Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó. Kinh Pháp cú
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Quảng Thích Bồ Đề Tâm Luận [廣釋菩提心論] »» Bản Việt dịch quyển số 1 »»

Quảng Thích Bồ Đề Tâm Luận [廣釋菩提心論] »» Bản Việt dịch quyển số 1

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.31 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.3 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Luận Giảng Rộng Tâm Bồ Đề

Kinh này có 4 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    1 | 2 | 3 | 4 |
Việt dịch: Thích Như Điển

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Quy mệnh ba đời tất cả Phật
Lược tập Đại Thừa các pháp hành
Kiến lập tối sơ thắng sự nghiệp
Con nay giải rộng Bồ Đề Tâm
Nơi đây là thế nào? Nếu người nào muốn chứng đượctất cả trí, tổng lược ngọn nguồncủa tâm ở nơi 3 cõi, phát sanh tâm bi. Từ tâmbi nầy phát sanh tâm Đại Bồ Đề. Cho nên trong Phật Pháp là chỗ tối thắng nhất. Tất cả đều do tâm bi làm cănbản. Tâm bi nầy là do nhơn quán sát chúng sanh vậy, như Thánh Pháp Tập Luận nói rằng: Lúc bấy giờ Đức Quán Tự Tại Bồ Tát bạch Phật và Thế Tôn dạy rằng: Các Bồ Tát chẳng nên tu học nhiều loại pháp môn, mà chỉ một pháp môn tự chuyên siêng năng thực hành, tứctại nơi tất cả pháp như có trong bàn tay, huống gì là pháp như Đại Bi. Nầy các Bồ Tát do Đại Bi nầy tức ở tất cả Phật pháp, nhưở trong lòng bàn tay. Thế Tôn giống như Chuyển Luân Thánh Vương ở chỗ thực hành tốt, tức thời đượctất cả lựctụ hội mà các Bồ Tát cũng lại như thế. Đại Bi hành xứ tức có thể thành tựutất cả lựctụ hộicủa Phật Pháp. Thế Tôn lại như Sĩ Phu đời sống bền chắc, tức hay làm cho các căn được chuyển đổi vậy, mà các Bồ Tát cũng lại như thế, đại bi kiên cố, lại hay làm cho BồĐề hạnh được luôn lưu chuyển vậy.
Như kinh Vô Tận Ý nói rằng: Lại nữa Xá Lợi Tử! Hãy biết các Bồ Tát Đại Bi vô tận. Vì sao vậy? Cùng với tất cả các pháp mà dẫn đường vậy. Xá Lợi Tử! Dụ như Sĩ Phu có mệnh căn cùng ra vào trước sau dẫn đầu như thế. Đại Thừa pháp môn rộng rãi phổ cập cũng lại như vậy. Bồ Tát lấy lòng Đại Bi làm đầu.
Như kinh Tượng Đầu nói rằng: Lúc bấy giờ có một Thiên Tử hỏi Diệu Cát Tường Bồ Tát (Văn Thù Sư Lợi) rằng: Làm sao có thể phát khởi tất cả thắng hạnh của Bồ Tát? Lại ở nơi đâu?
Diệu Cát Tường nói rằng: Thiên Tử Đại Bi lại có thể phát khởi tất cả thắng hạnh của Bồ Tát. Bồ Tát duyên nơi chúng sanh trụ nơi cảnh giới. Cho nên Bồ Tát thường hay khởi niệm yêu thương tất cả chúng sanh mà ở nơi thân nầy chẳng có ngằn mé, thuần nhứt vì họ mà trưởng dưỡng lợi ích. Ở thời gian dài việc khó làm hay làm; nên phát sanh các hạnh.
Như Tín Lực Pháp Môn kinh dạy rằng:
Bi tâm của các Bồ Tát kia kiên cố, vì cầu độ tất cả chúng sanh, liền không ít phần khổ tưởng. Nếu đã được độ rồi lại chẳng có nghĩ là đã độ. Chẳng lìa tất cả việc khổ hạnh khó làm. Như thế chẳng bao lâu thì những việc làm kia đầy đủ. Sở nguyện thành tựu, nguyện chứng tất cả trí, đượctất cả Phật pháp. Như thế tất cả đều do bi tâm làm căn bản. Cho nên Phật, Thế Tôn hiện chứng tất cả các trí. Lòng từ bi phổ cập nhiếp hóa. Rộng vì thế gian mà làm tối thắng lợi ích, an trụ nơi vô trụ Niết Bàn. Như thế Phật đã làm. Tất cả đều do lòng đại bi là nguyên nhân vậy. Chư Phật trong ấy tạo ra nguyên nhơn có khổ não, lúc ấy duyên vào các chúng sanh mà tác ý rồi chuyển đổi làm tăng trưởng chẳng thoái lui.
Như Phật đã dạy trong các kinh rằng: Tất cả chúng sanh ở nơi các cõi đều có nhiềunỗi khổ,cứ như thế mà chịu những khổ não lớn. Bồ Tát thường hay vì chúng sanh bi mẫn quan sát. Cho nên ở nơi địa ngục có loại khổ như lửa đốt lâu ngày chẳng thôi, cái khổ vô tận, nhưở thế gian trị tội những người trộmcướp. Trói chặt nơi cột sắt, đánh đập, đày đọa, cắt rời thân thể, chịu nhiềusự khổ não. Những khổ như thế như trong lại quỷđói cũng lại như thế có nhiều loại cực hình đói khát khổ sở. Thân thể khô queo. Vì chỉ cầu ănuống mà chịu nhiều khổ hại. Tuy thường tự cầu trải qua trămnăm. Chung quy cũng chẳng thể đượcmột phần nhỏ, bị hại mà lại chẳng thanh tịnh nữa. Lại nữa có những ngạ quỷ tự yếu đuối nương vào nơi kẻ mạnh kia. Tuy đượcnương tựa; nhưng chẳng được gì. Chỗ được là chuyển thành những con quỷ có sứcmạnh hơn để hành hạ trị tội những tội nhơn khác, thọ như thế vô lượng khổ não. Kẻ thọ sự khổ kia, trong đó có những người đang vui tự tại với những loại như thế. Do những việc ác kia mà đọa vào cõi thú. Như súc sanh thì thọ vô số khổ, khởi tâm sân hậnhại nhau, giành ăn. Hoặc có nơi xuyên qua mũi hay bị phá hoạinơi thân. Hoặcbịđánh bằng dây thật chẳng tự tại. Thân thểđau đớn, thật không ít phần có thể yên vui được. Như người bị thương nặng chẳng thể giải cứu được. Phải ở thời gian dài chẳng nhớ đếnsự mệtmỏi. Lại những súc sanh kia nơi hoang dã có tâm buông lung. Với điều nầy ở kia càng không được yên, cùng nhau sát hại sanh ra sợ hãi. Ở cõi nầy cũng sinh ra lắm điều khổ. Như thế các cõi địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh do khởi lên các sự phiền não và ác nghiệp mà làm nguyên nhơn. Cho nên ở trong những cõi ấy luôn chịu khổ não như người đọa vào chỗ nguy hiểm khổ não cũng lại như vậy. Con người ở trong cõi ấycũng chịu đau khổ. Như nơi đó nói ở cõi dục giới ngay như cõi trời, muốn đốt tâm ý tán loạn. Muốn làm cho tâm nầy yên ở một nơi cũng chẳng thể được. Phải biết rằng dụclạc kia hết thì cái khổở trướcmắt. Như kẻ tham muốn thì có vui gì? Những kẻ ham muốnnơi cõi Thiên cũng thường hay bị đọa diệt. Sợ hãi, ưu não và phá hoại v.v... lại cũng chẳng vui gì.
Cho đếnnơi sắc giới của chư thiên, vì do các hành thường thuyên chuyển; khi quả báo chư thiên hết, hoặcbị đọa vào nơi địa ngục. Như thếở trong các cõi phiền não nghiệp thường hay vây chặt chẳng thể tự tại. Do đó mà sanh ra khổ não. Cho nên phải biết rằng lửa khổ thiêu đốt mạnh, đốt cả thế gian nầy chẳng ngừng nghỉ. Bồ Tát thấy khổ như thế rồi, tức khởi tâm bi, xem xét tấtcả chúng sanh. Lại nữa Bồ Tát thấy các chúng sanh thọ nhiều loại khổ thì chẳng cần oán thân, khởi tâm lân mẫn, bình đẳng quan sát mà cứu độ cho. Lại nữa tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến đây luân hồi lưu chuyển. Còn Bồ Tát thì chẳng phải chỉ vì một chúng sanh mà khởi lên thân thiện; nhưng là tâm bình đẳng cho tất cả. Như thế mà làm. Rồi ở trong mười phương tất cả chúng sanh cùng quan sát khắpcả. Nếu thấy một chúng sanh còn khổ não thì Bồ Tát phải thương như con. Tức thời thay thế lãnh thọ, chẳng làm cho chúng sanh thọ khổ nữa. Đó là do lòng từ bi chuyển đổivậy. Hay làm cho tất cả khổ não của chúng sanh liền tiêu diệt, lại thành tựu được lòng từ vô lượng.
Như trong kinh Vô Tận Ý nói rằng: Khi làm việctừ quan sát nầy mà Đức Thế Tôn nơi kinh A Tỳ Đạt Ma đầu tiên đã nói: Vì muốncứu độ cho tất cả loài hữu tình mà khởi lên bi nguyệnlực, chẳng xứng nơi vô thượng chánh đẳng chánh giác nếu chẳng độ được chúng sanh, ta tức chẳng phát tâm BồĐề.
Như kinh Thập Địa nói rằng: Ở trong tất cả chúng sanh, chẳng ai cứu giúp, chẳng có chỗ nương về, chẳng nơi trở lại, chẳng thấy biết. Khi Bồ Tát thấy thế rồi liền sanh bi niệm, lại phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác, để chẳng phải vì đó mà khai thị dạy dỗ, thì Bồ Tát ấy chẳng phải phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác. Cho nên phải biết rằng các Bồ Tát dũng mãnh phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác. Nghĩa là bi tâm ấy rất kiên cố.
Như trong Như Lai Trí Ấn Tam Ma Địa Thắng Thượng Kinh nói rằng: Bồ Đề Tâm chính là làm cho có thể tiêu hủy đi cái khổ của luân hồi.
Như trong kinh Di Lặc Giải Thoát nói rằng: Nầy Thiện Nam Tử!Nếu như có người chẳng giữ Đại Kim Cang Bảo mà hay vì kẻ bần cùng có thể tế độ. Thiện Nam Tử! Bồ Tát cũng lại như thế. Chẳng giữ riêng tất cả tâm trí quý giá của Đại Kim Cang để riêng đượctất cả Thanh Văn, Duyên Giác, công đức trang nghiêm đầy đủ mà lại cũng chẳng xả bỏ hạnh Bồ Tát để độ cho tất cả những kẻ trong luân hồibị bần cùng mà có thể tế độ cho. Bồ Tát hay vì tất cả chủng trí và tất cả sự họchỏi, bình đẳng tu hành. Đó là một trong vô lượng thắng hạnh. Cho nên từ tâm Bồ Tát phát ra phương tiện thành tựu quả giác ngộ to lớn.
Như trong kinh Như Lai Thị Giáo Thắng Quân Vương bảo rằng: Phật bảo Đại Vương! Nếu Ngài có làm nhiềusự nghiệp cùng khắpnơi khắpxứ như Bố Thí BaLa Mật Đa cho đến Bát Nhã Ba La Mạt Đa giống như thế mà học. Như thế ĐạiVương, Ngài nên như vậy mà thành chánh giác. Khởi lên niềm tin tìm cầu nguyệnlựchướng về tâm ấy. Ngay cả khi đứng, đi, nằm, ngồi, hay khi uống, khi ăn hoặc khi làm việc, lúc nào cũng suy nghĩ tác ý quán tưởng tất cả Phật, Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn. Ví như kẻ ngu phu hoặc thân qua rồi ở trong quá khứ, hoặcvị lai, hiệntại, tất cả căn lành hợplạimột nơi, phát tâm vô thượng tự hay tùy hỷ rồi, lại ở trong Phật, Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn cúng dường thừasự liền được công đức. Cùng với tất cả chúng sanh cũng vậy. Hồi hướng cho chúng sanh cho đến đượctất cả trí, tất cả Phật pháp đều được viên mãn. Nếu mỗi ngày 3 lầnhồi hướng cho vô thượng chánh đẳng chánh giác thì Đại Vương! Ngài đã làm những việc được thanh tịnh. Bồ Đề hạnh lại cũng đã được thành tựu. Lại nữa Đại Vương! Vô thượng chánh đẳng chánh giác tâm sanh ra căn lành quả báo vô số. Nếu sanh làm người hoặc sanh làm chư thiên. Vì tất cả nơi mà thường đượctối thắng. Mà nhưĐại Vương nay đã làm thế. Nói rộng ra, tâm BồĐề của Đại Vương cũng như vậy tối thượng tối thắng. Nếu việc làm ấy là chơn thật tức thì có thể thành tựu được quả giác ngộ to lớn.
Như trong kinh Vô Úy Thọ Vấn nói rằng: Phát tâm Bồ Đề là chỗ sanh ra phước như hư không giới, rộng rãi thắng thượng, chẳng thể hết được. Làm cho người đó được hằng hà sa số Phật sát. Ở nơi đó đầy đủ của báu cúng dường Thế Tôn. Lại có người chỉ chắp tay chí thành một lòng phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác thì phước đức ấy hơn phước đức kia chẳng thể so sánh được.
Như trong kinh Hoa Nghiêm nói rằng: Nầy Thiện Nam Tử từ Bồ Đề tâm mà sanh ra tấtcả Phật pháp. Rộng rãi thắng thượng trang nghiêm. Bồ Đề tâm lại có 2 loại. Một là nguyện tâm, hai là phân vị tâm. Lại kinh kia cũng nói rằng: Nầy Thiện Nam Tử! Tất cả chúng sanh đều khó được vô thượng chánh đẳng chánh giác. Nếuhạnh nguyện khởi lên rộng lớntức thời được vô thượng chánh đẳng chánh giác, an trú trong hiệntại. Vì tất cả thế gian mà hay làm những việclợi lạc. Nầy Thiện Nam Tử! Ta thành Phật đến nay là do phát khởi tâm Bồ Đề, rồilấy tâm nguyện ấy làm gốc. Sau đó mới làm những việc làm. Từ đầu cho đến sau làm mọi việc mà nhiếp hóa phổ cập thanh tâm phân vị. Cho nên hạnh nguyệnlực đã thành lập xong. Tức được Thiện Tri Thức hiện tiền nhiếp thọ. Bỏ qua tất cả những cảnh tướng chẳng thật. Như Diệu Cát Tường Bồ Tát ở trên đã nương vào vua mà phát tâm Bồ Đề. Bồ Tát như thế phát tâm Bồ Đề rồi tự làm việcbố thí Ba La Mật Đa tương ưng với những thắng hạnh. Nếu người chẳng có thể tựđiều phục thì làm sao có thểđiều phục được tha nhơn. Cho nên phải biết Bồ Tát nếu chẳng tự tu các hạnh thì làm sao mà có thể chứng được những quả lớn giác ngộ.
Lại như trong kinh Tượng Đầu nói rằng: Những việc làm của các Bồ Tát chơn thật cho nên chứng đượcBồ Tát. Nếu không có những sở hành thì chẳng phải là chơn thật vậy.
Như trong kinh Tam Ma Địa Vương nói: Đồng Tửđã làm như ta cho nên được chân thật. Mà Đồng Tử nên như thế mà học. Vì sao vậy Đồng Tử? Nêu những việc làm chơn thật, tức chẳng lìa vô thượng chánh đẳng chánh giác.
Các Bồ Tát thực hành những hạnh như thế trong 10 Ba La Mật, tứ vô lượng, tứ nhiếp pháp v.v... và nói rộng ra như trong kinh Vô TậnÝ Bảo Vân Đẳng đã nói. Lại nữa, học có 2 loại. Nghĩa là thế gian và xuất thế gian Thế nào là học thế gian? Nghĩa là kỹ nghệ, nghề nghiệp v.v... Còn thế nào là học xuất thế gian? Nghĩa là Thiền Định v.v... Để làm gì? Vì lợi ích chúng sanh mà làm tất cả sự nghiệp. Nơi đây phải biết là những việc làm của Bồ Tát, chỉ nói sơ qua mà lời nói có trí tuệ và phương tiện. Trong đó chẳng làm giảm thiểu được hai pháp nầy.
Như trong kinh Duy Ma Cật nói rằng: Bồ Tát chẳng bị vấn đề gì ràng buộc trí tuệ, mà còn có phương tiện huệ giải. Không có trí tuệ nào bị phương tiện ràng buộccả. Có trí tuệ phương tiện giải. Lại nữa như trong kinh Tượng Đầu nói rằng: Các Bồ Tát tổng lược mà nói có 2 con đường. Ở 2 con đường đó đều đầy đủ. Các vị Bồ Tát tức có thể mau chóng vô thượng chánh đẳng chánh giác.Thế nào là hai? Đó là trí huệ và phương tiện. Nếu lìa hạnh Bát Nhã Ba La Mật (trí tuệ) cùng các Ba La Mật như Tứ Nhiếp Pháp v.v... thì làm sao có thể nghiêm tịnh được Phật độ, giàu có tự tại, thành thụchữu tình, giáo hóa các việc, phổ nhiếp các pháp thiệnxảo phương tiện. Cho nên đây là trí huệ và phương tiệnvậy. Vì chẳng có tánh điên đảo, lại có nhơn phân biệt. Do đây mà nhơn khởi lên phương tiện đứng đắn, như nói các pháp; khởi chẳng điên đảo, suy nghĩ phân biệt mà có thể cứu cánh lợi lạc cho mình và người. Có thể làm cho phiền não chẳng khởi, giống như các độc vì chú chẳng hải. Lại nữa kinh nầy nói rằng: Trí huệ nhiếplấy phương tiện. Đây là có trí huệ phân biệt vậy.
Lại nữa như trong kinh Tín Lực Pháp Môn có dạy rằng: Thế nào gọi là làm phương tiện thiện xảo? -Nghĩa là nhiếphết tất cả pháp. Thế nào là làm tất cả huệ? -Nghĩa là nơi tất cả pháp, chẳng phá hoại điều lành.
Như thế trí huệ và phương tiện là 2 loại biến nhập vào các nơi, tất cả lúc thường hay hành trì. Không được ở trong đó làm cho giảm thiểu. Ngay cả các Bồ Tát nơi Thập Địa, hành 10 Ba La Mật cho đến thực hành rộng hành nầy như trong kinh Thập Địa đã nói rộng, mà Bát Địa Bồ Tát từ uy nghi của Phật khởi lên sự dừng ở tứccũng là hạnh vậy.
Kinh kia nói rằng: Lại nữa Phật Tử! Bồ Tát Ma Ha Tát nên nương vào trước đây để khởi đại nguyện gia trì thiệncăn và sứcmạnh ở lại. Chư Phật Thế Tôn lại cũng từ pháp môn nầy mà lưu xuất Đại Trí viên mãn các việc làm. Đây tức là cửa ngõ nhẫntối thượng. Tất cả các Phật pháp đều do đây mà huân tập thành.
Lại nữa Thiện Nam Tử! Chẳng nên như thế mà khởi lên hạnh dừng nghỉ, như ta đã được thậplực, bốn vô sở úy, 18 pháp bất cộng. Các thần thông v.v... là tất cả Phật Pháp, mà ngươi chưa đầy đủ, phải nên siêng năng tinh tấn. Khởi lên các nguyện, cầu cho giống nhau với các hạnh. Cho nên ngươi ở nơi cửa nhẫn được, chẳng nên xa lìa.
Nầy Thiện Nam Tử! Ngươi chẳng thấy những người ngu khác đời, chứa chấp nhiều phiền não, khởi lên những sự tìm cầu liên tục chẳng gián đoạn. Thế nào là hạnh khởi lên sự muốn dừng nghỉ?
Lại nầy Thiện Nam Tử! Phải biết rằng tánh của các pháp tự nó thường trụ. Cho nên pháp tánh thường trụ vậy. Như Lai nghĩa là vô sanh. Nghĩa là các Thanh Văn, Độc Giác chưa tròn các pháp vô phân biệt vô sanh vậy. Cho nên Như Lai đã dùng phương tiện khéo léo để xuất hiện nơi thế gian nầy.
Lại nữa nầy Thiện Nam Tử! Các ngươi thấy thân ta nhiều và trí tuệ ta cũng nhiều, quốc độ Phật nhiều và ánh sáng tròn đầy cũng nhiều thì phải biết rằng hiệntại thanh tịnh vô lượng như thế cùng với các pháp. Cho nên nay các ngươi làm những việc theo hạnh nguyệnnầy phải biết suy nghĩ vì lợi ích chúng sanh. Tức thời sẽ được vào cửa trí tuệ bất khả tư nghì.
Như trong kinh Thập Địa nói về hành tướng cùng kinh Duy Ma Cật sai biệt vậy. Kinh kia nói rằng Diệu Cát Tường Bồ Tát: Nếu có người nào khi Như Lai thuyết pháp mà khởi khinh mạn, phỉ báng thì người đó tuy nói lời phỉ báng như ta đã nói lại cũng được thanh tịnh. Trong đây sự lý lại chẳng tương đồng.
Như trong kinh Tượng Đầu nói rằng: Phậtdạy Từ Thị (Di Lặc) cùng các Bồ Tát vì Bồ Đề mà chứa nhóm 6 Ba La Mật. Hoặc có kẻ si mê nói lời như thế nầy -học Bát Nhã Ba La Mật Đa là họcBồ Tát. Tại sao lại còn học ngoài Bát Nhã nữa? Hoặc đã nghe rồi y nơi phương tiện cùng với Ba La Mật Đa mà khởi lên xả lìa ý đó. Từ Thị! Theo ý ông nghĩ sao?
Như vua Ca Thi tự lấy thịt nơi thân thể mình để cứu chim bồ câu thì vị vua nầy ngu si chăng?
Từ Thịđáp rằng: Chẳng phải, bạch Thế Tôn.
Phật bảo: Từ Thị! Khi ta tu hạnh Bồ Tát rộng tu 6 Ba La Mật tương ưng với căn lành thì chẳng phải không lợi ích sao?
Từ Thị bạch rằng: Chẳng phải thế, Thế Tôn.
Phật dạy: Như thế Từ Thị! Như ngươi ở nơi 60 kiếp chứa nhóm bố thí Ba La Mật Đa v.v... cho đến 60 kiếp chứa nhóm thì Bát Nhã Ba La Mật Đa cũng lại như vậy. Ở trong đó đã làm sâu các hạnh, đã nói rộng, tương ưng với trí tuệ vậy.
Bồ Đề Tâm Luận Giảng Rộng (Hết quyển 1)

« Kinh này có tổng cộng 4 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.15.211.41 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập