515-577) là tôn sư của Thiên Thai Trí Giả giảng thuật, có lẽ tùy thời cơ thuyết pháp nên Ấn Quang Đại Sư không đi sâu vào nội dung bản văn Tùy Tự Ý Tam Muội, mà chỉ nói 8 câu đầu tiên (từ câu “Đây là pháp môn tu hành từ thánh đến phàm”, và chấm dứt với câu “Có thể hiện thân tướng khắp mười pháp giới.”

Tôi (Từ Hoa) thấy rằng đây cũng là dịp để giới thiệu những điểm quan trọng trong bản văn này nên đưa vào đây, từ phẩm “Tướng đi oai nghi” cho đến hết bài. Tất cả những câu kệ dịch thêm vào đây đều lấy từ bản Hán văn Tùy Tự Ý Tam Muội mà tôi và BS Trần văn Nghĩa đã dịch ra tiếng Việt dưới thể văn xuôi. Nay tôi dựa vào bản này mà chuyển dịch dưới hình thức thi kệ. Dù dưới hình thức thi kệ, tôi không tự ý viết ra bất cứ câu nào của riêng mình. Người đọc muốn thâm cứu đầy đủ thì nên đọc toàn thể bản dịch văn xuôi có phần chú giải.

Có người ở Vĩnh Gia hỏi về tam muội Tùy Tự Ý
Đây là pháp môn tu hành từ thánh đến phàm
Sơ trụ Bồ tát Viên giáo gọi là sơ phát tâm
Là bậc đã chứng ba tâm và ba đức
Từ duyên-nhân phát thiện-tâm chứng giải thoát
Từ liễu-nhân phát tuệ-tâm, chứng bát-nhã kim cang
Từ chánh-nhân phát lý-tâm, chứng đắc pháp-thân
Có thể hiện thân tướng khắp mười pháp giới.

Tướng đi oai nghi

Đối ứng muôn duyên, độ sanh các cõi
Dùng mắt đại từ mà quán chúng sinh
Lục ba la mật trên mỗi bước chân
Hiện vô úy thí , dù xem thân như ảnh tượng
Chúng sinh nhìn thấy oai nghi Bồ tát
Tăng trưởng tuệ mạng, hiểu được ý vô sinh
Bồ tát không chấp thân mình, không chấp tướng chúng sinh
Không chấp việc hóa độ, nên gọi là bố thí ba la mật
Phiền não diệt nên gọi là trí tận
Khi Bồ tát đi, chúng sinh không bị tổn thương
Trì giới ba la mật hiện trên mỗi bước chân
Không khởi niệm, không chấp thiên đàng, địa ngục.
Vì không giao động nên gọi là nhẫn nhục
Tâm không trước không sau, tinh tiến tu hành
Không Niết bàn, định, loạn, tử, hoặc sanh
Không cảm thọ, gọi là thiền ba la mật.
Không thấy trói buộc, cũng không giải thoát
Không thất, không đắc chính là trí tuệ này
Lục độ ba la mật viên mãn hiển bày
Tâm thanh tịnh, còn gọi là tự tánh.
Tự tánh là Niết Bàn, mê tự tánh thì sinh tử
Tự tánh không sinh diệt, đoạn hay thường
Chúng sinh chân thực, tánh vốn là Không
Chúng sinh chân thực không hề sinh, không hề diệt.
Hành thâm Bồ tát đạo, bậc chính chân Bồ tát
Như hư không chẳng hề ghi nhận có kẻ xuyên qua
Như đất kia in từng dấu chân hoa
Cũng chẳng lưu giữ hành tung và dấu tích
Chân buông trên vạn ngã đường, lòng tĩch mịch
Không hề nghĩ rằng: Ta đã đến cõi này!
Không đi qua một chốn nào, nhưng biết tất cả các chỗ đến, đi
Tuy không nhận nhưng tự nhiên quả báo.
Ví như mây trời lững lơ vô định hướng
Mây không hề có ý tưởng sẽ tuôn mưa
Nhân duyên hợp thì thấy áng mây đưa
Tướng muôn vật chẳng khác dòng mây nổi.
Tuy chỉ một đóa mây, nhưng làm đổi thay cảnh giới
Hoa lá mở lòng uống mỗi hạt mưa bay
Khi mưa đá nặng nề khiến tan tác cỏ cây
Tất cả việc của chúng sinh đều không khác.
Thân tâm tuy là Không, nhưng quả nhân thiện ác
Rơi xuống muôn loài, hoặc an lạc hoặc thê lương
Nếu có người tu thánh hạnh, đắc trí tuệ thần thông
Giáo hóa chúng sanh, ví mây lành tuôn giọt ngọc.
Người phá giới không được quả lành như người trì giới
Tuy là Không nhưng quả báo sẽ theo cùng.
Bồ tát hành đạo, ấm, giới, nhập đều Không
Mênh mang, rỗng lặng nên quân ma không tùy tiện
Đó gọi là Thủ Lăng Nghiêm đại định
Không người chứng đắc, không kẻ phát tâm
Sự Lý viên dung nên không hề mất quả, nhân
Tuy không mất nhân quả nhưng là vô trụ xứ
Bởi vì nhân Không nên vô tạo tác
Bởi quả Không nên không chấp sắc hình
Tánh chúng sinh tức là tánh Bồ đề
Tâm, chúng sinh, Phật, cả ba không khác
Kinh Duy Ma nói,
Pháp không đến, không đi, không thường trụ
Bồ tát hành đạo, bất khứ, bất lai
Bởi vô minh nên nhân duyên có đến mười hai
Nên phải biết bước ngược lại dòng ảo hóa.
Thấy cho kỳ được nhân duyên không có thật
Hiểu được bản tâm tức vào được diệu môn.
Chứng được vô sinh tức vào được bản nguyên
Nơi không tướng mạo hiện sắc thân tam muội
Rỗng rang như hư không mà ra vào các cõi
Sinh không thực sinh, diệt không thực diệt vong
Bất động như như, tánh tướng chung đồng
Từ sơ phát tâm cho đến thành quả Phật.
Không theo thứ đệ, từ địa này sang địa khác
Một niệm này trùm khắp đại tam thiên
Mười pháp giới rõ ràng gọi là tam muội Chiếu Minh
Tam muội cũng có tên là Biến Giác
Sắc thân hiện khắp mười phương thiện, ác
Tùy căn tánh chúng sinh mà thuyết pháp thiên, viên
Cũng chính là định lực Thủ Lăng Nghiêm
3852. Tam muội Tùy Tự Ý nơi đây đà thành tựu.

Tướng đứng oai nghi

Thân như hoa mây lồng trong bóng gió
Tâm tính này thực tướng chẳng từ đâu
Hơi thở như sợi khói vương, không xứ sở ra vào
Lìa pháp giả danh tức là chánh kiến
Có được chánh kiến thì không vọng niệm
Quán thân như bọt nước hợp rồi tan.
Quán thân như hoa đốm giữa không gian
Không chấp ngã, đó gọi là trì giới
Không chấp sáu căn, sáu trần, sáu thức
Biết bản tâm này rốt ráo tịch nhiên.
Tám pháp thế gian không làm xao động, não phiền
Được như vậy gọi là tu nhẫn nhục.
Khi Bồ tát đứng, biết pháp không sinh, không diệt
Cả ba đời không pháp trước, pháp sau
Không trụ nơi nào, cũng chẳng về đâu
Luôn làm lợi người, đó gọi là tinh tiến.
Khi Bồ tát đứng, thân và tâm không tịch
Không chấp định, không chấp loạn, bởi cứu cánh là Không
Nhập bất động tam muội, hiện tất cả sắc thân
Đó gọi là Bồ Tát đầy đủ thiền ba la mật.
Như ảnh trong gương, như trăng in bóng nước
Không chấp ta người, không chấp thọ mệnh vắn, dài
Không lấy, không bỏ, hiểu căn tính chúng sinh
Tùy cơ cảm mà như lời hoằng thệ
3877. Đó gọi là Bồ Tát đủ đầy trí tuệ.

Tướng ngồi oai nghi

An tọa kiết già là một trong những công phu
Người tọa thiền thân tâm ngay thẳng, dễ điều nhu
Niệm niệm khởi thì thấy liền trước mắt
Bồ tát ngồi kiết già, chúng sinh nhìn hoan hỷ
Chỉ trong một cách ngồi, bố thí pháp Bồ đề
Chúng sinh nhìn thấy dứt bỏ lòng mê
Biết tất cả ấm giới nhưng không lay động
Đó gọi là trì giới ba la mật
Chúng sinh nhìn thần thái, bỏ đua tranh
Thôi phân chia, cãi cọ bởi lợi danh
Đó gọi là nhẫn nhục ba la mật
Khi Bồ tát ngồi, thân tâm không mệt mỏi
Khiến chúng sinh hoan hỷ phát tâm tu
Bỏ dữ làm lành, tức tinh tiến công phu
Lìa chấp trước, đoạn diệt lòng tham ái
Khi Bồ tát ngồi, tư duy không trói buộc
Biết tính Không của các pháp rỗng rang.
Không định, không loạn, tức ba la mật thiền tâm
Tùy cơ cảm mà vào đời ứng hiện
Biết sắc thân đến đi như vầng nguyệt
Bóng trăng in trên tất cả sông ngòi
Tùy cơ duyên mà hóa độ muôn loài
Như khúc đàn A tu la không người khảy.
Người cõi trời tai nghe lòng hoan hỷ
Thanh thoát giữa trời không chỗ che ngăn
Bồ tát tọa thiền biết vô ngại cõi thánh phàm
Trong một niệm thọ trì muôn pháp Phật.
Hiện vô lượng sắc thân tùy nghi thuyết pháp
Trước mười phương chư Phật, hiện thần thông
Không ấm, giới, nhập, sắc tướng cũng không
Vô lượng biện tài, đó gọi là bát nhã.
Trí tuệ tam thừa vượt qua bỉ ngạn
Không từ đâu sinh, không đến tự nơi nào
Không do quán bên trong, không do quán bên ngoài
Không nhãn, nhĩ, tị, thiệt, thân, và ý.
Không xúc, pháp, thanh, hương, sắc, vị
Quán căn, thức, trần, tự tánh là Không
Vì vô sở hữu nên đạo và quả viên thông
Không quán chiếu thì làm sao sinh trí.
Phàm phu duyên theo thức nên tâm phiền lụy
Gốc sinh tử vun trồng, quên trí tuệ thánh nhân
Nếu biết xoay chiều, thấy được thánh tuệ căn
Phá phiền não, hàng phục thiên ma ngoại đạo.
Vì biết thực tướng ngã pháp nên là bậc thánh
Vô nhiễm nên rỗng lặng tựa không hư
Giáo hóa trời người, làm bậc đại sư
Nơi bến giác, khiến người về bến giác.
Chấm dứt dòng lưu lạc từ kiếp này sang kiếp khác
Bởi chúng sinh và Bồ tát chẳng phải hai
Niết Bàn vốn từ phiền não thoát thai
Diệu pháp thân không rời thân bất tịnh
Chúng sinh thấy sắc xanh, vàng, đỏ, trắng
Khởi lòng mê, phiêu bạt chẳng ngày về
Nếu biết sắc là phi sắc, dứt đường mê
3932. Sắc đã vậy thì âm thanh cũng vậy

Tướng nằm oai nghi

Đêm nằm xuống, nguyện chúng sinh an nghỉ
Tịnh thân tâm, dừng lại những mê lầm
Không nguy nan, bất động gọi là an
Như thế nào gọi là tâm bất động?
Khi mắt thấy sắc liền sinh dục vọng
Duyên đưa đường thành nghiệp của chúng sanh
Nghiệp sinh ra quả báo hết xuống lại lên
Thọ thân tướng trong sáu đường thiện, ác.
Kinh Đại Tập, Phật bảo ngài Xá Lợi Phất:
Thấy sắc mà phát sinh ái dục, bởi vô minh
Lòng đắm mê, tạo nghiệp gọi là hành
Luôn mơ tưởng, mong cầu, do ý thức.
Từ thức tạo nghiệp nên vào ra cõi thú
Quán sát mắt này, sắc, thức ở nơi đâu?
Muốn thấy minh, vô minh, tìm ở chốn nào?
Kinh Duy Ma nói,
Thấy và không thấy đều như nhiên, bất động.
Khi Bồ tát nằm yên, tâm không khởi vọng
Ấm, giới không sinh, làm lợi ích quần mông
Căn, trần, thức như hoa đốm giữa hư không
Không định, không loạn, đủ đầy ba la mật
Thân tâm bất động nhưng hiện thân mười pháp giới
Vạn hạnh tùy cơ thường tịch chiếu mười phương
Oai nghi hiện ra trong sáu thức, sáu căn
3957. Nên khi đối cảnh, thân tâm luôn an lạc.

Tướng ăn oai nghi

Trước khi Bồ tát ăn, phải cúng dường chư Phật
Niệm chú thần hồi hướng Nam, Bắc, Tây, Đông
Tùy cơ duyên, cảm ứng được no lòng
Lấy thiền duyệt, pháp hỷ làm lương thực.
Ngoài việc nuôi sống thân, cầu Niết Bàn giải thoát
Chung nước đầy, trong sạch tựa lưu ly
Tương tự cam lồ nếm được lúc tâm trì
Diệu giác thường trụ, trạm nhiên minh tịch.
Bồ tát khi thọ thực, tâm không tạp niệm
Tưởng thức ăn thơm, như pháp vị thượng thừa
Chúng sinh ngửi được hương thơm liền no đủ, phát thiện tâm
Bồ tát bố thí, vào tam luân không tịch
Biết tất cả các pháp, gọi là pháp như thực
Gọi nhất học là nhất vị pháp môn
Khai tam thừa, hiển Thật Pháp dị thường
Rốt ráo an trụ nơi Như Lai tạng.
Cứu cánh bình đẳng không hai, không khác
Tướng không đồng nhưng bản tánh vốn đồng
Tánh Phật như như, còn gọi bản tâm
3977. Là nguồn mạch Chân Không và Diệu Hữu.

Lời nói oai nghi

Bồ Tát trước khi nói, khởi lòng hiếu thuận
Nhiếp từ bi tâm rồi mới thốt ra lời
Khiến âm thanh như gió thoảng nơi nơi
Như tiếng hát cúng dường mười phương Phật.
Như cung đàn A Tu La, như Càn Thát Bà tấu nhạc
Như tiếng loài rồng tuôn xuống trận mưa hoa
Âm thanh như dỗ dành, như điều phục gần, xa
Chúng sinh trong bốn cõi nghe ra lời khác biệt.
Bồ tát quán âm thanh không sinh, không diệt
Biết âm thanh bàng bạc cõi trời người
Âm thanh không tướng mạo, nay thốt nên lời
Một lời nói, hiện muôn lời tùy thuận.
Thuận cơ duyên mà chúng sinh cảm nhận
Cơ cảm khác nhau nên lợi ích khác nhau
Tâm từ bi, khi phải nói lời thô tháo, mặc dù
Đệ nhất nghĩa vẫn luôn là cứu cánh.
Bồ tát dùng âm thanh tán dương vạn hạnh
Thuyết giảng kinh văn tức thí pháp, ban ân
Gặp kẻ can cường, Bồ tát chẳng than van
Khuyên nhủ chúng sinh, đó gọi là tinh tiến.
Không chấp ngã, nhân, gọi là thiền định
Thuyết dòng kinh, đầy đủ pháp biện tài
Biết thân như ảnh hiện, trí như mây
4001. Vào các cõi, hiện uy thần bát nhã.
…Hết…
(Bắt đầu dịch từ ngày 3 tháng 7, 2015. Dịch xong ngày 23 tháng 8, 2015. Bản ghi âm không có phần chú thích, xin đọc bản có đầy đủ chú thích trong Tàng Thư Phật Học, Thư Viện Hoa Sen, Rộng Mở Tâm Hồn…)

    « Xem chương trước «      « Sách này có 11 chương »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.147.48.105 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...