Tôi chưa bao giờ học hỏi được gì từ một người luôn đồng ý với tôi. (I never learned from a man who agreed with me. )Dudley Field Malone
Sự kiên trì là bí quyết của mọi chiến thắng. (Perseverance, secret of all triumphs.)Victor Hugo
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Hãy sống như thể bạn chỉ còn một ngày để sống và học hỏi như thể bạn sẽ không bao giờ chết. (Live as if you were to die tomorrow. Learn as if you were to live forever. )Mahatma Gandhi
Mục đích chính của chúng ta trong cuộc đời này là giúp đỡ người khác. Và nếu bạn không thể giúp đỡ người khác thì ít nhất cũng đừng làm họ tổn thương. (Our prime purpose in this life is to help others. And if you can't help them, at least don't hurt them.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Những căng thẳng luôn có trong cuộc sống, nhưng chính bạn là người quyết định có để những điều ấy ảnh hưởng đến bạn hay không. (There's going to be stress in life, but it's your choice whether you let it affect you or not.)Valerie Bertinelli
Hãy đặt hết tâm ý vào ngay cả những việc làm nhỏ nhặt nhất của bạn. Đó là bí quyết để thành công. (Put your heart, mind, and soul into even your smallest acts. This is the secret of success.)Swami Sivananda
Hãy lắng nghe trước khi nói. Hãy suy ngẫm trước khi viết. Hãy kiếm tiền trước khi tiêu pha. Hãy dành dụm trước khi nghỉ hưu. Hãy khảo sát trước khi đầu tư. Hãy chờ đợi trước khi phê phán. Hãy tha thứ trước khi cầu nguyện. Hãy cố gắng trước khi bỏ cuộc. Và hãy cho đi trước khi từ giã cuộc đời này. (Before you speak, listen. Before you write, think. Before you spend, earn. Before you retire, save. Before you invest, investigate. Before you critisize, wait. Before you pray, forgive. Before you quit, try. Before you die, give. )Sưu tầm
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Thật không dễ dàng để tìm được hạnh phúc trong chính bản thân ta, nhưng truy tìm hạnh phúc ở bất kỳ nơi nào khác lại là điều không thể. (It is not easy to find happiness in ourselves, and it is not possible to find it elsewhere.)Agnes Repplier

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Tây Tạng huyền bí »» CHƯƠNG VI: ĐỜI SỐNG TRONG TU VIỆN »»

Tây Tạng huyền bí
»» CHƯƠNG VI: ĐỜI SỐNG TRONG TU VIỆN

Donate

(Lượt xem: 5.956)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Tây Tạng huyền bí - CHƯƠNG VI: ĐỜI SỐNG TRONG TU VIỆN

Font chữ:

Hai tuần lễ trôi qua. Những vết phỏng của tôi đã gần khỏi hẳn. Cái chân vẫn còn làm tôi hơi đau, nhưng ngày càng giảm dần. Tôi yêu cầu được áp dụng thời khắc biểu như thường lệ vì tôi thấy mình cần phải cử động đôi chút. Tôi được phép ngồi tùy ý hoặc nằm sấp. Người Tây Tạng thường ngồi xếp bằng theo tư thế hoa sen, nhưng tôi không thể ngồi như vậy vì chân còn đau.

Ngày đầu tiên tôi trở lại lớp học để gặp lại các bạn cũ thì có công tác làm bếp vào buổi trưa. Tay cầm một tấm bảng đá, tôi có phận sự kiểm lại những bao mạch nha sấy. Mạch nha được trải lên những tảng đá đã hâm nóng đến bốc khói; cái chảo lớn mà tôi đã làm đổ trước khi bị bỏng được đặt ở phía dưới. Khi đã trải đều mạch nha trên những tảng đá, người ta mới đóng cửa và nhóm thiếu sinh chúng tôi đi qua một hành lang đến một gian phòng khác.

Tại đây, người ta xay giã mạch nha đã sấy xong. Cối xay là một cối đá hình ống loa lật ngược, đường kính độ một thước sáu tấc. Lòng cối xay có chạm khắc những đường lồi lõm để giữ lúa. Một tảng đá vĩ đại cũng hình ống loa, nhưng đặc ruột, được đặt vào lòng cối để nghiền nát lúa. Tảng đá này được nâng bằng một cái đòn gỗ mà thời gian đã làm cho trơn bóng, ở hai đầu cái đòn này có gắn chặt những đòn tay nhỏ hơn giống như những cây căm của một bánh xe không có vành.

Mạch nha sấy được đổ vào cối đá, rồi các nhà sư và những trẻ thiếu nhi mới nắm lấy những cây căm bánh xe để vận chuyển khối tảng đá nặng đến hàng mấy tấn. Khi tảng đá đã xoay vòng thì công việc không còn nặng nhọc lắm và chúng tôi cùng cất tiếng hát hợp xướng. Ít nhất, tại đây tôi có thể hát mà không bị bắt tại trận! Nhưng làm chuyển động tảng đá khổng lồ này là cả một công việc khó nhọc. Mọi người đều phải cùng nhau gắng sức. Kế đó, phải lưu ý giữ sao cho nó chuyển động luôn luôn không lúc nào ngừng.

Mạch nha sấy được tiếp tục đổ thêm vào cối, và phần đã xay xong thoát ra ngoài ở dưới đáy cối. Chính thứ mạch nha xay này, được trải một lần nữa lên những tảng đá nóng và sấy lại, là chất liệu căn bản để làm món tsampa.

Mỗi người chúng tôi luôn đem theo bên mình một lượng tsampa, hay nói đúng hơn là bột mạch nha đã xay nát và sấy lại, đủ ăn trong một tuần. Đến bữa ăn, chúng tôi lấy ra một phần nhỏ đựng sẵn trong những cái bọc da và đổ vào chén riêng của mình. Sau khi đã cho thêm trà pha bơ, chúng tôi dùng ngón tay trộn đều và nhồi cho đến khi nó trở thành một thứ bánh, rồi mới ăn.

Qua hôm sau, công tác làm bếp gồm việc nấu trà bơ. Ở một gian phòng khác của nhà bếp có đặt một cái chảo đun khổng lồ, dung tích đến 675 lít. Chảo này đã được lau chùi bằng cát và sạch bóng như mới. Từ sáng sớm, trong chảo đã được chứa nước đến phân nửa và nấu sôi lên sùng sục. Chúng tôi có phận sự đi lấy những bành trà đã phơi khô và đập ra thành từng mảnh vụn. Trà được ép cứng lại thành từng bành lớn hình vuông như viên gạch, mỗi bành nặng từ bảy đến tám kí lô, được chở từ Trung Hoa hay Ấn Độ đến Lhasa bằng đường bộ xuyên qua các truông núi.

Những mảnh vụn trà vừa đập ra được ném vào chảo nước đang sôi. Một nhà sư thêm vào đó một tảng muối cục thật lớn, một nhà sư khác bỏ thêm vào đó một lượng muối bi-cạt (bicarbonate de soude). Khi tất cả đã sôi đều, người ta mới đổ thêm vào từng tảng bơ làm bằng sữa bò yak, và để lửa cháy trong lò suốt nhiều giờ.

Trà trộn với bơ này có một giá trị dinh dưỡng rất cao, và khi dùng chung với món tsampa sẽ cung cấp đầy đủ chất bổ dưỡng để người dân Tây Tạng sống được quanh năm.

Công việc khó nhọc nhất là giữ cho lửa cháy trong lò. Thay vì dùng than củi, người ta dùng phân bò yak phơi khô làm nhiên liệu đốt. Loại phân bò này luôn được dự trữ quanh năm, số lượng dùng không bao giờ hết. Phân bò đốt cháy tỏa ra một luồng khói có mùi vị rất chát và nồng nặc.

Chúng tôi buộc phải làm những công việc này không phải vì thiếu nhân công, mà là để xóa bỏ đến mức tối đa mọi sự phân biệt giai cấp. Chúng tôi nghĩ rằng con người chỉ có một kẻ thù, ấy là sự chia rẽ, cách biệt. Làm việc bên cạnh một người, nói chuyện cởi mở và tạo điều kiện thông cảm, thì chắc chắn người ấy sẽ không còn là một kẻ thù của ta nữa.

Ở Tây Tạng, mỗi năm một lần, những vị quan lớn hay chức sắc có quyền thế phải từ bỏ quyền hành của mình trong một ngày, và khi đó bất cứ thuộc hạ nào của họ cũng có quyền nói lên những cảm nghĩ trong lòng. Nếu một vị Sư trưởng tỏ ra lạm quyền, hống hách, người ta sẽ nói lên một cách công khai điều đó, và nếu sự phiền trách là đúng thật, thì người khiếu nại sẽ không bị một sự trừng phạt nào.

Phương pháp đó tỏ ra rất có hiệu quả, nên sự lạm dụng quyền hành rất ít khi xảy ra. Nó đảm bảo một sự công bình xã hội, để cho những thuộc viên ở cấp dưới có cơ hội phát biểu những cảm nghĩ của họ đối với người có quyền thế.

Chúng tôi phải làm việc nhiều trong lớp học, và ngồi xếp thành hàng dưới đất. Khi giảng bài và viết trên bảng đen, thì vị thầy dạy đứng trước mặt học trò. Nhưng khi chúng tôi làm bài thì ông ta đi rảo phía sau lưng chúng tôi, thành thử chúng tôi phải luôn làm việc cẩn thận, vì không thể biết thầy đang lưu ý đứa nào!

Vị thầy dạy không lúc nào rời cây gậy, một cây gậy mập mạp như cây dùi cui, và ông ta không ngần ngại “sử dụng” trên bất cứ bộ phận nào trong thân thể chúng tôi như vai, đầu, lưng, không kể đến bộ phận “cổ điển”, vì ông ta không cần phân biệt chỗ nào, miễn là những cú gậy đó phải đánh thật đau!

Chúng tôi học rất nhiều về môn toán pháp. Môn này là một yếu tố cần thiết để giải đoán khoa chiêm tinh. Thật vậy, trong khoa chiêm tinh Tây Tạng không có gì là ngẫu nhiên tình cờ. Mọi vấn đề đều được thiết lập trên những nguyên tắc khoa học. Tôi phải học nhiều về khoa chiêm tinh vì môn này là tối cần thiết trong việc hành nghề y khoa. Một y sĩ phải biết điều trị bệnh nhân tùy theo từng hạng người, và sự phân hạng này là do khoa chiêm tinh qui định. Điều trị theo nguyên tắc đó tốt hơn là kê đơn thuốc một cách mơ hồ chỉ bởi lý do rằng thuốc ấy đã chữa khỏi bệnh cho một người khác.

Bên cạnh những bản đồ chiêm tinh rất lớn treo trên tường, còn có những bức tranh lớn vẽ hình các loại dược thảo. Những tranh vẽ này được thay đổi luôn luôn mỗi tuần và chúng tôi phải biết rõ tất cả mọi loại cây thuốc.

Sau này, có những cuộc xuất hành được tổ chức để đi hái thuốc, nhưng chúng tôi chỉ được tham dự những cuộc ngao du đó khi đã có những kiến thức sâu rộng, để người ta có thể tin tưởng rằng chúng tôi sẽ không hái nhầm những loại cây cỏ độc.

Những chuyến đi hái thuốc đem đến cho chúng tôi một dịp ngao du rất thoải mái dễ chịu để tạm quên cuộc đời phẳng lặng buồn chán trong tu viện. Có những chuyến đi kéo dài suốt ba tháng. Đó là những cuộc xuất hành lên vùng thượng du, một vùng bao bọc chung quanh bởi những dãy núi tuyết phủ quanh năm, với độ cao từ sáu đến tám ngàn thước so với mực nước biển. Nơi đó, những vùng băng tuyết xen lẫn với những thung lũng xanh tươi khí hậu ôn hòa nhờ có những suối nước nóng.

Trong vùng này người ta có thể có một kinh nghiệm độc nhất trên đời: Chỉ cần đi một quãng đường chừng năm mươi thước đã có thể trải qua từ một khí hậu lạnh 40 độ âm đến một khí hậu nóng bốn mươi lăm độ trong bóng mát!

Vùng này của xứ Tây Tạng không ai được biết, chỉ trừ một số rất ít các nhà sư. Tu viện của chúng tôi nổi tiếng vì kỷ luật khắt khe và một nền giáo dục chặt chẽ. Một số lớn nhà sư đã từ giã chúng tôi để đi đến các tu viện khác có một đời sống dễ chịu hơn. Chúng tôi xem họ như những kẻ thất bại, và những người có thể kiên trì ở lại là thuộc thành phần ưu tú.

Tại nhiều tu viện khác không có buổi lễ khuya vì các nhà sư đi ngủ sớm và thức dậy lúc trời đã sáng rõ. Chúng tôi khinh thường họ như những kẻ lười nhác, thấp kém, vì tuy rằng chúng tôi gặp nhiều khó khăn với quy tắc quá khắt khe của tu viện, nhưng chúng tôi vẫn không bằng lòng cho quy tắc đó bị sửa đổi, nếu điều đó đưa tới hậu quả là hạ thấp chúng tôi xuống một trình độ hèn kém hơn.

Kế đó là phải loại trừ những kẻ yếu ớt. Chỉ những người rất khỏe mạnh mới đủ sức trở về sau những chuyến xuất hành lên vùng thượng du lạnh như băng tuyết. Ngoại trừ những nhà sư ở tu viện Chakpori, không ai dám đi lên đó. Các vị đạo sư, vốn đầy sự minh triết, luôn quyết định loại bỏ những người không thể chịu đựng cuộc sống kham khổ trước khi họ có thể làm liên lụy đến kẻ khác.

Trong năm học đầu tiên, chúng tôi hầu như không có lúc nào nghỉ ngơi, giải trí hay được vui chơi thỏa thích. Mỗi giây phút của chúng tôi đều dành cho sự học và làm việc.

Một điều khiến tôi phải biết ơn các vị thầy dạy là các ngài đã dạy chúng tôi phương pháp sử dụng trí nhớ. Phần nhiều người Tây Tạng có trí nhớ tốt, nhưng riêng với chúng tôi là sinh viên y khoa, học để trở thành các tu sĩ kiêm y sĩ, thì chúng tôi cần phải có trí nhớ rất tốt để nhớ tên và đặc tính của nhiều loại dược thảo cùng cách chế biến và sử dụng chúng. Chúng tôi cũng cần hiểu biết tường tận khoa chiêm tinh và thuộc làu tất cả kinh điển của nhà Phật.

Chúng tôi áp dụng một phương pháp luyện trí nhớ đã được thực nghiệm qua nhiều thế kỷ. Chúng tôi ngồi trong một gian phòng có những tủ lớn chứa đựng hàng muôn nghìn hộc tủ. Mỗi hộc tủ đều có dán nhãn bên ngoài, có in chữ khá lớn để dễ đọc từ chỗ chúng tôi ngồi. Mỗi đề tài mà chúng tôi đã học tập được sắp xếp trong một hộc tủ thích hợp. Chúng tôi phải hình dung rõ ràng trong trí mỗi đề tài và vị trí nhất định của mỗi hộc tủ. Với công phu tập luyện, người ta có thể đi vào gian phòng bằng tư tưởng một cách rất dễ dàng, mở đúng các hộc tủ mình muốn và lấy ra tài liệu mình đang tìm kiếm cùng với những đề tài liên hệ.

Các vị thầy dạy đặc biệt nhấn mạnh cho chúng tôi hiểu sự cần thiết phải có một trí nhớ được tập luyện thuần thục. Họ tra vấn chúng tôi một cách ráo riết với mục đích duy nhất là thử thách trí nhớ. Những câu hỏi thường không có một sự mạch lạc hay liên hệ gì với nhau, để không một dòng tư tưởng liên tục nào có thể giúp chúng tôi trả lời được dễ dàng. Những câu hỏi đó thường liên quan đến những đoạn bí hiểm trong kinh điển, chen lẫn với những câu hỏi rời rạc về các loại dược thảo. Kẻ nào quên sẽ bị trừng phạt nặng nề vì không có trí nhớ là một lỗi lầm không thể dung thứ, phải bị trừng trị nghiêm khắc.

Chúng tôi thường không có thời gian để suy nghĩ mà phải trả lời ngay tức khắc. Chẳng hạn như khi vị thầy hỏi học trò:

– Con hãy nhắc lại hàng thứ năm, trang mười tám trong quyển thứ bảy của bộ kinh Kangyur. Hãy mở hộc tủ... xem hàng chữ đó nói gì?

Trừ phi người ta có thể trả lời ngay trong mười giây đồng hồ, bằng không thì nên giữ im lặng, vì sự trừng phạt còn khốc liệt hơn nếu trả lời sai, dẫu cho sự sai lầm nhỏ nhặt đến đâu.

Dầu sao, đó cũng là một phương pháp tốt và rất hữu hiệu để luyện trí nhớ. Chúng tôi không thể có thường xuyên bên mình những sách vở tham khảo, vì “sách” của chúng tôi là những tờ giấy đóng lại trong những cái bìa gỗ, thường đo đến một thước chiều dài và bốn tấc chiều ngang, thật quá kềnh càng để mang theo.

Về sau, tôi nhận thấy rằng có được một trí nhớ tốt quả là điều tối quan trọng. Trong năm đầu tiên, chúng tôi bị ngăn cấm không được rời khỏi tu viện. Những người vi phạm sẽ bị đóng cửa không cho vào khi trở về. Luật lệ này chỉ được áp dụng ở tu viện Chakpori là nơi mà kỷ luật quá gắt gao đến nỗi người ta sợ rằng nếu để cho chúng tôi ra ngoài thì chúng tôi sẽ không trở lại nữa!

Riêng về phần tôi, tôi phải thừa nhận rằng có lẽ tôi cũng sẽ trốn biệt luôn không trở lại nếu có được một chỗ nào khác để dung thân! Tuy nhiên, sau một năm thì chúng tôi đã quen dần với đời sống ở tu viện.

Trong năm đầu tiên, chúng tôi không được phép chơi các môn giải trí. Người ta buộc chúng tôi làm việc không ngừng, điều này giúp loại trừ những đứa trẻ có thể chất yếu đuối, không chịu nổi sự căng thẳng thần kinh tột độ. Sau những tháng học khó khăn đó, chúng tôi thấy mình hầu như đã quên mất cả sự chơi bời tiêu khiển.

Những môn thể dục điền kinh có mục đích tăng cường sức chịu đựng dẻo dai của chúng tôi, và có một công dụng thực tế cho chúng tôi sau này.

Khi tôi gần lên tám tuổi, Đại đức Minh Gia, sư phụ tôi, cho tôi biết rằng, theo sự giải đoán của các nhà chiêm tinh thì sau ngày sinh nhật của tôi sẽ là ngày thuận lợi để tôi bắt đầu luyện thần nhãn. Tôi không lo ngại gì, vì tôi biết rằng sư phụ tôi sẽ có mặt tại đó và tôi hoàn toàn đặt tin tưởng nơi người.

Như sư phụ đã nhắc nhở nhiều lần cho tôi biết, khi tôi mở được thần nhãn, tôi sẽ có thể nhìn rõ chân tướng của mọi người, mọi vật. Theo giáo lý huyền vi, thể xác con người chỉ là một lớp vỏ bên ngoài do chân ngã điều khiển, kể cả mọi tác động trong giấc ngủ và sau khi chết. Con người sinh ra trong một thể xác yếu đuối bất toàn để học hỏi kinh nghiệm và tiến bộ ở cõi trần. Khi ngủ, con người trở về một cảnh giới khác, thần thức thoát ra ngoài thể xác vật chất và phảng phất trong cảnh giới vô hình, nhưng vẫn còn giữ mối liên hệ với thể xác. Mối liên hệ này chỉ dứt hẳn vào một giai đoạn sau khi chết.

Những giấc mộng là kinh nghiệm sống trong cảnh giới của thần thức. Khi thần thức trở về với thể xác, sự giật mình thức giấc làm biến dạng méo mó những ký ức của giấc mộng, trừ phi người ta đã trải qua một sự tu luyện đặc biệt. Vì thế, “giấc mộng” có thể trở nên dị kỳ đối với người thức giấc.

Vấn đề này sẽ được giải thích đầy đủ hơn ở một chương sau khi tôi tường thuật lại những kinh nghiệm cá nhân của tôi trên địa hạt này. Có một loại hào quang bao bọc quanh thể xác mà bất cứ ai cũng có thể tập luyện để nhìn thấy dưới một vài điều kiện, và đó là phản ảnh của nguồn sinh lực bên trong con người. Chính cái hào quang đó, cùng với nhiều điều khác nữa, là những sự thật vô hình huyền bí mà việc luyện thần nhãn sẽ giúp tôi nhìn thấy rõ.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 15 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Hạnh phúc khắp quanh ta


Kinh Bi Hoa


Về mái chùa xưa


Tổng quan về Nghiệp

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.188.247.82 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (169 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - ... ...