Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Phước Cái Chánh Hạnh Sở Tập Kinh [福蓋正行所集經] »» Bản Việt dịch quyển số 7 »»

Phước Cái Chánh Hạnh Sở Tập Kinh [福蓋正行所集經] »» Bản Việt dịch quyển số 7

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Phước Cái Chánh Hạnh Sở Tập

Kinh này có 12 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Việt dịch: Thích Như Điển

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Nếu có những chúng sanh dùng các đồ vật đối với các loài hữu tình mà bố thí. Đó là thức ăn uống, áo quần, chỗ ngủ nghỉ, thuốc thang và cho đến tất cả những đồ vật quý báu. Ngay cả những đồ trong kho, tất cả đều có thể đem thí cho. Đây gọi là bố thí rộng lớn. Hoặc có chúng sanh tâm vui ưa bố thí lại không có nhiều đồ vật như trên thì tùy theo chỗ có mà bố thí. Đây gọi là tùy theo từng phần mà bố thí.
Phật dạy: Có 2 loại bố thí. Đó là thân, ngữ, ý nghiệp và thọ, tưởng, uẩn cùng với sự suy nghĩ thay đổi, đồng thời thực hiện. Hiện tiền thực hiện và vui vẻ liên tục. Đây gọi là làm việc bố thí. Nếu trong khoảnh khắc, phát khởi tâm thanh tịnh lấy mình làm chính để thí thì đây cũng gọi tên là bố thí.
Lại có 2 loại khác rõ hơn. Một là bất tịnh; hai là thanh tịnh. Người hay làm việc bố thí nên biết rõ; tức là kiến lập được tất cả các loại trí.
Nếu kẻ bố thí mà chẳng có giới, chẳng thuận theo chánh lý; chẳng đầy đủ chánh kiến. Nghĩa là sự bố thí ấy chẳng có kết quả. Nếu như vậy thì người thí kia chẳng được phước báu; hoặc kẻ thọ nhận không có giới hạnh, không thông hiểu giáo pháp mà dính chặt vào tà kiến. Nên nói rằng sự thí ấy không có kết quả. Đối với người bố thí kia lại chẳng có phước báu. Đây gọi là việc chẳng thanh tịnh.
Nếu kẻ thí mà có trì giới, hiểu rõ giáo pháp và chánh kiến, biết kết quả của việc bố thí. Như vậy người thí ấy có được phước báu. Hoặc người thọ nhận có đầy đủ giới đức, rõ biết pháp và thấy nghe chơn chánh. Nói đây là bố thí có kết quả. Đối với kẻ bố thí kia, liền có phước báu. Sự bố thí như thế nầy gọi là thọ nhận 2 loại thanh tịnh chánh hạnh đầy đủ.
Nếu kẻ bố thí thanh tịnh mà người thọ nhận của bố thí bất tịnh thì điều nầy lại cũng gọi là thành tựu phước báu của sự bố thí. Hoặc giả kẻ bố thí chẳng thanh tịnh, ví dụ như người kia ngu si, cố giữ của cải như đứa nô bộc phụng sự cho chủ; hoặc bị nô dịch quan quân bảo làm, nhập nhằng khổ sở, sau đó mới làm. Hoặc vì có người già bịnh khổ sở trói buộc, sắp đến chỗ chết, sau đó mới làm việc bố thí. Những loại như trên đây không gọi là bố thí. Hoặc xem ca múa đủ loại âm nhạc; hay tự mình được khen rồi sau đó mới làm. Hoặc thấy kẻ khác cùng với của cải kia, tự cho là giàu có mà nói đại lên. Hoặc đối với sắc đẹp kia, tâm sanh yêu thích, muốn chiếm thủ điều ấy nói gấp đôi việc nầy. Như vậy, tất cả đây chẳng gọi là bố thí. Vì sao vậy ? – Vì tài vật kia tâm thường lo lắng cùng với sự tham, sân, si, nghi, hoặc v.v... đầy cả. Chẳng thuận với chánh lý; chẳng giống với điều lành; chỉ theo vòng luân hồi, tạo ra không biết bao nhiêu là sự khó khăn. Làm sao có thể chiêu cảm cho người kia được căn lành xuất thế. Như Lai tướng tốt. Tay chân đẹp đẽ như bức họa. Gọi đây là sự bố thí nhiễm trước không thanh tịnh.
Lại nói có hai loại. Một là bố thí rồi; nhưng lại không thanh tịnh. Hai là thí rồi, hồi hướng về sự thanh tịnh. Lúc bấy giờ ở thành Vương Xá có một Đàn Việt làm phước rồi, ở trong vườn của chúng Tăng tạo ra âm nhạc rồi vui say với đó. Lúc ấy chủ vườn mới đến thưa với vị chủ chùa. Bậc Kỳ Túc Tỳ Kheo mới bảo Đàn Việt rằng: Ngươi vì cớ gì mà đến đây để buông lung như vậy ? Bây giờ vui vẻ nhưng hậu quả sẽ chiêu tập quả khổ. Tỳ Kheo chủ vườn mới thưa với bậc Kỳ Túc rằng: Đàn Việt ở đây lấy lời hay khéo để làm vui, tại sao lại trách ông ta làm cho ông ta sanh ra phiền não ? Lúc ấy Kỳ Lão kia mới nói với chủ vườn rằng: Ngươi là kẻ học chưa thấu, chẳng rõ biết giới luật, chỉ thừa sự và cung phụng người bạch y, kể cả những của cải ấy, ngươi chớ nên xem đây là giàu có, vui mà thọ dụng, mà có thể làm cho người khác tâm sanh cuồng loạn, tác ý một cách phi lý. Vì hoại nhân duyên của pháp; nên bậc Kỳ Túc ấy mới nói bài kệ rằng:
Nếu ở trong vườn Tăng
Du hí thọ dục lạc
Kẻ ngu khờ tối dạ
Phá pháp, đọa đường ác
Nên ở trong việc nầy
Tu bố thí, trì giới
Hai điều nầy là bạn
Hay mở cửa giải thoát
Như nước ao trong sạch
Trong ấy có hoa sen
Hoa kia khi nở ra
Sau đó kết thành hạt.
Vì sao lại nói làm việc bố thí rồi hồi hướng thanh tịnh ? Do người bố thí kia kiên trì tịnh giới, thể tánh vui mừng, trước sau thanh tịnh. Cho đến tất cả vàng bạc của cải quý báu trong xa khố chẳng hạn; ngựa voi xe cộ, tâm chẳng ham chứa giữ. Tất cả đều đem cho. Vì rõ biết phước báu bố thí ấy kéo dài đến đời khác xa lìa luân hồi và không bị lưu chuyển nữa. Vui chứng chơn thường, lìa khỏi những sự sai trái. Đối với những niềm vui ngũ dục của thế gian chẳng sanh nhiễm trước. Tất cả đều xả bỏ. Đối với sự khen chê, tâm nầy chẳng động; khi thấy kẻ đi xin ăn liền nói lời an ủi và hỏi han, sắc diện hòa nhã, lìa xa sự đố kỵ, thấy họ như người trong gia đình; tâm chẳng so đo; tùy theo ý nguyện của họ mà làm cho người đi xin được đầy đủ. Xa lìa bệnh nắm giữ và chẳng sanh nghi hoặc; lìa những sự khoe khoan; tẩy trừ được sự keo kiệt dơ bẩn; hay vui với kẻ khác; gánh vác mọi loài. Giữ gìn oai nghi, đoạn trừ những sự tranh cãi. Hoặc có người đến xin một phần thân thể của mình, lành tu nhẫn nhục; chẳng sanh si não; tâm chẳng tán loạn. Vui với niềm vui bố thí tối thượng. Với phương tiện kia, họ cầu nơi ta, ta nên hoan hỷ mà bố thí cho; làm cho ta được đầy đủ tịnh giới tinh tấn, thiền định thắng huệ, các Ba La Mật, liền chứng vô vi, hiện pháp lạc trú, đắc thành vô thượng chánh đẳng bồ đề. Lại nữa các loài hữu tình, do sự giàu có kia mà sắc lực mạnh khỏe, tham đắm dục lạc. Còn đối với thế gian thì nếu có bạn gần gũi, chẳng vui theo Phật Pháp, can cường khó giáo hóa; cho đến phát khởi nhiều loại bịnh khổ. Bịnh phong, đàm dãi; hoặc 3 loại gộp chung, rồi bị cướp mạng đi. Lại nữa ở trong thế gian kia có quan quân, nông thương, công nghệ và tất cả nhơn dân tâm thường lo lắng, chẳng dễ tự vui. Cho nên chỉ một hướng tìm cầu sự buông lung vui thú. Đọa vào hầm lửa hiểm nạn bởi năm dục, rồi bị rơi vào luân hồi; chẳng rõ biết để ra khỏi. Dùng tâm đại bi khai thị giáo huấn. Đối với sự ngu si tối tăm, vì làm phát sinh trí tuệ; chẳng ai cứu hộ để ra khỏi chỗ khổ não. Người không chỗ nương tựa sẽ được nơi an ổn. Cho đến hiện tại thọ những khổ báo ở địa ngục. Nếu ta có tu bố thí phước nghiệp để thí cho các loài hữu tình thì tất cả đều lìa khổ. Nếu ta bố thí thì sẽ nhận được phước báo kết quả. Chẳng cầu khoái lạc ngũ dục của thế gian, lại chẳng ưa kiểu cách giàu có. Nguyện ra khỏi luân hồi, cứu cánh giải thoát. Đây gọi là bố thí hồi hướng thanh tịnh.
Phật dạy: Như thế đã làm việc bố thí thanh tịnh rồi nhớ lại nhơn duyên ngày trước, ta nay lược nói vậy. Ở một thuở quá khứ xa xôi vô lượng đời trước, tên nước là Thiện Thinh, vua gọi là Thiện Thắng giàu có tự tại, có nhiều quyến thuộc, nhơn dân sung túc, an ổn hoan ca, thương yêu tôn trọng, chẳng có tranh nhau; chẳng nghe lời ác; chẳng hề bệnh tật. Rừng cây sầm uất, trái thật ngọt bùi. Dưới đất chẳng sanh cỏ dại. Mọi vật đầy đủ. Tất cả đều sung túc. Ông vua kia trị thế, tánh thật nhơn hiền, xem khắp lê dân như con của mình. Vui nơi chánh pháp, chưa hề lìa bỏ; quyết định tâm từ, thương xót tất cả. Xa lìa hữu vi, liễu đạt được vô ngã. Đây là bậc Đại Trượng Phu được mọi người xưng tán, ở đời bố thí rộng rãi, tâm chẳng keo kiệt. Tất cả những vật sở hữu đều xả bỏ hết. Cứ mỗi sáng sớm đều đi đến chỗ bố thí. Những người đến xin ăn thì nói cho họ lời lành và an ủi họ. Hoặc có người muốn uống nước thì cho nước ngon ngọt; hoặc người cầu y phục, liền cho đồ tốt. Cho đến vàng bạc lưu ly, xa cừ, mã não, chơn châu, ma ni. Trong kho có bao nhiêu đồ vật, tùy theo chỗ mong cầu mà đem cho hết. Bố thí như thế rồi, nhà vua lại trở về hậu cung triệu tập cung tần, con trai, con gái, kể cả quan trưởng Đại Thần, mỗi mỗi đều thí cho. Hoặc làm cho họ đầy đủ. Tất cả các loại của cải đều cho hết chẳng còn gì, duy chỉ còn mặc một bộ đồ trên mình mà thôi.
Lúc bấy giờ vua Thiện Thắng liền suy nghĩ rằng: Bây giờ trong thành nầy tất cả nhơn dân ta đã chu cấp được đầy đủ giàu có; chỉ còn những loài côn trùng chưa được ân huệ. Suy nghĩ có vật gì để đem cho. Lúc ấy vua liền đến nơi có thật nhiều muỗi, cởi bỏ y phục, để cho chúng chích. Tất cả đều no say rồi, tâm vua cũng chẳng nhọc nhằn. Lúc ấy Đế Thích nhìn xuống nhân gian thấy việc nầy rồi, là điều chưa từng có. Vua Thiện Thắng kia hay phát nguyện điều nầy do tâm từ bi rộng lớn, làm lợi ích an lạc cho tất cả chúng hữu tình, ta sẽ tự đến đó để xem sự thành thật nầy ra sao. Liền lúc ấy Đế Thích hóa thành một con chim kênh kênh vỗ cánh bay đến, móng vuốt sắc bén, bay đến trước vua và muốn móc hai con mắt. Vua đã đủ lòng từ nên chẳng có gì kinh hãi. Trả mắt lại cho vua và ngoái cổ lại con chim kênh kênh nói: Hãy cho thịt thân ngươi cho ta, nhà ngươi chắc cũng vui, rồi sà xuống cướp thân, hốt nhiên biến mất.
Lúc ấy Đế Thích Thiên liền hiện thành thân Bà La Môn đến trước chỗ vua, gần gũi cung kính nói rằng: Thưa Đại Vương! Hãy cho 2 con mắt cho ta! Vua liền bảo rằng: Nầy Đại Bà La Môn! Nếu ngươi cần thật thì hãy tự lấy. Mắt ta đây, ta chẳng tiếc nuối gì. Lúc ấy Đế Thích rõ biết việc bố thí nầy là chơn thật chẳng phải hư ngụy, rời thân Bà La Môn, hiện lại sắc tướng của Đế Thích, tâm sanh hoan hỷ, tán thán lành thay và nói rằng: Đại Vương bây giờ với tâm từ kiên cố, nguyện lực ấy quyết định sẽ làm lợi ích cho các loài hữu tình. Tâm chẳng điên đảo, nơi nơi chốn chốn tất cả chúng sanh khi nghe tên vua đều được vui vẻ. Chẳng bao lâu chứng được Vô Thượng Bồ Đề. Như vậy người bố thí hay thí cho người. Cho đến vật bố thí hoặc rộng, hoặc hẹp, chẳng phải là không thanh tịnh. Người này sẽ được niệm xứ Chánh Cần; thần túc căn lực và những pháp công đức. Đối với con đường giác ngộ chưa hề thối chuyển. Liền vì thanh tịnh tối thượng phước điền. Hay trồng được nhiều căn lành cho tất cả chúng sanh. Đây là bậc Đại Trượng Phu, đã vì cha mẹ, thân bằng quyến thuộc tạo ra chỗ nương tựa. Như nhà cửa tốt đẹp để khi gió chướng, mưa lạnh, hay trùng độc khi trời nóng, được an ổn ở yên. Lại cũng hay vì tất cả những vị Bà La Môn ở trong đại chúng lành nói luận nghị. Tướng mạo đẹp đẽ, thân tâm mạnh khỏe. Dùng huệ quyết định hàng phục những sự thấy nghe khác. Giống như con voi có sức mạnh nơi núi tuyết, đẩy ra với kẻ oán địch thì tâm chẳng sợ hãi. Giống như bậc tôn sư dạy dỗ đồ chúng, chẳng xa lìa sự thị phi. Như mẹ nhớ nghĩ đến con; nên rõ biết người nầy, như hồ nước trong mát, hay cho tất cả những kẻ đang khát. Như hoa đẹp mắt, người ai cũng thích. Tùy theo nơi nở mà đem cúng bái. Như vị Thầy thuốc kia, lành trị các loại bịnh, tùy theo đối phương mà cho sự an lạc. Như người trì chú hay trừ khử rắn độc. Người kia liền lành diệt được tham sân si độc hại. Thấy các chúng sanh tham lam chẳng có phước huệ, lâu đời chìm nổi trong sanh tử bùn nhơ; nay lại tu những pháp lành chơn thật tương ưng, dần dần sẽ dẫn đến công đức bảo sơn. Như rừng Chiên Đàn, gió mang hương thơm đi khắp chốn. Theo đó người nghe biết, chẳng có ai là chẳng có ý không vui. Người nầy tên hay. Lại nữa như đây đối với tất cả nơi; hoặc được khâm phụng như vua ở trong thành, an ổn chẳng sợ. Tất cả nhơn dân nương vào đó để ở. Người nầy thực hành hạnh bố thí mọi người được gần gũi; như trăng mùa thu, ánh sáng trong xanh. Tất cả thế gian đều chiêm ngưỡng. Kẻ vui với hạnh bố thí lại được như vậy.
Như Đức Mâu Ni Tôn các căn tịch tĩnh, nói pháp giải thoát, hoan hỷ bố thí, rộng rãi đầy khắp, liên tục chẳng gián đoạn. Đây được gọi là bố thí chánh niệm giải thoát thanh tịnh. Lại nữa kẻ bố thí kia thấy người khác đến để mong mỏi nơi ta, thì nên khởi tâm nghinh tiếp. Đầu tiên hỏi bày các đồ ăn ra và tùy nơi ấy muốn để thí cho; cho đến chỗ vui vẻ; nhưng tâm thì không tiếc; hoan hỷ thí cho. Bố thí như vậy rồi, người kia hay bỏ được tất cả những chướng lụy; lại hay nhiếp thủ được tất cả những căn lành. Khi xả bỏ thân nầy rồi lại được những sự lợi ích sáng sủa, quyết định vãng sanh về cõi trời Tri Túc. Đó là nơi vui vẻ an ổn thứ nhứt. Lúc đó ở thiên cung kia có cây Kiếp Ba cành lá tỏa mát phóng ra ánh sáng. Hoa quý nở rộ; tất cả đều tròn trịa. Trên hoa đó lại sanh ra rất nhiều Thiên nữ đẹp đẽ. Những người ở cõi thiên ấy tùy ý mà nhặt hoa lấy. Lại có rất nhiều cung điện trang nghiêm rộng rãi, được làm bằng những đồ quý giá, toàn là những loại vàng ròng, cũng có nhiều cái bình quý báu. Bao quanh đấy là những tràng phan đẹp lạ, uyển chuyển tùy theo gió lay động. Lại có vô số trăm ngàn Thiên nữ, hình thể mỹ lệ, đoan chánh khó sánh. Trên đầu có kẹp hoa, tiếp xuống đến áo quần, mang toàn là những đồ đẹp, cột chặt vào thân; tai thì có đính hoa tai bằng các loại anh lạc. Vừa bách bộ vừa ca hát chung với nhau. Thật là dễ thương. Các Thiên nữ như vậy đầy khắp cả. Lúc ấy có vị Thiên Nữ đẹp nhất quen một Thiên Tử mới sanh vào đây; nên đã cùng với những Thiên nữ khác hát nhạc ca vui và đến cửa thành để nghinh tiếp. Lúc ấy trong bọn họ, vị Thiên Tử mới sanh vào đó uy đức đặc biệt, hình sắc kỳ lạ, tóc mây mềm mại xoáy quanh phía bên mặt đẹp đẽ. Tất cả những bụi bặm, hầu như chẳng nhiễm vào. Mắt trong mày rộng, trông như hoa sen xanh. Môi màu đỏ ửng như trái Tần Bà. Răng trắng thật đều, giống như màu tuyết. Trên thân phóng ra ánh sáng rực rỡ, chiếu sáng khắp nơi. Tu trong thời gian ngắn mà thấy được an vui. Lúc ấy bà đệ nhứt Thiên Nữ mới thưa cùng Thiên Tử rằng:
Bây giờ ở trong cõi trời nầy toàn là những niềm vui không bao giờ hết. Duy nguyện nhơn giả lấy ta làm chồng, sống lâu nơi nầy để cùng hưởng chung những sự khoái lạc. Liền đó lấy bình vàng đổ nước vào cùng với mũ đội của Trời, đủ loại anh lạc để mặc vào thân, đem dâng lên đầy đủ. Lại có Thiên nữ tay cầm phất trần dẫn đi phía trước, đến nơi một rừng hoa quý, liền ca hát xướng múa, tấu lên nhiều bản nhạc. Cả hai đều ngắm nhìn, thọ nhận những diệu dục lạc ấy. Lại ở trên cõi trời thấy được nhiều lầu đài tráng lệ, có thể đi đến đó để dự yến tiệc, tùy ý tự tại. Hoặc ở nơi ao quý cùng nhau du hí. Các Thiên nữ tranh nhau hái hoa sen, mỗi người đều đem dâng lên Thiên Tử mới sanh vào đó. Hoặc rải các thứ hoa đầy trên mặt đất, mỗi mỗi đều sanh dục tưởng. Hoặc đến gần nữa lại có một vị Trời đến để chúc mừng hỏi han. Ngày xưa người nầy ở cõi nhơn gian hay tu hạnh Du Già, phá hoại sự tham dục và nhơn duyên bất tịnh. Cho nên bây giờ được sanh vào nơi đây, thọ nhận những điều sung sướng. Các Thiên nữ cung kính vây bủa chung quanh. Lúc ấy vị Thiên Nhơn kia, liền lễ dưới chân và hoan hỷ xưng tán mà nói kệ rằng:
Lành thay nhơn giả sanh cõi nầy
Được thọ tối thượng ngũ dục lạc
Như trăng sáng tròn đẹp khắp nơi
Hay bẻ hoa sen xanh thơm đẹp
Chứa nhóm tu rộng những hạnh lành
Thân phóng ánh sáng thật trong sạch
Thường dùng mắt lành nhìn chúng sanh
Nên được trời người đều tôn trọng
Lại có rừng Chiên Đàn thật thanh tịnh
Cành là sum suê thật dễ thương
Khắp nơi bốn phía đều tốt đẹp
Hoa đẹp rải khắp đầy tràn cả
Có các Thiên Nữ tại nơi ấy
Dung nhan đẹp tuyệt thật đoan chánh
Thân mình mềm mại tỏa mùi hương
Tranh nhau ca vũ không mệt mỏi
Ta nay được hầu bậc Nhơn Giả
Mắt sáng tâm vui chưa từng có
Sanh đây ý vui chẳng tổn hại
Chẳng ít nhơn duyên được sanh đây
Trăm ngàn Thiên nữ thường vây quanh
Do trước làm phước được trang nghiêm
Như vậy bố thí phước khó nói
Hãy nên xa lìa những nghi hoặc.
Lúc bấy giờ vị ThiênTử mới sanh ấy nói bài kệ để đáp lại rằng:
Nếu muốn tăng trưởng nhóm công đức
Nên tu rộng rãi thanh tịnh thí
Quyết định nhận được vui trên hết
Nước lửa, chẳng người nào hại được
Cõi Trời vui vẻ thật khó có
Tùy ý thọ dụng liền hiện tiền
Ở cõi thế gian người thông minh
Nên phát tâm lành để bố thí.
Các loài hữu tình nên lành suy nghĩ. Việc bố thí như thế rồi thọ được phước báu của cõi Trời, sau sanh vào loài người thì được sanh vào tộc lớn tiếng vang đồn khắp, lại có uy đức, sắc tướng trang nghiêm, người thấy đều vui, thân thuộc đầy khắp, của cải giàu có. Giả sử có gặp duyên xấu, cũng chẳng thể bị phá hoại. Như trong kinh Tỳ Xá Khư Vương Mẫu Nhơn Duyên đã nói. Lúc ấy vị Vương nữ kia cùng với quyến thuộc khi rời khỏi cung, đến vườn xem chơi, rồi nghỉ ngơi tại đó. Lúc đó cởi bỏ những đồ trang sức đẹp nơi thân ra rồi để qua một bên; đoạn cùng với nô tỳ đến nơi Phật để nghe Pháp. Khi nghe xong trở lại cung điện thì con nô tỳ quên cầm đồ vật ấy theo. Bà nghe chẳng vui, liền tâu cho vua cha rõ. Bà mẹ nói với vua rằng: Đây việc đã như thế, giả sử có người thấy được lại chẳng thể lấy. Vì ta trong nhiều đời, cho đến thân nầy, ta chưa bao giờ tham lam của ai dầu cho một vật nhỏ đi nữa. Nếu khởi lên tâm niệm nầy thì ta muốn lấy tất cả những đồ vật trên thân của chúng sanh, thì ta chẳng thể gặp được chư Phật, làm cho các loài hữu tình, đặng quả như ý.
Lúc ấy Tôn Giả A Nan thấy vật nầy rồi, liền nhặt đi và ngày hôm sau mang vào cung nộp vào cung vua.
Vua hỏi: Vật quý ấy sao Tôn Giả thấy được ? – Còn nếu người khác được chắc cũng chẳng còn.
Bà mẹ mới nói với vua rằng: Tại con không tin, chứ ta đối với vật nầy thì như có tường bốn bên giữ lại. Nghiệm do phước lực. Ai là người nhận được thì bỏ đi rồi. Ngươi đến kia đi, mỗi mỗi thấy khác. Hoặc nói là bất tịnh; hoặc nói là rắn độc, xả bỏ mà chạy. Vua hay sanh nghi nên chờ cho mẹ ngủ say lấy nhẫn đeo tay đem bỏ vào trong sông. Sau khi mẹ ngủ dậy bảo:
Ai đã lấy nhẫn của ta đem đi đâu ?
Vua đáp: Nếu nhờ phước lực giữ gìn thì tìm dùm kẻ giữ nó.
Bà mẹ bảo: Hãy dừng ngay! Ta sẽ được lại. Sau đó một ngày, trong một chợ cá có bán một con cá, khi mổ bụng ra thì thấy chiếc nhẫn. Mọi người đều hoảng kinh.
Vua liền tán dương rằng: Lành thay! Mẹ ta; giống như lời đã nói; giống như tiếng gầm của Sư Tử. Ngày sau khi Ngài A Nan đến thăm chỗ vua thì vua càng tin tưởng gấp bội. Cho đến việc phước lực đều chơn thật như điều nầy. Nên ta vui với việc tạo phước một cách rốt ráo.
Phước Cái Chánh Hạnh Sở Tập Kinh
Hết quyển 7

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 12 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Phật Giáo Yếu Lược


Phật giáo và Con người


Vào thiền


Yếu lược các giai đoạn trên đường tu giác ngộ

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.119.118.237 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập