Gặp quyển sách hay nên mua ngay, dù đọc được hay không, vì sớm muộn gì ta cũng sẽ cần đến nó.Winston Churchill
Nụ cười biểu lộ niềm vui, và niềm vui là dấu hiệu tồn tại tích cực của cuộc sống.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Sự hiểu biết là chưa đủ, chúng ta cần phải biết ứng dụng. Sự nhiệt tình là chưa đủ, chúng ta cần phải bắt tay vào việc. (Knowing is not enough; we must apply. Willing is not enough; we must do.)Johann Wolfgang von Goethe
Ta sẽ có được sức mạnh của sự cám dỗ mà ta cưỡng lại được. (We gain the strength of the temptation we resist.)Ralph Waldo Emerson
Mục đích cuộc đời ta là sống hạnh phúc. (The purpose of our lives is to be happy.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Ngu dốt không đáng xấu hổ bằng kẻ không chịu học. (Being ignorant is not so much a shame, as being unwilling to learn.)Benjamin Franklin
Càng giúp người khác thì mình càng có nhiều hơn; càng cho người khác thì mình càng được nhiều hơn.Lão tử (Đạo đức kinh)
Người khôn ngoan chỉ nói khi có điều cần nói, kẻ ngu ngốc thì nói ra vì họ buộc phải nói. (Wise men speak because they have something to say; fools because they have to say something. )Plato
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Chánh pháp và Hạnh phúc »» 3. GIỚI, ĐỊNH, TUỆ - CON ĐƯỜNG GIÁO DỤC CHẤM DỨT ĐAU KHỔ SANH TỬ LUÂN HỒI »»

Chánh pháp và Hạnh phúc
»» 3. GIỚI, ĐỊNH, TUỆ - CON ĐƯỜNG GIÁO DỤC CHẤM DỨT ĐAU KHỔ SANH TỬ LUÂN HỒI

Donate

(Lượt xem: 1.751)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Chánh pháp và Hạnh phúc - 3. GIỚI, ĐỊNH, TUỆ - CON ĐƯỜNG GIÁO DỤC CHẤM DỨT ĐAU KHỔ SANH TỬ LUÂN HỒI

Font chữ:

Hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu một hệ thống giáo dục, đã được xây dựng cách đây hơn 2000 năm, vẫn được truyền tụng và hành trì cho đến ngày nay. Đối tượng của hệ thống giáo dục này là các Tăng Ni đã thọ đại giới, sống không gia đình, với tâm nguyện thoát ly sanh tử luân hồi.

Theo đạo Phật, có sanh là có già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Nên muốn diệt trừ đau khổ, cần phải đoạn tận sanh y (upadhi) tức là đoạn tận những gì có khả năng đưa đến một đời sống khác. Do vậy người tu hành sẽ phải sống như thế nào để đoạn tận năm hạ phần kiết sử: thân kiến, giới cấm thủ, nghi, tham dục, sân hận; cùng với năm thượng phần kiết sử: sắc ái, vô sắc ái, mạn, trạo hối và vô minh.

Như vậy pháp môn "Ba vô lậu học" là một chương trình giáo dục, một hệ thống tu học cho hàng xuất gia, đã được Đức Phật truyền dạy trong nhiều kinh điễn.

Thứ nhất là Giới học: Tức là sống biết hổ thẹn, biết sợ hãi những điều ác mình làm, sống như thế nào không để cho sắc đẹp, tiếng hay, hương thơm, vị ngon, xúc êm dịu chi phối tâm của mình, sống như thế nào cho thân hành, khẩu hành, ý hành, mạng sống được thanh tịnh để trợ duyên cho hành giả sống đời sống thanh tịnh trong sáng. Tiếp đến, vị tỳ-kheo tiết độ trong ăn uống, “suy ngẫm thọ thực, không phải để vui đùa, không phải để đam mê, không phải để trang sức, không phải để tự làm đẹp mình, mà chỉ cốt để thân này được bảo dưỡng, được duy trì, để chấp trì Phạm hạnh, diệt trừ các cảm thọ cũ, không cho khởi lên các cảm thọ mới và chúng ta sẽ không có lỗi lầm, sống được an ổn” (SN 35.239).

Bước thêm bước nữa, vị tỳ-kheo chú tâm tỉnh giác. Ban ngày, ban đêm trừ canh giữa dành để nghỉ, vị hành giả đi hành thiền hay ngồi thiền, gột sạch tâm khỏi các chướng ngại pháp. Ngoài ra, đi, đứng, nằm, ngồi, phàm có hành động gì, vị hành giả chánh niệm tỉnh giác, biết rõ mọi việc mình đang làm. Như vậy, chính hành động này tác thành giới học, giúp hành giả chế ngự các căn, con người được tự tại, để bước qua giai đoạn thứ hai tức là Định học.

Mục đích của Định học trước hết là loại trừ năm triền cái, làm ô uế tâm, làm chướng ngại trí tuệ, tức là tham dục, sân hận, hôn trầm, thụy miên, trạo hối và nghi. Loại trừ năm triền cái được ví như bị nợ trả được nợ cũ; bị đau ốm được lành bệnh, bị tù tội được thoát ly; bị nô lệ được giải thoát, đi qua sa mạc nguy hiểm đến được đầu làng an ổn. Người hành giả dùng năm thiền chi, dùng tầm đối trị vởi hôn trầm thụy miên, dùng tứ đối trị với nghi, dùng hỷ đối trị với sân, dùng lạc đối trị với trạo hối, dùng nhất tâm đối trị với tham dục.

Không những vị hành giả hưởng được an lạc hạnh phúc trong khi loại trừ năm triền cái, vị hành giả còn hưởng được hỷ lạc do ly dục sanh của sơ thiền, hưởng được hỷ lạc do định sanh của thiền thứ hai, hưởng được xả niệm lạc trú của thiền thứ ba, và hưởng được xả niệm thanh tịnh của thiền thứ tư. Các loại hỷ lạc của bốn thiền này thấm nhuần tẩm ướt thân này không một chỗ nào trên toàn thân không do hỷ lạc ấy thấm nhuần. Đức Phật dùng bốn ví dụ để diễn tả hỷ lạc do thiền sanh đã thấm nhuần toàn thân như thế nào. Như một cục bột tắm được thấm nhuần tẩm ướt với nước, trào trộn với nước nhưng không chảy thành giọt. Như một hồ nước không có lỗ nước chảy ra, nước từ trong phun ra, trời lại đổ mưa tầm tã, như vậy toàn bộ được nước của hồ nước ấy thấm nhuần. Hay ví dụ có hoa sen xanh, sen đỏ, sen trắng, sanh từ đáy hồ, lớn lên trong nước, không vượt khỏi nước. Các hoa sen ấy không có một chỗ nào trên toàn thân không bị nước hồ ầy thấm nhuần. Ví như một người ngồi, lấy tấm vải trắng rộng trùm đầu và tay chân, không để cho một chỗ nào trên toàn thân không bị tấm vải trắng ấy bao trùm. Chúng ta nhận thấy nói đến thiền định là nói đến thần thông phép lạ, trong khi thiền được Thế Tôn giải thích như một trạng thái hỷ lạc thấm nhuần toàn thân, khiến con người được hiện tại lạc trú, rồi từ nơi hiện tại lạc trú mới đi đến nhất tâm thiền định.

“Với tâm định tĩnh thuần tịnh, trong sáng không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng vững chắc bình tĩnh như vậy, vị hành giả hướng đến túc mạng minh, trí tuệ về quá khứ; thiên nhãn minh, trí tuệ về tương lai; và lậu tận minh, trí tuệ về hiện tại. Vị ấy nhớ đến một đời, nhiều đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều thành kiếp, nhiều hoại kiếp, nhiều hoại và thành kiếp. Vị ấy nhớ, tại chỗ kia, ‘ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ nọ, ta được sanh ra tại đây’. Như vậy, vị hành giả nhớ đến nhiều đời sống quá khứ cùng với các nét đại cương và các chi tiết.

“Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, trong sáng, không phiền não, nhu nhuyến dễ sử dụng, vững chắc bình tĩnh như vậy, vị hành giả dẫn tâm, hướng tâm đến trí tuệ về sanh tử các chúng sinh. Vị ấy với thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân thấy sự sống và sự chết của chúng sinh. Vị ấy biết rõ rằng chúng sinh người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ. Những chúng sinh làm những ác hạnh về thân, lời, ý, phỉ báng các bậc Thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến, những người này sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Còn những chúng sinh nào làm những thiện hạnh về thân, lời và ý, không phỉ báng các bậc Thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến, những người này sau khi thân hoại mạng chung, được sanh vào thiện thú, cõi trời, trên đời này.

“Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, trong sáng, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc bình tĩnh như vậy, vị hành giả dẫn tâm, hướng tâm đến lậu tận trí. Vị ấy biết như thật ‘đây là khổ’, biết như thật ‘đây là nguyên nhân của khổ’, biết như thật ‘đây là khổ diệt’, biết như thật ‘đây là con đường đưa đến khổ diệt’, biết như thật ‘đây là những lậu hoặc’, biết như thật ‘đây là nguyên nhân các lậu hoặc’, biết như thật ‘đây là sự đoạn trừ các lậu hoặ’”, biết như thật đây là con đường đưa đến sự diệt trừ các lậu hoặc’.

“Nhờ hiểu biết như vậy, nhận thức như vậy, tâm của vị ấy thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Đối với tự thân đã giải thoát như vậy, vị ấy khởi lên sự hiểu biết: ‘Ta đã giải thoát’, vị ấy tuệ tri: ‘Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc cần làm đã làm. Sau đời hiện tại không có đời sống nào khác nữa’” (MN 39).

Như vậy, nhờ chín pháp thuộc "Giới học", vị hành giả xây dựng một nền tảng đạo đức vững chắc trong sáng, nhờ loại trừ năm triền cái, thực hiện năm thiền chi, vị ấy chứng đắc bốn thiền thuộc “Định học”, nhờ phát triển túc mạng trí, thiên nhãn trí, lậu tận trí thuộc "Tuệ học". Vị hành giả cuối cùng loại bỏ sanh y, diệt tận các lậu hoặc, đạt được giải thoát Niết-bàn.

Khi các vị ấy đạt được mục tiêu giải thoát các vị ấy được xem là được tự tại, được cứu cánh trong Thánh giới; được xem là được tự tại, được cứu cánh trong Thánh định; được xem là được tự tại, được cứu cánh trong Thánh tuệ; được xem là được tự tại, được cứu cánh trong Thánh giải thoát.

Để kết luận, chúng tôi xin đưa ra một số nhận xét như sau:

1. Tu hành có thể xem là đồng nghĩa với giáo dục. Vì tu hành có mục đích loại trừ các ác bất thiện pháp và thay thế với các thiện pháp, như tu thiền là loại trừ năm triền cái: tham, sân, hôn trầm, thụy miên, trạo hối, nghi, và thay thế bằng năm thiền chi: tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất tâm.

2. Như vậy kho tàng kinh điển đạo Phật là cả một kho tàng quý báu, giáo dục con người loại trừ đau khổ, sống được an vui.

3. Mục đích của đạo Phật không những loại trừ đau khổ hiện tại mà còn loại trừ sanh tử luân hồi, chấm dứt sanh y (upadhi) không còn trở lui một đời sống khác nữa.

4. Đối tượng của pháp môn Giới, Định, Tuệ là các hàng đệ tử xuất gia của Đức Phật, các vị tỳ-kheo, tỳ-kheo ni, các vị Sa-di, Sa-di ni và gần chúng ta hơn là các Tăng, Ni sinh Trường Cao cấp Phật học Việt Nam, Trường Cơ bản Phật học. Những vị ấy hiện đang được tu tập, được huấn luyện theo pháp môn Giới, Định, Tuệ.

5. Đánh giá đúng mức sự áp dụng pháp môn Giới, Định, Tuệ trong nếp sống hiện tại của Tăng, Ni sinh là đánh giá được giá trị giáo dục của đạo Phật.











    « Xem chương trước «      « Sách này có 4 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Lục tổ Đại sư - Con người và huyền thoại


Đức Phật và chúng đệ tử


Giai nhân và Hòa thượng


Học đạo trong đời

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.188.125.235 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...