Cách tốt nhất để tiêu diệt một kẻ thù là làm cho kẻ ấy trở thành một người bạn. (The best way to destroy an enemy is to make him a friend.)Abraham Lincoln
Hãy đặt hết tâm ý vào ngay cả những việc làm nhỏ nhặt nhất của bạn. Đó là bí quyết để thành công. (Put your heart, mind, and soul into even your smallest acts. This is the secret of success.)Swami Sivananda
Nghệ thuật sống chân chính là ý thức được giá trị quý báu của đời sống trong từng khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Nếu chúng ta luôn giúp đỡ lẫn nhau, sẽ không ai còn cần đến vận may. (If we always helped one another, no one would need luck.)Sophocles
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Ngu dốt không đáng xấu hổ bằng kẻ không chịu học. (Being ignorant is not so much a shame, as being unwilling to learn.)Benjamin Franklin
Chúng ta có lỗi về những điều tốt mà ta đã không làm. (Every man is guilty of all the good he did not do.)Voltaire
Thành công là khi bạn đứng dậy nhiều hơn số lần vấp ngã. (Success is falling nine times and getting up ten.)Jon Bon Jovi
Điểm yếu nhất của chúng ta nằm ở sự bỏ cuộc. Phương cách chắc chắn nhất để đạt đến thành công là luôn cố gắng thêm một lần nữa [trước khi bỏ cuộc]. (Our greatest weakness lies in giving up. The most certain way to succeed is always to try just one more time. )Thomas A. Edison
Đừng than khóc khi sự việc kết thúc, hãy mỉm cười vì sự việc đã xảy ra. (Don’t cry because it’s over, smile because it happened. )Dr. Seuss

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Chánh pháp và Hạnh phúc »» 4. CHÁNH PHÁP VÀ HẠNH PHÚC »»

Chánh pháp và Hạnh phúc
»» 4. CHÁNH PHÁP VÀ HẠNH PHÚC

Donate

(Lượt xem: 883)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Chánh pháp và Hạnh phúc - 4. CHÁNH PHÁP VÀ HẠNH PHÚC

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Chúng ta vui mừng và tự hào rằng, Phật giáo Việt Nam là một bộ phận quan trọng của di sản đạo đức và văn hóa quý báu của dân tộc.

Chúng ta vui mừng và tự hào rằng, từ khi du nhập vào nước ta đến nay, trải qua bao bước thăng trầm lịch sử, Phật giáo Việt Nam luôn luôn sát cánh với dân tộc, hòa nhập vào dân tộc ta như nước với sữa, đúng theo mấy câu thơ của thi sĩ Hồ Dzếnh:

"Trang sử Phật
Đồng thời là trang sử Việt
Trải bao độ hưng suy
Có nguy mà chẳng mất".

Trong mấy ngàn năm đạo Phật tồn tại ở Việt Nam, mặc dù chịu ảnh hưởng nhiều của Phật giáo Trung Hoa, nhưng Phật giáo Việt Nam vẫn giữ được bản sắc của mình, chính là nhờ khéo thích ứng với hoàn cảnh lịch sử địa lý và văn hóa của dân tộc, biến thành một cái gì gần gũi nhất, thân thương nhất của dân tộc Việt Nam, của con người Việt Nam, của đất nước chúng ta, mà một nhà thơ đã ca ngợi.

"Mái chùa che chở hồn dân tộc,
Nếp sống muôn đời của tổ tông”.

Rất đẹp hình ảnh hồn dân tộc, nếp sống truyền thống của tổ tiên ta được che chở bởi ngôi chùa, bởi đạo Phật ở nông thôn. Nếp sống và nhịp sống của bà con nông dân từ một thời rất xa xưa đã quyện chặt với nếp sống của nhà chùa, của Phật giáo. Và chất siêu tục, toát lên từ nếp sống đó, hẳn đã giúp cho người dân Việt Nam, khi cần, có thể vượt lên trên những cái tầm thường của đời sống thế tục, như cái danh, cái lợi v.v. hướng tới những giá trị tâm linh cao cả, mà nếu không có chúng thì đời sống con người sẽ trở thành vô nghĩa.

Có thể nói, một trong những đặc sắc rất tốt đẹp của đạo Phật là khả năng thích ứng của một tôn giáo cởi mở, không hẹp hòi, không giáo điều cứng nhắc, tôn giáo của trí tuệ và của tình thương, một tôn giáo thực sự nhân bản, thực sự của con người.

Khi Đức Phật tuyên bố: "Này các tỳ-kheo, xưa cũng như nay, Ta chỉ nói lên sự khổ và sự dứt khổ" (MN 22). Lời tuyên bố xác nhận tất cả lời dạy của Ngài đều hướng đến mục đích duy nhất của Ngài là cứu khổ độ sanh. Đức Phật lại khuyên các đệ tử xuất gia của Ngài: “Hãy du hành vì hạnh phúc của quần sanh, vì an lạc cho quần sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì an lạc cho chư Thiên và loài người” (SN 4.5).

Như vậy, đại nguyện của Đức Phật là làm vơi nổi thống khổ của chúng sinh, đem lại hạnh phúc cho mọi loài mọi người. Với trí tuệ, siêu nhiên, với thiên nhãn, thấu suốt sự việc quá khứ, hiện tại, vị lai, Ngài quán triệt bất hạnh và hạnh phúc của con người tùy thuộc vào hành động thiện ác của con người. Ngài tuyên bố: "Ta đã thấy các chúng sinh thành tựu thân làm ác, thành tựu lời nói ác, thành tựu ý nghĩ ác, chỉ trích các bậc Thánh, có tà kiến, chấp nhận các nghiệp bị tà kiến chi phối. Sau khi thân hoại mạng chung, chúng bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục (It 70)”. Ngài lại tuyên bố thêm: "Ta đã thấy, này các tỳ- kheo, các chúng sinh thành tựu thân làm thiện, thành tựu lời nói thiện, thành tựu ý nghĩ thiện, không chỉ trích các bậc Thánh, có chánh kiến, chấp nhận các nghiệp được chánh kiến chi phối, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh vào thiện thú, thiên giới, cõi đời này (It 71)". Một lời dạy tiếp liên hệ giữa đạo đức và hạnh phúc cho người và cho chính mình: "Thành tựu năm pháp tỳ-kheo đem lại hạnh phúc cho mình, và hạnh phúc cho người. Thế nào là năm? Vị tỳ-kheo tự mình đầy đủ giới hạnh và khuyến khích người khác đầy đủ giới hạnh, tự mình đầy đủ thiền định và khuyến khích người khác đầy đủ thiền định, tự mình đầy đủ trí tuệ và khuyến khích người khác đầy đủ trí tuệ, tự mình đầy đủ giải thoát và khuyến khích người khác đầy đủ giải thoát, tự mình đầy dủ giải thoát tri kiến và khuyến khích người khác đầy đủ giải thoát tri kiến. Đầy đủ năm pháp này, này các tỳ-kheo, tỳ-kheo đem lại hạnh phúc cho mình và cho người (AN 5.17)”. Đối với Đức Phật, một đời sống có đạo đức là một đời sống có hạnh phúc, một đời sống có hạnh phúc là một đời sống có đạo đức.

Nếp sống mà Đức Phật giới thiệu cho chúng ta không phải là cuộc sống phóng dật, buông thả, chạy theo dục lạc thấp hèn, cũng không phải là cuộc sống ép xác, khổ hạnh một cách vô ý thức. Đức Phật dạy chúng ta theo một nếp sống trung đạo, không ham mê dục lạc, không ép xác khổ hạnh. Đối với Phật tử tại gia, Đức Phật giới thiệu một nếp sống theo năm giới và mười điều thiện. Sống theo năm giới, mười điều thiện là sống an lạc và hạnh phúc.

Sống theo năm giới, mười điều thiện là sống có ích, có cống hiến thật sự về nhiều mặt cho bản thân, gia đình và xã hội.

Theo đạo Phật, sống theo năm giới, mười thiện còn là điều kiện cơ bản để được sống xứng đáng như con người, và sau khi chết sẽ được tái sinh làm người hoặc làm loài trời.

Đức Phật khuyên các Phật tử tại gia nên sống giữ năm giới, làm mười điều thiện để: “Ngay trong hiện tại không khởi tâm khổ, tâm ưu, trong khi lâm chung tâm không rối loạn, và sau khi mạng chung, được sanh thiện thú, thiên giới". Kinh Hiền ngu (MN 129) nêu rõ: "Một người dùng ác tư duy, nói lời ác ngữ, hành ác hạnh, ngay trong hiện tại, cảm thọ ba loại khổ ưu; thấy người ta hội họp bàn tán, sợ rằng họ đang bàn tán phê bình ác nghiệp của mình. Thấy có kẻ bị gia hình vì tội phạm, hoảng hốt lo sợ sắp đến phiên mình bị gia hình vì những tội lỗi của chính mình. Người làm điều ác luôn luôn bị tội ác của mình ám ảnh theo dõi đè nặng trên lương tâm của mình, như khi vào buổi chiều, bóng các đỉnh núi treo nằm, treo áp, treo đè trên đất”.

Đại kinh Bát-niết-bàn (DN 16) nói lên năm điều nguy hiểm của người gia chủ nếu phạm giới, sống trái giới luật. Một là sẽ bị tiêu hao tiền bạc rất nhiều vì phóng dật. Hai là bị tiếng dữ đồn xa. Ba là đi vào hội chúng nào, đi vào với tâm thần bối rối. Bốn là khi mạng chung sẽ bị chết với tâm rối loạn. Năm là sau khi mạng chung sẽ bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.

Trái lại, người giữ giới có được năm sự lợi ích. Một là sự có tiền của dồi dào vì sống không phóng dật. Hai là tiếng tốt đồn xa. Ba là đi vào hội chúng nào, tâm thần không có sợ hãi, không có bối rối, bốn là khi mạng chung, chết với tâm không rối loạn. Năm là sau khi mạng chưng sẽ sanh vào thiện thú, thiên giới, cõi đời này.

Đức Phật răn dạy chúng ta như sau: “Này các tỳ-kheo, trong cõi Diêm Phù Đề này, số ít là các khu vườn khả ái, các khu rừng khả ái, các vùng đất khả ái, các hồ ao khả ái. Nhưng nhiều hơn là các chỗ đất cao đất thấp, các con sông khó lội qua, các khu vực rậm rạp gai góc, các núi non lởm chởm. Cũng vậy này các tỳ-kheo, số ít là các chúng sinh sau khi chết từ loài người được tái sinh lại trong loài người, còn nhiều hơn là các chúng sinh sau khi chết từ loài người bị tái sinh ở địa ngục, ở các loài bàng sinh, ở cõi ngạ quỷ" (AN 1.348-350).

Tại sao vậy? Chúng ta tự hỏi. Chúng ta chỉ cần nhìn hiện trạng của thế giới một cách vô tư, chân thực và khiêm tốn sẽ rõ, số ít là người sống theo năm giới, mười điều thiện. Số nhiều là những người không sống theo năm giới, mười điều thiện. Số nhiều là những người làm các điều ác và bất thiện. Số nhiều là những người sát sanh và khuyến khích sát sanh, thích thú sát sanh. Ở khắp các nước, chiến tranh đẫm máu kéo dài, dù là cục bộ. Số nhiều là những người làm giàu bất chính, giàu lên nhờ buôn bán gian lận, buôn lậu, buôn hàng giả, nhờ tham ô, tham nhũng v.v. Số nhiều là những người sống tà hạnh, tà dục. Chỉ vì cuộc sống tình dục không hạn chế, và theo quy luật bù trừ của thiên nhiên, gần đây xảy ra tai họa bệnh sida mà chưa có phương thuốc nào của y học hiện đại chữa trị được. Số nhiều là người nói dối, nói lời chia rẽ, độc ác, nói lời phù phiếm. Chỉ bằng lời nói người ta có thể giết không phải là một mạng người mà là hàng vạn mạng người một lúc. ấy thế mà có người vẫn cho rằng: lời nói bay đi, khẩu thuyết vô bằng? Cuối cùng, số nhiều là người uống rượu, nghiện thuốc, thích chất say. Không chỉ say rượu, say thuốc mà còn say cả danh lợi, say nữ sắc, say quyền lực...

Con người sống ở đời, làm đủ mọi điều ác mà lòng vẫn dửng dưng như không có chuyện gì xảy ra, là bởi vì họ không được nghe lời Phật dạy. Đấy thật là điều bất hạnh. Sau khi chết, họ sẽ phải tái sanh vào những cõi khổ, sẽ phải chịu đựng nhũng nỗi khổ mà ở cương vị làm người họ không thể nào ý thức được, tưởng tượng được.

Kinh Phật cho biết, có ba cõi sống khổ mà những người không sống theo năm giới, làm điều ác và bất thiện, sau khi chết sẽ bị đọa và chịu đựng những nỗi khổ triền miên. Đây là cõi địa ngục, cõi súc sanh và cõi qủy đói.

Trong ba cõi sống khổ đó, chỉ có cõi súc sanh, là ở trong tầm mắt thấy của chúng ta mà thôi.

Ca dao Việt Nam có câu: "Làm thân trâu ngựa, xin đền kiếp sau"

Thấy con trâu kéo cày, con ngựa kéo xe, chúng ta đã thấy khổ. Nhưng con gà, con lợn khổ hơn, vì số phận của chúng là sẽ bị người ta giết ăn thịt. Con dòi, con bọ chui rúc ở các ổ rác, ổ phân chắc chắn còn sống khổ hơn nhiều. Nhưng ở hai cõi địa ngục và qủy đói, những nỗi khổ còn lớn hơn gấp ngàn vạn lần. Chúng ta, người trần mắt thịt không thấy được cảnh địa ngục, nhưng Đức Phật với con mắt Phật thấy rất rõ thế nào là cảnh giới địa ngục và Đức Phật đã từng kể về nỗi khổ ở địa ngục trong kinh Hiền ngu (MN 129), Đức Phật dạy :

“Cũng như muốn nói một cách đúng đắn về địa ngục, phải nói rằng địa ngục không hoàn toàn tốt đẹp, hoàn toàn không khả ái, hoàn toàn không thích ý. Về vấn đề này, này các tỳ-kheo, cho đến một ví dụ cũng không dễ gì, vì rất nhiều là sự đau khổ ở địa ngục.”

Khi nghe nói như vậy, một tỳ-kheo bạch Thế Tôn: “Bạch Thế Tôn, Thế Tôn có thể cho con một ví dụ được không?”

Thế Tôn đáp: “Có thể được, này tỳ-kheo. Ví như tỳ-kheo, có người bắt được một tên trộm cắp, và dẫn nó đến trước mặt vua và thưa: ‘Tâu Đại vương, đây là một tên cướp phạm tội. Hãy hình phạt nó như Đại vương muốn’. Vua nói: ‘Này các Người hãy đi, và vào buổi sáng, hãy đâm người này với 100 ngọn giáo’, và vào buổi sáng, họ đâm người này với 100 ngọn giáo. Đến trưa, vua hỏi như sau: ‘Này các Người, người ấy ra sao?’–‘Tâu Đại vương, nó vẫn còn sống’. Vua nói: ‘Này các Người hãy đi, và vào buổi trưa, hãy đâm người này với 100 ngọn giáo’. Đến chiều, vua lại hỏi: ‘Này các Người, người ấy ra sao?’–‘Tâu Đại vương, nó vẫn còn sống’. Vua lại nói: ‘Này các Người, vào buổi chiều, hãy đâm nó với 100 ngọn giáo nữa’.

“Này các tỳ-kheo, các Người nghĩ thế nào? Người ấy bị đâm 300 ngọn giáo, do nhân duyên ấy, có cảm thọ ưu khổ không?”

“Bạch Thế Tôn, chỉ bị ngọn giáo đâm một lần, người kia do nhân duyên ấy đã cảm thấy khổ ưu, còn nói gì đến 300 ngọn giáo.”

Rồi Thế Tôn lượm một hòn đá, lớn bằng bàn tay và nói với các tỳ-kheo:

“Này các tỳ-kheo, các ông nghĩ thế nào? Cái gì lớn hơn, hòn đá này to bằng bàn tay do Ta lượm lên, hay là núi Tuyết Sơn vua các loại núi?”

“Thực là quá nhỏ, bạch Thế Tôn, hòn đá này bằng bàn tay do Thế Tôn lượm lên, so sánh với núi Tuyết Sơn, vua các loại núi, thực không đáng kể gì, không bằng một ngàn vạn lần, không thể so sánh được.”

“Cũng vậy, này các tỳ-kheo, người ấy bị đâm 300 ngọn giáo, do đó cảm thấy khổ ưu. Nhưng khổ ưu ấy so với khổ ưu ở địa ngục, không đáng kể gì, không bằng một phần ngàn vạn lần, không thể so sánh được.”

Đức Phật, vị Bổn Sư của chúng ta bao giờ cũng nói lên lời chân thực, lời có ích. Ngài là bậc đại trí tuệ, là bậc đại từ bi. Chính vì lòng thương tường đối với, đối với chúng ta mà Ngài mô tả cảnh địa ngục, là nơi có những cảnh khổ cực vô cùng đang chờ đợi những kẻ không sống theo năm giới, làm nhiều điều ác và bất thiện ở đời này.

Chúng ta là đệ tử Phật, là con Phật, chúng ta hãy tin tưởng ở lời răn dạy của Ngài, chúng ta hãy nguyện sống thiện, sống lành, sống theo năm giới, mười điều thiện, thì hạnh phúc đến với chúng ta hiện tiền, ngay trong đời này, và hạnh phúc hằng trăm ngàn lần tốt đẹp hơn sẽ chờ đợi chúng ta ở các cõi sống về sau.

Lợi ích thiết thực và hiện tại của nếp sống Phật giáo là đảm bảo cho chúng ta một tâm hồn trong sáng và thanh thản, là điều kiện tiên quyết của mọi sự hưởng thụ đích thực, kể cả hưởng thụ những niềm vui thế tục.

Trong nhân gian có câu: "Ắn thịt bò lo ngay ngáy, ăn cua cáy ngáy kho kho”. Ăn thịt bò mà tâm có lo âu vì những điều bất thiện, điều ác mình đã làm, thì làm sao hưởng được hương vị thơm ngon của thịt bò, thậm chí ăn chẳng buồn ăn, ngủ không buồn ngủ, vì người không giữ giới, luôn ở trong tâm trạng lo âu.

Đối với đạo Phật, sống đạo đức, giữ tâm hồn trong sáng và thanh thản, đó là bí quyết của hạnh phúc và an lạc.

Đạo Phật thực ra không phải chống sự làm giàu, khi thuyết pháp cho ông Cấp Cô Độc là vị nam thí chủ lớn nhất đối với Tăng chúng trong thời Đức Phật tại thế, Đức Phật có nói tới cái vui của người có tiền của, giàu có nhờ lao động chính đáng, lương thiện, cái vui của người có tiền của và biết dùng tiền của đó để làm điều thiện, cái vui của người không có nợ nần và cuối cùng là cái vui của người sống thiện, không bị lương tâm khiển trách. Và trong bốn cái vui nói trên, Đức Phật khẳng định cái vui của người sống thiện, không bị lương tâm khiển trách là cái vui lớn hơn cả. Vì sao? Vì rằng chỉ có người sống thiện, không bị lương tâm khiển trách mới có được cái tâm thanh thản để hưởng thụ mọi niềm vui khác, vật chất cũng như tinh thần.

Chính vì lẽ đó, mà vua Trần Nhân Tông trong bài "Cư Trần Lạc Đạo Phú”, đã nói rằng: Đối với người sống đạo đức thì dù sống trong nửa gian lều cũng không khác gì sống trên lâu đài ở cõi Trời v.v.

Nhược chỉn vui bề đạo đức, nửa gian lều quý nửa thiên cung; Dầu năng miễn thửa nhân nghì, ba phiến ngói yêu hơn lầu gác.

Có người hỏi: "Có kinh nào trong đó Đức Phật răn dạy cụ thể về quả báo chờ đợi những người không sống theo năm giới?” Xin trả lời: “Có”. Đó là đoạn kinh trong Tăng chi bộ, chương Tám pháp:

“Này các tỳ-kheo, sát sanh được thực hiện, tạo thành thói quen làm cho đầy đủ sẽ đưa tới địa ngục, đưa đến loài bàng sanh, dưa đến cõi ngạ quỷ. Quả dị thục hết sức nhẹ của sát sanh là được làm người với tuổi thọ ngắn .

“Này các tỳ-kheo, lấy của không cho được thực hiện, tạo thành thói quen, làm cho đầy đủ sẽ đưa đến địa ngục, đưa đến loài bàng sanh, đưa đến cõi ngạ quỷ. Quả dị thục hết sức nhỏ của lấy của không cho là được làm người với tài sản bị tổn hại.

“Này các tỳ-kheo, tà hạnh trong các dục được thực hiện, tạo thành thói quen, làm cho đầy đủ sẽ đưa đến địa ngục, đưa đến các loài bàng sanh, đưa đến cõi ngạ quỷ. Quả dị thục hết sức nhỏ của tà hạnh trong các dục là được làm người với sự oán thù của kẻ địch.

“Này các tỳ-kheo, nói dối được thực hiện, tạo thành thói quen, làm cho đầy đủ sẽ đưa đến địa ngục, đưa đến loài bàng sanh, đưa đến cõi ngạ quỷ. Quả dị thục hết sức nhẹ của nói dối là được làm người nhưng thường bị vu cáo không đúng sự thực.

“Này các tỳ-kheo, nói hai lưỡi được thực hiện, tạo thành thói quen, làm cho đầy đủ sẽ đưa đến địa ngục, đưa đến loài bàng sanh, đưa đến cõi ngạ quỷ. Quả dị thục hết sức nhẹ của nói hai lưỡi là được làm người nhưng mất hết bạn bè.

“Này các tỳ-kheo, nói lời ác được thực hiện, tạo thành thói quen, làm cho đầy đủ sẽ đưa đến địa ngục, đưa đến loài bàng sanh, đưa đến cõi ngạ quỷ. Quả dị thục hết sức nhẹ nhàng của lời nói ác là được làm người, nhưng phải nghe những lời ác độc, không thích ý.

“Này các tỳ-kheo, nói lời phù phiếm được thực hiện, tạo thành thói quen, làm cho đầy đủ sẽ đưa đến địa ngục, đưa đến loài bàng sanh, đưa đến cõi ngạ quỷ. Quả dị thục hết sức nhẹ của nói lời phù phiếm là được làm người nhưng phải nghe những lời khó chấp nhận.

“Này các tỳ-kheo, uống rượu men, rượu nấu được thực hiện, tạo thành thói quen, làm cho đầy đủ sẽ đưa đến địa ngục, đưa đến loài bàng sanh, đưa đến cõi ngạ quỷ. Quả dị thục hết sức nhẹ của uống rượu men, rượu nấu là được làm người với tâm điên loạn" (kinh Rất là nhẹ, AN 8.40).

Sống theo năm giới, nếu tội nặng, thí dụ phá giới liên tục ngày này qua ngày khác, tâm không chút ân hận, thì sau khi chết phải đọa xuống các cõi ác như địa ngục, bàng sanh và ngạ quỷ. Nhưng nếu tội nhẹ, cũng được sanh lại làm người, nhưng vẫn phải sống rất khổ. Với con mắt trí tuệ, con mắt Phật, Đức Phật thấy rõ như vậy, cho nên giảng bài kinh trên để răn dạy chúng ta. Chúng ta, những người con Phật, chúng ta hãy tin ở lời Phật dạy và sống theo đúng năm giới, mười điều thiện.

*

Để kết thúc, tôi xin phép nhắc lại một lần nửa nội dung của năm giới, kèm theo một vài giải thích giản đơn, để mọi người, mọi lứa tuổi, bất cứ làm nghề nghiệp gì cũng có thể hiểu và thực hành được:

Thứ nhất: Chớ có giết và chớ có chấp nhận giết hại. Làm hết sức mình để bảo vệ sự sống, chớ có làm những nghề nghiệp có hại cho người khác và thiên nhiên. Hãy gắng hết sức mình để nâng cao chất lượng sống của mình và mọi người. Hãy đừng tiếc sức mình để bảo vệ nền Hòa bình thế giới và Hòa bình khu vực.

Thứ hai: Đừng có lấy của không cho, đừng có trộm cắp. Hãy biết tôn trọng tài sản của người khác. Chớ có làm giàu bằng sự đau khổ của người khác; bằng sự đau khổ, sự tiêu diệt những chúng sinh khác. Hãy bố thí với lòng từ.

Thứ ba: Chớ có tà dâm, tà hạnh. Chớ có làm tan nát gia đình của người khác cũng như của gia đình mình. Hãy tôn trọng người phụ nữ và luôn luôn ứng xử tử tế, tế nhị đối với họ.

Thứ tư: Không được nói dối, chỉ nói những lời chân thực. Nếu là một sự thực không nên nói, thì thà giữ im lặng còn hơn. Dù là sự thực, cũng phải nói với lời lẽ hiền hòa và nói đúng lúc, đúng chỗ. Không được nói chia rẽ, gây mất đoàn kết. Luôn luôn nói lời hòa hợp. Không được nói lời ác độc, khó nghe và làm khổ tâm người khác Luôn luôn nói lời dịu hiền, dù là trong khi phê bình. Nói đúng thời, đúng nơi, nói vì sự thực, vì lợi ích của đạo và của chúng sinh, chứ không phải nói vì lợi ích của cá nhân mình.

Thứ năm: Chớ có dùng rượu hay bất cứ chất say nào khác. Rượu cũng như mọi chất say, chất ma túy, đều rất có hại, có hại về lâu về dài đối với cơ thể chúng ta, hệ thần kinh chúng ta. Cơ thể người là một tổ chức huyền diệu, là sản phẩm của nhiều thế hệ để lại cho chúng ta, hủy hoại cơ thể đó bằng rượu và chất ma túy khác, tức là phản bội lại các thế hệ tiền bối của chúng ta, phản lại cha mẹ, ông bà chúng ta.

Với nếp sống theo năm giới, mười điều thiện, chúng ta sống hạnh phúc và an lạc trong đời này, chúng ta sống có ích lợi tối đa cho bản thân, gia đình và xã hội. Chúng ta sống thực sự xứng đáng là con người, và rồi đây, sau khi chết đi, chúng ta nhất định sẽ tái sanh làm người, hay là làm loài trời.

Đó là thông điệp Chánh Pháp và Hạnh Phúc mà chúng tôi muốn giới thiệu.








    « Xem chương trước «      « Sách này có 4 chương »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Nắng mới bên thềm xuân


Thắp ngọn đuốc hồng


Kinh Đại Bát Niết bàn Tập 1


Truyện tích Vu Lan Phật Giáo

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.149.235.10 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...