Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bích Chi Phật Nhơn Duyên Luận [辟支佛因緣論] »» Bản Việt dịch quyển số 1 »»

Bích Chi Phật Nhơn Duyên Luận [辟支佛因緣論] »» Bản Việt dịch quyển số 1

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.43 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.42 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Luận Về Nhơn Duyên Bích Chi Phật

Kinh này có 2 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    1 | 2 |
Việt dịch: Thích Như Điển

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Vua nước Ba La Nại có nhân duyên gặp Bích Chi Phật.
Phụ Tướng Tô Ma cũng có duyên gặp Bích Chi Phật.
Các vua và các vị Trưởng Giả tại nước Ba La Nại có duyên với các vị Bích Chi Phật.
Quy mạng tất cả trí Thế Tôn
Rõ biết ba đời ánh đèn sáng
Quy mạng vô thượng cho pháp yếu
Và lại gặp được chơn Thánh Tăng
Ta nghe tịch tĩnh Bích Chi Phật
Hiểu rõ nhơn duyên chỗ sở hành
Tâm chẳng vết nhơ bởi phiền não
Lành giữ giới cấm hay thanh tịnh
Giống như trời thu không mây che
Không sợ che lấp bởi rừng rậm
Ta nay khát ngưỡng công đức ấy
Thành tâm kỉnh thuận, sanh tin vui
Tuy nơi chỗ kia muốn hoài nghi
Lực kia cảm tu thêm tin mạnh
Nghe thuần nhanh được hạnh chơn thật
Mà chẳng sanh nơi tâm tín kính
Ta nay sẽ nói Bích Chi Phật
Công đức diệu hạnh một phần nhỏ
Xưa từ các Tổ nghe lại được
Chỉ nói chánh văn, không nói dối
Voi lớn đi đường voi nhỏ theo
Cho nên ta nay khai hiển thị.
Hỏi rằng: Bích Chi Phật lấy nhân duyên nào mà giữ được sự yên tĩnh, sợ nhập vào tâm xã, vẫn ở nơi rừng cây u tịch; nơi bờ sông vắng lặng để tâm thực hiện việc yên tĩnh ấy. Lại chẳng nói lời nào, giống như con Tê Giác một sừng, làm sao lại như thế được ?
Lại hỏi: Bích Chi Phật có công đức gì ?
Đáp rằng: Gồm các bậc Thầy xưa đã nói về việc nầy.
Ngày xưa khi Phật ở tại cung điện cõi trời thứ 33 để thuyết pháp và sau đó muốn xuống lại cõi Diêm Phù Đề.
Lúc bấy giờ Đế Thích ra lịnh cho Tỳ Thủ Yết Ma rằng: Vì Phật mà tạo ra 3 con đường quý để trở về Diêm Phù Đề. Ba con đường bực thang nầy nối xuống nước Tăng Thi Sa. Như Lai lúc bấy giờ từ cung điện ở cõi trời kia lên thang ấy mà xuống. Lúc bấy giờ Thích Phạm Thiên Vương cùng với quyến thuộc mưa hoa cúng dường. Lúc ấy Tỳ Kheo Ni Liên Hoa thấy Phật xuống trước, tức thời biến hóa làm chuyển luân Thánh Vương, hình tướng uy nghi, bảy báu đeo khắp. Bấy giờ mọi người thấy việc như vậy tất cả đều sanh nghi là việc chưa từng có mới nói lên lời rằng: Chắc có vị nào dùng thần lực siêu tuyệt hơn được vị Tỳ Kheo Ni kia chăng ?
Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn thấy mọi người đều thấy 3 con đường bằng nấc thang ấy sanh ra thích thú, đồng thời cũng lại thấy Tỳ Kheo Ni Liên Hoa tạo ra thần biến nầy nên nhiều người sanh khát ngưỡng. Vì muốn để cho tín tâm kia tin tưởng, liền bảo rằng: Có Bích Chi Phật có thần lực cao siêu hơn vị Tỳ Kheo Ni nầy. Tên tuổi hơn kia, liền có người thích như Phật chưa xuất thế, liền ra đời để vì các chúng sanh mà làm việc lợi ích. Để chỉ bày sắc tướng nầy nên hiện ra sự đói khát, thọ nhận y thực. Vì tạo ruộng phước để trang nghiêm các pháp hành. Vì thanh tịnh tịch diệt và điều phục ly dục để làm cho chúng sanh được thấy điều ấy và kẻ có tâm ác liền xa rời dao gậy, giống như con Tê Giác gặp một việc nhỏ vậy.
Các Sư truyền với nhau nghe về việc nầy. Nghe việc gì vậy? - Ta từ xưa đã từng nghe rằng lúc Phật Ca Diếp có người xuất gia, sống đến 10.000 tuổi tu hành phạm hạnh và hộ trì chánh giới. Tu hành nhẫn nại trải qua thường hay siêng năng trong việc tu hành. Do vậy có nhiều vị Tỳ Kheo hay đến gần gũi. Lúc ấy các vị Tỳ Kheo mới bảo nhau rằng: Tu sẽ được dạy, sẽ được học hỏi. Tâm của những vị Tỳ Kheo nầy đều dịu dàng nhưng cũng có vị ồn ào nên chẳng thấy được chân lý. Lúc lâm chung liền nghĩ rằng: Ta đã thấy 10 lực và chỗ thuyết pháp nầy thật là vi diệu sâu xa, khó có thể nghe được; nhưng ta được nghe. Còn nếu phóng dật thì chẳng thể được đạo quả. Ta thường hay thanh tịnh trì giới và hay hành hạnh nhẫn nhục và giáo hóa chúng sanh, xem việc ồn ào ấy làm xâm hủy định tâm, giống như sương kia che mờ làm hại những cây lúa tốt. Cho nên làm cho ta chẳng được đạo quả. Sau đó liền nói kệ rằng:
Ta nay chìm ba cõi
Ở trong các phiền não
Giống như voi già suy
Chưa lún vào bùn sâu
Như Bích Chi Phật kia
Gặp nơi núi rừng ấy
Giống Tê Giác một sừng
Xa rời các đồ chúng
Như rời ngọn lửa mạnh
Hãy nên gấp tu hành
Xa rời nơi ồn ào
Nguyện ta sẽ xa lìa
Đồ đảng tập náo kia
Phát lời thệ nguyện nầy klhi mệnh chung thì sanh Thiên và ở trên cõi trời ấy hưởng thọ dục lạc. Khi phước hết rồi lại sanh vào nước Ca Thi; tại thành Ba La Nại kia có vị đệ nhất phu nhân của vua Phạm Ma Đạt kia mang thai thì liền nhập vào thai trong thân thể của phu nhân; giống như trong ao nước trong lại có hoa mềm mại. Lúc ấy phu nhân biết mình có thai; nên dùng kệ thưa với vua:
Ta cảm đã có thai
Vui mừng sanh lo lắng
Đây chắc là con trai
Tuyên xá các tội nhơn
Vua nghe thật hoan hỷ
Liền tìm người bị tội
Lại còn thưa vua rằng
Muốn bố thí rộng rãi
Vua nghe cũng mừng theo
Cho mở các kho thóc
Cấp cho người nghèo khó
Chẳng ai không đầy đủ
Lúc ấy phu nhân sanh Thái Tử rồi, đoan chánh đẹp đẽ, giống như trăng tròn. Cho đến năm 8 tuổi thật thông minh nhân từ; khi vua ấy băng hà, người trong nước yêu mến thương tiếc đầy khắp; lúc bấy giờ có vị Phụ Tướng gọi là Ngôn Thuyết. Vị nầy liền đưa Thái Tử lên ngôi vua. Chỉ một năm sau, theo bổn nguyện lực mới chẳng làm các việc ác, thể tánh hiền lành và có tâm thương cảm đến tất cả chúng sanh sâu xa. Chỉ muốn ở yên lặng nơi vương cung và dùng nhà hoa như là chỗ ở. Lại chỗ ồn ấy tu tập thiền định, muốn lìa sanh tử, nói lên điều nầy. Dùng đạo tu tâm, lìa bỏ việc vua, các Thần khuyên rằng: Bây giờ Đại Vương chỉ lo hành đạo, chẳng lo việc nước. Nếu mà như vậy các bọn ác có thể nổi lên và làm bại cho phong hóa chánh đáng. Giống như qua biển, nếu không có người lái đò, tất sẽ có nạn dữ sẽ xảy ra. Liền nói kệ rằng:
Vua thừa kế Tổ Tiên
Đất đai được như pháp
Tuy cai trị vạn dân
Nguyện mở bỏ nước kia
Nếu vua trị chánh pháp
Người hiền không ít đi
Ngôi vua nên rõ lớn
Hộ quốc phước hơn cả.
Lúc ấy vị vua nầy nghe lời ấy rồi, than thở suy nghĩ và liền đáp lại kệ rằng:
Nếu ta chẳng trị nước
Nước ta ắt phải mất
Lực ta hay giữ nước
Kẻ ác khó xâm hại
Nếu ta kẻ trị nước
Việc vua ở tâm ta
Nếu có kẻ phạm tội
Tất nhiên thêm, hay bớt
Lời nầy trói buộc kia
Chặt đứt tay chân kia
Kia phải vào tội chết
Kia muốn trốn mắt nầy
Như đời ác bây giờ
Nên phải giữ hình phạt
Nếu hành hình kẻ tội
Tức là Chiên Đà La
Liền đó vua bảo với các cận thần rằng: Bây giờ các ngươi hãy nghe đây: Chỗ ta ăn uống không quá nhiều mùi vị; chỗ ta ăn mặc cũng không quá một bộ quần áo. Chỗ ngồi của ta cũng không quá một chỗ dung thân. Từ đó mà nhìn, cần làm gì cho nhiều mà chẳng biết đủ. Ngôi vua chỉ là tôn hiệu. Lấy điều nầy để dạy dỗ làm cho những việc làm ấy cũng chỉ là những chuyện khuyên răn. Duy chỉ có điều nầy nên giữ gìn cho chúng dân. Lại bảo vị Phụ Tướng rằng: Vua tuy là chỗ trọng; nhưng ta chỉ có một điều nầy, là ta bây giờ sẽ giao cho ngươi ngôi vua và nhà ngươi nên vì đời sau và lấy chánh pháp mà trị nước, để ngăn ngừa những giặc giả khi xưa còn lại và liền nói kệ rằng:
Ta tuy sanh vương cung
Nhận lãnh của Tổ Tiên
Nhưng ta chưa hề học
Giết chóc những tội lỗi
Bây giờ ta quá sợ
Chẳng nên tạo nghiệp nầy
Ngươi nên thay cho ta
Thường vì dân dạy dỗ
Người đời vì ngu si
Mỗi tự tạo đều sai
Do ở nơi phạm tội
Lại sanh sự lo sợ
Ngươi nên lấy chánh pháp
Chỉ bày cho, đừng sợ
Hãy nương vào chánh pháp
Chỉ bày cho dân chúng
Lúc vua nói kệ xong, liền giao nước cho vị Đại Thần và vị Đại Thần liền được nước. Trong 2 năm liền chẳng có bố thí cho dân chúng. Tâm ý lung lạc tạo ra các việc phi pháp, trải qua lâu dài và nhờ ở chỗ quyền cao chức trọng cho nên sinh ra kiêu mạn, phóng dật, làm các việc phi pháp nhiều như sông núi, gây ra nhiều tổn hoại. Thâu tất cả các loại thuế trong thành. Lúc ấy những người trong thành đều can ngăn về việc nầy. Vua nghe lời nói thẳng kia liền sanh sân hận gấp bội, liền đổi sắc mặt mà nói rằng: Các ngươi tại sao dám nói những lời như thế! Các ngươi không sợ uy quyền của vua sao.
Do việc làm nầy mỗi ngày mỗi tăng thêm như lửa gặp củi khô, chuyển lại cháy lớn. Hoang dâm bạo loạn, trái lẽ nghịch đạo. Vua chỉ mê người nữ lại còn xâm phạm tiết trinh. Lúc ấy phu nhơn của vua thấy vậy liền áo não khóc lóc mà đến tâu vua; nhưng vì tâm si cao ngạo, miệng mấp máy chẳng nói lời nào, giống như trẻ thấy. Do việc nầy mà hướng về vua nói. Vua nghe điều ấy rồi liền bảo đến mà nói rằng: Ta đã làm cho hậu thường ẩn nhẫn và hay làm việc phi pháp, làm hại cho vạn dân, mà vua thì phải giáo huấn, từ rày chí sau liền chẳng như vậy.
Lúc đó vị Phụ Tướng kia thấy vua vẫn còn nghi ngờ điều nầy nên làm dân xa bỏ; lại liền bỏ nước ra đi đến nước kia và gặp vị vua nọ cùng với quân lính ở đó, rồi cùng hướng về quê hương muốn đem quân chinh phạt. Lúc ấy tại bổn quốc có các vị cựu Phụ Tướng dùng binh đánh ngược phá lại quân nầy và sanh ra đâm chém với nhau. Các cựu Phụ Tướng lại tâu với vua rằng: Người kia muốn xâm lược và chiếm cứ ngôi vua, tức liền cùng với vị tướng kia nghinh chiến chỗ vua. Lúc ấy vua biến sắc và liền hiện ra sự xấu hổ và hiện tướng sợ hãi. Vua nói: Thật kinh quá cho sự sanh tử, liền nói kệ rằng:
Ngu si che mất tâm
Chẳng rõ sau khổ lớn
Vì duyên vào vui nhỏ
Nay nhận hối hận nầy
Giống như ăn cơm ngon
Mùi vị đều đầy đủ
Trong ấy đầy độc dược
Kẻ ngu chẳng xem thấy
Tham mùi nên lấy ăn
Ăn xong trở thành hại
Vua bảo với các Phụ Tướng rằng: Tội lỗi ấy quá nhiều kể không xiết; nên ý ta là chẳng muốn tái diễn. Liền nói kệ rằng:
Tất cả đều do ái
Tuyên bảo mau xá tội
Chẳng thấy hại mạng kia
Để cho được an lạc
Phạm tội thật sâu xa
Nên hướng đến tâm từ
Kia tự mang tội vào
Nên sanh tâm thương mến
Nếu làm hại mạng kia
Tự hủy chỗ yêu pháp
Các vị cựu thần liền tâu với vua rằng: Chúng tôi bây giờ nếu trái lệnh vua tất bị gia hình. Cuối cùng chẳng buông tha, liền ở trước vua múa kiếm đâm chém. Vua thấy thế rồi liền sanh tâm xa lìa việc ác. Thấy lại cảnh trước cũng như ở quá khứ có tâm tu nhẫn nhục. Lúc ấy tìm cách khai mở, giải rõ con đường Bích Chi Phật. Giống như hoa Ưu Bát La nở ra, rồi dùng thân bay lên hư không và tất cả các người hầu cận đều chắp tay hướng về vị Bích Chi Phật đã xa rời sự sanh tử; chứng đạo được như thế. Ta bây giờ được chỗ quả báo của sự trì giới, liền nói kệ rằng:
Ta tuy mặc châu báu
Tâm tu hạnh phạm hạnh
Kiểm thân, điều phục căn
Đạm bạc, thường yên lặng
Nơi tất cả mọi người
Bỏ đi dao gậy thảy
Chỉ riêng tu một việc
Như Tê Giác một sừng
Nói kệ ấy xong rồi tóc liền tự rụng. Lúc ấy Trời Tịnh Cư dâng Cà Sa rồi tìm vào không trung nơi núi tuyết. Lúc ấy trong núi có vị Bích Chi Phật và hỏi rằng: Ở nơi ngôi vua kia, xa rời việc ác và làm sao ngộ được đạo nầy? Liền nói kệ như trên để đáp lại. Đây do Đức Như Lai vì kẻ chẳng thể tu hành việc nhẫn; cho nên nói về nhân duyên của sự nhẫn nhục. Lấy sự tham lam để gần gũi chỗ ồn ào. Cho nên nói chẳng gần gũi nhơn duyên, mà muốn làm cho rõ biết công đức của Bích Chi Phật vậy. Do đó mới nói về nhơn duyên của Bích Chi Phật. Phật vì chư Thiên ở Thiện Pháp Đường mà nói nhơn duyên của Bích Chi Phật. Phật ở nơi cõi trời thứ 33 làm cho chư Thiên sanh tâm xa lìa việc ác. Cho nên nói về việc Bà Tư Trạch Bích Chi Phật. Rồi ở nơi Tỳ Xá Ly nói việc xả thân và nhập Niết Bàn. Bây giờ hiện có bảo tháp tên là Ưu Đà Tà và vị Phụ tướng Tô Ma ngộ nhơn duyên Bích Chi Phật
Kiên trì cấm giới chẳng hủy hoại
Các bậc trí giả được giải thoát
Chẳng từ kia học, chẳng não kia
Độc nhứt một việc như Tê Giác
Chưa từng nghe việc nầy ở các vị Thầy như thế. Ở thời kỳ Đức Phật Ca Diếp có một vị Tỳ Kheo sống đến 10.000 tuổi tu hành phạm hạnh, lúc tọa thiền, thường tu giữ giới, lìa những chỗ ồn ào thực hành hạnh đầu đà. Cuối đời sanh thiên. Ở nơi Thiên cung thọ vui dục lạc. Khi tuổi thọ ở cõi trời mãn, sanh vào thai của phu nhơn của Phụ tướng Đề Bà ở thành Ba Sí Đa. Lúc ấy phu nhơn liền nói kệ thưa với chồng rằng:
Thiếp đang có thai
Tâm hay vui thích
Tất có người phước
Đến làm con ta
Do việc nầy mà cho đến bây giờ thường hay thương cảm tất cả. Lại nữa bây giờ ta đã dừng tâm buông lung, liền chẳng có ý tưởng dục lạc. Giống như trong biển kia có núi Ma Lê có thể làm dừng bớt sóng biển và ta dừng những sự mong muốn cũng như thế. Ta bây giờ sợ lời nói dối. Thường hay nói thật. Lại như người có công đức lành, sợ người khuyết điểm. Ta bây giờ cũng lại như thế. Ta bây giờ thấy rượu như thấy thuốc độc. Sợ tài vật kia như sợ đống lửa. Các việc ác như vâỵ ta đều xa lìa. Bởi vì tất cả đều do ta đang hoài thai một đứa con phước đức. Không vui thích việc dâm dục. Lúc bấy giờ Phụ Tướng liền nói với vợ rằng: Bây giờ tùy ý ngươi tu hành ngũ giới. Lúc ấy phu nhơn đều làm những việc lành. Sau 10 tháng liền sanh đứa bé nầy. Tên là Tô Ma và đứa bé dần lớn khôn, không có kinh luận nào, kể cả 64 nghề mà chẳng thông đạt, đoan chánh thù thắng giống như trăng tròn, hay làm việc cho cha mẹ mãn nguyện. Đến tuổi trưởng thành thì Phụ Tướng tâu với vua rằng: Tôi nay tuổi già, hãy vì đời sau mà làm phước dùm cho tôi. Lúc ấy vua đáp: Ta bây giờ chẳng thể làm phước cho ngươi, vì có chướng ngại. Ngươi hãy dùng con trai của ngươi là Tô Ma và lấy hắn để cung cấp cho ta, thay ngươi làm lành. Phụ Tướng hoan hỷ, sau đó nhà vua dùng Tô Ma làm Phụ Tướng, ban phát bổng lộc nhiều hơn cả cha mình. Mọi người kính mến, rồi cùng đến thăm chỗ Đại Thần Ngưu Vương ngày trước, đã làm cho những người con gái nơi đây thương nhớ. Lúc ấy phu nhơn của vua yêu mến Tô Ma. Nói với Tô Ma rằng: Ngươi bây giờ nếu có thể làm theo lời ta, đánh dẹp nước nầy, vua chết, ta sẽ theo ngươi. Lại cũng có thể làm cho ngươi chẳng bị tiếng xấu. Đây cũng chính là chỗ bố thí giáo pháp cùng với vua kia chẳng khác. Lúc ấy Tô Ma giữ ý kiên cố, mà chẳng yếu hèn, bằng dùng kệ đáp rằng:
Thỉnh nghe lời nói
Chưa rõ ngờ vực
Ta nghe lời nầy
Như chảy vào đất
Ví như ngựa hoang
Đến khi khổ sở
Lâm vào vòng chiến
Chẳng dám tiến lên
Ta thấy nữ kia
Tình chẳng nhiễm trước
Tâm ý không mở
Như hoa ban đêm
Phàm chỗ cung kính
Cùng mẹ chẳng khác
Huống ở người chồng
Mà ta hay trọng
Ta tâm kiên trì
Kính việc đáng kính
Ta vì phận con
Chẳng làm nghịch tặc
Cùng tình dục ta
Vào lúc khởi lên
Thấy đàn bà kia
Tự nhiên dừng lại
Bị nước trào lên
Nhiều lần sóng gió
Ta như nước thu
Tự nhiên thanh khiết
Lúc ấy phu nhơn
Tâm tự nghĩ rằng
Kia nếu đoạn ta
Gần ở ý ấy
Ta tất nơi kia
Mà sanh phỉ báng
Tức liền tâu vua
Phụ Tướng Tô Ma
Tạo ý vô lý
Muốn xâm đoạt ta
Lúc ấy vua cảm thấy nghi ngờ và phán quyết đúng, chẳng đúng. Đồng thời Tô Ma đến vườn kia thấy 2 con bò đang mang ách cày bừa ở trên cao, thật là quá cực khổ, sanh tâm lìa ác. Lúc ấy vua cảm được và tin lời nói gièm pha của phu nhơn, tức liền ra lệnh đến giết Tô Ma. Lúc bấy giờ Tô Ma như ngựa bị bắn mũi tên vào trúng xương, liền tư duy rằng: Lúc con người giàu có thì yêu mến sắc đẹp cạn hết cho đến bây giờ. Như ăn trúng đồ độc trong những đồ ăn ngon. Muốn tiêu thì thân liền bại hoại. Như người tham ngũ dục, vị nầy rất sâu đậm. Cũng giống như mái ngói bằng vàng vì lửa thiêu đốt. Người tham sắc ấy, vào trong bị hại. Đến khi mạng chung tâm ý lo lắng, liền tự an ủi mà tự nghĩ rằng: Ta hay giữ giới thanh tịnh chẳng có hủy phạm, ta là kẻ trì giới, rõ ràng như trâu Mao yêu đuôi, ta giữ cấm giới, giống như người tham được đất che chở, khuyên nên giữ gìn mà nói kệ rằng:
Thô xấu nơi đường ác
Ta đã được qua rồi
Ta gặp việc nguy cấp
Hộ giới lại chẳng xả
Giống như nước biển lớn
Chẳng mất ở chỗ nào
Nay ta giữ gìn giới
Việc nầy cũng như vậy
Nói kệ nầy xong, lúc bấy giờ chư Thiên và Thiện Thần thấy Phụ Tướng nầy thệ nguyện như thế đều sanh hoan hỷ. Đoạn các quỷ ác tìm đến phu nhơn, phu nhơn phát cuồng; liền ở trước vua vì chỗ quỷ mà nói kệ rằng:
Ta nay bị phá hoại
Ta thân nầy thọ chết
Ta toàn là người lành
Chẳng nên thêm đau thương
Ta gặp phải ngu si
Miệng như núi Tu Di
Chẳng thể làm giao động
Kia thật chẳng hạnh xấu
Ta quên, sanh nghi nầy
Lúc ấy vị Phụ Tướng kia ở trong vườn hoa, suy nghĩ lìa ác, được Bích Chi Phật, thăng lên hư không và tóc kia rụng xuống. Lúc đó Trời Tịnh Cư dâng áo Cà Sa. Bấy giờ chư Thiên khuyến thỉnh rằng: Nguyện đừng bỏ ta mà lên trên trời. Lúc ấy Bích Chi Phật nói kệ như trên để đáp lại chư Thiên, bay đến núi tuyết, gặp các vị Bích Chi Phật lại như việc trên và nói đầy đủ.
Nguyệt Ái Đại Thần ngộ được duyên với Bích Chi Phật.
Nước biển chẳng quá dư
Trâu Mao chấp đuôi chết
Như tánh trăng tự lạnh
Không thể biến thành nóng
Kẻ điều phục các căn
Giữ giới cũng như thế
Đây gọi: Hạnh độc nhất
Như Tê Giác không hai
Xưa nay các Đại Sư
Thay đổi tướng dạy dỗ
Ta từ trước nghe nhiều
Nay muốn hiển thuyết nầy
Trong một thuở quá khứ có vị Bích Chi Phật tên là Nguyệt Ái ở nơi chỗ Phật Bà Già Bà Già Điệp trồng các căn lành, hay tu giới hạnh, hằng dùng trí tuệ quán nơi các ấm, tất cả đều vô thường. Ở nơi Đức Phật kia chưa được đạo quả Sa Môn và khi mệnh chung, liền sanh lên cõi trời. Do lực lành đời trước, thọ hưởng niềm vui ở cõi trời, khi hưởng tận rồi, trở lại làm người, sanh vào nhà Trưởng Giả của nước Chiêm Ba. Khi mới sanh ra thường nương vào giới cấm mà tu thân. Xem việc lành nầy, hơn cả những bậc kỳ túc, lại chẳng khinh xuất, chẳng có giận dữ. Tài sản của cải đều đem chu cấp cho người nghèo, tùy theo nhà mà chia đều nhau. Dùng giới anh lạc để tự trang nghiêm. Khi cha chết đi, thuận pháp trị gia. Người dân ở thành ấy thấy việc trung hiếu nầy sanh tâm kính tín sâu xa; giống như Thầy mình. Đến tuổi trưởng thành, tướng mạo đoan chánh. Với các thiếu nữ, tất cả khi thấy chẳng ai là không yêu mến. Các khách thương buôn vì sự trung thật nầy mà đến cậy nhờ.
Bấy giờ ở phương Bắc có những khách buôn đi xe tốt đến nước Chiêm Ba và vua nước Chiêm Ba lấy hết những xe nầy. Tâm vua bạo ngược chẳng tin và nương vào chánh pháp. Vua tự nghĩ rằng: Ta nay lấy được nhiều xe kia, vì sao sẽ được, chẳng có trả giá mà được xe nầy, tức cùng với những nịnh thần tập họp lại để bàn việc ấy. Nịnh thần tâu vua rằng: Nếu bảo trả tiền thì giá trị trong kho sẽ cạn kiệt. Vua liền đáp rằng: Nếu ta bây giờ chẳng trả giá cho thì ta sẽ là người ác, sẽ lưu danh trong thiên hạ, tất cả quốc dân sẽ giận ta, lại còn đoạn giao với các vị khách thương các nơi sao? Ngụy thần lại tâu: Vì vua chúng tôi có kế hoạch vậy. Không cần trả tiền mà vẫn được xe ngựa kia. Lại có thể làm cho vua không mang tiếng xấu trước quốc dân và không bị quở trách. Lúc bấy giờ trong vương quốc có vị Đại Thần Nguyệt Ái, vì tất cả mọi người mà thể hiện lòng tin tưởng. Ông ta đến và trình với vua rằng: „Tôi là Nguyệt Ái sẽ gởi vàng để phụ giúp Ngài để trả cho những khách thương kia mà mua cả vạn xe ngựa ấy. Mỗi xe trả một vạn quan tiền“. Nếu vua tin lời nói của Đại Thần Nguyệt Ái nầy để trả cho kia thì nhân dân trong nước tất nhiên sẽ sinh nghi hoặc. Hoặc nghi nơi vua; hoặc nghi nơi Nguyệt Ái. Vua sẽ bị tiếng xấu và bất tất sẽ bị ảnh hưởng ra ngoài. Lại nữa chẳng phải vì muôn dân mà lìa sự xấu ác và những nhà thương buôn kia sau đó lại tâu vua rằng: Hãy trả lại ngựa cho chúng tôi để cho chúng tôi về lại nhà. Vua liền đáp rằng: Ta trước tiên chẳng dùng Nguyệt Ái để thưởng cho các ngươi như thế sao, để có thể lại chẳng xứng đáng như vậy sao? Các klhách thương liền đáp lại vua rằng: Vị Nguyệt Ái nầy từ đầu chí cuối thật chẳng cùng chúng tôi trả giá những con ngựa ấy, mà sự trung tín kia há phải xả bỏ thân mệnh nơi đây. Rốt cuộc chẳng vọng ngữ, lời nói ấy cùng với sự trả giá cả của ta. Liền nói kệ rằng:
Giả sử trăng, mưa, lửa
Trời mưa nơi nước băng
Ép cát được thành dầu
Trấn nước đến được giấm
Trong lửa sanh hoa sen
Muốn làm Nguyệt Ái kia
Làm sao tháo vọng ngữ
Rốt chẳng có tại đây
Những người khách buôn lại tâu với vua rằng: Ngài là con người ở giữa trời đất, hãy ra lệnh cho Nguyệt Ái và theo sắc lệnh của vua để nói chuyện cùng chúng tôi. Tôi cuối cùng chẳng có giận. Lúc ấy vua liền triệu Nguyệt Ái và nói rằng: Ngươi trước đó chẳng tại trước ta mà hứa với ta cùng ngươi lấy tiền để thưởng cho khách thương sao? Vua liền trợn mắt, hiện tướng quỷ quyệt. Nếu ngươi không theo ta, ta sẽ giết ngươi. Lúc ấy Thần Nguyệt Ái tự biết lỗi và suy nghĩ rằng: Ta từ hôm nay phải nói lời thật, vì dùng lời vua lại tự mưu nghĩ, vì giữ pháp thân hơn cả chính thân nầy hơn hẳn; nên liền tự quyết định kế hoạch, ta thà xả bỏ thân nầy chứ quyết chẳng bỏ thân giới pháp rồi liền nói kệ rằng:
Ta nay tự suy nghĩ
Ở nơi hai thân nầy
Phải nên bỏ thân nào
Chơn thật tự quan sát
Há tổn hình xấu uế
Rốt chẳng bỏ giới luật
Nếu phải bỏ pháp thân
Tên xấu sẽ lưu truyền
Nếu nơi tay người lành
Vì kia chỗ duy trì
Nếu ta nơi kẻ ác
Ta tự chẳng an vui
Tâm sanh hối lửa nóng
Xả bỏ thân dơ nầy
Sẽ vào chốn địa ngục
Tự hứa giới cấm kia
Rốt lại chẳng an lạc
Chỉ vì một chút vui
Tổn hại nhiều thân khác
Nếu là kẻ giữ giới
Vô lượng thân an ổn
Như thế ta sẽ làm
Che chở cho pháp thân
Chẳng làm cho hủy hoại
Vì làm lợi chánh pháp
Phải cắt đứt vọng ngữ
Nguyệt Ái Đại Thần liền tâu vua rằng: Nguyện vua khai ân đừng giận nơi ta. Tôi thật chẳng nhớ, thấy vua cùng sự trả giá kia. Lúc ấy vua nổi giận rút kiếm và nói: Sao lại chẳng thấy? Nguyệt Ái Đại Thần tự định lại ý nầy mà suy nghĩ rằng:
Thà vì thánh pháp chết
Chẳng vì ngu si sanh
Tất cả những việc sanh
Ai lại chẳng phải chết
Nếu ta nay bị chết
Vì pháp chẳng thương thân
Quyết định sanh cõi trời
Sao lại sanh sợ hãi
Để đáp lại lời vua và giả sử vua có ra lệnh cắt thân nầy nhỏ từng miếng thì quyết vẫn giữ giới cấm chứ không bỏ. Lúc ấy ta ở tại giữa Tiên Thánh. Nếu dùng lưỡi nầy để nói lời không thật thì ta chẳng thể nói được.
Ta nay vì chỗ vua mà tạo ra vọng ngữ sa đọa vào địa ngục. Chỗ nào để nương nhờ. Vua lúc ấy vừa thẹn và giận tức gấp bội vá mắt vua như thiêu cháy. Còn tâm của Nguyệt Ái lúc bấy giờ rất hoan hỷ và chính lúc ta sanh định ý và lúc ấy cũng là lúc giữ gìn giáo pháp, liền ở xứ nào, muốn cầu nghe pháp và ngày nay ở đây tức vì ta mà thuyết pháp và ta đã vì pháp mà xả bỏ thân mệnh. Vua bây giờ đối với ta rất là thân tình. Như thế nhớ pháp, tức liền khai ngộ được Bích Chi Phật dùng thân bay lên hư không và làm cho những kẻ phá giới thấy như vậy đều sanh tàm quý. Vì những kẻ tu thiện tăng trưởng tín tâm. Vì những người nói lời thật, hiện ra quả thật. Ở nơi không trung tóc liền rơi xuống và lúc bấy giờ Trời Tịnh Cư dâng áo Cà Sa, bay đến núi Hương cùng với các vị Bích Chi Phật khác, cùng ở một nơi rồi nói kệ như trên.
Bích Chi Phật Nhân Duyên luận
Hết quyển thượng

« Kinh này có tổng cộng 2 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Công đức phóng sinh


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự tham dục


Em Là Vì Sao Sáng


Hai Gốc Cây

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.118.154.237 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập