Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Những khách hàng khó tính nhất là người dạy cho bạn nhiều điều nhất. (Your most unhappy customers are your greatest source of learning.)Bill Gates
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Phải làm rất nhiều việc tốt để có được danh thơm tiếng tốt, nhưng chỉ một việc xấu sẽ hủy hoại tất cả. (It takes many good deeds to build a good reputation, and only one bad one to lose it.)Benjamin Franklin
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Điều quan trọng nhất bạn cần biết trong cuộc đời này là bất cứ điều gì cũng có thể học hỏi được.Rộng Mở Tâm Hồn
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Con người chỉ mất ba năm để biết nói nhưng phải mất sáu mươi năm hoặc nhiều hơn để biết im lặng.Rộng Mở Tâm Hồn

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Du lịch xứ Phật »» Chương 9: Đến Lhassa »»

Du lịch xứ Phật
»» Chương 9: Đến Lhassa

Donate

(Lượt xem: 4.426)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Du lịch xứ Phật - Chương 9: Đến Lhassa

Font chữ:

Mấy lúc sau, tôi mệt lắm, mệt cho đến nổi không còn quan tâm đến cảnh đẹp của hóa công. Thình lình, La-ten kêu to lên, bảo tôi nhìn về tay mặt. Tôi trông thấy cảnh vật tưởng không bao giờ có thể quên được. Ngoài xa, chừng vài cây số, là Potala (Bổ-đà-lạc-ca), đền vua Đạt-lai Lạt-ma, đức Phật sống, với dinh thự nguy nga. Còn bên kia núi phía dưới đền là đô thị Lhassa, tức là xứ Phật của người đạo Phật vậy.

Bây giờ đến nơi đến chốn, bao nhiêu sự khổ não ngẫm lại không phải là vô ích. Chúng tôi dừng lại vài phút đồng hồ mà trông ra, thật là đích đáng vô cùng. Sau cùng, xuống tới chân núi, chúng tôi đi thẳng vào thành. Tôi hết sức lực, ước rằng vào thành sẽ được bình yên. Một con lừa mệt quá, ngã quỵ trên đường. Người ta xúm lại coi đông, tôi rất sợ, vì ở đây là trước chùa Drépung. Mấy nhà sư họ ghét người ngoại quốc lắm, nếu họ biết thì nguy to. Sa-tăn e có chuyện liên lụy nên đi trước, giả đò không nhìn biết bọn tôi. Tôi lấy làm lúng túng. Sau cùng phải lấy đồ đạc chất trên lưng mấy con ngựa, hai thằng đi sau coi chừng. Tôi ra dấu bảo La-ten lên ngựa đặng đi luôn. Một quãng hơn năm trăm mét mới gặp Sa-tăn ngồi trong một cái nhà. Hắn thấy chúng tôi đi tới một cách vô sự, nó mới chịu đi chung. Chưa phải lúc xử trí với tên này, nên đành làm thinh, nhưng tôi lấy làm chán ngán vì cử chỉ của nó.

Qua khỏi chùa Drépung, chưa vào thành. Đi qua một cái truông, hẹp lắm, phải đi từng người. Thình lình nhìn ra thấy phong cảnh rất xinh đẹp, thích thú. Phía trước, một con đường rộng chạy thẳng vào thành với những phố phường, bên trái là đền vua choán hết cả trái núi. Lúc nảy chỉ trông thấy đền từ xa, bây giờ được thấy ngay tận mặt, tôi ngẩng cả người ra mà nhìn một chặp lâu. Đền làm bằng gạch và đá, chạy dài chừng ba cây số, kiểu mới không phức tạp lắm, nhưng thật là mỹ thuật tài tình. Phía trên đỏ, phía dưới trắng. Còn dưới chân núi sát đồng bằng là những tàu ngựa, những kho chứa đồ ăn, những dinh thự của các quan nhỏ, gần đó là nhiều nhà của thường dân.

Chúng tôi tìm nhà trọ, chỗ nào cũng chật cứng, họ không thể nào nhận thêm khách nữa.

Lạ thật, chúng tôi vào kinh đô Lhassa nhằm đúng ngày cuối năm Âm lịch, ba mươi tháng chạp (theo Dương lịch là 15 tháng 2), ngày kế đó là Tết. Và suốt trong ba tuần lễ sắp tới, trong thành sẽ có lễ lạt liên miên. Thiện nam tín nữ và tăng chúng tựu về kinh đô nhiều không kể xiết. Trên các nẻo đường, Tăng chúng ở ba nhà chùa Drépung, Séra và Ganden đi choán chật ních. Lại cũng có chư tăng các nơi tựu về rất đông. Bình thường dân số ở kinh thành là hai chục ngàn người, không kể chư tăng trong ba nhà chùa. Nhưng đến mấy ngày lễ như hôm nay thì trong thành đếm ra ít nhất cũng là một trăm ngàn người!

Chỗ nào họ cũng không cho chúng tôi ngụ. Chúng tôi xin nghỉ tạm ngoài sân, họ cũng không chịu. Chúng tôi tính đi thẳng vào trong, họa may kiếm được chỗ trọ. Trời sắp tối, nếu ở ngoài đường mãi thì nguy.

Đường tuy không có lề, nhưng xem rất uy nghiêm. Vừa rộng rãi, mà hai bên có những vườn hoa xinh đẹp. Những vườn hoa này của nhà vua hoặc của những nhà sang trọng, ngăn cách với đường bằng vách tường xây chắc chắn. Phần nhiều trong vườn có trồng liễu. Nhằm mùa đông, liễu không lá, nhưng tôi đã trải qua những cảnh đồng hoang, bây giờ xem cây cối rất hữu tình. Trên đường, tôi gặp nhiều người đi dạo, có vẻ tươi cười. Có năm ba người thanh niên, cũng đi dạo và trêu ghẹo mấy người qua đường. Trong bọn ấy, một người có tuồng sáng láng hơn hết, lấy cùi chỏ thúc người bạn và chỉ tôi, nói rằng tôi như người ngoại quốc. Nhưng chàng kia trông thấy áo quần tôi rách nát, bộ tướng tôi nguy khốn và dại khờ có lẽ lúc đó vì tôi quá sợ họ biết thì cười to lên và đáp rằng tôi chỉ là một đứa đầy tớ mạt hạng của một người nào bên Sikkim đó thôi. Một cô gái đẹp đi ngang, nhờ cơ hội này mà họ không còn để ý đến tôi, tôi rất mừng.

Bây giờ vào tới giữa nội thành, đi ngang một vòng nguyệt rất khéo, làm theo kiểu Trung Quốc. Trời tối, không dạo xem thị tứ được, trong lòng chỉ muốn mỗi một việc là tìm cho được một nhà trọ để nghỉ đêm, xấu tốt cũng được.

Tìm mãi cũng không được, chỗ nào người ta cũng nói rằng hết phòng rồi. Đi trọn cả giờ, tôi sợ phải ngủ ngoài trời. Tôi sợ người ta biết lắm, cho nên làm thế nào cũng phải kiếm một chỗ để nghỉ. Tôi thấy phía bên trái có một cái nhà lầu ba tầng. Mấy người dẫn đường nói là lầu của chính phủ, chia ra nhiều ngăn, để cho những quan chức lớn trong thành ở. Mình biết họ không để nhà cho bộ hành mướn. Nhưng cũng đánh liều. Tôi bảo Sa-tăn và La-ten vào nói rằng chúng tôi là người bên Sikkim đi hành hương đến đây, không kiếm được chỗ trọ nên xin vào tá túc.

Hai mươi phút sau, hai người trở ra nói rằng được, nhưng chỉ ở tạm một đêm thôi. Tôi dắt ngựa vào sân, rồi lên lầu. Tới đây tôi kiệt sức, không thể nào đi nữa, lên cầu thang cũng không nổi. Mấy người kia xúm khiêng tôi lên. Mệt lắm, tôi ngủ liền. Một lát sau, La-ten mang đồ ăn lại cho tôi. Thú thật, chưa lần nào tôi ăn ngon bằng lần này.

Chủ nhà chưa đến viếng chúng tôi, thình lình con chó đánh hơi đồ ăn, bèn chạy lại và ngửi hơi tôi. Nó định chắc rằng tôi không phải như mấy người kia. Nó bèn sủa tôi rất dữ tợn. Tôi làm hết thế để cho nó thôi sủa, nhưng không được. Nghỉ mà nực cười, mình đã qua mắt được bao nhiêu người, mới vào tận kinh đô. Đến đây lại bị một con chó nhỏ lật tẩy mình!

Tôi bèn nhất định xuất đầu lộ diện. Tự mình lộ diện còn hơn là để người ta truy tầm. Vả lại, từ khi mới bước chân ra, tôi đã có ý muốn làm cho chính phủ Tây Tạng biết rằng tuy cấm không cho tôi vào kinh đô mà nay tôi đã vào được rồi. Còn nếu qua đây mà về êm lặng lẽ thì có ai biết mà nhận rằng tôi đã viếng kinh thành nghiêm cấm?

Tôi định kiếm người chủ nhà mà thú thật. Tôi nghĩ rằng nên dùng cơ hội này là mình đương ở trong một nhà quan và dùng một ông quan làm môi giới cho mình với chính phủ. Tôi cũng biết rằng họ không dám hại mạng tôi, vì họ sợ mang tiếng đối với chính phủ Anh bên Ấn Độ.

Con chó còn sủa, tôi lột đồ giả dạng ra từng món. Mấy người làm thuê cho tôi hoảng sợ, không hiểu tôi muốn làm gì. Tôi đi thẳng vào phòng kế, gặp chủ nhà, liền khai tên thật của tôi.

Người này ngạc nhiên lắm, ngó sửng tôi một chặp và không thốt một lời. Khi ông ta định trí và nói được thì lại làm cho tôi ngạc nhiên trở lại, là vì ông chính là Sonam, vị bộ trưởng thay mặt xứ Tây Tạng mà giao thiệp với Ấn Độ. Hôm trước, chính ông truyền rao cho nhân dân hay rằng tôi vào Tây Tạng và chính ông thông báo cho các quan địa phương tìm bắt tôi mà đuổi ra ngoài. Nay tôi lại đến trình diện với ông!

Cảm tưởng đầu tiên của tôi là tôi đã lọt vào miệng hùm rồi và ông ta là người oán ghét tôi hơn hết. Nhưng ngược lại, ông đãi tôi rất trọng và hứa rằng ông sẽ tiếp giúp cho tôi. Ông chắc rằng tôi sẽ gặp nhiều việc rủi ro, vì tôi đến Tây Tạng nhằm lễ đầu năm là lúc mà dân chúng đem lòng tín phục hơn hết đối với tôn giáo và các nhà sư, và lúc mà các nhà sư chiếm hết quyền hành. Hai tôi bàn soạn rất lâu, sau mới định tâu ngay lên vua Đạt-lai Lạt-ma. Ông Sonam đây là người gốc gác ở bên Sikkim, có học rộng, giỏi tiếng Anh, biết người Anh nên chính phủ Tây Tạng mời ông đến, bổ dụng ông để trực tiếp giao thiệp với chính phủ Anh bên Ấn Độ.

Sáng lại, ông chưa tâu được. Ông bèn dời tôi lại phòng riêng của ông để nghỉ, còn ông thì lui vào một phòng khác mà ở chung với gia đình. Mấy tuần lễ nay, giờ mới được biết một cảnh nhà tốt đẹp, được nghỉ ngơi một chỗ đàng hoàng!

Tuy rằng La-ten đã dọn cho tôi ăn rồi, nhưng ông cũng bảo người nhà mang thức ăn đãi tôi, nấu nướng kỹ lưỡng. Tôi đã yếu trong mình vì sự nhọc nhằn, thiếu thốn nên ăn ngon miệng và ăn khá nhiều. Ông với tôi ăn chung, lại cùng nhau chén tạc chén thù.

Tôi ra sân xem mấy người của tôi đang làm gì, cũng để có dịp mà xem rõ nhà quan và cách ăn ở của người Tây Tạng. Kinh đô có nhà cửa hiện đại, các quan đều ở nhà sơn phết và trang hoàng theo lối Tây phương, mỗi nhà có năm ba cái phòng.

Tôi ngụ ở đây, không ai biết gì hết. Tôi cấm mấy người giúp việc không được thổ lộ với ai.

Tôi vào phòng, ngủ một giấc thật dài, bỏ công việc qua ngày sau. Sáng dậy sớm, La-ten mang cho tôi một tách nước trà. Tôi bảo anh ta với Sa-tăn đi chợ mua đồ ăn, là vì theo phong tục Tây Tạng, khách phải tự mua lấy đồ ăn dùng.

Hôm ấy nhằm lễ đầu năm, các quan đều tựu mặt để chúc thọ vua, cho nên cũng khó mà tâu lên, nhưng Sonam hứa rằng ông sẽ cố dâng mật sớ lên cho vua hay.

Ông Sonam đưa tôi lên nóc lầu, xem qua thấy trọn cả thành phố. Nóc lầu bên Tây Tạng bằng thẳng, có thể tự do đi bách bộ và ngắm cảnh nội thành luôn thể. Bên ngoài nóc có lan can che chắn, nên chẳng ai trông thấy được mình.

Về hướng tây, có một cây cầu rất mỹ thuật với những vườn hoa thanh lịch chạy dài tới hai trái núi trên đỉnh có trường y học và đền Potala. Từ chỗ tôi đứng tới đền Potala cách xa trên một cây số rưởi, thế mà trông ra không mất đi sự tráng lệ, hùng vĩ chút nào. Lại ánh hồng buổi ban mai chói vào cảnh đền xem ra vàng hực, đẹp hơn bội phần. Ngọn núi có đền Potala che khuất cảnh chùa Drépung phía sau. Rồi bắt từ chùa Drépung mà đi tới chừng ba bốn cây số nữa gặp chùa Séra là cảnh chùa thứ nhì trong ba cảnh chùa lớn. Chùa Drépung có nhiều quyền hành trong chính giới, còn chùa Séra thì nổi danh nhờ tăng chúng rất thông kinh luật. Và ai được nghe nhà sư chùa Séra đọc kinh giảng lý thì được hạnh phúc lắm. Ở xứ Tây Tạng là xứ xở của đạo Phật và là nơi trung tâm đạo Phật, mà được tiếng tăm như chư tăng chùa Séra, ấy là sự quý báu vô cùng vậy.

Về hướng đông, cánh đồng rộng giăng thẳng đến mười cây số ngàn, đến miền núi non. Rãi rác nổi lên năm ba tòa biệt thự trên mấy con đường, và nối theo mấy con đường này thì đến chùa Ganden là cảnh chùa lớn hạng ba ở Lhassa. Tầm mắt trông ra xa, ấy là miền Trung Hoa và Mông Cổ. Người Trung Quốc và người Mông Cổ không được bước chân vào đất Tây Tạng, song người ta không cản những kẻ tu hành đến viếng Lhassa. Tôi nhận thấy ngoài xa có vài đoàn lữ hành Mông Cổ kéo nhau đến kinh đô linh thiêng mà lạy Phật thỉnh kinh. Người ở Mông Cổ qua thì đi bằng lạc đà to rất dễ biết.

Về hướng nam, tôi thấy sông Kyi, chính còn sông này làm cho cánh đồng ở Lhassa trở nên phì nhiêu. Phía sau con sông, cánh đồng chạy vài cây số thì gặp vùng núi non.

Chung quanh tôi là thành phố Lhassa, gần một cây số vuông. Hồi trước thành phố có một vòng tường kiên cố bao bọc, ngày nay chỉ còn sót lại một ít dấu tích thời trung cổ ấy, vì vòng tường bị người ta phá hủy đi rồi. Nhà cửa trong thành phố đều cất bằng gạch quét vôi, mỗi nhà có vài ba tầng và trên nóc đều bằng thẳng.

Về phía bắc, có đền Ramoché là một cảnh đền thờ nổi danh và là một cảnh đền xưa hơn hết ở Tây Tạng. Đền thờ thôi chứ chẳng phải chùa. Từ đền Ramoché đi qua hướng tây, gặp chùa Tsomoling là một cảnh chùa trong bốn cảnh chùa của nhà vua ở Lhassa. Đức vua có bốn cảnh chùa: chùa Tsomoling là một, kế đến là chùa Lengyeling ở gần cầu, chùa Kunduing nằm về triền núi phía sau trường Y học, và chùa thứ tư ở về phía bắc sông Kyi. Bốn cảnh chùa ấy giàu có vô cùng, điền thổ rải rác khắp nơi trong xứ Tây Tạng và được giữ gìn rất đặc biệt. Trong khi ba cảnh chùa lớn nhất ở Lhassa là Séra, Drépung và Ganden càng ngày càng nhận thêm tăng đồ thì trong bốn cảnh chùa của nhà vua, mỗi chùa chỉ có một giáo hội là năm trăm người thôi. Các sư được tuyển rất kỹ và giữ giới hạnh rất nghiêm. Các vị đại đức đứng đầu trong bốn cảnh chùa ấy đều được xem như các vị Đại Bồ-tát giáng sanh. Mỗi khi vua chưa đến tuổi trưởng thành, người ta thường cử một trong bốn vị đại đức ấy lên cầm quyền nhiếp chính. Đức vua hiện thời thì đã trưởng thành nên không cần việc nhiếp chính.

Trong các lầu đài ở thành phố Lhassa, đẹp đẽ hơn hết và trang nghiêm hơn hết là đền Chokang, đang đứng sừng sững trước mắt tôi, phía bên kia chợ. Đền nầy linh thiêng hơn hết đối với người Tây Tạng và người Mông Cổ. Lại là cảnh nhà chung của đạo Phật ở khắp cả nước Tây Tạng và của chính phủ Tây Tạng nữa. Đền Chokang có kém vẻ hùng vĩ và ít sắc sảo hơn đền Potala của vua. Song cánh cửa cái rất đẹp và trên nóc có mấy mũi tên bằng đồng đâm lên rất ngộ nghĩnh. Người ta nói mũi tên lớn hơn hết làm toàn bằng vàng.

Ông Sonam từ biệt tôi mà đi chầu vua. Tôi liền vào phòng, kê gối mà nằm nghỉ. Nằm nơi cửa sổ, tôi trông xuống thấy chợ búa với sự náo nhiệt của dân gian.

Tôi đang mơ màng ngủ thì ông Sonam trở về. Ông cho hay công việc đã xong. Tuy quần thần họp rất đông, nhưng ông cũng đã tìm được cách dâng mật sớ lên vua, tâu rằng tôi đã vào đến kinh thành. Vua xem qua, không phán một lời. Ngài vẫn bình tỉnh và giữ vẻ tự nhiên.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 14 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Phổ Môn


Bhutan có gì lạ


Chuyện Vãng Sanh - Tập 2


Vào thiền

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.119.118.237 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (141 lượt xem) - Hoa Kỳ (6 lượt xem) - ... ...