Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình.
Kinh Pháp cú
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
NÓI RÕ PHẦN CÒN LẠI CỦA PHÁP CHÚNG HỌC.
Khi Phật an trú tại thành Xá-vệ, nói rộng như trên. Bấy giờ nhóm sáu Tỉ-kheo ngồi tréo chân trong nhà bạch y, [403b] bị người đời chê cười: "Vì sao Sa-môn Thích tử mà ngồi tréo chân trong nhà bạch y, giống như vương tử, đại thần? Ðây là những kẻ bại hoại, chứ nào có đạo hạnh gì!" Các Tỉ-kheo bèn đem việc đó đến bạch lên Thế Tôn. Phật liền bảo gọi nhóm sáu Tỉ-kheo đến. Khi họ đến, Phật liền hỏi:
- Các ông có việc đó thật không?
- Có thật như vậy, bạch Thế Tôn.
- Từ nay về sau không được ngồi tréo chân trong nhà bạch y.
Thế rồi, Phật truyền lệnh cho các Tỉ-kheo đang sống tại thành Xá-vệ phải tập họp lại tất cả, vì mười lợi ích mà chế giới cho các Tỉ-kheo, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
21. "Cần phải học: Không được ngồi tréo chân trong nhà (bạch y)".
Tréo chân: Bắp vế để trên bắp vế, đầu gối đặt trên đầu gối, bắp chân đặt trên ống chân, gót chân đặt trên mu bàn chân. Không được ngồi tréo chân trong nhà bạch y mà phải ngồi ngay ngắn hai chân bằng nhau. Khi Thọ trai tại tinh xá hay ở trước Hòa Thượng, A-xà-lê, Tỉ-kheo trưởng lão không được ngồi tréo chân lên nhau. Nếu bị bệnh thì được ngồi tréo chân, nhưng khi thấy Thượng Tọa thì phải ngồi lại đoan chánh. Nếu bàn chân bị dính bùn nên ngồi tréo chân để gạt bùn, thì không có tội. Nếu buông lung các căn ngồi tréo chân trong nhà bạch y tức là coi thường pháp cần phải học. Ngoại trừ tâm trí bị cuồng loạn thì không có tội. Thế nên nói: --"Cần phải học: Không được ngồi tréo chân trong nhà bạch y".
Khi Phật an trú tại thành Xá-vệ, nói rộng như trên. Bấy giờ nhóm sáu Tỉ-kheo ngồi chống nạnh trong nhà bạch y, bị người đời chê cười: "Vì sao Sa-môn Thích tử mà ngồi chống nạnh trong nhà bạch y, giống như vương tử, đại thần, lực sĩ? Ðây là những kẻ bại hoại, chứ nào có đạo hạnh gì!".
Các Tỉ-kheo bèn đem việc đó bạch lên Thế Tôn. Phật liền bảo gọi nhóm sáu Tỉ-kheo đến. Khi họ đến, Phật liền hỏi:
- Các ông có việc đó thật không?
- Có thật như vậy, bạch Thế Tôn.
- Từ nay về sau không được ngồi chống nạnh trong nhà bạch y.
Thế rồi, Phật truyền lệnh cho các Tỉ-kheo đang sống tại thành Xá-vệ phải tập họp lại tất cả, vì mười lợi ích mà chế giới cho các Tỉ-kheo, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
22. "Cần phải học: Không được ngồi chống nạnh trong nhà bạch y".
Chống nạnh: Hoặc chống nạnh một tay, hoặc chống nạnh cả hai tay. Không được ngồi chống nạnh trong nhà bạch y.
Khi Thọ trai tại tinh xá hay ở trước các Hòa Thượng, A-xà-lê, Tỉ-kheo trưởng lão không được ngồi chống nạnh. Nếu vì già bệnh hay bị chứng phong thống đau lưng, thì ngồi chống nạnh không có tội. Nếu bị ung nhọt, ghẻ lở phải dùng thuốc đắp lên, rồi sợ nhớp y nên ngồi chống nạnh, thì không có tội. Nhưng khi thấy Thượng Tọa đến thì phải thả tay xuống. Nếu buông lung các căn, ngồi chống nạnh trong nhà bạch y, tức là coi thường pháp cần phải học. Ngoại trừ tâm trí bị cuồng loạn thì không có tội. Thế nên nói: --"Cần phải học: Không được ngồi chống nạnh trong nhà bạch y".
[403c] Khi Phật an trú tại thành Xá-vệ, nói rộng như trên. Bấy giờ, nhóm sáu Tỉ-kheo ngồi trong nhà bạch y, vừa đung đưa cái chân, vừa múa tay, lại còn ngắt cỏ nữa, nên bị người đời chê cười: "Vì sao Sa-môn Thích tử mà giống như diễn viên múa, ngồi trong nhà bạch y mà tay chân không để yên? Ðấy là những kẻ bại hoại, chứ nào có đạo hạnh gì!".
Các Tỉ-kheo bèn đem việc đó bạch lên Thế Tôn. Phật bèn bảo gọi nhóm sáu Tỉ-kheo đến. Khi họ đến, Phật liền hỏi:
- Các ông có việc đó thật không?
- Có thật như vậy, bạch Thế Tôn.
- Từ nay về sau không được múa máy tay chân khi ngồi trong nhà bạch y.
Thế rồi, Phật truyền lệnh cho các Tỉ-kheo đang sống tại thành Xá-vệ phải tập họp lại tất cả, vì mười lợi ích mà chế giới cho các Tỉ-kheo, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
23. "Cần phải học: Không được múa máy tay chân khi ngồi trong nhà bạch y".
Không được múa máy tay chân khi ngồi trong nhà bạch y: Khi ngồi không được động tay động chân, múa tay múa chân, hay ngắt cỏ, mà phải ngồi chững chạc đoan nghiêm. Nếu có ai hỏi thì trước hết phải giữ gìn oai nghi giới luật, tùy thuận mà đáp. Nếu họ hỏi về bốn ngôi Tháp thì được dùng tay chỉ, nói: "Ðó là chỗ đản sinh, đó là chỗ Thành đạo, đó là chỗ Chuyển pháp luân, đó là chỗ nhập Niết-bàn.", thì không có tội. Nếu đàn việt muốn kiến tạo tinh xá cho Tỉ-kheo, thì Tỉ-kheo nên xem xét địa hình địa thế, chỗ có thể làm, rồi đưa tay chỉ, nói: "Chỗ này có thể xây tinh xá, chỗ này có thể xây giảng đường, chỗ kia có thể làm nhà sưởi, chỗ nọ có thể xây tăng phòng", thì không có tội. Nếu buông lung các căn múa máy tay chân khi ngồi trong nhà bạch y, tức là coi thường pháp cần phải học. Ngoại trừ tâm trí bị cuồng loạn thì không có tội. Thế nên nói: --"Cần phải học: Không được múa máy tay chân khi ngồi trong nhà bạch y".
Khi Phật an trú tại thành Xá-vệ, nói rộng như trên. Bấy giờ có đàn việt cúng dường trai phạn cho chúng Tăng tại tinh xá ; khi họ bắt đầu dọn cơm thì nhóm sáu Tỉ-kheo đòi nước rửa tay, rửa bát. Ðàn việt nghe thế, liền đặt thau cơm nóng xuống đất, trách:
- Con bỏ nhà đến chùa thiết trai cúng dường là mong chúng Tăng đồng lòng tịnh tâm để cầu được phước, mà giờ đây khi mới dọn cơm thì lại đòi hỏi này kia. Người xuất gia nên chú tâm mà ăn, chứ vì sao trong bữa ăn mà còn đòi hỏi nhiều thứ khác?
Các Tỉ-kheo bèn đem việc ấy đến bạch với Thế Tôn. Phật liền bảo gọi nhóm sáu Tỉ-kheo đến. Khi họ đến, Phật liền hỏi:
- Các ông có việc đó thật không?
- Có thật như vậy, bạch Thế Tôn.
- Từ nay về sau phải chú tâm nhận đồ ăn.
Thế rồi, Phật truyền lệnh cho các Tỉ-kheo đang sống tại thành Xá-vệ phải tập họp lại tất cả, vì mười lợi ích mà chế giới cho các Tỉ-kheo, dù ai nghe rồi [404a] cũng phải nghe lại:
24. "Cần phải học: Chú tâm nhận đồ ăn".
Khi chú tâm ăn không được dùng hai tay ghì cái bát đặt trên hai bàn chân. Trước hết phải rửa tay sạch, rồi lau bát, khi thức ăn được đưa đến nên chú ý mà nhận. Nếu mình là người trực nguyệt trông coi việc ăn uống, nên phải đến sau, thì được đòi nước rửa tay, rửa bát, không có tội. Nếu buông lung các căn không chú tâm khi nhận đồ ăn, tức là coi thường pháp cần phải học. Ngoại trừ tâm trí bị cuồng loạn thì không có tội. Thế nên nói: --"Cần phải học: "Chú tâm nhận đồ ăn".
Khi Phật an trú tại thành Xá-vệ, nói rộng như trên. Bấy giờ có vị trưởng giả đến tinh xá cúng dường trai phạn, nhóm sáu Tỉ-kheo trước hết nhận nhiều canh, sau mới nhận cơm, khiến bát đầy tràn, canh chảy xuống đất, nên đàn việt chê trách: - Tôi lấy phần cơm của vợ con để cúng dường cho chúng Tăng là mong Tăng dùng cho hết, mà nay lại vứt xuống đất. Tôn giả có biết không, trong một hạt cơm này chứa hàng trăm công sức!
Các Tỉ-kheo bèn đem sự việc ấy đến bạch lên Thế Tôn. Phật liền bảo gọi nhóm sáu Tỉ-kheo đến. Khi họ đến, Phật liền hỏi:
- Các ông có việc đó thật không?
- Có thật như vậy, bạch Thế Tôn.
- Từ nay về sau phải nhận cơm và canh bằng nhau.
Thế rồi, Phật truyền lệnh cho các Tỉ-kheo đang sống tại thành Xá-vệ phải tập họp lại tất cả, vì mười lợi ích mà chế giới cho các Tỉ-kheo, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
25. "Cần phải học: Nhận cơm và canh bằng nhau".
Nhận cơm và canh bằng nhau: Không được lấy canh trước, lấy cơm sau mà phải lấy cơm trước bỏ vào bát xong, mới lấy canh. Nếu tục lệ của nước đó dọn canh trước, dọn cơm sau, thì nên dùng một cái tô để nhận. Nếu không có tô, thì nên dùng lá cây, hay bát nhỏ để nhận. Nếu cũng không có lá cây thì được dùng bát để nhận canh. Nhưng khi nhận cơm thì phải dùng tay đỡ, từ từ bỏ vào trong bát, không được để nó tràn chảy ra ngoài. Nếu Tỉ-kheo bệnh cần dùng canh nhiều, thì lấy nhiều canh không có tội. Nếu buông lung các căn không nhận cơm canh bằng nhau tức là coi thường pháp cần phải học. Ngoại trừ tâm trí bị cuồng loạn thì không có tội. Thế nên nói: --"Cần phải học: Nhận cơm canh bằng nhau".
Khi Phật an trú tại thành Xá-vệ, nói rộng như trên. Bấy giờ có cư sĩ đến tinh xá cúng dường trai phạn, khi ăn, nhóm sáu Tỉ-kheo ăn xung quanh bốn phía bát để dành chính giữa lại, nên bị người đời chê cười:
- Vì sao Sa-môn Thích tử mà giống như kẻ phóng dật, moi xung quanh bốn phía bát mà ăn, để chính giữa lại? Ðây là những kẻ bại hoại, nào có đạo hạnh gì!
Các Tỉ-kheo bèn đem việc ấy đến bạch với Thế Tôn. Phật liền bảo gọi nhóm sáu Tỉ-kheo đến. Khi họ đến, Phật liền hỏi:
- Các ông có việc đó thật không?
- Có thật như vậy, bạch Thế Tôn.
- Từ nay về sau không được moi xung quanh bốn phía bát mà ăn.
Thế rồi, Phật truyền lệnh cho các Tỉ-kheo đang sống tại thành Xá-vệ phải tập [404b] họp lại tất cả, vì mười lợi ích mà chế giới cho các Tỉ-kheo, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
26. "Cần phải học: Không được moi xung quanh bát mà ăn".
Moi xung quanh bát mà ăn: Moi bốn phía, để chính giữa lại.
Trước hết nên nhận cơm để vào một bên bát, sau đó nhận canh, rồi trộn chung lại mà ăn. Nếu có sữa, chất béo lẫn vào trong cơm, thì không được vì chuộng ngon moi chỗ ngon ăn trước mà phải ăn theo thứ lớp. Nếu muốn cho ai, thì nên xắn một nửa mà cho. Nếu buông lung các căn, moi xung quanh bát mà ăn, tức là coi thường pháp cần phải học. Ngoại trừ tâm trí bị cuồng loạn thì không có tội. Thế nên nói: --"Cần phải học: Không được moi xung quanh bát mà ăn".
Khi Phật an trú tại thành Xá-vệ, nói rộng như trên. Bấy giờ có cư sĩ đến tinh xá cúng dường trai phạn cho chúng Tăng. Khi ăn, nhóm sáu Tỉ-kheo lùa thức ăn trong miệng từ bên này qua bên kia mà ăn, nên bị người đời chê cười:
- Vì sao Sa-môn Thích tử mà giống như kẻ phóng dật, như lạc đà, bò, dê, ợ thức ăn từ trong bụng ra nhai lại? Ðây là những kẻ bại hoại, chứ nào có đạo hạnh gì!
Các Tỉ-kheo bèn đem việc đó đến bạch lên Thế Tôn. Phật liền bảo gọi nhóm sáu Tỉ-kheo đến. Khi họ đến, Phật liền hỏi:
- Các ông có việc đó thật không?
- Có thật như vậy, bạch Thế Tôn.
- Từ nay về sau không được lùa thức ăn trong miệng từ bên này qua bên kia mà ăn.
Thế rồi, Phật truyền lệnh cho các Tỉ-kheo đang sống tại thành Xá-vệ phải tập họp lại tất cả, vì mười lợi ích mà chế giới cho các Tỉ-kheo, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
27. "Cần phải học: Không được lùa thức ăn trong miệng từ bên này qua bên kia mà ăn".
Lùa thức ăn trong miệng từ phía bên này qua phía bên kia: Ngậm một miếng cơm từ phía má bên này chuyển qua phía má bên kia. Cần nhai bên nào thì nhai bên đó xong rồi nuốt. Nếu Tỉ-kheo ăn bột, gạo tẻ thì có thể ngậm một bên, nhai một bên không có tội. Nếu buông lung các căn lùa thức ăn trong miệng từ bên này qua bên kia mà ăn, tức là coi thường pháp cần phải học. Ngoại trừ tâm trí bị cuồng loạn thì không có tội. Thế nên nói: --"Cần phải học: Không được lùa thức ăn trong miệng từ bên này qua bên kia mà ăn".
Khi Phật an trú tại thành Xá-vệ, nói rộng như trên. Bấy giờ có cư sĩ đến tinh xá cúng dường trai phạn cho chúng Tăng, khi ăn, nhóm sáu Tỉ-kheo le lưỡi ra ăn, bị người đời chê cười:
- Vì sao Sa-môn Thích tử mà giống như kẻ phóng dật, như rắn, như chuột, như chó, như mèo, le lưỡi ra ăn? Ðây là những kẻ bại hoại chứ nào có đạo hành gì!
Các Tỉ-kheo bèn đem sự việc ấy đến bạch lên Thế Tôn. Phật liền bảo gọi nhóm sáu Tỉ-kheo đến. Khi họ đến, Phật liền hỏi:
- Các ông có việc đó thật không?
- Có thật như vậy, bạch Thế Tôn.
- Từ nay về sau không được le lưỡi ra ăn.
Thế rồi, Phật truyền lệnh cho các Tỉ-kheo đang sống tại thành Xá-vệ phải tập họp lại tất cả, vì mười lợi ích mà chế giới cho các Tỉ-kheo, dù ai nghe rồi [404c] cũng phải nghe lại:
28. "Cần phải học: Không được le lưỡi ra ăn".
Le lưỡi ra ăn: Le lưỡi ra để thức ăn trên lưỡi rồi mới ngậm miệng lại. Nếu người trực nguyệt hay coi sóc việc ăn uống muốn biết thức ăn sống chín, mặn nhạt, chua ngọt thì được bỏ thức ăn trong bàn tay, rồi dùng lưỡi nếm, thì không có tội. Nếu bị bệnh thì được bỏ muối trong bàn tay rồi nếm, không có tội.
Nếu buông lung các căn le lưỡi ra ăn, tức là coi Thường pháp cần phải học. Ngoại trừ tâm trí bị cuồng loạn thì không có tội. Thế nên nói: --"Cần phải học: Không được le lưỡi mà ăn".
Khi Phật an trú tại thành Xá-vệ, nói rộng như trên. Bấy giờ có cư sĩ đến tinh xá cúng dường trai phạn cho chúng Tăng, khi ăn, nhóm sáu Tỉ-kheo và những miếng cơm lớn mà ăn, bị người đời chê cười:
- Vì sao Sa-môn Thích tử mà giống như những kẻ phóng dật, như bò, như dê, như lạc đà, như tù nhân đói khát, ăn những miếng cơm lớn? Ðây là những kẻ bại hoại, chứ nào có đạo hạnh gì!
Các Tỉ-kheo bèn đem việc đó bạch lên Thế Tôn. Phật liền bảo gọi nhóm sáu Tỉ-kheo đến. Khi họ đến, Phật liền hỏi:
- Các ông có việc đó thật không?
- Có thật như vậy, bạch Thế Tôn.
- Từ nay về sau không được ăn những miếng cơm lớn.
Thế rồi, Phật truyền lệnh cho các Tỉ-kheo đang sống tại thành Xá-vệ phải tập họp lại tất cả, vì mười lợi ích mà chế giới cho các Tỉ-kheo, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
29. "Cần phải học: Không được ăn những miếng cơm lớn".
Không được lớn, không được nhỏ, kiểu như dâm nữ và vài hột, ba hột mà ăn, mà phải ăn miếng cơm vừa miệng. Nếu Tỉ-kheo ăn cơm tẻ thì và đầy miệng không có tội. Nếu buông lung các căn ăn những miếng cơm lớn, tức là coi thường pháp cần phải học. Ngoại trừ tâm trí bị cuồng loạn thì không có tội. Thế nên nói: --"Cần phải học: Không được ăn những miếng cơm lớn".
Khi Phật an trú tại thành Xá-vệ, nói rộng như trên. Bấy giờ có cư sĩ đến tinh xá cúng dường trai phạn cho chúng Tăng, khi ăn, nhóm sáu Tỉ-kheo hả miệng chờ cơm mà ăn, bị người đời chê cười:
- Vì sao Sa-môn Thích tử mà giống như kẻ phóng dật, như rùa trạnh, ếch nhái, hả miệng để chờ cơm? Ðây là những kẻ bại hoại, chứ nào có đạo hạnh gì!
Các Tỉ-kheo bèn đem việc đó đến bạch lên Thế Tôn. Phật liền bảo gọi nhóm sáu Tỉ-kheo đến. Khi họ đến, Phật liền hỏi:
- Các ông có việc đó thật không?
- Có thật như vậy, bạch Thế Tôn.
- Từ nay về sau không được hả miệng ra chờ cơm mà ăn.
Thế rồi, Phật truyền lệnh cho các Tỉ-kheo đang sống tại thành Xá-vệ phải tập họp lại tất cả, vì mười lợi ích mà chế giới cho các Tỉ-kheo, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
30. "Cần phải học: Không được hả miệng ra chờ cơm mà ăn".
Không được hả miệng chờ cơm mà ăn: Khi ăn, Tỉ-kheo phải ăn như cách ăn của voi chúa trên núi tuyết, [405a] nghĩa là khi thức ăn vào miệng liền dùng cái vòi đẩy sâu vào và chia đều ra trong miệng. Nuốt xong miếng ăn trước rồi mới đưa miếng ăn sau vào, chứ không được hả miệng chờ thức ăn. Nếu miệng bị lở thì được hả miệng chờ không có tội. Nếu buông lung các căn hả miệng chờ cơm để ăn tức là coi thường pháp cần phải học. Ngoại trừ tâm trí bị cuồng loạn thì không có tội. Thế nên nói: --"Cần phải học: Không được hả miệng chờ cơm để ăn".
Khi Phật an trú tại thành Xá-vệ, nói rộng như trên. Bấy giờ, có cư sĩ đến tinh xá cúng dường trai phạn cho chúng Tăng, khi ăn, nhóm sáu Tỉ-kheo hả miệng ra vò thức ăn ném vào, bị người đời chê cười:
- Vì sao Sa-môn Thích tử mà giống như những kẻ dâm loàn, ném thức ăn vào miệng mà ăn? Ðây là những kẻ bại hoại, chứ nào có đạo hạnh gì!
Các Tỉ-kheo bèn đem việc đó bạch lên Thế Tôn. Phật liền bảo gọi nhóm sáu Tỉ-kheo đến. Khi họ đến, Phật liền hỏi:
- Các ông có việc đó thật không?
- Có thật như vậy, bạch Thế Tôn.
- Từ nay về sau không được ném thức ăn vào miệng.
Thế rồi, Phật truyền lệnh cho các Tỉ-kheo đang sống tại thành Xá-vệ phải tập họp lại tất cả, vì mười lợi ích mà chế giới cho các Tỉ-kheo, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
31. "Cần phải học: Không được ném thức ăn vào miệng".
Ném thức ăn vào miệng: Không được vò cơm thành cục từ xa ném vào miệng. Nếu ăn các loại như táo chua, nho, cho đến đậu rang, thì ném vào miệng mà ăn không có tội. Nếu buông lung các căn ném thức ăn vào miệng, tức là coi Thường pháp cần phải học. Ngoại trừ tâm trí bị cuồng loạn thì không có tội. Thế nên nói: --"Cần phải học: Không được ném thức ăn vào miệng".
Khi Phật an trú tại thành Xá-vệ, nói rộng như trên. Bấy giờ, có cư sĩ đến tinh xá cúng dường trai phạn cho chúng Tăng, khi ăn, nhóm sáu Tỉ-kheo cắn một nửa món ăn, còn một nửa cất vào trong bát, bị người đời chê cười:
- Vì sao Sa-môn Thích tử mà giống như kẻ phóng dật, cắn một nửa món ăn (mà ăn)? Ðây là những kẻ bại hoại, chứ nào có đạo hạnh gì!
Các Tỉ-kheo bèn đem việc đó đến bạch lên Thế Tôn. Phật liền bảo gọi nhóm sáu Tỉ-kheo đến. Khi họ đến, Phật liền hỏi:
- Các ông có việc đó thật không?
- Có thật như vậy, bạch Thế Tôn.
- Từ nay về sau không được cắn một nửa món ăn mà ăn.
Thế rồi, Phật truyền lệnh cho các Tỉ-kheo đang sống tại thành Xá-vệ phải tập họp lại tất cả, vì mười lợi ích mà chế giới cho các Tỉ-kheo, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
32. "Cần phải học: Không được cắn một nửa món ăn mà ăn".
Không được cắn một nửa món ăn còn một nửa cất vào trong bát mà nên (bẻ) từng miếng vừa miệng mà ăn.
Nếu cục bột lớn thì nên dùng tay bẻ từng miếng cho vừa miệng.
Nếu ăn trái dưa, mía hay củ cải thì được cắn ăn không có tội.
Nếu ăn bánh cũng nên dùng tay bẻ từng miếng cho vừa miệng.
Nếu buông lung các căn [405b] cắn một nửa món ăn tức là coi thường pháp cần phải học. Ngoại trừ tâm trí bị cuồng điên thì không có tội. Thế nên nói: --"Cần phải học: Không được cắn một nửa món ăn mà ăn".
Khi Phật an trú tại thành Xá-vệ, nói rộng như trên. Bấy giờ, có cư sĩ đến tinh xá cúng dường trai phạn cho chúng Tăng, khi ăn, nhóm sáu Tỉ-kheo ngậm đồ ăn mà nói, bị người đời chê cười:
- Vì sao Sa-môn Thích tử mà giống như kẻ phóng dật, như lạc đà, bò, dê, lừa, ngậm thức ăn mà kêu rống? Ðây là những kẻ bại hoại, chứ nào có đạo hạnh gì!
Các Tỉ-kheo bèn đem việc ấy đến bạch với Thế Tôn. Phật liền bảo gọi nhóm sáu Tỉ-kheo đến. Khi họ đến, Phật liền hỏi:
- Các ông có việc đó thật không?
- Có thật như vậy, bạch Thế Tôn.
- Từ nay về sau không được ngậm thức ăn mà nói.
Thế rồi, Phật truyền lệnh cho các Tỉ-kheo đang sống tại thành Xá-vệ phải tập họp lại tất cả, vì mười lợi ích mà chế giới cho các Tỉ-kheo, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
33. "Cần phải học: Không được ngậm thức ăn mà nói".
Không được ngậm thức ăn mà nói: Nếu đang ăn mà bị Hòa Thượng, A-xà-lê, Tỉ-kheo trưởng lão gọi, mình nuốt chưa hết thức ăn mà tiếng nói không khác thường, thì được lên tiếng đáp.
Nếu không thể được thì phải nuốt cho hết cơm rồi mới lên tiếng đáp. Nếu người gọi trách cứ, thì hãy đáp: "Vì trong miệng con có thức ăn nên không thể trả lời ngay được".
Nếu phóng túng các căn, ngậm thức ăn mà nói, tức là coi thường pháp cần phải học. Ngoại trừ tâm trí bị cuồng loạn thì không có tội. Thế nên nói: --"Cần phải học: Không được ngậm thức ăn mà nói".
Kệ tóm tắt:
"Ngồi tréo chân trong nhà,
Chống nạnh, động tay chân.
Chú ý, cơm bằng canh,
Dồn thức ăn hai má.
Le lưỡi, ngậm lớn miếng
Hả miệng, ném cơm vào.
Cắn ăn, ngậm cơm nói
Hết Bạt-cừ thứ ba".
Khi Phật an trú tại thành Xá-vệ, nói rộng như trên. Bấy giờ, có cư sĩ đến tinh xá cúng dường trai phạn cho chúng Tăng, khi ăn, nhóm sáu Tỉ-kheo dùng ngón tay vét bát mà ăn, nên bị người đời chê trách rằng:
- Vì sao Sa-môn Thích tử lại ăn như trẻ con, như tù nhân bị đói?
Rồi họ hỏi:
- Tôn giả ăn uống rất sung túc, vì sao lại phải vét bát? Ðây là những kẻ bại hoại, nào có đạo hạnh gì!
Các Tỉ-kheo bèn đem sự việc ấy đến bạch lên Thế Tôn. Phật liền bảo gọi nhóm sáu Tỉ-kheo đến. Khi họ đến rồi, Phật liền hỏi:
- Các ông có việc đó thật không?
- Có thật như vậy, bạch Thế Tôn.
- Từ nay về sau không được dùng ngón tay vét bát mà ăn.
Ðoạn, Phật truyền lệnh cho các Tỉ-kheo phải tập họp lại tất cả, vì mười lợi ích mà chế giới cho các Tỉ-kheo, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
34. "Cần phải học: Không được dùng ngón tay vét bát mà ăn".
[405c] Không được dùng ngón tay vét bát mà ăn: Không được cong ngón tay lại để vét bát. Nếu sữa, dầu, mật dính nơi bát thì không được co ngón tay lại vét bát mà phải dùng ngón tay dồn lại rồi mới nhúm lại mà ăn.
Nếu buông lung các căn, dùng ngón tay vét bát mà ăn, tức là coi thường pháp cần phải học. Ngoại trừ tâm trí bị cuồng loại thì không có tội. Thế nên nói: --"Cần phải học: Không được dùng ngón tay vét bát mà ăn".
Khi Phật an trú tại thành Xá-vệ, nói rộng như trên. Bấy giờ, có cư sĩ đến tinh xá cúng dường trai phạn cho chúng Tăng, khi ăn, nhóm sáu Tỉ-kheo liếm tay mà ăn, nên bị người đời chê trách: - Vì sao Sa-môn Thích tử mà giống như trẻ con, khi được thức ăn liền liếm tay mà ăn?
Rồi họ hỏi:
- Tôn giả, con cúng một cách hào phóng cho Thầy ăn đầy đủ, vì sao lại liếm tay mà ăn? Ðây là hạng người bại hoại, nào có đạo hạnh gì!
Các Tỉ-kheo bèn đem sự việc đó đến bạch lên Thế Tôn. Phật liền bảo gọi nhóm sáu Tỉ-kheo đến. Khi họ đến rồi, Phật liền hỏi:
- Các ông có việc đó thật không?
- Có thật như vậy, bạch Thế Tôn.
- Từ nay về sau không được liếm tay mà ăn.
Ðoạn, Phật truyền lệnh cho các Tỉ-kheo phải tập họp lại tất cả, vì mười lợi ích mà chế giới cho các Tỉ-kheo, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
35. "Cần phải học: Không được liếm tay mà ăn".
Không được lật ngửa, lật sấp bàn tay để liếm mà ăn. Nếu sữa, dầu, mật, đường phèn dính vào tay thì phải dùng tay vuốt vào miệng bát để dồn lại một chỗ, rồi mới lấy ăn.
Nếu buông lung các căn liếm tay mà ăn, tức là coi thường pháp cần phải học. Ngoại trừ tâm trí bị cuồng loạn thì không có tội. Thế nên nói: --"Cần phải học: Không được liếm tay mà ăn".
Khi Phật an trú tại thành Xá-vệ, nói rộng như trên. Bấy giờ, có cư sĩ đến tinh xá cúng dường trai phạn cho chúng Tăng, khi ăn, nhóm sáu Tỉ-kheo mút ngón tay mà ăn, bị người đời chê trách rằng:
- Vì sao Sa-môn Thích tử mà giống như trẻ con, mút ngón tay mà ăn?
Rồi họ hỏi:
- Con cúng dường một cách hào phóng, vì sao Thầy lại mút ngón tay mà ăn? Ðây là hạng người bại hoại, nào có đạo hạnh gì!
Các Tỉ-kheo bèn đem sự việc ấy đến bạch lên Thế Tôn. Phật liền bảo gọi nhóm sáu Tỉ-kheo đến. Khi họ đến rồi, Phật liền hỏi:
- Các ông có việc đó thật không?
- Có thật như vậy, bạch Thế Tôn.
- Từ nay về sau không được mút ngón tay mà ăn.
Ðoạn, Phật truyền lệnh cho các Tỉ-kheo phải tập họp lại tất cả, vì mười lợi ích mà chế giới cho các Tỉ-kheo, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
36. "Cần phải học: Không được mút ngón tay mà ăn".
Không được mút ngón tay mà ăn: Nếu Tỉ-kheo ăn các Thứ như canh thịt, mỡ hay chất ngọt dính vào ngón tay thì không được mút mà phải kê ngón tay vào thành bát vuốt cho dồn lại một chỗ rồi lấy ăn.
Nếu mật, [406a] đường phèn, muối dính vào đầu ngón tay thì được mút, không có tội. Nhưng nếu buông lung các căn, mút ngón tay mà ăn tức là coi thường pháp cần phải học. Ngoại trừ tâm trí bị cuồng loạn thì không có tội. Thế nên nói: --"Cần phải học: Không được mút ngón tay mà ăn".
Khi Phật an trú tại thành Xá-vệ, nói rộng như trên. Bấy giờ, có cư sĩ đến tinh xá cúng dường trai phạn cho chúng Tăng, khi ăn, nhóm sáu Tỉ-kheo nhai thức ăn ra tiếng, bị người đời chê bai rằng:
- Vì sao Sa-môn Thích tử mà ăn giống như heo, chuột ăn? Ðây là hạng người bại hoại, nào có đạo hạnh gì!
Các Tỉ-kheo bèn đem sự việc ấy đến bạch lên Thế Tôn. Phật liền bảo gọi nhóm sáu Tỉ-kheo đến. Khi họ đến rồi, Phật liền hỏi:
- Các ông có việc đó thật không?
- Có thật như vậy, bạch Thế Tôn.
- Từ nay về sau không được nhai thức ăn ra tiếng.
Ðoạn, Phật truyền lệnh cho các Tỉ-kheo phải tập họp lại tất cả, vì mười lợi ích mà chế giới cho các Tỉ-kheo, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
37. "Cần phải học: Không được nhai thức ăn ra tiếng".
Nếu buông lung các căn nhai thức ăn ra tiếng tức là coi thường pháp cần phải học. Ngoại trừ tâm trí bị cuồng loạn thì không có tội. Thế nên nói: --"Cần phải học: Không được nhai thức ăn ra tiếng".
Khi Phật an trú tại thành Xá-vệ, nói rộng như trên. Bấy giờ có đàn việt đến tinh xá cúng dường trai phạn cho chúng Tăng, khi ăn, nhóm sáu Tỉ-kheo hút cơm ra tiếng mà ăn, bị người đời chê bai rằng:
- Vì sao Sa-môn Thích tử mà giống như lạc đà, bò, lừa hút cơm mà ăn? Ðây là hạng người bại hoại, nào có đạo hạnh gì!
Các Tỉ-kheo liền đem sự việc ấy đến bạch lên Thế Tôn. Phật liền bảo gọi nhóm sáu Tỉ-kheo đến. Khi họ đến rồi, Phật liền hỏi:
- Các ông có việc đó thật không?
- Có thật như vậy, bạch Thế Tôn.
- Từ nay về sau không được hút thức ăn ra tiếng mà ăn.
Ðoạn, Phật truyền lệnh cho các Tỉ-kheo phải tập họp lại tất cả, vì mười lợi ích mà chế giới cho các Tỉ-kheo, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
38. "Cần phải học: Không được hút thức ăn mà ăn".
Nếu ăn các thứ cháo lỏng, sữa tươi, sữa chua, canh, cơm thì không được húp thành tiếng mà phải nuốt từ từ.
Nếu buông lung các căn, húp thức ăn mà ăn tức là coi thường pháp cần phải học. Ngoại trừ tâm trí bị cuồng loạn thì không có tội. Thế nên nói: --"Cần phải học: Không được hút thức ăn mà ăn".
Khi Phật an trú tại thành Xá-vệ, nói rộng như trên. Bấy giờ, có cư sĩ đến tinh xá cúng dường trai phạn cho chúng Tăng, khi ăn, nhóm sáu Tỉ-kheo nuốt trộng thức ăn nghe tiếng ừng ực, bị người đời chê cười rằng:
- Vì sao Sa-môn Thích tử mà ăn nghe tiếng ừng ực giống như lừa, lạc đà ăn? Ðây là hạng người bại hoại, nào có đạo hạnh gì!
Các Tỉ-kheo bèn đem [406b] sự việc ấy đến bạch lên Thế Tôn. Phật liền bảo gọi nhóm sáu Tỉ-kheo đến. Khi họ đến rồi, Phật liền hỏi:
- Các ông có việc đó thật không?
- Có thật như vậy, bạch Thế Tôn.
- Từ nay về sau không được nuốt trộng thức ăn mà ăn.
Ðoạn, Phật truyền lệnh cho các Tỉ-kheo phải tập họp lại tất cả, vì mười lợi ích mà chế giới cho các Tỉ-kheo, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
39. "Cần phải học: Không được nuốt trộng thức ăn mà ăn".
Không được nuốt trộng thức ăn nghe tiếng ừng ực. Nhưng nếu yết hầu bị bệnh nên nuốt thức ăn nghe tiếng thì không có tội.
Nếu yết hầu bị khô thì nên uống nước cho thông rồi mới nuốt thức ăn.
Nếu buông lung các căn, nuốt trộng thức ăn, tức là coi thường pháp cần phải học. Ngoại trừ tâm trí bị cuồng loạn thì không có tội. Thế nên nói: --"Cần phải học: Không được nuốt trộng thức ăn mà ăn".
Khi Phật an trú tại thành Xá-vệ, nói rộng như trên. Bấy giờ, có cư sĩ đến tinh xá cúng dường trai phạn cho chúng Tăng, khi ăn, nhóm sáu Tỉ-kheo và cơm vào trong miệng một nửa, rơi xuống đất một nửa, bị người đời chê trách rằng:
- Vì sao Sa-môn Thích tử mà ăn uống đổ tháo giống như kẻ phóng dật?
Rồi họ hỏi:
- Ðại đức tưởng rằng những thức ăn này không tốn tiền mua sao? Con đã lấy phần của vợ con đem cúng dường để cầu phước, một hạt gạo này tốn hàng trăm công sức mới thành, cần phải ăn hết, vì sao lại để rơi xuống đất? Ðây là hạng người bại hoại, nào có đạo hạnh gì!
Các Tỉ-kheo bèn đem sự việc ấy đến bạch lên Thế Tôn. Phật liền bảo gọi nhóm sáu Tỉ-kheo đến. Khi họ đến rồi, Phật liền hỏi:
- Các ông có việc đó thật không?
- Có thật như vậy, bạch Thế Tôn.
- Từ nay về sau không được ăn uống làm đổ tháo thức ăn.
Ðoạn, Phật truyền lệnh cho các Tỉ-kheo phải tập họp lại tất cả, vì mười lợi ích mà chế giới cho các Tỉ-kheo, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
40. "Cần phải học: Không được làm rơi cơm khi ăn".
Khi nhận thức ăn không nên để một hạt cơm nào rơi xuống đất, nhưng nếu tịnh nhân sớt cơm rơi xuống đất thì không có tội. Khi đã và thức ăn vào trong miệng thì đừng để rơi xuống đất, nhưng nếu lỡ rơi thì không có tội. Khi ăn cá, thịt, trái cây, dưa, mía thì không được vứt bừa bãi vỏ, hạt, xác, xương dưới đất, mà phải bỏ dồn đống một bên dưới chân.
Nếu buông lung các căn làm rơi rớt cặn bã thức ăn tức là coi thường pháp cần phải học. Ngoại trừ tâm trí bị cuồng loạn thì không có tội. Thế nên nói: --"Cần phải học: Không được làm rơi cơm khi ăn".
Khi Phật an trú tại thành Xá-vệ, nói rộng như trên. Bấy giờ, có cư sĩ đến tinh xá cúng dường trai phạn cho chúng Tăng, khi ăn, nhóm sáu Tỉ-kheo vung tay ra, làm bẩn y Tỉ-kheo ngồi bên cạnh. Vị ấy liền hỏi:
- Trưởng lão! Vì sao mà vung tay ra, bị rít, ong, bò cạp cắn phải không?
Các Tỉ-kheo bèn đem sự việc ấy đến bạch lên Thế Tôn. Phật liền bảo gọi nhóm sáu Tỉ-kheo đến. Khi họ đến rồi, Phật liền hỏi:
- Các ông có việc đó thật không?
- Có thật như vậy, bạch Thế Tôn.
- [406c] Từ nay về sau không được vung tay khi ăn.
Ðoạn, Phật truyền lệnh cho các Tỉ-kheo phải tập họp lại tất cả, vì mười lợi ích mà chế giới cho các Tỉ-kheo, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
41. "Cần phải học: Không được vung tay khi ăn".
Khi vung tay thì không được hướng vào người ngồi bên cạnh mà vung. Nếu thức ăn dính vào tay thì nên đưa tay về trước mặt mình mà rảy, hoặc rảy vào trong bát.
Nếu buông lung các căn vung tay khi ăn tức là coi thường pháp cần phải học. Ngoại trừ tâm trí bị cuồng loạn thì không có tội. Thế nên nói: "Cần phải học: Không được vung tay khi ăn".
Khi Phật an trú tại thành Xá-vệ, nói rộng như trên. Bấy giờ, có cư sĩ đến tinh xá cúng dường trai phạn cho chúng Tăng, khi ăn, nhóm sáu Tỉ-kheo nhìn vào bát của người ngồi bên cạnh với tâm châm chọc. Nếu Thấy thức ăn ít, liền nói:
- Thật là liêm khiết, có tiết độ ; nếu đã no rồi không dùng nữa thì hãy cho tôi.
Nếu thấy cầm cái bát lớn, liền nói:
- Ôi! Ðây là kẻ tham ăn, cái bát giống như cái chõ lớn, đàn việt cung cấp chỉ đủ cái này thôi, bọn chúng tôi còn lấy đâu ra nữa!
Các Tỉ-kheo nghe thế lấy làm hổ thẹn, bèn đem sự việc ấy đến bạch lên Thế Tôn. Phật liền bảo gọi nhóm sáu Tỉ-kheo đến. Khi họ đến rồi, Phật liền hỏi:
- Các ông có việc đó thật không?
- Có thật như vậy, bạch Thế Tôn.
- Từ nay về sau không được nhìn vào bát của người bên cạnh với tâm châm chọc.
Ðoạn, Phật truyền lệnh cho các Tỉ-kheo phải tập họp lại tất cả, vì mười lợi ích mà chế giới cho các Tỉ-kheo, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
42. "Cần phải học: Không được nhìn trong bát của người bên cạnh với tâm xoi bói".
Nếu người trông coi việc ăn uống vì muốn biết nơi nào đã có, nơi nào chưa có thức ăn mà xem, thì không có tội.
Nếu đệ tử tùy tùng hay đệ tử y chỉ bị bệnh, mình xem trong bát của họ để biết thức ăn có hợp với bệnh hay không, thì không có tội. Hoặc xem người ngồi trên, ngồi dưới để biết thức ăn đã có hay chưa thì không có tội.
Nếu buông lung các căn nhìn vào bát của người bên cạnh với tâm xoi bói tức là coi thường pháp cần phải học. Ngoại trừ tâm trí bị cuồng loạn thì không có tội. Thế nên nói: "Cần phải học: Không được xem trong bát của người bên cạnh với tâm xoi bói".
Khi Phật an trú tại thành Xá-vệ, nói rộng như trên. Bấy giờ, có cư sĩ đến tinh xá cúng dường trai phạn cho chúng Tăng, khi ấy, một Tỉ-kheo để bát trước mặt, quay lại nói chuyện với người ngồi bên cạnh. Nhóm sáu Tỉ-kheo bèn lấy bát để ở chỗ khác. Khi người mang thức ăn đến, Thầy Tỉ-kheo không thấy bát, bèn sờ dưới đất để tìm, khiến tay bị bẩn, liền hỏi đàn việt xin nước rửa tay. Khi ấy, đàn việt bèn bỏ thố cơm xuống đất, cằøn nhằn:
- Con bỏ cả việc nhà vì muốn tạo phước, cúng cơm cho chư Tăng, lẽ ra Tăng nên tề chỉnh nhận lấy thức ăn. Thế mà giờ đây khi bưng cơm lên thầy mới xin nước rửa tay. Người xuất gia [407a] phải giữ tâm đoan chính, nhìn vào bát mà ăn chứ. Ðây là hạng người bại hoại, nào có đạo hạnh gì!.
Các Tỉ-kheo bèn đem sự việc ấy đến bạch lên Thế Tôn. Phật liền bảo gọi nhóm sáu Tỉ-kheo đến. Khi họ đến rồi, Phật liền hỏi:
- Các ông có việc đó thật không?
- Có thật như vậy, bạch Thế Tôn.
- Từ nay về sau phải giữ tâm đoan chính nhìn vào bát mà ăn.
Ðoạn, Phật truyền lệnh cho các Tỉ-kheo phải tập họp lại tất cả, vì mười lợi ích mà chế giới cho các Tỉ-kheo, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
43. "Cần phải học: giữ tâm đoan chính nhìn vào bát mà ăn".
Giữ tâm đoan chính nhìn vào bát mà ăn: Không được để bát trước mặt rồi nói chuyện với người bên cạnh. Nếu có lý do cần nói chuyện với người bên trái, bên phải thì tay trái phải cầm lấy vành bát. Khi thấy người mang thức ăn đến cách mình ba người thì phải tráng bát sạch cầm chờ đến phiên mình. Nếu buông lung các căn không giữ tâm đoan chính nhìn vào bát mà ăn tức là xem thường pháp cần phải học. Ngoại trừ tâm trí bị cuồng loạn thì không có tội. Thế nên nói: --"Cần phải học: giữ tâm đoan chính nhìn vào bát mà ăn".
Khi Phật an trú tại thành Xá-vệ, nói rộng như trên. Bấy giờ, có cư sĩ đến tinh xá cúng dường trai phạn cho chúng Tăng, khi ăn, nhóm sáu Tỉ-kheo đòi cơm, canh, bị đàn việt chê trách rằng:
- Vì sao Sa-môn Thích tử đến bữa ăn lại đòi cơm, đòi canh?
Rồi họ hỏi:
- Này tôn giả, con tự nguyện cúng dường thức ăn đầy đủ, vì sao lại kêu đòi ầm ĩ?
Các Tỉ-kheo bèn đem sự việc ấy đến bạch lên Thế Tôn. Phật liền bảo gọi nhóm sáu Tỉ-kheo đến. Khi họ đến rồi, Phật liền hỏi:
- Các ông có việc đó thật không?
- Có thật như vậy, bạch Thế Tôn.
- Từ nay về sau Ta không cho phép đòi thức ăn.
Lại nữa, khi Phật trú tại tinh xá của dòng họ Thích, nước Ca-duy-la-vệ, theo Thường lệ, đức Như Lai Ứng Cúng Chánh Biến Tri vì năm lợi ích nên cứ năm hôm đi thị sát phòng các Tỉ-kheo một lần. Thấy một Tỉ-kheo bị bệnh, gầy ốm tiều tụy, tuy biết nhưng Phật vẫn hỏi:
- Này Tỉ-kheo, Ông đau như thế nào đấy?
- Bạch Thế Tôn, con bị bệnh đau đớn, chẳng có thích thú gì.
- Ông không thể đòi thức ăn thích hợp với bệnh và thuốc thích hợp với bệnh sao?
- Bạch Thế Tôn, vì Thế Tôn chế giới không được đòi thức ăn (nên con không dám đòi).
- Từ nay về sau Ta cho phép Tỉ-kheo bệnh được đòi thức ăn.
Ðoạn, Phật truyền lệnh cho các Tỉ-kheo đang sống tại thành Ca-duy-la-vệ phải tập họp lại tất cả, vì mười lợi ích mà chế giới cho các Tỉ-kheo, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
44. "Cần phải học: Khi không bệnh không được vì mình mà đòi thức ăn".
Khi không bệnh không được vì mình mà đòi cơm canh. Nếu có bệnh cần nhiều canh thì đòi không có tội. Nhưng nếu buông lung các căn, không có bệnh mà vì mình đòi thức ăn tức là coi thường pháp cần phải học. Ngoại trừ tâm trí bị cuồng loạn thì [407b] không có tội. Thế nên nói: --"Cần phải học: Tỉ-kheo không bệnh không được vì mình mà đòi thức ăn".
Khi Phật an trú tại thành Xá-vệ, nói rộng như trên. Bấy giờ, có cư sĩ đến tinh xá cúng dường trai phạn cho chúng Tăng, khi ăn, nhóm sáu Tỉ-kheo trước hết nhận cá thịt canh rồi lấy cơm phủ lên trên. Người coi việc ăn uống thấy thế liền hỏi:
- Trưởng lão đã nhận được cá thịt canh chưa?
- Lão trượng, ông thấy đó thì biết, cần gì phải hỏi?
Người coi việc ăn uống liền hỏi người đưa thức ăn:
- Vì sao ông không đưa cá thịt canh chỗ này?
- Chỗ nào chưa nhận được?
- Chỗ này chưa được đây này.
- Con đã đưa rồi vì sao nói là chưa được?
Các Tỉ-kheo bèn đem sự việc ấy đến bạch lên Thế Tôn. Phật liền bảo gọi nhóm sáu Tỉ-kheo đến. Khi họ đến rồi, Phật liền hỏi:
- Các ông có việc đó thật không?
- Có thật như vậy, bạch Thế Tôn.
- Từ nay về sau không được dùng cơm phủ lên canh để mong được thêm canh.
Ðoạn, Phật truyền lệnh cho các Tỉ-kheo phải tập họp lại tất cả, vì mười lợi ích mà chế giới cho các Tỉ-kheo, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
45. "Cần phải học: Không được lấy cơm phủ lên canh để mong được thêm canh".
Nếu Tỉ-kheo chờ người ta sớt thức ăn mà sợ nhớp y thì có thể (phủ cơm trên canh), để hở một bên, nhưng không được phủ kín hết.
Nếu phủ kín hết mà người đưa thức ăn hỏi đã nhận được chưa thì phải đáp là đã nhận được rồi.
Nếu buông lung các căn, lấy cơm phủ trên canh để mong được thêm canh tức là coi thường pháp cần phải học. Ngoại trừ tâm trí bị cuồng loạn thì không có tội. Thế nên nói: --"Cần phải học: Không được lấy cơm phủ trên canh để mong được thêm canh".
Khi Phật an trú tại thành Xá-vệ, nói rộng như trên. Bấy giờ có cư sĩ đến tinh xá cúng dường trai phạn cho chúng Tăng, khi ăn, nhóm sáu Tỉ-kheo dùng tay bẩn cầm ly nước đưa người bên cạnh, khiến người ấy chê nhớp không cầm. Các Tỉ-kheo bèn đem sự việc ấy đến bạch lên Thế Tôn. Phật liền bảo gọi nhóm sáu Tỉ-kheo đến. Khi họ đến rồi, Phật liền hỏi:
- Các ông có việc đó thật không?
- Có thật như vậy, bạch Thế Tôn.
- Từ nay về sau không được dùng tay bẩn cầm ly nước.
Ðoạn, Phật truyền lệnh cho các Tỉ-kheo phải tập họp lại tất cả, vì mười lợi ích mà chế giới cho các Tỉ-kheo, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
46. "Cần phải học: Không được dùng tay bẩn cầm ly nước".
Khi ăn, Tỉ-kheo nên giữ gìn tay trái cho sạch, dùng tay phải nhận lấy ly nước rồi kê vào môi mà uống. Không được ngậm vành ly sâu vào miệng, cũng không được để cho vành ly chạm vào mũi và trán. Không được uống hết mà nên để lại chừng một ngụm, đổ đi, rồi dùng nước rửa cho sạch, đoạn đưa tiếp người ngồi dưới mình. Nếu tay trái bị bệnh ghẻ, thì dùng tay phải gạt trên vành bát (cho hết thức ăn) rồi lấy nước sạch rửa. Nếu rửa không sạch thì dùng chiếc lá để cầm ly nước mà uống, uống xong như trên đã nói. Nếu buông lung các căn dùng tay bẩn cầm ly nước tức là coi thường pháp cần phải học. Ngoại trừ tâm trí bị cuồng loạn thì không có tội. Thế nên nói: --"Cần phải học: Không được dùng tay bẩn cầm lấy ly nước".
Khi Phật an trú tại thành Xá-vệ, nói rộng như trên. Bấy giờ, có cư sĩ đến tinh xá cúng dường trai phạn cho chúng Tăng, khi ăn xong, nhóm sáu Tỉ-kheo dồn cơm thừa trong bát đổ xuống đất, nên bị đàn việt chê trách rằng:
- Tôn giả cho rằng thức ăn này không có tiền mà mua được sao? Con đã lấy phần của vợ con để làm việc phước đức, một hạt cơm tốn cả trăm công sức, vì sao lại đổ xuống đất? Ðây là hạng người bại hoại, nào có đạo hạnh gì!
Các Tỉ-kheo bèn đem sự việc ấy đến bạch lên Thế Tôn. Phật liền bảo gọi nhóm sáu Tỉ-kheo đến. Khi họ đến rồi, Phật liền hỏi:
- Các ông có việc đó thật không?
- Có thật như vậy, bạch Thế Tôn.
- Từ nay về sau không được đem cơm thừa trong bát đổ xuống đất.
Ðoạn, Phật truyền lệnh cho các Tỉ-kheo phải tập họp lại tất cả, vì mười lợi ích mà chế giới cho các Tỉ-kheo, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
47. "Cần phải học: Không được đem thức ăn thừa trong bát đổ xuống đất".
Khi ăn, phải lượng cái bụng mà lấy thức ăn, không được lấy nhiều. Nếu tịnh nhân sớt quá nhiều, thì trước khi ăn nên sớt bớt cho người bên cạnh. Nếu người bên cạnh không lấy thì nên cho Sa-di và người làm vườn.
Khi rửa bát, không được đổ một hạt cơm nào xuống đất. Nếu còn thức ăn thừa thì nên đổ trên tấm ván hoặc trên lá cây. Nếu những hạt thức ăn quá nhỏ như bột không thể dồn lại được thì không có tội. Nếu buông lung các căn đem đổ thức ăn thừa trong bát xuống đất tức là coi thường pháp cần phải học. Ngoại trừ tâm trí bị cuồng loạn thì không có tội. Thế nên nói: --"Cần phải học: Không được đổ thức ăn thừa trong bát xuống đất".
Kệ tóm tắt:
"Vét, liếm, nhai ra tiếng,
Nuốt trộng, làm rơi cơm.
Vung tay, nhìn bát khác,
Ðoan tâm, vì mình đòi.
Che canh, tay dơ, đổ,
Hết Bạt-cừ thứ tư".
Khi Phật an trú tại thành Xá-vệ, nói rộng như trên. Bấy giờ Nan-đà, Ưu-ba-nan-đà đứng thuyết pháp cho các đồng tử Ly-xa ngồi nghe, bị người đời chê bai rằng:
- Vì sao Sa-môn Thích tử mà giống như diễn viên đứng thuyết pháp cho người ngồi nghe? Ðây là hạng người bại hoại, nào có đạo hạnh gì! Nhưng bọn đồng tử này cũng không có tâm cung kính, khi thuyết pháp vi diệu như vậy lẽ ra phải mời vị ấy ngồi trên giường, chứ sao lại để vị ấy đứng thuyết mà mình ngồi nghe?
Các Tỉ-kheo [408a] bèn đem sự việc ấy đến bạch lên Thế Tôn. Phật liền bảo gọi Nan-đà, Ưu-ba-nan-đà đến. Khi họ đến rồi, Phật liền hỏi lại việc kể trên:
- Các ông có việc đó thật không?
- Có thật như vậy, bạch Thế Tôn.
- Vì sao các ông đứng thuyết pháp cho người không bệnh ngồi nghe? Từ nay về sau không được đứng thuyết pháp cho người ngồi nghe.
Ðoạn, Phật truyền lệnh cho các Tỉ-kheo đang sống tại thành Tì-xá-li phải tập họp lại tất cả, vì mười lợi ích mà chế giới cho các Tỉ-kheo, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
48. "Cần phải học: Tỉ-kheo không được đứng thuyết pháp cho người ngồi nghe ; ngoại trừ họ bị bệnh".
Bệnh: (Khi người nghe có bệnh thì đứng thuyết pháp) đức Thế Tôn bảo là không có tội.
Thuyết: Vì thính giả mà giảng giải nghĩa lý, phân biệt diễn thuyết để cho họ theo đó mà tu hành.
Pháp: Do Phật thuyết hoặc do Phật ấn chứng.
- Do Phật thuyết: Do chính đức Như Lai Ứng Cúng Chánh Biến Tri trình bày.
- Do Phật ấn chứng: Do các vị Thanh Văn thuyết, được Phật ngợi khen là có ý nghĩa, đó gọi là ấn chứng.
Không được đứng thuyết pháp cho người ngồi nghe, nhưng nếu họ bị bệnh (thì mình đứng thuyết pháp) không có tội.
Nếu Tỉ-kheo vì việc của Tháp của chúng Tăng, đi đến nhà vua hay chủ đất, rồi họ bảo: "Tỉ-kheo, thuyết pháp cho tôi nghe", thì không được bảo họ đứng dậy, vì sợ họ sinh nghi ngờ. Nếu bên cạnh họ có người đứng, mình nên nghĩ là thuyết pháp cho người đứng đó nghe, thì dù nhà vua ngồi nghe, mình vẫn không có tội. Nếu buông lung các căn đứng thuyết pháp cho người không bệnh ngồi nghe tức là coi thường pháp cần phải học. Ngoại trừ tâm trí bị cuồng loạn thì không có tội. Thế nên nói: --"Cần phải học: Tỉ-kheo không được đứng thuyết pháp cho người ngồi nghe, ngoại trừ họ bị bệnh".
Khi Phật an trú tại Tì-xá-li, nói rộng như trên. Bấy giờ, Nan-đà, Ưu-ba-nan-đà ngồi thuyết pháp cho người nằm nghe, bị người đời chê cười rằng:
- Vì sao Sa-môn Thích tử mà giống như diễn viên, ngồi thuyết pháp cho người nằm nghe? Ðây là hạng người bại hoại, nào có đạo hạnh gì! Vả lại, những kẻ nghe pháp không có tâm cung kính, Vì sao nghe thuyết pháp vi diệu như vậy mà lại nằm nghe?
Các Tỉ-kheo bèn đem sự việc ấy bạch lên Thế Tôn. Phật liền bảo gọi Nan-đà, Ưu-ba-nan-đà đến. Khi họ đến rồi, Phật liền hỏi:
- Các ông có việc đó thật không?
- Có thật như vậy, bạch Thế Tôn.
- Vì sao các ông lại ngồi thuyết pháp cho người không bệnh nằm nghe? Từ nay về sau Tỉ-kheo không được ngồi thuyết pháp cho người nằm nghe, trừ khi họ bị bệnh.
Ðoạn, Phật truyền lệnh cho các Tỉ-kheo phải tập họp lại tất cả, vì mười lợi ích mà chế giới cho các Tỉ-kheo, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
49. "Cần phải học: Tỉ-kheo không được ngồi thuyết pháp cho người nằm nghe, trừ khi họ bị bệnh".
(Họ bị) bệnh: Ðức Thế Tôn nói là không có tội.
Thuyết pháp: Như trên đã nói.
Nếu Tỉ-kheo vì công việc của Tháp, của chúng Tăng, khi đi đến nhà vua hay chủ đất mà họ bảo: "[408b] Tỉ-kheo, hãy thuyết pháp cho tôi nghe", thì không được bảo họ đứng dậy, vì sợ họ sinh tâm nghi ngờ. Nếu bên cạnh họ có người ngồi, thì mình nên nghĩ là thuyết pháp cho người ngồi đó nghe, dù vua (nằm) nghe, mình vẫn không có tội. Nếu buông lung các căn, ngồi thuyết pháp cho người không bệnh nằm nghe, tức là coi thường pháp cần phải học. Ngoại trừ tâm trí bị cuồng loạn thì không có tội. Thế nên nói: --"Cần phải học: Tỉ-kheo không được ngồi thuyết pháp cho người nằm nghe, trừ khi họ bị bệnh".
Khi Phật an trú tại Tì-xá-li, nói rộng như trên. Bấy giờ, Nan-đà, Ưu-ba-nan-đà ngồi dưới giường nhỏ thấp thuyết pháp cho tướng quân Sư Tử ngồi trên giường cao nghe, bị người đời chê trách rằng:
- Vì sao Sa-môn Thích tử mà giống như diễn viên, bản thân mình ngồi dưới giường thấp nhỏ mà thuyết pháp cho người ngồi trên giường cao nghe? Ðây là hạng người bại hoại, nào có đạo hạnh gì! Vả lại, tướng quân Sư Tử này không có tâm cung kính, khi nghe pháp vi diệu như vậy vì sao lại ngồi trên giường cao, để cho Tỉ-kheo ngồi dưới giường thấp thuyết pháp?
Các Tỉ-kheo bèn đem sự việc đó bạch lên Thế Tôn. Phật liền bảo gọi Nan-đà, Ưu-ba-nan-đà đến. Khi họ đến rồi, Phật liền hỏi:
- Các ông có việc đó thật không?
- Có thật như vậy, bạch Thế Tôn.
- Vì sao các ông ngồi dưới giường nhỏ thấp thuyết pháp cho người ngồi trên giường cao nghe? Từ nay về sau, mình ở dưới thấp không được thuyết pháp cho người ngồi ở trên cao nghe, trừ khi họ bị bệnh.
Ðoạn, Phật truyền lệnh cho các Tỉ-kheo phải tập họp lại tất cả, vì mười lợi ích mà chế giới cho các Tỉ-kheo, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
50. "Cần phải học: Tỉ-kheo không được ngồi dưới giường thấp mà thuyết pháp cho người ngồi trên giường cao nghe, trừ khi họ bị bệnh".
Giường thấp: Có hai loại: 1/ Giường ở dưới gọi là giường thấp ; 2/ Giường thô sơ xấu xí cũng gọi là giường thấp.
Giường cao: gồm hai loại: 1/ Giường cao lớn gọi là giường cao ; 2/ Giường đẹp đẽ lộng lẫy cũng gọi là giường cao.
Bệnh: (Khi thính giả bị bệnh thì Tỉ-kheo đứng thuyết pháp) đức Thế Tôn nói là không có tội.
Thuyết pháp: Như trên đã nói.
Không được ngồi dưới giường thấp mà thuyết pháp cho người ngồi trên giường cao nghe, nhưng nếu đó là người bệnh, thì không có tội.
Nếu Tỉ-kheo vì công việc của Tháp, của chúng Tăng, đi đến nhà vua, đến chủ đất mà họ bảo: "Tỉ-kheo, hãy thuyết pháp cho tôi nghe", thì khi ấy không được bảo họ đứng dậy khỏi chỗ ngồi, vì sợ họ sinh tâm nghi ngờ. Nếu bên cạnh họ có người ở dưới thấp, thì mình nên nghĩ là thuyết pháp cho người đó nghe, dù vua ngồi trên giường cao nghe, mình vẫn không có tội.
Nếu buông lung các căn ngồi dưới giường thấp thuyết pháp cho người ngồi trên giường cao nghe tức là coi thường pháp cần phải học. Ngoại trừ tâm trí bị cuồng loạn thì không có tội. Thế nên nói: --"Cần phải học: Tỉ-kheo không được ngồi dưới giường thấp thuyết pháp cho người ngồi trên giường cao nghe, trừ khi họ bị bệnh".
Khi Phật an trú tại Tì-xá-li, nói rộng như trên. Bấy giờ, Nan-đà, Ưu-ba-nan-đà [408c] thuyết pháp cho các đồng tử Lê-xa mang giày da nghe, bị người đời chê cười rằng: "Vì sao Sa-môn Thích tử mà giống như diễn viên, thuyết pháp cho người mang giày da nghe? Ðây là hạng người bại hoại, nào có đạo hạnh gì! Vả lại, các đồng tử này nghe thuyết pháp vi diệu mà không có tâm cung kính, không chịu cởi giày da khi nghe pháp". Các Tỉ-kheo bèn đem sự việc ấy đến bạch lên Thế Tôn. Phật liền bảo gọi Nan-đà, Ưu-ba-nan-đà đến. Khi họ đến rồi, Phật liền hỏi:
- Các ông có việc đó thật không?
- Có thật như vậy, bạch Thế Tôn.
- Vì sao các ông lại thuyết pháp cho người không bệnh mà mang giày da nghe? Từ nay về sau không được thuyết pháp cho người mang giày da nghe, trừ khi họ bị bệnh.
Ðoạn, Phật truyền lệnh cho các Tỉ-kheo phải tập họp lại tất cả, vì mười lợi ích mà chế giới cho các Tỉ-kheo, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
51. "Cần phải học: Không được thuyết pháp cho người mang giày da nghe, trừ khi họ bị bệnh".
Giày da: hoặc một lớp, hoặc hai lớp.
Thuyết pháp: như trên đã nói.
Không được thuyết pháp cho người không bệnh mà mang giày da nghe, nhưng nếu họ bị bệnh thì Phật bảo là không có tội.
Nếu Tỉ-kheo vì công việc của Tháp, của Tăng... cho đến... có tịnh nhân ở bên cạnh họ, thì mình nghĩ là thuyết pháp cho người đó nghe, dù vua nghe, mình vẫn không có tội.
Nếu Tỉ-kheo đang ở nơi đường hiểm, chỗ đáng kinh sợ, mà người bảo vệ nói: "Tôn giả hãy thuyết pháp cho tôi nghe", thì người ấy dù mang giày da, mình thuyết pháp cũng không có tội. Nếu buông lung các căn thuyết pháp cho người không bệnh mà mang giày da nghe tức là coi thường pháp cần phải học. Ngoại trừ tâm trí bị cuồng loạn thì không có tội. Thế nên nói: --"Cần phải học: không được thuyết pháp cho người mang giày da nghe, trừ khi họ bị bệnh".
Khi Phật an trú tại Tì-xá-li, nói rộng như trên. Bấy giờ Nan-đà, Ưu-ba-nan-đà thuyết pháp cho các đồng tử Lê-xa mang guốc gỗ nghe, bị người đời chê trách rằng:
- Vì sao Sa-môn Thích tử mà giống như diễn viên thuyết pháp cho người mang guốc nghe? Ðây là hạng người bại hoại, nào có đạo hạnh gì! Vả lại, các đồng tử này cũng không có tâm cung kính, khi nghe diệu pháp như vậy lẽ ra phải cởi guốc, vì sao lại mang guốc mà nghe?
Các Tỉ-kheo bèn đem sự việc ấy đến bạch lên Thế Tôn. Phật liền bảo gọi Nan-đà, Ưu-ba-nan-đà đến. Khi họ đến rồi, Phật liền hỏi:
- Các ông có việc đó thật không?
- Có thật như vậy, bạch Thế Tôn.
- Vì sao các ông lại thuyết pháp cho người không bệnh mà mang guốc nghe? Từ nay về sau không được thuyết pháp cho người mang guốc nghe, trừ khi họ bị bệnh.
Ðoạn, Phật truyền lệnh cho các Tỉ-kheo phải tập họp lại tất cả, vì mười lợi ích mà chế giới cho các Tỉ-kheo, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
52. "Cần phải học: Không được thuyết pháp cho người mang guốc nghe, trừ khi họ bị bệnh".
Bệnh: Ðức Thế Tôn bảo là không có tội.
[409a]Guốc: Gồm mười ba loại: 1/ Guốc vàng ; 2/ Guốc bạc ; 3/ Guốc ma-ni ; 4/ Guốc răng ; 5/ Guốc gỗ ; 6/ Guốc đa-la ; 7/ Guốc da ; 8/ Guốc Khâu-bà-la ; 9/ Guốc diên ; 10/ Guốc cỏ gai ; 11/ Guốc vỏ cây ; 12/ Guốc bà-ca ; 13/ Guốc cỏ. Gồm các loại guốc như thế, đó gọi là guốc.
Thuyết pháp: Như trên đã nói.
Nếu Tỉ-kheo vì việc của Tháp, của Tăng, đi đến vua hoặc Chủ đất, mà họ bảo: "Tỉ-kheo, hãy thuyết pháp cho tôi nghe", thì không nên bảo họ cởi guốc ra, vì sợ họ sinh tâm nghi ngờ. Nếu bên cạnh họ có Tịnh nhân, thì mình nên nghĩ là thuyết pháp cho Tịnh nhân nghe, dù vua nghe cũng không có tội. Nếu buông lung các căn thuyết pháp cho người không bệnh mà mang guốc nghe tức là coi thường pháp cần phải học. Ngoại trừ tâm trí bị cuồng loạn thì không có tội. Thế nên nói: --"Cần phải học: Không được Thuyết pháp cho người mang guốc nghe, trừ khi họ bị bệnh".
Khi Phật an trú tại Tì-xá-li, nói rộng như trên. Bấy giờ Nan-đà, Ưu-ba-nan-đà thuyết pháp cho các đồng tử Lê-xa trùm đầu nghe, bị người đời chê cười rằng:
- Vì sao Sa-môn Thích tử mà giống như diễn viễn, thuyết pháp cho người trùm đầu nghe? Ðây là hạng người bại hoại, nào có đạo hạnh gì! Vả lại, bọn đồng tử này cũng không có tâm cung kính, nghe diệu pháp như vậy lẽ ra phải gỡ bỏ khăn trùm đầu, vì sao lại trùm đầu nghe pháp?
Các Tỉ-kheo bèn đem sự việc ấy bạch lên Thế Tôn. Phật liền bảo gọi Nan-đà, Ưu-ba-nan-đà đến. Khi họ đến rồi, Phật liền hỏi:
- Các ông có việc đó thật không?
- Có thật như vậy, bạch Thế Tôn.
- Vì sao các ông lại thuyết pháp cho người không bệnh mà trùm đầu nghe? Từ nay về sau không được thuyết pháp cho người trùm đầu nghe, trừ khi họ bị bệnh.
Ðoạn, Phật truyền lệnh cho các Tỉ-kheo phải tập họp lại tất cả, vì mười lợi ích mà chế giới cho các Tỉ-kheo, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
53. "Cần phải học: Không được thuyết pháp cho người trùm đầu nghe, trừ khi họ bị bệnh".
Bệnh: đức Thế Tôn bảo là không có tội.
Trùm đầu: trùm kín cái đầu hoàn toàn.
Thuyết pháp: Như trên đã nói, nhưng được thuyết pháp cho người bệnh (trùm đầu) nghe, không có tội.
Nếu Tỉ-kheo vì việc của Tháp, của Tăng, khi đi đến nhà vua hay chủ đất v.v... cho đến nếu bên cạnh họ có Tịnh nhân, thì mình nên nghĩ là thuyết pháp cho người ấy nghe, dù vua nghe cũng không có tội.
Khi Tỉ-kheo đi đến những nơi đường hiểm đáng sợ mà người bảo vệ nói: "Tôn giả hãy thuyết pháp cho Tôi nghe", thì dù người ấy đang trùm đầu, mình thuyết pháp cho họ nghe cũng không có tội. Nếu buông lung các căn thuyết pháp cho người không bệnh mà trùm đầu nghe tức là coi thường pháp cần phải học. Ngoại trừ tâm trí bị cuồng loạn thì không có tội. Thế nên nói: --"Cần phải học: Không được thuyết pháp cho người trùm đầu nghe, trừ khi họ bị bệnh".
Khi Phật an trú tại Tì-xá-li, nói rộng như trên. Bấy giờ Nan-đà, Ưu-ba-nan-đà [409b] thuyết pháp cho các đồng tử Lê-xa quấn khăn trên đầu nghe, bị người đời chê cười rằng:
- Vì sao Sa-môn Thích tử mà giống như diễn viên, thuyết pháp cho người quấn khăn trên đầu nghe? Ðây là hạng người bại hoại, nào có đạo hạnh gì! Nhưng các đồng tử này cũng không có tâm cung kính, nghe pháp vi diệu như vậy vì sao lại quấn khăn trên đầu mà nghe?
Các Tỉ-kheo bèn đem sự việc ấy đến bạch lên Thế Tôn. Phật liền bảo gọi Nan-đà, Ưu-ba-nan-đà đến. Khi họ đến rồi, Phật liền hỏi:
- Các ông có việc đó thật không?
- Có thật như vậy, bạch Thế Tôn.
- Vì sao các ông lại thuyết pháp cho người không bệnh mà quấn khăn trên đầu nghe? Từ nay về sau không được thuyết pháp cho người quấn khăn trên đầu nghe, trừ khi họ bị bệnh.
Ðoạn Phật truyền lệnh cho các Tỉ-kheo đang sống tại thành Tì-xá-li phải tập họp lại tất cả, vì mười lợi ích mà chế giới cho các Tỉ-kheo, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
54. "Cần phải học: Không được thuyết pháp cho người quấn khăn trên đầu nghe, trừ khi họ bị bệnh".
Bệnh: Ðức Thế Tôn bảo là không có tội.
Quấn (khăn) trên đầu: Hoặc dùng vải quấn hoặc dùng lụa quấn.
Thuyết pháp: như trên đã nói ; nhưng được thuyết pháp cho người có bệnh quấn khăn trên đầu nghe, không có tội.
Nếu Tỉ-kheo vì công việc của Tháp, của Tăng đi đến nhà vua hay Chủ đất, rồi họ bảo: "Tỉ-kheo, hãy thuyết pháp cho tôi nghe", thì không được bảo họ mở khăn quấn đầu, vì sợ họ sinh tâm nghi ngờ. Nếu bên cạnh họ có Tịnh nhân thì nên nghĩ là mình thuyết pháp cho người ấy nghe, dù vua nghe mình cũng không có tội.
Khi Tỉ-kheo đang đi trên con đường nguy hiểm đáng sợ mà người bảo vệ nói: "Tôn giả hãy thuyết pháp cho tôi nghe" thì người ấy dù đang quấn khăn trên đầu, mình thuyết pháp cho họ nghe cũng không có tội.
Nếu buông lung các căn thuyết pháp cho người không bệnh mà quấn khăn trên đầu nghe tức là coi thường pháp cần phải học. Ngoại trừ tâm trí bị cuồng loạn thì không có tội. Thế nên nói: --"Cần phải học: Không được thuyết pháp cho người quấn khăn trên đầu nghe, trừ khi họ bị bệnh".
Khi Phật an trú tại Thành Tì-xá-li, nói rộng như trên. Bấy giờ Nan-đà, Ưu-ba-nan-đà thuyết pháp cho các đồng tử Lê-xa đang ngồi chòm hỏm ôm đầu gối nghe, bị người đời chê cười rằng:
- Vì sao Sa-môn Thích tử mà giống như diễn viên, thuyết pháp cho người ngồi chòm hỏm ôm đầu gối nghe? Ðây là hạng người bại hoại, nào có đạo hạnh gì! Nhưng các đồng tử này cũng không có tâm cung kính, khi nghe diệu pháp như vậy lẽ ra phải ngồi ngay ngắn, vì sao lại ngồi chòm hỏm ôm đầu gối mà nghe pháp?
Các Tỉ-kheo bèn đem sự việc ấy đến bạch lên Thế Tôn. Phật liền bảo gọi Nan-đà, Ưu-ba-nan-đà đến. Khi họ đến rồi, Phật liền hỏi:
- Các ông có việc đó thật không?
- Có thật như vậy, bạch Thế Tôn.
- Vì sao các ông lại thuyết pháp cho người không bệnh ngồi chòm hỏm ôm đầu gối mà nghe? Từ nay về sau không được thuyết pháp cho người ngồi chòm hỏm ôm đầu gối mà nghe, trừ khi họ bị bệnh.
Ðoạn, Phật truyền lệnh cho các Tỉ-kheo phải tập họp lại tất cả, vì mười lợi ích mà chế giới cho các Tỉ-kheo, dù ai nghe rồi [409c] cũng phải nghe lại:
55. "Cần phải học: Không được thuyết pháp cho người ngồi chòm hỏm ôm đầu gối mà nghe, trừ khi họ bị bệnh.
Bệnh: đức Thế Tôn bảo là không có tội.
Ôm đầu gối: Ôm tay, ôm y, ôm cả dây buộc.
Thuyết pháp: Như trên đã nói. Nếu thuyết pháp cho người có bệnh nghe thì không có tội.
Nếu Tỉ-kheo vì việc của Tháp, của Tăng khi đi đến nhà vua hay chủ đất, cho đến câu nếu bên cạnh họ có tịnh nhân, thì nên suy nghĩ là mình thuyết pháp cho Tịnh nhân nghe, dù vua nghe mình cũng không có tội. Nếu buông lung các căn thuyết pháp cho người không bệnh mà ngồi ôm đầu gối nghe tức là coi thường pháp cần phải học. Ngoại trừ tâm trí bị cuồng loạn thì không có tội. Thế nên nói: --"Cần phải học: Không được thuyết pháp cho người ngồi chòm hỏm ôm đầu gối nghe, trừ khi họ bị bệnh".
Khi Phật an trú tại thành Tì-xá-li, nói rộng như trên. Bấy giờ Nan-đà, Ưu-ba-nan-đà thuyết pháp cho các đồng tử Lê-xa ngồi tréo chân mà nghe, bị người đời chê cười rằng:
- Vì sao Sa-môn Thích tử mà giống như diễn viên, thuyết pháp cho người ngồi tréo chân mà nghe? Ðây là hạng người bại hoại, nào có đạo hạnh gì! Nhưng các đồng tử này cũng không có tâm cung kính, khi nghe diệu pháp như vậy lẽ ra phải ngồi nghiêm chỉnh, vì sao lại ngồi tréo chân?
Các Tỉ-kheo bèn đem sự việc ấy đến bạch lên Thế Tôn. Phật liền bảo gọi Nan-đà, Ưu-ba-nan-đà đến. Khi họ đến rồi, Phật liền hỏi:
- Các ông có việc đó thật không?
- Có thật như vậy, bạch Thế Tôn.
- Vì sao các ông lại thuyết pháp cho người không bệnh ngồi tréo chân mà nghe? Từ nay về sau không được thuyết pháp cho người ngồi tréo chân mà nghe, trừ khi họ bị bệnh.
Ðoạn, Phật truyền lệnh cho các Tỉ-kheo phải tập họp lại tất cả, vì mười lợi ích mà chế giới cho các Tỉ-kheo, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
56. "Cần phải học: Không được thuyết pháp cho người ngồi tréo chân mà nghe, trừ khi họ bị bệnh".
Bệnh: Ðức Thế Tôn nói là không có tội.
Ngồi tréo chân: Ðùi vế để trên đùi vế, đầu gối đặt trên đầu gối, bắp chân đặt trên bắp chân, gót chân để trên gót chân.
Thuyết pháp: Như trên đã nói. Không được thuyết pháp cho người không bệnh ngồi tréo chân mà nghe, nhưng nếu họ có bệnh thì thuyết pháp không có tội.
Nếu Tỉ-kheo vì việc của Tháp, của Tăng, đi đến nhà vua hay Chủ đất, rồi họ bảo: "Tỉ-kheo, hãy thuyết pháp cho tôi nghe", thì không được bảo họ ngồi lại nghiêm chỉnh, vì sợ họ sinh tâm nghi kỵ. Nếu bên cạnh họ có tịnh nhân thì nên nghĩ là mình thuyết pháp cho tịnh nhân ấy nghe, dù vua nghe cũng không có tội.
Nếu buông lung các căn, thuyết pháp cho người không bệnh ngồi tréo chân mà nghe tức là coi thường pháp cần phải học. Ngoại trừ tâm trí bị cuồng loạn thì không có tội. Thế nên nói: --"Cần phải học: Không được thuyết pháp cho người ngồi tréo chân mà nghe, trừ khi họ bị bệnh".
Kệ tóm tắt:
"Những người ngồi và nằm,
Trên giường cao, mang giày,
Mang guốc cùng trùm đầu,
Quấn đầu, ngồi bó gối,
Và tréo chân, không Thuyết
Hết Bạt-cừ thứ năm".
[410a] Khi Phật an trú tại thành Tì-xá-li, nói rộng như trên. Bấy giờ Nan-đà, Ưu-ba-nan-đà thuyết pháp cho các đồng tử Lê-xa cầm dao nghe, bị người đời chê cười rằng:
- Vì sao Sa-môn Thích tử mà giống như diễn viên, thuyết pháp cho người cầm dao nghe? Ðây là hạng người bại hoại, nào có đạo hạnh gì! Nhưng các đồng tử này cũng không có tâm cung kính, nghe diệu pháp như vậy lẽ ra phải nhất tâm, chấp tay, vì sao lại như bọn đồ tể, cầm dao nghe pháp?
Các Tỉ-kheo bèn đem sự việc ấy đến bạch lên Thế Tôn. Phật liền bảo gọi Nan-đà, Ưu-ba-nan-đà đến. Khi họ đến rồi, Phật liền hỏi:
- Các ông có việc đó thật không?
- Có thật như vậy, bạch Thế Tôn.
- Vì sao các ông thuyết pháp cho người cầm dao nghe? Từ nay về sau không được thuyết pháp cho người cầm dao nghe.
Ðoạn, Phật truyền lệnh cho các Tỉ kheo đang sống tại thành Xá-vệ phải tập họp lại tất cả, vì mười lợi ích mà chế giới cho các Tỉ kheo, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
57. "Cần phải học: Không được thuyết pháp cho người cầm dao nghe".
Cầm: dùng tay cầm.
Dao: dao lớn, dao nhỏ, gươm.
Thuyết pháp: Như trên đã nói, không được thuyết pháp cho người cầm dao nghe.
Nếu Tỉ-kheo vì việc của Tháp, của Tăng đi đến nhà vua hay Chủ đất, rồi họ bảo: "Tỉ-kheo, hãy thuyết pháp cho tôi nghe", thì không được bảo họ bỏ dao, vì sợ họ sinh tâm nghi ngờ. Nếu bên cạnh họ có tịnh nhân, thì nên nghĩ là mình thuyết pháp cho tịnh nhân, dù vua nghe mình cũng không có tội.
Nếu Tỉ-kheo đang đi trên con đường nguy hiểm đáng sợ, mà người bảo vệ nói: "Tôn giả hãy thuyết pháp cho Tôi nghe", thì tuy người ấy đang cầm dao mình thuyết pháp cũng không có tội.
Nếu buông lung các căn thuyết pháp cho người cầm dao nghe tức là coi thường pháp cần phải học. Ngoại trừ tâm trí bị cuồng loạn thì không có tội. Thế nên nói: --"Cần phải học: Không được thuyết pháp cho người cầm dao nghe".
Khi Phật an trú tại Thành Tì-xá-li, nói rộng như trên. Bấy giờ Nan-đà, Ưu-ba-nan-đà thuyết pháp cho các đồng tử Lê-xa cầm cung tên nghe, bị người đời chê cười rằng:
- Vì sao Sa-môn Thích tử mà giống như diễn viên, thuyết pháp cho người cầm cung tên nghe? Vả lại, bọn đồng tử này cũng không có tâm cung kính, nghe pháp vi diệu như vậy lẽ ra phải bỏ cung tên, vì sao lại cầm cung tên mà nghe pháp giống như bọn thợ săn?
Các Tỉ-kheo bèn đem sự việc ấy đến bạch lên Thế Tôn. Phật liền bảo gọi Nan-đà, Ưu-ba-nan-đà đến. Khi họ đến rồi, Phật liền hỏi:
- Các ông có việc đó thật không?
- Có thật như vậy, bạch Thế Tôn.
- Vì sao các ông thuyết pháp cho người cầm cung tên nghe? Từ nay về sau không được thuyết pháp cho người cầm cung tên nghe.
Ðoạn, Phật truyền lệnh cho các Tỉ-kheo phải tập họp lại tất cả, [410b] vì mười lợi ích mà chế giới cho các Tỉ-kheo, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
58. "Cần phải học: Không được thuyết pháp cho người cầm cung tên nghe".
Cầm: dùng tay cầm.
Cung tên: Vũ khí phòng vệ.
Thuyết pháp: như trên đã nói ; không được thuyết pháp cho người cầm cung tên nghe.
Nếu Tỉ-kheo vì việc của Tháp, của Tăng đi đến nhà vua hay Chủ đất, rồi họ bảo: "Tỉ-kheo, hãy thuyết pháp cho tôi nghe", thì không được bảo họ bỏ cung tên, vì sợ họ sinh tâm nghi ngờ. Nếu bên cạnh họ có tịnh nhân, thì nên nghĩ là mình thuyết pháp cho tịnh nhân, dù vua nghe mình cũng không có tội.
Nếu Tỉ-kheo đang đi trên đoạn đường nguy hiểm đáng sợ mà người bảo vệ nói: "Tôn giả hãy thuyết pháp cho tôi nghe", thì tuy người ấy cầm cung tên mình thuyết pháp cũng không có tội.
Nếu buông lung các căn, thuyết pháp cho người cầm cung tên nghe tức là coi thường pháp cần phải học. Ngoại trừ tâm trí bị cuồng loạn thì không có tội. Thế nên nói: --"Cần phải học: Không được thuyết pháp cho người cầm cung tên nghe".
Khi Phật an trú tại thành Tì-xá-li, nói rộng như trên. Bấy giờ Nan-đà, Ưu-ba-nan-đà thuyết pháp cho các đồng tử Lê-xa cầm gậy nghe, bị người đời chê cười rằng:
- Vì sao Sa-môn Thích tử mà giống như diễn viên, thuyết pháp cho người cầm gậy nghe? Ðây là hạng người bại hoại, nào có đạo hạnh gì! Vả lại, các đồng tử này cũng không có tâm cung kính, tại sao nghe diệu pháp như vậy mà không bỏ gậy xuống, lại cầm gậy nghe pháp?
Các Tỉ-kheo bèn đem sự việc ấy đến bạch lên Thế Tôn. Phật liền bảo gọi Nan-đà, Ưu-ba-nan-đà đến. Khi họ đến rồi, Phật liền hỏi:
- Các ông có việc đó thật không?
- Có thật như vậy, bạch Thế Tôn.
- Vì sao các ông thuyết pháp cho người không bệnh mà cầm gậy nghe? Từ nay về sau không được thuyết pháp cho người cầm gậy nghe, trừ khi họ bị bệnh.
Ðoạn, Phật truyền lệnh cho các Tỉ-kheo phải tập họp lại tất cả, vì mười lợi ích mà chế giới cho các Tỉ-kheo, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
59. "Cần phải học: Không được thuyết pháp cho người cầm gậy nghe, trừ khi họ bị bệnh".
Cầm gậy: Tất cả các loại gậy.
Thuyết pháp: Như trên đã nói, không được thuyết pháp cho người không bị bệnh mà cầm gậy nghe, trừ khi họ có bệnh thì không có tội.
Nếu Tỉ-kheo vì việc của Tháp, của Tăng, đi đến nhà vua hay Chủ đất mà họ bảo: "Tỉ-kheo hãy thuyết pháp cho tôi nghe", thì không được bảo họ bỏ gậy, vì sợ họ sinh tâm nghi ngờ. Nếu bên cạnh họ có tịnh nhân thì nên nghĩ là mình thuyết pháp cho tịnh nhân, dù vua nghe mình cũng không có tội.
Nếu Tỉ-kheo đang đi trên đoạn đường nguy hiểm đáng sợ mà người bảo vệ nói: "Tôn giả hãy thuyết pháp cho tôi nghe", thì tuy người ấy đang cầm gậy, mình thuyết pháp cũng không có tội.
Nếu buông lung các căn thuyết pháp cho người không bệnh mà cầm gậy nghe tức là coi thường pháp cần phải học. [410c] Ngoại trừ tâm trí bị cuồng loạn thì không có tội. Thế nên nói: --"Cần phải học: Không được thuyết pháp cho người cầm gậy nghe, ngoại trừ họ bệnh".
Khi Phật an trú tại thành Tì-xá-li, nói rộng như trên. Bấy giờ Nan-đà, Ưu-ba-nan-đà thuyết pháp cho các đồng tử Lê-xa cầm dù nghe, bị người đời chê cười rằng:
- Vì sao Sa-môn Thích tử mà giống như diễn viên, thuyết pháp cho người cầm dù nghe? Ðây là hạng người bại hoại, nào có đạo hạnh gì! Vả lại, các đồng tử này cũng không có tâm cung kính, khi nghe diệu pháp như vậy lẽ ra phải bỏ dù đi, vì sao lại cầm dù nghe pháp?
Các Tỉ-kheo bèn đem sự việc ấy đến bạch lên Thế Tôn. Phật liền bảo gọi Nan-đà, Ưu-ba-nan-đà đến. Khi họ đến rồi, Phật liền hỏi:
- Các ông có việc đó thật không?
- Có thật như vậy, bạch Thế Tôn.
- Vì sao các ông lại thuyết pháp cho người không bệnh mà cầm dù nghe? Từ nay về sau không được thuyết pháp cho người cầm dù nghe, trừ khi họ có bệnh.
Ðoạn Phật truyền lệnh cho các Tỉ-kheo phải tập họp lại tất cả, vì mười lợi ích mà chế giới cho các Tỉ-kheo, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
60. "Cần phải học: Không được thuyết pháp cho người cầm dù nghe, trừ khi họ bị bệnh".
Bệnh: đức Thế Tôn bảo là không có tội.
Dù: Dù bằng vỏ cây, dù bằng lá đa-la, bằng lá đa-lê, bằng thanh tre, bằng nhiều nếp gấp, bằng lông đuôi công, nói chung các loại có thể che mưa nắng như vậy đều gọi là dù.
Thuyết pháp: như trên đã nói, không được thuyết pháp cho người không bệnh mà cầm dù nghe, nhưng nếu họ có bệnh thì không có tội.
Nếu Tỉ-kheo vì việc của Tháp, của Tăng, đi đến nhà vua hay Chủ đất mà họ bảo: "Tỉ-kheo, hãy thuyết pháp cho tôi nghe" thì không được bảo họ bỏ dù, vì sợ họ sinh tâm nghi ngờ. Nếu bên cạnh họ có tịnh nhân, thì nên nghĩ là mình thuyết pháp cho tịnh nhân, dù vua nghe mình cũng không có tội.
Nếu thuyết pháp cho pháp sư, luật sư khi mưa, gió, lạnh, tuyết, hoặc nóng bức mà họ cầm dù, thì không có tội.
Nếu buông lung các căn thuyết pháp cho người không bệnh mà cầm dù nghe tức là coi thường pháp cần phải học. Ngoại trừ tâm trí bị cuồng loạn thì không có tội. Thế nên nói: --"Cần phải học: Không được thuyết pháp cho người cầm dù nghe, trừ khi họ bệnh".
Khi Phật an trú tại thành Tì-xá-li, nói rộng như trên. Bấy giờ Nan-đà, Ưu-ba-nan-đà đi sau các đồng tử Lê-xa mà thuyết pháp, bị người đời chê cười rằng:
- Vì sao Sa-môn Thích tử mà giống như diễn viên, đi sau mà thuyết pháp cho người đi trước nghe? Ðây là hạng người bại hoại, nào có đạo hạnh gì! Vả lại, các đồng tử này cũng không có tâm cung kính, khi nghe diệu pháp như vậy lẽ ra phải đi sau mà nghe.
Các Tỉ-kheo bèn đem sự việc ấy đến bạch lên Thế Tôn. Phật liền bảo gọi Nan-đà, Ưu-ba-nan-đà đến. Khi họ đến rồi, Phật liền hỏi:
- Các ông có việc đó thật không?
- [411a] Có thật như vậy, bạch Thế Tôn.
- Vì sao các ông đi sau người không bệnh mà thuyết pháp cho họ nghe? Từ nay về sau không được đi sau mà thuyết pháp cho người đi trước mình nghe, trừ khi họ bệnh.
Ðoạn, Phật truyền lệnh cho các Tỉ-kheo phải tập họp lại tất cả, vì mười lợi ích mà chế giới cho các Tỉ-kheo, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
61. "Cần phải học: mình đi sau không được thuyết pháp cho người đi trước mình nghe, trừ khi họ bị bệnh".
Bệnh: Ðức Thế Tôn bảo là không có tội.
Ði sau: Người kia đi trước, mình đi sau.
Thuyết pháp: Như trên đã nói, không được đi sau người không bệnh mà thuyết pháp cho họ nghe, trừ khi họ có bệnh thì không có tội.
Nếu Tỉ-kheo vì việc của Tháp, của Tăng đi đến nhà vua hay Chủ đất mà họ bảo: "Tỉ-kheo, hãy thuyết pháp cho tôi nghe", thì không được bảo họ đi phía sau mình, vì sợ họ sinh tâm nghi ngờ. Nếu bên cạnh họ có tịnh nhân, thì nên nghĩ là mình thuyết pháp cho tịnh nhân, dù vua nghe cũng không có tội.
Nếu Tỉ-kheo đang đi trên đoạn đường nguy hiểm đáng sợ, mà người bảo vệ nói: "Nơi này bọn cướp thường đón đầu đoàn bộ hành, để tôi đi trước, tôn giả đi sau thuyết pháp cho tôi nghe", thì mình thuyết pháp không có tội. Nếu có kẻ ác lườm mắt, cầm gậy dành đi trước bắt Tỉ-kheo đi sau thuyết pháp cho y nghe, thì thuyết pháp không có tội.
Nếu buông lung các căn đi sau thuyết pháp cho người không bệnh đi trước nghe tức là coi thường pháp cần phải học. Ngoại trừ tâm trí bị cuồng loạn thì không có tội. Thế nên nói: --"Cần phải học: Tỉ-kheo không được đi sau thuyết pháp cho người đi trước mình nghe, trừ khi họ bệnh".
Khi Phật an trú tại thành Tì-xá-li, nói rộng như trên. Bấy giờ Nan-đà, Ưu-ba-nan-đà thuyết pháp cho các đồng tử Lê-xa cưỡi ngựa nghe, bị người đời chê cười rằng:
- Vì sao Sa-môn Thích tử mà giống như diễn viên, thuyết pháp cho người cưỡi ngựa nghe? Ðây là hạng người bại hoại, nào có đạo hạnh gì! Vả lại, các đồng tử này cũng không có tâm cung kính, khi nghe diệu pháp như vậy lẽ ra phải xuống ngựa, vì sao ngồi trên lưng ngựa mà nghe pháp?
Các Tỉ-kheo bèn đem sự việc ấy đến bạch lên Thế Tôn. Phật liền bảo gọi Nan-đà, Ưu-ba-nan-đà đến. Khi họ đến rồi, Phật liền hỏi:
- Các ông có việc đó thật không?
- Có thật như vậy, bạch Thế Tôn.
- Vì sao các ông thuyết pháp cho người không bệnh mà cưỡi ngựa nghe? Từ nay về sau không được thuyết pháp cho người cưỡi ngựa nghe, trừ khi họ bị bệnh.
Ðoạn, Phật truyền lệnh cho các Tỉ-kheo phải tập họp lại tất cả, vì mười lợi ích mà chế giới cho các Tỉ-kheo, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
62. "Cần phải học: Không được thuyết pháp cho người cưỡi ngựa nghe, trừ khi họ bị bệnh".
Bệnh: Ðức Thế Tôn bảo là không có tội.
Cưỡi: gồm có tám loại: Cưỡi voi, cưỡi ngựa, cưỡi bò, cưỡi lừa, ngồi trên thuyền, ngồi trên xe, [411b] ngồi trên kiệu, ngồi trên cáng.
Thuyết pháp: Như trên đã nói, không được thuyết pháp cho người không bệnh mà cưỡi ngựa nghe, trừ khi họ bị bệnh, thì không có tội.
Nếu Tỉ-kheo vì việc của Tháp, của Tăng, đi đến nhà vua hay Chủ đất, rồi họ bảo: "Tỉ-kheo, hãy thuyết pháp cho tôi nghe", thì không được bảo họ xuống ngựa, vì sợ họ sinh tâm nghi ngờ. Nếu bên cạnh họ có tịnh nhân thì nên nghĩ rằng mình thuyết pháp cho tịnh nhân, dù vua nghe mình cũng không có tội.
Nếu Tỉ-kheo đang đi trên đoạn đường nguy hiểm đáng sợ, mà người bảo vệ nói: "Tôn giả, hãy thuyết pháp cho tôi nghe", thì dù người ấy ngồi trên ngựa, mình thuyết pháp cũng không có tội.
Nếu buông lung các căn, thuyết pháp cho người không bệnh cưỡi ngựa nghe, tức là coi thường pháp cần phải học. Ngoại trừ tâm trí bị cuồng loạn thì không có tội. Thế nên nói: --"Cần phải học: Không được thuyết pháp cho người cưỡi ngựa nghe, trừ khi họ bị bệnh".
Khi Phật an trú tại thành Tì-xá-li, nói rộng như trên. Bấy giờ Nan-đà, Ưu-ba-nan-đà ở ngoài lề đường thuyết pháp cho các đồng tử Lê-xa đang ở giữa đường nghe, bị người đời chê cười rằng:
- Vì sao Sa-môn Thích tử mà giống như diễn viên, mình ở ngoài lề đường mà thuyết pháp cho người ở giữa đường nghe? Ðây là hạng người bại hoại, nào có đạo hạnh gì! Vả lại, các đồng tử này cũng không có tâm cung kính, khi nghe diệu pháp như vậy lẽ ra phải tránh sang bên lề đường để Tỉ-kheo ở giữa đường, chứ vì sao mình lại ở giữa đường?
Các Tỉ-kheo bèn đem sự việc ấy đến bạch lên Thế Tôn. Phật liền bảo gọi Nan-đà, Ưu-ba-nan-đà đến. Khi họ đến rồi, Phật liền hỏi:
- Các ông có việc đó thật không?
- Có thật như vậy, bạch Thế Tôn.
- Vì sao các ông lại ở ngoài lề đường thuyết pháp cho người ở giữa đường nghe? Từ nay về sau không được ở ngoài lề đường thuyết pháp cho người ở giữa đường nghe, trừ khi họ bị bệnh.
Ðoạn, Phật truyền lệnh cho các Tỉ-kheo phải tập họp lại tất cả, vì mười lợi ích mà chế giới cho các Tỉ-kheo, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
63. "Cần phải học: Không được ở ngoài lề đường mà thuyết pháp cho người ở giữa đường nghe, trừ khi họ bệnh".
Bệnh: đức Thế Tôn bảo là không có tội.
Ở ngoài lề đường: Tỉ-kheo ở ngoài lề đường.
Ở giữa đường: thính giả ở giữa đường.
Thuyết pháp: như trên đã nói, không được ở ngoài lề đường thuyết pháp cho người không bệnh ở giữa đường nghe, trừ khi họ bị bệnh thì không có tội.
Nếu Tỉ-kheo vì việc của Tháp, của Tăng đi đến nhà vua hay Chủ đất mà họ bảo: "Tỉ-kheo, hãy thuyết pháp cho tôi nghe", thì không được bảo họ tránh ra ngoài lề đường, vì sợ họ sinh tâm nghi ngờ. Nếu bên cạnh họ có tịnh nhân, thì nên nghĩ là mình thuyết pháp cho tịnh nhân, dù vua nghe mình cũng không có tội.
Nếu Tỉ-kheo đang đi trên đoạn đường nguy hiểm đáng sợ, mà người bảo vệ nói: "Tôn giả hãy ở ngoài lề đường, để tôi ở giữa đường, nếu có bọn cướp xuất hiện, tôi sẽ chống cự chúng. Tôn giả hãy thuyết pháp cho tôi nghe", thì tuy người ấy ở giữa đường, mình thuyết pháp cũng không có tội.
[411c] Nếu buông lung các căn ở ngoài lề đường mà thuyết pháp cho người không bệnh ở giữa đường nghe, tức là coi thường pháp cần phải học. Ngoại trừ tâm trí bị cuồng loạn thì không có tội. Thế nên nói: --"Cần phải học: Không được ở ngoài lề đường mà thuyết pháp cho người ở giữa đường nghe, trừ khi họ bệnh".
Khi Phật an trú tại thành Xá-vệ, nói rộng như trên. Bấy giờ, vua Ba-tư-nặc muốn đi đến hồ nước ở công viên phía đông để du ngoạn, bèn ra lệnh cho kẻ hầu cận:
- Ngày mai, Trẫm cùng phu nhân thể nữ sẽ đi du ngoạn ở đông viên, các ngươi hãy quét tước sạch sẽ, trang hoàng giường nệm chu đáo.
Khi ấy, nhóm sáu Tỉ-kheo nghe được, liền đến trước vườn đó, nhổ nước miếng, nước dãi trên cỏ non, rồi lấy lá cây gói những thứ bất tịnh thả nổi trong hồ nước. Phu nhân thể nữ ở trong cung lâu ngày thường trông mong được đi du ngoạn, đến hôm được theo vua ra đi, chẳng khác gì tù nhân ra khỏi ngục. Khi đến trong vườn, thấy cỏ non mềm mại, ai nấy đều chạy xô tới, từ xa xí phần, nói: "Ðây là phần của tôi. Ðây là phần của tôi", rồi ngồi trên những bãi nước miếng, khiến y phục bị dơ bẩn. Do thế, họ chạy tới hồ nước để rửa tay và gụt y, rồi họ lại thấy những chiếc lá gói lại đang nổi phập phều trên mặt hồ, liền tưởng tượng: "Có lẽ các chàng thanh niên nghe chúng ta sắp đi dạo chơi nên gói các hương thơm để tặng chúng ta chứ gì?"
Rồi xúm tranh nhau, bảo: "Cái này của tôi. Cái này của tôi", giành lấy các gói lá, khiến những thứ bất tịnh bắn ra, nhớp cả y phục.
Ðoạn, họ bảo nhau: "Kỳ quá, kỳ quá! Ta tưởng là hương thơm, ai ngờ là đồ bất tịnh", liền tâu với vua: "Thực là kỳ lạ! Trước đây đại vương đã ra lệnh quét tước sạch sẽ mà giờ thì nhớp nhúa như vậy đó!"
Vua bèn hỏi người giữ vườn: "Ai làm bẩn vườn này như thế?".
Người giữ vườn tâu: "Hôm qua nhóm sáu Tỉ-kheo đến chơi trong vườn này khá lâu, có lẽ họ làm bẩn chăng?".
Các Tỉ-kheo bèn đem sự việc ấy đến bạch lên Thế Tôn. Phật liền bảo gọi nhóm sáu Tỉ-kheo đến. Khi họ đến rồi, Phật liền hỏi lại đầy đủ sự việc kể trên:
- Các ông có việc đó thật không?
- Có thật như vậy, bạch Thế Tôn.
- Vì sao các ông đại tiểu tiện và khạc nhổ trên cỏ tươi và trong nước? Từ nay về sau không được đại tiểu tiện và khạc nhổ trên cỏ tươi và trong nước.
Ðoạn, Phật truyền lệnh cho các Tỉ-kheo phải tập họp lại tất cả, vì mười lợi ích mà chế giới cho các Tỉ-kheo, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
64. "Cần phải học: Không được đại tiểu tiện và khạc nhổ trên cỏ tươi.
65. "Cần phải học: Không được đại tiểu tiện và khạc nhổ trong nước".
Không được đại tiểu tiện và khạc nhổ trên cỏ tươi mà nên đại tiểu tiện nơi chỗ đất không có cỏ. Nếu vào những tháng hạ, cỏ non mọc khắp nơi không có chỗ đất trống thì nên đại tiện... tại những lối đi của lạc đà, bò, ngựa, lừa, dê. Nếu không có những chỗ ấy thì nên (đại tiện) trên ngói, gạch, đá. Nếu cũng không có nữa thì nên (đại tiện) trên những lá cỏ khô. [412a] Nếu cũng không có nữa, thì nên dùng cành cây lót, đại tiện trên cành cây, rồi đem chôn xuống đất.
Khi đi kinh hành, Tỉ-kheo không được nhổ trên cỏ tươi. Nơi đầu đường đi kinh hành nên để ống nhổ trên ngói đá cỏ lá, dùng tro bỏ trong ống nhổ rồi mới nhổ vào. Nếu đại tiểu tiện bị dơ tay chân thì được chùi trên cỏ tươi. Nước gồm có mười loại như trên đã nói. Không được đại tiểu tiện, khạc nhổ trong nước mà phải đại tiểu tiện trên đất. Nếu vào mùa mưa, nước bỗng dưng dâng lên ngập khắp nơi thì nên đại tiện trên những mô đất. Nếu không có những mô đất thì nên dùng ngói đá hay tre gỗ đại tiện trên đó, rồi mới đem bỏ xuống nước.
Nếu đào đất làm cầu tiêu mà dưới đáy cầu có nước chảy ra, thì Tỉ-kheo không được đi cầu trước mà phải bảo Tịnh nhân đi trước, rồi Tỉ-kheo mới đi sau, thì không có tội. Nếu dưới đáy cầu có nước chảy thì phải dùng thanh gỗ đại tiện trên đó rồi mới bỏ xuống nước.
Nếu đại tiểu tiện, khạc nhổ bị bẩn tay chân thì được dùng nước rửa. Hoặc khi đại tiểu tiện thì được rửa trôn trong nước, không có tội.
Khi Tỉ-kheo xuống nước tắm, không được khạc nhổ trong đó. Nếu ở cách xa bờ thì phải nhổ vào trong tay rồi đem vứt đi.
Nếu buông lung các căn đại tiểu tiện khạc nhổ trên cỏ tươi tức là coi thường pháp cần phải học. Ngoại trừ tâm trí bị cuồng loạn thì không có tội.
Nếu buông lung các căn đại tiểu tiện khạc nhổ trong nước tức là coi thường pháp cần phải học. Ngoại trừ tâm trí bị cuồng loạn thì không có tội. Thế nên nói: --"Cần phải học: Không được đại tiểu tiện khạc nhổ trên cỏ tươi. Cần phải học: Không được đại tiểu tiện khạc nhổ trong nước".
Khi Phật an trú tại thành Xá-vệ, nói rộng như trên. Bấy giờ nhóm sáu Tỉ-kheo đứng đại tiểu tiện, bị người đời chê cười rằng:
- Vì sao Sa-môn Thích tử mà đứng đại tiểu tiện giống như bò lừa lạc đà? Ðây là hạng người bại hoại, nào có đạo hạnh gì!
Các Tỉ-kheo bèn đem sự việc ấy đến bạch lên Thế Tôn. Phật liền bảo gọi nhóm sáu Tỉ-kheo đến. Khi họ đến rồi, Phật liền hỏi:
- Các ông có việc đó thật không?
- Có thật như vậy, bạch Thế Tôn.
- Vì sao các ông lại đứng đại tiểu tiện? Từ nay về sau không được đứng đại tiểu tiện.
Ðoạn, Phật truyền lệnh cho các Tỉ-kheo phải tập họp lại tất cả, vì mười lợi ích mà chế giới cho các Tỉ-kheo, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
66. "Cần phải học: Không được đứng đại tiểu tiện".
Nếu gót chân bị dính bùn, sợ nhớp y, thì được đứng đại tiểu tiện không có tội. Nếu gót chân bị đau, bị ghẻ, bị phù thũng thì được đứng đại tiểu tiện không có tội.
Nếu buông lung các căn đứng đại tiểu tiện tức là coi thường pháp cần phải học. Ngoại trừ tâm trí bị cuồng loạn thì không có tội. Thế nên nói: --"Cần phải học: [412b] không được đứng đại tiểu tiện".
Kệ tóm tắt:
"Cầm dao, mang cung tên,
Cầm gậy và dù lọng,
Ði sau, người cưỡi ngựa,
Lề đường, trên cỏ tươi.
Trong nước, đứng tiểu tiện,
Hết Bạt-cừ thứ sáu".
Khi Phật an trú tại thành Xá-vệ, nói rộng như trên. Bấy giờ, Phật nói với A-Nan:
- Tăng đang có việc tranh chấp, ông hãy đến đó dập tắt sự tranh chấp ấy.
A-nan liền bạch với Phật:
- Thế nào là Tăng có sự tranh chấp phải tìm cách dập tắt?
Phật dạy:
- Nhóm sáu Tỉ-kheo biết Tăng đã dập tắt sự tranh chấp đúng pháp, đúng luật, đúng Tì-ni, nhưng sau đó khơi dậy sự tranh chấp của các Tỉ-kheo, nói rằng: Việc đó phi pháp, cho đến việc yết-ma đó không hợp lệ, như trong giới Ba-dạ-đề đã nói rõ. Trong vô lượng việc thường làm của chư Tăng đệ tử đức Thế Tôn đều dùng bảy pháp Diệt tránh này mà dập tắt. Ðó gọi là những việc thường làm, dùng bảy pháp Diệt tránh này mà dập tắt. Thế nên nói: "Nếu Tỉ-kheo biết Tăng đã dập tắt sự tranh chấp đúng pháp, đúng luật, mà sau đó còn khơi dậy, thì phạm tội Ba-dạ-đề".
Bảy pháp Diệt tránh đến đây là hết.
Pháp, tùy thuận pháp như hai bộ Tì-ni đã đề cập. Tùy thuận nghĩa là tuân hành pháp này vậy. HẾT PHẦN GIỚI BẢN CHÍNH.
LUẬT MA HA TĂNG KỲ
Hết quyển thứ hai mươi hai.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.149.234.50 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.