Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Có hai cách để lan truyền ánh sáng. Bạn có thể tự mình là ngọn nến tỏa sáng, hoặc là tấm gương phản chiếu ánh sáng đó. (There are two ways of spreading light: to be the candle or the mirror that reflects it.)Edith Wharton
Hãy sống tốt bất cứ khi nào có thể, và điều đó ai cũng làm được cả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chúng ta không thể đạt được sự bình an nơi thế giới bên ngoài khi chưa có sự bình an với chính bản thân mình. (We can never obtain peace in the outer world until we make peace with ourselves.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Thành công có nghĩa là đóng góp nhiều hơn cho cuộc đời so với những gì cuộc đời mang đến cho bạn. (To do more for the world than the world does for you, that is success. )Henry Ford
Điều quan trọng nhất bạn cần biết trong cuộc đời này là bất cứ điều gì cũng có thể học hỏi được.Rộng Mở Tâm Hồn
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Con người chỉ mất ba năm để biết nói nhưng phải mất sáu mươi năm hoặc nhiều hơn để biết im lặng.Rộng Mở Tâm Hồn
Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Người Tây Tạng nghĩ về cái chết »» GIẢNG LUẬN của đức Lạt-ma Chőgyam Trungpa Rinpoche - 1. Nội dung sơ lược »»

Người Tây Tạng nghĩ về cái chết
»» GIẢNG LUẬN của đức Lạt-ma Chőgyam Trungpa Rinpoche - 1. Nội dung sơ lược

Donate

(Lượt xem: 5.491)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Người Tây Tạng nghĩ về cái chết - GIẢNG LUẬN của đức Lạt-ma Chőgyam Trungpa Rinpoche - 1. Nội dung sơ lược

Font chữ:

Theo cách phân loại trong Phật giáo thì sách này không phải là kinh – vì không do Phật trực tiếp thuyết dạy, mà thuộc về luận, và được gọi là Luận vãng sanh. Vấn đề cần đề cập trước hết là không nên vội so sánh luận này với các huyền thoại về người chết. Bởi vì như thế chúng ta sẽ dễ quên đi một điều cơ bản, đó là qui luật của sự diệt vong và sự tái sanh, xảy ra một cách liên tục.

Nói đến chết cũng chính là nói đến sự sống, cho nên cũng có thể gọi luận này là Luận tái sanh. Luận này nói đến cái chết, nhưng với một quan niệm hoàn toàn mới. Luận này cũng được gọi là Tâm kinh, vì trong tâm chứa cả sự sống và cái chết. Tâm đã sản sanh ra đời sống, trong đó chúng ta sinh hoạt, hít thở và hoạt động. Đó chính là đối tượng của luận.

Ở Tây Tạng, trước khi đạo Phật du nhập có một tôn giáo khác gọi là đạo Bon. Tôn giáo này đã biết rõ cách ứng xử với người sắp chết, tìm hiểu dấu hiệu của họ như nhiệt độ thân thể... Tôi cho rằng, nền văn minh đạo Bon cũng như các huyền thoại Ai Cập hình như cũng chỉ quan tâm đến dấu tích người chết để lại mà ít lưu ý tới hoạt động của tâm thức người chết.

Điều tôi muốn trình bày ở đây là: sau khi chết tâm thức sẽ ở trong một trạng thái chao đảo giữa sáng suốt và sai lầm, giữa giác ngộ và mê vọng. Tôi cũng muốn trình bày những phương cách dẫn dắt đến chánh kiến, xa rời vọng niệm.

Trong tiếng Tây Tạng, bardo có nghĩa là chuyển tiếp, hay khoảng hở. Trong luận này, bardo chính là giai đoạn giữa cái chết và sự tái sanh, tức là thân trung ấm. Trong đời sống hằng ngày, bardo chính là những giai đoạn chuyển tiếp từ trạng thái này sang trạng thái khác: cái chết thật ra vẫn diễn ra thường xuyên trong cuộc sống.[35] Kinh nghiệm về giai đoạn chuyển tiếp là một trong những cơ sở tâm lý quan trọng của con người. Trong đời sống thông thường, thật ra chúng ta liên tục trải qua những giai đoạn chuyển tiếp, giai đoạn được xem là “chao đảo” trong cuộc đời. Có khi ta không có cảm giác an toàn, có khi không rõ mình muốn gì, có khi không rõ đời mình sẽ đi về đâu... Vì vậy, Luận vãng sanh này không phải chỉ nhắn gửi với người sắp chết hoặc người đã chết, mà cho cả những ai vừa mới sanh ra. Mỗi người chúng ta trải qua cái chết và cái sống liên tục ngay trong đời sống này, ngay trong khoảnh khắc này.

Trong một ý nghĩa sâu kín hơn, ta có thể hiểu bardo – giai đoạn chuyển tiếp – là giai đoạn tiến về sáu trạng thái của tâm lý, “sáu nẻo đường” hay “lục đạo”. Trên sáu nẻo đường đó, các vị “thiẹn thần” hay “ác thần” sẽ hiện ra, như trong luận này mô tả. Trong tuần đầu tiên, các vị thiện thần sẽ xuất hiện, tuần cuối là các vị ác thần: có khi thấy chư Phật và các vị thiên tướng, có khi xuất hiện dưới dạng dữ tợn làm thần thức hết sức sợ hãi. Những chi tiết được mô tả trong luận này là những trạng thái rất thực trong đời sống hằng ngày, không phải chỉ là những hình ảnh hoặc cảm giác mà thần thức cảm nhận sau khi chết.

Nói một cách khác, những cảnh tượng thần thức trải qua sau khi chết chính là bộ mặt thực của chính tâm lý chúng ta, được nhận ra trong dạng thức hết sức sâu lắng. Không ai có thể cứu rỗi chúng ta, tất cả tùy thuộc vào chính những gì chúng ta tha thiết theo đuổi. Một vị minh sư hay người bạn tốt may ra có thể hướng dẫn được một vài điều, nhưng thật ra họ không đóng vai trò quyết định.

Làm sao có thể biết được những gì sau khi chết? Có ai đội mồ sống dậy kể chuyện cho ta nghe đâu? Thật ra thì những điều xảy ra trong giai đoạn trước khi tái sanh gây ấn tượng vô cùng mãnh liệt, trẻ sơ sanh còn có thể “nhớ”. Nhưng khi lớn lên, ấn tượng của cha mẹ và môi trường chung quanh ngày càng đậm nét. Bị quy định trong một khung cảnh mới, ấn tượng xưa ngày càng mờ nhạt, chỉ thỉnh thoảng lóe lên. Những lúc đó chúng ta lại thấy xa lạ, nghi ngờ những ấn tượng đó, có lúc sợ hãi, nên sớm quên đi. Vì vậy nói về những ấn tượng sau khi chết là nói về một chủ đề không mấy ai tin.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 25 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Chuyện Vãng Sanh - Tập 1


San sẻ yêu thương


Chắp tay lạy người


Quy Sơn cảnh sách văn

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.220.194.29 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...