Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác.
Kinh Đại Bát Niết-bàn
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Đúng thật như thế, chính tôi được nghe: Một thời, đức Thế Tôn ở trên đỉnh núi Linh Thứu. Bấy giờ, có một nghìn hai trăm năm mươi vị tì-kheo lớn, trăm nghìn ức na-dữu-da bồ-tát, trăm nghìn ức na-dữu-đa[1] Phạm Vương, Đế Thích, trời Hộ Thế và các chúng trời, rồng v.v… cung kính vây quanh đức Phật.
Đức Thế Tôn đang ngồi kết già[2] trên tòa sư tử Kiết tường bảo tạng. Lúc ấy, bồ-tát lớn Thánh Quán Tự Tại rời chỗ ngồi, để y lộ vai phải, gối phải chạm đất, ngắm nhìn Thế Tôn, không hề chớp mắt, chắp tay cung kính, vui mừng phấn khởi, đầu mặt lễ dưới chân Phật và thưa:
- Thưa Thế Tôn! Xin Ngài nói kinh Tiểu tự Bát-nhã Ba-la-mật-đa cho con nghe. Đồng thời, khiến cho chúng sinh nghe pháp ấy được phúc đức lớn; tất cả nghiệp chướng chắc chắn tiêu trừ và tương lai sẽ mau thành tựu Vô thượng bồ-đề. Nếu có chúng sinh nào phát tâm chí thành, thụ trì, đọc tụng tụng chân ngôn này, cầu nguyện điều gì nhất định thành tựu việc ấy và không gặp các nạn ma.
Bấy giờ, đức Thế Tôn nói với bồ-tát lớn Thánh Quán Tự Tại:
- Quí thay! Ông nói hay lắm! Quí thay! Quí thay! Này thiện nam tử! Ông vì các chúng sinh mà hết lòng như thế, ắt sẽ khiến họ được an vui, sống lâu.
Này Thiện nam tử! Ông hãy chí thành lắng nghe Ta nói kinh Tiểu tự Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu các chúng sinh nghe pháp ấy, nhất định sẽ được phúc đức lớn, tất cả nghiệp chướng đều tiêu trừ, mau chứng Vô thượng chính đẳng bồ-đề. Nếu có chúng sinh nào phát tâm thụ trì chân ngôn này thì không có các việc ma và tất cả đều được thành tựu.
Bồ-tát lớn Thánh Quán Tự Tại bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Hôm nay đức Thiện Thệ nói kinh là vì muốn làm cho chúng sinh được an lạc.
Khi ấy, đức Thế Tôn lập tức vào tam-ma-địa[3] Giải thoát nhất thiết chúng sinh, lại ra khỏi tam-ma-địa rồi từ sợi lông trắng giữa hai chặng mày phóng ra trăm nghìn ức na-dữu-đa luồng ánh sáng. Ánh sáng lớn ấy chiếu đến khắp tất cả cõi nước của các Đức Phật, vô lượng chúng sinh nhờ ánh sáng chiếu soi nên đều mau chứng được A-nậu-đa-la tam-miệu-tam bồ-đề; tất chúng sinh trong các địa ngục đều được an vui; các cõi nước của các Đức Phật đều có sáu thứ chấn động; lại có hương chiên-đàn thượng diệu, hương trầm thủy, hương bột rải lên Đức Phật để cúng dường.
Khi đức Thế Tôn nói kinh Bát-nhã Ba-la-mậ-đa này, tất cả bồ-tát lớn đều phát khởi tâm bình đẳng, phát khởi tâm thương xót, nhớ nghĩ làm lợi ích cho người khác, phát khởi tâm xa lìa tất cả tội chướng, phát khởi tâm làm các điều lợi ích, phát khởi tâm Bát-nhã Ba-la-mật-đa.
Bấy giờ, đức Thế Tôn nói với bồ-tát lớn Thánh Quán Tự Tại:
- Các ông hãy lắng nghe, nay Ta sẽ nói cho các ông nghe chân ngôn Thánh Phật mẫu tiểu tự Bát-nhã Ba-la-mật-đa:
- Nẵng mồ xá kiết dã, mẫu nẵng duệ, đát tha nga đa dã, lật hát đế, tam ma dược ngật tam một đà dã, đát nễ dã tha, mẫu ninh mẫu ninh, ma ha mẫu nẵng duệ, sa phạ hạ.
Đức Phật nói với bồ-tát lớn Thánh Quán Tự Tại:
- Tất cả các đức Phật đều nhờ chân ngôn Thánh Phật mẫu Tiểu Tự Bát-nhã Ba-la-mật-đa này mà đạt được A-nậu-đa-la tam-miệu-tam bồ-đề. Ta cũng nhờ chân ngôn Thánh Phật mẫu tiểu tự Bát-nhã Ba-la-mật-đa này mà thành tựu Vô thượng chính đẳng bồ-đề. Thuở xưa, có Đức Phật hiệu Thích-ca Mâu-ni Như Lai, Ta nhờ Đức Phật ấy mà nghe được pháp này. Đức Phật ấy nói: “Tất cả các Đức Phật trong ba đời đều nhờ pháp ấy mà thành Phật”.
Đức Phật nói với bồ-tát lớn Thánh Quán Tự Tại:
- Nay Ta sẽ thụ kí cho ông! Mai sau ông sẽ sinh vào cõi người thành Phật đạo, hiệu là Phổ Phóng Quang Minh Kiết Tường Bảo Phong Vương Như Lai, Ứng Chính Đẳng Giác. Ông nghe diệu pháp như thế phải nên thụ trì, đọc tụng, hoặc biên chép, hoặc bảo người biên chép, suy nghĩ hiểu rõ, giảng nói nghĩa ấy cho mọi người và tất cả chúng sinh nghe và chỉ bảo họ biên chép kinh ấy. Sau đó, ở trong nhà thụ trì đọc tụng, thì đời vị lai sẽ sớm thành Vô thượng chính đẳng bồ-đề. Lúc ấy, tất cả đức Như Lai đồng ấn chứng cho các ông.
Hôm nay Ta sẽ nói lại Bát-nhã Ba-la-mật-đa đà-la-ni cho ông nghe:
- Đát nễ dã tha, án, nhã dã nhã dã, bát nạp ma, tị át phạ minh, tát la tát lí chỉ, vĩ lí vĩ lí, vĩ la vĩ lí, xí lí xí lí, nễ phạ đa nỗ, bá la nan, một độ đa la nĩ, bố la nĩ, bố la dã, ba nga phạ đế, tát lật phạ thương, ma ma, bố la dã, tát lật phạ, tát đát phạ, nan tả, tát lật phạ yết lật ma, phạ la noa nan, vĩ thú đà dã, vĩ thú đà dã, một đà địa sắt xá, ninh nẵng, sa phạ ha.
Đức Phật nói với bồ-tát lớn Thánh Quán Tự Tại:
- Pháp đà-la-ni thắng diệu Bát-nhã Ba-la-mật-đa này là mẹ của tất các Đức Phật và bồ-tát. Nếu chúng sinh nào nghe được pháp này thì tất cả tội chướng đều tiêu diệt. Công đức của pháp ấy, dù các Đức Phật, bồ-tát nói trong trăm ức kiếp cũng không hết. Nếu người nào có thể thụ trì, đọc tụng đà-la-ni này thì được cùng vào mạn-na-la, được quán đỉnh[4]. Nếu có thụ trì tất cả chân ngôn thì đều thành tựu.
Bồ-tát Thánh Quán Tự Tại bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Vì sao Ngài nói lại đà-la-ni Bát-nhã Ba-la-mật-đa này?
Đức Thế Tôn nói:
- Vì Ta thương xót tất cả chúng sinh ít phương tiện khéo léo, lười biếng, nên nói đà-la-ni Bát-nhã Ba-la-mật-đa này để chúng sinh thụ trì, đọc tụng, hoặc tự biên chép, hoặc bảo người biên chép. Tất cả chúng sinh ấy mau chứng Vô thượng bồ-đề. Đúng thế! Đúng thế! Đức Thế Tôn vì vậy mà khéo nói đà-la-ni Bát-nhã Ba-la-mật-đa.
Khi ấy, bồ-tát lớn Thánh Quán Tự Tại lại bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Pháp này thật chưa từng có. Bạch Thế Tôn! Pháp này thật chưa từng có. Thiện Thệ Thế Tôn đại từ vì muốn cứu giúp tất cả chúng sinh ít phương tiện khéo léo, lười biếng và vì muốn cho chúng được lợi ích, an vui, nên nói diệu pháp này.
Khi đức Thế Tôn nói kinh này xong, các thanh văn lớn, các bồ-tát lớn, tất cả thế gian trời, người, a-tô-la, ngạn-đạt-phạ v.v… nghe Đức Phật nói pháp rồi, tất cả đều vui mừng, tin nhận, làm theo và đỉnh lễ Phật rồi ra về. Chú thích:
[1] Na-dữu-đa 那庾多 (S: Nayuta): còn gọi là Na-du-đa, Na-do-đa, Na-thuật, tên số đếm, tương đương với 1 ức. Một ức có ba cấp: 10 vạn, 100 vạn, 1000 vạn. Vì vậy xác định số đến của na-do-tha cũng không giống nhau.
[2] Kiết già (S: Nyaṣīdat-paryaṅkam ābhujya): Kiết già phu tọa: tư thế ngồi xếp bằng, hai chân tréo, hai bàn chân ngửa ra đặt trên hai đùi. Đây là cách ngồi an ổn nhất. Có hai loại: Hàng ma tọa và Cát tường tọa.
[3] Tam-ma-địa 三摩地 (S: Samādhi): tâm chuyên chú vào cảnh, không hôn trầm, điệu cử, một trong bảy mươi lăm pháp của Câu-xá, một trong 100 pháp của Duy thức.
[4] Quán đỉnh 灌頂 (S: Abhiṣecanī): nghi thức dùng nước rưới lên đầu ở Ấn Độ thời xưa. Khi vua lên ngôi và lập thái tử, quốc sư dùng nước bốn biển rưới lên đỉnh để chúc phúc.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.116.88.132 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.