Yêu thương và từ bi là thiết yếu chứ không phải những điều xa xỉ. Không có những phẩm tính này thì nhân loại không thể nào tồn tại. (Love and compassion are necessities, not luxuries. Without them humanity cannot survive.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Khi ý thức được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở chỗ là chúng ta đang sống, ta sẽ thấy tất cả những điều khác đều trở nên nhỏ nhặt, vụn vặt không đáng kể.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Khởi đầu của mọi thành tựu chính là khát vọng. (The starting point of all achievement is desire.)Napoleon Hill
Cuộc sống không phải là vấn đề bất ổn cần giải quyết, mà là một thực tiễn để trải nghiệm. (Life is not a problem to be solved, but a reality to be experienced.)Soren Kierkegaard
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Một người chưa từng mắc lỗi là chưa từng thử qua bất cứ điều gì mới mẻ. (A person who never made a mistake never tried anything new.)Albert Einstein
Tôi biết ơn những người đã từ chối giúp đỡ tôi, vì nhờ có họ mà tôi đã tự mình làm được. (I am thankful for all of those who said NO to me. Its because of them I’m doing it myself. )Albert Einstein
Nếu bạn muốn những gì tốt đẹp nhất từ cuộc đời, hãy cống hiến cho đời những gì tốt đẹp nhất. (If you want the best the world has to offer, offer the world your best.)Neale Donald Walsch
Trong sự tu tập nhẫn nhục, kẻ oán thù là người thầy tốt nhất của ta. (In the practice of tolerance, one's enemy is the best teacher.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Người Tây Tạng nghĩ về cái chết »» 6. Bảy ngày sau khi chết »»

Người Tây Tạng nghĩ về cái chết
»» 6. Bảy ngày sau khi chết

Donate

(Lượt xem: 5.405)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Người Tây Tạng nghĩ về cái chết - 6. Bảy ngày sau khi chết

Font chữ:

         a. Ngày thứ nhất

Luận vãng sanh chỉ rõ, bốn ngày sau khi chết thì bắt đầu ngày thứ nhất của thân trung ấm. Thần thức đột nhiên tỉnh giấc, lưu trú trong chân tâm sáng suốt, hiểu được rằng mình đang ở trong giai đoạn thân trung ấm và sắp lưu chuyển trở lại trong cõi Ta-bà. Cảm nhận trong giai đoạn này đều là ánh sáng và hình ảnh, chưa thấy vật chất và sắc thể.

Ngũ uẩn của thần thức một khi bắt đầu hoạt động trở lại, thức uẩn liền lập tức biến thành không gian, là yếu tố chứa đựng tứ đại.

Trong trạng thái lúc này, thần thức sẽ cảm nhận một không gian có sắc xanh, và đó là cảnh giới của Phật Đại Nhật.[38] Phật Đại Nhật được mô tả là đức Phật có hào quang sắc trắng. Ngài có bốn mặt, cùng một lúc nhìn ra bốn hướng. Ngài cầm trên tay bánh xe có tám nhánh, tượng trưng cho không gian và thời gian. Biểu tượng của Phật Đại Nhật là tính chất mênh mông linh hoạt của thức, tượng trưng cho thức uẩn.

Cảnh giới này cũng chứa đựng những yếu tố của cõi trời, thuộc về lục đạo. Không gian có hào quang xanh biếc, không biên giới, không cùng tận. Trong không gian đó, cõi trời của lục đạo tỏa một sắc trắng nhạt như một luồng sáng nhỏ trong đêm. Thần thức thường có khuynh hướng đi về ánh sáng trắng đó, ánh sáng của cõi trời. Cõi trời là một dạng của cõi Ta-bà được nhìn thấy lúc này.

Cảnh tượng này cũng có thể xảy ra trong đời sống hằng ngày. Mỗi một khi ta có niềm hoan hỷ sâu lắng của thiên giới, lúc đó ta cũng có thể cảm thấy dấu vết của cõi Phật Đại Nhật. Thông thường, cảm nhận được cõi Phật Đại Nhật là tiếp cận cái vô cùng, cái không biên giới, cái vô ngã, và vì thế không phải đơn giản và dễ chịu đối với những người thường.

Đi vào cõi trời chính là rời bỏ cõi Phật Đại Nhật, rời bỏ chân như tịch tịnh vắng lặng để đi vào lục đạo. Dù rằng cõi trời, theo như thông thường mà nói, là cõi an lạc nhất của thế giới Ta-bà, nhưng nơi đây vẫn còn chịu mọi trầm luân sanh tử vô thường. Chính do nơi ác nghiệp mà thần thức đột nhiên sợ hãi hào quang rực rỡ chói lòa của cõi Phật Đại Nhật, và muốn trốn chạy ra khỏi cõi Phật này.

         b. Ngày thứ hai

Trong ngày thứ hai, thần thức sẽ cảm nhận một hào quang sắc trắng, khi yếu tố nước hiện ra dưới dạng của pháp thân. Kinh chỉ rõ cõi này nằm về phía đông, là cõi của Phật Bất Động. Đức Phật Bất Động ngồi trên voi trắng, tay cầm chày kim cương (Vajra)  biểu tượng cho vật thể bất hoại.

Nếu cảnh giới Phật Đại Nhật là do thức uẩn biến hiện, thì cảnh giới Phật Bất Động là do sắc uẩn biến hiện trong thể tánh chân như. Cảnh giới này tràn ngập hào quang màu trắng, và biểu hiện của sắc uẩn trong cõi Ta-bà là địa ngục, phát ra một ánh sáng xám đục. Bị ác nghiệp chiêu cảm, thần thức có thể sanh tâm sợ hãi với hào quang sắc trắng chói lòa, và do đó hướng về ánh sáng xám đục của địa ngục. Cảnh giới Phật Bất Động là cảnh giới của tri kiến vững chắc bất hoại, nên nếu thần thức kiên tâm giữ vững chính kiến thì có khả năng an trú được trong cảnh giới này.

         c. Ngày thứ ba

Trong ngày thứ ba, thần thức sẽ cảm thấy một hào quang sắc vàng, biểu hiện yếu tố đất trong thể tánh chân như. Cõi này nằm ở phía nam, là cảnh giới của Phật Bảo Sanh.[39] Phật Bảo Sanh tay cầm báu vật, tượng trưng cho sự sung mãn, tăng trưởng. Cảnh giới này do thọ uẩn biến hiện.

Yếu tố của thế giới Ta-bà trong cảnh giới này là cõi người. Trong hào quang sắc vàng của cảnh giới Phật Bảo Sanh, cõi người xuất hiện dưới dạng của một thứ ánh sáng màu xanh nhạt. Thần thức tái sanh làm người thường sợ hãi hào quang sắc vàng của cõi Phật Bảo Sanh và thấy ánh sáng xanh nhạt của loài người là êm dịu thích hợp với mình.

         d. Ngày thứ tư

Qua ngày thứ tư, yếu tố lửa xuất hiện thành một cảnh giới ở phương tây, là cảnh giới của Phật A-di-đà.[40] Phật A-di-đà tay cầm một đóa hoa sen tượng trưng cho lòng từ bi. Dù trong mọi cảnh bùn lầy nhơ nhớp, hoa sen vẫn mọc lên thơm tho trong sạch.

Cảnh giới Phật A-di-đà do tưởng uẩn biến hiện, có hào quang sắc đỏ, tượng trưng cho chánh tri kiến trong từ bi. Thế giới Ta-bà hiện ra trong cảnh giới này bằng cõi ngạ quỷ, phát ra một ánh sáng vàng nhạt trong hào quang sắc đỏ mênh mông của đức Phật.

         e. Ngày thứ năm

Qua ngày thứ năm, yếu tố gió xuất hiện thành một cảnh giới ở phương bắc, cảnh giới của Phật Bất Không Thành Tựu,[41] tay cầm chày kim cương, ngồi trên chim thần Ca-lâu-la.[42]

Cảnh giới này do hành uẩn biến hiện, tràn ngập hào quang màu xanh lục. Thế giới Ta-bà xuất hiện trong cõi này bằng cõi a-tu-la, phát ra một ánh sáng màu đỏ nhạt. Hãy nhớ rằng giác ngộ là Niết-bàn, mê lầm là thế gian. Ở đây Niết-bàn là cõi Phật Bất Không Thành Tựu, và thế gian là cõi a-tu-la.

          f. Ngày thứ sáu

Đến ngày thứ sáu một cảnh tượng mới mẻ xuất hiện: bốn mươi hai vị thiện thần, bốn vị thiên tướng, năm vị Phật và sáu cõi của thế giới Ta-bà cùng lúc hiện ra. Thần thức choáng váng sợ hãi, toàn thể vũ trụ như choáng ngợp, đầy hình ảnh.

Các vị thiên tướng lần đầu xuất hiện, bốn vị ở bốn cửa thành, thần thức có cảm giác như bị vây phủ bốn phía. Nghiệp báo làm thần thức thêm sợ hãi, đây là lúc thần thức thấy cõi lục đạo có vẻ như an toàn và thu hút mình. Tất cả cảnh tượng này đều do tâm thức biến hiện, tùy thuộc vào những xúc cảm, sự thèm khát của chính tâm thức.

         g. Ngày thứ bảy

Tất cả cảnh tượng của những ngày qua xuất phát từ trong thần thức, biến hiện thành thiện thần. Qua ngày thứ bảy những biến hiện bắt đầu có tính vô ký, nghĩa là không thiện không ác. Đây là cảnh giới của Phật Minh Trì,[43] chủ về trí huệ, hay chánh kiến. Trong cảnh giới này, thế giới Ta-bà xuất hiện bằng cõi súc sanh, biểu hiện của sự vô minh, thiếu ý thức.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 25 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Hạ


Em Là Vì Sao Sáng


Giải thích Kinh Địa Tạng


Những Đêm Mưa

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.222.168.73 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...