Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Thích Nguyên Chứng - Thích Đức Thắng
Hiệu chính và chú thích III. BA PHÁP
1. Bấy giờ, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
Có ba yết-ma nhiếp tất cả yết-ma. Ba yết-ma ấy là: bạch yết-ma,[58] bạch nhị yết-ma, bạch tứ yết-ma. Đó là ba pháp yết-ma nhiếp tất cả các yết-ma.
Đức Phật dạy như vậy. Các tỳ-kheo nghe rồi hoan hỷ, tin ưa thọ trì.
2. Bấy giờ, đức Thế Tôn ở tại thành Vương-xá, bảo các tỳ-kheo:
Có ba trường hợp trao ức niệm tỳ-ni phi pháp. Ba phi pháp ấy là:
a. Hoặc có tỳ-kheo phạm trọng tội, hoặc ba-la-di, hoặc tăng-già-bà-thi-sa, hay thâu-lan-giá. Các tỳ-kheo nói là phạm ba-la-di, hoặc tăng-già-bà-thi-sa, hay thâu-lan-giá, và hỏi: «Ngươi có nhớ phạm ba-la-di, tăng-già-bà-thi-sa, thâu-lan-giá không?» Vị kia nói: «Căn bổn không thấy.[59] Này các Trưởng lão! Tôi không nhớ có phạm ba-la-di, tăng-già-bà-thi-sa, thâu-lan-giá. Đừng nạn vấn tôi mãi.» Các tỳ-kheo cứ nạn vấn không thôi, nên vị đó đến Tăng xin ức niệm tỳ-ni. Nếu Tăng cho vị đó ức niệm tỳ-ni, thì đó là trao ức niệm tỳ-ni phi pháp.
b. Hoặc có tỳ-kheo phạm trọng tội, hoặc ba-la-di, hoặc tăng-già-bà-thi-sa, hay thâu-lan-giá. Các tỳ-kheo nói là phạm ba-la-di, hoặc tăng-già-bà-thi-sa, hay thâu-lan-giá, bèn hỏi: «Ngươi có nhớ phạm ba-la-di, tăng-già-bà-thi-sa, thâu-lan-giá không?» Vị kia nói: «Căn bản không thấy. Thưa các Trưởng lão, tôi không nhớ có phạm trọng tội như vậy. Tôi phạm tiểu tội. Tôi sẽ sám hối thanh tịnh. Các Trưởng lão đừng nạn vấn tôi mãi.» Vì các tỳ-kheo cố nạn vấn không thôi, nên vị đó đến Tăng xin ức niệm tỳ-ni. Nếu Tăng trao cho ức niệm tỳ-ni, thì đó là trao ức niệm tỳ-ni phi pháp.
c. Hoặc có tỳ-kheo phạm trọng tội, hoặc ba-la-di, hoặc tăng-già-bà-thi-sa, hay thâu-lan-giá. Các tỳ-kheo hỏi: «Ngươi có nhớ phạm, trọng tội ba-la-di, hoặc tăng-già-bà-thi-sa, hay thâu-lan-giá không?» Vị đó nói: «Căn bản không thấy. Thưa các Trưởng lão, tôi không nhớ có phạm trọng tội ba-la-di, hoặc tăng-già-bà-thi-sa, hay thâu-lan-giá. Tôi phạm tiểu tội, đã sám hối thanh tịnh. Các Trưởng lão đừng cật vấn tôi.» Vì các tỳ-kheo cật vấn không thôi, nên vị kia đến Tăng xin ức niệm tỳ-ni. Nếu Tăng trao cho ức niệm tỳ-ni thì là phi pháp.
Đó là ba loại trao ức niệm tỳ-ni phi pháp.
3. Có ba trường hợp trao ức niệm tỳ-ni như pháp:
a. Nếu tỳ-kheo không phạm trọng tội, hoặc ba-la-di, hoặc tăng-già-bà-thi-sa, hay thâu-lan-giá. Các tỳ-kheo khác nói là phạm trọng tội ba-la-di, tăng-già-bà-thi-sa, thâu-lan-giá, bèn hỏi: «Ngươi nhớ phạm trọng tội, hoặc ba-la-di, hoặc tăng-già-bà-thi-sa, hay thâu-lan-giá như vậy không?» Vị kia không nhớ có phạm nên nói: «Thưa Trưởng lão, tôi không nhớ phạm trọng tội, hoặc ba-la-di, hoặc tăng-già-bà-thi-sa, hay thâu-lan-giá như vậy. Các Trưởng lão đừng cật vấn tôi.» Vì các tỳ-kheo cứ cật vấn không thôi, cho nên vị kia cố nhớ lại kỹ, rồi đến Tăng xin ức niệm tỳ-ni. Nếu Tăng trao cho ức niệm tỳ-ni thì đó là trao ức niệm tỳ-ni như pháp.
b. Nếu tỳ-kheo không phạm trọng tội, hoặc ba-la-di, hoặc tăng-già-bà-thi-sa, hay thâu-lan-giá. Các tỳ-kheo khác nói là phạm trọng tội, hoặc ba-la-di, hoặc tăng-già-bà-thi-sa, hay thâu-lan-giá, bèn hỏi: «Ngươi phạm ba-la-di, tăng-già-bà-thi-sa, thâu-lan-giá, có nhớ không?» Vị kia không nhớ có phạm, nên nói: «Trưởng lão, tôi không nhớ phạm trọng tội, ba-la-di, hoặc tăng-già-bà-thi-sa, hay thâu-lan-giá như vậy.» Tôi phạm tiểu tội, sẽ như pháp sám hối thanh tịnh. Các Trưởng lão đừng cật vấn tôi.» Vì các tỳ-kheo cứ cật vấn mãi không thôi, nên vị kia cố nhớ lại kỹ, rồi đến Tăng xin ức niệm tỳ-ni. Nếu Tăng trao cho ức niệm tỳ-ni thì đó là trao ức niệm tỳ-ni như pháp.
c. Hoặc tỳ-kheo không phạm trọng tội, hoặc ba-la-di, hoặc tăng-già-bà-thi-sa, hay thâu-lan-giá. Các tỳ-kheo khác nói là phạm trọng tội, hoặc ba-la-di, hoặc tăng-già-bà-thi-sa, hay thâu-lan-giá, bèn hỏi: «Ngươi phạm trọng tội, ba-la-di, hoặc tăng-già-bà-thi-sa, hay thâu-lan-giá như vậy, có nhớ không?» Vị kia không nhớ có phạm nên nói: «Thưa Trưởng lão, tôi không nhớ phạm trọng tội, ba-la-di, tăng-già-bà-thi-sa, thâu-lan-giá như vậy. Tôi phạm tiểu tội, đã sám hối thanh tịnh. Các tỳ-kheo đừng cật vấn tôi.» Vì các tỳ-kheo cứ cật vấn mãi không thôi, nên vị kia cố nhớ lại kỹ rồi đến Tăng xin ức niệm tỳ-ni. Nếu Tăng trao cho ức niệm tỳ-ni, thì đó là trao ức niệm tỳ-ni như pháp.
Đó là ba trường hợp trao ức niệm tỳ-ni như pháp.
4. Lại có ba trường hợp trao cho bất si tỳ-ni phi pháp:
a. Nếu tỳ-kheo không si cuồng mà dối làm si cuồng, phạm nhiều bất tịnh hạnh, chẳng phải pháp sa-môn. Các tỳ-kheo khác nói: «Ngươi phạm trọng tội, hoặc ba-la-di, hoặc tăng-già-bà-thi-sa, hay thâu-lan-giá.» Vị kia nói: «Tôi điên cuồng tâm loạn, phạm nhiều bất tịnh hạnh, chẳng phải pháp sa-môn. Đó chẳng phải là việc tôi cố ý làm, mà là do si cuồng. Các Trưởng lão đừng nên cật vấn tôi.» Vì các tỳ-kheo cứ vẫn cật vấn không thôi, nên vị kia đến giữa Tăng xin bất si tỳ-ni. Nếu Tăng cho bất si tỳ-ni, tức là cho bất si tỳ-ni phi pháp.
b. Nếu tỳ-kheo không si cuồng mà dối làm si cuồng, phạm nhiều bất tịnh hạnh, chẳng phải pháp sa-môn. Các tỳ-kheo khác nói là phạm trọng tội, ba-la-di, hoặc tăng-già-bà-thi-sa, hay Thâu-lan-giá, bèn hỏi: «Ngươi nhớ phạm trọng tội, ba-la-di, hoặc tăng-già-bà-thi-sa, hay thâu-lan-giá không?» Vị kia nói: «Trước đây, tôi si cuồng tâm loạn, phạm nhiều bất tịnh hạnh, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải do tôi cố ý làm, mà là vì si cuồng nên làm như vậy. Như người nhớ việc trong mộng, tôi cũng như vậy. Các Trưởng lão đừng nên cật vấn tôi.» Vì các tỳ-kheo vẫn cứ cật vấn không thôi, [995a1] nên vị kia đến trong Tăng xin bất si tỳ-ni. Nếu Tăng cho bất si tỳ-ni, tức là cho bất si tỳ-ni phi pháp.
c. Nếu tỳ-kheo không si cuồng mà dối làm si cuồng, phạm nhiều bất tịnh hạnh, chẳng phải pháp sa-môn. Các tỳ-kheo khác nói là phạm trọng tội, ba-la-di, hoặc Tăng gìa bà thi sa, hay thâu-lan-giá, bèn hỏi: «Ngươi nhớ phạm trọng tội, ba-la-di, hoặc tăng-già-bà-thi-sa, hay thâu-lan-giá không?» Vị kia nói: «Trước đây, tôi si cuồng nên làm như vậy. Như người từ trên núi cao rơi xuống, chỉ nắm được một ít cỏ cây mà thôi. Các Trưởng lão đừng nên cật vấn tôi.» Vì các Trưởng lão vẫn cố cật vấn không thôi, nên vị kia đến giữa Tăng xin bất si tỳ-ni. Nếu Tăng trao cho pháp bất si tỳ-ni, tức là trao bất si tỳ-ni phi pháp.
Đó là ba trường hợp trao bất si tỳ-ni phi pháp.
5. Lại có ba trường hợp trao Bất si tỳ-ni như pháp:
a. Nếu tỳ-kheo si cuồng nên phạm nhiều bất tịnh hạnh, chẳng phải pháp sa-môn. Sau đó, vị kia trở lại bình phục. Các tỳ-kheo khác nói: «Ngươi phạm trọng tội, ba-la-di, hoặc tăng-già-bà-thi-sa, hay thâu-lan-giá như vậy, có nhớ hay không?» Vị kia nói: «Trước đây tôi si cuồng nên phạm nhiều bất tịnh hạnh, chẳng phải pháp sa-môn; chẳng phải do tôi cố làm, mà vì cuồng si. Các Trưởng lão đừng gạn hỏi tôi.» Vì các tỳ-kheo cứ gạn hỏi mãi không thôi, nên vị kia khi si cuồng chấm dứt, đến trước Tăng xin bất si tỳ-ni. Nếu Tăng cho bất si tỳ-ni, tức là trao bất si tỳ-ni như pháp.
b. Nếu tỳ-kheo si cuồng nên phạm nhiều bất tịnh hạnh, chẳng phải pháp sa-môn. Sau đó, vị kia trở lại bình phục. Các tỳ-kheo khác nói: «Ngươi phạm trọng tội, ba-la-di, hoặc tăng-già-bà-thi-sa, hay thâu-lan-giá như vậy, có nhớ hay không?» Vị kia nói: «Trước đây tôi si cuồng nên phạm nhiều bất tịnh hạnh, chẳng phải pháp sa-môn; chẳng phải do tôi cố làm, mà vì cuồng si. Như người nhớ lại việc làm trong mộng. Các Trưởng lão đừng nên gạn hỏi tôi.» Vì các tỳ-kheo vẫn cứ gạn hỏi không thôi, nên vị kia sau khi si cuồng chấm dứt, đến trước Tăng xin bất si tỳ-ni. Nếu Tăng trao cho bất si tỳ-ni, tức là trao bất si tỳ-ni như pháp.
c. Nếu tỳ-kheo si cuồng nên phạm nhiều bất tịnh hạnh, chẳng phải pháp sa-môn. Sau đó, vị kia trở lại bình phục. Các tỳ-kheo khác nói: «Ngươi phạm trọng tội, ba-la-di, hoặc tăng-già-bà-thi-sa, hay thâu-lan-giá như vậy, có nhớ hay không?» Vị kia nói: «Trước đây tôi si cuồng nên phạm nhiều bất tịnh hạnh, chẳng phải pháp sa-môn; chẳng phải do tôi cố làm, mà vì cuồng si. Tôi nhớ như người từ trên núi cao rơi xuống chỉ nắm được một ít cỏ cây mà thôi. Các Trưởng lão đừng cật vấn tôi.» Vì các tỳ-kheo cứ cật vấn mãi không thôi, nên vị kia, sau khi cuồng si dứt, đến trước Tăng xin bất si tỳ-ni. Nếu Tăng cho bất si tỳ-ni, tức là trao cho bất si tỳ-ni như pháp.
Đó là ba trường hợp trao bất si tỳ-ni như pháp.
6. Có ba loại điều phục pháp:[60] ha trách, tẩn xuất, y chỉ. Đó là ba pháp điều phục.
7. Có ba pháp diệt tránh: Dùng lời của nhiều người, tội xứ sở, cỏ che đất. Đó là ba pháp diệt tránh.
8. Lại có ba pháp, nên gọi tỳ-kheo đến hiện tiền rồi tác bạch, sau đó mới tác ba yết-ma. Ta nói pháp như vậy, đắc xứ sở, yết-ma thành tựu. Nếu tỳ-kheo ưa đấu tranh, Tăng nên trao cho ba loại yết-ma: hoặc yết-ma ha trách, hoặc yết-ma y chỉ, hoặc yết-ma tẩn.
Đức Phật dạy như vậy. Các tỳ-kheo sau khi nghe, hoan hỷ, tin ưa thọ trì.
9. Bấy giờ, đức Phật bảo các tỳ-kheo, có ba pháp không được cho thọ đại giới: một là phá giới, hai là phá kiến, ba là phá oai nghi.[61] Người có ba pháp như vậy không được cho thọ đại giới.
146. Có ba pháp nên cho thọ đại giới: Không phá giới, không phá kiến, không phá oai nghi. Người có ba pháp như vậy nên cho thọ đại giới.
10. Tỳ-kheo có ba pháp, Tăng nên trao cho pháp yết-ma ha trách: phá giới, phá kiến, phá oai nghi. Phạm vào ba pháp như vậy Tăng nên trao cho pháp yết-ma quở trách.
11. Hoặc yết-ma tẫn, hay yết-ma y chỉ, yết-ma ngăn không cho đến nhà bạch y, yết-ma cử, cũng như vậy.
12. Người bị cử có ba pháp, không được cho giải yết-ma: Nên thấy[62] mà không thấy, nên sám mà không sám, nên xả mà không xả.[63] Vi phạm vào ba pháp như vậy, không được vì họ giải yết-ma.
13. Người bị cử[64] có ba pháp nên vì họ giải yết-ma: Nên thấy thì thấy, nên sám thì sám, nên xả thì xả. Làm được ba pháp như vậy, nên vì họ giải yết-ma.
14. Người bị cử có ba pháp, không được vì họ giải yết-ma: Nên thấy mà không thấy, nên sám mà không sám, nên tin mà không tin. Ai có ba pháp như vậy, không được cho giải yết-ma.
15. Người bị cử có ba pháp nên cho giải yết-ma: Nên thấy thì thấy, nên sám thì sám, nên tin thì tin. Ai có ba pháp như vậy, nên cho giải yết-ma.
16. Tỳ-kheo có ba pháp nên trao cho pháp yết-ma ngăn không cho đến nhà bạch y: Trước người bạch y mà chê trách Phật, Pháp, Tăng. Ai có ba pháp như vậy, nên trao cho pháp yết-ma ngăn không cho đến nhà bạch y.
17. Trao cho tỳ-kheo pháp yết-ma ngăn không cho đến nhà bạch y nên bằng ba pháp để cân nhắc: xứng lượng tỳ-kheo, xứng lượng bạch y, xứng lượng sự việc.
18. Lại có ba pháp: xứng lượng tỳ-kheo, xứng lượng bạch y, xứng lượng yết-ma.
19. Lại có ba pháp: Xứng lượng tỳ-kheo, xứng lượng bạch y, xứng lượng tội phạm.
20. Lại có ba pháp: có thật hay không thật, có làm hay không làm, đáng trao cho pháp yết-ma ngăn không cho đến nhà bạch y, hay không đáng trao cho pháp yết-ma ngăn không cho đến nhà bạch y. Đó là ba việc cân nhắc để trao cho tỳ-kheo yết-ma ngăn không cho đến nhà bạch y.
21. Lại có ba pháp tác yết-ma quở trách phi pháp phi tỳ-ni yết-ma không thành, không đắc xứ sở. Ba pháp ấy là, không tác cử, không tác ức niệm, không tác tự ngôn.
22. Lại có ba pháp: không phạm, tội phạm không thể sám, hoặc tội đã sám rồi.
23. Lại có ba pháp: không tác cử, phi pháp, biệt chúng.
24. Lại có ba pháp: không tác ức niệm, phi pháp, biệt chúng .
25. Lại có ba pháp: không tác tự ngôn, phi pháp, biệt chúng.
26. Lại có ba pháp: không phạm, phi pháp, biệt chúng.
27. Lại có ba pháp: tội phạm không thể sám hối, phi pháp, biệt chúng.
28. Lại có ba pháp: tội phạm đã sám hối, phi pháp, biệt chúng.
29. Lại có ba pháp: không hiện tiền, phi pháp, biệt chúng.
Có ba pháp như vậy, tác yết-ma quở trách phi pháp, phi tỳ-ni, không thành, không đắc xứ sở.
30. Có ba pháp tác yết-ma quở trách như pháp, như tỳ-ni thành tựu, đắc xứ sở (đúng cách) (ngược lại với câu trên, để khỏi phiền nên không chép ra).[65]
31. Có ba việc lộng âm xuất tinh tăng-già-bà-thi-sa: hồi tưởng, lộng, xuất bất tịnh. Làm ba việc như vậy phạm tăng-già-bà-thi-sa.
32. Lại có ba việc: hồi tưởng, lộng, muốn xuất bất tịnh màu xanh, hoặc xuất bất tịnh màu xanh, tăng-già-bà-thi-sa.
33. Nếu hồi tưởng, lộng, muốn xuất bất tịnh màu xanh, cho đến xuất bất tịnh màu vàng, hoặc đỏ, hoặc trắng, hoặc đen, hoặc màu sữa, hoặc bất tịnh màu lạc tương, tăng-già-bà-thi-sa.
34. Nếu hồi tưởng, lộng, cho đến muốn xuất bất tịnh màu nước sữa, hoặc xuất, tăng-già-bà-thi-sa.
35. Nếu hồi tưởng, lộng, muốn xuất bất tịnh màu lạc tương, cho đến xuất bất tịnh màu xanh, vàng, đỏ, trắng, đen, tăng-già-bà-thi-sa.
36. Cũng vậy, vì khoái lạc, vì làm thuốc, vì thử nghiệm, vì phước đức, vì tế trời, vì thiện đạo, vì bố thí, vì lấy giống, vì vọc chơi, vì buông tuồng, vì thử sức, vì [996a1] nhan sắc, vì dễ ngươi; tất cả đều phạm tăng-già-bà-thi-sa.
37. Đối với nội sắc cũng như vậy. Đối với ngoại sắc cũng như vậy. Đối với nội ngoại sắc cũng như vậy. Nếu đối với nước, với gió, với hư không cũng như vậy.
38. Có ba hạng người phạm: không điên cuồng, không thác loạn, không thống não. Đó là ba hạng người phạm.
39. Có ba hạng người không phạm: điên cuồng, thác loạn, thống não. Đó là ba hạng người không phạm.
40. Có ba loại chúng sanh mà hành dâm với, phạm ba-la-di: nhơn, phi nhơn, súc sanh. Đó là ba loại chúng sanh hành dâm phạm ba-la-di.
41. Lại có ba loại: phụ nữ, đồng nữ, hai căn.
42. Lại có ba loại: phụ nữ, đồng nữ, huỳnh môn.
43. Lại có ba loại: phụ nữ, đồng nữ, nam tử.
44. Lại có ba: nam tử, hai căn, huỳnh môn.
45. Lại có ba loại phụ nữ mà hành dâm với, phạm ba-la-di: phụ nữ loài người, phụ nữ loài phi nhơn, súc sanh cái.
46. Đồng nữ cũng như vậy. Hai căn cũng như vậy. Huỳnh môn cũng như vậy. Nam tử cũng như vậy.
47. Với phụ nữ loài người, hành dâm tại ba chỗ: đại tiện, tiểu tiện và miệng, phạm ba-la-di
48. Phụ nữ phi nhơn, phụ nữ súc sanh; đồng nữ loài người, đồng nữ phi nhơn; súc sanh cái, người hai căn, phi nhơn hai căn, súc sanh hai căn cũng như vậy.
49. Có ba loại trộm phạm ba-la-di: tự mình lấy, hiện tiền chỉ bảo lấy, sai phái người đi lấy.
50. Lại có ba: không nghĩ tưởng của mình mà lấy, không lấy tạm, chẳng phải thân tình mà lấy.
51. Lại có ba: của người, ý tưởng là của người, dời khỏi chỗ cũ.
52. Có ba loại đoạn mạng phạm ba-la-di: người có ý tưởng là người, hoặc dùng thân, hay dùng miệng để đoạn mạng. Đó là ba loại đoạn mạng phạm ba-la-di.
53. Có ba loại đoạn mạng người không phạm ba-la-di: người mà tưởng là phi nhơn, hoặc dùng thân, hay dùng miệng để đoạn mạng. Đó là ba loại đoạn mạng người mà không phạm ba-la-di.
54. Có ba loại tự xưng đặng pháp thượng nhơn phạm ba-la-di: không đắc nói đắc, không nhập nói nhập, không chứng nói chứng. Đó là ba loại.
55. Lại có ba loại: phạm do thân, phạm do miệng, phạm do cả thân và miệng.[66] Đó là ba loại (Trong ba điều phạm này lại có bốn vế khác tên: vế thứ nhất nói, ba loại tướng.[67] Vế hai, nói ba loại chú. Vế ba, nói ba phi oai nghi.[68] Vế bốn, nói ba tà mạng[69])[70]
56. Lại có ba: Tham, nhuế, si. Đó là ba.
57. Lại có ba: Thân dục, khẩu dục, thân khẩu dục. Đó là ba.[71]
58. Lại có ba: Thân nhuế, khẩu nhuế, thân khẩu nhuế. Đó là ba.
59. Lại có ba: Thân si, khẩu si, thân khẩu si. Đó là ba.
60. Lại có ba: Thân dục hại, khẩu dục hại, thân khẩu dục hại.[72] Đó là ba. Nhuế si cũng như vậy.
61. Có ba hạng người phạm: một là Tăng, hai là số đông người, ba là một người.[73]
62. Có ba hạng người sám hối: Tăng, số đông người, một người.
63. Có ba hạng người nên thọ sám hối: Tăng, số đông người, một người.
64. Có ba hạng người phạm ni-tát-kỳ: Tăng, số đông người, một người.
Phạm ni-tát-kỳ nên đối trước ba hạng người xả: Tăng, số đông người, một người.
65. Có ba hạng người thọ ni-tát-kỳ: Tăng, số đông người, một người.
66. Có ba loại im lặng: biết mà im lặng, không biết mà im lặng, si mà im lặng.
67. Có ba loại trụ: giới trụ, kiến trụ, yết-ma trụ.
68. Lại có ba: giới trụ, kiến trụ, oai nghi trụ.
69. Lại có ba: giới trụ, kiến trụ, mạng trụ.
70. Lại có ba hạng người tranh chấp: hoặc Tăng, hoặc số đông người, hoặc một người.
71. Có ba hạng người khơi dậy tranh chấp: hoặc Tăng, hoặc số đông người, hoặc một người.
72. Có ba hạng người xả tranh chấp: Tăng, số đông người, hoặc một người.
73. Nên đối trước ba hạng người để xả: hoặc Tăng, hoặc số đông người, hay một người.
74. Có ba hạng người diệt tranh chấp: Tăng, số đông người, hay một người.
75. Có ba hạng người nên diệt tranh chấp: Tăng, số đông người, một người.
76. Có ba hạng người được diệt tranh chấp: Tăng, số đông người, hay một người.
77. Tỳ-kheo có ba thứ chánh ngữ nên nói với tỳ-kheo: phá giới, phá kiến, phá oai nghi.
78. Cử tội tỳ-kheo khác nên dùng ba việc: nghe, thấy, nghi.
79. Có ba loại che giấu: che giấu phá giới, che dấu phá kiến, che dấu phá oai nghi.
80. Có ba cách phát lồ: phá giới, phá kiến, phá oai nghi.
81. Có ba loại sám hối: phá giới, phá kiến, phá oai nghi.
82. Có ba loại yết-ma phóng dật:[74] Yết-ma phá giới, yết-ma phá kiến, yết-ma phá oai nghi.
83. Có ba học: tăng giới học, tăng tâm học, tăng huệ học. Đó là ba học.
84. Lại có ba học: oai nghi học, tịnh hạnh học, ba-la-đề-mộc-xoa học. Đó là ba học.
85. Bấy giờ, có số đông tỳ-kheo đến chỗ đức Thế Tôn đầu mặt kính lễ sát chân, rồi ngồi qua một bên, bạch đức Thế Tôn:
«Đại đức là chủ của Pháp, nói về học. Vậy thế nào là học?»
Đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Học nơi giới, nên gọi là học.
«Thế nào là học giới? Tăng giới học, tăng tâm học, tăng tuệ học, cho nên gọi là học. Khi vị kia tăng giới học, tăng tâm học, tăng tuệ học, được điều phục, dứt sạch tham dục, sân nhuế, ngu si. Vị kia khi đã dứt sạch hết tham dục, sân si rồi không tạo bất thiện, không gần các ác. Đó gọi là học.»
Đức Phật dạy như vậy. Các tỳ-kheo sau khi nghe, hoan hỷ, tin ưa thọ trì.
86. Đức Phật hỏi các tỳ-kheo:
«Các ngươi học những gì? Thế nào học?»
Các tỳ-kheo bạch Phật:
«Đại đức là căn bản của Pháp, là chủ pháp, như điều đức Thế Tôn vừa dạy chúng con thọ trì, cho nên gọi là học.»
87. Lại có ba học: tăng giới học, tăng tâm học, tăng tuệ học. Học ba môn học này sẽ đạt được quả Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán. Cho nên cần phải tinh tấn học ba môn học này.
88. Bấy giờ Tôn giả A-nan ở trong Kê viên, thành Ba-la-lê Tử.[75] Khi ấy, có Khổng tước quan bà-la-môn[76] đến chỗ Tôn giả thăm hỏi rồi, ngồi qua một bên, bạch Tôn giả rằng:
«Sa-môn Cù-đàm tại sao vì các tỳ-kheo chế tăng giới học, tăng tịnh hạnh học, tăng ba-la-đề-mộc-xoa học?»
Tôn giả trả lời:
«Nhằm mục đích điều phục tham dục, sân nhuế, ngu si, khiến cho tận diệt, nên đức Thế Tôn vì các tỳ-kheo chế giới.»
Vị kia lại hỏi:
«Nếu tỳ-kheo đắc lậu tận của A-la-hán, vị kia học cái gì?»
Tôn giả A-nan trả lời:
«Tham dục, sân nhuế, ngu si hết, không tạo bất thiện, không gần các ác, việc cần đã làm xong, gọi là vô học.»
Bà-la-môn hỏi:
«Như điều vừa nói, được gọi là vô học phải không?»
A-nan trả lời:
«Chính như vậy.»
Tôn giả A-nan nói như vậy. Khổng tước quan Bà-la-môn nghe rồi hoan hỷ tin ưa thọ trì.
89. Đức Thế Tôn ở trong thôn Băng-già-di,[77] nước Ma-kiệt, vì các tỳ-kheo dùng vô số phương tiện nói giới pháp. Bấy giờ, có tỳ-kheo cựu trú thuộc họ Ca-diếp[78] xuất gia. Tỳ-kheo này nghe đức Thế Tôn nói pháp, không sanh lòng tin ưa, ưu sầu không vui, nói:
«Đức Thế Tôn cứ khủng bố chúng ta.»[79]
Khi đức Thế Tôn di chuyển đến thành Vương-xá không lâu, tỳ-kheo họ Ca-diếp kia tâm tự hối hận, nói: «Ta đặng điều bất thiện, thiệt hại. Đức Thế Tôn đã vì các tỳ-kheo dùng vô số phương tiện nói giới, mà ta không sanh lòng tin ưa, sầu ưu không vui, lại nói: ‹Thế Tôn cứ khủng bố chúng ta.› Nay ta cần phải đối trước đức Thế Tôn chí thành sám hối.»
Vị tỳ-kheo kia liền khoác y, bưng bát đi qua thành Vương-xá, đến chỗ đức Thế Tôn, [997a1] đầu mặt kính lễ sát chân, rồi ngồi qua một bên, đem nhân duyên trên bạch lên đức Thế Tôn một cách đầy đủ, rồi từ chỗ ngồi đứng dậy đầu mặt kính lễ sát chân, chí thành hối quá:
«Kính bạch Đại đức, con ngu si, vô trí, bất thiện. Đức Thế Tôn đã vì các tỳ-kheo dùng vô số phương tiện nói giới pháp mà con sanh lòng không tin ưa, ôm sự ưu não, nói: ‹Thế Tôn cứ khủng bố chúng ta mãi.› Cúi xin Đại đức nhận sự hối quá của con!»
Phật bảo tỳ-kheo:
«Ngươi tự sám hối sự ngu si, vô trí, bất thiện của mình. Ta đã vì các tỳ-kheo nói giới. Ngươi tự mình không tin ưa, ôm lòng ưu sầu, nói: ‹Đức Thế Tôn cứ khủng bố chúng ta mãi.› Ở trong giáo pháp của Ta, ai có thể chí thành như pháp sám hối thì được tăng ích. Ngươi sám hối thì nên sanh tâm yểm ly. Tỳ-kheo, ngươi chí thành như pháp sám hối. Ta vì ngươi thọ nhận.»
Bấy giờ, tỳ-kheo Ca-diếp kia kính lễ sát chân Phật rồi ngồi lui qua một bên. Đức Phật bảo tỳ-kheo:
«Nếu Thượng tọa đã không học giới cũng không khen ngợi giới, mà nếu có tỳ-kheo khác ưa học giới, khen ngợi giới, lại cũng không tùy thời khuyến khích, khen ngợi. Tỳ-kheo Ca-diếp, Ta không khen ngợi hạng Thượng tọa như vậy. Tại sao? Nếu Ta khen ngợi, khiến các tỳ-kheo sẽ thân cận. Nếu có ai thân cận, khiến người khác học tập pháp (của vị) đó; thì người học tập theo pháp đó sẽ thọ khổ lâu dài. Vì thế cho nên, này tỳ-kheo Ca-diếp, Ta thấy lỗi lầm của Thượng tọa như vậy nên không khen ngợi. Hàng trung hạ tọa cũng như vậy. (Đây là hàng Thượng, Trung, Hạ toạ không như pháp. Kế tiếp theo có hàng Thượng, Trung, Hạ tọa như pháp, ngược lại văn trên, sợ phiền nên không chép ra).[80]
Đức Phật dạy như vậy. Tỳ-kheo Ca-diếp hoan hỷ, tin ưa thọ trì.
90. Bấy giờ, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Thí như có con lừa cùng đi với bầy bò, tự nói: ‹Ta cũng là bò, ta cũng là bò.› Nhưng lông của lừa thì không giống bò, chân của lừa không giống bò, tiếng kêu không giống bò. Cùng đi với bò, tự nói là bò, cũng như vậy. Có người ngu đi theo tỳ-kheo như pháp, tự nói ta là tỳ-kheo. Người ngu này không có tăng giới, tăng tâm, tăng huệ như thiện tỳ-kheo, cùng đi với chúng Tăng, tự nói là tỳ-kheo. Do đó, các ngươi cần phải siêng năng tu tập tăng giới, tăng tâm, tăng tuệ.»
Đức Phật dạy như vậy. Các tỳ-kheo sau khi nghe, hoan hỷ, tin ưa thọ trì.
91. Đức Thế Tôn ở tại Tỳ-xá-ly. Bấy giờ có tỳ-kheo người Bạt-xà đến chỗ đức Thế Tôn, đầu mặt kính lễ sát chân, rồi ngồi qua một bên bạch đức Thế Tôn rằng:
«Giới được thuyết trong mỗi nửa tháng nhiều quá, con không thể học hết số giới nhiều như vậy.»
Đức Phật dạy rằng:
«Ngươi học ba giới: Tăng giới, tăng tâm, tăng tuệ thôi. Thầy học ba giới như vậy sẽ đạt đến chỗ mà tham dục, sân nhuế, ngu si diệt tận, không tạo bất thiện, không gần các ác.»
Tỳ-kheo thưa:
«Bạch Đại đức, con nguyện hoan hỷ thọ trì.»
Tỳ-kheo người Bạt-xà sau nghe đức Thế Tôn lược dạy rồi, một mình ở tại chỗ khuất, tinh cần không phóng dật. Đầu đêm sau đêm chuyên ý cảnh tỉnh, tư duy mục đích xuất gia. Tu tập không lâu, đặng vô thượng tịnh hạnh, ngay hiện tại mà tự biết tự chứng đắc, «Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, việc cần đã làm xong, không thọ sanh trở lại.» Tỳ-kheo người Bạt-xà tự biết chứng A-la-hán.
Đức Phật dạy như vậy. Các tỳ-kheo sau khi nghe, hoan hỷ, tin ưa thọ trì.
92. Bấy giờ, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Có ba học: tăng giới học, tăng tâm học, tăng tuệ học.
«Thế nào là tăng giới học?[81]
«Có tỳ-kheo tôn trọng giới, lấy giới làm chủ; không đặt trọng nơi định, không lấy định làm chủ; không trọng nơi tuệ, không lấy tuệ làm chủ. Tỳ-kheo ấy ở nơi giới có phạm nhẹ liền sám hối. Tại sao vậy? Trong đây, không phải như đồ dùng đã vỡ, đá đã vỡ. Nếu là giới nặng, tỳ-kheo ấy phải kiên trì, khéo trụ nơi giới, nên thân cận hành trì, không hành (với giới) bị sứt mẻ, không hành (giới) nhiễm ô, thường tu tập như vậy. Vị kia đoạn năm hạ kết sử,[82] sanh lên cõi trên mà Niết-bàn ở đó,[83] không trở lại nơi đây.[84]
«Nếu tỳ-kheo trọng giới, lấy giới làm chủ; trọng nơi định, lấy định làm chủ; không trọng tuệ, không lấy tuệ làm chủ, như trên.
«Nếu tỳ-kheo trọng giới lấy giới làm chủ, trọng định lấy định làm chủ, trọng tuệ lấy tuệ làm chủ. Vị kia lậu diệt tận, đắc vô lậu, tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Ngay trong hiện tại, tự thân chứng ngộ, tự biết, ‹Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, việc cần đã làm xong, không còn tái sanh nữa.[85]› Người hành trọn đủ, thì thành tựu trọn đủ.[86] Người hành không trọn đủ, thì thành tựu không trọn đủ.[87] Ta nói, giới này không phải luống không.»
Đức Phật dạy như vậy. Các tỳ-kheo sau khi nghe, hoan hỷ, tin ưa thọ trì.
93. Lại có ba học: tăng giới, tăng tâm, tăng tuệ học.
Thế nào là tăng giới học? Có tỳ-kheo hành trì giới trọn đủ, hành trì định một ít, hành trì tuệ một ít. Vị kia đoạn năm hạ kết sử, sanh lên kia mà nhập Niết bàn, không sanh trở lại cõi này.
Nếu không thể đến chỗ như vậy, thì có thể ba kết là tham dục, sân nhuế, si thành mỏng,[88] đắc quả Tư-đà-hàm, sanh trở lại thế gian, liền tận cùng biên tế của khổ.
Nếu không thể đến chỗ như vậy thì có thể đoạn ba kết[89] đặng quả Tu-đà-hoàn, không đọa ác đạo, quyết định đạt đến đạo, bảy lần sanh thiên thượng, bảy lần sanh trong loài người,[90] liền hết khổ tế. Nếu tỳ-kheo hành trì giới đầy đủ, hành trì định đầy đủ, hành trì tuệ một ít thì cũng như trên.
Nếu tỳ-kheo hành trì giới đầy đủ, hành trì định đầy đủ, hành trì tuệ đầy đủ thì cũng như trên.
94. Lại có ba học: tăng giới học, tăng tâm học, tăng tuệ học.
Thế nào là Tăng giới học? Tỳ-kheo thọ trì đầy đủ Ba-la-đề-mộc-xoa giới, thành tựu oai nghi, e sợ với cả khinh giới, xem nặng như kim cương, bình đẳng học tập các giới. Đó gọi là tăng giới học.
Thế nào là tăng tâm học? Tỳ-kheo xả dục ác,[91] cho đến nhập được đệ tứ thiền. Đó là tăng tâm học.
Thế nào là Tăng tuệ học? Tỳ-kheo như thật biết Khổ đế, biết Tập, Diệt, Đạo. Đó gọi là tăng tuệ học.
95. Lại có ba học: tăng giới, tăng tâm, tăng tuệ học.
Tăng giới, tăng tâm như trên.
Tăng tuệ học là tỳ-kheo biết bên trong có tham dục, như thật biết. Bên trong không có tham dục, như thật biết. Nếu chưa sanh tham dục, như thật biết. Nếu chưa sanh tham dục, sau đó sanh, như thật biết. Nếu đã sanh tham dục, có thể đoạn, như thật biết. Nếu tham dục chưa sanh, không khiến sanh, như thật biết.
Sân nhuế, thùy miên, trạo hối, nghi[92] cũng như vậy.
Tỳ-kheo kia nghĩ: Ta ở nơi sắc được nhận thức bởi mắt có tham dục, sân nhuế, như thật biết; không tham dục sân nhuế, như thật biết; ở nơi sắc được nhận thức bởi mắt tham dục, sân nhuế chưa sanh sẽ không sanh, như thật biết; ở nơi sắc được nhận thức bởi mắt tham dục, sân nhuế chưa sanh sẽ sanh, như thật biết; ở nơi sắc được nhận thức bởi mắt tham dục, sân nhuế đã sanh được đoạn diệt, như thật biết; ở nơi sắc được nhận thức bởi mắt tham dục, sân nhuế đã đoạn sau không sanh lại, như thật biết. Tai, mũi, lưỡi, thân, ý, cũng như vậy.
Lại nữa, tỳ-kheo bên trong có niệm giác ý,[93] như thật biết; trong không có niệm giác ý, như thật biết; niệm giác ý chưa sanh sẽ không sanh, như thật biết; niệm giác ý chưa sanh sẽ sanh, như thật biết; niệm giác ý đã sanh được tu tập đầy đủ, như thật biết; niệm giác ý chưa sanh, phương tiện khiến sanh, như thật biết. Cũng vậy, pháp giác ý, tinh tấn giác ý, ỷ giác ý, định giác ý, hỷ giác ý, hộ giác ý[94] cũng như vậy.
96. Lại có ba tụ: trì giới tụ, định tụ, tuệ tụ.
97. Tỳ-ni có [998a1] ba trả lời: thấy như vậy, nghe như vậy, nhẫn khả như vậy.[95]
98. Tỳ-kheo có ba điều diệt chánh pháp: phi chế lại chế, chế lại đoạn, không theo điều đã chế mà làm.
99. Tỳ-kheo lại có ba pháp không diệt chánh pháp: (ngược lại câu trên).
100. Có ba trường hợp vọng ngữ trọn vẹn: biết trước mà muốn nói dối, khi đang nói dối biết là nói dối, nói dối rồi biết là nói dối.
101. Lại có ba trường hợp thật ngữ trọn vẹn (ngược lại nghĩa trên).
102. Lại có ba loại sứ giả: một là đẳng (phần) sứ, hai là tăng (phần) sứ, ba là giảm (phần) sứ.
Thế nào vọi là đẳng (phần) sứ? Người sứ có thể thọ giáo, mà không thêm không bớt, tùy theo sự nghe mà nói lại, đó gọi là đẳng (phần) sứ.
Thế nào gọi là tăng (phần) sứ? Người sứ thọ giáo rồi, vì muốn tăng thêm ích lợi nên nói thêm, đó gọi là tăng (phần) sứ.
Thế nào gọi là giảm (phần) sứ? Người sứ thọ giáo rồi, không nói lại đầy đủ, đó gọi là giảm (phần) sứ.
103. Lại có ba hạng con: Con bằng (cha mẹ), con hơn (cha mẹ), con không bằng (cha mẹ).
Thế nào gọi là con bằng? Cha mẹ có tín, giới, thí, huệ. Con cũng có tín, giới, thí, huệ. Đó gọi là con bằng.
Thế nào là con hơn? Cha mẹ không có tín, giới, thí, huệ, mà con có tín, giới, thí, huệ. Đó gọi là con hơn.
Thế nào gọi là con không bằng? Cha mẹ có tín, giới, thí, tuệ, mà con không có tín, giới, thí, huệ. Đó gọi là con không bằng.
Phật nói kệ:
Con bằng và con hơn,
Nên cầu con như vậy,
Đừng cầu con không bằng,
Tại gia không lợi ích,
Con kia thường như pháp,
Thiện hành ưu-bà-tắc,
Thành tựu tín trì giới,
Bố thí không xan lẫn
Như trăng không mây che.
Tại gia cũng như vậy.[96]
104. Lại có ba bệnh: Hoặc có bệnh, dù được thức ăn tùy ý hay không được; dù được thuốc tùy bệnh hay không được; dù được người nuôi bệnh tốt tùy ý, hay không được; dù thế người bệnh cũng chết, không thể khỏi bệnh mà được lành. Hoặc có bệnh nhân như vậy.
Hoặc có bệnh nhân, dù được thức ăn tùy ý hay không được; dù được thuốc tùy bệnh hay không được; dù được người nuôi bệnh tốt tùy ý, hay không được; mà bệnh nhân này không chết, khỏi bệnh được lành. Hoặc có bệnh nhân như vậy,
Hoặc có bệnh nhân nếu không được thức ăn tùy ý, không được thuốc tùy bệnh, không được người nuôi bệnh tốt tùy ý, bệnh nhân này sẽ chết, không thể khỏi bệnh được lành. Nếu được thức ăn tùy ý, được thuốc tùy bệnh, được người nuôi bệnh tốt, thì người bệnh này không chết, khỏi bệnh được lành. Hoặc có bệnh nhân như vậy.
Trong số đó, đối với bệnh nhân nếu không được thức ăn tùy ý, không được thuốc tùy bệnh, không được người nuôi bệnh tốt tùy ý, bệnh nhân này sẽ chết, không thể khỏi bệnh được lành; hoặc nếu được thức ăn tùy ý, được thuốc tùy bệnh, được người nuôi bệnh tốt, thì người bệnh này không chết, khỏi bệnh được lành; Ta vì hạng người bịnh này, cho phép người bệnh ăn thức ăn tùy ý, thuốc tùy bệnh, người nuôi bệnh tốt. Vì nhân duyên người bệnh này nên đối với những bệnh nhân khác cũng nên cho người chăm nuôi cung dưỡng.
105. Có ba loại si:[97] một là phạm tội, hai là không thấy tội, ba là thấy tội không như pháp sám hối. Đó là ba loại si.
106. Có ba loại trí tuệ:[98] một là không phạm tội, hai là phạm tội có thể thấy, ba là thấy tội có thể sám hối.
107. Có ba loại si: một là phạm tội mà không thấy, hai là thấy phạm tội mà không sám hối, ba là sám hối mà không như pháp, nên vị kia[99] không chấp nhận.
108. Có ba loại trí tuệ: (Ngược nghĩa với câu trên).
109. Có ba loại an cư: tiền an cư, trung an cư, hậu an cư.
110. Đối với pháp luật của Thánh thì ca hát như khóc, múa nhảy như cuồng, cười đùa như con nít.[100]
111. Có ba loại bất tịnh nhục không được ăn: thấy, nghe, nghi vì mình mà làm.
112. Có ba loại tịnh nhục nên ăn: không thấy, nghe, nghi không vì mình mà làm.
113. Có ba ngày bố-tát: ngày mười bốn, ngày mười lăm, ngày mồng một.[101]
114. Có ba hạng người bố-tát: Tăng, số đông người, hoặc một người.[102]
115. Có ba hạng người tác pháp bố-tát: Tăng, số đông người hoặc một người.[103]
116. Có ba hạng người cần tác pháp bố-tát: Tăng, số đông người, hoặc một người.[104]
117. Hoặc biết mà làm, hoặc không biết mà làm, hoặc thấy mà làm.
118. Hoặc biết mà làm, hoặc không biết mà làm, hoặc si mà làm.
119. Hoặc thân, hoặc miệng, hoặc thân khẩu đầy đủ.
120. Có ba thứ nên bình đoán là phạm tội: một là tựa của giới,[105] hai là chế, ba là trùng chế.
121. Có ba pháp bình đoán là không phạm: tựa của giới,[106] chế, trùng chế.
122. Có ba thứ tịnh. Có ba thứ bất tịnh. Có ba thứ cho phép. Có ba thứ không cho phép cũng như vậy.
123. Có ba không cung kính: Phật, Pháp, Tăng.[107]
124. Lại có ba không cung kính: Phật, Pháp, Giới.
125. Lại có ba không cung kính: Phật, Pháp, Định.
126. Lại có ba không cung kính: Phật, Pháp, Cha Mẹ.
127. Có ba không cung kính: Phật , Pháp, thiện pháp.
128. Cung kính có ba. Ba mục (tức ngược lại các mục trên).
129. Lại có ba bị cử:[108] Một là không thấy, hai không sám hối, ba ác kiến không bỏ.
130. Có ba pháp Tăng nên tác phúc bát:[109] trước tỳ-kheo mà hủy báng Phật, Pháp, Tăng.
131. Lại có ba niệm: niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.
132. Lại có ba niệm: niệm Phật, niệm Pháp, niệm Giới.
133. Lại có ba niệm: niệm Phật, niệm Pháp, niệm Thí.
134. Lại có ba niệm: niệm Phật, niệm Pháp, niệm Thiên.[110]
135. Lại có ba thành tựu: trì giới thành tựu, định thành tựu, tuệ thành tựu.
136. Lại có ba: giới thành tựu, định thành tựu, giải thoát thành tựu.
137. Lại có ba: giới thành tựu, định thành tựu, kiến giải thoát huệ thành tựu.
138. Lại có ba hạ tiện pháp: đao tiện, y tiện, sắc tiện.[111]
139. Lại có ba hoại sắc: xanh, đen, mộc lan.
140. Lại có ba pháp gọi là trì luật: trì giới Ba-la-đề-mộc-xoa đầy đủ, đa văn, tụng hai bộ giới thông suốt không nghi.
141. Lại có ba: trì giới Ba-la-đề-mộc-xoa đầy đủ, đa văn, quảng tụng tỳ-ni thông suốt không nghi.
142. Lại có ba: trì giới Ba-la-đề-mộc-xoa đầy đủ, đa văn, trụ trong tỳ-ni không động.
143. Lại có ba: trì giới Ba-la-đề-mộc-xoa đầy đủ, đa văn, thiện xảo phương tiện có khả năng diệt tránh sự.
144. Lại có ba biện:[112] biện tỳ-kheo, biện không phóng dật, biện thanh tịnh hành.
145. Lại có ba ngày tự tứ: ngày mười bốn, ngày mười lăm, mồng một.[113]
146. Lại có ba hạng người tự tứ: Tăng, số đông người, một người.
147. Lại có ba hạng người tác pháp tự tứ: Tăng, số đông người, một người.
148. Lại có ba hạng người cần tác pháp tự tứ: Tăng, số đông người, một người.[114]
149. Lại có ba hạng: biết, không biết, thấy.
150. Lại có ba hạng: biết, không biết, si.
151. Lại có ba hạng: thân, miệng, cả thân và miệng.
152. Lại có ba hạng: thấy, nghe, nghi.
153. Lại có ba lời xả giới: xả Phật, xả Pháp, xả Tăng.[115]
154. Cũng cú pháp như vậy, mỗi cặp ba làm thành một hạng mục, cho 155. đến «chẳng phải sa-môn Thích tử.»
156. Lại có ba thứ nghĩa, nên đức Như Lai ra đời vì các tỳ-kheo chế giới. Từ «nhiếp thủ đối với Tăng,... cho đến khiến chánh pháp tồn tại lâu dài.» Mỗi ba trong 10 cú nghĩa sắp thành một hạng mục.[116]
157. Có ba thứ nghĩa, nên đức Như Lai ra đời, vì các tỳ-kheo chế yết-ma quở trách, từ nhiếp thủ đối với Tăng, ba lần ba làm thành câu, cho đến khiến chánh pháp tồn tại lâu dài cũng như vậy. Từ quở trách cho đến bảy diệt tránh cũng như vậy. IV. BỐN PHÁP
1. Bấy giờ, đức Thế Tôn ở tại Địa thành, nước Bà-xà, bảo các tỳ-kheo:
«Ta nói bốn loại quảng thuyết, các ngươi hãy khéo nghe kỹ. Ta sẽ nói cho các ngươi nghe.»
Các tỳ-kheo [999a1] thưa:
«Bạch Đại đức, chúng con nguyện ưa muốn nghe.»
Bốn thứ ấy là:
a. Nếu có tỳ-kheo nào nói như vầy: «Thưa các Trưởng lão, tôi ở tại thôn đó, tại thành đó, nghe từ đức Phật và ghi nhớ, ‘Đây là pháp. ‘Đây là tỳ-ni. Đây là lời Phật dạy.’»
Khi nghe tỳ-kheo kia nói như vậy không được sanh hiềm nghi liền, cũng không được chê trách, mà nên thẩm định văn cú rồi, tìm hiểu nghiên cứu Tu-đa-la, Tỳ-ni, kiểm xét pháp luật. Nếu sau khi nghe tỳ-kheo kia nói, rồi tìm hiểu nghiên cứu Tu-đa-la, Tỳ-ni, kiểm xét pháp luật, mà lời nói ấy không cùng với Tu-đa-la, Tỳ-ni, pháp luật tương ưng, trái ngược với pháp, thì nên nói với tỳ-kheo kia: «Những gì Thầy nói chẳng phải như lời Phật dạy. Hoặc là Trưởng lão không thấu triệt được lời Phật dạy. Tại sao vậy? Tôi đã tìm hiểu nghiên cứu Tu-đa-la, Tỳ-ni, pháp luật, thì những lời đó không cùng Tu-đa-la, Tỳ-ni, pháp luật tương ưng, trái ngược với pháp. Trưởng lão đừng nên tụng tập, cũng chớ nên dạy tỳ-kheo khác, mà nên xả bỏ.»
Nếu sau khi nghe tỳ-kheo kia nói, rồi tìm hiểu nghiên cứu Tu-đa-la, tỳ-ni, pháp luật, mà lời nói đó tương ưng với Tu-đa-la, Tỳ-ni, pháp luật, thì nên nói với tỳ-kheo kia rằng: «Thưa Trưởng lão, những lời Ngài nói đúng với lời Phật dạy, Ngài đã thấu triệt được lời Phật dạy. Tại sao vậy? Tôi đã tìm hiểu nghiên cứu Tu-đa-la, Tỳ-ni, pháp luật, thì những lời ấy tương ưng, không trái ngược. Trưởng lão nên thiện trì tụng tập và dạy tỳ-kheo khác, đừng khiến cho vong thất.» Đây là quảng thuyết thứ nhất.
b. Nếu có tỳ-kheo nào nói như vầy: «Thưa Trưởng lão, tôi ở tại thôn đó, thành đó, trong Tăng hòa hiệp, trước Thượng tọa, được nghe, ‘Đây là pháp. ‘Đây là tỳ-ni. Đây là lời Phật dạy.’»
Khi nghe tỳ-kheo kia nói như vậy không được sanh hiềm nghi liền, cũng không được chê trách, mà nên thẩm định văn cú rồi, tìm hiểu nghiên cứu Tu-đa-la, Tỳ-ni, kiểm xét pháp luật. Nếu sau khi nghe tỳ-kheo kia nói, rồi tìm hiểu nghiên cứu Tu-đa-la, Tỳ-ni, kiểm xét pháp luật, mà lời nói ấy không cùng với Tu-đa-la, Tỳ-ni, pháp luật tương ưng, trái ngược với pháp, thì nên nói với tỳ-kheo kia: «Những gì Thầy nói chẳng phải như lời Phật dạy. Chúng Tăng và Thượng tọa kia, không thấu triệt được lời Phật, Trưởng lão cũng như vậy. Tại sao? Tôi đã tìm hiểu nghiên cứu Tu-đa-la, Tỳ-ni, pháp luật, thì những lời đó không cùng Tu-đa-la, Tỳ-ni, pháp luật tương ưng, trái ngược với pháp. Trưởng lão đừng nên tụng tập, cũng chớ nên dạy tỳ-kheo khác, mà nên xả bỏ.»
Nếu sau khi nghe tỳ-kheo kia nói, rồi tìm hiểu nghiên cứu Tu-đa-la, tỳ-ni, pháp luật, mà lời nói đó tương ưng với Tu-đa-la, Tỳ-ni, pháp luật, thì nên nói với tỳ-kheo kia rằng: «Thưa Trưởng lão, những lời Ngài nói đúng với lời Phật dạy. Chúng Tăng và Thượng tọa kia cũng như Trưởng lão đã thấu triệt lời đức Phật dạy. Tại sao vậy? Tôi đã tìm hiểu nghiên cứu Tu-đa-la, Tỳ-ni, pháp luật, thì những lời ấy tương ưng, không trái ngược. Trưởng lão nên thiện trì tụng tập và dạy tỳ-kheo khác, đừng khiến cho vong thất.»
Đây là điều quảng thuyết thứ hai.
(Tiếp theo, trường hợp thứ ba, «...nghe từ số đông tỳ-kheo biết Pháp, Tỳ-ni, Ma-di ...» cũng như vậy. Trường hợp thứ tư, «...nghe từ một tỳ-kheo biết Pháp, Tỳ-ni, Ma di,...» cũng như vậy).[117]
Đó là bốn quảng thuyết.
Phật thuyết như vậy. Các tỳ-kheo sau khi nghe, tin ưa hoan hỷ thọ trì.
2. Bấy giờ, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
Tăng có bốn hạng người đoán sự:[118] Hoặc có người ít nghe, không biết hổ thẹn. Hoặc có người nghe nhiều, không biết hổ thẹn. Hoặc có người ít nghe, biết hổ thẹn. Hoặc có người nghe nhiều, biết hổ thẹn.
a. Trong đây, tỳ-kheo đoán sự ít nghe, không biết hổ thẹn, nếu có bàn luận đoán sự ở giữa Tăng, Tăng nên khắt khe quở trách, khiến cho hạng người không biết hổ thẹn đó, sau này không như vậy nữa.
b. Nếu người đoán sự nghe nhiều mà không có hổ thẹn kia có bàn luận đoán sự ở giữa Tăng, Tăng nên khắt khe quở trách, khiến cho người không biết hổ thẹn đó sau này không như vậy nữa.
c. Trong đây, tỳ-kheo đoán sự có hổ thẹn mà ít nghe kia, nếu có bàn luận đoán sự ở giữa Tăng, Tăng không nên khắt khe quở trách mà nên yểm trợ khai thị, khiến cho vị biết hổ thẹn đó về sau có dự bàn luận đoán sự ở giữa Tăng.
d. Nếu tỳ-kheo đoán sự nghe nhiều có hổ thẹn, có bàn luận đoán sự của họ ở giữa Tăng, Tăng không nên chê trách, mà sau khi nghe những gì vị đó nói rồi nên khen: «Thiện tai!» Khiến cho vị có hổ thẹn đó sau này dự bàn luận đoán sự ở giữa Tăng.
3. Lại có bốn hạng tỳ-kheo đoán sự: Hoặc không hổ thẹn và không thuộc kinh văn. Hoặc không hổ thẹn mà thuộc kinh văn. Hoặc có hổ thẹn mà không thuộc kinh văn. Hoặc có hổ thẹn lại thuộc kinh văn.
a. Hạng người không hổ thẹn lại không thuộc kinh văn có ba điều mất mát: Vị kia mất mát do không biết hổ thẹn; mất mát do đáng bị chê trách; mất mát do không thuộc kinh văn. Đó là ba điều mất mát của người đoán sự.
b. Người không hổ thẹn mà thuộc kinh văn có hai điều mất mát: mất mát do không biết hổ thẹn; mất mát do đáng bị chê trách. Vị kia không mất mát do không thuộc kinh văn. Đó là hai điều mất mát của người đoán sự.
c. Người có hổ thẹn mà không thuộc kinh văn có một điều mất mát: Vị kia mất mát do không thuộc kinh văn; không mất mát do không biết hổ thẹn; không mất mát do đáng bị chê trách. Đó là một điều mất mát của người đoán sự.
d. Người có hổ thẹn lại thuộc kinh văn không mất mát. Vị kia mất mát do không biết hổ thẹn; không mất mát do đáng bị chê trách; không mất mát do không thuộc kinh văn. Đây là tỳ-kheo đoán sự tối thắng đệ nhất không mất mát.
4. Phá giới, với bốn trường hợp cũng như vậy. Phá kiến, với bốn trường hợp cũng như vậy. Phá chánh mạng, với bốn trường hợp cũng như vậy. (Trong đây tại Kì-Liên có bốn tỳ-kheo chia vật bốn phần như trong «Kiền độ phòng xá»[119] không khác, nên không chép ra)
4. Đức Phật ở tại thành Vương-xá. Khi ấy, Ưu-ba-ly từ chỗ ngồi đứng dậy, để trống vai bên hữu, đầu gối bên hữu chấm đất, chắp tay bạch Phật:
«Bạch Đại đức, phá Tăng, cho đến mức nào gọi là phá Tăng? Ai phá hòa hợp Tăng?»
Đức Phật bảo Ưu-ba-ly:
«Nếu có tỳ-kheo nào, phạm mà nói không phạm; không phạm mà phạm; nhẹ mà nói nặng; nặng mà nói nhẹ. Nếu tỳ-kheo nào, đối với bốn việc này, tìm cầu bạn bè, hoăc khiến người tìm; ở trong giới mà biệt bộ bố-tát, yết-ma thuyết giới. Cho đến mức ấy, Tăng được gọi là phá (vỡ). Đó gọi là Tăng hòa hợp bị vỡ.»
Ưu-ba-ly lại hỏi:
«Thế nào là hòa hợp Tăng? Tăng vỡ rồi, ai làm cho hòa hợp?»
Đức Phật bảo Ưu-ba-ly:
«Nếu có tỳ-kheo nào, phạm nói là phạm; không phạm nói là không phạm; nhẹ nói là nhẹ; nặng nói là nặng. Tỳ-kheo kia, đối với bốn việc này, không tìm cầu bạn bè, không sai người tìm cầu, không biệt bộ yết-ma, bố-tát, thuyết giới. Như vậy gọi là Tăng hòa hợp. Đó gọi là Tăng vỡ rồi trở lại hòa hợp.»
5. Đức Thế Tôn ở tại nước Xá-vệ. Khi ấy các tỳ-kheo ở Xá-vệ tranh chấp lẫn nhau. A-ni-lâu-đà[120] có đệ tử tên là Bà-di,[121] một mình nói giữa Tăng, một mình tranh cãi. A-ni-lâu-đà ở trong chúng không nói một lời nào để dạy dỗ, quở trách.
Bấy giờ, A-nan đến chỗ đức Thế Tôn, đầu mặt kính lễ sát chân, rồi đứng qua một bên. Đức Thế Tôn biết mà vẫn cố hỏi:
«Này A-nan, tranh sự đã dứt chưa?»
A-nan thưa:
«Tránh sự đâu có thể dứt được! Đệ tử của A-ni-lâu-đà ở trong chúng một mình nói, một mình tranh cãi mà A-ni-lâu-đà ở trong chúng không nói một lời nào để giáo giới, khiển trách.»
Đức Phật bảo A nan:
«A-ni-lâu-đà có khi nào diệt được tránh sự này. Tránh sự này há không phải do Xá-lợi-phất, Mục-liên diệt?»
Bấy giờ, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Ác tỳ-kheo có bốn pháp khi thấy Tăng bị vỡ thì hoan hỷ. Bốn pháp đó là gì?
a. Ác tỳ-kheo ấy có ác pháp phá giới. Ác tỳ-kheo kia khởi ý nghĩ như vầy: ‘Ta có ác pháp phá giới. Nếu tỳ-kheo khác biết, tập chúng hòa hợp tác pháp diệt tẫn ta, ta có tỳ-kheo khác trợ bạn.’ Đó là pháp thứ nhất, ác tỳ-kheo thấy Tăng bị vỡ thì hoan hỷ.
b. Lại nữa, ác tỳ-kheo sống tà mạng, nghĩ rằng: ‘Ta sống tà mạng. Nếu tỳ-kheo khác biết, tập chúng hòa hợp tác pháp diệt tẫn ta, ta có tỳ-kheo khác trợ [1000a1] bạn.’ Đó là pháp thứ hai, ác tỳ-kheo thấy Tăng bị vỡ thì hoan hỷ.
c. Lại nữa, ác tỳ-kheo luôn luôn cầu lợi dưỡng cung kính, nghĩ rằng: ‘Ta cầu lợi dưỡng cung kính. Nếu tỳ-kheo khác biết, tập chúng hòa hợp Tăng diệt tẫn, thì ta có tỳ-kheo khác trợ bạn.’ Đây là pháp thứ ba, ác tỳ-kheo thấy Tăng bị vỡ thì hoan hỷ.
d. Lại nữa, ác tỳ-kheo tà kiến, biên kiến, nghĩ rằng: ‘Ta tà kiến, biên kiến, Nếu tỳ-kheo khác biết, tập chúng hòa hợp tác pháp diệt tẫn ta, ta có tỳ-kheo khác trợ bạn.’ Đó là pháp thứ tư, ác tỳ-kheo thấy Tăng bị vỡ thì hoan hỷ.
6. Có bốn thứ tác pháp: trước tác phi pháp, sau tác phi pháp; trước tác phi pháp, sau tác như pháp; trước tác như pháp, sau tác phi pháp; trước tác như pháp, sau tác như pháp.
a. Thế nào là trước tác phi pháp sau tác phi pháp? Trước, sự việc được khơi dậy một cách phi pháp; vị ấy cần được giáo giới, khiển trách, nhưng không được giáo giới khiển trách, mà an trú; đáng bị diệt tẫn nhưng không bị diệt tẩn, mà an trú. Đó là trước tác phi pháp, sau tác phi pháp.
b. Thế nào là trước tác phi pháp, sau tác như pháp? Nếu có người tác sự phi pháp, trước sự việc được khơi dậy một cách phi pháp; vị ấy cần được giáo giới, khiển trách, thì đã được giáo giới khiển trách, mà an trú; đáng bị diệt tẩn thì đã bị diệt tẩn, mà an trú. Đó là, trước tác phi pháp, sau tác pháp.
c. Thế nào là trước tác pháp, sau tác phi pháp? Nếu tỳ-kheo khơi dậy việc một cách như pháp, cần được giáo giới, khiển trách nhưng đã không được giáo giới, khiển trách, mà an trú; đáng bị diệt tẫn nhưng không bị diệt tẫn, mà an trú. Đó là, trước tác như pháp, sau tác phi pháp.
d. Thế nào là trước tác như pháp, sau tác như pháp? Nếu tỳ-kheo, trước sự việc được như pháp khơi dậy, cần được giáo giới, khiển trách thì đã được giáo giới khiển trách; đang bị diệt tẫn thì đã bị diệt tẫn, rồi sau mới an trú. Đó là trước tác như pháp, sau tác như pháp.
7. Có bốn thứ cúng dường: một là ẩm thực, hai là y dược, ba là y phục, bốn là cho các thứ cần dùng.
8. Lại có bốn thứ lợi pháp: cầu xin phi pháp và cho phi pháp; cầu xin phi pháp và cho như pháp; cầu xin như pháp và cho phi pháp cho; cầu xin như pháp và cho như pháp.
a. Thế nào là cầu xin phi pháp và cho phi pháp? Hoặc có tỳ-kheo quanh quẩn lai vãng, không hành theo pháp sa-môn, thuyết phi pháp để tìm cầu lợi dưỡng một cách bất tịnh. Vị kia cầu lợi dưỡng một cách bất tịnh như vậy, và được cho với sự thiên vị: ‘Lấy cái này. Chớ lấy cái này. Lấy chừng đó. Chớ lấy chừng đó. Mang cái đó đến đây. Chớ mang cái đó đến đây. Mang chừng ấy đến. Chớ mang chừng ấy đến. Cho người này. Đừng cho người kia. Cho chừng ấy. Chớ cho chừng ấy. Người kia nên được cho. Người kia không nên được cho.’ Đó là tìm cầu lợi dưỡng phi pháp và cho phi pháp.
b. Thế nào là cầu xin phi pháp và cho như pháp? Hoặc có tỳ-kheo quanh quẩn lai vãng, không hành theo pháp sa-môn, thuyết phi pháp để tìm cầu lợi dưỡng một cách bất tịnh. Nhưng không được cho với sự thiên vị như trên. Đó là cầu xin phi pháp và cho như pháp.
c. Thế nào là cầu xin như pháp và cho phi pháp cho? Hoặc có tỳ-kheo quanh quẩn lai vãng, hành theo pháp sa-môn, không thuyết phi pháp để tìm cầu lợi dưỡng một cách bất tịnh. Nhưng được cho với sự thiên vị như trên. Đó là cầu xin như pháp và cho phi pháp cho.
d. Thế nào là cầu xin như pháp và cho như pháp? Hoặc có tỳ-kheo quanh quẩn lai vãng, hành theo pháp sa-môn, không thuyết phi pháp để tìm cầu lợi dưỡng một cách bất tịnh. Nhưng không được cho với sự thiên vị như trên. cầu xin như pháp và cho như pháp
9. Có bốn pháp không được truyền trao đại giới cho người: không biết tăng giới học, tăng tâm học, tăng tuệ học, không rộng tụng hai bộ giới. Có bốn pháp như vậy thì không được truyền thọ đại giới cho người.
Có bốn pháp nên cho người thọ đại giới: (Ngược lại với câu trên).
10. Lại có bốn pháp không được truyền thọ đại giới cho người: không biết tăng giới học, không biết tăng tâm học, tăng tuệ học, không quảng tụng tỳ-ni. Có bốn pháp như vậy không được truyền thọ đại giới cho người.
11. Lại có bốn pháp nên truyền thọ đại giới cho người (ngược lại với câu trên).
12. Lại có bốn pháp không được truyền thọ đại giới cho người: không biết tăng giới học, tăng tâm học, tăng tuệ học, tuy tụng tỳ-ni mà không thể quyết liễu. Có bốn pháp như vậy không được truyền thọ đại giới cho người.
13. Lại có bốn pháp nên truyền thọ đại giới cho người : (Ngược lại câu trên).
14. Lại có bốn pháp không được truyền thọ đại giới cho người: không thọ trì hai trăm năm mươi giới; không đa văn; nếu đệ tử có ác kiến không thể giáo hóa để đệ tử bỏ ác kiến, tu tập thiện kiến; không đủ mười tuổi (hạ). Có bốn pháp như vậy không được truyền thọ đại giới cho người.
15. Lại có bốn pháp nên truyền thọ đại giới cho người (Ngượi lại câu trên).
16. Có bốn pháp gọi là trì luật: biết phạm, biết không phạm, biết nhẹ, biết nặng.
17. Lại có bốn pháp: biết phạm, biết không phạm, biết hữu dư, biết vô dư.[122]
18. Lại có bốn pháp: biết phạm, biết không phạm, biết thô ác, biết không thô ác.[123]
19. Lại có bốn pháp: biết tội có thể sám, biết tội không thể sám, biết sám hối thanh tịnh, biết sám hối không thanh tịnh.
20. Lại có bốn tránh sự: ngôn tránh, mích tránh, phạm tránh, sự tránh.
21. Có bốn sự sợ hãi phạm tội:[124]
a. Có người đàn ông như vầy: tóc rủ, mặc áo đen, cầm con dao, đến giữa đám đông, nói như vầy: ‘Tôi đã tạo ra tội cực đại trọng ác, bị chém đầu, tùy theo sự vui lòng của mọi người tôi sẽ làm.’ Bấy giờ, mọi người liền bắt trói, đánh tiếng trống hung dữ, để báo hiệu sự chết, xướng lệnh dọc theo đường đi, dẫn ra cửa khỏi phía hữu, đến pháp trường để giết. Người trí thấy vậy, nói như sau: ‘Người này đã tạo tội ác cực trọng tử hình. Nay ta nên tự cảnh tỉnh và dạy người khác đừng tạo ra tội trọng ác tử hình như vậy.’ Cũng vậy tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni đối với pháp ba-la-di sanh tâm sợ sệt, tâm niệm rằn, ‘Nếu chưa phạm ba-la-di thì trọn đời không phạm. Nếu lỡ phạm thì hoàn toàn không có tâm che giấu, như pháp sám hối.’ Đây là sự sợ hãi phạm tội thứ nhất.
b. Có người đàn ông như vầy: tóc rủ, mặc áo đen, cầm gậy, đến giữa đám đông, nói như vầy: ‘Tôi làm điều ác bất thiện. Tùy theo sự vui lòng của mọi người tôi sẽ làm.’ Bấy giờ, đám đông người nọ liền đoạt lấy con dao, đánh và đuổi ra khỏi cửa phía hữu. Có người trí thấy bèn nói như vầy: ‘Đây là người làm tội ác. Nay ta nên tự cảnh tỉnh và dạy người khác đừng làm tội ác như vậy.’ Cũng vậy tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni đối với pháp tăng tàn sanh tâm sợ sệt, tâm niệm rằng, “Nếu chưa phạm tăng tàn thì trọn đời không phạm. Nếu lỡ phạm thì hoàn toàn không có tâm che giấu, như pháp sám hối.’ Đây là sự sợ hãi phạm tội thứ hai.
c. Có người đàn ông như vầy: tóc rủ, mặc áo đen, cầm con dao, đến giữa đám đông, nói như vầy: ‘Tôi đã tạo tội ác. Tùy theo sự vui lòng của mọi người tôi sẽ làm.’ Bấy giờ, mọi người liền đoạt lấy cây gậy, rồi đuổi ra khỏi cửa hữu. Người trí thấy vậy, nói như sau: ‘Người này đã tạo tội ác. Nay ta nên tự cảnh tỉnh và dạy người khác đừng tạo ra tội như vậy.’ Cũng vậy tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni đối với pháp ba-dật-đề sanh tâm sợ sệt, tâm niệm rằng, ‘Nếu chưa phạm ba-dật-đề thì trọn đời không phạm. Nếu lỡ phạm thì hoàn toàn không có tâm che giấu, như pháp sám hối.’ Đây là sự sợ hãi phạm tội thứ ba.
d. Có người đàn ông như vầy: tóc rủ, mặc áo đen, đến giữa đám đông, nói như vầy: ‘Tôi đã làm điều ác bất thiện. Tùy theo sự vui lòng của mọi người tôi sẽ làm.’ Bấy giờ, mọi người liền khiển trách, rồi đuổi ra khỏi cửa hữu. Người trí thấy vậy, nói như sau: ‘Người này đã tạo tội ác. Nay ta nên tự cảnh tỉnh và dạy người khác đừng tạo ra tội như vậy.’ Cũng vậy tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni đối với pháp ba-đề-đề-xá-ni sanh tâm sợ sệt, tâm niệm rằng, ‘Nếu chưa phạm ba-đề-đề-xá-ni thì trọn đời không phạm. Nếu lỡ phạm thì hoàn toàn không có tâm che giấu, như pháp sám hối.’ Đây là sự sợ hãi phạm tội thứ tư.
22. Có [1001a1] bốn hạng người phạm:
a. Nếu tỳ-kheo phạm tội, tỳ-kheo khác nói: ‘Thầy phạm tội, thấy không?’ Vị kia nói: ‘Không thấy.’ Tỳ-kheo lại hỏi: ‘Này, Trưởng lão, nếu thấy tội nên sám hối.’[125] Đây là người phạm thứ nhất.
b. Nếu tỳ-kheo phạm tội, tỳ-kheo khác nói: ‘Này Trưởng lão, thầy phạm tội, có thấy không?, Vị kia nói: ‘Không thấy.’ Tỳ-kheo lại nói: ‘Này Trưởng lão, nếu thấy tội nên sám hối giữa Tăng.’[126] Đây là người phạm thứ hai.
c. Nếu tỳ-kheo phạm tội, tỳ-kheo khác nói: ‘Trưởng lão phạm tội, có thấy không?’ Vị kia nói: ‘Không thấy.’ Tỳ-kheo lại nói: ‘Trưởng lão thấy tội hãy ở giữa Tăng này mà sám hối.’[127] Đây là phạm nhơn thứ ba.
d. Nếu tỳ-kheo phạm tội, tỳ-kheo khác nói: ‘Này Trưởng lão, thầy phạm tội, thấy không?’ Vị kia nói: ‘Không thấy.’ Bấy giờ, Tăng nên hoàn toàn xả bỏ[128] và nói: ‘Tùy ý Thầy hãy đi. Muốn đi đâu, tùy ý. Nhưng chỗ Thầy đến, ở đó thầy cũng sẽ bị cử tội. Các vị kia đối với thầy sẽ bị tác cử, tác ức niệm, tác tự ngôn, ngăn a-nậu-bà-đà, ngăn thuyết giới, ngăn tự tứ.’ Như ông thầy luyện ngựa. Con ngựa dữ khó huấn luyện, liền giốp luôn cả yên cương mà đánh đuổi ngựa đi. Tỳ-kheo này cũng như vậy, tất cả đều xả bỏ. Đây là phạm nhơn thứ tư.
23. Đức Thế Tôn ở tại thành Vương xá, trong núi Kỳ-xà-quật. Bấy giờ, Ưu-ba-ly từ chỗ ngồi đứng dậy, để trống vai bên hữu, đầu gối bên hữu chấm đất, chấp tay bạch Phật rằng:
«Vị Trưởng lão đối trước vị tỳ-kheo-niên thiếu sám hối, bên trong có bao nhiêu pháp cần sám hối?»
Đức Phật dạy:
«Bên trong có bốn pháp nên sám hối: để trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, quỳ gối chắp tay, nói tên tội phạm: ‘Tôi phạm tội như vậy. Nay đối trước Truởng lão sám hối.’ Vị kia nên nói: ‘Thầy nên cải hối, sanh tâm yểm ly.’ Đáp rằng: ‘Xin vâng!’ Tỳ-kheo Thượng tọa đối với tỳ-kheo hạ tọa có bốn pháp như vậy nên sám hối.
Có bốn ba-la-đề-đề-xá-ni, nói như trên.
Có bốn ba-la-di nói như trên.
24. Có bốn yết-ma: phi pháp biệt chúng yết-ma, như pháp biệt chúng yết-ma, phi pháp hòa hợp chúng yết-ma, và như pháp hòa hợp yết-ma. Đó là bốn yết-ma. Ở đây, phi pháp biệt chúng yết-ma, không được làm. Phi pháp hòa hợp yết-ma, không được làm. Pháp biệt chúng yết-ma không được làm. Pháp hòa hợp yết-ma, nên làm. Đó là điều ta cho phép.
Phi pháp biệt chúng yết-ma, yết-ma không thành. Phi pháp hòa hợp yết ma, yết-ma không thành. Pháp biệt chúng yết-ma, yết-ma không thành. Pháp hòa hợp yết-ma, yết-ma thành tựu.
Phi pháp biệt chúng yết-ma, không đúng cách. Phi pháp hòa hợp yết-ma, không đúng cách. Pháp biệt chúng yết-ma, không đúng cách. Pháp hòa hợp yết-ma, đúng cách.
25. Có bốn cách bố-tát: ba lời bố-tát, thanh tịnh bố-tát, thuyết Ba-la-đề-mộc-xoa bố-tát, tự tứ bố-tát.
26.Có bốn vọng ngữ: vọng ngữ ba-la-di, vọng ngữ tăng tàn, vọng ngữ ba-dật-đề, vọng ngữ tỳ-ni a-tỳ-bà-la[129] vọng ngữ.
27. Có bốn chúng: tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di.
28. Lại có bốn chúng: sát-lợi, bà-la-môn, cư sĩ, sa-môn.
29. Lại có bốn chúng: Tứ thiên vương, Đao lợi thiên, Ma, Phạm.
30. Lại có bốn chúng: ái, nhuế, bố, si.
31. Lại có bốn chúng: không ái, không nhuế, không bố, không si.
32. Có bốn hạng trí tuệ bình đoán sự-nhơn: Có người thân không hiện ác mà khẩu hiện. Có người miệng không hiện ác mà thân hiện. Có người thân khẩu hiện ác. Có người thân khẩu không hiện ác.
a. Thế nào là thân không hiện ác mà khẩu hiện? Hoặc có người thân không hiện ác, mà miệng nói chỉ thị khiến phải cộng đồng kiến giải.[130] Đó là thân không hiện ác mà khẩu hiện.
b. Thế nào là miệng không hiện ác mà thân hiện? Có người thân hiện ác, mà miệng không chỉ thọ, không bắt cùng đồng kiến giải. Đó là miệng không hiện ác mà thân hiện.
c. Thế nào là thân không hiện ác, khẩu không hiện ác? Có người thân không hiện, miệng không chỉ thọ, không bắt cùng đồng kiến giải. Đó là thân miệng không hiện ác.
d. Thế nào là thân miệng hiện ác? Có người thân hiện ác, miệng nói chỉ thọ, bắt ép cùng đồng kiến giải. Đó là thân hiện ác, khẩu hiện ác. Đó là bốn hạng người bình đoán sự có trí.
33. Tỳ-kheo có bốn pháp tự tổn hại, có phạm, bị người có trí quở trách, mắc nhiều tội. Bốn pháp đó là gì? Có ái (thiên vị), có nhuế (thù hận), có bố (sợ hãi), có si (bất minh). Tỳ-kheo có bốn pháp như vậy, tự tổn hại, bị người có trí quở trách, mắc nhiều tội.
34. Tỳ-kheo có bốn pháp không tự tổn hại: (Ngược lại hạng mục trên).
35. Có bốn pháp hướng đến phi đạo: có ái, có nhuế, có bố, có si.
36. Có bốn pháp không hướng đến phi đạo: (Ngược lại câu trên).
37. Có bốn pháp không được sai làm người chia cháo. Chưa sai thì không được sai. Đã sai thì không được chia: có ái, có nhuế, có bố, có si.
38. Có bốn pháp nên sai làm người chia cháo: (ngược lại câu trên).
Chia tiểu thực, chia thức ăn khư-xà-ni, hoặc sai phó hội, trải ngọa cụ, chia y tắm mưa, chia y nhận được.
Sai tỳ-kheo làm sứ, cho đến sai sa-di làm sứ cũng vậy.
39. Có bốn pháp đọa vào địa ngục như tên bắn (tức là sai các tri sự như trên).[131]
40. Có bốn phi pháp ngăn thuyết giới, ngăn vô căn: phá giới, phá kiến, phá oai nghi, phá chánh mạng.
41. Có bốn như pháp ngăn thuyết giới, ngăn hữu căn: phá giới, phá kiến, phá oai nghi, phá chánh mạng. Đó là bốn như pháp ngăn thuyết giới.
42. Có bốn thanh tịnh: trì giới thanh tịnh, kiến thanh tịnh, oai nghi thanh tịnh, chánh mạng thanh tịnh. Đó là bốn thanh tịnh.
44. Có bốn pháp y chỉ: y phấn tảo, khất thực, nghỉ dưới gốc cây, thuốc hủ lạn. Đó là bốn pháp y chỉ.
45. Có bốn pháp tổn giảm: hoặc có trí có thể nhẫn, hoặc có trí có thể thân cận, hoặc có trí có thể giải, hoặc có trí có thể đoạn. Đó là bốn thứ tổn pháp.[132] Chú thích:
[58] Cũng nói là «đơn bạch yết-ma.»
[59] Để bản: bất kiến 不見. Các bản khác: bất hiện.
[60] Ba biện pháp chế ngự tỳ-kheo phạm luật.
[61] Tương đương với ba trong số 13 già nạn không được thọ cụ túc, theo thứ tự: phạm biên tội, pháp nội ngoại đạo, tặc trụ.
[62] Tức thấy tội, hay nhận tội.
[63] Kiên trì ác kiến không xả. Xem cht.43, Ch.xi (Phần iv). Xem tỳ-kheo, ba-đạt-đề 68, 69.
[64] Bị Tăng xả trí. Xem thêm cht.2, cht.8 ch.ix; cht.13, ch.x.
[65] Phụ chú trong nguyên bản.
[66] Tham chiếu Pali: do ba hành tướng phạm tội (tīhākārehi āpattiṃ āpajjati): phạm bởi thân, phạm bởi miệng, phạm bởi thân và miệng.
[67] Để bản: tướng 相. Các bản khác: kiến (đọc là hiện) tướng 見相. Pali: ākāra, hành tướng, hay dấu hiệu. Xem cht.65 trên.
[68] Oai nghi, ở đây, Pali: ācāra, hành vi hay cử chỉ. Ba phi oai nghi, Pali: ba phi hành, phi hành nơi thân (kāyikena anācārena; Sớ giải: vi phạm học xứ đối với thân), phi hành nơi miệng, phi hành nơi thân và miệng.
[69] Ba tà mạng. Tham chiếu Pali: tà mạng qua thân (kāyikena micchājivena), qua miệng, qua thân và miệng.
[70] Phụ chú trong bản Hán.
[71] Tham chiếu Pali: cần thi hành yết-ma đối với tỳ-kheo có đủ 3 chi: buông trôi theo dục lạc nơi thân (kāyikena davena samannāgatassa hoti, Sớ giải, như chơi câu, cờ bạc), nơi miệng, nơi miệng và thân.
[72] Vi phạm điều Phật chế do bởi tham dục nơi thân, nơi miệng, nơi thân và miệng. Tham chiếu Pali: ba vi hại, vi hại qua thân (kāyikena upaghātikena; Sớ giải, không học học xứ Phật chế nơi thân), vi hại qua miệng, qua thân và miệng.
[73] Tham chiếu Pali: có tội Tăng-già phạm (atthāpatti saṅgho āpajjati), biệt chúng (gaṇa) không phạm, cá nhân (puggala) không phạm. Có tội biệt chúng phạm, Tăng không phạm, cá nhân không phạm. Có tội cá nhân phạm, Tăng không phạm, biệt chúng không phạm.
[74] Phóng dật yết-ma 放逸羯磨.
[75] Ba-la-lê Tử thành Kê viên 波羅梨子城雞園. Xem Trung A-hàm 60 (T01n26 tr.802a13): Ba-la-lợi Tử thành, Kê viên 波羅利子城雞園. Tạp A-hàm 24 (T02n99 tr.175b12): Ba-liên-phất ấp Kê lâm tinh xá 巴連弗邑雞林精舍. Pali: Pāṭaliputta, Kukkuṭārāma.
[76] Khổng tước quan bà-la-môn 孔雀冠婆羅門.
[77] Băng-già-di 崩伽彌. Tham chiếu Tạp A-hàm 30 (T02n99, tr.213a05): Băng-già-xà, Băng-già-kỳ lâm 崩伽闍崩伽耆林. Pali (A. i. 136): Paṅkadhā (bản Miến: Saṅkavā), một thị trấn ở Kosala.
[78] Tạp A-hàm, dẫn trên: tôn giả Ca-diếp thị 尊者迦葉氏.
[79] Tạp A-hàm, dẫn trên, tôn giả này nói: «Vị Sa-môn Cù-đàm này tán thán giới này quá đáng» 此沙門極讚歎是戒. Pali (dẫn trên): adhisallikhatevāyaṃ samaṇo, «ngài Sa-môn này quá cực kỳ nghiêm khắc.»
[80] Phụ chú trong nguyên bản Hán.
[81] Tăng giới, tức tăng thượng giới. Pali: adhisīla.
[82] Hạ ngũ sử 下五使. Năm thuận hạ phần kết (Pali: pañca orambhgiya saṃyojana), 5 kết sử dẫn tái sinh Dục giới: thân kiến (sakkāyadiṭṭhi), giới thủ kiến (sīlabbata-parāmāso), nghi (vichikcchā), tham dục (kāmachando), sân nhuế (vyāpādo).
[83] Thánh giả A-na-hàm sau khi từ Dục giới chết sanh lên một trong năm tầng Tịnh cư thiên, và nhập Niết-bàn tại đó.
[84] Không tái sinh Dục giới, Bất hoàn.
[85] Nguyên Hán: bất hoàn thử; định cú để nói về vị A-na-hàm không tái sanh Dục giới. Nhưng trong đoạn này, đây là tuyên bố của vị đã chứng A-la-hán, nên có thể bản Hán đã chép sai. Thường nói là «bất thọ hậu hữu» sau đời này, không còn đời nào nữa.
[86] Chỉ tỳ-kheo hành đủ cả ba học, thành tựu cũng trọn đủ là đắc cứu cánh trí, thành A-la-hán.
[87] Không hành đủ ba học, chứng đắc cao nhất là A-na-hàm, không thể đắc quả A-la-hán.
[88] Dịch sát theo Hán: 能薄三結。貪欲瞋恚愚癡. Chính xác, nên hiểu: ba kết (thân kiến, giới cấm thủ và nghi) đã đoạn tận; tham dục, sân nhuế, ngu si vơi mỏng. Xem Trường A-hàm 5 (T1n1, tr.34a27): 三結盡,薄婬怒癡,一來世間而般涅槃. Tham chiếu Pali, MahālisuttaM, D. i. 156: tiṇṇaṃ saṃyojanānaṃ parikkhayā rāgadosa-mohānaṃ tanuttā sakadāgāmī hoti.
[89] Ba kết 三結, Pali: tīṇi saṃyojanāni: thân kiến (sakkāyadiṭṭhi), giới thủ kiến (sīlabbataparāmāso), nghi (vichikcchā).
[90] Nguyên văn Hán: thất sanh thiên thượng, thất sanh nhân trung 七 生 天 上 七 生 人中; cộng tất cả, Tu-đà-hoàn có đến 14 lần tái sinh. Đoạn này Hán dịch hoàn toàn sai. Thánh giả Tu-đà-hoàn tái sinh kể cả thiên thượng, nhân gian, cộng lại không quá bảy lần; lần thứ bảy, nhập Niết-bàn, không có tái sinh lần thứ tám. Trong kinh thương thí dụ «Tu-đà hoàn tái sinh lần thứ tám» (đệ bát hữu) để chỉ cho sự việc không bao giờ xảy ra. Xem Trường A-hàm 5 (dẫn trên): 斷三結得須陀洹不墮惡道極七往返必得涅槃.
[91] Tức ly dục, ly pháp ác bất thiện... là những yếu tố để đắc sơ thiền.
[92] Gồm 5 triền cái.
[93] Giác ý, đây chỉ 7 giác chi, hay bồ-đề phần (Pali: bojjhaṅga): niệm (Pali: sati), pháp hay trạch pháp (dhamma-vicaya), tinh tấn (viriya), hỷ (pīti), khinh an (passaddhi), định (samādhi), xả (upekkha).
[94] Bảy giác ý: niệm, pháp, tinh tấn, ỷ, định, hỷ, hộ 念精進猗定喜護. Giữ nguyên dịch ngữ của bản Hán, mặc dù không chính xác. Xem cht.91 trên.
[95] Tham chiếu Pali, có ba pháp tỳ-kheo không được đáp trả tỳ-ni (na vinayo vasajjitabbo): không biết hổ thẹn, ngu si và hành hại (alajji, bālo, apakatatto).
[96] Xem Tạp A-hàm 31, kinh số 874 (T02n99 tr.220c19).
[97] Chỉ ba loại người ngu. Xem mục hai pháp, số 14 trên.
[98] Chỉ ba loại người trí. Xem mục hai pháp, số 14 trên.
[99] Người thọ sám, hoặc Tăng.
[100] Thập tụng 49 (T23n1435 tr.356a8) có ba pháp: trong tỳ-ni mà ca pháp như khóc; trong tỳ-ni mà cười giỡn pháp như cuồng; trong tỳ-ni mà vung tay múa, pháp như trẻ con.
[101] Tính theo mỗi nữa tháng. Nữa tháng kia tương đương: ngày 29, 10 và 16. Tham chiếu Pali: có ba loại bố-tát: ngày 14, ngày 15 và Tăng hoà hiệp (ngày bất thường tùy theo Tăng yết-ma).
[102] Pali, ba loại bố-tát: Tăng-già bố tát (saṅghe uposatho), biệt chúng bố-tát (gaṇe uposatho), cá nhân bố-tát (puggale uposatho). Đây chỉ trú xứ bố-tát.
[103] Đây chỉ pháp thức bố-tát.
[104] Đây chỉ túc số bố-tát.
[105] Tức nhân duyên Phật chế giới. Xem cht.155 dưới.
[106] Tức nhân duyên Phật chế giới. Xem cht. dưới.
[107] Tham chiếu Pali, Vin.v. 92, sáu không cung kính (cha agāravā: bất kính, đồng nghĩa không xem trọng): không kính Phật, không kính Pháp, không kính Tăng, không kính học xứ (giới), không kính sự không phóng dật, không kính sự hòa thuận. Cf. Saṅgītu, D. iii. 243.
[108] Bị Tăng tác yết-ma xả trí. Xem cht.2, 8 ch.ix (phần iii); đoạn 5 ch.xi.
[109] Xem phần iv, ch.ii, mục 27 «úp bát.»
[110] Sáu niệm: niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm giới, niệm thí, niệm thiên. Xem Trường A-hàm 2 (T01n01 tr.12a14).
[111] Đao 刀, chỉ đao kiếm; y 衣, chỉ y phục; sắc 色, màu sắc. Chưa rõ ý nghĩa của những từ này.
[112] Biện 辦; thường hiểu là thành biện, phận sự cần làm. Nhưng không rõ nghĩa chính xác trong hạng mục này.
[113] Như hạn kỳ bố-tát; xem cht.101 trên.
[114] Như các pháp bố-tát, xem cht. 101, 102, 103 trên.
[115] Xem các hạng mục trên: một lời xả giới, hai lời xả giới.
[116] Xen mục «Hai pháp» hạng mục 127. Xem Phần i. chương i, ba-la-di 1. Bản Việt, q.1, tr.25.
[117] Phụ chú trong nguyên bản.
[118] Thập tụng 49 (T23n1435 tr.357b13). Xem Phần iv, chương xvi, đoạn iii, mục 3.
[119] Xem phần iv, chương i.
[120] A-ni-lâu-đà 阿尼樓陀. Pali: Aunuddha. Xem cht. dưới.
[121] Bà-di 婆夷. Pali, A. ii. 239: Bāhiya, đệ tử, hoặc người đồng trú xứ (saddhivihārika) với Anuruddha. Truyện xảy ra khi Phật trú tại Kosambī (Kiều-thưởng-di), trong tinh xá Ghositārāma. Xem phần iii, chương ix «Câu-thiểm-di». Cf. Vin.i. Kosambaka-kkhandhaka.
[122] Xem cht. 11, mục «hai pháp» hạng mục 14.
[123] Xem cht. 12, mục «hai pháp» hạng mục 15.
[124] Thập tụng 49 (T23n1435 tr.356c24): «Thế gian có bốn hạng người, thấy sự phạm tội thì sinh sợ hãi,»
[125] Sám các tội ba-dật-đề
[126] Sám các tội thâu-lan-giá.
[127] Sám các tội tăng-già-bà-thi-sa.
[128] Tăng tác yết-ma xả trí, vì ngoan cố không nhận tội.
[129] Tỳ-ni a-tỳ-bà-la 毘尼阿毘婆羅. Không rõ. Theo đoạn mạch, đây chỉ vọng ngữ thuộc tội ác thuyết.
[130] Áp chế bằng miệng mà không áp chế bằng thân, khi quyết đoán tránh sự.
[131] Xem mục «hai pháp.»
[132] Hết quyển 58.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.141.45.90 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.