Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Nếu muốn tỏa sáng trong tương lai, bạn phải lấp lánh từ hôm nay.Sưu tầm
Vết thương thân thể sẽ lành nhưng thương tổn trong tâm hồn sẽ còn mãi suốt đời. (Stab the body and it heals, but injure the heart and the wound lasts a lifetime.)Mineko Iwasaki
Ngu dốt không đáng xấu hổ bằng kẻ không chịu học. (Being ignorant is not so much a shame, as being unwilling to learn.)Benjamin Franklin
Thành công không phải là chìa khóa của hạnh phúc. Hạnh phúc là chìa khóa của thành công. Nếu bạn yêu thích công việc đang làm, bạn sẽ thành công. (Success is not the key to happiness. Happiness is the key to success. If you love what you are doing, you will be successful.)Albert Schweitzer
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Những ai có được hạnh phúc cũng sẽ làm cho người khác được hạnh phúc. (Whoever is happy will make others happy too.)Anne Frank
Khi gặp chướng ngại ta có thể thay đổi phương cách để đạt mục tiêu nhưng đừng thay đổi quyết tâm đạt đến mục tiêu ấy. (When obstacles arise, you change your direction to reach your goal, you do not change your decision to get there. )Zig Ziglar
Đừng chờ đợi những hoàn cảnh thật tốt đẹp để làm điều tốt đẹp; hãy nỗ lực ngay trong những tình huống thông thường. (Do not wait for extraordinary circumstances to do good action; try to use ordinary situations. )Jean Paul

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH ANH NGỮ HOẶC SONG NGỮ ANH-VIỆT »» Rộng mở tâm hồn »» Chương 8: Từ bi quán »»

Rộng mở tâm hồn
»» Chương 8: Từ bi quán

Donate

(Lượt xem: 14.695)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  English || Đối chiếu song ngữ


       

Rộng Mở Tâm Hồn - Chương 8: Từ bi quán

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc
LÒNG BI MẪN VÀ TÁNH KHÔNG

Lòng bi mẫn mà ta nhất thiết phải đạt đến [qua quá trình tu tập] khởi sinh từ tuệ giác quán chiếu về tánh Không, bản chất rốt ráo của thực tại. Chính ở điểm này mà hai phạm trù “rộng lớn” và “sâu sắc” đã gặp nhau. Bản chất rốt ráo này, như đã giải thích ở chương 6: “Rộng lớn và sâu sắc...”, là mọi khía cạnh của thực tại đều không có tự tính tự tồn tại, tất cả các pháp đều không có một tự tính đồng nhất. Chúng ta tự gán ghép phẩm chất “có tự tính tự tồn” này cho thân tâm ta, để rồi nhận thức về cái [khái niệm] trạng thái khách quan [do chính mình gán ghép] đó như là “bản ngã”, hay “cái tôi”. Cảm thức mạnh mẽ về bản ngã này sau đó lại bám víu vào một kiểu bản chất tự tồn nào đó của các pháp, chẳng hạn như là “tính chất xe” của một chiếc xe hơi mới mà ta khao khát.

Và kết quả của sự cụ thể hóa khái niệm như vừa nêu trên cùng với sự bám víu tiếp theo sau nó là ta cũng có thể sẽ phải trải qua những cảm xúc như sân hận hoặc khổ đau trong tình huống không có được đối tượng mà mình khao khát, như xe hơi, máy vi tính mới, hay có thể là bất kì sự vật gì. Sự cụ thể hóa như trên thực sự có nghĩa là, chính ta đã gán ghép cho các đối tượng ấy một thực thể mà chúng không hề có.

Khi lòng bi mẫn được kết hợp với sự nhận hiểu về cách thức mà tất cả những đau khổ của chúng ta đều xuất phát từ nhận thức sai lầm về bản chất thực tại, đó là lúc ta đạt được bước tiếp theo trên cuộc hành trình tâm linh. Khi ta nhận ra rằng nền tảng của khổ đau chính là nhận thức sai lầm này, là sự bám víu sai lầm vào một “cái tôi” không thực có, ta sẽ thấy rằng khổ đau có thể dứt trừ. Một khi ta trừ bỏ nhận thức sai lầm, ta sẽ không còn vướng vào khổ đau nữa.

Khi thấu rõ được rằng những đau khổ của con người là có thể ngăn ngừa, có thể khắc phục, lòng cảm thông của ta đối với sự thiếu khả năng tự giải thoát của chúng sinh sẽ dẫn đến một lòng bi mẫn còn mạnh mẽ hơn nữa. Nếu không rõ biết như vậy, cho dù lòng bi mẫn của ta có thể là mạnh mẽ, nhưng rất có thể ta sẽ rơi vào tình trạng thất vọng, thậm chí là tuyệt vọng.

QUÁN TỪ BI NHƯ THẾ NÀO?

Nếu ta thật sự muốn phát triển lòng bi mẫn, ta phải dành nhiều thời gian hơn cho điều đó chứ không chỉ giới hạn ở những thời ngồi thiền chính thức. Đó là mục tiêu mà ta nhất thiết phải toàn tâm toàn ý thệ nguyện đạt đến. Nếu mỗi ngày ta thực sự có được thời gian để ngồi quán niệm thì rất tốt. Như tôi đã đề nghị, buổi sáng sớm là thời gian rất tốt cho việc quán niệm như thế, vì tâm trí ta đặc biệt sáng suốt vào lúc ấy. Tuy nhiên, ta nhất thiết phải dành nhiều thời gian hơn cho việc nuôi dưỡng lòng bi mẫn chứ không chỉ là quán niệm vào buổi sáng. Chẳng hạn, trong những thời ngồi thiền chính thức ngoài buổi sáng, ta nỗ lực phát triển sự cảm thông và gần gũi với người khác. Ta quán chiếu về sự khổ đau bế tắc của họ.

Và một khi trong ta đã sinh khởi lòng bi mẫn chân thật sự, ta cần phải duy trì và hoàn toàn trải nghiệm tâm bi mẫn ấy, sử dụng pháp thiền chỉ mà tôi đã mô tả [trong chương trước] để duy trì sự tập trung mà không khởi sinh tư tưởng hay suy diễn. Điều này cho phép lòng bi mẫn thấm đẫm tràn ngập trong ta. Và khi cảm xúc bi mẫn bắt đầu yếu ớt dần đi, ta lại vận dụng suy luận [theo pháp thiền quán] để khơi dậy trở lại lòng bi mẫn của mình. Ta thay đổi qua lại giữa hai pháp thiền [chỉ và quán], rất giống như người thợ gốm làm việc với đất sét, cho nước vào nhồi và tạo hình đúng lúc cần thiết.

Thông thường, tốt nhất là ban đầu ta không nên dành quá nhiều thời gian cho những buổi thiền định chính thức. Ta sẽ không thể phát tâm từ bi với tất cả chúng sinh trong một sớm một chiều. Ta cũng sẽ không thành tựu trong một tháng hay một năm. Nếu ta có thể giảm thiểu khuynh hướng ích kỷ và phát triển đôi chút sự quan tâm đến người khác trước khi từ bỏ cõi đời, xem như ta đã sống có ích trong kiếp này. Thay vì thế, nếu ta cố ép mình phải đạt đến quả Phật trong một khoảng thời gian ngắn, không bao lâu ta sẽ mệt mỏi trong việc hành trì. [Khi ấy], chỉ riêng quang cảnh nơi ta ngồi thiền chính thức mỗi buổi sáng cũng đủ để khơi dậy sự nản lòng.

TÂM ĐẠI BI

Trạng thái Phật quả tối thượng được tin là có thể đạt đến trong một đời người. Đó là đối với những hành giả phi thường đã trải qua nhiều kiếp tu tập trước đây để chuẩn bị cho cơ hội [thành tựu] này. Ta chỉ có thể cảm thấy khâm phục những hành giả như thế và noi gương họ để phát triển sự kiên trì thay vì cố ép mình đến bất kỳ mức độ thái quá nào. Tốt nhất là ta đi theo con đường trung đạo, tránh đi sự thờ ơ lãnh đạm và sự cuồng nhiệt quá độ.

Ta cần phải chắc chắn rằng, dù bất cứ việc gì ta làm cũng đều duy trì được một phần tác động hay ảnh hưởng từ sự thực hành thiền định, nhằm định hướng cho mọi hành vi của ta trong đời sống hằng ngày. Nhờ làm được như thế nên mọi việc ta làm ngoài những thời thiền định chính thức đều trở thành một phần trong sự rèn luyện tâm từ bi. Thật không khó để phát triển sự thương cảm đối với một em bé trong bệnh viện hay một người quen đang đau khổ than khóc vì cái chết của người bạn đời. Ta nhất thiết phải bắt đầu suy xét đến việc làm thế nào để tâm hồn rộng mở đến cả những người mà ta thường ganh ghét, những người có cuộc sống tốt đẹp và giàu sang. Với nhận thức ngày càng sâu sắc hơn về bản chất khổ đau, đã đạt được từ những buổi ngồi thiền, ta sẽ có được khả năng hướng tâm bi mẫn đến cả những người như thế.

Cuối cùng, ta phải có được khả năng hướng [tâm bi mẫn] về tất cả chúng sinh cũng theo cách như vậy, thấy được rằng tình trạng của họ luôn phụ thuộc vào những điều kiện của vòng sanh tử luân hồi. Bằng cách này, mọi sự tương tác giữa ta và người khác đều trở thành những chất xúc tác để lòng bi mẫn của ta càng thêm sâu sắc hơn. Đây là cách thức để ta giữ cho tâm hồn rộng mở trong cuộc sống hằng ngày, ngoài những thời gian thiền định chính thức.

Lòng bi mẫn chân thật luôn có sự mãnh liệt và phát khởi tự nhiên giống như tình yêu người mẹ dành cho đứa con đau khổ của mình. Suốt trong ngày, sự quan tâm của người mẹ như thế dành cho con mình luôn ảnh hưởng đến mọi suy nghĩ và hành động của bà ta. Đây là thái độ mà ta cần phải nỗ lực nuôi dưỡng hướng đến mỗi một và tất cả chúng sinh. Khi ta kinh nghiệm được điều này, ta đã phát khởi được tâm đại bi.

Một khi ta đã có được cảm xúc sâu sắc nhờ vào lòng đại từ đại bi và tâm hồn đã rung động bởi những ý tưởng vị tha, nhất định ta sẽ phát nguyện hiến mình cho sự giải thoát tất cả chúng sinh khỏi những khổ đau mà họ đang gánh chịu trong vòng luân hồi, là vòng xoay của sự sinh ra, chết đi rồi tái sinh mà tất cả chúng ta đều là những tù nhân bị giam hãm trong đó. Nỗi khổ đau của ta không chỉ giới hạn trong hoàn cảnh hiện tại. Theo quan điểm Phật giáo, hoàn cảnh hiện tại được làm người như chúng ta là tương đối thoải mái. Tuy nhiên, ta sẽ chịu đựng khó khăn hơn nhiều trong tương lai nếu ta không tận dụng được cơ hội hiện tại. Lòng bi mẫn giúp ta kiềm chế được cách suy nghĩ ích kỷ. Ta trải nghiệm được niềm hỷ lạc lớn lao và không bao giờ rơi vào cực đoan của việc mưu cầu hạnh phúc và sự giải thoát cho riêng mình. Ta tiếp tục nỗ lực để phát triển và hoàn thiện đức hạnh và trí tuệ. Với lòng bi mẫn như thế, cuối cùng ta sẽ đạt được tất cả những điều kiện cần thiết để đạt đến giác ngộ. Vì vậy, ta nhất thiết phải nuôi dưỡng lòng bi mẫn ngay từ lúc khởi đầu con đường tâm linh của mình.

Cho đến đây, chúng ta đã đề cập đến những pháp hành trì giúp ta kiềm chế được những cung cách cư xử bất thiện. Ta đã bàn về cách thức hoạt động của tâm thức và ta nhất thiết phải rèn luyện tâm thức theo cách rất giống như ta vẫn làm với các đối tượng vật chất, bằng cách áp dụng những hành vi nhất định để mang lại những kết quả mong muốn. Ta nhận ra rằng, tiến trình rộng mở tâm hồn cũng không khác biệt. Không có phương pháp bí mật nào để giúp tạo ra lòng từ bi. Ta nhất thiết phải nhào luyện tâm thức một cách khéo léo, và với sự kiên trì, bền chí, ta sẽ nhận thấy rằng mối quan tâm của ta đối với hạnh phúc của người khác sẽ được tăng trưởng.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 19 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Đức Phật và chúng đệ tử


Gió Bấc


Tổng quan kinh Đại Bát Niết-bàn


Lược sử Phật giáo

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.103.238 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (261 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...