Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Quảng Thích Bồ Đề Tâm Luận [廣釋菩提心論] »» Bản Việt dịch quyển số 4 »»

Quảng Thích Bồ Đề Tâm Luận [廣釋菩提心論] »» Bản Việt dịch quyển số 4

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.21 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.27 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Luận Giảng Rộng Tâm Bồ Đề

Kinh này có 4 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    1 | 2 | 3 | Quyển cuối
Việt dịch: Thích Như Điển

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Lại nữa trong nầy như kinh Bảo Vân nói: Vì sao Bồ Tát lại được pháp Đại Thừa ? Nghĩa là nếuBồ Tát hay họctất cả pháp. Kia tuy có học nhưng ở nơi học cùng chỗ học pháp ấy tất chẳng thể được. Tuy ở nơi học quyết định chẳng thể được, lại cũng chẳng ở nơi ấy pháp nhơn duyên mà khởi lên đoạn kiến.
Như trong kinh Thánh Pháp Tập có nói: Thế nào là những việc làm của chư Bồ Tát ? Nghĩa là việc làm của Bồ Tát là nơi thân, ngữ, ý. Thời gian lâu dài chẳng lìa xa tất cả chúng sanh. Trong tâm khởi lên lòng thương to lớn càng cao dần. Vì muốn làm lợi lạc cho chúng sanh vậy. Liền suy nghĩ rằng: Hoặc ta đang làm hay ta đã làm, tất cùng với tất cả chúng sanh, cho họ sự lợi ích an lạcrộng lớn. Bồ Tát tuy quán sát thấy các uẩn đều như uyển, lại chẳng ở nơi đó mà sanh lo rời bỏ. Tất cả những việc làm tất chẳng chướng ngại. Nơi chốn như không chỗ chứa, lại chẳng phải nơi đó mà sanh sợ rời xa. Tất cả các việc làm tất nhiên vô chướng ngại. Cảnh giới như rắn độc, lại chẳng phải ở nơi ấy mà sanh xả ly. Tất cả những việc làm tất nhiên vô chướng ngại. Lại nữa tuy quán sắc như bột nước, lại chẳng xa rời Như Lai sắc thân tướng hảo. Thọ như bột nổi. Lại chẳng phải nơi ấy chư Như Lai đã chẳng khởi phương tiện Thiền định, Tam Ma Địa, Tam Ma Bát Đề mà sanh diệulạc. Tưởng như sức nóng mặt trời, lại chẳng phải ở nơi đó mà các trí của Đức Như Lai đã chẳng khởi lên Thắng Trưởng. Hành giống như đất huyễn, lại chẳng phải ở nơi đó mà Như Lai tam nghiệp trí vì dẫn đường mà chẳng làm gì. Như thế tất cả các việc làm tất chẳng chướng ngại.
Lại nữa như trong các kinh nói: Nơi trí huệ cùng phương tiện mà các Bồ Tát đương thực hành. Cho nên các Bồ Tát ở nơi kia vô số tấtcả việc làm thường hay phát khởi trí huệ và phương tiện. Quán tưởng làm việc tu học thời gian dài lâu chẳng gián đoạn. Như thế tức được 12 phầnvị. Những địa vịấy đã được an lậprồi thì ở nơi vị kia thắng thượng công đứctất cả đều phải đầy đủ. Nên gọi là 12 phầnvị vậy. Nghĩa là tín giải hạnh địa cho đến Phật địa. Ở trong những địa nầy lại trừ Phật địa, tự cùng với tất cả là sanh khác và nhiếp hóa Bồ Tát. Ở trong nầy tín giải hạnh địa là chưa thể chứng được 2 lý vô ngã. Một là hướng đến phát khởi kiên cố tín giải, ma chẳng thể làm động. Tín giải lực kia lại hay quán duy thức thật tánh. Lại ở nơi pháp kiên cố tín giải lập nên giải hạnh địa. Lại ở những địa ấy tùy theo các việc vô số Tam Ma Địa Tổng Trì, giải thoát thần thông và các công đức khác.
Như kinh Bảo Vân nói rằng:An lập 4 loại thuận theo phần được chia ra mà có 4 vị. Ở nơi nhu nhuyếnnầy trí quang minh xuất hiện. Ở 4 nơi nầy đều quán các pháp vô ngã. Ở trong đó nếu có nhu nhuyến thì trí quang minh sanh. Đó là Noãn vị. Ở nơi ấy chứng định gọi tên là được sáng. Ở phẩm giữa trí quang minh sanh. Đó là Đảnh vị. Việc chứng định kia gọi tên là tăng ánh sáng. Lại ở trên chỗ tối cao ngoài không đối ngại, trí quang minh sanh. Ở nơi tâm phân chia lìa tướng hay thủ. Đây có tên là Nhẫnvị. Ở nơi ấy được chứng định có tên là nhậpmột phần. Ở nơi ấy chỗ tướng hay thủ và bị thủ tất chẳng thể được, là chẳng 2 trí. Quyết định ấn cho 2 cái chấp ấy giống không. Đó là thế đệ nhất vị. Nơi đó chứng định có tên là chẳng gián đoạn. Từđây vô gián nhập vào tánh duy thức. Ởđây tổng lược mà nói như thế. Tất cả Tín, Giải, Hạnh, Địa đều nhiếphết.
Lại nữa Thập Địa tức 10 phần vị.
Đầu tiên là sơ địa. Từ đời trước ở nơi đệ nhứt pháp chẳng gián đoạnsơ tâm được vào con đường thấy biết, liền được tánh thánh, sanh đại hoan hỷ. Cho nên gọi tên là hoan hỷ địa. Ở nơi nầy chứng được lý vô ngã không hai, được pháp vô tánh, chơn thật trí pháp sanh. Tất cả sự phân biệt hí luậntất xa lìa. Ở nơi đây có thể dứt trừ 112 kiếnsở đoạn hoặc. Cùng tu dứt trừ 3 cõi tổng cộng 16 hoặc như thế mà đoạn. Ở nơi nầy Bồ Tát được trí bình đẳng, tự lợi lợi tha. Ở nơi thí Ba La Mật mà được viên mãn. Ở yên nơi chánh định. Cho đến chưa thể xa rời những lỗi nhỏ cấu nhiễm. Ởđây có thể phân ra tiến vào nhịđịa.
Ở nơi nhị địa kia hay lìa tất cả sự phạm giới cấu nhiễm. Cho nên nói tên là Ly Cấu Địa. Ở địa nầy Bồ Tát có thể chánh thức lìa xa những lỗi nhỏ phạm giới cấu nhiễm. Ở nơi giới Ba La Mật Đa mà được viên mãn, cho đến chưa thể thành tựu Thắng Tam Ma Địa, Tam Ma Bột Đệ và Văn Tổng Trì. Ở phầnnầy có thể tiến vào Địa thứ ba.
Địa thứ ba nầy hay phát vô lượng thắng trí quang minh. Cho nên nói rằng Phát Quang Địa. Ở địa vị nầy Bồ Tát phổ tận đượcrộng Thắng Tam Ma Địa và VănTổng Trì, kham nhẫn các khổ. Ở nơi nhẫn Ba La Mật Đa mà được viên mãn rồi. Ở nơi tất cả Tam Ma Bột Đệ liềnxả tâm ái, cho đến chưa thể rộng tu phầnBồ Đề. Nếu được phần nầy tức tiến vào chỗđịa thứ tư.
Ở nơi địa thứ tư kia Bồ Đề phần phát ra ánh sáng trí huệ hay thiêu trừ tất cả phiền não. Cho nên đây gọi tên là Diệm Huệ Địa. Ở địa vị nầy Bồ Tát lìa xa khuyết giảmlời nói và ý nghĩa phân biệt. Lành tu chẳng khuyết giảm pháp phầnBồ Đề, luôn luôn Tinh Tấn Ba La Mật Đa mà được viên mãn. Cho đến chưa làm đượcTứ Đế Quán. Nếu hay làm được, có thể tiến vào ởđịa thứ 5.
Ở nơi địa thứ 5 nầy, sanh tử Niết Bàn lấy phương tiện lành quan sát bình đẳng, ở trong sự khó khăn hay khéo tu tập. Cho nên gọi tên là Nan Thắng Địa. Ở địa vị nầyBồ Tát ở nơi bốn Thánh Đế hay lành quan sát tu tạo nhiều việc. Ở nơi Định Ba La Mật Đa mà được viên mãn. Từ sự thuậnlợi ấy quyết định vào đến địa nầy. Đầu tiên chứng được vô tướng cho đến chưa thể tác duyên sanh quán. Nếu phân biệt được thì tiến vào địa thứ
6.
Ở địa thứ 6 Thắng Huệ đầy đủ rồi mà có thể tùy chuyểntất cả Phật Pháp thắng hiện tiền môn. Cho nên gọi tên là Hiện Tiền Địa. Ở địa nầyBồ Tát hay lành quán sát pháp duyên sanh. Ở nơi Huệ Ba La Mật Đa mà được viên mãn, rộng làm việc vô tướng, cho đến chưa thểđầy đủ các hạnh. Nếu hay phân biệt thì tiến vào địa thứ 7.
Địa thứ 7 nầy chưa công dụng phương tiện. Tuy chưa thể đầy đủ vượt xa. Cho nên gọi tên nầy là Viễn Hành Địa. Ở địa nầyBồ Tát quán tất cả tướng đều như huyễn hóa. Chơn thật rõ biết tướng ấy, tức chẳng sai quấy. Ở nơi kia có thể thành tựuhạnh vô tướng. Ở nơi Phương Tiện Ba La Mật Đa mà được viên mãn. Cho đến chưa đầy đủ hạnh chưa công dụng. Nếu có thể phân biệt thì được vào địa thứ 8.
Ở nơi địa thứ 8 tất cả các tướng dụng tất nhiên chẳng thể động. Cho nên ởđây gọi tên là Bất Động Địa. Ở địa vị nầy Bồ Tát lành đượchạnh vô tướng công dụng. Ở nguyện Ba La Mật Đa mà được viên mãn. Cho đến chưa thể phân biệt tất cả các tướng thuyết pháp tự tại. Nếu có thể phân giải rõ được tiến vào địa thứ 9.
Ở nơi địa thứ 9 đầy đủ tối thắng huệ, lành nói các pháp. Cho nên nói là Thiện Huệ Địa. Ở địa vị nầy Bồ Tát đượctối thắng tứ vô ngại, giải huệ lựctương ưng. Ở nơi lực Ba La Mật Đa mà được viên mãn. Cho đến chưa thể nơi Phật sát hội tùy ý hóa hiện thuyết pháp lợi sanh tự tại viên mãn. Nếu có thể phân biệt rõ thì tiến vào Thập Địa.
Ở nơi Thập Địa nầy hay ở vô biên tất cả thế giới, làm cho gió pháp, mưa cam lồ. Cho nên gọi đây là Pháp Vân Địa. Ở địa nầy Bồ Tát Thắng Huệ tương ưng nói pháp lợi sanh, làm các việc biến hóa, tất đượctự tại. Chưa đến chưa thểở nơi tất cả sự hiểu biết tất cả tướng, hoạch vô ngại trí. Nếu có thể phân biệt được thì tiến vào Phật địa.
Như những địa bên trên thì đều kiếnlập hành tướng. Như trong kinh Hòa Hợp Giải Thoát nói. Lại nữa các địa nầy có nói rộng uẩn và thanh tịnh cho đến phân vị tướng, cùng xứ lại có văn mạch sợ có việc ngăn trở.
Lại nữa Phật địa tức nhứt phầnvị. Đây là Phật địa. Tất cả Thắng Tướng đều phải đầy đủ. Tất cả công đức đều phải viên mãn. Lại hay phổ tậntất cả mọi nơi. Qua khỏi vô biệt thắng thượng phầnvị, mà Phật địa thì có công đức, làm cho chư Phật nói lời hòa nhã, mà cũng chẳng thể xưng dương một phần. Cho nên phải biết: Chư Phật công đức vô lượng vô biên, chẳng thể xưng đếm được. Chỉ có Phật Thế Tôn mới dùng tự nhiên trí quán sát để tự chứng trí vậy.
Như trong kinh Hoa Nghiêm nói về công đức. Lại tứcmột phần chưa thể cùng tận vậy, huống nữa ta nay tạo ra luậnnầy chỉ dùng ngôn từ để tán thán nói vậy. Lại nữa Phật địa có công đức, tổng nhiếptất cả nghĩa thù thắng như kinh Lăng Già đã nói. Lại có kệ tụng rằng:
Phải nên biết rõ về ba thân
Phổ nhiếp chư Phật tất cả thân
Tối thượng thắng nghĩa pháp nương tựa
Cho nên khai hiển tướng ba thân
Tự tánh thân và chánh báo thân
Hóa thân và ba tối thắng thượng
Phân biệt chư Phật thân sở hữu
Thân đầu cùng hai chỗ nương nhờ
Lại tu hạnh khó, làm hy hữu
Trăm loại cọ sát tâm yên nhẫn
Cho nên tất cả cửa việc lành
Lại hay tích chứa chẳng dời mất
Vô lượng kiếp đến mãi tu tập
Đại Thừa tối thượng diệu pháp môn
Tất cả chướng ngại tất tiêu trừ
Tận diệt vô dưđược thanh tịnh
Trong nhơn lại có chướng nhỏ nhặt
Trong quả trí lực tất rời khỏi
Giống như của quý khai mở hộp
Phóng ra ánh sáng chiếu tất cả
Tùy thuận thế gian sanh ra đây
Trải khổ khuyên cầu quả Bồ Đề
Thuyết pháp hóa lợi trăm ngàn cửa
Làm tất cả nơi bố thí lành
Như Lai cao hiển lại bất động
An trụ thế gian bậc đại thánh
Như vua trên cả núi Tu Di
Xem thấy nguy nguy thật tuyệt vời
Lớn ấy tâm từ làm cănbản
Cửa Tam Ma Địa lành sanh ra
Biến vào ba cõi hiện thân nầy
Tất cả chẳng không hiện sanh ra
Như mắt trong lại phóng luồng sáng
Phổ biến thế gian tất chiếu diệu
Chư Phật thánh trí ánh sáng lành
Nên biết các pháp lại như thế
Các bậc Thanh Văn lại chứng quả
Xa rời thế gian vì tối thắng
Mà Thanh Văn kia được ở trong
Lại hay chẳng như Duyên Giác địa
Duyên Giác mà sánh Bồ Tát địa
Ở trong những phần chẳng bằng một
Bồ Tát so sánh với Như Lai
Bội đa phần lại chẳng kịp một
Như Lai đã chứng quả Bồ Đề
Vô lượng công đức bất tư nghì
Nhưđây tùy xứ mà nên làm
Tùy thuận phương tiện mà thay đổi
Trong quả chứng được tối thắng thượng
Ngũ căn thanh tịnh thành diệudụng
Mười hai vị nơi cửa công đức
Tất cả nghĩa kia đều nên đổi
Trong quả chứng được tối thắng thượng
Tất cả ý đạo đều thanh tịnh
Như thế sở chứng tất nên biết
Tất cả chẳng dơ, chẳng phân biệt
Trong quả chứng được tối thắng thượng
Nhiếp tất cả nghĩa, lợi thanh tịnh
Phật sát thanh tịnh như thế ấy
Tất cả tự tại mà xuất hiện
Trong quả chứng được pháp tối thượng
Tất cả phân biệt tất thanh tịnh
Làm cho chẳng hoại thường ở trong
Lành ta tất cả nghiệp trí tuệ
Trong quả chứng được pháp tối thượng
Tất cả thanh tịnh lành an trụ
Liền được vô trụĐại Niết Bàn
Viên mãn chư Phật câu thanh tịnh
Trong quả chứng được pháp tối thượng
Tất cả pháp nhiễm thanh tịnh rồi
Chẳng tạp phiền não chẳng nơi dựa
Thường vào niềm vui của chư Phật
Trong quả chứng được pháp tối thượng
Tưởng như hư không tất thanh tịnh
Chứa nhóm rộng khắpcửa thắng nghĩa
Lìa các sắc tướng mà quan sát
Như Lai hóa tướng thật rộng lớn
Đây nhiều muốn hạnh đều thanh tịnh
Thành sở tác trí khó nghĩ bàn
Chư Phật chẳng dơ, thắng nương tựa.
Trong đây nên biết: Thanh tịnh pháp giới tức là tất cả pháp chơn như. Vì tất cả pháp chẳng điên đảo, tự tánh chẳng nhơn, mà có thể sanh ra chư Phật và chư Phật trí, lìa các chướng nhiễm. Thành lập Tam Ma Địa tổng trì pháp môn. Cùng với vô lượng phước trí các hạnh. Thành tựutất cả chúng sanh lợi lạc v.v... Cho đến thành thụctất cả chánh pháp văn trì chủng tử. Như thế các tướng đều được thành tựu. Cho nên nói rằng chư Phật trí vậy. Nghĩa là tứ trí.
Đầu tiên là Đại Viên Cảnh Trí. Trí nầy xa lìa tướng của ngã và ngã sở. Cùng lìa sự hay chấp giữ và bị chấp giữ phân biệt, chẳng bị những phiền não cấu nhiễm nhiễuhại. Ở nơi tất cả sở duyên, sở hạnh, sở trí tướng. Chẳng quên, chẳng ngu. Trí ảnh tương sanh, hiện ra hạt giống nương tựa. Cùng tất cả trí nương vào thanh tịnh. Đó tức là chơn như sở duyên, vô phân biệt trí.
Thứ hai là Bình Đẳng Tánh Trí, được thắng thượng sở duyên. Trí nầy hay quán mình người bình đẳng. Lại hay ở yên nơi vô trụ Niết Bàn. Khởi đạitừ bi tùy theo sự vãng sanh của tất cả hiện thân mọi nơi, lành phương tiện cứu cánh tương ưng.
Ba là Diệu Quan Sát Trí. Phổ nhiếptất cả Tam Ma Địa, Tam Ma Bột Để Tổng Trì pháp môn. Ở nơi tất cả sở tri phân lập địavị. Chuyển đổi vô ngại và hay phát sanh thắng công đứcbảo. Phương tiện hiện thân, lành dứt các nghi ngờ của chúng sanh. Như thế mà hay hiện thân thuyết pháp.
Bốn là Thành Sở Tác trí. Hay dùng đủ loại bất khả tư nghì phương tiện để vì kia mà làm cho thành thụctất cả chuyện phải làm. Nhưứng hóa độ tất cả chúng sanh. Như thế các tướng. Đây là 4 trí. Lại có kệ rằng:
Ba thân phân vị hai hai một
Hai pháp hai báo một hóa thân
Chư Phật thanh tịnh trong pháp giới
Hoặc một hoặc nhiều tánh chẳng lập.
Trong nầy ý nói rằng: Thanh tịnh pháp thân dụ như hư không mà chẳng có hình tướng. Từ nơi thân nầy lưu xuất tất cả pháp. Những điềunầy đều là khó có thể so sánh với pháp tối thắng rõ ràng được. Thanh tịnh chơn lý là nhơncủa sự lợi lạclớn. Xuất sanh đất Phật, tối thượng lành vui, mà có thể viên mãn vô tận pháp hải. Lại hay đầy đủ thanh tịnh diệu huệ. Tức có thể thành tựu Đại Bồ Đề Tâm, như trên đã giải nghĩa rộng về Bồ Đề Tâm nầy, mà từ nơi các kinh đã lược nói toát yếu. Chỉ có Phật và Bồ Tát mới thấy biết hết.
Giải rộng Bồ Đề Tâm (Hết quyển 4)

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 4 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa


Kinh nghiệm tu tập trong đời thường


Các vị đại sư tái sinh Tây Tạng


Lục tổ Đại sư - Con người và huyền thoại

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.119.172.75 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập