Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Căn Bổn Thuyết Nhứt Thiết Hữu Bộ Tì Nại Da Tạp Sự [根本說一切有部毘奈耶雜事] »» Bản Việt dịch quyển số 31 »»

Căn Bổn Thuyết Nhứt Thiết Hữu Bộ Tì Nại Da Tạp Sự [根本說一切有部毘奈耶雜事] »» Bản Việt dịch quyển số 31

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.56 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.73 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Pháp Thức Căn Bản Của Thuyết Nhứt Thiết Hữu Bộ Tì Nại Da Về Các Duyên Sự

Kinh này có 40 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
Quyển đầu... ... 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37 | 38 | 39 | 40 |
Việt dịch: Thích Tâm Hạnh

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Quyển thứ ba mươi mốt
Nhiếp tụng bảy trong biệt môn sáu:
Ny bất tại tiền hành,
Kiến tăng ưng khởi kính,
Bạch tăng bán già tọa,
Quy tục cật vô duyên.
* Duyên xứ như trước. Bấy giờ, tại trú xứ Ðông Lâm của mẹ Lộc Tử, vào sáng sớm, cụ thọ Ðại Ca Nhiếp Ba mặc y mang bát vào thành khất thực. Ny cô Thổ La Nan Ðà cũng đi khất thực. Trông thấy Ðại Ca Nhiếp Ba, cô ta suy nghĩ: "Ta nên trừng trị kẻ ngu này".
Thấy Ca Nhiếp Ba sắp đi đến nhà nào, Thổ La Nan Ðà liền đến nhà ấy trước và đứng sau cánh cửa ngõ. Khi Ca Nhiếp Ba đến, cô ta lên tiếng:
- Thánh giả! Xin đi qua, nhà này chưa có thức ăn chín.
Tôn giả đi qua.
Sau khi nói như vậy, cô ta đi đến nhà khác, chờ Ca-Nhiếp Ba đến và nói như trước. Lần lượt như vậy, cho đến nhiều nhà đều nghe như nhau, Ca Nhiếp Ba rất ngạc nhiên. Nếu A-la-hán mà không quán sát trước thì cũng không biết nên ngài nhập định quán sát ai quậy phá mình, biết là ny cô Thổ La Nan Ðà, nên bảo:
- Này chị em! Cô không có lỗi gì, chỉ do cụ thọ A Nan Ðà gây ra tội lỗi này, cố xin Thế Tôn cho những hạng phụ nữ ác hạnh như vậy xuất gia thọ cận viên.
Các Bí-sô đem sự việc bạch Phật. Phật suy nghĩ: "Do Bí-sô ny nên có nhiều lầm lỗi, nơi Bí-sô khất thực, Bí-sô ny không được đi trước".
Sau khi suy nghĩ, Ngài bảo các Bí-sô:
- Việc ấy, Ca Nhiếp Ba nói đúng. Thế nên, từ nay Ta chế định cho các Bí-sô ny không được đi trước Bí-sô khất thực.
Các Bí-sô ny không dám đi trước nên khất thực bị khó khăn, thưa với Bí-sô. Bí-sô thưa với Phật. Phật dạy:
- Gặp Bí-sô khất thực, Bí-sô ny tránh qua chỗ khác.
* Duyên xứ như trước. Bí-sô ny Thổ La Nan Ðà đang thuyết pháp cho đại chúng vô số trăm ngàn người. Nhân thấy cụ thọ Ðại Ca Nhiếp Ba đi đến, mọi người đều đứng lên nhưng Thổ La Nan Ðà vẫn ngồi yên. Mọi người thưa với Thổ La Nan Ðà:
- Thánh giả! Ðại Ca Nhiếp Ba, trời người đều cung kính. Trông thấy ngài, chúng con đều cung kính đứng dậy, Thánh giả vẫn điềm nhiên ngồi yên, thật không tốt.
Ðáp:
- Ông ấy vốn là môn đồ ngoại đạo tà giáo rất ngu rất độn, đến đây xuất gia. Ta là Thích nữ xuất gia với Phật, thông suốt ba tạng lại giỏi thuyết pháp, khế hợp chân lý vấn đáp lưu loát, lẽ nào thấy ông ấy mà lại đứng lên chào?
Nghe nói như vậy, cả đại chúng đều bất mãn chê bai. Bí-sô đem sự việc bạch Phật. Phật dạy:
- Các trưởng giả Bà-la-môn có tín tâm chê bai đúng. Từ nay về sau, Bí-sô ny trông thấy Bí-sô phải đứng lên chào, ai vi phạm bị tội vượt pháp.
Như Thế Tôn dạy, ny thấy Bí-sô phải đứng dậy chào, sau đó vào lúc nọ, Bí-sô ny Liên Hoa Sắc đang thuyết giảng giáo pháp cho đại chúng trước cửa chùa. Nhân đi khất thực, cụ thọ A Nan Ðà đến trú xứ của ny. Trông thấy vị ấy đến, Liên Hoa Sắc vội vàng đứng dậy chào. A Nan Ðà đến ngồi vào chỗ ấy, hỏi:
- Sư cô đang thuyết pháp gì cho đại chúng vậy?
Ðáp:
- Ðang giảng thuyết kinh ...
Khi ấy, cụ thọ A Nan Ðà giảng thuyết ý nghĩa kinh ấy cho đại chúng. Sư cô Liên Hoa Sắc nhất tâm đứng yên nghe pháp. Vì mãi mê thuyết pháp, A Nan Ðà không bảo cô ấy ngồi xuống. Mệt mỏi vì đứng quá lâu lại bị nắng chiếu trên người, cô ấy nóng ngất ngã lăn ra đất. Trong chúng, những kẻ không có tín tâm cùng nhau chê bai:
- Tôi nghe ny cô Liên Hoa Sắc không có các dục nhiễm, ngày nay thấy A Nan Ðà tướng mạo tuấn tú nên sinh ý niệm khác lạ, lửa dục đốt tâm bị ngã lăn ra đất.
Nghe như vậy, các Bí-sô đem sự việc bạch Phật. Phật dạy:
- Này các Bí-sô, các trưởng giả Salamôn nói lỗi ấy rất đúng. Từ nay về sau, khi Bí-sô ny đến chỗ Bí-sô nghe thuyết pháp, nên bảo họ:
- Này sư cô hãy an tọa. Bí-sô nào thuyết pháp mà quên bảo ngồi, Bí-sô ny nên thưa cho vị ấy biết rồi tùy chỗ mà ngồi.
* Duyên xứ như trước. Như Thế Tôn dạy, này các Bí-sô, nhờ thí dụ này có thể hiểu được ý nghĩa của pháp. Các ông hãy lắng nghe, Ta sẽ dạy bảo tóm lược:
- Mặt trời mọc nghĩa là Như Lai xuất hiện trong thế gian, dụ như mặt trời mọc lên chiếu ánh sáng rực rỡ.
Các chim đều hót nghĩa là người thuyết pháp phải cân nhắc nghĩa lý.
Nông phu canh tác nghĩa là những tín thí đàn-việt kinh doanh trong ruộng phước trí của đệ tử Ta.
Bọn giặc đều bị tán loạn nghĩa là ma-quân và ngoại đạo đều chạy trốn.
Như vậy, này các Bí-sô, hãy mau thi hành những giáo lệnh cần làm mà đức Như Lai Ðại sư dạy cho các đệ tử Thanh Văn, chỉ vì thương xót nên dùng tâm đại bi làm cho thành tựu lợi ích. Những việc cần làm, Ta đã làm xong. Các ông hãy tu tập việc cần làm như xa lìa sự ồn ào, ở riêng chỗ yên tịnh, đến khu rừng vắng dưới gốc cây, hoặc trong căn phòng trống, hoặc sườn núi hoặc nơi hang động, hoặc nơi đám cỏ, hoặc nơi đất trống, hoặc nơi nghĩa địa, thi-lâm, tùy nghi dùng ngọa cụ đủ che thân. Với những chỗ ấy, các ông có thể quan sát tâm ý, chuyên cần tu tập thiền quán không nên phóng dật, chớ để sau này sinh tâm hối hận. Ðây là những lời giáo giới của Ta.
Nghe lời Phật dạy như vậy, các Bí-sô đi đến rừng núi hang động nơi vườn cây, ao nước, nhiều hoa trái, nhất tâm thiền quán xa lìa phóng dật.
Các Bí-sô ny cũng đến gần vườn vua, nơi rừng cây mát hoặc nơi khác. Tùy lúc, chỉ thọ nhận ngọa cụ dùng đủ thân thể. Khi ngồi kiết già yên tịnh tư duy, bị trùng chui vào đường tiểu tiện làm cho họ đau đớn. Nghe như vậy, Thế tôn bảo các Bí-sô:
- Chư ny không nên ngồi kiết già tu thiền định, nên ngồi bán già.
Chư ny làm đúng theo lời Phật dạy, có khi bị trùng nhỏ chui vào thân làm cho khó chịu. Phật dạy:
- Nên dùng y cũ và lá mềm lót kỹ rồi mới ngồi thiền định.
* Duyên xứ như trước. Cụ thọ Ô Ba Ly thưa Thế Tôn: - Ðại đức! Nếu Bí-sô ny xả giới hoàn tục rồi, cầu xuất gia lại, được xuất gia thọ cận- viên không?
Phật dạy:
- Này Ô Ba Ly! Ny đã xả giới một lần, không được xuất gia lại.
* Duyên xứ như trước. Cụ thọ Ô Ba Ly thưa Thế Tôn:
- Ðại đức! Trước đây có chế định Bí-sô ny không được cật vấn những lỗi về phá giới, phá kiến, phá uy nghi, phá chánh mạng của Bí-sô, vậy có trường hợp nào các Bí-sô ny được thưa hỏi về tội lỗi của Bí-sô không?
Phật bảo:
- Này Ô Ba Ly! Không có trường hợp nào các Bí-sô ny được trách hỏi Bí-sô về những lầm lỗi tương tự như loại tội trên.
Nhiếp tụng tám trong biệt môn sáu:
Trưởng giả dữ tiền thực,
Tiền xúc bất tương tị,
Bất vấn ẩn tiết sự,
Cận viên tọa ưng tri.
* Duyên xứ như trước. Trưởng giả kia giàu có vô cùng, lấy vợ đã lâu nhưng không có trai gái gì cả. Sau này, khi tài sản đều tiêu tán hết, ông ta bảo vợ:
- Hiện nay ta đã già không thể làm ra tiền nữa, muốn đến rừng Thệ Ða để cầu xuất gia.
Vợ nói:
- Thánh tử! Nếu ông xuất gia, tôi biết nương tựa vào đâu, cũng nên xuất gia.
Chồng nói:
- Hiền thủ! Vậy hãy cùng đi.
Ðưa vợ đến gặp Ðại thế chủ Kiều Ðàm Di, lạy sát hai chân, thưa:
- Thánh giả! Ðây là vợ của con ưa thích xuất gia trong pháp luật thiện thuyết, xin ngài từ bi nhận cho. Con cũng đi đến rừng Thệ Ða đểû xuất gia.
Ðáp:
- Lành thay, nam tử, vợ chồng có thể phát được tâm thắng diệu này cùng nhau xuất gia thật là việc tốt. Như Thế Tôn dạy, người xuất gia có năm thắng lợi, công đức vô biên được chư Thánh khen tặng. Năm thắng lợi ấy như đã nói ở trước. Người hãy đến đây, ta cho xuất gia.
Ðại thế chủ Kiều Ðáp Di liền xuống tóc cho người vợ. Trưởng giả đến rừng Thệ Ða cầu xin một Bí-sô cho mình xuất gia.
Bấy giờ khắp nơi gần xa trong thành đều nghe việc này, họ nói:
- Trưởng giả có phước nên được xuất gia, được nhiều vật tứ sự cúng dường tốt đẹp.
Một hôm, Bí-sô này đi vào thành khất thực. Bí-sô ny (vợ cũ) kia cũng đi khất thực. Gặp lúc đói kém, khất thực khó khăn, gặp nhau, Bí-sô này hỏi:
- Nhân giả, sinh sống như thế nào?
Ðáp:
- Gặp thời buổi đói kém, khất thực khó khăn, sống rất khổ cực.
Bí-sô bảo:
- Tôi được cúng dường nhiều thức ăn uống, nếu Phật cho phép sẽ chia cho hết một nữa.
Về đến trú xứ, Bí-sô ny này thưa với ny chúng sự việc này. Nghe xong, ny chúng thưa với Bí-sô. Bí-sô bạch Phật. Phật dạy:
- Nếu các Bí-sô gặp Bí-sô ny như vậy, gặp lúc đói kém khất thực khó được nên chia sớt cho họ, chớ nên nghi ngại.
Như Thế Tôn dạy, nếu các Bí-sô gặp Bí-sô ny như vậy, gặp lúc đói kém khất thực khó được nên chia sớt cho họ, chớ nên nghi ngại; sau khi khất thực Bí-sô liền chia bớt một nữa thức ăn cho Bí-sô ny và vị ấy thường đến nhận như vậy. Một hôm, Bí-sô ny ấy được thức ăn nên không đến nhận nữa. Bí-sô suy nghĩ: "Ny đã được thức ăn nơi khác nên không đến nhận nữa, để dành làm gì".
Nghĩ như vậy nên Bí-sô không chia phần.
Hôm sau, ny đến xin thức ăn, Bí-sô bảo:
- Nhân giả! Hôm qua không thấy đến nên không chia thức ăn ra, hiện nay tuy có nhưng đã thành thức ăn tàn túc ố xúc, không thể dùng được.
Nghe như vậy, ny lạy sát chân rồi trở về, đến trú xứ ny kể lại sự việc. Ny thưa Bí-sô. Bí-sô bạch Phật. Phật dạy:
- Từ nay trở về sau, Bí-sô ny được dùng tàn xúc thực của Bí-sô và Bí-sô được dùng tàn xúc thực của Bí-sô ny.
* Duyên xứ như trước. Bấy giờ giữa Tăng, có Bí-sô hỏi Bí-sô ny về chuyện kín vụn vặt khác với giới bên Tăng. Nghe hỏi, ny xấu hổ, che mặt chịu trận. Các Bí-sô đem sự việc bạch Phật. Phật dạy:
- Bí-sô không nên hỏi Bí-sô ny về những chuyện kín vụn vặt. Nhưng Bí-sô ny có thể hỏi với nhau. Bí-sô nào vi phạm bị tội vượt pháp.
Bị Bí-sô lại hỏi việc kín giống giới bên Tăng, họ lại xấu hổ. Phật dạy:
- Bảo vị ny khác hỏi ny này.
Sau khi họ đem sự việc ấy nói cho ny khác rồi, vị này mới đem báo lại cho Bí-sô. Do không nói trực tiếp nên ít bị xấu hổ.
* Duyên xứ như trước. Cụ thọ Xá Lợi Tử ... sau khi cho một Bí-sô ny thọ cận viên, nói kệ bảo:
Ngươi thọ giới cụ-túc,
Trong giáo pháp tối thắng,
Phải chí tâm phụng trì,
Khó được thân không chướng,
Ðoan chính để xuất gia,
Thanh tịnh được viên mãn,
Ðây là lời chân thật,
Hiểu biết của Chánh-giác.
Khi dạy xong, Xá Lợi Phất bảo:
- Này cô có thể ra đi.
Trong lúc ấy, bị nguyệt kỳ xuất ra nên vị ny này xấu hổ không dám đứng dậy.
Quán sát biết rõ sự việc, Xá Lợi Phất liền đứng dậy bỏ đi.
Ny chúng hỏi:
- Này cô, vừa thọ giới cận viên xong, chưa rời khỏi đàn tràng, vì sao đã gây phiền não cho thân-giáo-sư, bảo đứng dậy không tuân lời như vậy?
Ðáp:
- Thưa các chị, vị ấy là bậc đại nhân không nên để thấy việc xấu nhỏ mọn của em. Sao các chị không biết cho lại còn trách mắng? Vì ngồi xổm nên nguyệt kỳ của em xuất ra, làm sao đứng dậy đi?
Nghe như vậy, chư ny nói với Bí-sô. Bí-sô bạch Phật. Phật dạy:
- Từ nay về sau, khi truyền cận viên cho ny không để họ ngồi xổm, nên ngồi trên gạch hoặc trên tòa cỏ hay trên nệm nhỏ vì chư ny thân thể mềm yếu.
Nhiếp tụng chín trong biệt môn sáu:
Bí-sô dư ngọa cụ,
Ung dữ Bí-sô ny,
Ny bất đạp kiều bản,
Bất trước trang thân vật.
* Duyên xứ như trước. Bấy giờ, cùng năm trăm Bí-sô ny du hóa nhân gian, khi vừa đến rừng Thệ Ða thì trời sắp tối, Ðại thế chủ Kiều Ðáp Di suy nghĩ: "Trời đã chiều tối không thể vào thành kịp, chúng ta nên cùng nhau tùy nơi cư trú, chờ đến sáng rồi vào thành". Cùng nhau ngủ nơi đất trống trong chùa, y phục của họ đều bị lấm đất dơ bẩn. Sáng hôm sau, họ suy nghĩ: "Bây giờ, nếu không đảnh lễ Ð?i sư thì vào thành rồi cũng phải trở lại". Do đó, họ đến gặp Phật, đảnh lễ sát chân rồi ngồi qua một bên. Thấy y phục của họ dính bụi đất dơ nhớp, biết nhưng Phật vẫn hỏi Kiều Ðáp Di:
- Vì sao y phục bị dơ nhớp như vậy?
Kiều Ðáp Di thưa lại sự việc.
Ðức Phật bảo cụ thọ A Nan Ðà:
- Những ngọa cụ dư của Bí-sô có đưa cho ny không?
Bạch:
- Không đưa.
Phật bảo A Nan Ðà:
- Từ nay về sau ngọa cụ dư cũ của Bí-sô đã thọ dụng nên cho lại Bí-sô ny, chớ nên nghi ngại.
Như Thế Tôn dạy, nên cho Bí-sô ny ngọa cụ; các Bí-sô khi phân ngọa cụ đều lấy loại xấu kém nhất để dùng và giữ lại loại tốt nhất đưa cho Bí-sô ny. Phật dạy:
- Không nên giữ loại tốt lại để đưa cho Bí-sô ny, nên đưa loại thô, tùy thời cung cấp chớ để thiếu thốn, nếu cần thức ăn cũng nên đưa.
* Duyên xứ như trước. Vào sáng sớm, cụ thọ Ðại Ca Nhiếp Ba mặc y mang bát vào thành khất thực. Bí-sô ny Thổ La Nan Ðà từ ngoài đi đến muốn về trú xứ. Gặp khi nước sông lớn, thấy Ca Nhiếp Ba đi trên cầu ván nên Thổ La Nan Ðà suy nghĩ: "Hãy trừng trị vật ngu độn này".
Cô ta vội đến bên cầu, dùng sức đạp tấm ván. Bị rơi xuống sông, y phục ướt hết, bát chìm dưới nước, tích trượng trôi mất, Ca Nhiếp Ba nói:
- Cô không phạm lỗi, chính do cụ thọ A Nan Ðà gây ra lỗi này vì cố xin Thế Tôn độ hạng phụ nữ có ác hạnh này xuất gia làm ny trong Phật pháp.
Nghe như vậy, Bí-sô bạch Phật. Phật suy nghĩ: "Do Bí-sô ny nên có nhiều lỗi lầm".
Ngài bảo:
- Từ nay về sau, Bí-sô ny không được đi chung với Bí-sô trên cầu. Ai vi phạm bị tội vượt pháp.
Như Thế Tôn dạy:
- Bí-sô ny không được đi chung với Bí-sô trên cầu;
Gặp trường hợp có cầu lớn vững chắc, các Bí-sô ny không dám đi chung. Phật dạy:
- Nếu cầu to lớn vững chắc, cùng đi chung không phạm lỗi.
* Duyên xứ như trước. Vào buổi sáng, Bí-sô ny Thổ La Nan Ðà mặc y mang bát vào thành khất thực, tuần tự đi đến chỗ của phu nhân Thắng Man. Trông thấy, phu nhân chào đón:
- Lành thay! Rồi trải tòa mời cô ấy ngồi cùng nhau đàm đạo.
Thổ La Nan Ðà hỏi Thắng Man:
- Này chị! Làm sao cho mông to eo nhỏ?
Ðáp:
- Thánh giả! Cần gì hỏi việc này, con chỉ dùng vật bó eo lại cho vui lòng vua.
Ny hỏi:
- Tôi đang rảnh, muốn hỏi rõ.
Ðáp:
- Thánh giả! Con dùng vật quấn chặt eo lại nên mông nhô ra.
Ny nói:
- Vì vậy nên khi trông thấy, mọi người đều yêu mến.
Thắng Man im lặng.
Về đến trú xứ, ny ấy vẫn mang y này. Chư ny hỏi:
- Ðây là y phi pháp nào hợp cho ny dùng?
Họ thưa các Bí-sô. Bí-sô bạch Phật. Phật dạy:
- Ðây là y phi pháp, ai dùng bị tội vượt pháp.
* Duyên xứ như trước. Bí-sô ny Thổ La Nan Ðà thấy ngực phu nhân tròn đẹp nên hỏi như trước. Phu nhân đáp:
- Con mặc áo che ngực.
Lại thấy phu nhân dùng áo đỡ ngực, đai buộc lưng, Thổ La Nan Ðà đều hỏi, được trả lời như trước. Cô ta liền học và xử dụng các loại này. Phật dạy:
- Không được xử dụng. Ai dùng bị tội vượt pháp.
Nhiếp tụng mười trong biệt môn sáu.
Bất thế thủy ô y,
Bất trì tử thai tử,
Bất thôn ư b?t tịnh,
Xúc kỷ tử phi tha.
* Duyên xứ như trước. Một hôm, Bí-sô ny Thổ La Nan Ðà vào thành khất thực. Ðại Ca Nhiếp Ba cũng vào thành khất thực và đang đi bên cạnh mương nước. Thấy tôn giả, Thổ La Nan Ðà suy nghĩ: "Ta hãy sửa trị người ngu này". Bưng cục đất lớn đến bên cạnh tôn giả, cô ta ném vào mương nước làm cho nước hôi thối dơ nhớp làm bẩn cả y của vị kia.
Tôn giả nói:
- Cô không có lỗi, chính cụ thọ A Nan Ðà gây ra lỗi này ... như trên.
Các Bí-sô nghe như vậy nên bạch Phật. Phật dạy:
- Bí-sô ny không được làm cho nước dơ bẩn làm nhớp y Bí-sô. Ai vi phạm bị tội vượt pháp.
* Duyên xứ như trước. Có một trưởng giả giàu có nhiều của cải, cưới vợ chưa bao lâu lại mang hàng hóa đi buôn bán nơi khác. Ở nhà, người vợ ăn ngon mặc đẹp, tâm dâm dục bùng cháy, thông dâm với một đàn ông khác nên có thai. Sau vài tháng cô ta suy nghĩ: "Ta nên phá thai, nếu để thế này, ngày về tất chồng sẽ hại ta". Sau khi trục thai ra, cô ta lo lắng không biết đem để nơi nào. Trong lúc ấy, nhân đi khất thực, Bí-sô ny Thổ La Nan Ðà đến nhà ấy, bảo:
- Người đẹp ơi, hãy cho thức ăn vào bát.
Ðáp:
- Thánh giả hãy đi đi, không có người đưa thức ăn vì tôi đang buồn khổ.
Hỏi:
- Người đẹp ơi, có người chết à!
Ðáp:
- Không có người chết nhưng tôi bị xẩy thai không biết bỏ ở đâu?
Bảo:
- Này người đẹp, nếu ta đem bỏ cho, cô có thể thường xuyên cúng dường thức ăn vào bát không?
Ðáp:
- Xin vâng.
Hỏi:
- Cô có thể cung cấp luôn cho thị giả và người tri sự của ta không?
Ðáp:
- Xin cấp cả.
Ny cô liền dùng bát lớn đựng thai chết đ?n chỗ nhà vắng để vứt bỏ. Trước đó, trong nhà ấy có nhóm đàn ông lêu lỏng đang đứng tụ tập, trông thấy nên hỏi:
- Thích nữ trọc đầu muốn làm gì vậy?
Ðáp:
- Chỉ do bọn đàn ông vô lại các ngươi tư thông với phụ nữ của người, gây ra tội lỗi này làm ta phải đi bỏ.
Nghe như vậy, bọn đàn ông mắng chưởi bỏ đi. Trên đường đi, gặp chư ny, họ nói:
- Này vật tội lỗi, ny Thổ La Nan Ðà của các ngươi đang làm nghiệp ác là vứt bỏ thai nhi.
Chư ny im lặng, về thưa lại Bí-sô. Bí-sô bạch Phật. Phật suy nghĩ:
- Ny dùng bát lớn có lỗi như vậy. Thế nên chư ny không được dùng bát lớn.
Phật bảo các Bí-sô:
- Thổ La Nan Ðà hành động trái hạnh Sa-môn, chư ny không được làm những việc phi pháp như vậy, không được dùng bát lớn. Ny nào dùng bát lớn, làm việc phi pháp như vậy, bị tội vượt pháp.
Như Phật đã chế ny không được dùng bát lớn, chư ny không biết dùng bát cỡ nào. Phật dạy:
- Bát nhỏ của Bí-sô bằng bát lớn của Bí-sô ny.
* Duyên xứ như trước. Ny cô Cấp Ða sau khi nhỏ một giọt nước bất tịnh vào miệng, lại đưa một giọt vào hạ căn. Nghiệp báo của chúng sinh bất khả tư nghị, do đó cô ta có thai và sinh đồng tử Ca Nhiếp Ba.
Bấy giờ, ny cô Cấp Ða không dám đưa tay tiếp xúc nên đứa bé khóc lóc. Những người thân hỏi:
- Vì sao đứa bé khóc?
Nghe hỏi ny im lặng, các ny khác nói:
- Thế Tôn chế giới không được tiếp xúc nam giới nên cô ấy không dám gần vì vậy đứa bé khóc lóc.
Họ đáp:
- Thế Tôn đại bi, sao lại không cho tiếp xúc con mình. Mẹ không bồng bế làm sao nó sống?
Nghe nói ny khen ngợi, đến thưa Bí-sô. Bí-sô bạch Phật. Phật dạy:
- Ðược tiếp xúc con mình, nuôi dưỡng bồng bế không có lỗi.
* Duyên xứ như trước. Như lời Phật dạy con của mình thì được tiếp xúc, nuôi dưỡng bồng bế; người nữ nhiều luyến ái nên giữ lấy đứa bé tranh nhau bồng ẳm, chuyền vai này sang vai kia, làm cho đứa bé đến n?i gầy ốm. Thấy vậy, thân thuộc hỏi:
- Vì sao như vậy?
Nghe họ kể lại sự việc, mọi người bất mãn đem bạch Phật. Phật dạy:
- Chư ny không được tiếp xúc con nhỏ của người khác. Ai vi phạm bị tội vượt pháp.
Tổng nhiếp tụng môn thứ bảy:
Cấp Ða ny bất trụ,
Tăng khước kỳ, nhị hình,
Ðạo tiểu yết ma thời,
Cô tửu ny căn chuyển,
Tự ngoại bất dĩ cốt,
Ðệ thất nhiếp ưng tri.
Nhiếp tụng một trong tụng môn bảy:
Cấp-đa dữ ny túc,
Vương-xá, dược-xoa thần,
Thí y nhi hệ cảnh,
Xưng danh dữ tế thực.
* Duyên xứ như trước. Như Thế Tôn dạy, Bí-sô ny không được ngủ đêm với nam giới trong một phòng. Do đó ban đêm, Bí-sô ny Cấp Ða đưa đồng tử Ca Nhiếp Ba ra ngủ bên ngoài làm cho đứa bé khóc lóc. Nghe tiếng khóc, mọi người hỏi Cấp Ða:
- Ban đêm vì sao đồng tử Ca Nhiếp Ba khóc lóc như vậy?
Ny cô này im lặng, các ny khác nói:
- Thế Tôn không cho phép Bí-sô ny được ngủ đêm cùng phòng với nam giới nên để ở ngoài vì vậy nó khóc lóc.
Mọi người nói:
- Thế Tôn đại bi, nếu trẻ nhỏ không ngủ chung với mẹ sẽ bị bệnh hoạn, nên thưa với Phật.
Chư ny thưa Bí-sô, Bí-sô bạch Phật. Phật dạy:
- Này ny Cấp Ða nên xin với Tăng già cho yết ma được ngủ đêm cùng phòng với con. Nên xin như thế này:
-Trải tòa, đánh kiền chùy, sau khi ny chúng đã tập họp, ny Cấp Ða chắp tay lễ bái theo pháp, ngay trước thượng tọa, ngồi trên tòa cỏ, trên gạch, hay trên tấm nệm, chắp tay thưa rằng đại đức ny Tăng già lắng nghe, tôi là Bí-sô ny Cấp Ða sinh con trai, muốn cùng ngủ đêm cùng phòng với con. Nay theo Bí-sô ny Tăng già xin cho yết ma được ngủ đêm cùng phòng với con. Ngưỡng mong ny Tăng-già cho tôi yết ma được ngủ đêm cùng phòng với con, xin từ mẫn cho. (thưa ba lần như vậy).
Thứ đến bảo ny Cấp Ða đến chỗ thấy nhưng không nghe, sai một Bí-sô ny tác bạch yết-ma, theo như sau:
- Ðại đức ny Tăng già lắng nghe, Bí-sô ny Cấp Ða này tự sinh con trai. Nay Cấp Ða theo Bí-sô ny Tăng già xin yết ma cho phép cùng ngủ đêm chung phòng với con. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Bí-sô ny Tăng già đồng ý, nay Bí-sô ny Tăng già tác yết ma cho Cấp Ða được ngủ đêm chung phòng với con. Ðây là lời tác bạch.
Thứ đến tác yết ma:
- Ðại đức ny Tăng già lắng nghe, Bí-sô ny Cấp Ða này tự sinh con trai. Nay Cấp Ða theo Bí-sô ny tăng già xin yết ma cho phép cùng ngủ đêm chung phòng với con. Nay Bí-sô ny tăng già tác yết ma cho Cấp-đa được ngủ đêm chung phòng với con. Nếu Bí-sô ny tăng già cho phép Cấp Ða được ngủ đêm chung phòng với con thì im lặng, vị nào không đồng ý thì nói ra. Bí-sô ny tăng già đã yết ma cho phép Cấp đa được ngủ đêm chung phòng với con rồi. Bí-sô ny tăng già đã cho phép vì im lặng, tôi xin ghi nhận như vậy.
Bí-sô ny nào đã được tăng già tác yết ma cho phép được ngủ đêm chung phòng với con rồi, thì được phép ngủ đêm chung phòng với con, chớ nghi ngại.
Bạn của ny Cấp Ða cũng ngủ cùng phòng, ny thưa Bí-sô, Bí-sô bạch Phật. Phật dạy:
- Ny có con được ngủ với con mình, người khác không được. Người khác ngủ chung bị tội vượt pháp.
Khi đã lớn, con của Cấp Ða vẫn ngủ chung phòng, ny thưa Bí-sô; Bí-sô bạch Phật. Phật dạy:
- Nếu con đã lớn, ny không được ngủ chung phòng.
* Phật ở vườn Trúc Lâm, thành Vương Xá.
Bấy giờ, có vị thần Dược xoa tên Sa Ða cư trú bên sườn núi trong thành này. Vị này thường ủng hộ đại vương Ảnh Thắng và phi hậu trong cung, phụ tướng các quan cùng nhân dân. Nhờ sức của vị này, vua và mọi người đều an lạc. Ở xứ này, mưa thuận gió hòa, ruộng lúa tươi tốt, hoa trái suối sông đều sung mãn, không bị đói kém, mong muốn dễ được.
Bấy giờ các Sa-môn, Salamôn, kẻ bần cùng cô độc, thương nhân ... đều đến tập trung ở nước Ma Yết Ðàø, đều được Dược xoa này che chở. Dược-xoa Sa Ða lại lấy vợ thuộc đồng loại và chung sống với nhau.
Nước Kiền Ðà La ở phương Bắc, có Dược-xoa tên Bán Giá La Sống và ủng hộ nơi ấy làm cho đất nước kia an ổn giàu có so với Ma Yết Ðà không khác. Dược-xoa này cũng lấy vợ thuộc đồng loại và chung sống với nhau.
Một hôm, Dược-xoa ở các phương tổ chức đại hội. Khi gặp nhau, hai Dược xoa này rất mến mộ nhau kết làm bạn thân. Sau khi từ biệt trở về chốn cũ, Dược xoa Sa Ða gửi sang những hoa quả thượng hạng ở Ma Yết Ðà sang Bán Gia La. Dược xoa này cũng gửi những hoa quả ở phương Bắc sang Sa Ða. Nhiều lần như vậy, họ rất thân tình tốt đẹp với nhau. Nhân khi hội họp, lại được vui mừng gặp nhau, Sa Ða bảo với Bán Giá La:
-Làm cách gì để sau khi chúng ta qua đời, con cháu chúng mình thân ái nhau không rời.
- Bán Giá La nói:
- Lành thay lời này, ý tôi cũng như vậy.
Sa Ða nói:
- Từ nay hãy chỉ bụng kết thân, hai nhà chúng ta nếu sinh nam nữ thì kết hôn với nhau.
Người kia nói:
- Thật tốt.
Không bao lâu, vợ Sa Ða có thai, đủ tháng sinh một bé gái hình dáng xinh đẹp, ai cũng ưa thích. Khi sinh cô bé, các Dược xoa đều vui mừng, nên thân quyến đặt tên là Hoan Hỷ.
Nghe bạn sinh con gái, Bán Giá Ða rất vui mừng suy nghĩ: "Dược xoa Sa Ða là bạn thân của ta đã sinh con gái, ta sẽ sinh trai. Cô bé ấy là dâu mới yêu quý của ta, nên làm những chuỗi ngọc trang sức và y phục sai người đem sang và kèm thư với nội dung nghe bạn sinh con gái, tôi rất vui mừng nên gửi y phục sang, xin vui lòng nhận cho".
Sau khi nhận thư, Sa-đa gửi thư báo lại.
Do ý của Bán Giá La chỉ cầu con trai nên không bao lâu vợ có thai, đủ tháng sinh bé trai. Ðến khi đặt tên, vì là con của Bán Giá Ca nên đặt tên là Bán Chi Ca.
Nghe Bán Giá Ca sinh con trai, Dược xoa Sa Ða suy nghĩ: "Bạn ta sinh con trai, chẳng lẽ ta bỏ lơ, hãy gửi y phục anh lạc để biểu lộ chúc mừng. Cháu ấy chính là chồng con gái ta chứ gì".
Dược xoa này gửi thư: "Nghe bạn sinh con trai, tôi rất vui mừng, xin gửi y phục anh lạc để chúc mừng, mong bạn nhận cho tấm lòng chân thật của tôi".
Sau khi nhận thư, vị kia viết thư báo lại: "Trước đây có hứa kết thân, từ nay đã toại nguyện, đợi chúng thành thân sẽ tiến hành chuyện hôn nhân".
Vợ Dược xoa Sa Ða lại có thai, khi ấy các núi phát tiếng vang như voi lớn rống. Ðủ tháng, đến khi sinh, núi lại phát tiếng vang. Thân thuộc bàn nhau: "Ðứa bé này, khi vào thai và khi sinh ra, núi đều phát tiếng vang, lại là con trai của Sa Ða vậy nên đặt tên là Sa Ða Sơn".
Khi cậu này khôn lớn, cha qua đời nên cậu ta lên làm gia chủ. Hoan Hỷ cũng đã trưởng thành, bảo với em:
- Chị muốn đi chơi trong thành Vương-xá, bắt lấy những trẻ con trai gái sơ sinh của mọi người để ăn thịt.
Em nói:
- Này chị, em từng nghe cha chúng ta ủng hộ chủ thành và nhân dân, làm cho họ được an lạc thoát khỏi những buồn khổ. Từ nay, chúng ta cũng nên hộ trì thêm. Ðây là khu vực chúng ta phòng hộ. Nếu có kẻ khác đến gây tổn hại, chúng ta cũng phải ngăn lại, sao chị lại sinh ác niệm như vậy, hãy bỏ ý nghĩ âùy đi.
Nhưng vì tiền thân đã phát nguyện tà ác, do sức tập khí ấy nên Dược-xoa nữ này vẫn nói với em như trước.
Biết ý của chị mình khó thay đổi, em suy nghĩ: "Sức ta không thể ngăn được ác niệm của chị ấy, nhưng khi còn sống, cha đã hứa gả chỉ cho người khác, vậy ta nên tổ chức đám cưới".
Người em viết thư cho Dược xoa Bán Giá La với nội dung:
- Chị Hoan Hỷ của cháu đã lớn, xin bác mau đến đây làm việc kết thân.
Nhận được thư, Bán Giá La đem nhiều lễ vật đến thành Vương Xá cưới dâu đem về chỗ của mình.Sau khi về thành Ma Yết Già, sống tương đắc với chồng một thời gian, Dược xoa nữ nói:
- Anh ơi! em muốn đến thành Vương Xá bắt con trai gái sơ sinh của mọi người để ăn thịt.
Ðáp:
- Hiền thủ, đấy là trú xứ của gia tộc em, kẻ khác đến gây hại còn muốn ngăn lại, tại sao em lại muốn làm việc bạo ngược phát sinh ác niệm như vậy, thôi đừng nói như vậy nữa.
Do sức huân tập của nguyện tà ác đã phát ở đời trước, cô ta biểu lộ bất mãn, ôm lòng sân hận tạm im lặng.
Sau một thời gian, cô ta sinh một con trai, lần lượt đến đứa thứ năm trăm. Ðứa con nhỏ nhất tên Bé Yêu Thương. Ỷ vào sự cường thịnh của gia đình, mẹ muốn làm việc phi pháp. Tuy được chồng nhiều lần khuyên bảo nhưng bà ta không nghe lời. Biết tâm ý vợ nên chồng không nói nữa.
Khi ấy, Hoan Hỷ tùy ý tung hoành trong thành Vương Xá, tuần tự bắt trai gái sơ sinh của mọi người để ăn thịt.
Trong thành bị mất nam nữ, dân chúng cùng nhau tâu lên vua:
- Trai gái của chúng thần đều bị bắt trộm mất, không biết là ai đã gây việc tàn hại này, chúng thần quá đau khổ, phải làm gì đây, xin vua từ bi khéo tìm kiếm cho.
Vua ra lệnh hộ vệ khắp nơi, sai quân canh gác bốn cửa thành. Quân sĩ cũng bị bắt cóc, sáng ra mất ít người, không biết đi đâu. Phụ nữ có thai cũng bị bắt đưa đến nơi khác. Bấy giờ, tai nạn này khủng bố khắp trong thành Vương-xá. Các quan lại tâu vua:
- Trong đất nước này đang sinh tai nạn lớn.
Sau khi họ nói rõ sự việc, vua rất kinh hãi, triệu bốc sư đến để hỏi nguyên do ấy.
Ðáp:
- Tai nạn khủng bố này đều do Dược-xoa gây ra, hãy mau sắm sửa thức ăn thơm ngon để cúng tế.
Vua hạ chỉ đánh trống truyền lệnh báo cho nhân dân:
- Kể cả chủ khách trong đất nước của ta đều phải chuẩn bị đầy đủ thức ăn hương hoa, quét dọn đường sá trong thành và làng xóm, trang trí xinh đẹp, đánh trống tấu nhạc, chuông linh, cờ phướng.
Nhân dân trong thành tuân theo lệnh vua, đều chí tâm bày biện thức ăn hương hoa ... trang hoàng đường sá như vườn Hoan Hỷ, cúng tế khắp nơi. Tuy mệt sức cúng tế đầy đủ nhưng tai họa vẫn không hết, họ khổ não lo buồn nhưng không biết tính sao cả.
Bấy giờ, thiên thần thủ hộ thành Vương xá báo mộng cho mọi người rằng trai gái của các người đều bị Dược xoa Hoan Hỷ ăn thịt. Các người hãy đến gặp đức Thế Tôn, Ngài sẽ trừ diệt tất cả tai họa.
Mọi người thưa với thần:
- Nó đã bắt trai gái của chúng con ăn thịt vậy là Dược xoa Ác Tặc, sao gọi là Hoan Hỷû?
Nhân đó, mọi người gọi là nữ Dược xoa Ha Lị Ðể.
Trong thành Vương xá, nghe như vậy, mọi người đều đến gặp đức Phật, lạy sát hai chân Ngài:
- Bạch Thế Tôn! Nữ Dược xoa Ha Lị Ðể này đã nhiều đêm gây chuyện bất lợi cho nhân dân trong thành Vương Xá. Trước đây, chúng con không ác niệm với nó nhưng nó lại có tâm độc hại với chúng con. Trẻ con trai gái mới sinh đều bị nó bắt ăn thịt. Cầu mong Thế tôn thương xót chúng con mà điều phục nó.
Khi ấy, Thế Tôn im lặng nhận lời.
Biết Phật đã nhận lời, họ đảnh lễ sát chân Phật rồi từ giã.
Sáng hôm sau, đức Phật mặc y mang bát vào thành khất thực, tuần tự đi bát xong, trở về chỗ cũ. Sau khi thọ trai, đức Phật đến chỗ ở của Dược xoa Ha Lị Ðể nhưng Dược xoa ấy đi vắng, để Bé Yêu Thương ở nhà. Thế Tôn dùng bát chụp trên Dược xoa con này. Do uy lực của Như Lai làm cho anh không thấy em nhưng em thấy các anh.
Khi về đến nhà, không thấy con nhỏ, nữ Dược xoa kinh hoảng chạy khắp nơi tìm kiếm và hỏi các con:
- Bé Yêu Thương ở đâu?
Ðáp:
- Chúng con đều không thấy.
Dược xoa nữ đấm ngực khóc lóc nước mắt ràn rụa, miệng mồm khô héo, tinh thần mê loạn, trong lòng đau khổ chạy đến thành Vương-xá, đi khắp các phố phường, đường sá, vườn rừng, ao hồ, thiên miếu, đền thần, nhà khách, phòng trống nhưng vẫn không tìm được. Quá đau khổ nên bà ta phát điên cuồng, vứt bỏ hết y phục, lớn tiếng kêu gào, gọi to:
- Con yêu mến ơi, con đang ở đâu?
Chạy ra khỏi thành, tìm khắp các thôn xóm, tụ lạc lớn nhưng không gặp con, bà ta liền đi khắp tứ phương bốn biển nhưng cũng không gặp, nên xỏa tóc trần truồng lăn lộn, bò lê bò lết ngồi xổm trên đất; tuần tự như vậy đến bảy núi đen lớn, bảy núi vàng lớn, bảy núi tuyết lớn, ao Vô Nhiệt ở núi Hương Túy thuộc Chiêm Bộ Châu cũng không thấy, trong lòng quá đau đớn đến nghẹt thở. Bà ta lại đến Ðông phương Tỳ Ðề Ha, Tây phương Cù Ðà Ny, Bắc phương Câu Lô Châu nhưng cũng không thấy. Bà ta lại xuống tận mười sáu các địa ngục Ðẳng Hoạt, Hắc Thằng, Chúng Hợp, Khiếu Hoán, Ðại Khiếu Hoán, Nhiệt, Cực Nhiệt, A Tỳ Chỉ, Át Bộ Ðà, Ny Kích Bộ Ðà, A Tra Tra, Ha Ha Bà, Hô Hô Bà, Thanh Liên Hoa, Hồng Liên Hoa, Ðại Hồng Liên Hoa nhưng vẫn không tìm thấy. Bà ta lại lên núi Diệu cao, lên tầng thấp nhất trước, thứ đến lên tầng hai tầng ba, lên thẳng thiên cung Ða-văn, tận đỉnh núi Diệu-cao, vào vườn chúng xa, rồi vườn Hoan Hỷ thô tạp nhưng cũng không thấy, đến dưới gốc cây Viên Sinh, rồi Thiện Pháp đường, vào thành Thiện Kiến, muốn đi vào cung điện tối thắng của Ð? Thích.
Khi ấy, có đại thần Kim Cương cùng vô lượng Dược xoa đang giữ cửa ở đó. Thấy bà ta đến, họ đuổi ra khỏi thành Thiện Kiến.
Trong lòng càng đau đớn, bà ta đến chỗ Ða Văn Thiên vương, lăn lộn trên tảng đá lớn, kêu la khóc lóc, thưa:
- Ðại tướng quân ơi, Bé yêu con của con bị người khác bắt mất rồi, không biết đang ở đâu xin chỉ cho con.
Ða Văn Thiên nói:
- Này chị ơi! Không nên đau khổ tự làm mình điên cuồng. Chị hãy xem lại gần nhà của chị, nơi hằng ngày đi lại, ai đến ở nơi ấy.
Ðáp:
- Ðại tướng quân, Sa-môn Kiều Ðáp Ma sống nơi ấy.
Thiên vương nói:
- Nếu như vậy, hãy mau đến gặp Thế Tôn mà quy y, Ngài sẽ làm cho chị gặp được ái nhi của mình.
Nghe nói như vậy, Dược-xoa rất vui mừng như chết đi sống lại, trở về chỗ ở cũ. Trông thấy Thế Tôn với thân thể trang nghiêm ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, hào quang sáng rực hơn ngàn mặt trời, như núi báu xinh đẹp, nên sinh tín ngưỡng không còn buồn khổ như đã gặp được con mình, bà ta đến làm lễ dưới chân Phật, ngồi qua một bên bạch với Thế Tôn:
- Con bị biệt ly với Bé Yêu Thương đã lâu, cầu mong Thế Tôn từ bi cho con được gặp.
Phật bảo nữ Dược xoa Ha Lê Ðể:
- Ngươi có bao nhiêu đứa con?
Ðáp:
- Con có năm trăm đứa.
Phật hỏi:
- Này Ha Lê Ðể, trong năm trăm đứa, nếu thiếu một đứa có gì là khổ?
Ðáp:
- Thế Tôn! Nếu hôm nay con không gặp Bé Yêu Thương, chắc phải trào máu nóng mà chết.
Phật bảo Ha Lê Ðể:
- Có cả năm trăm đứa con, không thấy một đứa mà bị khổ đến như vậy, huống gì họ chỉ có một đứa con, bị ngươi bắt lấy ăn thịt thì khổ đến như thế nào?
Ðáp:
- Họ còn khổ gấp bội con nữa.
Phật dạy:
- Này Ha Lê Ðể, ngươi đã biết rõ khổ ái biệt ly, sao lại ăn thịt trai gái của họ?
Ðáp:
- Cầu mong Thế Tôn chỉ dạy cho con.
Phật dạy:
- Này Ha Lê Ðể! Nên thọ giới của Ta, từ nay đem lại sự an ổn cho nhân dân trong thành Vương Xá, nếu làm được như vậy thì ngay tại chỗ ngồi gặp được bé Yêu.
Ðáp:
- Thưa Thế Tôn! Từ nay về sau con tuân theo lời Phật dạy, đem lại sự an ổn cho dân chúng trong thành Vương-xá.
Sau khi thưa như vậy, đức Phật làm cho bà ta gặp được Bé Yêu.
Sau khi Ha Lị Ðể quy y thọ cấm giới với Như Lai, dân chúng trong thành Vương-xá được an lạc, không còn lo buồn.
Sau khi thọ ba quy y và năm giới cấm không sát sinh cho đến không uống rượu với đức Phật, Ha Lị Ð? bạch:
- Thế Tôn! Từ nay về sau, con và các con ăn gì đây?
Phật dạy:
- Này Thiện nữ! Ngươi không phải lo, các đệ tử Thanh-văn của Ta trong Chiêm Bộ Châu, mỗi khi ăn bố thí thức ăn cho chúng sinh và ở cuối chỗ dọn ăn để một mâm thức ăn, gọi tên của ngươi và các con, làm cho no đủ không còn khổ đói khát, ngoài ra khi ăn còn phải vận tâm làm cho các chúng sinh khác và chúng quỷ thần ở sông núi biển trong hiện tại đều được no đủ.
Phật bảo Ha Lị Ðể:
- Lại nữa, nay Ta giao phó cho ngươi làm thế này, cho đến khi nào pháp Ta chưa diệt hết, luôn ngày đêm ngươi và các con chí tâm ủng hộ các già-lam trú xứ của Tăng ny trong giáo pháp của Ta khắp cõi Chiêm-bộ châu không bị tổn hại, khiến cho được an lạc.
Khi Thế Tôn thuyết giảng như vậy, Ha Lê Ðể, năm trăm đứa con và chúng Dược xoa hiện diện đều hoan hỷ đảnh lễ phụng hành.
Nghe lời Phật dạy, Các Bí-sô đều có nghi ngờ, thưa Thế Tôn:
- Ha Lê Ðể gây nghiệp gì mà sinh năm trăm đứa con và hấp tinh khí của người, ăn thịt trai gái mới sinh ở thành Vương-xá?
Phật bảo:
- Này các Bí-sô hãy lắng nghe, nữ Dược xoa này cùng dân trong thành chịu lấy quả báo do nghiệp đã gây.
Này các Bí-sô, thời quá khứ, trong thành Vương-xá có người chăn bò, lấy vợ chưa bao lâu đã có thai.
Bấy giờ, không có Phật chỉ có bậc Ðộc-giác xuất hiện trong thế gian, thích ở nơi tịch tịnh, thọ dụng ngọa cụ tùy nghi vừa phải, trong thế gian chỉ có phúc điền này.
Khi vị Ðộc giác này du hành nhân gian đến thành Vương-xá. Có năm trăm trăm người tổ chức hội hè, trang sức thân thể xinh đẹp, cùng nhau đem thực phẩm và âm nhạc đến vườn hoa. Trên đường đi, trông thấy cô gái chăn bò đang có thai kia tay bưng bình sữa lạc, mọi người nói:
- Này cô ơi! Hãy đến nhảy múa cùng nhau vui chơi.
Nghe gọi như vậy, cô ta sinh tâm ham muốn, đưa mắt dương mi cùng nhau nhảy múa. Do quá mệt nhọc nên cô ta bị xẩy thai. Mọi người đã đi hết vào vườn hoa, cô ta buồn rầu ngồi ôm mặt, đem sữa lạc này bán được năm trăm quả xoài.
Bấy giờ, vị Ðộc giác đi đến chỗ cô ấy. Trông thấy vị này với thân tâm tịch tịnh, uy nghi từ tốn, đang đi trên đường, cô ta sinh ý kính ngưỡng tiến tới đảnh lễ sát hai chân, đem trái cây thơm ngon dâng lên vị thánh.
Các vị Ðộc giác chỉ dùng thân giáo hóa chứ không thuyết pháp. Vì muốn làm lợi ích cho cô kia, vị Thánh này như vua thiên nga dang rộng hai cánh bay lên hư không hiện các thần biến. Người phàm phu khi thấy thần biến, tâm liền quy hướng như cây đại thụ ngã xuống, cô ta nằm sát đất chắp tay phát nguyện:
- Con nguyện đem công đức cúng dường cho phước điền chân thật này, trong tương lai được sinh vào thành Vương-xá và ăn thịt hết trai gái sơ sinh của dân chúng trong thành này.
- Này các Bí-sô! Ýù các ông nghĩ sao, cô gái chăn bò nào phải ai khác, nay chính là nữ Dược xoa Ha Lị Ðể. Nhờ trong đời quá khứ cô ta cúng dường vị Ðộc-giác năm trăm trái xoài, lại phát nguyện ác nên ngày nay sinh trong thành Vương-xá, sinh năm trăm đứa con, hấp tinh khí của người, ăn nam nữ sơ sinh trong thành.
- Này các Bí-sô! Ta thường giảng dạy rằng nghiệp đen thành quả báo đen, nghiệp tạp thành quả báo tạp, nghiệp trắng thành quả báo trắng ... cho đến phải nhận lấy quả báo mình đã gây ra.
- Các Bí-sô! Nghe lời Phật dạy, tâm rất hoan hỷ, đảnh lễ sát chân Phật, từ giã.
* Duyên xứ như trước. Sau khi Ha Lê Ðể thọ ba quy y và năm giới cấm của Như Lai, bị các thần Dược-xoa khác gây ra tai nạn. Bà ta liền đem cho chúng Tăng các con của mình. Khi thấy Bí-sô đi khất thực, chúng hóa ra trẻ con đi theo sau. Khi phụ nữ trong thành Vương xá trông thấy, liền sinh ý yêu mến đến bồng bế, thì chúng biến mất. Họ hỏi các Bí-sô:
- Trẻ con ấy là ai?
Ðáp:
- Con của Ha Lê Ðể.
Phụ nữ nói:
- Ðấy là con ruột của oan gia Dược xoa độc hại phải không?
Bí-sô đáp:
- Họ đã bỏ tâm độc hại, bị các Dược xoa khác gây tai nạn nên đưa các con đến giao cho chúng tôi.
Các bà ấy suy nghĩ: "Nữ Dược xoa còn bỏ tâm ác đưa con mình cho Bí-sô, vậy sao không đem các con ta cho các ngài".
Họ đem con trai, gái giao cho Tăng già nhưng Tăng không nhận. Phụ nữ thưa:
- Thánh giả! Con của Dược xoa độc hại, quý Ngài còn nhận vì sao không nhận trai gái của chúng con?
Các Bí-sô đem sự việc bạch Phật. Phật dạy:
- Nên nhận.
Tuân lời Phật, các Bí-sô nhận chúng nhưng không giữ gìn để cho chúng tùy ý rong chơi khắp nơi.
Bí-sô bạch Phật. Phật dạy:
- Nếu đem một bé trai đến cho Tăng già, Bí-sô nhận rồi dùng một miếng Ca sa cũ buộc trên cổ để giữ gìn. Nếu họ đem đến nhiều, thượng trung hạ tọa tùy ý nhận lấy, giữ gìn như trước, chớ có nghi ngại.
Khi ấy, cha mẹ chúng đem tài vật đến chuộc về, Bí-sô không nhận. Phật dạy:
- Nên nhận.
Về sau, chúng có tâm ái mộ, lại đem y vật đến dâng cho Bí-sô để mong báo ân. Biết tâm chúng, Bí-sô không nhận. Phật dạy:
- Nên nhận.
Như Thế Tôn dạy, được nhận tài vật chuộc trẻ con, Lục chúng Bí-sô theo cha mẹ chúng đòi trả cho đủ. Phật dạy:
- Không được ra giá để đòi, nên tùy theo ý họ, nhận lấy vừa phải.
* Duyên xứ như trước. Sau khi Dược xoa nữ Ha Lị Ðể cho Tăng già các con mình, ban đêm bị đói, chúng khóc lóc đến sáng. Các Bí-sô đem sự việc bạch Phật. Phật dạy:
- Sáng sớm nên đem thức ăn uống gọi tên mà cúng tế cho chúng.
Có đứa muốn ăn đúng trai thời, Phật dạy:
- Nên cho. Có đứa muốn ăn phi thời.
Phật dạy:
- Nên cho.
Có đứa muốn ăn tàn thực trong bát của Bí-sô.
Phật dạy:
- Nên cho.
Có đứa muốn ăn đồ bất tịnh.
Phật dạy:
- Nên cho.
CĂN BẢN THUYẾT NHẤT THIẾT HỮU BỘ
TỲ-NẠI-DA TẠP-SỰ
Quyển thứ ba mươi mốt hết.

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 40 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Tổng quan về Nghiệp


Tư tưởng Tịnh Độ Tông


Kinh Duy-ma-cật (Việt dịch)


Em Là Vì Sao Sáng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.90.236 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập