Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
NÓI RÕ PHẦN CÒN LẠI CỦA 19 PHÁP TĂNG TÀN
12- GIỚI: KHUYÊN NGƯỜI LÀM ÐIỀU PHI PHÁP.
Khi Phật an trú tại thành Vương Xá, lúc ấy đức Thế Tôn chế giới không cho Tỉ-kheo-ni nhận y, bát, thức ăn uống, thuốc trị bệnh của đàn ông có tâm nhiễm ô, nên Tỉ-kheo-ni Thọ-Ðề không nhận y bố thí của trưởng giả. Thế rồi, Tỉ-kheo-ni Thân-lan-nan-đà hỏi Thọ-Ðề rằng: "Vì sao cô không lấy vật bố thí của người đàn ông này? Người đàn ông có tâm ô nhiễm hay không đâu có liên quan gì đến việc của cô, miễn là tâm cô không ô nhiễm thì có thể lấy rồi tùy nghi sử dụng".
Các Tỉ-kheo-ni bèn khuyên can Tỉ-kheo-ni ấy rằng: "Cô đừng nói như sau: Ðàn ông có tâm ô nhiễm hay không đâu có liên quan gì đến việc của cô, miễn là tâm cô không ô nhiễm, thì có thể lấy rồi tùy nghi sử dụng". Họ khuyên can như vậy đến lần thứ hai, thứ ba mà cô vẫn không bỏ.
Các Tỉ-kheo-ni bèn đem việc ấy trình bày với Ðại Ái Ðạo. Ðại Ái Ðạo lại đem đến bạch lên Thế Tôn. Phật bảo gọi Tỉ-kheo-ni ấy đến. Khi cô tới rồi, Phật liền hỏi:
- Ngươi có việc đó thật không?
- Có thật như vậy, bạch Thế Tôn!
- Ðó là việc phi pháp. Vì sao ngươi bảo người kia nhận vật bố thí của người có tâm ô nhiễm? Ðó là việc phi pháp, phi luật, trái lời Ta dạy, không thể dùng việc ấy để nuôi lớn thiện pháp được.
Thế rồi, Phật bảo Ðại Ái Ðạo truyền lệnh cho các Tỉ-kheo-ni đang sống tại thành Vương Xá phải tập họp lại tất cả, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
-- Nếu Tỉ-kheo-ni nói với Tỉ-kheo-ni khác rằng: "(521c) Nên nhận vật bố thí của người đàn ông này dù họ có tâm ô nhiễm hay không thì đâu có liên quan gì đến việc của cô, miễn là tâm cô không ô nhiễm thì nên lấy rồi tùy nghi sử dụng", thì các Tỉ-kheo-ni nên khuyên can Tỉ-kheo-ni ấy rằng: "Cô đừng nói như sau: Nên nhận vật bố thí ấy, dù người đàn ông ấy có tâm ô nhiễm hay không thì có liên quan gì đến việc của cô, miễn là tâm cô không ô nhiễm thì nên lấy rồi tùy nghi sử dụng". Sau khi khuyên can như vậy đến lần thứ hai, thứ ba, nếu bỏ việc ấy thì tốt, nếu không bỏ thì phạm sơ tội Tăng-già-bà-thi-sa.
Giải thích:
Tỉ-kheo-ni nói lời ấy: Như Tỉ-kheo-ni Thâu-lan-nan-đà.
Nhận vật bố thí: Như Tỉ-kheo-ni Thọ Ðề.
Khi các Tỉ-kheo-ni khuyên can Tỉ-kheo-ni ấy bỏ việc đó, mà nếu như không bỏ, rồi được khuyên can qua ba giai đoạn, thì phạm tội Tăng-già-bà-thi-sa. Thế nên đức Thế Tôn nói (như trên). 13- GIỚI: VÔ CỚ HỦY BÁNG TĂNG.
Khi Phật an trú tại thành Vương Xá, có kẻ hỗ trợ người phá Tăng như trong giới của Tỉ-kheo đã nói rõ. Thế nên đức Thế Tôn nói: "Nếu Tỉ-kheo-ni muốn phá sự hòa hợp của Tăng nên tìm phương tiện kiên trì phá công việc của Tăng gây nên tranh cãi, thì các Tỉ-kheo-ni nên nói với Tỉ-kheo-ni ấy như sau: "Thưa thánh giả! Người đừng phá sự hòa hợp của Tăng, tìm phương tiện kiên trì phá công việc của Tăng, gây nên tranh cãi, mà nên hòa đồng với Tăng. Vì sao vậy? Vì Tăng có hòa hợp, hoan hỉ, không tranh cãi, cùng học một giới pháp, như nước hòa với sữa, nói năng đúng pháp thì mới sống an lạc".
Nếu Tỉ-kheo-ni ấy được các Tỉ-kheo-ni khác khuyên can mà vẫn kiên trì không bỏ, thì nên khuyên can đến lần thứ hai, thứ ba. Sau ba lần khuyên can, nếu bỏ thì tốt, nếu không bỏ rồi được khuyên can qua ba giai đoạn, thì phạm tội Tăng-già-bà-thi-sa.
Nếu khi các Tỉ-kheo-ni khuyên can Tỉ-kheo-ni phá Tăng ấy mà có các Tỉ-kheo-ni đồng ý tương trợ hoặc một, hoặc hai, hoặc nhiều người cùng nói, cùng ý kiến phản đối rằng: "Thưa thánh giả, xin người đừng nói Tỉ-kheo-ni ấy tốt hay xấu. Vì sao thế? Vì Tỉ-kheo-ni ấy nói đúng pháp, nói đúng luật. Ðiều gì Tỉ-kheo-ni ấy nói ra chúng tôi đều hài lòng. Những kiến giải của Tỉ-kheo-ni ấy là có thể chấp nhận được. Chúng tôi cũng đều có thể chấp nhận. Tỉ-kheo-ni ấy biết mới nói, chứ không phải không biết mà nói", thì các Tỉ-kheo-ni nên khuyên can vị Tỉ-kheo-ni đồng ý ấy rằng: "Này thánh giả, ngươi đừng bảo rằng vị Tỉ-kheo-ni kia nói đúng pháp, nói đúng luật. Vì sao thế? Vì đó là Tỉ-kheo-ni nói phi pháp, nói phi luật. Này thánh giả, người đừng hỗ trợ việc phá Tăng, mà nên vui vẻ hỗ trợ việc Tăng hòa hợp. Vì sao thế? Vì Tăng có hòa hợp, vui vẻ, không tranh cãi, cùng học một giới pháp, như nước hòa với sữa, nói năng đúng pháp thì mới sống an lạc".
Khi các Tỉ-kheo-ni khuyên can vị Tỉ-kheo-ni ấy (522a) mà vị ấy vẫn kiên trì không bỏ thì nên khuyên can đến lần thứ hai, thứ ba. Nếu bỏ việc ấy thì tốt, nếu không bỏ mà được tiếp tục khuyên can qua ba giai đoạn thì phạm tội Tăng-già-bà-thi-sa.
Khi Phật an trú tại thành Xá-vệ, lúc ấy, Tỉ-kheo-ni Thâu-lan-nan-đà có việc tranh cãi, Tăng làm yết-ma cử tội cô đúng pháp, đúng luật. Nhưng khi làm yết-ma xong, cô nổi giận, vô lý hủy báng Tăng như sau: "Các thánh giả Tăng tùy ái, tùy sân, tùy sợ, tùy si; Tăng vì ái, vì sân, vì sợ, vì si mà khiển trách. Ðó là việc xử đoán phi pháp".
Các Tỉ-kheo-ni bèn khuyên can Tỉ-kheo-ni ấy rằng: "Này thánh giả! Người đừng có vô lý hủy báng Tăng. Tăng không tùy ái, tùy sân, tùy sợ và tùy si; Tăng không vì ái, vì sân, vì sợ, vì si mà xử đoán phi pháp". Họ khuyên can như vậy đến lần thứ hai, thứ ba mà cô ta vẫn không bỏ.
Các Tỉ-kheo-ni bèn đem việc ấy nói với Ðại Ái Ðạo. Ðại Ái Ðạo lại đem đến bạch lên Thế Tôn. Phật liền dạy: "Ngươi hãy đến khuyên can ở chỗ vắng ba lần khuyên can ở chỗ nhiều người ba lần, khuyên can ở giữa chúng Tăng ba lần cho bỏ việc ấy. Khi khuyên can ở chỗ vắng nên hỏi: "Có thật cô nổi sân vô lý hủy báng Tăng rằng: Tăng tùy ái, tùy sân, tùy sợ và tùy si; Tăng vì ái, vì sân, vì sợ và vì si chăng?". Nếu đáp: "Ðúng như vậy", thì nên khuyên can ở chỗ vắng như sau: "Cô đừng có nổi sân vô lý hủy báng Tăng, vì Tăng không tùy ái, tùy sân, tùy sợ và tùy si; Tăng cũng không vì ái, vì sân, vì sợ, vì si mà xử đoán phi lý. Nay tôi vì lòng từ khuyên can cô là muốn cho cô được lợi ích, một lần khuyên can đã xong còn hai lần khuyên can nữa, vậy cô có bỏ việc đó không?". Nếu đáp: "Không bỏ", thì tiếp tục khuyên can đến lần thứ hai, thứ ba cũng như vậy. Ðồng thời khuyên can ở chỗ nhiều người cũng như vậy.
Thế rồi đến giữa Tăng làm pháp yết-ma cầu thính:
- Xin các thánh giả Tăng lắng nghe. Tỉ-kheo-ni Thâu-lan-nan-đà nổi sân vô lý hủy báng Tăng rằng: "Tăng tùy ái, tùy sân, tùy sợ và tùy si; Tăng vì ái, vì sân, vì sợ và vì si". Tăng đã khuyên can ở chỗ vắng ba lần, khuyên can ở chỗ nhiều người ba lần để cho bỏ việc ấy mà cô không bỏ. Nếu thời gian của Tăng đã đến, nay Tăng cũng khuyên can ba lần.
Thế rồi, nên hỏi ở giữa Tăng: "Có thật cô nổi sân vô lý hủy báng Tăng rằng: "Tăng tùy ái, tùy sân, tùy sợ và tùy si, cho đến nói: "Ðó là việc xử đoán phi pháp", rồi được Tăng khuyên can ở chỗ vắng ba lần, ở chỗ nhiều người ba lần mà vẫn không bỏ phải không?". Nếu đáp: "Ðúng như vậy", thì nên khuyên can ở giữa Tăng như sau: "Cô chớ có nổi sân vô lý phỉ báng Tăng, vì Tăng không tùy ái, tùy sân, tùy sợ và tùy si, cho đến phi lý xử đoán. Nay Tăng vì lòng từ muốn cho cô được lợi ích, cô nên nghe lời Tăng. Một lần khuyên can đã xong, còn hai lần khuyên can nữa, cô có bỏ việc đó không?" Nhưng cô đáp: "Không bỏ". Thế rồi, Tăng khuyên can đến lần thứ hai, thứ ba (522b) cô vẫn không bỏ.
Các Tỉ-kheo-ni bèn đem việc ấy đến bạch lên Thế Tôn. Phật liền bảo gọi Tỉ-kheo-ni ấy đến. Khi cô tới rồi, Phật hỏi lại đầy đủ sự việc kể trên:
- Ngươi có việc đó thật không?
- Có thật như vậy, bạch Thế Tôn!
- Này Thâu-lan-nan-đà, đó là việc phi pháp. Ngươi không từng nghe Ta dùng vô lượng phương tiện quở trách tính bướng bỉnh, khen ngợi sự nhu nhuyến hay sao? Vì sao ngươi lại bướng bỉnh? Ðó là việc phi pháp, phi luật, trái lời Ta dạy, không thể dùng việc đó để nuôi lớn thiện pháp được.
Thế rồi, Phật bảo Ðại Ái Ðạo truyền lệnh cho các Tỉ-kheo-ni đang sống tại thành Xá-vệ phải tập họp lại tất cả, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
-- Nếu Tỉ-kheo-ni nổi sân vô lý hủy báng Tăng như sau: "Tăng tùy ái, tùy sân, tùy sợ và tùy si; Tăng vì ái, vì sân, vì sợ và si. Cho nên quở trách", thì các Tỉ-kheo-ni nên khuyên can Tỉ-kheo-ni ấy rằng: "Này thánh giả, người chớ có nói rằng Tăng tùy ái, tùy sân, tùy sợ và tùy si; Tăng vì ái, sân, sợ và si. Vì sao thế? Vì Tăng không tùy ái, sân, sợ và si. Người đừng nổi giận vô lý hủy báng Tăng". Khi các Tỉ-kheo-ni khuyên can Tỉ-kheo-ni ấy mà Tỉ-kheo-ni ấy vẫn kiên trì không bỏ thì nên khuyên can đến lần thứ hai, thứ ba. Nếu bỏ thì tốt, nếu không bỏ, rồi được tiếp tục khuyên can hết ba giai đoạn thì phạm tội Tăng-già-bà-thi-sa.
Giải thích:
Tỉ-kheo-ni: Như Tỉ-kheo-ni Thâu-lan-nan-đà nổi sân vô lý hủy báng Tăng.
Khuyên can ở chỗ vắng ba lần mà không bỏ: Cứ mỗi lần khuyên can phạm một tội Việt tì-ni, khuyên can ở chỗ nhiều người cũng vậy.
Trong trường hợp khuyên can ở giữa chúng Tăng thì lần thứ nhất bắt đầu khuyên can phạm tội Việt tì-ni, khuyên can xong phạm tội Thâu-lan-giá. Lần thứ hai bắt đầu khuyên can cũng phạm tội Việt tì-ni, khuyên can xong phạm tội Thâu-lan-giá. Lần thứ ba bắt đầu khuyên can phạm tội Thâu-lan-giá, khuyên can xong phạm tội Tăng-già-bà-thi-sa. Tội Tăng-già-bà-thi-sa được hình thành do ba giai đoạn khuyên can ở chỗ vắng, ở chỗ nhiều người, ở giữa chúng Tăng gồm tất cả các tội Việt tì-ni, Thâu-lan-giá - trừ tám tội Thâu-lan-giá hủy báng Tăng - họp các tội này thành một tội Tăng-già-bà-thi-sa để mà trị phạt. Nếu nửa chừng mà đình chỉ thì tùy theo đình chỉ ở chỗ nào trị phạt theo mức độ đó. Thế nên đức Thế Tôn nói (như trên). 14- GIỚI: BAO CHE LỖI LẦM CHO NHAU.
Khi Phật an trú tại Câu-diệm-di, Tỉ-kheo-ni mẹ của Xiển-đà được các Tỉ-kheo-ni căn cứ theo pháp, theo luật dạy bảo cô phải học tập chớ có phạm tội, thì cô tự làm cho mình trở thành người không ai nói chuyện được, như trong câu chuyện Xiển-đà bướng bỉnh đã nói rõ. Cho đến: Nếu Tỉ-kheo-ni nói bướng bỉnh, rồi được các Tỉ-kheo-ni khác căn cứ theo pháp, theo luật chỉ bảo, mà nói một cách ngoan cố rằng: "Ngươi đừng nói ta tốt hay xấu. Ta cũng không nói ngươi tốt hay xấu", thì các Tỉ-kheo-ni nên khuyên can Tỉ-kheo-ni ấy như sau: "(522c) Này thánh giả! Các Tỉ-kheo-ni sống chung trong chánh pháp, căn cứ theo pháp, theo luật chỉ bảo cô thì cô đừng có bướng bỉnh mà phải vâng lời. Ðồng thời, cô cũng nên căn cứ theo pháp, theo luật mà chỉ bảo các Tỉ-kheo khác. Vì sao thế? Vì trong hàng đệ tử của đức Như Lai có chỉ bảo lẫn nhau, khuyên can lẫn nhau, cùng xuất tội cho nhau, thì thiện pháp mới tăng trưởng".
Khi các Tỉ-kheo-ni khuyên can Tỉ-kheo-ni ấy mà Tỉ-kheo-ni ấy kiên trì không bỏ thì nên khuyên can đến lần thứ hai, thứ ba. Nếu bỏ việc ấy thì tốt, nếu không bỏ rồi được khuyên can hết ba giai đoạn thì phạm tội Tăng-già-bà-thi-sa, như trong giới của Tỉ-kheo đã nói rõ. Thế nên nói (như trên).
Khi Phật an trú tại thành Xá-vệ, lúc ấy có hai Tỉ-kheo-ni, người thứ nhất tên Chân-đàn là con gái của nhà họ Thích, người thứ hai tên Uất-đa-la, hai người thân thường thân cận, miệng thường thân cận, thân miệng thường thân cận và thường che giấu lỗi lầm cho nhau.
Thân thường thân cận: Cùng ngủ một giường, cùng ngồi một giường, cùng ăn một bát, cùng mặc chung y phục và cùng đi cùng về.
Miệng thường thân cận: Nói những lời với tâm ô nhiễm, cùng che giấu tội cho nhau. Người này phạm tội thì người kia che giấu, người kia phạm tội thì người này che giấu.
Thân miệng thường thân cận: Gồm đủ cả hai việc thân và miệng.
Tỉ-kheo-ni khuyên can họ rằng: "Này thánh giả, người đừng có thân thường thân cận, miệng thường thân cận, thân miệng thường thân cận, đừng có che giấu lỗi lầm cho nhau. Vì sao vậy? Vì làm như thế thì thiện pháp không sinh". Họ khuyên một lần, hai lần, ba lần nhưng hai cô kia vẫn không từ bỏ. Các Tỉ-kheo-ni bèn nói với Ðại Ái Ðạo. Ðại Ái Ðạo lại đem đến trình bày với Thế Tôn. Phật liền bảo gọi Tỉ-kheo-ni ấy đến. Khi họ tới rồi, Phật hỏi:
- Các ngươi có việc đó thật không?
- Có thật như vậy, bạch Thế Tôn!
- Ðó là việc xấu. Vì sao các ngươi lại dùng thân miệng thân cận, cùng che giấu tội lỗi cho nhau? Ðó là việc phi pháp, phi luật, trái lời Ta dạy, không thể dùng việc ấy để nuôi lớn thiện pháp được.
Thế rồi, Phật bảo Ðại Ái Ðạo truyền lệnh cho các Tỉ-kheo-ni đang sống tại thành Xá-vệ phải tập họp lại tất cả, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
-- Nếu hai Tỉ-kheo-ni sống thân cận, che giấu tội cho nhau thì các Tỉ-kheo-ni nên khuyên can họ rằng: "Này các thánh giả, các vị chớ có sống thân cận, che giấu tội cho nhau. Vì sống thân cận thì thiện pháp không sinh".
Nếu các Tỉ-kheo-ni khuyên can hai Tỉ-kheo-ni ấy như vậy mà họ vẫn kiên trì không bỏ, thì nên khuyên đến lần thứ hai, thứ ba. Nếu họ bỏ việc đó thì tốt, nếu như không bỏ, rồi được tiếp tục khuyên can hết ba giai đoạn, thì phạm tội Tăng-già-bà-thi-sa. 15- GIỚI: KHUYÊN NGƯỜI SỐNG QUAN HỆ MẬT THIẾT.
Khi Phật an trú tại thành Xá-vệ, sau khi Thế Tôn chế giới không cho sống thân cận nhau thì hai Tỉ-kheo-ni Chân-đàn con gái nhà họ Thích và Uất-đa-la mỗi người ở một chỗ. (523a) Bấy giờ, Tỉ-kheo-ni Thâu-lan-nan-đà bèn khuyên họ: "Này thánh giả, người cứ việc sống thân cận, che giấu tội cho nhau, đừng sống xa cách; vì sống như thế không phương hại gì đến việc sinh thiện pháp. Những người khác cũng sống thân cận như vậy mà Tăng không thể ngăn cản, nhưng vì Tăng khinh thường cô nên mới cấm chế như vậy".
Các Tỉ-kheo-ni bèn khuyên can Tỉ-kheo-ni Thâu-lan-nan-đà: "Này thánh giả, cô đừng nói như sau: Cứ việc sống thân cận, che giấu tội cho nhau, đừng sống xa cách; vì làm như vậy không phương hại gì đến việc tăng trưởng thiện pháp. Vì Tăng khinh thường cô nên mới cấm chế".
Các Tỉ-kheo-ni khuyên can Thâu-lan-nan-đà một lần, hai lần, ba lần như vậy mà cô vẫn không bỏ. Do thế, họ nói với Ðại Ái Ðạo. Ðại Ái Ðạo lại đem việc ấy đến bạch lên Thế Tôn. Phật liền dạy: "Hai Tỉ-kheo-ni Chân-đàn con nhà họ Thích và Uất-đa-la sống xa nhau mà Tỉ-kheo-ni Thâu-lan-nan-đà khuyên họ sống gần nhau, bảo rằng sống như vậy không phương hại gì đến việc tăng trưởng thiện pháp, thì nên khuyên cô ấy ở chỗ vắng ba lần, ở chỗ nhiều người ba lần và ở giữa chúng Tăng ba lần cho bỏ việc ấy. Khi khuyên can ở chỗ vắng, nên nói như sau: "Này Thâu-lan-nan-đà, cô khuyên Tỉ-kheo-ni Chân-đàn và Uất-đa-la rằng: "Cứ việc sống thân cận, che giấu tội cho nhau, đừng sống xa cách; vì làm như vậy không phương hại gì đến việc tăng trưởng thiện pháp. Những người khác cũng sống thân cận như vậy mà Tăng không thể ngăn cản được, vì Tăng khinh thường hai cô nên mới cấm chế", có phải thế không?"
Nếu đáp: "Ðúng như vậy", thì nên khuyên can: "Cô chớ nên nói rằng: "Hãy sống thân cận, che giấu tội cho nhau, đừng sống xa nhau; vì làm như vậy không phương hại gì đến việc tăng trưởng thiện pháp. Những người khác cũng sống thân cận như vậy mà Tăng không thể ngăn cản được họ. Nhưng vì Tăng khinh thường các cô nên mới cấm chế". Nay tôi vì lòng từ muốn được lợi ích nên khuyên can cô. Một lần khuyên can đã xong, còn hai lần khuyên can nữa, cô có bỏ việc đó không?". Nếu đáp: "Không bỏ", thì nên khuyên can tiếp lần thứ hai, thứ ba, rồi ở chỗ nhiều người cũng khuyên can như vậy. Nếu như không bỏ thì đến giữa Tăng làm yết-ma cầu thính, nói như sau:
- Xin thánh giả Tăng lắng nghe. Tỉ-kheo-ni Thâu-lan-nan-đà khuyên Tỉ-kheo-ni Chân-đàn con gái nhà họ Thích và Tỉ-kheo-ni Uất-đa-la rằng: "Cứ việc sống thân cận, che giấu tội cho nhau, vì làm như vậy không phương hại gì đến việc tăng trưởng thiện pháp", rồi được khuyên can ở chỗ vắng ba lần, ở chỗ nhiều người ba lần mà không bỏ. Nếu thời gian của Tăng đã đến, nay Tăng cũng khuyên can ba lần cho bỏ việc ấy.
Thế rồi, nên hỏi Thâu-lan-nan-đà ở giữa Tăng: "Có thật cô khuyên hai người kia hãy sống thân cận, rồi được Tăng khuyên cô rằng: "Nay Tăng vì lòng từ nên khuyên cô, vì muốn cô được lợi ích. Một lần khuyên can đã xong, còn hai lần khuyên nữa, cô có bỏ việc đó không?" nhưng cô vẫn đáp: "Không bỏ", rồi được khuyên đến lần thứ hai, thứ ba, cô vẫn không bỏ phải không?"
Các Tỉ-kheo-ni bèn đem việc ấy đến bạch lên Thế Tôn. Phật liền bảo gọi Thâu-lan-nan-đà đến. Khi cô tới rồi, Phật hỏi:
- (523b) Ngươi có việc đó thật không?
- Có thật như vậy, bạch Thế Tôn!
- Ðó là việc xấu.
Thế rồi, Phật bảo Ðại Ái Ðạo truyền lệnh cho các Tỉ-kheo-ni đang sống tại thành Xá-vệ phải tập họp lại tất cả, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
-- Nếu Tỉ-kheo-ni thấy Tỉ-kheo-ni khác sống xa nhau mà khuyên can rằng: "Hãy sống gần nhau, cùng che giấu tội cho nhau, đừng sống xa nhau; vì làm như vậy không phương hại gì đến việc tăng trưởng thiện pháp. Những người khác cũng sống gần nhau như vậy mà Tăng không thể ngăn cản; vì Tăng khinh thường các vị nên mới cấm chế", thì các Tỉ-kheo-ni nên khuyên Tỉ-kheo-ni ấy rằng: "Này thánh giả, mỗ giáp, mỗ giáp sống xa nhau, cô đừng khuyên bảo họ sống gần nhau, cùng giấu tội cho nhau; sống gần nhau không phương hại gì đến việc tăng trưởng thiện pháp. Những người khác cũng sống gần nhau mà Tăng không thể ngăn cản, vì Tăng khinh thường các vị nên mới cấm chế các vị như vậy".
Khi các Tỉ-kheo-ni khuyên can Tỉ-kheo-ni ấy mà cô vẫn kiên trì không bỏ, thì nên khuyên can đến lần thứ hai, thứ ba. Nếu bỏ thì tốt, nếu không bỏ, rồi được khuyên can hết ba giai đoạn thì phạm tội Tăng-già-bà-thi-sa.
Giải thích:
Ở cách xa nhau: Như Chân-đàn con gái nhà họ Thích và Tỉ-kheo-ni Uất-đa-la.
Khuyên: Như Tỉ-kheo-ni Thâu-lan-nan-đà (khuyên hai người kia).
Sống thân cận: Như thân sống thân cận, miệng thân cận, thân miệng thân cận.
Che giấu: Khi thân miệng người này có lỗi thì người kia che giấu, khi thân miệng người kia có lỗi thì người này che giấu.
Tỉ-kheo-ni ấy: Như Tỉ-kheo-ni Thâu-lan-nan-đà.
Các Tỉ-kheo-ni: Như Tăng, nhiều người hoặc một người.
Ba lần khuyên can: Ba lần khuyên can ở chỗ vắng, ba lần khuyên can ở chỗ nhiều người và ba lần khuyên can ở giữa chúng Tăng. Khi khuyên can ở chỗ vắng nên hỏi: "Có thật cô khuyên Tỉ-kheo-ni mỗ giáp, mỗ giáp chớ có sống xa nhau hay không?". Nếu đáp: "Có thật như vậy", thì nên khuyên can: "Này thánh giả, cô đừng làm như vậy. Mỗ giáp, mỗ giáp sống xa nhau, cô đừng bảo họ sống gần nhau". Nếu khuyên can một lần không bỏ, rồi khuyên can lần thứ hai, thứ ba cũng không bỏ, thì phải khuyên can ở chỗ nhiều người cũng như vậy. Cuối cùng, khuyên can ở giữa chúng Tăng ba lần. Nếu sau ba lần khuyên can mà không bỏ thì phạm tội Tăng-già-bà-thi-sa.
Tăng-già-bà-thi-sa: Như trên đã nói.
Nếu Tỉ-kheo-ni được khuyên can ở chỗ vắng ba lần, thì cứ mỗi lần khuyên can phạm một tội Việt tì-ni. Khi khuyên can ở chỗ nhiều người, thì mỗi lần khuyên can cũng phạm một tội Việt tì-ni. Khi khuyên ở giữa Tăng thì lần thứ nhất bắt đầu khuyên can phạm tội Việt tì-ni; khuyên can xong, phạm tội Thâu-lan-giá; lần thứ hai bắt đầu khuyên can phạm tội Việt tì-ni, khuyên can xong, phạm tội Thâu-lan-giá; lần thứ ba bắt đầu khuyên can phạm tội Thâu-lan-giá, khuyên can xong phạm tội Tăng-già-bà-thi-sa. Tội Tăng-già-bà-thi-sa được hình thành sau khi khuyên can ở chỗ vắng, ở chỗ nhiều người và ở giữa chúng Tăng, gồm tất cả các tội Việt tì-ni, Thâu-lan-giá hợp thành một tội (523c) Tăng-già-bà-thi-sa. Nếu giữa chừng mà đình chỉ thì tùy theo sự đình chỉ ở chỗ nào trị tội ở khoản đó. Thế nên nói (như trên). 16- GIỚI: NỔI GIẬN BỎ GIỚI.
Khi Phật an trú tại tinh xá của dòng họ Thích, dưới cây Ni-câu-luật, ở Ca-duy-la-vệ, lúc ấy hai mẹ con của người họ Thích đều xuất gia. Người mẹ xuất gia trong hàng ngũ ngoại đạo nói với con gái:
- Nay mẹ con ta vì sao sống mà xa lìa nhau? Con nên đến đây sống với ta.
- Con không thể vô cớ mà đến đây, phải đợi có nguyên nhân gì mới đến được.
Thế rồi, cô ta trở về tỏ ra giận dữ gây lộn với Tỉ-kheo-ni khác, nói: "Nay tôi bỏ Phật, bỏ Pháp, bỏ Tăng, bỏ thuyết giới, bỏ sống chung, ăn chung, bỏ kinh luận. Tôi không phải là Tỉ-kheo-ni, không phải là dòng họ Thích. Trong hàng ngũ ngoại đạo cũng có pháp thù thắng, có chỗ tu phạm hạnh. Tôi làm Sa-môn ni theo dòng họ Thích để làm gì? Tôi sẽ đến chỗ ngoại đạo tu phạm hạnh".
Các Tỉ-kheo-ni bèn khuyên can Tỉ-kheo-ni ấy rằng: "Này thánh giả, chớ có bỏ Phật, bỏ Pháp, bỏ Tăng, chớ bỏ dòng họ Thích. Bỏ Phật là điều không tốt, thậm chí bỏ dòng họ Thích cũng là điều không tốt". Họ khuyên can lần thứ nhất, cô không bỏ, khuyên can lần thứ hai cho đến lần thứ ba, cô cũng không bỏ.
Các Tỉ-kheo-ni bèn nói với Ðại Ái Ðạo. Ðại Ái Ðạo liền đem việc ấy đến bạch đầy đủ lên Thế Tôn. Phật liền dạy: "Trước hết ngươi hãy đến chỗ vắng khuyên can ba lần, rồi đến chỗ nhiều người khuyên can ba lần, đến giữa chúng Tăng khuyên can ba lần cho bỏ việc đó. Khi khuyên can ở chỗ vắng nên hỏi: "Có thật cô nổi giận nói rằng tôi bỏ giới, bỏ Phật, thậm chí... nói: "Làm Sa-môn ni dòng họ Thích để làm gì? Tôi sẽ đến chỗ tối thắng khác để tu phạm hạnh", đúng thế không?" Nếu đáp: "Có thật như vậy", thì nên khuyên can: "Cô chớ có bỏ giới, bỏ Phật, bỏ Pháp, bỏ Tăng, thậm chí bỏ Sa-môn ni dòng họ Thích. Vì bỏ Phật là điều không tốt, bỏ Sa-môn ni dòng họ Thích cũng là điều không tốt. Nay tôi vì lòng từ muốn cô được lợi ích nên khuyên can. Một lần khuyên can đã xong, còn hai lần khuyên can nữa, vậy cô có bỏ việc ấy không?" Nếu đáp: "Không bỏ", thì nên khuyên can đến lần thứ hai, thứ ba cũng như vậy; rồi ở chỗ nhiều người cũng khuyên can như vậy. Nếu không bỏ thì hãy đến giữa chúng Tăng làm pháp yết-ma cầu thính, hỏi như trường hợp ở chỗ vắng. Nhưng cô vẫn nhất quyết không bỏ.
Các Tỉ-kheo-ni bèn đem việc ấy đến bạch lên Thế Tôn. Phật liền bảo gọi Tỉ-kheo-ni ấy đến. Khi cô tới rồi, Phật liền hỏi lại đầy đủ sự việc trên:
- Ngươi có việc đó thật không?
- Có thật như vậy, bạch Thế Tôn!
- Ðó là việc xấu, là điều phi pháp, phi luật, trái lời Ta dạy, không thể dùng việc đó để nuôi lớn thiện pháp được.
Thế rồi, Phật bảo Ðại Ái Ðạo truyền lệnh cho các Tỉ-kheo-ni đang sống tại Ca-duy-la-vệ phải tập họp lại tất cả, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
-- Nếu Tỉ-kheo-ni nổi sân muốn bỏ (524a) giới, nói như sau: "Tôi bỏ Phật, bỏ Pháp, bỏ Tăng, bỏ thuyết giới, bỏ sống chung, ăn chung, bỏ kinh luận, bỏ Sa-môn ni dòng họ Thích, làm Sa-môn ni dòng họ Thích để làm gì? Nơi khác cũng có pháp tối thắng. Tôi sẽ đến đó để tu phạm hạnh", thì các Tỉ-kheo-ni nên khuyên can Tỉ-kheo-ni ấy rằng: "Này thánh giả, chớ có nổi sân bỏ giới, nói rằng tôi bỏ Phật, cho đến bỏ Sa-môn ni dòng họ Thích; vì bỏ Phật là điều không tốt". Khi các Tỉ-kheo-ni khuyên can như vậy mà vẫn kiên trì không bỏ thì nên khuyên can đến lần thứ hai, thứ ba. Nếu bỏ việc đó thì tốt, nếu không bỏ rồi được khuyên can đủ ba trường hợp thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa.
Giải thích:
Tỉ-kheo-ni: Như người nữ dòng họ Thích muốn bỏ giới, bỏ Phật cho đến bỏ Sa-môn ni.
Chư Tỉ-kheo-ni: Một người, nhiều người, Tăng.
Ba lần can gián: Trường hợp ở chỗ vắng, trường hợp ở chỗ đông người, chỗ Tăng. Bỏ thì tốt, không bỏ sau ba lần can gián thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa.
(Một số từ ở trên đã giải thích).
Khi khuyên can ở chỗ vắng mà bỏ thì tốt, nếu không bỏ thì cứ mỗi lần khuyên can phạm một tội Việt tì-ni. Khi khuyên can ở chỗ nhiều người cũng thế. Khi khuyên can ở giữa chúng Tăng thì lần thứ nhất bắt đầu khuyên can, phạm tội Việt tì-ni, khuyên can xong, phạm tội Thâu-lan-giá; lần thứ hai bắt đầu khuyên can cũng phạm tội Việt tì-ni, khuyên can xong phạm tội Thâu-lan-giá; lần thứ ba bắt đầu khuyên can phạm tội Thâu-lan-giá, khuyên can xong phạm tội Tăng-già-bà-thi-sa. Tội Tăng-già-bà-thi-sa khởi đầu từ lúc khuyên can ở chỗ vắng, ở chỗ nhiều người, ở giữa chúng Tăng kết thành một tội nặng và phải trị phạt theo tội Tăng-già-bà-thi-sa. Nếu như nửa chừng mà đình chỉ thì tùy theo đình chỉ ở chỗ nào trị tội ở khoản đó. Thế nên, đức Thế Tôn nói (như trên). KẾT THÚC GIỚI TĂNG-GIÀ-BÀ-THI-SA.
- Xin các thánh giả Tăng lắng nghe. Tôi đã thuyết xong 19 pháp Tăng-già-bà-thi-sa. Mười hai pháp đầu hễ bắt đầu phạm là thành tội, còn bảy pháp sau phải trải qua ba lần khuyên can (mà không bỏ mới thành tội). Nếu Tỉ-kheo-ni phạm mỗi một tội thì phải hành pháp Ma-na-đỏa ở giữa hai bộ chúng trong nửa tháng. Kế đến, cho xuất tội trước hai bộ chúng, mỗi bộ hai mươi người, để cho vừa ý mọi người. Nếu Tăng số hai mươi người mà thiếu một người... thì việc xuất tội Tỉ-kheo-ni này không thành, mà các Tỉ-kheo, Tỉ-kheo-ni còn đáng khiển trách. Thế nên, khi xuất tội cần phải hỏi: "Các vị ở trong đây có thanh tịnh không?", lần thứ hai, thứ ba cũng hỏi: "Các vị ở trong đây có thanh tịnh không? Các vị ở trong đây thanh tịnh nên im lặng. Tôi ghi nhận việc này như vậy".
Kệ tóm tắt:
"Làm mai mối, vu khống,
Tranh tụng, đi một mình.
Không cho, người phạm tội,
Qua sông, tự xả tội.
Nhận vật người ô nhiễm,
Khuyên lấy vật bố thí.
(524b) Mười hai thuộc sơ tội.
Phá Tăng và tương trợ.
Giận dữ hủy báng Tăng,
Bướng bỉnh, sống gần nhau.
Khuyên thân cận, bỏ giới,
Kết thúc thiên thứ hai". PHẦN ÐẦU CỦA NI-TÁT-KÌ (giống như Tỉ-kheo)
Mười giới đầu giống như giới của Tỷ kheo.
Phần đầu của 30 việc.
"Mười ngày, rời y ngủ,
Phi thời, cầm vàng bạc.
Mua bán và xin y,
Cho xin, được lấy hai,
Ðòi y hai cư sĩ,
Vua tôi việc thứ mười,
Trong Tỉ-kheo đã nói.
Kết thúc phần thứ nhất". PHẦN THỨ HAI CỦA NI-TÁT-KÌ
11- GIỚI: XIN TIỀN MUA GIƯỜNG RỒI MUA THỨ KHÁC.
Khi Phật an trú tại thành Xá-vệ, lúc ấy Tỉ-kheo-ni Thâu-lan-nan-đà sống trong thôn xóm, đi lạc quyên tiền sắm giường, nệm, gối, câu chấp cho Tăng, nói với những người phụ nữ rằng: "Này Ưu-bà-di, các người nên cúng dường giường, nệm, gối, câu chấp cho Tăng". Lúc ấy, những người phụ nữ vốn có lòng tin, hoan hỉ liền cúng dường tiền sắm giường, nệm, gối, câu chấp. Khi được tiền rồi, cô bèn đem mua y, bát, thức ẩm thực, thuốc men. Lúc Tỉ-kheo-ni tuần tự khất thực đến gia đình ấy, các người phụ nữ liền hỏi: "Thưa thánh giả, con cúng dường tiền mua giường, nệm, gối, câu chấp cho Tỉ-kheo-ni Thâu-lan-nan-đà, không biết cô ấy đã sắm chưa?". Tỉ-kheo-ni nói: "Ðâu có sắm gì đâu! Chỉ thấy mua y, bát, thức ẩm thực và thuốc men mà thôi!"
Các Tỉ-kheo-ni nghe thế bèn nói với Ðại Ái Ðạo. Ðại Ái Ðạo liền đem việc ấy đến bạch lên Thế Tôn. Phật liền bảo gọi Tỉ-kheo-ni Thâu-lan-nan-đà đến. Khi cô tới rồi, Phật hỏi:
- Có thật ngươi xin tiền mua giường, nệm, gối, câu chấp rồi đem mua sắm thứ khác không?
- Có thật như vậy, bạch Thế Tôn!
- Ðó là việc xấu. Ngươi không từng nghe Ta dùng vô lượng phương tiện chê trách đa dục, khen ngợi thiểu dục hay sao? Vì sao ngươi làm việc xấu, bất thiện như thế. Ðây là điều phi pháp, phi luật, chẳng phải đúng lời Ta dạy, không thể dùng nó để nuôi lớn thiện pháp. Từ nay về sau, Ta không cho phép xin tiền mua giường nệm rồi đem sắm thứ khác.
Thế rồi, Phật bảo Ðại Ái Ðạo Cù-đàm-di truyền lệnh cho các Tỉ-kheo-ni đang sống tại thành Xá-vệ phải tập họp lại tất cả, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
-- Nếu Tỉ-kheo-ni xin tiền mua giường nệm mà đem sắm y bát, thức ẩm thực, thuốc trị bệnh thì phạm tội Ni-tát-kì-ba-dạ-đề.
Giải thích:
Giường nệm gối câu chấp: Như trong giới của Tỉ-kheo trên kia đã nói rõ.
Xin: Khuyến hóa cầu xin (Nếu xin mua giường nệm) mà sau đó dùng mua y bát, thức ẩm thực, thuốc men thì phạm tội Ni-tát-kì-ba-dạ-đề.
Ni-tát-kì-ba-dạ-đề: Vật ấy nên đem xả giữa Tăng rồi sám hối tội Ba-dạ-đề. (524c) Nếu không xả mà sám hối thì phạm tội Việt tì-ni.
Ba-dạ-đề: Như trong giới của Tỉ-kheo đã nói rõ.
Nếu Tỉ-kheo-ni xin tiền sắm giường nệm mà dùng mua y bát, thức ăn uống, thuốc men thì phạm tội Ni-tát-kì-ba-dạ-đề. Nếu xin mua thứ này thì không được dùng mua thứ khác. Nếu xin mua giường mà dùng mua nệm, xin mua nệm mà dùng mua gối, xin mua gối mà dùng mua câu chấp thì phạm tội Việt tì-ni.
Nếu đi khuyến hóa xin được nhiều tiền mua giường nệm thì phải mỗi mỗi thứ chỉ cho người ta biết: khoản này là tiền mua giường, khoản này là tiền mua nệm, khoản này là tiền mua gối, khoản này là tiền mua câu chấp. Nếu không làm như vậy thì mỗi khoản phạm mỗi tội Việt tì-ni. Nhưng được dùng số tiền kể trên để sửa chữa phòng ốc và mua sắm nồi chảo thì vẫn đúng pháp.
Nếu Tỉ-kheo-ni xin tiền mua giường nệm mà mua sắm các thứ khác thì phạm tội Việt tì-ni. Nhưng được đem đổi chác dùng một cách đúng pháp. Thế nên nói (như trên). 12- GIỚI: TIỀN CÚNG THỨ NÀY ÐEM MUA THỨ KHÁC.
Khi Phật an trú tại thành Xá-vệ, lúc ấy Tỉ-kheo-ni Thâu-lan-nan-đà mặc y bẩn thỉu, rách rưới đi khất thực có người phụ nữ thấy thế, nói: "Thưa thánh giả, con xin cúng dường tiền may y để cô sắm y". Lại có người khác nói: "Con xin cúng tiền sắm bát để cô mua bát". Khi được tiền rồi, cô chỉ mua thức ẩm thực dùng hết mà không sắm y bát. Thế rồi, có Tỉ-kheo-ni đi khất thực, người phụ nữ kia bèn hỏi: "Trước đây con có cúng tiền sắm y bát không biết Thâu-lan-nan-đà đã mua chưa?" Ðáp: "Chỉ thấy mua thức ăn, đâu có thấy mua sắm y bát gì đâu!"
Tỉ-kheo-ni nghe câu chuyện ấy bèn nói với Ðại Ái Ðạo. Ðại Ái Ðạo lại đem sự việc ấy đến bạch lên Thế Tôn. Phật bảo gọi Tỉ-kheo-ni ấy đến. Khi cô tới rồi, Phật liền hỏi:
- Ngươi có việc đó thật không?
- Có thật như vậy, bạch Thế Tôn!
- Ðó là việc xấu. Ngươi không từng nghe Ta dùng vô lượng phương tiện khen ngợi thiểu dục, chê trách đa dục hay sao? Vì sao ngươi được tiền sắm y bát mà lại đem dùng vào việc khác? Từ nay về sau, Ta không cho phép làm như thế.
Thế rồi, Phật bảo Ðại Ái Ðạo truyền lệnh cho các Tỉ-kheo-ni đang sống tại thành Xá-vệ phải tập họp lại tất cả, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
-- Nếu Tỉ-kheo-ni được người ta cúng dường để mua thứ này mà đem mua thứ khác thì phạm tội Ni-tát-kì-ba-dạ-đề.
Giải thích:
Cúng dường để mua thứ này: Cúng dường tiền để mua y bát.
Ðem mua thứ khác: Mua thức ăn uống, thuốc men. Nếu làm như vậy thì phạm tội Ni-tát-kì-ba-dạ-đề. Vật ấy phải đem xả giữa Tăng rồi sám hối tội Ba-dạ-đề.
Nếu Tỉ-kheo-ni được người ta cúng dường tiền mua y, tiền mua bát, tiền mua dầu sữa thì tiền mua y phải dùng để mua y, tiền mua bát phải dùng để mua bát, tiền mua sữa phải dùng để mua sữa, tiền mua dầu phải dùng để mua dầu. Nếu dùng sắm thứ khác thì phạm tội Ni-tát-kì-ba-dạ-đề. Nếu đàn việt nói tùy ý dùng thì tùy ý dùng không có tội. Nếu (525a) không có chủ đích trước thì tùy ý mua không có tội.
Nếu Tỉ-kheo-ni được người ta cúng dường tiền mua y, tiền mua bát, tiền mua sữa, tiền mua dầu, thì tiền mua y phải dùng mua y, cho đến tiền mua sữa phải dùng mua sữa. Nếu dùng mua thứ khác thì phạm tội Việt tì-ni. Nếu đàn việt cúng dường tùy ý thì tùy ý mua không có tội. Hoặc không có chủ đích trước thì tùy ý mua không có tội. Thế nên đức Thế Tôn nói (như trên). 13- GIỚI: ÐEM TIỀN MUA THỨC ĂN SẮM Y BÁT.
Khi Phật an trú tại thành Xá-vệ, lúc ấy Tỉ-kheo-ni Thâu-lan-nan-đà đi khuyến hóa để mua thức ăn, nói với người phụ nữ: "Này Ưu-bà-di, tôi muốn sắm thức ăn cho Tăng". Các Ưu-bà-di có niềm tin hoan hỉ liền cúng dường tiền mua thức ăn, rồi nói: "Thưa Thánh giả, đến ngày làm thức ăn cho con biết để con đến nấu nướng".
Tỉ-kheo-ni này được tiền rồi bèn dùng mua thức ăn và sắm y bát cho mình. Số còn lại đem mua thức ăn thô sơ. Ðến ngày kỳ hẹn, Ưu-bà-di đến để nấu thức ăn, thấy thế liền hỏi: "Thưa thánh giả, trước kia con cúng tiền mua thức ăn rất nhiều vì sao chỉ có thức ăn thô sơ như thế này?". Các Tỉ-kheo-ni liền nói: "Lấy đâu mà mua thức ăn ngon? Ðã mua y bát và thức ăn riêng ăn hết cả rồi!".
Các Tỉ-kheo-ni nghe thế bèn nói với Ðại Ái Ðạo. Ðại Ái Ðạo liền đem việc ấy đến bạch lên Thế Tôn. Phật bảo gọi Tỉ-kheo-ni ấy đến. Khi cô tới rồi, Phật liền hỏi:
- Ngươi có việc đó thật không?
- Có thật như vậy, bạch Thế Tôn!
- Ðó là việc xấu.
Thế rồi, Phật bảo Ðại Ái Ðạo truyền lệnh cho các Tỉ-kheo-ni đang sống tại thành Xá-vệ phải tập họp lại tất cả, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
-- Nếu Tỉ-kheo-ni xin tiền mua thức ăn (cho Tăng) mà đem sắm y bát, thức ăn, thuốc men để dùng riêng thì phạm tội Ni-tát-kì-ba-dạ-đề.
Giải thích:
Mua thức ăn: Mua thức ăn cho Tăng.
Xin: Ði khuyến hóa cầu xin.
Dùng vào việc khác: Dùng sắm y bát và thức ăn cho mình. Nếu làm như vậy thì phạm tội Ni-tát-kì-ba-dạ-đề.
Ni-tát-kì-ba-dạ-đề: Như trên đã nói. Nếu Tỉ-kheo-ni đi xin tiền mua thức ăn cho Tăng mà đem mua y bát, thức ăn cho mình thì phạm tội Ni-tát-kì-ba-dạ-đề. Phải tùy theo lúc đầu muốn làm việc gì thì phải làm việc đó.
Nếu dùng tiền sắm thức ăn bữa trước mà mua thức ăn bữa sau, hoặc dùng tiền sắm thức ăn bữa sau mà mua thức ăn bữa trước thì phạm tội Việt tì-ni.
Nếu dùng tiền sắm thức ăn mà mua giường nệm (thì phạm tội Ni-tát-kì-ba-dạ-đề).
Nếu dùng tiền sắm y vào mùa Xuân, Hạ, Ðông, hoặc tiền mua thức ăn mà mua sắm không xứng đáng với bản tâm của thí chủ thì phạm tội Việt tì-ni.
Nếu Tỉ-kheo-ni đi khuyến hóa về mua thức ăn cho Tăng thì phải mua cho hết. Nếu còn thừa thức ăn, dầu sữa, thì phải chỉ cho đàn việt thấy. Nếu đàn việt mang đi thì nên để yên cho họ mang đi. Nếu họ nói: "Con xin cúng cho thánh giả", thì nên bảo: "Nên cúng dường cho Tăng". Nếu họ nói: "Con đã cúng dường cho Tăng rồi, phần này xin cúng dường cho thánh giả", thì khi ấy lấy không có tội. Thế nên nói (như trên). 14- GIỚI: CHỨA BÁT DƯ.
(525b) Khi Phật an trú tại thành Xá-vệ, lúc ấy Tỉ-kheo-ni khách đến, theo thứ tự nhận được phòng. Tỉ-kheo-ni ở trước vốn là Hạ tọa, nói: "Thưa thánh giả, đợi con di chuyển bát đã". Ðến sáng hôm sau, vị khách lại hỏi:
- Ðã di chuyển bát xong chưa?
- Con di chuyển chưa xong.
- Cô muốn mang bát đem gởi ở cửa hàng bán đồ gốm sao? Dùng đến chừng ấy bát để làm gì?
Các Tỉ-kheo-ni nghe thế bèn nói với Ðại Ái Ðạo. Ðại Ái Ðạo lại đem đến bạch lên Thế Tôn. Phật liền bảo gọi Tỉ-kheo-ni ấy đến. Khi cô tới rồi, Phật hỏi:
- Ngươi có việc đó thật không?
- Có thật như vậy, bạch Thế Tôn!
- Vì sao ngươi chứa bát dư? Từ nay về sau, Ta không cho phép chứa bát dư.
Thế rồi, Phật bảo Ðại Ái Ðạo Cù-đàm-di truyền lệnh cho các Tỉ-kheo-ni đang sống tại thành Xá-vệ phải tập họp lại tất cả, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
-- Nếu Tỉ-kheo-ni chứa bát dư thì phạm tội Ni-tát-kì-ba-dạ-đề.
Giải thích:
Chứa bát dư: Bát gồm có các loại như bát Tung-bà, bát Ô-bà-tung-bà, bát Ưu-cưu-tra-dạ, bát Bà-kì-dạ, đại loại có các loại bát sắt, bát đất như thế đó gọi là bát. Có các loại bát thuộc thượng, trung, hạ, quá bát, giảm bát, tùy bát, nếu cất chứa thì phạm tội Ni-tát-kì-ba-dạ-đề. Tỉ-kheo-ni được chứa 16 cái bát (?), một cái để dùng, 3 cái để tịnh thí, 4 quá bát, 4 giảm bát, 4 tùy bát. Nếu chứa quá số lượng thì phạm tội Ni-tát-kì-ba-dạ-đề.
Ni-tát-kì-ba-dạ-đề: Như trên đã nói.
Tỉ-kheo-ni chứa bát thừa phải có giới hạn nhất định. Nếu Tỉ-kheo chứa nhiều đem tịnh thí cho mình, thì sử dụng không có tội. Thế nên đức Thế Tôn nói (như trên). 15- GIỚI: CHỨA Y DƯ.
Khi Phật an trú tại thành Xá-vệ, nói rộng như trên, cho đến chỗ nói: "Cô muốn mở cửa hàng bán y phục sao?"
Các Tỉ-kheo-ni nghe thế bèn nói với Ðại Ái Ðạo. Ðại Ái Ðạo đem việc ấy đến bạch lên Thế Tôn. Phật liền bảo gọi Tỉ-kheo-ni ấy đến. Khi cô tới rồi, Phật hỏi:
- Ngươi có việc đó thật không?
- Có thật như vậy, bạch Thế Tôn!
- Vì sao ngươi chứa y dư? Từ nay về sau, Ta không cho phép chứa y dư.
Thế rồi, Phật bảo Ðại Ái Ðạo truyền lệnh cho các Tỉ-kheo-ni đang sống tại thành Xá-vệ phải tập họp lại tất cả, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
-- Nếu Tỉ-kheo-ni chứa y dư thì phạm tội Ni-tát-kì-ba-dạ-đề.
Giải thích:
Y: Gồm các loại: y Khâm-bà-la, y Chiên, y Kiều-xá-da, y Sô-ma, y Xá-na, y Ma, y Khu-mâu-đề.
Chứa: Nếu chứa quá giới hạn thì phạm tội Ni-tát-kì-ba-dạ-đề.
Ni-tát-kì-ba-dạ-đề: Như trên đã nói.
Tỉ-kheo-ni được phép chứa 20 y, 5 chiếc để dùng, (525c) còn 15 chiếc đem tịnh thí rồi sử dụng. Nếu chứa quá số đó thì phạm tội Ni-tát-kì-ba-dạ-đề. Nếu Tỉ-kheo có y thừa đem tịnh thí, thì Tỉ-kheo-ni dùng không có tội. Thế nên đức Thế Tôn nói (như trên). 16- GIỚI: GIẬT LẠI Y MÀ MÌNH ÐÃ BỎ.
Khi Phật an trú tại thành Xá-vệ, bấy giờ Tỉ-kheo-ni Thâu-lan-nan-đà có chiếc y Tăng-già-lê bị rách, không giặt nhuộm sửa chữa, đem ném dưới chân tường, rồi tuyên bố rằng: "Ai muốn lấy thì lấy". Lúc ấy, Tỉ-kheo-ni Thọ-đề mặc chiếc y rách, các Tỉ-kheo-ni thấy thế, nói: "Này thánh giả, có thể lấy chiếc y này đem giặt nhuộm vá lại rồi dùng". Cô bèn lấy vá lại, giặt nhuộm rồi mặc. Tỉ-kheo-ni Thâu-lan-nan-đà thấy thế, nói: "Hãy trả y lại cho tôi". Thọ-đề bèn phân bua với các Tỉ-kheo-ni: "Hãy xem kìa, chuyện lạ chưa! Phàm y vật đều không được ném dưới đất trong chốc lát rồi bỏ đi. Trong phòng của cô hết chỗ rồi sao?" Thâu-lan-nan-đà bèn giật lại y Tăng-già-lê.
Các Tỉ-kheo-ni thấy thế bèn nói với Ðại Ái Ðạo. Ðại Ái Ðạo liền đem việc ấy đến bạch lên Thế Tôn. Phật bảo gọi Thâu-lan-nan-đà đến. Khi cô tới rồi, Phật liền hỏi:
- Ngươi có việc đó thật không?
- Có thật như vậy, bạch Thế Tôn!
- Ðó là việc xấu.
Thế rồi, Phật bảo Ðại Ái Ðạo Cù-đàm-di truyền lệnh cho các Tỉ-kheo-ni đang sống tại thành Xá-vệ phải tập họp lại tất cả, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
-- Nếu Tỉ-kheo-ni đem vứt y Tăng-già-lê cũ của mình tại trú xứ rồi tuyên bố: "Ai muốn lấy thì lấy", sau đó (có người lấy dùng) rồi mình giật lại, thì phạm tội Ni-tát-kì-ba-dạ-đề.
Giải thích:
Trú xứ: Tức trong tinh xá.
Vứt: Ném bỏ dưới đất. Nếu có người lấy dùng rồi mình giật lại thì phạm tội Ni-tát-kì-ba-dạ-đề.
Ni-tát-kì-ba-dạ-đề: Như trên đã nói. Nếu Tỉ-kheo-ni vứt bỏ vật gì, rồi có người lấy dùng thì không được giật lại. Nếu không ai lấy mà sau đó mình cần, thì lấy không có tội.
Nếu Tỉ-kheo-ni trong tinh xá đem vứt y bát, giày dép và các vật lặt vặt khác, có người lấy, rồi sau đó mình giật lại thì phạm tội Việt tì-ni. Nhưng nếu không ai lấy, sau đó mình lấy thì không có tội. Thế nên đức Thế Tôn nói (như trên). 17- GIỚI: CÓ Y HƯ KHÔNG VÁ LẠI.
Khi Phật an trú tại thành Xá-vệ, lúc ấy có Tỉ-kheo-ni lấy y Tăng-già-lê dơ bẩn của cô ra chùi, rồi đem phơi nắng bị gió bay đi.
Các Tỉ-kheo-ni bèn nói với Ðại Ái Ðạo. Ðại Ái Ðạo đem việc ấy đến bạch lên Thế Tôn. Phật bảo gọi Tỉ-kheo-ni ấy đến. Khi cô tới rồi, Phật liền hỏi:
- Ngươi có việc đó thật không?
- Có thật như vậy, bạch Thế Tôn!
- Vì sao ngươi đem y Tăng-già-lê cũ ra chùi mà không tự vá hay nhờ người vá lại? Từ nay về sau, Ta không cho phép (chùi?) y thay vì đem giặt.
Lại nữa, khi ấy (526a) có người nữ dòng họ Thích, người nữ Ma-la vốn là nhạc sĩ, đem giặt y Tăng-già-lê, vì y Tăng-già-lê dày và nặng nên khó giặt, bèn nói với Ðại Ái Ðạo. Ðại Ái Ðạo liền đến trình lên Thế Tôn. Phật dạy: "Từ nay về sau, Ta cho phép đến năm, sáu ngày".
Thế rồi, Phật bảo Ðại Ái Ðạo Cù-đàm-di truyền lệnh cho các Tỉ-kheo-ni đang sống tại thành Xá-vệ phải tập họp lại tất cả, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
-- Nếu Tỉ-kheo-ni có y Tăng-già-lê cũ rồi tự khâu tạm lại, hoặc sai người khâu tạm lại rồi để quá năm, sáu ngày mà không tự vá hay sai người vá - ngoại trừ có bệnh - thì phạm tội Ni-tát-kì-ba-dạ-đề.
Giải thích:
Y Tăng-già-lê cũ: Y cần phải giặt.
Hoặc tự mình khâu hoặc sai người khác khâu trong vòng năm, sáu ngày: Trong phạm vi sáu ngày, nếu không tự vá hoặc sai người vá thì phạm tội Ni-tát-kì-ba-dạ-đề.
Ni-tát-kì-ba-dạ-đề: Như trên đã nói.
Nếu Tỉ-kheo-ni giặt y Tăng-già-lê cũ vừa nhẹ vừa mỏng thì không được phép khâu. Nếu dày và nặng thì được phép khâu. Khi khâu xong, phải giặt, giặt xong nên đem căng ra trên tấm sạp hoặc trên chiếu, rồi lấy đá đằng 4 góc, đến khi khô nên gọi đệ tử đồng hành, đệ tử y chỉ, hoặc Tỉ-kheo-ni quen biết cùng Hòa thượng, cùng A-xà-lê vá lại cho nhanh chóng. Nếu vì già bệnh không có người giúp đỡ thì không có tội. Thế nên đức Thế Tôn nói (như trên). 18- GIỚI: HỨA CHO THỌ GIỚI MÀ KHÔNG CHO THỌ.
Khi Phật an trú tại thành Xá-vệ, bấy giờ có cô ni đang học giới nói với Thâu-lan-nan-đà: "Thưa thánh giả! Cho con thọ Cụ túc".
Thâu-lan-nan-đà nói: "Ngươi cúng dường y cho ta, ta sẽ cho ngươi thọ Cụ túc". Cô kia liền cúng dường y. Nhưng sau đó Thâu-lan-nan-đà không cho cô ta thọ Cụ túc. Học giới Ni bèn nhắc: "Cho con thọ Cụ túc đi", nhắc đi, nhắc lại nhiều lần như vậy.
Các Tỉ-kheo-ni bèn nói với Ðại Ái Ðạo. Ðại Ái Ðạo đem việc ấy đến bạch lên Thế Tôn. Phật bảo gọi Thâu-lan-nan-đà đến. Khi cô tới rồi, Phật liền hỏi:
- Ngươi có việc đó thật không?
- Có thật như vậy, bạch Thế Tôn!
- Ðó là việc xấu.
Thế rồi, Phật bảo Ðại Ái Ðạo truyền lệnh cho các Tỉ-kheo-ni đang sống tại thành Xá-vệ phải tập họp lại tất cả, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
-- Nếu Tỉ-kheo-ni nói với Thức-xoa-ma-ni rằng: "Ngươi cúng dường y cho ta rồi ta sẽ cho ngươi thọ Cụ túc", nhưng khi lấy y rồi không cho thọ Cụ túc thì phạm tội Ni-tát-kì-ba-dạ-đề.
Giải thích:
Thức-xoa-ma-ni: Người phụ nữ đang học giới.
Y: Gồm có bảy loại như trên đã nói. Lại có y tên Tăng-già-lê cho đến y tắm mưa.
Hứa thọ Cụ túc: Nếu sau đó tự mình không cho thọ, không nhờ người khác cho thọ thì phạm tội Ni-tát-kì-ba-dạ-đề.
Ni-tát-kì-ba-dạ-đề: Như trên đã nói.
(526b) Nếu Tỉ-kheo-ni lấy y của Thức-xoa-ma-ni, hứa cho họ thọ Cụ túc, thì sau đó phải cho họ thọ. Nếu vì già bệnh không đủ sức, không thể cho thọ được thì nên nói với người khác rằng: "Ngươi lấy chiếc y này rồi cho người kia thọ Cụ túc". Nếu người xin thọ không muốn thọ giới nữa mà đòi y lại, thì phải trả lại.
Nếu Tỉ-kheo hứa với Sa-di mà không cho thọ Cụ túc thì phạm tội Việt tì-ni. Thế nên đức Thế Tôn nói (như trên). 19- GIỚI: MUA Y NẶNG.
Khi Phật an trú tại Tì-xá-li, bấy giờ có một thương nhân ở phương Bắc mang vải Khâm-bà-la quí giá tối hảo đi bán, người ta hỏi:
- Cái này đòi giá bao nhiêu vậy?
- Một trăm nghìn.
Lúc ấy, quốc vương, vương tử, đại thần và đại thương nhân đều chê đắt không mua. Vị thương nhân này ngồi ủ rũ nơi cửa hàng, người ta hỏi ông:
- Vì sao mà trông ông có vẻ buồn rầu?
- Tôi mua tấm vải Khâm-bà-la này rất có giá trị, tiền thuế cũng nhiều mà nay bán không được, cho nên không vui.
- Ông có muốn bán không?
- Muốn bán.
- Ông nên mang đến chỗ Sa-môn ni Bạt-dà-la, cô ấy sẽ mua nó.
Ông bèn mang đến đó, hỏi người ta: "Tinh xá của Tỉ-kheo-ni ở đâu vậy?". Người ta liền chỉ chỗ. Khi tới đó, ông lại hỏi: "Phòng của Tỉ-kheo-ni Bạt-đà-la ở chỗ nào vậy?". Người ta lại chỉ chỗ. Khi tới nơi, ông liền hỏi: "Ai là Tỉ-kheo-ni Bạt-đà-la?". Bạt-đà-la bèn hỏi lại:
- Vì sao mà hỏi tôi?
- Có muốn mua áo Khâm-bà-la này không?
- Ông đòi bao nhiêu?
- Một trăm nghìn, không thêm không bớt.
Bạt-đà-la liền bảo đệ tử: "Ngươi đến cửa hàng Bà-lộ-ê lấy một trăm nghìn đưa cho ông ấy". Thế rồi, có người hỏi ông:
- Ông đã bán được Khâm-bà-la chưa?
- Ðã bán được rồi.
- Ai lấy vậy?
- Sa-môn ni Bạt-đà-la.
Thế rồi, người ấy liền chê bai: "Người xuất gia mà còn ưa thích cái đẹp".
Các Tỉ-kheo-ni nghe thế bèn nói với Ðại Ái Ðạo. Ðại Ái Ðạo lại đem việc ấy đến bạch lên Thế Tôn. Phật bảo gọi Tỉ-kheo-ni Bạt-đà-la đến. Khi cô tới rồi, Phật liền hỏi:
- Ngươi có việc đó thật không?
- Có thật như vậy, bạch Thế Tôn!
- Ngươi không làm mẫu mực cho người đời sau sao? Từ nay trở đi, Ta không cho phép xuất ra 4 yết-lợi-sa-bàn để mua một tấm y nặng.
Thế rồi, Phật bảo Ðại Ái Ðạo Cù-đàm-di truyền lệnh cho các Tỉ-kheo-ni đang sống tại thành Tì-xá-li phải tập họp lại tất cả, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
-- Nếu Tỉ-kheo-ni xuất ra hơn 4 yết-lợi-sa-bàn để mua một tấm nặng thì phạm tội Ni-tát-kì-ba-dạ-đề.
Giải thích:
4 yết-lợi-sa-bàn: 16 đồng tiền cổ.
Y nặng: (526c) Y Khâm-bà-la.
Mua: (Dùng tiền) đổi lấy vật. Nếu đổi quá 16 đồng tiền cổ để lấy một vật thì phạm tội Ni-tát-kì-ba-dạ-đề.
Ni-tát-kì-ba-dạ-đề: Như trên đã nói.
Tỉ-kheo-ni không được dùng hơn 16 đồng tiền cổ để mua một tấm y nặng. Nhưng nếu không xin mà thí chủ đem cho thì tuy vật quí giá mình nhận không có tội.
Tỉ-kheo-ni có giới hạn, Tỉ-kheo không có giới hạn, tuy lấy vật quí giá dùng vẫn không có tội. Thế nên đức Thế Tôn nói (như trên). 20- GIỚI: MUA LỤA MỎNG.
Khi Phật an trú tại Tì-xá-li, bấy giờ có một thương khách ở phương Nam mang một tấm lụa mỏng có hình thiên nga đến đây, rồi có người hỏi ông:
- Tấm vải này giá bao nhiêu vậy?
- Một trăm nghìn.
Vì giá đắt nên nhà vua không mua và các đại thần, các thương chủ khác cũng đều không mua. Do không bán được lụa nên ông ta ngồi âu sầu nơi cửa hàng, có người thấy thế hỏi:
- Vì sao mà ông có sắc buồn như vậy?
- Tôi mua tấm lụa quí này rồi đóng tiền thuế cũng nhiều mà nay không bán được.
- Ông có muốn bán nó không?
- Muốn bán.
- Ông có thể mang đến chỗ Sa-môn ni Bạt-đà-la, cô ấy sẽ mua cho ông.
Thế là ông ta đi đến đó, hỏi người ta: "Trú xứ của Tỉ-kheo-ni ở đâu vậy?" Khi biết được chỗ rồi, ông vào hỏi: "Phòng của Tỉ-kheo-ni Bạt-đà-la ở chỗ nào nhỉ?". Người ta liền chỉ chỗ. Thế là ông vào đó chào:
- Xin chào thánh giả! Cô có phải Bạt-đà-la không?
- Ông hỏi để làm gì?
- Tôi có tấm lụa hình thiên nga này, cô có mua không?
- Ông đòi bao nhiêu?
- Tôi đòi một trăm nghìn.
Tỉ-kheo-ni cũng không đòi bớt giá, mà bảo đệ tử: "Ngươi đến chỗ cửa hàng nói với Bà-lộ-ê lấy một trăm nghìn đưa cho ông ta". Thế rồi có người hỏi ông:
- Ông đã bán tấm lụa được chưa?
- Ðã bán được rồi.
- Ai lấy vậy?
- Sa-môn ni Bạt-đà-la lấy.
Thế rồi, có người chê bai rằng: "Vì sao người xuất gia mà còn thích đẹp như vậy?"
Các Tỉ-kheo-ni nghe thế bèn nói với Ðại Ái Ðạo. Cuối cùng, Phật nói với Tỉ-kheo-ni Bạt-đà-la: "Ngươi không làm mẫu mực cho người đời sau sao? Từ nay trở đi, Ta không cho phép dùng hơn hai yết-lợi-sa-bàn rưỡi để mua một tấm lụa mỏng". Ðoạn, Phật bảo Ðại Ái Ðạo Cù-đàm-di truyền lệnh cho các Tỉ-kheo-ni đang sống tại thành Xá-vệ phải tập họp lại tất cả, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
-- Nếu Tỉ-kheo-ni dùng hơn hai yết-lợi-sa-bàn rưỡi để mua một tấm lụa mỏng, thì phạm tội Ni-tát-kì-ba-dạ-đề.
Giải thích:
Hai yết-lợi-sa-bàn rưỡi: Bằng 16 đồng tiền cổ (Cách tính thiếu nhất trí với ở trên).
Mua: Ðem tiền đổi lấy vật khác; nếu quá qui định thì phạm tội Ni-tát-kì-ba-dạ-đề.
Ni-tát-kì-ba-dạ-đề: Như trên đã nói.
Nếu Tỉ-kheo-ni mua tấm lụa mỏng (527a) thì nên dùng hai yết-lợi-sa-bàn rưỡi để mua, không được dùng quá số đó. Nếu không xin mà thí chủ cho, thì giả sử được tấm lụa quí giá đem dùng cũng không có tội.
Tỉ-kheo có thể mua tấm lụa quí giá về dùng cũng không có tội.
Kệ tóm tắt:
"Xin giường nệm về dùng riêng,
Tiền y bát dùng việc khác.
Giảm của chúng để dùng riêng,
Chứa bát dư, và y dư.
Y vứt rồi, sau lấy lại,
Khâu y, cho thọ Cụ túc.
Y nặng cùng với y nhẹ,
Ðến đây hết phần thứ hai". 21- GIỚI: TRANH MUA ÐỒ VỚI NGƯỜI KHÁC.
Khi Phật an trú tại thành Xá-vệ, bấy giờ có người chở củi đi ngang qua trước cửa tiệm của một thương khách, ông này bèn hỏi:
- Số củi này ông đòi bao nhiêu vậy?
- Một yết-lợi-sa-bàn.
- Ông chở số củi này đem đổ tại nhà tôi rồi trở lại đây tôi sẽ trả tiền cho ông.
Người bán củi bèn chở xe đi ngang qua trước tinh xá của Tỉ-kheo-ni, Tỉ-kheo-ni Thâu-lan-nan-đà thấy thế, hỏi:
- Này lão trượng, củi của ông đã có ai mua chưa?
- Ðã có rồi.
- Bao nhiêu?
- Một yết-lợi-sa-bàn.
- Tôi đưa cho ông hai yết-lợi-sa-bàn.
Người chủ vì tham lợi nên bán cho cô. Khi chở củi xong bèn trở về ngang qua trước cửa hàng, người chủ tiệm nói với ông:
- Ông hãy cầm số tiền này đi.
- Tôi đã bán cho người khác rồi.
- Bán được bao nhiêu?
- Ðược hai yết-lợi-sa-bàn.
- Ai lấy vậy?
- Tỉ-kheo-ni Thâu-lan-nan-đà.
Người khách buôn kia nghe thế bèn chê trách rằng: "Vị Sa-môn ni này vì sao lắm tiền như thế?"
Các Tỉ-kheo-ni nghe thế bèn nói với Ðại Ái Ðạo. Ðại Ái Ðạo đem việc ấy đến bạch lên Thế Tôn. Phật bảo gọi Thâu-lan-nan-đà đến. Khi cô tới rồi, Phật liền hỏi:
- Có thật ngươi biết củi của người ta đã mua rồi mà tăng giá để giành mua hay không?
- Có thật như vậy, bạch Thế Tôn!
- Ðó là việc xấu. Vì sao ngươi biết vật của người ta đã mua rồi mà còn giành mua. Ðó là việc phi pháp, phi luật, trái lời Ta dạy, không thể dùng việc đó để nuôi lớn thiện pháp được.
Thế rồi, Phật bảo Ðại Ái Ðạo Cù-đàm-di truyền lệnh cho các Tỉ-kheo-ni đang sống tại thành Xá-vệ phải tập họp lại tất cả, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
-- Nếu Tỉ-kheo-ni biết vật người khác đã mua rồi mà giành mua của họ thì phạm tội Ni-tát-kì-ba-dạ-đề.
Giải thích:
Biết: Hoặc tự biết hoặc nhờ nghe người khác mà biết.
Mua được: Như người khách buôn ở cửa hàng nói trên. Nếu Tỉ-kheo-ni muốn mua vật gì mà biết người khác đã mua thì không được giành mua mà nên đợi họ không lấy nữa rồi mới lấy. Ðồng thời nên hỏi người ấy: "(527b) Ông muốn mua cho được chăng?" Nếu đáp: "Muốn mua cho được", tức là họ quyết tâm mua vật đó, vậy ta không nên lấy. Nếu họ nói: "Tôi không lấy nữa", thì mình lấy không có tội.
Nếu Tỉ-kheo tranh giành nhau mua y bát thì phạm tội Việt tì-ni. Nếu ở giữa Tăng trả thêm để lấy - trừ Hòa thượng, A-xà-lê - thì không có tội.
Nếu Tỉ-kheo-ni tranh giành mua đồ với kẻ khác thì phạm tội Việt tì-ni. Thế nên nói (như trên)
Kệ tóm tắt:
"Bát thừa, năm chỗ vá,
Bảy ngày, giận đoạt y.
Mua vàng, xin chỉ sợi,
Thuê thợ dệt, thí gấp.
Tranh mua, lấy của Tăng
Kết thúc phần thứ ba".
Từ lấy y của Tỉ-kheo-ni giặt, nhuộm, y thuần màu đen, ba phần trắng, Kiều-xá-da, dùng tọa cụ sáu năm, ba do tuần, chải lông dê, áo tắm mưa, ở a-luyện-nhã, mười một việc này nên để ra ngoài không nói đến. Lại còn mười một việc khác nên tìm ở phần cuối. Trong phần đầu nêu ra việc lấy y của Tỉ-kheo-ni được bổ sung ở chỗ cầm vàng bạc. Giặt y cũ dùng vấn đề mua bán để bổ sung. Trong phần cuối nêu ra áo tắm mưa dùng việc bán vàng để bổ sung; ở a-luyện-nhã dùng việc tranh mua để bổ sung. Phần một, phần hai của Ni-tát-kì được kể đến không thiếu. Ðến đây đức Thế Tôn đã nói xong 30 việc của Tỉ-kheo-ni. NÓI RÕ PHẦN ÐẦU CỦA 141 BA-DẠ-ÐỀ
"Vọng ngữ và chủng loại,
Hai lưỡi, khơi việc cũ.
Ðoạn mạng, nói cú pháp,
Tự xưng mình đắc đạo.
Chưa đủ, nói tội thô.
Ngăn cản, chê trách giới.
Kết thúc phần thứ nhất.
Chặt cây, xúc xiểm người,
Hiềm trách, trải chỗ trống.
Lôi người ra khỏi phòng,
Dùng giường có chân nhọn.
Lấy nước trùng tưới cây.
Khiến người nghi không vui
Kết thúc phần thứ hai.
Một ngày ăn nhiều chỗ,
Cho y rồi lấy dùng.
Khuyên kẻ khác ăn thêm,
Không nhận, ăn phi thời.
Ðể dành hai, ba bát
Giấu đồ, ăn riêng chúng.
Kết thúc phần thứ ba.
Ðốt lửa, quá ba đêm,
Gởi dục, sau nổi sân.
(527c) Vào xóm rồi bảo về,
Không xả bỏ ác kiến.
Sa-di, ba hoại sắc
Lấy bảo vật, khủng bố.
Kết thúc phần thứ tư.
Uống nước trùng, ngoại đạo,
Ngồi chỗ dâm, chỗ khuất.
Xem quân quá ba đêm
Nha Kỳ và đánh nhau.
Dọa đánh, giỡn trong nước,
Kết thúc phần thứ năm.
Chỉ nhau, bạn kẻ cướp,
Ðào đất, mời 4 tháng.
Không theo học, uống rượu,
Khinh người, im lặng nghe.
Xử việc, không lắng tai
Kết thúc phần thứ sáu.
Rời chỗ ăn, cung vua.
Ống kim, quá tám ngón.
Bông vải và tọa cụ.
Che ghẻ, bắt chước Phật.
Chê Tăng tàn, biển thủ,
Kết thúc phần thứ bảy.
Các vấn đề nêu trên
Có trong giới Tỉ-kheo". 71- GIỚI: TỰ Ý LẤY Y NGƯỜI KHÁC MÀ MẶC.
Khi Phật an trú tại Tì-xá-li, lúc ấy Tỉ-kheo-ni Bạt-đà-la-già mặc y của đệ tử y chỉ mà không nói, rồi đi vào xóm làng. Thế rồi, có Tỉ-kheo-ni gọi: "Ai đi khất thực thì đi". Ðệ tử y chỉ đáp: "Thưa thánh giả, đợi tôi lấy y Tăng-già-lê đã". Thế nhưng cô tìm y không thấy mà chỉ thấy y của thầy mình, bèn suy nghĩ: "Chắc chắn là thầy đã mặc y của mình đi. Nhưng thầy thì được mặc y của mình, còn mình thì không được phép mặc y của thầy". Nghĩ thế, cô bèn nói với người kia:
- Cô cứ đi đi, tôi không đi được.
- Vì sao vậy?
- Tôi không có y.
- Mặc y của thầy mà đi.
- Thầy là người mà tôi tôn trọng nên tôi không dám mặc y của thầy, vậy cô cứ đi đi.
Thế là ngày ấy cô bị mất ăn. Các Tỉ-kheo-ni bèn nói với Ðại Ái Ðạo. Ðại Ái Ðạo liền đem việc đó đến bạch lên Thế Tôn. Phật bảo gọi Tỉ-kheo-ni ấy đến. Khi cô tới rồi, Phật liền hỏi:
- Ngươi có việc đó thật không?
- Có thật như vậy, bạch Thế Tôn!
- Ðó là việc xấu. Vì sao ngươi mặc y người khác mà không nói với họ? Từ nay về sau, Ta không cho phép làm như vậy.
Thế rồi, Phật bảo Ðại Ái Ðạo truyền lệnh cho các Tỉ-kheo-ni đang sống tại Tì-xá-li phải tập họp lại tất cả, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
-- Nếu Tỉ-kheo-ni không nói với sở hữu chủ mà mặc y của họ thì phạm tội Ba-dạ-đề.
Giải thích:
Tỉ-kheo-ni: Như trên đã nói.
Phật không cho phép mặc y Tăng-già-lê của đệ tử mà không nói cho đệ tử biết. Khi muốn mặc thì nên nói: "Thầy mặc y của con, nếu con có đi đâu thì mặc y Tăng-già-lê của thầy". (528a) Tất cả các y khác cũng vậy.
Khi muốn giặt, nhuộm, vá y hay có duyên sự cần mặc y của đệ tử thì phải nói: "Con hãy ở nhà ta sẽ đem thức ăn về".
Nếu Tỉ-kheo mặc y của người khác mà không nói thì phạm tội Việt tì-ni. Thế nên đức Thế Tôn nói (như trên). LUẬT MA HA TĂNG KỲ
Hết quyển thứ ba mươi bảy.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.56.150 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.