Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác.
Kinh Pháp cú
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại;
giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to!
(Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Vương Xá Thành Đại Trưởng Giả ngộ Bích Chi Phật duyên.
Ba La Nại Quốc Vương Nguyệt Xuất ngộ Bích Chi Phật duyên.
Câu Xá Di Quốc Vương Đại Đế ngộ Bích Chi Phật duyên.
Câu Xá Di Quốc Vương ngộ Bích Chi Phật duyên.
Ba La Nại Quốc Vương Thân Quân ngộ Bích Chi Phật duyên.
Chuyển Luân Thánh Vương Tối Tiểu Tử ngộ Bích Chi Phật duyên.
Giống như trong rừng rậm
Muốn lấy cây lớn ra
Cành cây làm chướng ngại
Mong ra khó thể được
Tại gia như cây rừng
Công việc như cành lá
Tuy muốn cầu ra khỏi
Ràng buộc quyết chẳng tha
Cõi tịnh nơi rừng vắng
Quán cảnh tu tâm nầy
Giải thoát những ngoại duyên
Lìa những chỗ thân ái
Tu chỉ độc một hạnh
Như Tê Giác không hai
Thầy trước truyền nối nhau
Ta được nghe việc nầy.
Ngày xưa có vị Bích Chi Phật về 5 đời quá khứ của các vị Phật trước thường hay tu các pháp lành. Vì đắm trước niềm vui với Ưu Bà Di tại nhà. Tuy thấy chư Phật; nhưng chẳng cầu xuất gia. Tuy nhiên hay chuyên tâm giữ giới tại gia, chẳng hề hủy phạm, căn lành dần tăng. Vào thời Phật Ca Diếp mới xuất gia học đạo, vui theo hạnh đầu đà, 6 thứ đầy đủ, xa rời ham muốn. Người kia khi mệnh chung được sanh vào thiên cung. Sau khi thọ mạng hết, sanh vào nhà của Đại Trưởng Giả tại thành Vương Xá. Gia tài của vị Trưởng Giả nầy giàu có vô lượng, kho đụn tràn đầy, mỗi ngày càng phát đạt thêm. Sau khi cha chết, tùy thích vui chơi như Tỳ Sa Môn Tử Na La Cứu Phục La. Tại trong nhà nầy vui chơi thỏa thích, sanh ra con cái độ 30 người. Kho thóc càng ngày càng tăng, nam nữ vợ chồng cũng nhiều thêm nữa. Chỉ lo làm ăn mà quên đi sự tu học. Vì các ngoại duyên buộc ràng, chẳng bỏ gia nghiệp và thường nghe những người thân có sự chết chóc. Có nhà kia gặp người mất và thất nghiệp. Càng nghe những tin không vui như thế, sầu lo khổ não, giống như trăm mũi tên bắn vào lòng. Lại cũng nghe những điều lành dễ mến. Trong nhà người khách có nhiều của quý, an ổn mang về. Đứa con trai nầy lại sanh ra con trai, đứa con gái kia sanh ra phước tử. Từ đó vui vẻ, nghe đến việc lợi; lo vui hòa nhau, giống như để tạo dịp vui, lên xe và cùng thân hữu đến vườn kia, đi dạo chơi đến xem một rừng cây kia thấy có một người chặt cây lớn, cành lá thật tốt tươi, dùng đến nhiều voi nhưng chẳng thể làm cho trốc gốc. Chặt một cây nhỏ thì chẳng có cành. Riêng chỉ một người mang ra được khỏi rừng không gì trở ngại. Thấy việc ấy rồi liều tự suy nghĩ mà nói lời rằng: Ta đối với người nầy có nhân duyên nên liền nói kệ rằng:
Ta thấy chặt cây lớn
Cành lá thật là nhiều
Rừng rậm như mắc xích
Không thể đem ra khỏi
Thế gian cũng như thế
Nam nữ cùng quyến thuộc
Yêu giận cột trói tâm
Việc sanh tử như rừng
Chẳng thể được giải thoát
Cây nhỏ không có cành
Rừng già chẳng sợ gì
Quán kia ta giác ngộ
Đoạn tuyệt cảnh yêu thương
Nơi rừng già sanh tử
Tự nhiên được giải thoát
Liền nơi xứ ấy được chứng quả Bích Chi Phật và người bạn thân kia liền nói rằng: Mặt trời đã xuống hãy trở về nhà. Đáp lại bạn rằng: Ngươi tự về nhà, ta sẽ hướng về nhà và do nguyên nhơn ấy làm cho ta cắt đứt. Bạn lành hỏi lại là cắt đứt như thế nào? Đáp rằng: Ta từ xưa do ái trước nơi nhà ấy, bây giờ ta cắt đứt nghiệp ái nầy. Con người vì chỗ yêu đắm vợ con quyến thuộc, con cái, cháu chắt, ân ái kiêu kỳ. Nếu thấy được cha thì, lời nghe chẳng dứt,chạy trốn phan duyên. Do quyến luyến việc nầy mà sinh ra ái trước. Ta ở nơi vợ con và quyến thuộc cũng giống như việc nầy, ái tâm quyết dừng. Ta vốn khi ở nhà buôn bán, khi ra khi vào, hay nói với kia; hoặc bảo lấy cái nầy; hoặc bảo nên làm; hoặc bảo chẳng nên làm. Giống như những việc nầy bây giờ ta cắt đứt, xả bỏ dục lạc, được vui giải thoát. Chặt gốc cây ái, đóng lại các cửa, giảm những ám chướng, ta đối với con nhỏ sai khác, giận nhà và không có gì khác. Ta làm như thế làm sao ta có thể trở lại nhà được.
Lúc bây giờ người bạn thân trở về nhà và mang lời ấy nói với con cái. Nam nữ lớn nhỏ khi nghe việc nầy rồi đều đến xem thử. Khi quyến thuộc đến liền thấy người cha đang mặc pháp phục của Sa Môn và bay lên trên hư không. Con cái thưa rằng: Bây giờ sao lại chán ngán quyến thuộc. Ở trên không trung liền nói kệ như trên. Rồi đáp các con trai gái. Sau khi nói kệ rồi, liền bay lên hư không đến núi Tuyết cùng với các vị Bích Chi Phật khác để cùng hội họp; khi trở lại thì chứng đạo nơi vườn và xả thân vào Niết Bàn. Các quyến thuộc lại làm tháp miếu. Có người nhơn đó gọi là tháp vì nhiều người con. Phàm những người có căn lành đầy đủ và những người ít nhơn duyên cũng liền được khai ngộ.
Ba La Nại quốc vương Nguyệt Xuất ngộ Bích Chi Phật duyên.
Của vợ con bạn bè
Sanh tử trong lo lắng
Rừng vắng yên giải thoát
Giống như Tê một sừng
Từ lành qua chỗ nghe
Truyền đến nơi Thầy ta
Ta cũng từ Thầy nghe
Nay lại diễn thuyết đây.
Ngày xưa có một vị Bích Chi Phật ở vào thời Đức Phật Ca Diếp sống đến 11.000 tuổi tu hành phạm hạnh, thường tu nhẫn nhục, từ bi đối với tất cả chúng sanh. Cho đến giới nhỏ cũng chẳng từng hủy phạm, đến khi mạng chung được sanh thiên. Sau khi ở cõi trời mãn, hạ sanh xuống nước Ba La Nại và sanh trong cung vua. Khi sanh thì trăng mọc, nên đặt tên là Nguyệt Xuất. Rồi dần dần lớn khôn, lập làm Thái Tử. Khi vua băng hà, tiếp tục ngôi vua dùng lực lành đời trước bằng chánh pháp để vua trị nước, sai con Phụ Tướng nhận lãnh nước nhỏ và lấy vợ cho. Con của Phụ Tướng nầy mạnh mẽ tuyệt luân, có nhiều quyến thuộc, tự ti kiêu mạn vượt bực. Lúc ấy con của Quốc vương và con của Phụ Tướng lấy cùng chị em, rồi trở thành thân. Nhơn đây mà gần gũi yến tiệc và có âm mưu kế hoạch, nói với Vương Tử rằng: Đúng như thúc phụ có huynh đệ quyến thuộc quá nhiều mà người đời thường tin lời của phụ nữ, nên một buổi đã khuynh loát phụ vương. Rồi những người mẹ hay sanh xiểm nịnh, tự dùng những đứa con nầy dời đổi ngôi vua của cha ngươi, chứ chẳng đến các con đâu. Vua ngạo mạn chưa rõ mưu đồ. Phàm là ngôi vua là chỗ tôn kính của thiên hạ, là nơi cực lạc sánh với cõi trời chẳng khác. Tất cả người đời, chẳng không tin phục. Nếu vì quốc chủ lấy pháp trị nước, sau khi mạng chung, tất được sanh thiên. Cũng giống như những miếng thịt ngon đều như thế cả. Ngôi vua cũng lại như vậy, chẳng ai là chẳng tham, tức liền nói kệ rằng:
Giống như nước chưa đến
Nghi ngờ lại làm cầu
Nước mạnh nếu chảy dồn
Chẳng được có chỗ ngờ
Ngôi vua cũng như thế
Nghi nên trừ khử trước
Cầm được ở tay ngươi
Nên có thể tự yên
Huynh đệ liền tật đố
Sau muốn thân chẳng dễ
Vương Tử suy nghĩ nói
Như thể người thân nầy
Nếu muốn yểm hại ta
Như than sẵn chứa lửa
Hiện tại không được vui
Đời sau lại cũng khổ
Lúc bấy giờ Vương Tử làm đầy đủ việc trên rồi đến tâu với phụ vương. Vua nghe Vương Tử nói nổi giận và hai mắt đỏ như đồng. Nhà vua lúc ấy liền ra lệnh: Hãy câm đi và nên chạy khỏi nơi nầy. Đúng lúc ấy Vương Tử nghe con của Phụ Tướng đến liền ra đón vào. Sau khi gặp nhau, trao đổi với nhau và liền trở lại nơi vua để thưa rằng: Vương Tử bị bệnh thật nguy. Nhà vua nghe nói thế liền đến xem và thấy Vương Tử ốm nặng khốn khổ, mạng sống nguy kịch. Tứ đại bịnh khổ, thấy điều nầy rồi liền tự suy nghĩ: Ngay cả ngôi vua nầy cũng chính là chỗ tồi tàn, thế mà bị cha con lão Phụ Tướng kia âm mưu dạy cho con ta tìm cách phản loạn, muốn làm chuyện bất chính. Thế nhưng ngôi vua của ta, nó chẳng thể được. Con ta bây giờ đau ốm khổ sở và tất cả người đời cũng đều sanh ra tham lam tật đố. Do việc nầy mà rõ biết rằng ngôi vua chính là chỗ tồi tệ. Tại sao tồi tệ như vậy mà không xả bỏ ngôi vua để làm việc lành. Cũng chính ngôi vua nầy mà hại cha và nội tổ. Cũng vì chỗ anh em mà sanh ra làm chuyện quá xấu. Xả bỏ sự xấu hổ, có thể làm cho buông thả. Chỉ vì sự vui thì ít mà làm khổ sở cho đời sau; nên liền nói kệ rằng:
Như bướm bay vào lửa
Tham nước, mù cũng thế
Tham lam nơi được mất
Làm vậy hay chẳng làm
Dìm nước xuống bùn lầy
Chẳng được chỗ yên ổn
Suy nghĩ như thế rồi
Thân làm việc trong sạch
Rõ được tâm xa lìa
Liền được Bích Chi Phật
Cũng có chỗ nói rằng: Vua nầy thấy con, giận dữ xong, liền về lại cung. Rồi có một ông vua nước bạn vì giặc mà đến để cứu giúp. Khi vua nầy nghe việc ấy rồi, vua ấy tìm binh tướng để đến cứu giúp vua kia. Khi đến nước nọ hai bên giao chiến, sát hại lẫn nhau, cho đến đàn bà đang mang thai, cũng như trẻ con đều bị giết hết. Vua thấy việc nầy và cho rằng do chính ngôi vua ấy nên đã chán ngán và nói kệ rằng:
Tham nước vì vui nhỏ
Nhận chìm nơi bùn nhơ
Lòng giận thêm tăng trưởng
Gây chiến sanh thị phi
Vì tham của giết nhau
Lại càng sát hại nhau
Chẳng cầu việc giải thoát
Tận diệt ở ngôi vua
Như giữa mồi lửa lớn
Bướm bay vào để chết
Nhờn gớm việc sống chết
Chỗ tạo ra điên đảo
Vui ấy sẽ tạo nghiệp
Ngược lại chỉ khổ thôi
Như trên đỉnh núi kia
Nơi đó có bầy ong
Người ngu tham ít mật
Chẳng rõ nơi nào khổ
Như thế tự suy nghĩ
Liền được Bích Chi Phật
Liền bảo với con rằng: Ngươi đừng dùng lời của người ác, chẳng thể nghịch ý ta. Nếu ngươi trị quốc thì phải theo chánh pháp. Ta bây giờ cũng như nước nầy đều phụ thuộc nơi ngươi. Ta bây giờ muốn đi khỏi nơi đây; người con và tất cả quyến thuộc của Phụ Tướng khi nghe vua nói lời nầy tất cả đều áo não sầu thương khóc lóc rơi lệ, chắp tay thưa với vua rằng: Chẳng hay Đại Vương muốn đi đến nơi nào? Lúc ấy vua cha thân bay lên hư không và nơi mặt trời trên đỉnh núi, đã nói kệ như trên. Mặc áo Sa Môn, tạo ra 18 loại thần biến. Khi quốc dân thấy vậy chẳng ai là chẳng hoan hỷ. Giống như người giữ ngựa; nếu thấy chạy sai, phải điều chỉnh lại. Kẻ trí cũng lại phải như thế. Thấy kẻ khác thọ khổ, tâm mình liền điều thuận lại.
Câu Xá Di Quốc Vương Đại Đế ngộ Bích Chi Phật duyên.
Cha mẹ và vợ con
Ăn mặc cùng tài vật
Kẻ trí quan sát sâu
Dầu xem như quán trọ
Bỏ lại những ái dục
Độc hành như Tê Giác
Ta xưa từ Đạo Sư
Truyền nghe lại việc nầy
Từ thời Đức Phật Ca Diếp đã làm Tỳ Kheo, trí tuệ thông minh, nhu hòa nhẫn nhục. Mỗi ngày thường hay quán các pháp về những thể tánh chơn thật. Đó là quán ấm khổ, không, vô thường, vô ngã. Giống như cây chuối lúc còn nhỏ, như huyễn như mộng, như nước, như bọt, lại hay lành quan sát để tự tu tâm mình, khi mệnh chung được sanh thiên. Ở nơi cõi trời khi tuổi thọ đã hết, sanh xuống thành Câu Xá Di, làm con của vua, tên là Đại Đế. Khi vị vua nầy băng hà, thừa tự nghiệp vua tiếp tục xưng đế. Như những vua đầu lành tu giới hạnh và lấy chánh pháp trị nước. Lúc ấy trong thành có một vị Trưởng Giả giàu có vô lượng cùng với vua Đại Đế có chỗ thân cận gần gũi. Vị Đại Trưởng Giả kia thân sinh tật bệnh. Vua nghe bệnh, nên tự đến thăm, thấy bịnh tình của Trưởng Giả và dung mạo tiều tụy, tâm vua chẳng vui, cúi đầu sầu thảm. Lúc bấy giờ vị Trưởng Giả kia dùng bình bát toàn chứa đầy vàng để dâng hiến cho vua. Vua nói với Trưởng Giả: „Bệnh của nhà người khổ quá phải không?“. Trưởng Giả đáp rằng: Nguyện vua cố gắng nghe điều tôi nói:
Nhà tôi thật là giàu
Giống như Tỳ Sa Môn
Ái ngữ và tài sản
Ở nhiều nơi bạn hữu
Vợ con cùng quyến thuộc
Tôi tớ cùng kẻ dưới
Ta đều đầy đủ cả
Gặp chỗ thật giàu sang
Mà nay thời chết đến
Chẳng ai là bạn ta
Vua liền đến an ủi
Lời nầy thật chơn thật
Con ngươi và người thân
Tài sản cùng kho báu
Cùng với sức khỏe kia
Voi ngựa cùng lính tráng
Tuy có như thế ấy
Nhưng không ai cứu được
Chúng ta những người thân
Thấy ngươi gặp khổ hoạn
Liền có lời an ủi
Ưu sầu tạo nước mắt
Và người mạng sắp mất
Chẳng thể cứu cấp được
Chỉ ngươi tự nương ngươi
Do trước đó làm phước
Vua nghe thấy bịnh rồi
Tâm như những kẻ Thiền
Sâu ngộ các khổ hoạn
Chúng sanh quyết định gặp
Tất cả những ai sanh
Tức đều bịnh hoạn cả
Bịnh thường hại con người
Chẳng có tâm thương tiếc
Tất cả người thế gian
Quyết định vào đường chết
Cả chẳng sanh xa lìa
Lời nầy vợ con ta
Kia cùng ta thân cận
Đây là tài sản ta
Chúng gần gũi bên ta
Bạn bè ta và chúng
Ý bởi si nên bịnh
Suy nghĩ lung như thế
Nạn lớn ngay trước mắt
Ngu mù nên chẳng thấy
Đến rồi những người thân
Chẳng thể cứu nạn được
Nơi đây suy nghĩ kỹ
Liền được Bích Chi Phật
Những người thân cận, nội ngoại quyến thuộc của vua thấy vua được đạo, lìa xa thế sự, vì chính ái biệt ly là lửa thiêu đốt, sanh ra chỗ não phiền. Lúc ấy thân của vị Bích Chi Phật kia bay lên hư không, tạo ra 18 loại biến hóa và noí bài kệ như trên.
Lại có thuyết nói rằng: Vị vua nầy lúc còn làm Vương Tử khi vào trong vườn thấy những người mù thường hay giúp đỡ. Khi nghe Vương Tử xuất hiện, liền có ăn uống; nên họ tập trung ở hai bên đường và vì chẳng thấy đường nên rơi xuống hầm sâu, có người bị chết, có kẻ bị thương nơi đầu, tay chân bị gãy, thân thể bầm tím. Lúc ấy Vương Tử thấy những sự khổ như vậy nên suy nghĩ chán ngán mà nói lời rằng: Điều nầy đã làm cho ta giác ngộ, như những người mù nầy cũng đã từng giàu có và do buông lung mà nay lại khổ như thế nầy. Bây giờ ta thấy được việc nầy rồi, phải làm việc tốt, chẳng nên buông lung và liền nói kệ rằng:
Giống như đốt trâm vàng
Mà dùng để trang sức
Trâm vàng tuy quý giá
Lửa đốt rốt thành nguy
Ngôi vua cũng như thế
Chớ nên để buông lung
Người mù giác ngộ ta
Chẳng nghi ở nơi mình
Nguyên nhơn chính ngôi vua
Thân hay sinh kiêu mạn
Uy bức người trong nước
Mọi người sanh khổ não
Sau tự thọ khổ báo
Khổ ấy gấp ngàn lần
Nhơn thấy kia thọ khổ
Sao riêng an vui được
Đây chính là Thầy ta
Cho ta thấy những khổ
Suy nghĩ như thế rồi
Liền được Bích Chi Phật
Lúc bấy giờ Vương Tử sắc cho những người mù tiền của quý giá, rồi mặc pháp phục Sa Môn bay lên hư không, hiện các thần biến, nói với người thân rằng: Như ta bây giờ chẳng còn sân si, sợ hãi, lo lắng, chẳng xấu hổ với các ngươi khi xả bỏ thân quyến, quốc thổ, nhơn dân; lại cũng chẳng lo lắng về tiền tài của báu như đã nói kệ bên trên.
Câu Xá Di Quốc Vương ngộ Bích Chi Phật duyên.
Vui say nơi đồ vui
Thí xả như nước mắt
Nhịn vua để xa lìa
Đoạn diệt những khổ não
Hay hết si, tham ái
Tâm nầy được giải thoát
Do được giải thoát nầy
Gặp việc như Tê Giác
Từng từ trước Thầy dạy
Được nghe việc thế nầy
Ngày xưa có vị Bích Chi Phật ở đời quá khứ Phật đã tu các căn lành và thân sau cùng sanh ra tại nước Câu Xá Di và làm vua nước nầy. Trong nước nầy có tai biến lớn, gió bạo thay đổi, sao trời đảo lộn. Vua mời các vị chiêm tinh đến và nói kệ hỏi rằng:
Duyên gì có nạn nầy
Lâu rồi chẳng có mưa
Trên trời chẳng có mây
Mặt trời không ánh sáng
Thịt chim đều độc hại
Chim Thứu cùng Tu Hú
Bay liệng nơi không trung
Thấy đó sanh sợ hãi
Khắp nơi đều tai họa
Việc nầy ai tạo ra
Khiến có điềm kỳ dị
Thay đổi như vậy đó
Lúc đó các vị Thái Sứ liền đáp rằng: Theo chỗ chúng tôi biết bây giờ sẽ nói. Theo ý tôi thì tất cả quốc dân tất phải gặp những khổ nạn khó khăn. Nhà vua hỏi lại rằng: Tai nạn nầy từ đâu mà đến vậy? Thái Sứ trả lời rằng: Nếu nhà vua muốn nước được yên ổn thì nên theo lời tôi và nói kệ rằng:
Vua nếu được bỏ ngôi
Trốn khỏi cùng người khác
Đúng được sáu tháng sau
Lại làm người hành khất
Tai họa tự tiêu trừ
Vua sẽ như trăng tròn
Vua theo ý ấy, liền bỏ ngôi vua ăn mặc bình thường rồi đi đến từng nơi và khi đến thành Bà Sí Đa. Khi đến thành rồi lại có vị vua khác đem quân sang đánh. Vì vua nước Bà Sí Đa yêu nước nên cùng với quân lính đem kháng cự. Cả 2 bên giao chiến và 2 vua đều chết. Các Vương Tử của thành Bà Sí Đa cùng nhau nổi lên giành nước, lại tạo ra chiến trận lớn. Tỳ La Tiên Vương thấy vậy nên xướng to lên một cách kinh hoàng và liền nói kệ rằng:
Ngôi vua tuy tôn quý
Vui ấy thật là nhẹ
Vì sao lại làm thế
Để tạo ra khổ nạn
Tâm hay sanh đánh nhau
Vui rơi vào chỗ khổ
Như ruồi tham ăn mật
Dính mật không riêng buồn
Người cũng lại như thế
Vì tham niềm vui nhỏ
Chiến đấu tự giết nhau
Ngôi vua bị tranh giành
Tập trung nhiều khổ não
Cho đến muốn giết nhau
Như uống nhằm thuốc độc
Độc ngấm thân bại hoại
Chỉ vì một thân nầy
Mà gây nhiều thương tật
Ngu tham vui ngôi vua
Vui ít khổ thật nhiều
Ta từ nay quyết dừng
Liền chẳng cầu vui nầy
Mà những việc nước nầy
Lo lắng đầy trong ấy
Vui ấy có ích gì
Lo lắng khổ não mãi
Giống như nhà bằng vàng
Lửa đốt bị cháy hoài
Kẻ trí sợ thiêu đốt
Chẳng nên lại vào trong
Lúc suy nghĩ ấy xong
Liền ngộ Bích Chi Phật
Dùng thần thông lực ấy
Tóc kia tự nhiên rụng
Tức thành hình Sa Môn
Dùng thân bay lên cao
Ở trong hư không ấy
Liền nói kệ như trên
Sau đó bay đến nuí Tuyết, nơi các vị Bích Chi Phật và các Bích Chi Phật kia hỏi rằng: Vì nhơn duyên gì mà được giác ngộ đạo quả? Tất cả đều nói kệ như trên để đáp lại.
Ba La Nại Quốc Vương Thân Quân ngộ Bích Chi Phật duyên.
Thế gian suốt vui say
Lại yêu và chỗ yêu
Tất cả đều xả bỏ
Tâm ý được giải thoát
Các căn liền yên ổn
Độc hành như Tê Giác
Ta xưa từ chư Sư
Truyền nghe việc như thế
Trong thuở quá khứ ở thành Ba La Nại có nhà vua tên là Thân Quân có hai phu nhơn, tâm hay yêu mến, vui đắm dục lạc, thường hay buông lung, chìm đắm trong rượu chè, giống như voi say mùi hương lao vào chốn hương và tìm vào núi Ma Lê để hưởng dục lạc. Lúc ấy cả 2 phu nhơn sanh ra ghét nhau hiện tướng bần tiện. Có một bà vợ dùng thuốc độc và giao cho người thân và người thân nầy đem hại phu nhơn kia. Phu nhơn uống thuốc liền điên cuồng bất tỉnh và thuốc độc ngấm vào khiến cho chết đi. Bà thứ hai thấy bà nầy đã chết nên giả hiện buồn rầu, tự mình xõa tóc và đấm ngực khóc than, cả cung đều buồn rầu.
Vua nghe sự chết liền sanh sầu não. Phu nhơn trái phải đều có người hầu và đeo đầy chuỗi anh lạc trên người, tất cả đều đẹp đẽ, lấy đất bôi thân, độc tố nhập tâm, như bị bầy ngỗng truy bức, như Kim Sí Điểu bám vào Long Nữ. Trong cung các thể nữ kêu la như sấm cũng giống như thế ấy. Lúc bấy giờ ở trong cung, giống như trống không, lại như bụi đen che khuất ánh sáng, các cung nhơn buồn lo suy nghĩ lại cũng như vậy. Vua nghe cung nhơn như thế liền sầu khổ, trong tâm dao động, mũ anh lạc đang đội và áo quần cũng như anh lạc nơi thân đều cởi bỏ xuống đất, đi vào chỗ tang, thấy các thể nữ ai khổ cực kỳ. Vua thấy như thế rồi sanh đại sầu não mà tự tư duy rồi liền noí kệ rằng:
Giống như trời mùa hạ
Hay làm hoa tốt hư
Ngày chết hình người tiêu
Sắc mặt biến xanh đen
Môi răng đều hôi thối
Mắt mũi cùng nước chảy
Ca vũ nét huyền diệu
Bây giờ như cũi đá
Người trước hay nghe ta
Ái trước thật là vui
Vì sao đến hôm nay
Ta hay sanh sợ hãi
Sợ sệt lo sống chết
Bất tịnh cùng hôi thối
Như mộng, giả chẳng thật
Giống như ruột cây chuối
Chẳng có tướng chơn thật
Như huyễn bột bóng kia
Dần hiện như bột nước
Kẻ trí hay lìa ác
Không trí quan sát rồi
Hay sanh vui đắm trước
Ở nơi bất tịnh ấy
Sanh ra thân tưởng nầy
Mê buồn mà chấp giữ
Giống như kẻ buồn ngủ.
Suy nghĩ như thế chưa xong thì thiêu tử thi của phu nhơn đã rồi. Còn phu nhơn thứ 2 thì trốn đi; ăn uống nói ngoa và tự áo não, nói chẳng muốn ăn, hiện ra sầu thảm. Vì sự lo lắng ấy nên hình ảnh lộ ra, tâm thường lo buồn. Vì chỗ buồn lo ấy mà ăn uống chẳng tiêu, trở thành bịnh nặng. Vua thấy bịnh rồi hay tăng sầu muộn, liền muốn xa lìa. Như vậy sự sanh tử thật đáng lo, liền nói kệ rằng:
Như nữ hay sanh yêu
Sanh lụy phiền nhiều loại
Con người chẳng phải không
Nhơn ái sanh niềm vui
Cuối lại sanh rầu khổ
Ái là gốc của khổ
Thấy ái hợp tan thì
Rõ biết sự vô thường
Ta chỗ yêu mến đó
Đoan chánh tuổi thanh niên
Một ngày chết lại đến
Cho nên phải rõ biết
Vì sao lại có vui
Ai là ngườik có trí
Âu ái lúc gặp gỡ
Mà sanh tâm vui đắm
Sợ già bịnh chết ấy
Cho nên ta quyết lìa
Lúc suy nghĩ như thế
Liền thành Bích Chi Phật
Liền mặc áo quần vương giả, đeo anh lạc bay lên hư không và ở trên hư không nói lời kệ như trên, biến thành Sa Môn, bay đến núi Tuyết, cùng chỗ với các Bích Chi Phật khác.
Chuyển Luân Thánh Vương Tối Tiểu Tử ngộ Bích Chi Phật duyên.
Ở một kiếp quá khứ nọ có một vị Chuyển Luân Thánh Vương đầy đủ 1.000 người con, người con út nầy khi thấy cha ngồi trên xe vàng thất bảo đầy đủ cùng với quân hầu, trống chiên, tàn lọng, dung sức tất cả đều tươm tất. Tối Tiểu Tử nầy liền hỏi mẹ rằng: Con lúc nào thì được cái dù che đẹp đẽ như thế? Bà mẹ liền đáp: Con cho đến thành xương vẫn khó được như vậy. Con ấy liền hỏi: Tại sao chẳng được? Vì con còn đến 999 huynh đệ nữa, ai cũng muốn được ngôi vua, họ đều lần lượt thay thế, làm sao đến con được. Người con út nghĩ rằng: Ta chắc chẳng thể được như thế. Nếu có thì cũng cốt nhục tương tàn và suy nghĩ những sự sanh tử như vậy và đâm ra chán ghét, liền giác ngộ và được Bích Chi Phật, thân bay lên hư không, tạo ra 18 loại biến hiện. Bà mẹ liền thỉnh nguyện từ xa, hãy đến vườn của ta để thọ sự cúng dường. Lúc ấy Bích Chi Phật nhận lời thỉnh cầu của mẹ, liền đến sau vườn. Ngày ngày cúng dường trải qua nhiều lúc, lúc ấy vị Bích Chi Phật liền yểm thân nầy và thí xả để vào Niết Bàn. Bà mẹ luyến tiếc nên lấy củi thơm để thiêu,thu được xá lợi và bỏ vào bình quý. Ở nơi sau vườn xây tháp thờ.
Lúc ấy vua Chuyển Luân đi đạo 4 cửa thành trở về liền đến sau vườn thấy có tháp lớn, kinh ngạc và hỏi, kẻ giữ vườn mới tâu vua rằng: Đây là con út của vua đã thành Bích Chi Phật và đã nhập Niết Bàn. Các bà mẹ vì đó mà xây tháp nầy. Sau khi nghe, nhà vua mời các bà mẹ lại mà hỏi rằng: Con ta tại sao chết và lại xây tháp nầy? Các bà mẹ theo việc ở trên và kể đầy đủ lại cho vua nghe. Vua lại hỏi bà mẹ: Con ta muốn được gì, sao lại chẳng nói cho ta rõ, mà bây giờ chỉ là Niết Bàn. Sau đó vua trang trí tháp trên. Do nhân duyên nầy mà trong vô lượng kiếp thường làm Chuyển Luân Thánh Vương, ăn uống là phước tự nhiên, cho đến bây giờ vẫn không hết. Nếu sanh tử ở nơi nào thì cả 2.500 đời đều làm Chuyển Luân Thánh Vương. Do được thành Phật nên được 2.500 bảo cái. Trong đó vua A Xà Thế cúng Phật 500 bảo cái. Tỳ Xá Ly Luật Xa Tử cúng Phật 500 bảo cái. Hải Long Vương cúng Phật 500 bảo cái. A Tu La Vương lại cũng cúng Phật 500 bảo cái. Thiên Đế Thích lại cũng cúng Phật 500 bảo cái. Lúc ấy Đức Thế Tôn chẳng nhận một cái nào cả. Vì sao thế? Vì các đệ tử tương lai sẽ nghèo về sự cúng dường y phục cũng như đồ ăn uống. Do đây mà phước lực sẽ làm cho Trời, Người tự nhiên cung cấp. Do nhơn duyên nầy nên rõ rằng: Các bậc Hiền Thánh Phước Điền đều rộng sâu không thể so sánh được. Bích Chi Phật Nhơn Duyên luận
Hết quyển hạ
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.16.212.27 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.