Bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc nếu cứ mãi đi tìm những yếu tố cấu thành hạnh phúc. (You will never be happy if you continue to search for what happiness consists of. )Albert Camus
Mỗi cơn giận luôn có một nguyên nhân, nhưng rất hiếm khi đó là nguyên nhân chính đáng. (Anger is never without a reason, but seldom with a good one.)Benjamin Franklin
Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì đó chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều phục tâm. Khi tâm được điều phục, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Khó khăn thách thức làm cho cuộc sống trở nên thú vị và chính sự vượt qua thách thức mới làm cho cuộc sống có ý nghĩa. (Challenges are what make life interesting and overcoming them is what makes life meaningful. )Joshua J. Marine
Điều khác biệt giữa sự ngu ngốc và thiên tài là: thiên tài vẫn luôn có giới hạn còn sự ngu ngốc thì không. (The difference between stupidity and genius is that genius has its limits.)Albert Einstein
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Đừng bận tâm về những thất bại, hãy bận tâm đến những cơ hội bạn bỏ lỡ khi thậm chí còn chưa hề thử qua. (Don’t worry about failures, worry about the chances you miss when you don’t even try. )Jack Canfield
Người khôn ngoan chỉ nói khi có điều cần nói, kẻ ngu ngốc thì nói ra vì họ buộc phải nói. (Wise men speak because they have something to say; fools because they have to say something. )Plato
Tôi không hóa giải các bất ổn mà hóa giải cách suy nghĩ của mình. Sau đó, các bất ổn sẽ tự chúng được hóa giải. (I do not fix problems. I fix my thinking. Then problems fix themselves.)Louise Hay
Điểm yếu nhất của chúng ta nằm ở sự bỏ cuộc. Phương cách chắc chắn nhất để đạt đến thành công là luôn cố gắng thêm một lần nữa [trước khi bỏ cuộc]. (Our greatest weakness lies in giving up. The most certain way to succeed is always to try just one more time. )Thomas A. Edison

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Du lịch xứ Phật »» Chương 1: Khởi sự lần đầu tiên »»

Du lịch xứ Phật
»» Chương 1: Khởi sự lần đầu tiên

Donate

(Lượt xem: 4.986)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Du lịch xứ Phật - Chương 1: Khởi sự lần đầu tiên

Font chữ:

Tôi có ý muốn đến kinh đô xứ Tây Tạng để khảo cứu về khoa học, với năm người bạn Âu Châu. Nhưng vừa khỏi biên giới thì đã có lệnh nhà chức trách trong xứ bắt lại mà trục xuất về.

Năm 1921, ông bạn Georges Knight đem cuộc khảo cứu về nước Tây Tạng mà bàn với tôi, ý muốn biết rõ đất nước và dân tình. Ông sắp đặt trở ngại mấy lần, sau có gặp một nhà đại du lịch là ông William Dederich tiếp vào. Ông này hồi năm 1914 có đi tận Nam Cực, có đủ hiểu biết cần thiết để liệu định và sắp xếp cho một cuộc hành trình quy mô thiên về mục đích khoa học. Chính nhờ ông này, nên ông bạn Georges Knight của tôi mới có đủ nhận thức về cuộc du lịch này.

Trước hết, tham gia chuyến đi gồm bốn người: một người chuyên về nhân vật học (Zoologie) là ông Knight, một người chuyên về địa hình, đất đai là ông Frédéric Fletcher, người thứ ba sẽ khảo sát về chính trị và tôn giáo là quan ba Ellam, người thứ tư là ông William Harcourt thì lo việc chụp các bức hình, vì theo một cuộc du lịch thời nay mà không có hình ảnh thì còn gì là thú vị nữa.

Cho đến khi sắp đặt xong, gần ra đi, họ mới cho tôi hay. Họ mời tôi cùng đi, lại cử tôi làm người hướng dẫn, cố vấn cho chuyến đi, vì thấy tôi biết rõ về phương Đông và tiếng nói với phong tục Ấn Độ.

Cơ quan India Office tại thành Londres điều đình với chính phủ Ấn Độ khá lâu, sau mới giao cho chúng tôi đủ giấy tờ để tới thành Gyantse. Khi đến đó, chúng tôi còn phải xin phép chính phủ Tây Tạng để vào thẳng kinh đô Lhassa, nhưng họ quyết định không cho chúng tôi thêm một sự khuyến khích nào khác ngoài cái giấy phép trước đó.

Thành Darjeeling ở biên giới nước Tây Tạng, phía trên Ấn Độ, là chỗ giao thông của các sắc dân và nhiều hạng người, phần đông là người gốc ở xứ Sikkim. Người xứ Sikkim cũng là người gốc Tây Tạng, nhưng đã rời bỏ xứ mà kéo xuống phía Nam vùng Hy-mã-lạp-sơn. Họ giống người Tây Tạng, nói cùng một thứ tiếng, có chung một tôn giáo. Trong thành, có ba ngôi chùa Phật. Mấy năm sau này, nhiều người Ấn Độ theo đạo Hồi đến đây sinh sống, nên cùng nhau lập ra các nhà thờ đạo Hồi.

Khi chúng tôi đến thành Darjeeling, tôi thường lui tới với người Sikkim và người Tây Tạng. Ở đây, người Tây Tạng là mấy nhà sư Lạt-ma đến Ấn Độ để viếng các chùa Phật có danh, những cảnh tháp có thờ dấu tích của Phật. Tôi nhờ nói chuyện với những vị này mà được biết rành tiếng Tây Tạng và hiểu rõ thêm về nhân vật trong kinh thành nghiêm khắc kia. Một nhà sư thường đến chơi với tôi, ông lúc trước có ở thành Shigatsé và kinh đô Lhassa. Thấy ông biết rõ đường sá, tôi bàn tính việc nhờ ông đi theo chúng tôi. Bên Tây Tạng, như ở nhiều xứ bên phương Đông người ta không gọi tên những người có tuổi tác và chức phận, chúng tôi phải gọi nhà sư ấy là Umdzé-la. Nhưng vì khó gọi, nên trong bọn đều đặt ông là Tô-bi, rồi cứ vậy mà gọi luôn mãi.

Lại có một người trợ lực rất thích hợp nữa là La-đen-la, người có tên tuổi trong thành Darjeeling. Ông này lúc nhỏ có đi lính, làm chức đội trưởng, kế sau làm quan võ đến chức đứng đầu Sở Thần phòng. Thật là một người sáng trí và lanh lẹ bặt thiệp, người giúp chúng tôi rất có hiệu quả. Ông này đã viết giấy giới thiệu chúng tôi cho nhiều nhà tai mắt ở Tây Tạng, nên ai cũng hết lòng chỉ dẫn.

Bấy giờ mới tính đến việc chuyên chở. Qua truông đi xe không được, lại người Tây Tạng không dùng xe, chúng tôi mới mua ngựa để cưỡi, mua la để chở đồ ăn dùng.

Tôi phải đi trước vài ngày, tói xứ Sikkim để ra mắt vị vương tử ngự tại thành Gantok, kế đó tôi trở lại cùng với mấy người bạn vừa đến thành Yatung là một thành ở xứ Tây Tạng, gần biên thùy.

Chúng tôi đi vào buổi sáng ngày 9-9-1921, khoảng chín giờ. Chiều đến một làng nhỏ, dừng lại nghĩ một đêm. Sáng ra đi, mấy giờ đồng hồ sau, người ngựa đều đến tại ven sông Tista. Chỗ ấy có một cái cầu, mới nhìn như như chắc chắn, mà xem rõ thì yếu lắm, nên ai nấy đều phải bỏ đồ đạc xuống mà đem lần qua từng món. Sư Tô-bi vừa dạy cho chúng tôi biết được hai bài học về phong tục xứ Tây Tạng. Tôi sắp cưỡi ngựa mà qua cầu, song ông cản lại, buộc tôi xuống ngựa mà qua cầu vì phải kính mấy vị thần sông. Ông đi tới giữa cầu, rút ra ba tấm giấy có viết kinh cầu nguyện, rồi dán theo những miếng trước, kế lấy trong túi ra hai đồng xu mà bỏ xuống sông, gọi là nạp lễ vật cho thần khi qua sông.

Hôm ấy, đến thành Kalimpong, tục gọi là hải cảng hay cửa khẩu của xứ Tây Tạng. Chính phủ tuy không cho người ngoại quốc, nhất là người phương Tây vào xứ, nhưng người Tây Tạng được tự do mà đi ra ngoài, và chợ Kalimpong là một điểm hẹn rất tấp nập của các khách buôn Ấn Độ, Tây Tạng và Mông Cổ. Tới Kalimpong, chúng tôi mới theo sông Tista mà đến thành Gantok, kinh đô xứ Sikkim. Xứ này là một nước nhỏ độc lập, có một viên quan võ lãnh sự người Anh, lo về chính trị, là người rất có quyền thế. Xứ Sikkim có luật pháp, hành chính và tư pháp, có tòa nội các, có đủ binh lính. Không một người Âu Châu nào qua khỏi biên giới mà không có giấy thông hành của quan bản xứ chứng nhận.

Thỉnh thoảng chúng tôi ngừng nghỉ theo mấy làng nho nhỏ và ngộ nghĩnh. Nhưng chúng tôi ít ghé lại lắm, vì dài theo đường có rất nhiều đỉa, chúng nó có tài đánh hơi người ta mà bò lại thật nhanh. Tôi bị vài con đeo dính vào da và hút máu. Tôi muốn gỡ ra, song anh chàng Lhaten cản lại, vì hễ gỡ ra thì chỗ bị hút sẽ lở loét rất đau. Anh chàng có làm sẵn một cái bao nhỏ đựng đầy muối, chàng nhúng nước và nhỏ nước muối lên mình con đỉa. Đến giọt thứ ba thì con đỉa thun mình lại và rớt xuống đất, không để lại dấu vết gì trên da thịt cả.

Đường tốt, hôm sau là đến thành Gantok, kinh đô xứ Sikkim. Nhà vua ở đây được tin là người Âu Châu vào thành, bèn cho một viên quan đến chúc mừng tôi và cho hay rằng nhà vua sẵn lòng tiếp tôi ngày sau đó, khoảng mười giờ. Chiều lại, có năm người trong đền mang cho chúng tôi những đồ ăn ngon lành. Chúng tôi rất lấy làm hài lòng.

Sáng lại, đến giờ đã hẹn, tôi vào đền vua. Đền này là hai tòa nhà lớn, một cái theo kiểu Tây Tạng, và một cái theo kiểu Âu Tây. Vua thường ngự tại tòa nhà kiểu tây hơn.

Hoàng thượng tiếp tôi rất vui. Ngài còn thiếu niên, chừng 25 tuổi, có vẻ hơi bở ngở và không được tráng kiện, lại như khá hững hờ về việc quốc gia. Hoàng hậu là người Tây Tạng ở thành Lhassa, người cao lớn và oai nghiêm. Dường như chính bà mới là người điều đình và chấp chưởng công việc. Vua nói tiếng Anh khá lắm, nhưng vì kiêng nể hoàng hậu nên dùng tiếng Tây Tạng để nói chuyện với tôi. Ngài muốn cầm tôi ở lại chơi lâu tại kinh thành Gantok, nhưng hay rằng ngày kế tôi đã phải đi, nên ngài cho theo một số lao công và mấy con la tốt để thay thế những con la của tôi, để giúp tôi đến thành Yatung.

Tôi vui lòng nhận lãnh sự giúp đỡ người và vật này. Đến sáng hôm sau thì lên đường. Đi qua truông, lên dốc mãi, đường núi có chỗ chừng bốn tấc bề ngang, sẩy chân thì lọt ngay xuống hố sâu sáu bảy trăm mét. Tôi thật không được yên lòng, vì con la tôi nó cứ theo mé đường mòn mà đi. Trọn ba ngày mới đến truông Na-tu, còn cách Tây Tạng không bao xa. Chỗ này cao lắm, ước chừng đến 5.000 mét so với mực nước biển, đến nỗi phải xuống ngựa mà trèo lên bằng chân. Ai nấy đều mệt và chóng mặt, tựa hồ như đi biển say sóng. Qua đông, tuyết rơi xuống cao chất chồng thành những tru cao đến mười mét, giông gió cứ tạt ngã mà tuyết cứ đóng lại hoài.

Chúng tôi lên tới đỉnh núi mới yên lòng và thỏa dạ, chẳng bỏ công lao. Chúng tôi lấy làm thích mà thấy lố dạng xứ Tây Tạng ở phía trước. Rồi đến khi đi xuống, cũng nhọc như lúc mới trèo lên, vì đường mòn quanh quanh lộn lộn, mấy con la đi đứng không được vững vàng.

Sau rốt đến đồng bằng, tôi vào viếng mấy làng gần và xem xét tình hình dân cư. Tôi lấy làm vui sướng lắm, ở đây đã là miền trung châu Chumbi.

Xứ này tuy thuộc về Tây Tạng, mà ở riêng một mình nên coi khác hẳn với Tây Tạng. Ấy là một chỗ phì nhiêu, vây ranh có cây cối bao bọc, cảnh vật xem khác hơn Tây Tạng rất nhiều. Bên Tây Tạng, phong thổ khắc nghiệt lắm, chỉ trồng được lúa mạch mà thôi. Còn Sikkim thì trồng lúa gạo, vùng Chumbi có lúa mì rất nhiều, nên được gọi là xứ sở lúa mì.

Hôm ấy, vào khoảng xế chiều, chúng tôi vào tới thành Yatung. Tôi thấy một lá cờ hiệu nước Anh phất phới trên một tòa nhà. Tôi bèn lần tới, vào gặp quan lãnh sự Mac Donal. Ông tiếp rước tôi sốt sắng lắm, cố giữ tôi ở đó luôn để chờ mấy người anh em bên Darjeeling qua.

Hai hôm sau, những người kia qua tới, chúng tôi cùng nhau sắp đặt qua ngày sau là đi luôn. Vừa lúc đó lại có quan lãnh sự nước Anh tại thành Gantok đến viếng chúng tôi. Ông khuyên chúng tôi cần phải hết sức dè dặt trong lúc đi đường. Ông lại nhắc rằng ông có đặc quyền cấp giấy thông hành cho một vài người Âu Tây để đến thành thành Gyangtsé, nhưng ông muốn mọi người phải hứa rằng nếu chính phủ Tây Tạng không cho đi vào trong xứ nữa thì phải trở lại Ấn Độ liền. Tôi buồn lắm, vì trong ý định đến tại kinh đô Tây Tạng. Nếu chính phủ Tây Tạng không cho phép thì tôi sẽ giả làm người Tây Tạng mà đến kinh thành cho được mới nghe. Ông lại còn buộc chúng tôi cam đoan rằng nếu hoàng đế bên Tây Tạng không bằng lòng cho chúng tôi đem máy chụp hình và hình ảnh về thì chúng tôi phải để lại. Chúng tôi tức lắm, vì quyết đến kinh đô mà đem hình ảnh về. Ông ta bắt chúng tôi ký tên trong mấy tờ cam đoan.

Trước khi ra khỏi thành Yatung, chúng tôi nghĩ là cũng nên đến viếng vị quan sáu người Tây Tạng, thay mặt cho chính phủ Tây Tạng. Ông này là một lão già xảo quyệt, tiếp rước chúng tôi một cách êm ái lắm. Ông lại còn nói bợ rằng có chúng tôi đến họa may mấy cánh đồng sẽ được trổ hoa sen để mừng khách quý.

Ông lại dọn bữa tiệc đãi chúng tôi nữa. Nhưng về sau chúng tôi được biết rằng ông ta đã gởi mật sớ về Đạt-lai Lạt-ma để báo cho biết công việc của chúng tôi và tâu rằng nên giữ gìn đừng cho chúng tôi đi vào trong nước.

Ra khỏi thành Yatung, lần theo đường mòn trên một cái hố, và đi tới một ngôi chùa có danh tại Chumbi. Trong chùa có sư trưởng là người giỏi kinh kệ và có tài đoán tiên tri.

Tuy ông thầy đoán có tiếng tăm, nhưng trong nước Tây Tạng còn nhiều thầy có danh hơn nữa.

Hồi trước, ở kinh thành Lhassa có một nhà sư hiểu biết việc lành dữ, tốt xấu, việc đã qua và việc sắp tới, nhân dân lấy làm kính phục. Nhưng ông ta đoán sai hết một lần. Trước khi xảy ra trận chiến tranh giữa Ấn Độ với Tây Tạng, ông đoán trước rằng Tây Tạng sẽ thắng và đuổi quân Ấn Độ ra ngoài biên giới. Hóa ra quân Tây Tạng thua, Đạt-lai Lạt-ma phải chạy trốn. Người ta bèn ra lệnh xử trảm ông vì là hạng dối đời.

Tôi nhìn kỹ nhà sư tiên tri tại chùa xứ Chum-bi, thấy phương pháp của ông trong việc đoán số cũng tương tự như những nhà chuyên thần linh học bên phương tây. Ông làm cho người của ông ở trong trạng thái nửa thức nửa ngủ, miệng ông vẫn nói luôn, mặc dầu ý tứ rời rạc, nhưng có nhiều chỗ ông đoán cũng trúng. Ví dụ như, ông đã đoán trúng năm và tháng mà cuộc Đại chiến thế giới 1914-1918 sẽ chấm dứt.

Hôm sau chúng tôi ra đi, bỏ miền trung châu với những vực thẳm mà lên đến vùng gò cao. Chung quanh vùng cao nguyên này toàn là đồi núi, trông ra bát ngát mênh mông, không cỏ cây. Xa xa có vài trái núi nho nhỏ. Tuy vậy chứ ở đây núi đã cao lắm rồi, có đến sáu, bảy ngàn mét cao hơn mực nước biển. Đi ròng rã mấy giờ đồng hồ mới thấy dạng thành Pari. Ở thành này, có điều đáng chú ý là một hòn đảo trên đó người ta khấn vái. Hòn đảo ở giữa một cái hồ nước đặc. Phía sau là đền Pari bảo vệ thành phố với những xứ xung quanh. Chúng tôi có đủ giấy thông hành để đến thành Gyangtsé. Mấy ông quan không thế nào trục xuất, bề trong tuy họ không thích, chớ bề ngoài họ cũng làm mặt tử tế, có đãi chúng tôi một bữa tiệc trọn bốn giờ đồng hồ. Đồ ăn nấu nướng theo kiểu Trung Hoa cũng như các xứ miền Viễn Đông. Ăn xong, chúng tôi lên một điểm cao mà ngắm cả thành phố, vốn có danh là cái dơ bẩn nhất trên hoàn cầu. Dân cư ở đây làm biếng đến nổi họ thải đồ dơ bẩn ngay trước cửa nhà. Lâu dần, trong ít năm thì những đống đồ phế thải ấy cao hơn nhà của họ, bấy giờ thì họ đục lỗ ngang đó mà chui qua. Thị tứ xa xa trông cũng thanh lịch, vì ở trên mỗi nóc nhà đều có treo một vài cây phướn cầu nguyện.

Ngoài thành, có nhiều đồng ruộng trồng lúa mạch. Nhưng xứ này cao đến năm ngàn mét khỏi mặt biển, có gió lạnh bên núi Hy-mã-lạp-sơn thổi qua luôn nên lúa không chín. Người ta cắt về mà nuôi thú vật, vì ở đây thú vật là một nguồn lợi lớn. Ngoài ra lúa mạch, người ta không trồng được thứ chi cả. Dân chúng sống nhờ nuôi súc vật hoặc làm phu cho những đoàn khách buôn chuyến đi lại thành Lhassa và thành Kalimpong. Hôm sau đó chúng tôi có viếng núi Chumolhari, phong cảnh xem đẹp lắm. Núi này cao hơn mặt biển đến tám ngàn mét, và rất khó mà theo triền núi đặng đi lên. Người Tây Tạng nói với nhau rằng thường có thần nữ ngự nơi núi luôn, ấy là thần tuyết, và theo triền núi có nhiều vị tiên và thần.

Chúng tôi đi qua một cái đồng rộng, trừ ra một vài dãy núi, còn thì trống trải mênh mông. Ở Tây Tạng không có nhiều đường sá. Các quan chức chỉ lo lấy tiền nhà nước do dân đóng thuế mà tiêu xài riêng, thành ra trong xứ không đủ tiền để lo việc ích chung. Nhưng nhờ có những đoàn lữ hành đi từ thành này qua thành kia, đi lâu năm mà làm thành đường mòn. Đến mấy chỗ cát thì dấu đường lạc mất, còn đến những chỗ lầy thì ngựa, la đều lún xuống dưới đất sét và đi không muốn nổi. Điều kỳ lạ là ở Tây Tạng không bao giờ người ta dùng xe có bánh. Ở kinh đô Lhassa, mỗi năm đến lễ thì đưa xe một lần để chở xá-lỵ, nhưng là xe đẩy bằng tay.

Chúng tôi đi chậm, vì muốn tìm hiểu cho rõ nhân vật trong xứ. Mấy ngày sau, sư Tô-bi lại cảm nặng. Chúng tôi sợ ông ấy đau phổi, vì ở Tây Tạng, về miền núi non lạnh lẻo, khí trời nhẹ, người ta rất hay mắc bệnh phổi. Ngày kế ông đau nặng hơn, rủi ro là thuốc đem theo có vài món không đủ dùng. Mấy người kia đành phải đi trước. La-ten và tôi ở lại. Qua bữa ăn sau, Tô-bi đang nằm mơ, tôi bèn lấy ra một quyển kinh bằng chữ Tây Tạng mà đọc vài đoạn. Lạ thật, trong giây lát ông ta tỉnh dậy. Và từ đó bệnh giảm rất nhanh. Nhiều người bản xứ nói rằng nhờ đọc kinh mà tôi trị bệnh được cho Tô-bi. Về sau, việc đọc kinh lại còn giúp tôi được nhiều chuyện lắm.

Dọc theo đường, thỉnh thoảng có những điện thờ với tượng Phật. Trong một cảnh điện thờ, trước tượng Phật không hoa quả nhang đèn có nhiều cục đá chất chồng, vì trong xứ chẳng có hoa quả, người Tây Tạng thường kiếm đá để trước tượng Phật tượng Thần đặng tỏ lòng thành tín của mình.

Hai ngày sau mới tới chỗ đã định là thành Gyangtsé. Thành này lớn lắm, ở về phía bên kia núi, giữa một cánh đồng, mường tượng như những đồn lũy cổ phòng giặc bên Âu Tây. Xa xa, có thành quan lãnh sự nước Anh với một toán quân để bảo vệ, vì người bản xứ Tây Tạng hay oán ghét người phương Tây lắm.

Đến đây, muốn đi đâu thêm nữa, chúng tôi phải xin phép chính phủ Tây Tạng, ngoài ra chỗ này thì người ngoại quốc không được vào trong nước. Vì muốn đến kinh đô Lhassa nên chúng tôi thương lượng cùng mấy ông quan ở trong thành Gyangtsé.

Viên quan tổng đốc thay mặt chính phủ Tây Tạng, vừa giống người Trung Hoa, vừa giống người Tây Tạng. Ông giống người Trung Hoa vì biết nói tiếng Trung Hoa và tiếp chúng tôi rất có lễ nghi. Nghe biết ý chúng tôi, bèn nói rằng ông ta không có quyền cho phép mà cũng không có quyền cấm, nhưng sẵn lòng nhận gởi giùm tờ trình của chúng tôi về kinh đô Lhassa. Chờ trả lời, anh em ở lại trong thành hai tháng. Khảo sát rõ được thị tứ và nhân tình, biết đủ mấy nhà quan có thế lực trong thành. Chúng tôi từng đi lại chợ và đi dạo các nẻo đường, từng viếng ngôi chùa với cả ngàn tăng sĩ. Với số một ngàn tăng sĩ, không phải là một nhà chùa lớn ở Tây Tạng, song là một cảnh chùa xưa trong nước và là một ngôi pháp bảo có tiếng tăm. Chư tăng phân nhau mà ở trong hai chục dãy nhà, và tòa nhà lớn hơn hết trong chùa là giảng đường, nơi ấy các thầy tựu lại mà hành lễ và thuyết kinh. Hai bên chỗ cửa chính, có hình bốn vị Thiên Vương xem ra rất ghê gớm. Người Tây Tạng cho rằng hình của bốn vị Thiên vương phải cho đáng sợ. Như vậy những tà ma hung mạo mới không dám vào. Trong chùa có thờ Phật, tượng chính là đức Thích-ca Như Lai, tượng lớn hơn hết, thờ như vậy cũng là một sự khác lạ ở Tây Tạng, vì trong các chùa khác, người ta thường thờ những vị Phật Thiền, những vị Hóa Phật. Ở chùa Gyangtsé lại có thờ đức Bồ-tát Di-lặc. Tượng mặc đồ Âu Tây và nước da trắng, mắt xanh, ngự trên một cái ngôi, ngồi theo cách Âu Châu. Tượng đúc và chạm thật khéo. Sự việc này đặc biệt hơn các chùa khác, vì mọi nơi đều thờ chư Phật và Bồ-tát ngồi theo kiểu kiết già mà thôi.

Trên tầng thứ ba, có thờ hình tượng chư vị Tổ sư đã từng làm chủ cảnh chùa này. Phía trái giảng đường, có một cảnh đền mạ vàng, người Tây Tạng gọi là Chorten, và dân chúng thường gọi là chùa vàng. Dân chúng khắp nơi trong xứ Tây Tạng đến đây mà làm lễ và cúng dường cảnh tháp này. Trong vài tấm vách tường có gắn những bánh xe cầu nguyện, mỗi người khi đi ngang qua đó phải quay mỗi bánh xe một bận, vì điều này làm cho họ tiêu trừ các tội lỗi. Đứng trên chùa vàng ngó xuống, thấy lều ở của các tu sĩ và kho chứa đồ ăn của nhà chùa để dành trong lúc mùa đông.

Tôi hân hạnh viếng vị trụ trì, Đại sư Lạt-ma Trodampa.

Tôi mặc áo cà-sa của một vị sư trưởng tại chùa kinh đô Tokyo bên Nhật Bản tặng tôi năm xưa, hồi tôi thọ lễ quy y Tam bảo. Ông chủ chùa tiếp đãi tôi trọng hậu lắm. Ông nói, muốn hiểu rõ Phật giáo cần phải biết chữ Phạn (Sanskrit), là vì kinh Phật phần nhiều đều viết bằng chữ Phạn. Chính ông chưa biết chữ ấy. Tôi lấy trong túi ra tặng ông một quyển kinh bằng chữ Phạn. Ông thích lắm, khen rằng ông có thể coi và hiểu được. Từ đấy thích nhau, ông vui lòng cho tôi tự do vào xem kho kinh sách trong chùa, có cả ngàn quyển bản thảo bỏ quên đã mấy trăm năm mà không ai đọc được. Tôi bảo người ta đem về chỗ ngụ của tôi một ít những kinh sách này. Sau khi xem qua, tôi thâu thập được nhiều tài liệu quý hóa và quan trọng vô cùng.

Kế đó, những hy vọng đi đến Lhassa đành phải tiêu tan. Một hôm, quan thay mặt chính phủ Tây Tạng đến cho hay rằng chẳng những chính phủ không nhận lời xin của chúng tôi, lại còn ra lệnh không cho chúng tôi ở lâu tại thành Gyangtsé. Tôi nghe lấy làm đau đớn. Nhưng cũng tính xin một lần nữa họa may có được như nguyện chăng. Ba người anh em là Knight, Fletcher và Harcourt đều tức tốc trở về Ấn Độ, vì chúng tôi cho rằng bởi thấy đông nên chính phủ không cho vào kinh.

Còn một người bạn là Ellam ở lại với tôi tại Gyangtsé. Tôi gởi đi một tờ trình để xin vào viếng kinh đô, nếu người ta không cho thì tôi xin qua thành Shigatsé. Và nếu người ta không đồng ý nữa thì tôi xin ở nán lại Gyangtsé mà khảo cứu cho xong việc. Hai tháng sau, chính phủ trả lời nhất định trục xuất và cấm ngặt không cho chúng tôi ở nữa. Họ ngăn cản dữ dội quá làm cho tôi bực tức, quyết giả dạng đặng vào kinh thành Lhassa cho được mới nghe. Tôi có quen với nhiều người Tây Tạng, họ quyết trợ tiếp cho tôi để đi đến cùng. Nhưng trót đã hứa với một viên quan lãnh sự người Anh: Nếu không thành việc thì tôi phải trở về thành Darjeeling liền. Hai tôi đành thối lại, đi theo đường về Ấn Độ. Thật may cho chúng tôi, vừa đến nơi thì xảy ra những cơn giông gió rất dữ dội làm cho các cuộc thông thương đều phải ngưng. Ngày 9 tháng 12 năm 1921, tôi về đến thành Darjeeling, địa phận Ấn Độ. Tôi đã giải tỏa được lời hứa cùng quan chức người Anh, liền bắt đầu nghĩ cách vào kinh đô linh thiêng. Tôi định giả dạng, không cho ai hay biết.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 14 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa


Chớ quên mình là nước


Chắp tay lạy người


Tư tưởng xã hội trong Kinh điển Phật giáo Nguyên thủy

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 44.200.122.214 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành ... ...

Việt Nam (247 lượt xem) - Hoa Kỳ (18 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...