Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Quảng Thích Bồ Đề Tâm Luận [廣釋菩提心論] »» Bản Việt dịch quyển số 3 »»

Quảng Thích Bồ Đề Tâm Luận [廣釋菩提心論] »» Bản Việt dịch quyển số 3

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.28 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.34 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Luận Giảng Rộng Tâm Bồ Đề

Kinh này có 4 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    1 | 2 | 3 | 4 |
Việt dịch: Thích Như Điển

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Lại nữa trong nầy lần lượt nên tu theo Thiền Định. Nghĩa là được lìa khỏi ái dục và đượchỷ lạc. Nội tâm thanh tịnh, ở nơi Chánh Tương Ưng. Tự tìm tự thấy ở Thiền Định ban đầu. Lại nữa trong nầy chẳng tìmmà chỉ thấy. Đây có tên là Thiền Trung Gian. Nếu ở sơ thiền mà ái được lìa rồi, thì hỷ lạc ấy ở nơi nội tâm thanh tịnh, ở vào Chánh Tương Ưng. Đó là Thiền Định thứ hai. Ở nơi địa thứ 2 của Thiềnnếu lìa được ái rồi thì xả bỏ lạc chánh tri và trụở chánh tương ưng. Đó là Thiền thứ ba. Nếu ở nơi Thiền thứ 3 ái lìa rồi, bỏ niệmtương ưng, thì đó là Tứ Thiền. Thiềnnầy tương ưng với tri sở hữu vô sắc định. Ở trong đây tất cả nương vào tướng như thế mà phân biệt. Ở nơi duyên ấy làm cho tâm kiên cố. Như lý mà làm và dùng huệ để quan sát. Khi ánh sáng trí tuệ phát sanh thì chiếu phá các hạt giống vô minh. Cứu cánh được lìa, tức chánh tương ưng. Khác cái nầy, tất cả đều là tu theo ngoại đạo. Chẳng phải Tam Ma Địa chơn chánh. Chẳng thểđoạn trừ phiền não.
Như trong các kinh đã nói. Nếu tu được Tam Ma Địa chơn chánh rồi, nếu ta muốn sanh, thì tức thời liền khởi lên phiền não trở lại. Lúc ấy tâm sẽ như nước dừng, nhập vào Tam Ma Địa tương ưng Quán Hạnh.
Như trong Lăng Già kinh đã nói tổng quát rằng: Chánh huệ quán hành chỉ có tâm tịnh, ở ngoài sự phân biệt. Nếu ở chơn như duyên vào thì tâm nầy nên qua. Tâm nếu qua rồi thì ở kia không có đối ngại mà hay có thể qua. Trong vô đối ngại nếutương ưng trụ thì quán Đại Thừa. Kia không phát ngộ tối thắng tịch tịnh. Tức thắng được vô ngã trí và quán sát vô đối ngại.
Trong nầy ý nói rằng: Như thật quan sát tâm tức vô sắc pháp phân biệt. Đó là tối thượng tương ưng thắng hạnh. Như thế thì thức cùng sắc vì sao có sự sai biệt? hoặc chẳng khác thức. Lại hay đối với ngại nghĩa tà, chẳng giống như mộng phân vị thấy chẳng thật. Như thế thức đã thị sát như thật phía bên ngoài. Sắc nhỏ nhất khó thể giữ lại được. Lại cũng chẳng được, như thế thành duy thức. Chẳng cùng với tất cả ý ngoài mà có. Tuy tâm thanh tịnh trụ ngoài chẳng phân biệt. Ở nơi quan sát, lìa sắc pháp nên được tướng, mà đượccứu cánh vô sở đắc. Lạinữa ở nơi sắc pháp nên quán vô sắc. Kia nếu chỉ tâm chẳng thật có thể giữ lại chẳng bị giữ. Nên 2 tánh thủ nầy thật chẳng thể được. Lìa thủ xả, tức tâm ấy chẳng có hai. Như thế quan sát lại cũng chẳng có 2 tướng. Ở nơi chơn như duyên vào tâm nầy lại qua đi. Cáitướng bị giữđó lạicũng trôi qua vậy. Hai vô đối ngại. Ở nơi đây chẳng có 2 trí. Ở trong nghĩa như thật. Cho nên nói tuy tâm qua rồi, hai chẳng đối ngại. Phải nên biết nơi ấy mà lại nên lìa. Cho nên tự tánh tha tánh có tánh sanh mà chẳng thể được. Như thế nên xem xét tánh chúng sanh lại chẳng hòa hợp. Nếu thủ nếuxả, cả 2 đều tánh chẳng thật tức thời có thể xa rời. Phải biết tấtcả tánh vật có thủ trước. Ở nơi chẳng 2 trí tất cả đều xa rời. Ở nơi vô đối ngại chẳng có 2 trí, cứ như thế mà trụ. Tức ở nơi tất cả pháp như thật hiểu rõ chẳng có tự tánh. Kia tức hay vào tối thượng thật tánh, nhập vô phân biệt Tam Ma Địa môn. Lại nữa nếu ở nơi vô đối ngại chẳng 2 trí thì là tương ưng trụ vậy. Điềunầy nghĩa là ở nơi tối thượng thật tánh vậy. Đây là theo cái nhìn của Đại Thừa. Như thế lại thấy tối thượng thật tánh. Khi thấy tối thượng thật tánh rồi, tức ở nơitấtcả pháp, dùng huệ nhãn để quán không. Trong trí quang minh ấy, tất cảđều thấy như thật.
Như trong các kinh nói: Thế nào là thấy Thắng Nghĩa Đế? Nghĩa là tất cả pháp đều chẳng thấy. Ở trong đây như thế mà nói không thấy gì cả. Đó là thắng ý lạc chơn thật chẳng thấy. Chẳng giống như thế gian sanh ra đui mù. Không duyên vào nhau hoặc chẳng tác ý cho nên tất cả đều chẳng thấy. Những cái kia có chủng tử của tánh điên đảo, tức nhiên chẳng thểđoạn được. Ởđây tức chẳng phải vậy. Lại nữa như nhập vào tưởng định. Sau đó hoặc ra khỏi hoặc trở lại sanh khởi có tánh chấp trước. Thamlà cănbản cho các phiền não tụ hợp mà chẳng thể giải thoát được. Cho nên nói có tánh thủ trước mà tham là căn bản phiền não hình tướng vậy.
Như trong kinh Thánh Nhị Đế nói rằng: Lại nói rằng vào vô phân biệt pháp môn tổng trì. Ở nơi pháp vô phân biệt thì lìa sắctướng. Trí huệ quyết định nơi vô sắc quán vô sởđắclại chẳng tác ý. Đây có nghĩa là Thắng Ý Lạc. Chẳng phải như Vô Tưởng Định vậy. Ở nơi các sắc chấp trước pháp tác ý mà lìa xa. Cho nên phải biết như trước đã nói. Nơi các sắc tác ý lìa tướng. Nếu chẳng có chánh huệ tức chẳng thểđoạn chủng tử của sự nghi hoặc. Dụ như lửa của thế gian nếu còn sót lại thì các vậtbị đốt cháy. Làm thế nào để có thể lìa suy nghĩ? Nếu chẳng điều chỉnh dừng nghỉ nghĩa niệm tà?
Do đây nên biết -Có sự dừng lại nơi duyên, tâm ở nơi kiên cố như lý mà làm. Dùng huệ để quan sát, trí quang minh sanh. Ánh sáng hiện, bóng tối lìa xa, trí sanh, chướng diệt. Như người có 2 mắt tùy theo cách chẳng sai biệt. Ở nơi các phầnvị rõ ràng chẳng sai khác. Trí quang minh xuất hiệnlại cũng như thế. Không có nơi ánh sáng thì chỉ có tánh tối mà thôi. Sáng tối là 2 pháphỗ tương sai biệt nhau vậy. Phải biết Tam Ma Địa lìa tánh sáng tối lại cũng như thế. Nếu chẳng lìa vậy thì tâm làm sao có thểở nơi một cảnh tướng? Cho nên ở nơi Tam Ma Địa phải hiểu biết chơn thật như thế. Tức hay một lòng hướng về tùy thuận chánh huệ. Ở trong đó nói rằng cuối cùng chẳng sai khác.
Lại nữa ở trong Tam Ma Địa nên dùng huệ để quán thì vô sắctướng. Ở nơi tất cả pháp tức chẳng thể được. Những phần giống nhau với tướng phầnvị. Chẳng thể tiếntới mà cũng chẳng thể phát ngộ. Nếucả tự và tha tức được thấy vô tánh.Có tánh phân biệt hý luậntướng và tất cả đều tiêu diệt. Như thế tức ở nơi chánh huệ quán vô tướng tánh mà đượctương ưng. Có tâm phân biệt tức chẳng thể thành. Tức kia chẳng tánh mà cũng chẳng thểđược. Nếu ở nơi ấy hoặc có tánh mà có thể thấy thì sự thấy ấy nên dừng. Như thế dừng rồi, nếu ở nơi vô tánh phân biệt chuyển đổi vậy. Ởđây lại chẳng phải thế, làm cho có tánh 3 lúc giống nhau. Dùng huệ nhãn quán sát vô tướng vô đắc. Lạinữa phải dừng cái gì? Như thật nghĩa mà nói thì hữu tánh vô tánh chẳng thể phân biệt. Một tánh khác tánh lại cũng chẳng thể phân biệt. Trong ấy nếu lìa tánh cùng vô tánh cả 2 phân biệt thì tức nhẫn có thể chiếu đạt đến các phân biệt là không. Tức kia có thể chiếu và tánh bị chiếulại cũng chẳng sở hữu. Như thế cho đến được thượng tối thắng vô phân biệt tương ưng. Ở nơi đây nếu trụ lại tương ưng như thế, tức thì tất cả phân biệt tức nhiên có thểđoạn diệt. Cho nên các phiền não chướng, tri chướng lại cũng có thểđoạn diệt. Ở nơi kia phiền não chướng chẳng sanh chẳng diệt là tánh vậy. Mà tánh ấy cái gốc điên đảo được tiêu trừ.
Như trong kinh Thánh Nhị Đế nói rằng: Như thế trong tương ưng hành, tất cả tánh và phân biệt dứt rồi. Phổ tận tánh và điên đảo vô minh tự tánh phiền não chướng cănbảntức đoạn diệt. Cănbản kia đoạn diệt rồi, các phiền não chướng tất cả có thể đoạn. Lại như trong kinh Thánh NhịĐế nói rằng:
Hỏi: Bồ Tát Diệu Cát Tường rằng: Làm sao có thểđiều phục được phiền não? Làm sao mà có thể rõ biết được phiền não?
Đáp: Cát Tường trả lờirằng: Trong Thắng Nghĩa Đế ấy cứu cánh chẳng sanh. Kia tất cả pháp đều ở trong tánh vô sanh. Thế tụctấtcả đều chẳng thật điên đảo. Phải nên dừng nghỉ tất cả tánh và chỗ khởi lên điên đảo tư duy phân biệt. Nếu mà tư duy phân biệt kia chẳng dừng tức có tướng ngã nơi ấy. Lại có ngã cùng tướng tức khởi lập các điều thấy. Nếu cái thấy khởi lậptức phiền não chuyển đổi. Thiên Tử nếu hay biết rõ trong Thắng Nghĩa Đếấy tất cả pháp cứu cánh đều vô sanh, tức Thắng Nghĩa Đế đầy đủ 10 loại chẳng phiền não. Nếu trong Thắng Nghĩa Đế ấy không có điên đảo, tức không có phân biệt. Nếu chẳng phân biệt tức được Diệt Tương Ưng. Nếutương ưng mất đi rồi thì kia, ta đều cùng tướng tức chẳng thể được. Nếu ta cùng tướng tức chẳng thể được, mà kia sự thấy ấy chẳng thể khởilập. Cho đến Thắng Nghĩa Đế, Niết Bàn, sự thấy ấylại chẳng thể khởi. Do như thế cho nên tức ở nơi vô sanh hạnh, tất cả phiền não cứu cánh được điều phục. Thiên Tử nên biết rằng: Các phiền não ở nơi Thắng Nghĩa Đế vô ngại trí, cứu cánh không, cứu cánh vô tướng, cứu cánh vô tánh. Như thế nên biếtrằng hay hiểu rõ phiền não. Thiên Tử giống như rắn độc vì chú mà bị hại. Các loại phiền não kia lại cũng giống như thế.
Thiên Tử lại hỏi rằng vì sao là chủng tử phiền não?
Diệu Cát Tường trả lời Thiên Tử rằng: Thắng Nghĩa Đế, cứu cánh vô sanh tánh. Nếu ở nơi tất cả pháp mà khởi phân biệt thì đây tức là các loại phiền não. Do nơi đây khởi lên các tánh và phiền não. Ở nơi điên đảo ấy chẳng thể chiếu đạt. Cho nên ở nơi pháp, đoạn lìa, tất cảđiên đảo đều có thểđoạnrốt ráo. Cho nên tri chướng có thể chánh quyết định mà tất nhiên được tiêu trừ. Tri chướng đoạnrồi thì chẳng có tánh tương tục.
Giống như ánh sáng mặt trời xuất hiện thì các đám mây tan đi. Ở nơitất cả chiếu sáng vô ngại, mà trí quang minh kia thanh tịnh chiếu sáng. Nếusắc, tâm tất cả tự tánh lại cũng như thế. Các vật thật tánh quyết định thường trụ. Ở nơi vô tương tục tánh chơn thật hiểu rõ như tấtcả vật tánh nghĩa như thật vậy. Ở trong ấy vật tánh làm sao có thể nói bằng lời được. Cho nên ở nơi Thắng Nghĩa Thế Tục Đế như như mà nói như thật, hiểu rõ tấtcả sắctướng cùng với các vật tánh rồi, tức đượctất cả trí. Như thế mà nói nghĩa vềđoạn chướng vậy. Cho nên sẽ chứng tất cả trí tối thượng thắng đạo. Chẳng phải con đường Thanh Vănvậy, mà các điên đảo chẳng thểđoạn trừ, lại chẳng thể một lòng đoạn trừ 2 chướng ấy.
Kinh LăngGià nóirằng: Nầy Đại Huệ! Kẻ Thanh Văn kia khởi lên cái nhơn biệt dị; nên có chỗ chấp trước. Khi thấy được pháp ấy rồi, liền giữ nơi Niết Bàn để tự thành Phật, mà chẳng thể thấy được cái pháp của vô ngã. Nầy Đại Huệ! Điềunầy chẳng thể giải thoát được. Như thế những bậc Thanh Văntự biết sự chứng ấy chưa thật ra khỏi. Nghĩa là chưa được xuất ly. Sự thấy khác ấy chuyển đổi mà việc làm kia chẳng tương ưng với việcnầy. Sự hành đạo kia sẽ khó được giải thoát chơn thật. Thế Tôn lại nói chỉ pháp một thừa, chẳng nói con đường của Thanh Văn. Những Thanh Văn kia ở nơi uẩn mà quan sát vô ngã mà ở kia được người vô ngã. Ởđây thì không như vậy; nên xem tam giới tất cả đều do thức biến luận. Nếu nói ngoài thức mà có, nghĩa là được vô ngã vậy. Như thế tức ở nơi không 2 trí thì có vô ngã, mà chẳng được vào, còn ở tánh kia thì được vào vậy. Nếu tánh kia được vào rồi thì ở kia tức chẳng nhập vào duy thức tánh vậy.
Lại nữa như trong kinh nầy phẩm Thánh Xuất Thế có nói rằng: Lại nữa! Phật Tử nên biết! Ba cõi chỉ do tâmsở hiện là tâm. Lại chẳng có ngằn mé có thể được. Nếu nói có ngằn mé tức là có sanh ra. Nếu nói có tức có chỗ trụ. Tất cả đều là tướng phân biệt vậy. Nếu tâm không có ngằn mé thì có thể vào nơi chẳng 2 trí kia. Như thế kẻ vào ấy là chơn thật vào.
Ở trong nầy lại được hỏi: Như thế thì các tương ưng phần vị sẽ sanh như thế nào?
Đáp rằng: Do sự thanh tịnh thắng nguyệnlựcvậy. Bồ Tát phát khởi đại bi, phổ vị chúng sanh, làm những công việclợi ích. Từ nguyệnlực kia, sanh ra các thắng thượng bố thí và những việc làm thuận minh bạch. Kia tức là chơn thật thanh tịnh sanh ra. Lại nữa Bồ Tát đại bi, nếutất cả chúng sanh chưa thể vào hết các pháp vô tánh thanh tịnh trí thì Bồ Tát cho đến tùy thuận chuyển vào luân hồi, lại cũng chẳng bị nhiễmbởi luân hồi, vượt qua mà trụở nơi pháp chưa phát ngộ tịch tĩnh. Như kinh dạy rằng:
Thấy trong vô đối ngại Biết tối thắng vô ngã
Cho nên nếu ở nơi 2tướng nói không có 2 lời nghĩa là tối thắng, tức Thắng Nghĩa Đế, trong đó chơn thắng ý lạc. Ở nơi chẳng 2, chẳng đối ngại trí cứu cánh vô ngã, vô hữu tự tánh. Tức được thấy tương ưng. Nơi ấy có thấy không phân biệt với cái thấy khác. Tất cảđều chẳng phân biệt và không phát ngộ. Tất cả tịch tĩnh.
Lại hỏi rằng: Sao gọi là có thể khởi lên các tương ưng hành?
Đáp rằng: Chẳng phảivậy. Hoặc có thấy kia là thật. Chẳng thể tùy thuận thắng nghĩa. Vì sao vậy? Vì trong ấy chẳng có chủ tể,tự tại tướng với tương ưng vậy, mà thấy những gì nhưở trong pháp thế tục tùy thuận theo sắc và tướng của cảnh giới vậy. Nếu biết sanh khởi, thức lại tùy thuận với việc làm của thế gian. Cho nên phải biết trí nầy kia vậy. Trong trí ấy nói gồm đủ thấy mà chẳng thật có tướng chủ tể. Nếu không 2, không đối ngại trí sanh khởi thì như thật khai mở. Lại hay ở nơi trí ấy được cái thấy chân thật. Chẳng phải tất cả pháp ở nơi Thắng Nghĩa Đế vô hữutự tánh, mà thế tục đế quyết định tương ưng. Nếu khác thuyết nầy thì những cái khác sanh cái trí hẹp hòi yếu kém hơn.
Như nơi kinh Thánh Nhị Đế nói: Trong Thắng Nghĩa Đế thì cứu cánh vô tánh. Trong đạo thế tục tùy theo như thế mà quán. Nếu khác cái nầy thì kẻ ngu kia sanh khác với Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, Phật cùng với các phầnvị. Thì làm sao có thể thành lập được? Nghĩa là thế tục không có nguyên nhân sao? Thế tục vô sanh sao? Nay điềunầy không phải như vậy. Nơi con đường thế tục tùy theo đó mà quan sát vậy. Ở nơi Thắng Nghĩa Đế thật chẳng có chỗ sanh ra. Ở nơi Thắng Nghĩa Đế nếu có chỗ được thì như sừng thỏ vậy. Các pháp thế tục đều như huyễn, như hình ảnh, lại như âm thanh. Do như thếđó mà thế tục duyên sanh cùng với Thắng Nghĩa Đế. Ở trong đó vật tánh chẳng thể hòa hợp. Tánh suy nghĩ quan sát kia chẳng cải chuyển. Ởđây như thế nên biết thế gian tất cả là như huyễn. Các phần não nghiệptức là nhơncủa huyễn. Các chúng sanh sanh ra tức do huyễn chuyển đổi mà thành. Cho nên tương ưng với phước trí và chư hành đều có nhơn là huyễn. Như thế tương ưng trí tức do nơi huyễn mà chuyển đổi vậy.
Như kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa nói: Tu Bồ Đề! Nay có Thanh Văn như hóa, Duyên Giác như hóa, Bồ Tát như hóa, Như Lai như hóa, phiền não như hóa, nghiệp như hóa. Tu Bồ Đề! Tất cả đều do duyên vậy mà tất cả các pháp đều như hóa. Những việc như thế tùy theo sai biệt các việc làm mà sanh ra khác nhau vậy. Tất cả đều là tướng huyễn. Ở trong huyễn ấy như thế mà suốt biết. Tất cả đều chẳng thật mà chấp trước. Nếu có thể hiểu như vậy đượctứctương ưng vậy. Nếu chấp giữ lấy là thật, tức là kẻ ngu sẽ sanh ra khác. Như thế mà nói, thật chẳng sai khác.
Như trong kinh Thánh Pháp Tập có bài tụng rằng:
Như huyễn làm các việc
Từ hóa sanh giải thoát
Đây như trước mà biết
Chẳng hóa, trong có chấp
Nói ba cõi như hóa
Phật Bồ Tát tất biết
Biết rồi liền hơn kia
Làm thế gian lợi ích
Như thế trong các việc làm nên quán thật tánh. Như trước đã nói Sa Ma Tha -Nếu trầmhạ, cao cử tâm khởi lên thì nên quán tất cả pháp đều chẳng có tự tánh. Lúc ấy nên lìa cao hạ tác ý, trí liền được thành tựu. Sa Ma Tha (chỉ) kia tương ưng với Tỳ Bát Xá Na (quán) là con đường mà hành giả thực hành, tứcsẽ được đầy đủ. Cho đến có thể khởi tín giải lực và trụở giải hành địa. Xemcái dục sau đó khởi lên rồi trở lại tư duy. Trong Thắng Nghĩa Đế chẳng có tự tánh. Thế tục đế kia như thế mà ở.
Như kinh Bảo Vân nói: Bồ Tát vì sao được lý vô ngã? Nầy Thiện Nam Tử! Bồ Tát nên hiểu rõ, quán sát sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Lúc quan sát như thế thì sắc không thể sanh được, cũng chẳng chứa nhóm được, diệt cũng chẳng thể được. Như thế thọ, tưởng, hành, thứcnếu sanh, nếutập, nếu diệt cũng chẳng thể được. Ở trong Thắng Nghĩa Đế kia hiểu rõ vô sanh hạnh rồi, khởi lên trí huệ để quan sát, lại chẳng làmmà có chấp trước. Do đây là vì nguvô trí vậy. Ở nơi đây cứ như thế mà vô tự tánh chấp làm có tánh; điên đảo chấp trước. Cho nên sanh tử tới lui chẳng dứt. Hiện đời thọ những khổ nạn chẳng thể dừng nghỉ. Bồ Tát có lòng thương như thế thường hay khởi lên, chẳng hề gián đoạn suy nghĩ những việc làm về trước. Bi mẫnlợi ích nên phát sanh thắng hạnh. Như những việc làm thuộcvề ta tùy tất cả trí rồi. Ở nơi ấy pháp tánh như thật mà rõ biết. Sau đó ở nơi tất cả Phật Bồ Tát sẽ cúng dường xưng tán. Sau khi thành tựurồi, từ không mà nhóm chứa từ bi, phát sanh tất cả mọi thứ ban cho và làm việc phước đức.
Như trong kinh Thánh Pháp Tập nói: Các Bồ Tát là kẻ như thật hiển thị. Nghĩa là ở nơi tất cả chúng sanh chuyển thành đại bi. Ngã nầy ở niềm vui nơi Tam Ma Địa (chánh định). Ở trong những pháp như thật mà hiển thị. Tất cả chúng sanh vì làm mà thành tựu. Do lòng đại bi nầy lúc mới phát sanh, tức đượctăng thượng giới định huệ v.v... Các học đều viên mãn, thành tựu vô thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Ở trong nầy nên biết, huệ và phương tiện là những việc làm của các Bồ Tát tương ưng với thắng đạo. Chẳng lìa xa thế tục đế, hiển thị (rõ bày) thắng nghĩa đế. Nếu chẳng cắt lìa thế tụctức có thể lấy lòng đại bi mà làm kẻ dẫn đường. Vì thuậncủa chúng sanh mà làm những việc lợi ích, xa rời điên đảo. Kia có tên là thiện, hay kiếnlập trí huệ xuất thế gian. Do đây mà hay thuận theo phương tiện. Khi ở nơi các phương tiện ấy thực hành, hiểu rõ tướng huyễn, lại chẳng điên đảo, dùng trí xuất thế, như làm các việc thiệntối thắng phương tiện, có thểở nơi chơn thật nghĩa cú mà phát ý dũng mãnh, xuất sanh thắng huệ. Bồ Tát được huệ phương tiện rồi, lại ở nơi tương ưng hành thắng đạo.
Như trong Vô Tận Ý kinh nói: Thiền Định vô tận mà có thể xuất sanh trí tuệ cùng phương tiện. Nơi đây xuất sanh thì nên biết -tứctương ưng hành vậy. Đó là làm thắng đạo vậy.
Bồ đề tâm luận giải rộng
(Hết quyển 3)


Chú thích: Từ chữ "Vọng phân biệt" đến chữ "giới cụ túc" 317 chữ có sai khác theo văn bây giờ.Căncứ theo bản đời nhà Tống để hiệu đính và phụ lụccủa bản đời nhà Minh.
Giải thích vọng phân biệt -làm sao có thể loại trừ ?
Lại nữa ở trong nầy làm sao có thể lìa chủng tử nghi hoặc? Nghĩa là nơi đó tương ưng với định. Dùng huệ nhãn để quán chiếu chủng tử kia là không, như trước đã nói. Ở nơi sắc ấy mà nếu có tướng chỗ được mà lấy làm được thì cứu cánh vô đắc. Như người lầm rùa và nhái, biết rõ phân biệt. Trong sắc ấy lìa sự nghi ngờ, nghĩa nầy cũng lại như thế. Dùng huệ nhãn để quan sát tất cả đều chẳng thật, đều là tà vọng cố chấp. Như người ở trong phòng tối lại bế chặt cửa thêm. Cuối cùng chỉ toàn là bóng tối, rốt cuộc chẳng thấy gì cả. Lại nữa như cái bình và đất, tạo thành một vật. Cái tàng ẩn trong đó thật chẳng có chỗ thấy. Trong đó có ý rằng như phòng tối và chẳng thấy được. Sắc ấy và hữu tánh nghi hoặc chấp trướclại chẳng thể lìa. Vì chẳng lìa cho nên tuy chẳng thấy cái kia mà lại chẳng xuất. Như thếđó, người và sự chấp trước, tâm rốt ráo làm sao mà có thểđoạn trừ được? Cho nên nơi Tam Ma Địa, sự chấp trước thật nhỏ giống như một con dao trí huệ lợihạicắt trừ cái sắcvề suy nghĩ. Vì nó là chủng tử phân biệt của tà vọng. Như thế chơn thật đoạnrồi, giống như chặt cây thì phải chặt luôn gốcrễ vậy. Đất lại chẳng gốc nên chẳng có thể sanh trưởng được. Hạt giống suy nghĩ tà tức liền xa rời. Tất cả sự mất mát tất nhiên sẽ sanh trở lại. Ở trong đây như thếđoạn chướng và nghi tương ưng với pháp môn Sa Ma Tha (chỉ) và Tỳ Bát Xá Na (quán). Đó là con đường tu hành của hành giả vậy. Đức Phật nói rằng: Cửa tương ưng nầy là không phân biệt, tánh của Chánh tri nhơn. Cho nên kinh dạy rằng:
Trước an trụ nơi giới, sau đó sẽđược định
Được định rồi, huệđược tu
Thanh tịnh đầy đủ thành trí tuệ
Trí tịnh trước do giới đầy đủ.

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 4 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Chuyển họa thành phúc


Cảm tạ xứ Đức


Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa


Kinh Duy-ma-cật (Hán-Việt)

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.15.228.32 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập