Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Cuộc đời là một tiến trình học hỏi từ lúc ta sinh ra cho đến chết đi. (The whole of life, from the moment you are born to the moment you die, is a process of learning. )Jiddu Krishnamurti
Tài năng là do bẩm sinh, hãy khiêm tốn. Danh vọng là do xã hội ban cho, hãy biết ơn. Kiêu căng là do ta tự tạo, hãy cẩn thận. (Talent is God-given. Be humble. Fame is man-given. Be grateful. Conceit is self-given. Be careful.)John Wooden
Thương yêu là phương thuốc diệu kỳ có thể giúp mỗi người chúng ta xoa dịu những nỗi đau của chính mình và mọi người quanh ta.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Điều người khác nghĩ về bạn là bất ổn của họ, đừng nhận lấy về mình. (The opinion which other people have of you is their problem, not yours. )Elisabeth Kubler-Ross
Để có thể hành động tích cực, chúng ta cần phát triển một quan điểm tích cực. (In order to carry a positive action we must develop here a positive vision.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Như cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó tiếp xúc, người ngu cũng không thể hiểu được trí tuệ của người khôn ngoan, dù có được thân cận với bậc thánh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Để sống hạnh phúc bạn cần rất ít, và tất cả đều sẵn có trong chính bạn, trong phương cách suy nghĩ của bạn. (Very little is needed to make a happy life; it is all within yourself, in your way of thinking.)Marcus Aurelius
Bạn có thể lừa dối mọi người trong một lúc nào đó, hoặc có thể lừa dối một số người mãi mãi, nhưng bạn không thể lừa dối tất cả mọi người mãi mãi. (You can fool all the people some of the time, and some of the people all the time, but you cannot fool all the people all the time.)Abraham Lincoln
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Chuyện Vãng Sanh - Tập 3 »» 12. DƯƠNG THỊ GƯƠNG (1939 - 2016) 87 tuổi »»

Chuyện Vãng Sanh - Tập 3
»» 12. DƯƠNG THỊ GƯƠNG (1939 - 2016) 87 tuổi

Donate

(Lượt xem: 1.253)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Chuyện Vãng Sanh - Tập 3 - 12. DƯƠNG THỊ GƯƠNG (1939 - 2016) 87 tuổi

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Bà Dương Thị Gương sinh năm 1939. Song thân là cụ ông Dương Văn Phàn và cụ bà Nguyễn Thị Kỷ. Bà là chị Hai của tám người em.

Năm 27 tuổi bà kết hôn với ông Võ Văn Be, sanh được 3 trai, 2 gái. Cư ngụ tại ấp Thạnh Trung, xã Trung Hưng, huyện Cờ Đỏ, tỉnh Cần Thơ. Gia đình bà sinh sống bằng nghề làm ruộng.

Tính tình bà chất phác thật thà, mặc dù ít nói nhưng rất vui vẻ, bà không nói lời vô ích hay đàm luận bông lông. Sự ăn mặc vô cùng thanh đạm giản đơn, bình dị, chưa từng se sua hay đòi hỏi kén lừa.

Đối với con cháu trong nhà, khi thấy chúng tụm năm tụm ba bàn chuyện thị phi, moi móc chê khen việc xấu dở của người bà rất không hài lòng, cực lực can ngăn, ôn tồn dạy khuyên ngưng dứt.

Đối với lối xóm hương thôn, bà chưa từng mích lòng một ai.

Theo truyền thống ông bà, ngay thuở thiếu thời bà đã ăn chay kỳ mỗi tháng 4 ngày và mỗi ngày hai thời lễ nguyện.

******

Năm 1980, giác ngộ lý nhân quả nên bà phát tâm chay trường, bởi vì chém một dao phải trả một dao, giết một mạng phải đền một mạng. Vả lại con vật cũng biết tham sống sợ chết giống y như con người không khác; chúng cũng có cha mẹ, có con cháu, có quyến thuộc… cũng biết buồn thương sầu khổ khi đã thật sự mất nhau!

Khi các con đã lớn khôn, bà bèn giao phó việc nhà và nói:

- Thời gian qua mẹ nuôi nấng các con, bây giờ các con đã lớn khôn hết rồi, mẹ không còn ham muốn giàu nghèo gì nữa cả, các con hãy tự gắng sức chăm lo cho mình; phần mẹ, mẹ không muốn tạo nghiệp nữa, mẹ lo ăn chay tu hành đặng giải thoát!

Mỗi khi ra ngoài sau vườn thấy con chăn nuôi tôm cá hay gà vịt, bà hay chắc lưỡi và lắc đầu, bởi bà không muốn con mình vì sự sống mà phải tạo nghiệp khổ đau cho tương lai. Bà thường than thở:

- Ba cái thứ này là thứ giả tạm, con sát sanh là con tạo ác nghiệp, mà nghiệp là thật… Tiền bạc có nhiều thế mấy thì cũng không thể bù được nghiệp đâu con! Bây giờ đủ ăn đủ mặc rồi con nên đổi nghề. Tìm một cái nghề thiện lương mà làm, đừng có tạo nghiệp sát sanh nữa!

******

Công khóa thường nhật của bà là hai thời lễ bái, sau lễ bái thì ngồi niệm Phật một giờ đồng hồ hoặc nhiều hơn. Mỗi tháng theo định kỳ hay những khi rảnh rỗi bà thường đến chùa Hòa Phú để niệm Phật, nghe thuyết giảng Phật Pháp, hoặc làm công quả với các bạn đạo. Đôi lúc nghe được những câu pháp nào tâm đắc bà về kể lại cho các con cháu cùng nghe. Bà cũng ưa đọc sám kệ kinh giảng lắm.

Khi lớn tuổi mắt mờ yếu bà chỉ chuyên nghe băng đĩa mà thôi. Bà thích nhất là Mười Điều Ơn của cư sĩ Thiện Tâm, bà thuộc nằm lòng lại còn bảo các con cháu cũng phải học thuộc lòng y như mình, vì theo ý bà đây là những điều quan trọng cần biết trong cuộc sống làm người:

Mười Điều Ơn

“Ơn cha mẹ sanh thành dưỡng dục,
Phận làm con chẳng phút nào quên.
Sớm hôm cố gắng đáp đền,
Tròn câu hiếu thảo mới nên thánh hiền.
Kinh Phật đã chép biên chỉ dạy,
Có Mười Ơn vĩ đại cao dày.
Nhứt là mang lấy bào thai,
Mẹ hiền xác thể không ngày nào yên.
Sự ăn uống cử kiêng đủ thứ,
Nằm, đứng, đi cũng giữ nhẹ nhàng.
Tóc tai chẳng muốn điểm trang,
Thân hình luống chịu võ vàng kém suy.
Ơn thứ nhì đến kỳ khai nở,
Phải một phen kinh sợ hãi hùng.
Hài nhi chòi đạp tứ tung,
Làm cho thân mẹ muôn trùng đớn đau.
Cảnh huống này kể sao cho xiết,
Khi sản sinh tinh huyết dầm dề.
Mặc tình thân mẹ thảm thê,
Miễn sao con được trăm bề vẹn xong.
Ơn thứ ba vừa trông thấy trẻ,
Ra khỏi lòng thì mẹ hân hoan.
Quên điều đau đớn gian nan,
Quên hồi còn lúc cưu mang tháng ngày.
Nào khác thể sang ngay gánh nặng,
Cũng dường như ai tặng ngọc vàng.
Tâm hồn thư thới nhẹ an,
Nỗi mừng không thể luận bàn hết đâu.
Ơn thứ tư dãi dầu mẹ chịu,
Lo nuôi con chẳng thiếu chẳng sai.
Cam đành ăn đắng nuốt cay,
Ngọt bùi phần trẻ không ngày nào lơi.
Miễn cho con được thời mạnh khỏe,
Luôn ăn chơi là mẹ vui lòng.
Dẫu cho gặp lắm mặn nồng,
Phận làm cha mẹ chẳng hòng thở than.
Ơn thứ năm mẹ đang ngon giấc,
Bỗng nhiên con phóng vật uế nhơ.
Đêm hôm tăm tối bất ngờ,
Mẹ đành thay nghỉ chỗ dơ ướt dầm,
Nhường cho con được nằm bên ráo,
Khi gặp cơn rét bão lạnh lùng.
Để con ấm áp thung dung,
Riêng phần của mẹ lạnh lùng kể chi.
Ơn thứ sáu những khi bú mớm,
Cùng dưỡng nuôi hôm sớm mỗi ngày.
Món ăn thức uống nào sai,
Máu hòa làm sữa nuôi rày hài nhi.
Nếu chẳng may gặp khi nghèo túng,
Cha chạy lo làm lụng tơi bời.
Đêm ngày hao sức tổn hơi,
Chịu phần đói khát để thời nuôi con.
Ơn thứ bảy lại còn hơn nữa,
Vật uế nhơ giặt rửa mỗi ngày.
Những khi tiểu tiện ra ngoài,
Mẹ cha bồng ẵm chẳng nài thúi hôi.
Có lắm kẻ lớn rồi quên lãng,
Nuôi mẹ cha tính tháng tính ngày.
Thêm còn nhiều tiếng đắng cay,
Sao không chết phức sống hoài làm chi.
Ơn thứ tám vậy thì kể tiếp,
Khi người con có dịp đi xa.
Mẹ cha đứng tựa cửa nhà,
Ngóng trông con trẻ xót xa can tràng.
Tâm hồn mãi mơ màng vơ vẩn,
Tư tưởng luôn quanh quẩn bên con.
Xác thân già yếu hao mòn,
Bởi chưng quá đỗi thương con mới là.
Ơn thứ chín kể ra thảm thiết,
Vì nuôi con tạo việc chẳng lành.
Hoặc là phạm tội sát sanh,
Hoặc là đạo tặc kết thành nghiệp sau.
Khi bỏ xác hồn vào địa ngục,
Chịu muôn điều câu thúc phạt răn.
Nghĩ thương cha mẹ vô ngần,
Vì con mà phải trầm thăng sáu đường.
Ơn thứ mười tình thương cao cả,
Của mẹ cha thật quá sâu dày.
Trong đời có một không hai,
So cùng biển rộng sánh tày non cao.
Phận làm con sớm mau đền trả,
Vừa dưỡng nuôi vừa khá tu thân.
Sống toan cung phụng ân cần,
Thác rồi cầu đặng gởi thân Liên Đài.”

******

Năm 1999 bà bị một trận bệnh thập tử nhất sanh, chuyển ra bệnh viện Từ Dũ ngoài Sài Gòn, bác sĩ chẩn đoán là u xơ phần phụ, phải nằm viện điều trị 30 ngày, may mắn bệnh được khỏi hẳn.

Năm 2001 về sau bà bị bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch và hay lên máu. Những khi bệnh trở nặng con cháu nóng lòng đưa bà đến các bệnh viện gần nhà đôi ba ngày, thường thì bà ít chịu đi, vì bà thích dùng thuốc Nam hơn nên trong nhà không ngớt nồi thuốc sắc.

Sau khi phát tâm tu mỗi lần nhìn thấy con cháu làm điều gì trái ý hoặc không thích hợp với Phật Pháp bà đều khuyên dạy, nhưng nếu không nghe lời thì thôi chứ bà không hờn giận quát tháo như thuở trước kia.

Bà thường nhắc nhở khuyên dạy con cháu hai điều: Điều thứ nhất là rán lo tu niệm; điều thứ hai đời là giả tạm, đừng nên tham quá mà tạo nghiệp chẳng lành, phải chăm lo tu tạo phước thiện.

Bà có hai bà bạn đạo chí thân ở cùng thôn xóm, thường xuyên lui tới viếng thăm, trong lúc trà nước chuyện trò qua lại, hay dùng Phật Pháp để sách tấn lẫn nhau, bà này nói với bà kia:

- Mình rán nghen chị, kiếp này mình rán niệm Phật vãng sanh, chứ không có kiếp sau, nghen chị!

- Mấy chị rán hỗ trợ tiếp tui!

- Chị mà có được về bên bển trước thì đừng quên tụi này nghen!

******

Đầu năm 2016 bệnh tiểu đường và tim mạch lần hồi phát tác, đến giữa tháng 2 bà phải ngồi xe lăn. Tuy nhiên vóc dáng và tinh thần bà không có một nét gì biểu lộ sự bệnh hoạn dày vò thống khổ cả.

Vào khoảng 3, 4 giờ sáng ngày 28 tháng 2 năm 2016 bà lên cơn mệt dữ dội các con hội lại đưa bà đi bệnh viện, bà không chịu, bà nói:

- Thôi! Đi bệnh viện nhắm có sống không, mà đi làm gì? Thôi, để ở nhà niệm Phật vãng sanh!

Nhưng các con cháu của bà nóng lòng bèn điện thoại gọi xe cấp cứu chuyển bà đến bệnh viện Bình Dân ở thành phố Long Xuyên, bác sĩ khám sơ bộ thấy chỉ số huyết áp quá cao nên cấp tốc tiến hành xử lý, và cho gia đình biết nếu như không hạ huyết áp được thì bà cụ sẽ ra đi bất cứ lúc nào, bác sĩ còn đề nghị nhập viện. Giây lát sau bà tỉnh lại, thấy mình nằm trong bệnh viện bà nằng nặc nhất quyết đòi về, để mời đồng đạo đến nhà cùng với con cháu hộ niệm cho bà, bà chắc chắn rằng bà không còn sống nữa. Biết tính ý dứt khoát của mẹ nên các con nhìn nhau rồi đành phải đưa bà về, về đến nhà là 7 giờ 30 sáng. Cô con gái thứ Năm liền tắm gội thay y phục mới, rồi bà gọi các con lại dùng cơm sáng chung với bà, bà ăn xong một chén cơm, kế lại uống cà phê đá. Con bà thấy bà hôm nay rất khác lạ, ăn uống ngon hơn và nhiều hơn so với mọi khi, nên bụng bảo với dạ rằng: “Sức khỏe của mẹ thế này, thì… làm sao mà chết cho được!”

Hay tin bà bệnh nặng từ bệnh viện mới về, bà con lối xóm cùng gia thân quyến thuộc tấp nập ghé thăm, bà vẫn ngồi tiếp chuyện bình thường. Đến chừng khách khứa lần lượt ra về, bà nói lên đôi câu giã biệt và còn khuyên mọi người ở lại rán lo niệm Phật tu hành; nhưng trong lòng ai ai cũng thầm nghĩ rằng đó là tâm trạng của người già cả lo gần lo xa vậy thôi, nên đều cho qua một cách nhẹ nhàng không hề lưu ý!

Cũng như bao nhiêu người viếng thăm, đến lượt bà Ba một bạn đạo tri âm tri kỷ của bà sắp sửa kiếu về (lúc ấy khoảng 10 giờ sáng), bà nắm chặt tay lại không cho về, cứ năn nỉ:

- Chị đừng về, ở lại niệm Phật tiếp tui!

Vì thấy sức khỏe của bà còn quá sỏi, bà Ba mới khẳng định:

- Chưa đâu,… chị chưa có đi bây giờ đâu!

- Tui không còn sống nữa đâu, chị ở lại rán y theo lời Thầy Tổ chỉ dạy, nhắc nhở mấy đứa nhỏ tu hiền... Sau này mình sẽ gặp nhau ở Tây Phương!

- Chị… chưa đâu!… Chị không có sao đâu!

- Tui sắp đi rồi mà chị cứ nói chưa hoài! Gặp nhau lần này mai mốt không còn gặp nhau nữa đâu, chị rán ở lại với tui!...

Cứ đối đáp qua lại như thế, hơn cả tiếng đồng hồ, cuối cùng bà Ba nói:

- Ừ! Chị nói vậy thì thôi để tui về đằng đẳng ăn cơm, khi ăn xong sẽ trở lại đây niệm Phật đưa chị!

Bà vẫn chưa chịu buông tay bà Ba ra, bà nói:

- Không, chị cứ ở đây một lát nữa ăn cơm với tui!

Chuyện trò đến 12 giờ trưa bà bắt đầu lên cơn mệt, bèn nhờ bà Ba đỡ mình nằm xuống, nhưng bà Ba sức yếu không đỡ nổi nên gọi thân nhân chạy lại. Thế là mọi người vây quanh niệm Phật, bà cũng lớn tiếng niệm theo. Từ từ âm thanh niệm Phật của bà nhỏ dần nhỏ dần, sau đó chỉ còn nhép môi mà thôi, con cháu trong nhà thay phiên nhau túc trực trợ niệm.

Đến gần 4 giờ chiều khi cô Năm vừa đổi ca bước vào, bà kêu lại gần đỡ bà ngồi dậy. Kế đó bà nói:

- Nữa con nhớ… con chuyển lời cám ơn bác Ba giùm má!

Kế đó bà nằm xuống, một lát sau đôi mắt bà lờ lạc và không còn nói chuyện nữa.

******

Khoảng 6 giờ tối cô Ba cùng vài đồng tu thay ca, lại bên cạnh nói với bà:

- Bác ơi! Bữa nay con với chú Sáu cùng các đồng đạo đến đây hộ niệm để đưa bác về Tây Phương nè. Vậy bác hiệp với tụi con niệm Phật, bác phải nhứt tâm niệm Phật cầu về thế giới Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà. Bác chịu không? Nếu bác chịu thì nhắm mắt lại cho tụi con biết!

Mắt bà đang mở, cô Ba vừa nói tới đó thì bà nhắm nghiền đôi mắt lại. Thấy thế ai cũng mừng. Cô Ba liền nói tiếp:

- Vậy thì tốt lắm, vậy bác niệm theo chúng con… Về Cực Lạc mới là hết khổ, nghen bác!...

…Nhớ nghen bác, mình là cư dân của Tịnh Độ, khi ra đi không có buồn mà phải hoan hỷ vui vẻ mỉm cười nghen bác!

Từ đó về sau gương mặt bà đổi sắc, hồng hào hẳn ra, miệng lúc nào trông cũng giống hệt như đang mỉm cười.

Hễ cứ mỗi lần nhắc nhở khai thị thì bà chớp mắt vài lượt.

******

Vài giờ sau đôi tay bà các ngón cứ co lên liên tục không phút nào yên, cô Ba mới nói tiếp:

- Bác ơi! Thân người là vô thường, tứ đại giả hợp. Sống trên đời này ai cũng phải bệnh hết trơn, chớ không ai trót lọt. Bác phải vượt qua bệnh tật, nghĩa là đừng nghĩ tới nó nữa mà phải chú tâm hướng về cõi Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà. Bây giờ mình phải vượt qua tất cả mọi bệnh tật, đừng nghĩ gì tới bệnh tật hết! Để mà mình nhiếp tâm tưởng như Đức Phật A Di Đà đang đưa hoa sen đến rước mình, và mình cũng phải buông xả vạn duyên để đi theo Phật nghen bác! Bất cứ ai hỏi cái gì thì hỏi, hay ai nói cái gì thì nói, bác đừng bận tâm tới. Bác cứ tưởng như Đức Phật A Di Đà đang đến rước mình, mình cứ chú ý đến Ngài để theo Ngài về Tây Phương thôi, nghen bác!

Vừa nói đến đây thì đôi tay bà khép lại, lặng im cho đến lúc ra đi không còn cục cựa như trước nữa, bà nhép môi niệm Phật theo mọi người.

Đêm dần về khuya các đồng tu đều ra về, chỉ còn con cháu trong nhà hộ niệm cho bà. Niệm đến 2 giờ khuya bà an tường nhẹ nhàng trút hơi thở cuối cùng, nhẹ nhàng đến độ bốn người con ngồi ở bốn góc giường và năm sáu người cháu ngồi vây quanh, không ai phát hiện bà cụ dứt hơi vào lúc nào, vì ai cũng ngỡ rằng bà đã khỏe lại và đang nằm ngủ. Lúc đó độ khoảng 2 giờ sáng, nhằm ngày 29 tháng 2 năm 2016. Bà hưởng thọ 87 tuổi.

******

Đến 11 giờ trưa mới tiến hành nhập mạch và làm lễ an táng. Gương mặt bà tuyệt đẹp giống y như một phụ nữ đã trang điểm trước khi dự lễ tiệc: da mặt trắng, má hồng, môi son. Đồng thời hai trái tai dài ra hơn 1,5 phân so với bình thời, miệng như đang mỉm cười; các khớp mềm mại, một điều hết sức hy hữu kỳ lạ là toàn thân đều ấm, mà càng dần lên độ ấm càng nhiều, riêng đảnh đầu rất ấm!

Người thợ tẩn liệm phát biểu:

- Thường ngày tui qua bển tui thấy mặt bà đen thui hà! Vậy mà sao tới giờ liệm trắng tươi như đánh phấn, còn môi đỏ như là thoa son vậy đó!

(Thuật theo lời của Võ Văn Công, Võ Thị Hiền - hai con của bà và đồng đạo Bùi Thị Dậy)


    « Xem chương trước «      « Sách này có 36 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Pháp bảo Đàn kinh


Chớ quên mình là nước


Phật Giáo Yếu Lược


San sẻ yêu thương

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 52.15.57.186 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (266 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...