Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại;
giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to!
(Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi.
Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Tôi nghe như vầy:
Một thuở nọ đức Thế Tôn ở trong núi Thứu Phong, thuộc thành Vương xá, cùng với một ngàn hai trăm năm mươi vị đại Tỳ-kheo và các trăm ngàn câu-chi na-do-đa Bồ-tát. Lại có trăm ngàn câu-chi na-do-đa Phạm vương, Đế Thích, Hộ đời, các đại chúng cung kính vây quanh.
Bấy giờ, đức Thế Tôn ngồi kiết già trên tòa Kiết-tường-bảo-tạng sư tử. Khi ấy, đại Bồ-tát Quán Tự Tại đứng dậy, trịch bày vai phải, gối phải sát đất chiêm ngưỡng Thế Tôn mắt không rời, chấp tay cung kính vui mừng khôn xiết và lễ lạy sát hai chân Thế Tôn, thưa:
- Bạch Thế Tôn! Cúi xin đức Thế Tôn nói cho con về kinh Tiểu Tự Bát-nhã Ba-la-mật-đa để các chúng sanh được nghe pháp này mà đạt được phước đức lớn, tất cả nghiệp chướng chắc chắn tiêu trừ, đời đương lai sẽ đắc Vô thượng Bồ-đề. Nếu có chúng sanh phát tâm chí thành thọ trì đọc tụng chơn ngôn này thì chắnc chắn thành tựu theo sự mong muốn, không có các tai nạn của các ma.
Bấy giờ, đức Thế Tôn nói với đại Bồ-tát Thánh Quán Tự Tại:
- Lành thay! Ông nói rất hay. Lành thay! Lành thay! Này thiện nam tử! Ông chí tâm như vậy là làm cho các chúng sanh được an lạc sống lâu. Này thiện nam tử! Ông nên lắng nghe cho thật kỹ, chí tâm mà nghe ta nói kinh Tiểu Tự Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu chúng sanh nghe nói pháp này sẽ đạt được phước đức lớn, tất cả nghiệp chướng đều tiêu trừ, chắc chắn mau chứng đắc Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Nếu có chúng sanh phát tâm thọ trì chơn ngôn này thì không còn các ma sự, tất cả đều được thành tựu.
Khi ấy, đại Bồ-tát Quán Tự Tại lại bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Bạch Thiện Thệ! Ngài nói như vậy làm cho các chúng sanh được an lạc.
Bấy giờ trong nhất thời, đức Thế Tôn nhập vào tam-ma-địa tên là Giải thoát nhất thiết chúng sanh. Khi ra khỏi định, tướng lông trắng giữa chặng mày của đức Phật phóng trăm ngàn câu-chi na-do-đa ánh sáng. Ánh sáng lớn này chiếu tất cả cõi chư Phật. Tất cả chúng sanh nhờ ánh sáng rực rỡ ấy chắc chắn mau chứng Vô thượng Bồ-đề. Tất cả chúng sanh ở địa ngục đều đạt được an lạc và các cõi Phật chấn động sáu cách. Phía trên chư Phật lại mưa mùi hương chiên đàn, trầm thủy để cúng dường.
Đức Thế Tôn nói kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa thì tất cả đại Bồ-tát đều phát tâm bình đẳng, phát tâm thương yêu, phát tâm nhớ nghĩ làm lợi ích cho người, phát tâm mau xa lìa tất cả tội chướng, phát tâm các lợi ích, phát tâm Bát-nhã Ba-la-mật-đa.
Lúc đó, Thế Tôn bảo đại Bồ-tát Thánh Quán Tự Tại:
- Các ông hãy lắng nghe thật kỹ. Vì ông, Ta sẽ nói Thánh Phật Mẫu Tiểu Tự Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Chơn ngôn nói:
“Nẳng mạc xá kết dã, mẫu nẳng duệ đát tha, nga đa dã thúc khát, đế tam dược ngật tam một đà dã, đát nhĩ dã tha mẫu ninh mẫu ninh ma hạ mẫu nẳng duệ sa phược hạ”.
Đức Phật nói với đại Bồ-tát Thánh Quán Tự Tại:
- Chơn ngôn của Thánh Phật Mẫu Tiểu Tự Bát-nhã Ba-la-mật-đa này tất cả chư Phật nhờ vào đây mà chứng đắc Vô thượng Bồ-đề. Ta cũng nhờ chơn ngôn của Tiểu Tự Bát-nhã Ba-la-mật-đa này mà chứng thành Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Thuở xưa có đức Phật cũng hiệu là Thích Ca Mâu Ni Như Lai, được nghe đức Phật ấy nói pháp này. Đức Phật ấy nói cho tất cả chư Phật ở ba đời như vậy. Nhờ pháp này mới được thành Phật.
Đức Phật lại dạy đại Bồ-tát Thánh Quán Tự Tại:
- Nay Ta thọ ký cho ông, ở trong nhơn gian đời vị lai ông được thành Phật đạo, hiệu là Phổ Phóng Quang Minh Kiết Tường Bảo Phong Vương Như lai Ứng chánh đẳng giác. Ông được nghe pháp vi diệu như vậy nên thọ trì đọc tụng, tự mình ghi chép, hoặc bảo người khác ghi chép, tư duy hiểu cho rõ. Lại vì tất cả chúng sanh mà giảng nói ý nghĩa để họ ghi chép kinh ấy. Với ai, ngay nhà ở của chính mình thọ trì, đọc tụng thì đời vị lai mau chứng thành Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Lúc đó, tất cả đức Như Lai đều làm chứng cho các ông. Hôm nay, vì ông Ta lại nói Đà-la-ni của Bát-nhã Ba-la-mật-đa:
“Đát nhĩ dã tha, an thứ dã thứ dã bát nộp ma tích ngộ phược minh tát ra tát rị lí nê vĩ lý vĩ ra vĩ lý, xã lý xã lý nhĩ phược đa, cung phan ra kiết một độ đa ra ni bố ra ni, bố ra dã, bà nga phược, đế thúc phược, thương ma ma bố ra dã, tát lật phược tát đát phược, tát lật phược, phược lật ma, phược ra nổ kết vĩ hợi đà dã, vĩ hợi đà dã một đà địa cầm sá, ninh nẳng sa phược hạ”.
Đức Phật dạy đại Bồ-tát Thánh Quán Tự tại:
- Đà-la-ni của Bát-nhã Ba-la-mật-đa diệu pháp thù thắng này là mẹ sanh ra tất cả chư Phật, Bồ-tát. Nếu có chúng sanh vừa nghe pháp này thì tất cả tội chướng đã phạm đều tiêu trừ. Với pháp này, tất cả chư Phật, chúng Bồ-tát trải qua trăm câu-chi kiếp nói công đức của người ấy không thể nào hết. Nếu ai thọ trì, đọc tụng Đà-la-ni này thì đồng thể nhập trong tất cả mạn-noa-la, được nhận quán đảnh. Nếu ai thọ trì tất cả chơn ngôn đều được thành tựu.
Khi ấy, đại Bồ-tát Thánh Quán Tự Tại thưa Phật:
- Bạch Thế Tôn! Vì sao nói lại Đà-la-ni của Bát-nhã Ba-la-mật-đa này?
Thế Tôn nói:
- Vì thương yêu tất cả chúng sanh biếng nhác mà dùng ít phương tiện hoàn hảo nói Đà-la-ni Bát-nhã Ba-la-mật-đa này để họ thọ trì đọc tụng. Nếu ai tự mình ghi chép, hoặc bảo người khác ghi chép thì mau chóng chứng đắc Vô thượng Bồ-đề. Đúng vậy! Đúng vậy! Thế Tôn đã nói đầy đủ về Đà-la-ni của Bát-nhã Ba-la-mật-đa ấy.
Lúc đó, đại Bồ-tát Thánh Quán Tự Tại thưa Phật:
- Bạch Thế Tôn! Pháp này thật chưa từng có! Bạch Thế Tôn! Pháp này thật chưa từng có! Bạch Thiện Thệ Thế Tôn đại từ, vì muốn cứu độ cho tất cả chúng sanh biếng nhác mà dùng ít phương tiện hoàn hảo để họ được lợi ích an lạc mà giảng nói pháp vi diệu như vậy.
Sau khi đức Phật nói kinh này, các đại Thanh văn, các đại Bồ-tát... tất cả thế gian: trời, người, A-tu-la, nhân đạt phược... nghe Phật nói như vậy rất vui mừng, tin thọ phụng hành rồi làm lễ lui ra.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.146.221.231 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.