Thật không dễ dàng để tìm được hạnh phúc trong chính bản thân ta, nhưng truy tìm hạnh phúc ở bất kỳ nơi nào khác lại là điều không thể. (It is not easy to find happiness in ourselves, and it is not possible to find it elsewhere.)Agnes Repplier
Có hai cách để lan truyền ánh sáng. Bạn có thể tự mình là ngọn nến tỏa sáng, hoặc là tấm gương phản chiếu ánh sáng đó. (There are two ways of spreading light: to be the candle or the mirror that reflects it.)Edith Wharton
Đừng chờ đợi những hoàn cảnh thật tốt đẹp để làm điều tốt đẹp; hãy nỗ lực ngay trong những tình huống thông thường. (Do not wait for extraordinary circumstances to do good action; try to use ordinary situations. )Jean Paul
Điều bất hạnh nhất đối với một con người không phải là khi không có trong tay tiền bạc, của cải, mà chính là khi cảm thấy mình không có ai để yêu thương.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Hãy nhã nhặn với mọi người khi bạn đi lên, vì bạn sẽ gặp lại họ khi đi xuống.Miranda
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Cuộc sống ở thế giới này trở thành nguy hiểm không phải vì những kẻ xấu ác, mà bởi những con người vô cảm không làm bất cứ điều gì trước cái ác. (The world is a dangerous place to live; not because of the people who are evil, but because of the people who don't do anything about it.)Albert Einstein
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)

Trang chủ »» Danh mục »» PHẬT HỌC PHỔ THÔNG »» Luận về Pháp Hoa Kinh An Lạc Hạnh Nghĩa »» 3.4 Kết luận đối chiếu: Kinh Pháp Hoa và Thực Pháp »»

Luận về Pháp Hoa Kinh An Lạc Hạnh Nghĩa
»» 3.4 Kết luận đối chiếu: Kinh Pháp Hoa và Thực Pháp

Donate

(Lượt xem: 7.603)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Luận về Pháp Hoa Kinh An Lạc Hạnh Nghĩa  - 3.4 Kết luận đối chiếu: Kinh Pháp Hoa và Thực Pháp

Font chữ:



SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Người đọc: Trường Tân

Trong mục này, một cách tổng quát, chúng ta sẽ chạm tay vào những đoạn kinh văn được trích dẫn và những khái niệm tự nói lên sự liên kết sâu xa giữa kinh Pháp Hoa và những chủ đề trong tư tưởng Nam Nhạc Tuệ Tư. Trước hết chúng ta thấy được sự nối kết này trong sự nhấn mạnh của sư từ “phổ hiện sắc thân tam muội” nối liền với “phụ mẫu sở sinh thanh tịnh thường nhãn” cho đến Như Lai tạng và ý niệm về bản chất giải thoát, hết lòng tranh đấu cho bản kinh Pháp Hoa chính là giáo pháp Đại thừa và là pháp môn đốn giác có thể giúp [hành giả] mau chóng chứng đắc Bồ đề. Chúng ta cũng thấy mối liên kết này trong những thuật ngữ như “bản mạt cứu cánh đẳng” và “Phật dữ Phật nãi năng tri” với chân lý vi diệu của Như Lai tạng, như thị, thực tánh các pháp, nhất thiết chủng trí, và nhất thiết trí. Trước khi đi đến kết luận, chúng ta hãy quay trở lại hai câu hỏi đã đưa ra trong tham cứu này. Câu hỏi thứ nhất: phải chăng kinh Pháp Hoa xuất hiện như một bản kinh quan trọng đối với Nam Nhạc Tuệ Tư trong thời gian sau cuối trong đạo nghiệp của sư, với An Lạc Hạnh Nghĩa đánh dấu một cuộc khởi hành quan trọng từ những định hướng qua những tác phẩm trước đó như Tùy Tự Ý Tam Muội, Vô Tránh Tam Muội, và Lập Nguyện Văn. Câu hỏi thứ hai: phải chăng Nam Nhạc Tuệ Tư nhìn nhận tầm vóc của kinh Pháp Hoa đặc biệt cao hơn - hoặc độc diệu – so với những bản kinh thường xuất hiện trong các tác phẩm của sư. Sau cùng, trong ánh sáng từ những đối chiếu này chúng ta có thể nhìn xa hơn, bằng cách nào sự trình bày của sư về kinh Pháp Hoa – về hai mặt giáo thuyết và thực hành – đáp ứng được những quan điểm của môn sinh, thí dụ như tác phẩm chú giải Đại Trí Độ Luận đang lưu hành.
Ngoài An Lạc Hạnh Nghĩa, chúng ta tìm thấy ba tham cứu về kinh Pháp Hoa trong hai tác phẩm chính của Nam Nhạc tôn giả. Hai tham cứu nằm trong Tùy Tự Ý Tam Muội và một trong Vô Tránh Tam Muội. Tất cả ba đoạn văn trên đều đã được nói chi tiết ở phần trên. Phần tham cứu trong Tùy Tự Ý Tam Muội liên quan đến sự tán tụng của sư đối với Pháp Hoa tam muội, niệm Phật tam muội, Bát Chu tam muội, và Tùy Tự Ý tam muội như con đường mau chóng vào được Bồ tát địa và chứng đắc Bồ đề (XZJ 98. 344b5-7). Phần tham cứu thứ hai dẫn đến sự xác định kinh Pháp Hoa và kinh Hoa Nghiêm như những tàng kinh danh tiếng với những thuyết giảng về sự tiếp giáp giữa thánh và phàm, là ý niệm mà Nam Nhạc Tuệ Tư đưa vào chỗ khế hợp với nhất thừa, Như Lai tạng, và những ẩn dụ như “hòa tan trong biển pháp giới” và “trước sau như nhất” (XZJ 98.353a 8-10). Phần tham cứu trong Vô Tránh Tam Muội liên hệ đến phần luận ngoài đề về hội chúng Pháp Hoa. Ở đây, Phật thuyết kinh Pháp Hoa được xem là dành riêng cho hàng đại Bồ tát, thuyết thời pháp tinh túy đốn trong cái cực đốn của Phật trí nhất thừa, chư đại Bồ tát được Như Lai thọ ký, khó tin, khó biết. Thêm một lần nữa, nội dung của câu văn không khác Như Lai tạng, là cái Nam Nhạc Tuệ Tư gọi là “bản vô như giáo (本無如教), cũng là cái bình đẳng từ thủy chí chung.
Không một phần tham cứu nào ở đây, ngoài Vô Tránh Tam Muội, cho chúng ta những trình bày được thấy trong An Lạc Hạnh Nghĩa. Kinh Pháp Hoa, sau rốt, tiếp cận ngay với cả hai Vô Tránh Tam Muội và Tùy Tự Ý Tam Muội. Tuy nhiên, những nối tiếp giữa ba phần tham cứu này và phẩm kinh An Lạc Hạnh có thể phát hiện được, như khi An Lạc Hạnh nhấn mạnh rằng kinh Pháp Hoa là pháp Đại thừa và là pháp môn đốn giác dành cho hàng Bồ tát có căn cơ sắc bén. Những con đường song song này có thể đưa hành giả đến chỗ thừa nhận rằng Nam Nhạc Tuệ Tư quý trọng kinh Pháp Hoa nhất trong suốt đạo nghiệp của sư, hoặc ít ra trong khoảng thời gian sư viết Tùy Tự Ý Tam Muội. Chỉ vì chúng ta không có đủ tài liệu cân xứng để có thể xác định những trình bày của kinh Pháp Hoa thấy trong An Lạc Hạnh Nghĩa so với [chiều hướng tư tưởng] trong đời sư trước đó như thế nào.
Trong những khía cạnh nhất định có thể tiết lộ phần nào nếu so sánh với Thiên Thai Trí Khải. Theo sư Quán Đảnh, thời pháp được sư Trí Giả thuyết giữa đại chúng lần đầu tiên tại Kim Lăng (khoảng năm 568) là phần chú giải về đề kinh Pháp Hoa. Ngay sau đó là một loạt thời pháp về thứ đệ pháp môn thiền ba la mật. Những bài này được ghi lại trong [mười quyển] Thích Thiền Ba La Mật Thứ Đệ Pháp Môn (釋禪波羅蜜次第法門), là một trong những tác phẩm nền tảng về pháp thiền của sư Trí Giả. Tuy nhiên, những thời pháp về kinh Pháp Hoa rõ ràng là không được ghi lại, hoặc ít nhất, không được chỉnh sửa để lưu hành. Cho đến khi Pháp Hoa Huyền Nghĩa ra đời, dựa trên những thời pháp do sư thuyết tại chùa Ngọc Tuyền khoảng năm 593 mà chúng ta có đầy đủ tài liệu đối với cái nhận biết của sư Trí Giả về “huyền nghĩa” của đề kinh Pháp Hoa.
Như đã ghi chú trong tiểu luận này cũng như trong phần ghi chú của chúng tôi trong phiên bản An Lạc Hạnh Nghĩa, sự giải thích của Thiên Thai Trí Khải về đề kinh trong Pháp Hoa Huyền Nghĩa mang theo dấu vết An Lạc Hạnh Nghĩa của tôn sư là Nam Nhạc Tuệ Tư, lối phân tích của sư Trí Giả về ẩn dụ “hoa sen”, những trưng dẫn về “diệu chúng sinh”, và sự chuyển nhượng những khái niệm này về lại cho tôn sư là những thí dụ quan trọng. Trong khi văn ngôn của sư Trí Giả thay đổi đáng kể trong khoảng thời gian đầu và cuối đời đạo nghiệp, những vọng âm từ An Lạc Hạnh Nghĩa cho thấy ảnh hưởng của Nam Nhạc tôn giả càng rõ nét hơn so với những bài pháp đầu tiên của sư Trí Giả tại kinh đô Kim Lăng. Một lần nữa, chúng ta lại không có tư liệu để dò lại những nối kết này một cách chi tiết.
Cái nhìn của Nam Nhạc Tuệ Tư đối với sự tương quan giữa kinh Pháp Hoa và những bản kinh khác là một vấn đề đa dạng và phức tạp. Chúng ta chỉ có thể đưa ra những giả định mong manh ở đây, với một lý do đơn giản là những đột nhập vào trong cách thức phân loại giáo thuyết (判教) ngày xưa thì cần thiết, vượt trên phạm vi của tập tiểu luận này. Khi được nhìn dưới góc cạnh của một pháp môn, kinh Pháp Hoa qua Pháp Hoa tam muội có thể nói là đã thành lập một giáo pháp riêng về thực hành. Tiêu biểu cho nội dung và sự lợi ích của pháp môn này, An Lạc Hạnh Nghĩa đảm nhiệm một [vai trò] đặc thù tương tự. Tuy nhiên trong Tùy Tự Ý Tam Muội, Pháp Hoa tam muội tương đương với các pháp môn niệm Phật tam muội, Bát Chu tam muội, không đề cập đến Tùy Tự Ý tam muội. Mặc dù theo những nghi thức chuyên biệt, tất cả những tu tập trên đều đưa đến kết quả mau chóng chứng đắc Phật tuệ. Qua tập thánh nhân liệt truyện nói về Nam Nhạc Tuệ Tư và môn sinh của sư, chúng ta thấy rằng những pháp môn nói trên được nhìn nhận rất hiệu lực trong cộng đồng Phật giáo [dưới sự chỉ đạo] của Nam Nhạc tôn giả.
Nhắc lại rằng những tác phẩm sớm nhất của Thiên Thai Trí Giả đã cống hiến ba mặt hữu ích về điểm này. Các chương trong tác phẩm Thích Thiền Ba La Mật Thứ Đệ Pháp Môn đưa ra các phương pháp và sự chứng đắc đốn và tiệm khác nhau về thiền ba la mật. Chương ba với tựa đề Minh Thiền Ba La Mật Môn: Nói rõ về sự khác nhau của hai pháp môn thiền là Sắc môn, Tâm môn và sự khác nhau giữa ba pháp môn thiền là Thế gian thiền (世間禪), Xuất thế gian thiền (出世間禪), Xuất thế gian thượng thượng thiền (出世間上上禪). Chương bốn với tựa đề Biện Thiền Ba La Mật Thuyên Thứ: Nói về thứ tự các giai đoạn tu thiền từ lúc mới phát tâm đến khi thành quả Phật, liên hệ đến xuất pháp (世法), diệt pháp (滅法), phi xuất phi diệt pháp (非世非滅法). Chương năm với tựa đề Giản Thiền Ba La Mật Pháp Tâm: Nói rõ tâm pháp chia làm bốn thứ: Hữu lậu (有漏), vô lậu (無漏), cũng hữu lậu cũng vô lậu, chẳng phải hữu lậu chẳng phải vô lậu, và nói Phật dùng nhân duyên của tứ tất đàn để nói pháp này. Trong các phương pháp liên quan đến thế gian và xuất thế gian thiền chúng ta thấy những pháp tu mà sư Trí Giả, giống như tôn sư Nam Nhạc, gồm có thứ đệ hành (次第行). Tuy nhiên, sư Trí Giả nói về xuất thế gian thượng thượng thiền như sau:
“Khi lấy tâm làm nền tảng thiền định, nếu có người dựa vào trí tuệ xoay lại thấy bản tánh của tâm (phản quan tâm tánh 反觀心性), người ấy có thể thống nhất tâm và hành (thông hành tâm 通行心). Những tam muội như Pháp Hoa tam muội, Niệm Phật tam muội, Giác Ý tam muội (覺意), và Thủ Lăng Nghiêm tam muội… tiêu biểu cho xuất thế gian thượng thượng thiền. Cũng được biết như pháp nhiếp tâm phi xuất phi diệt (非出非滅攝心法). Đây là các pháp thiền của riêng hàng đại Bồ tát.”
Trong chương Giản Thiền Ba La Mật Pháp Tâm (簡法心), sư Trí Giả nói: “Tâm pháp thứ tư [và là pháp cao nhất] thì chẳng phải hữu lậu cũng chẳng phải vô lậu. Pháp này hợp với Pháp Hoa tam muội, Bát Chu tam muội, Niệm Phật tam muội, và 108 tam muội Thủ Lăng Nghiêm” (T no. 1916, 46. 481b20-22).
Như vậy chúng ta thấy rằng những tam muội quen thuộc như Pháp Hoa tam muội, Bát Chu tam muội, Niệm Phật tam muội, và Thủ Lăng Nghiêm tam muội liên hệ đến sự chứng ngộ cao tột của chư đại Bồ tát và chư Phật, hoàn toàn vượt trên xuất thế gian và nhị thừa. Tuy nhiên, trong chương thứ tư Biện Thiền Ba La Mật Thuyên Thứ, sau khi luận chi tiết về các pháp thứ đệ thế gian và xuất thế gian thiền cả hai mặt cộng (共) thuộc nhị thừa và bất cộng (不共) thuộc Bồ tát, sư Trí Giả tiếp tục đưa ra toàn bộ những phương pháp tu tập thuộc Đại thừa mà sư gọi là không qua thứ lớp (非次第). Sư nói: “Khi Bồ tát tu tập những tam muội như Pháp Hoa tam muội, trong nhất hạnh quán pháp giới chẳng cạn chẳng sâu. Vì vậy nên gọi là “phi thứ đệ” (T no 1916, 46.481a 11-13). [Có người] hỏi vì sao những phương pháp tu tập này lại không tương hợp hoặc thích ứng với các pháp khác, sư Trí Giả trả lời:
“Bởi vì chúng ta muốn minh bạch rằng chư Phật và Bồ tát vốn là trung đạo bất cộng pháp. Trong khi phàm nhân thường xuyên ở trong hữu lậu, và nhị thừa thì tu tập pháp vô lậu phiến diện, chư Phật và Bồ tát với pháp bất cộng không sa vào hai cực đoan… Đó là vì pháp trung đạo thì không tùy thuộc vào hai đối cực nên chúng ta nói rằng chẳng hữu lậu chẳng vô lậu.” (T no 1916, 46.481b29-c7)
Luận về những tác dụng trên đây dường như thống nhất với những trình bày trong Tùy Tự Ý Tam Muội và những ghi chú trong thánh nhân liệt truyện, nhấn mạnh trên sự thăng hoa nhưng bình đẳng giữa ba tam muội này. Tuy nhiên, vấn đề rõ ràng hơn từ cái nhìn về kinh Pháp Hoa như một giáo pháp hoặc chúng hội riêng biệt trong thời Phật ứng thân tại thế. Mặt khác, An Lạc Hạnh Nghĩa đã phân minh kinh Pháp Hoa là giáo pháp thượng thừa (Đại ma ha diễn) vượt trên cả Đại thừa. Sự khác biệt giữa hai pháp nằm ở chỗ pháp thượng thừa có năng lực nhất thời (一時) chứng ngộ Bồ đề, vì là đốn giáo (頓教). Cũng như vậy, Vô Tránh Tam Muội xác định Pháp Hoa kinh và Pháp Hoa hội như thời pháp tinh túy đốn trong cái cực đốn của Phật trí nhất thừa, hoặc dùng chính kinh văn Pháp Hoa thì đây là thời pháp Phật bỏ qua pháp phương tiện và chỉ thuyết thẳng vào Phật tuệ.
Chúng ta nhận thấy rằng trí tuệ Phật, tự bản tánh, là đốn giác nên khác với trí tuệ phát sinh từ phương tiện của chư Bồ tát, hiện ra đường phân ranh giữa thượng thừa và đại thừa, chưa kể đến sự kiện chúng hội Linh Sơn dành riêng cho hàng đại Bồ tát, như Nam Nhạc tôn giả trình bày. Sự phân cách này cũng vang vọng trong một đoạn văn trong An Lạc Hạnh Nghĩa, sau khi nói về đạo hạnh của chư Thanh văn và chư Bồ tát độn căn, Nam Nhạc Tuệ Tư nói:
“Tuy nhiên, quán về an lạc hạnh thì không phải như thế nầy. [Ở đây] hành giả trực tiếp bỏ ra ngoài phương tiện, và chỉ thuyết về sự chứng ngộ viên mãn [của chư Phật]”.
(An lạc hạnh trung quán, tắc bất như thử. Chính trực xả phương tiện, đãn thuyết vô thượng đạo. 安樂行中觀則不如此。正直捨方便但說無上道 / T no 1926, 701b4)
Khi nhìn dưới ánh sáng này, kinh Pháp Hoa - bản kinh hoặc pháp của Phật – nhấn mạnh trên Như Lai trí khiến bản kinh này vượt trội các bản kinh khác. Và như vậy, Tùy Tự Ý Tam Muội hiển nhiên đặt kinh Hoa Nghiêm vào cấp bậc sánh vai với kinh Pháp Hoa. Hơn nữa, những đoạn văn từ tác phẩm Tứ Thập Nhị Tự Môn của Nam Nhạc Tuệ Tư và những ám chỉ chư Bồ tát bất nhiễm và nhất sinh bổ xứ trong những đoạn văn nói về [pháp hội] Linh Sơn trong Vô Tránh Tam Muội dường như mở rộng sự cân bằng này đến một bản kinh đồng sự với kinh Hoa Nghiêm là kinh Anh Lạc.
Nhìn vào những đoạn kinh văn Nam Nhạc tôn giả trưng dẫn trong phần nói về “bất do thứ đệ hành” và “chúng sinh diệu” trong An Lạc Hạnh Nghĩa, chúng ta thấy những bản kinh phong phú khác như Đại Bát Niết Bàn, Tư Ích Phạm Thiên Sở Vấn, Hoa Nghiêm, Đại Tập, và Ương Quật Ma La, trong khi những chỗ khác trong các tác phẩm của sư chúng ta thấy thường dẫn chứng Đại Trí Độ Luận khi nói về một tâm (一心) đủ muôn hạnh. Trong chính Đại Trí Độ Luận, cái bầu tâm dung chứa vạn hạnh này được hiểu là đầy đủ (具足) mười ngàn hạnh trong một niệm (一 念). Như một sự trình bày về con đường bất tiệm thứ (不漸次) của Bồ tát lợi căn, đối lại với thứ đệ hành (次第行) mà Bồ tát độn căn tu tập. Cũng không khác, cấu trúc của tứ thập nhị tự arapacana trong phẩm Tứ Nhiếp của Đại Trí Độ Luận không những chỉ đưa đường những ẩn dụ của Nam Nhạc Tuệ Tư về “tự tánh thanh tịnh” và “lục tự tại vương” mà theo sư Trí Giả, bốn mươi hai mẫu tự tương quan với hình ảnh bốn mươi hai quả vị Bồ tát trong kinh Anh Lạc, nơi đó, Viên giáo của Thiên Thai Tông đặt nền móng. Với những chứng cứ này chúng ta có thể nói rằng Nam Nhạc Tuệ Tư thấy được nền tảng cho ý niệm về pháp tu tập không qua thứ lớp, nhanh chóng chứng đắc Bồ đề, đốn giác không chỉ riêng trong kinh Pháp Hoa. Lại càng hy hữu hơn khi sư Trí Giả dẫn chứng rất nhiều ý niệm [tương tự] từ các kinh trên – ngay cả cùng đoạn kinh văn – trong Pháp Hoa Huyền Nghĩa và Tứ Giáo để xây dựng nền móng vững vàng con đường về Viên giáo.
Khi tất cả đã được nhìn lại, chúng ta không thể phủ nhận Nam Nhạc Tuệ Tư chủ trương rằng kinh Pháp Hoa, một bản kinh đặc biệt cao quý tuyệt vời trong đoạn thời gian hoằng pháp của Đức Phật. Với điều này, sư và các môn sinh đồng nhịp bước. Trong Pháp Hoa Huyền Nghĩa, sư Trí Giả phê bình bảy hệ thống (thất gia) tư tưởng phương Bắc, ba hệ thống trong số này của các pháp sư thuộc phái Nam [Tương Châu] Địa Luận hậu duệ của sư Huệ Quang, hai hệ thống kia là các “thiền sư phương Bắc”. Nhiều chỗ khác trong cùng bản văn cũng như trong tác phẩm Tứ Giáo Nghĩa, sư Trí Giả luận về ba quan điểm về đốn ngộ (頓悟) được các pháp sư phương Bắc lưu bố. Khi chúng ta nhìn qua những bản kinh mà các pháp môn khác nhau mang theo điểm cao nhất của Phật pháp - để nói rằng, giáo nghĩa về một [Phật tánh] Thường trụ tông (常住宗), Pháp giới tông (法界宗), Viên tông (圓宗), và hệ thống tư tưởng của các thiền sư – chúng ta thấy bao gồm hầu hết các kinh Nam Nhạc Tuệ Tư liệt kê như Đại Bát Niết Bàn, Hoa Nghiêm, Đại Tập, Anh Lạc, và Tư Ích Phạm Thiên Sở Vấn (chung với Lăng Già và Thắng Man).
Một bản kinh rõ ràng vắng mặt chính là kinh Pháp Hoa. Kinh Đại Bát Nhã cũng không thấy. Và thực vậy, những luận đề phán giáo của Địa Luận và các tư liệu tìm được tại Đôn Hoàng thì đều để riêng hai bản kinh Pháp Hoa và Đại Bát Nhã thấp hơn những bản kinh khác. Sánh với lòng tán thán của Nam Nhạc tôn giả dành cho phẩm An Lạc Hạnh trong kinh Pháp Hoa thì những luận đề về kinh Pháp Hoa tìm được ở động Đôn Hoàng cũng cho rằng phẩm này không phải là pháp cao quý, hình dung như là pháp của các Bồ tát sơ cơ, ở bên dưới pháp của các các đại Bồ tát trong phẩm Pháp Sư.
Người đọc bị khuyến dụ để tin rằng Nam Nhạc Tuệ Tư đưa kinh Pháp Hoa lên cao – cũng như những thu tập từ kinh Đại Bát Nhã - một phần cũng từ sự đối địch mà sư phải đương đầu khi thuyết về ý nghĩa Đại thừa (摩呵衍義) tại Quảng Châu. Tuy nhiên, như Giáo sư Kanno đã khảo sát trong luận đề về đại nhẫn cùng những yếu tố khác trong các bản văn của Nam Nhạc tôn giả, một trong những yếu tố này là Nam Nhạc Tuệ Tư nhấn mạnh trên giới và định. Pháp thiền định, như chúng ta thấy, chính là chủ đề nền tảng trong suốt những tác phẩm của sư, nối liền với chánh pháp vang vọng trong những diễn tả về bát nhã ba la mật (trí tuệ viên mãn), và “phổ hiện sắc thân tam muội”. Hình ảnh các “luận sư” bị văn tự trói buộc cũng được đưa ra. Nếu [chúng ta nhận ra được rằng] Nam Nhạc Tuệ Tư đã nói bằng tiếng nói đầy uy tín của một đại thiền sư đã thực chứng pháp “nhất thừa”, như sư Đạo Tuyên và sư Quán Đảnh tuyên bố, thì có thể với kinh nghiệm cá nhân – và pháp khổ hạnh – đã mở ra những phê duyệt thuộc phạm vi tôn giáo từng làm chấn động hàng lớp môn sinh của Nam Nhạc tôn giả. Những chứng cứ của sư Đạo Tuyên và sư Quán Đảnh rất hợp lý, Vô Tránh Tam Muội ghi xuống một đoạn văn sấm sét, trong đó Nam Nhạc Tuệ Tư đã tự cho thấy chỗ đứng của chính mình trong ánh sáng này. Chúng tôi dùng đoạn văn thay lời kết luận ở đây:
“Muôn hạnh phương tiện từ nhất tự xuất sinh mà giáo hóa chúng sinh. Một thánh giả phân làm bốn mươi hai. Sắc tạng là một mà cũng là hai. Trong đạo phương tiện thì phàm thánh là hai nhưng nguyên lai vốn chẳng phải một cũng chẳng phải hai. Chỉ giữa Phật với Phật nhận biết điều này. Tôi đã nghe được vô lượng nghĩa của nhất tự này từ mười phương chư Phật. Những pháp sư công phu ít ỏi làm sao mà hiểu được nghĩa này. Những luận sư bị văn tự trói buộc thì cũng chẳng thể nào hiểu được”.

Chú giải Phần I

Để xem nội dung chính xác của các chú giải được đọc ở đây, quý độc giả vui lòng tải về file PDF tại đây.



    « Xem chương trước «      « Sách này có 16 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.189.192.193 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...